• ttl1
  • quetsan
  • thanhanhniem3
  • amthat2
  • daytusi
  • amthat3
  • lopbatchanhdao
  • tinhtoa1
  • vandao2
  • lailamtoduong1
  • ThayTL
  • vandaptusinh
  • khatthuc1
  • phattuvandao1
  • huongdantusinh
  • amthat1
  • tranhducphat
  • thanhanhniem1
  • thanhanhniem2
  • phattuvandao3
  • ttl3
  • chanhungphatgiao
  • tinhtoa2
  • tamthuphattu
  • benthayhocdao
  • toduongtuyetson
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Thầy Thông Lạc
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Am thất
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Tổ đường Tuyết Sơn
In bài này

NHIẾP PHỤC VÀ PHÁ THỌ

Lượt xem: 5266

(Trưởng Lão Thích Thông Lạc, trích ĐVXP.4, TG.2011, tr.150-152)

Nguồn: http://www.nguyenthuychonnhu.net/ebooks/DVXP-T04-BanIn-2011.pdf

Hỏi: Kính thưa Thầy! Phải tu như thế nào để khắc phục và phá thọ?

Ðáp: Muốn nhiếp phục và phá thọ (xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh = thiền thứ tư trong chánh định) thì phải tịnh chỉ hơi thở, trước khi muốn tịnh chỉ hơi thở thì phải tu tập tâm ly dục ly ác pháp, khi tâm đã ly dục ly ác pháp, thì tâm đã thanh tịnh mới dùng pháp hướng xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh, tức là tịnh chỉ thân hành, nhờ đó sẽ nhiếp phục và phá thọ dễ dàng.

Nói như vậy, nghe thì rất dễ, nhưng phải biết, đó là một công trình tu tập vĩ đại, nếu không biết pháp hành thì khó mà nhiếp phục các thọ.

Một người có tâm tha thiết cầu đạo giải thoát mà không đủ niềm tin ở một vị Thầy có kinh nghiệm, thường có tính ngã mạn xem thường Thầy, không chịu nghe lời dạy bảo, tu hành theo ý của mình thì chẳng đời nào vị Thầy ấy sẽ đem hết kinh nghiệm dạy cho người học trò bướng bỉnh.

Một vị Thầy có kinh nghiệm dạy đạo, không bao giờ dạy bừa bãi, chỉ chọn người học trò có đức hạnh, có tình, có nghĩa mới dạy, còn những học trò thiếu đạo đức không tình, không nghĩa thì vị Thầy ấy chỉ dạy những điều tầm thường và không bao giờ đem những bí quyết dạy cho những người đệ tử này. Vì nếu dạy cho những người đệ tử vong ân, bội nghĩa này, khi thành tựu họ sẽ hại lại vị Thầy và còn mang đến cho xã hội loài người một tai nạn rất lớn.

Chính vì tâm tham vọng của họ còn dẫy đầy, nếu họ có thần thông siêu việt thì loài người sẽ điêu đứng, cho nên vị Thầy có kinh nghiệm không bao giờ dạy cho những người đệ tử thiếu đạo đức, thiếu lòng tôn kính Thầy về Tứ Thánh Ðịnh và Tam Minh.

Một vị Thầy có đức hạnh, có những bí quyết siêu việt, thì họ luôn luôn dạy đạo đức cho các đệ tử trước tiên. Nếu người học trò nào có đầy đủ đạo đức thì mới truyền dạy những bí quyết siêu việt, còn bằng không thì chẳng bao giờ hé môi.

Từ khi tu viện Chơn Như tiếp nhận đệ tử, tổng số hơn cả trăm người, nam có, nữ có, thế mà tìm một người có đức hạnh trọn vẹn lại không có, dạy đạo đức thì họ không nghe, không thực hành, cứ mãi mê thiền định, trăm người như một. Ðời đã thiếu đạo đức mà dạy đạo đức thì họ không học, chỉ đi tìm cái siêu việt của thiền định. Nhưng đạo đức không có thì làm sao có được cái siêu việt của thiền định. Tâm những người đệ tử đó còn tham vọng quá lớn làm sao theo đạo Phật tu hành cho được. Người ta đâu hiểu rằng đạo Phật ra đời là đem lại nền đạo đức giải thoát cho con người, chứ không phải đem lại cái siêu việt thiền định cho họ. Vì thế, họ đi tìm cái siêu việt chẳng bao giờ có, khi họ là người không có đạo đức.

Nhưng khi con người có đạo đức thì cái siêu việt thiền định của đạo Phật tự nhiên có, dù họ không muốn, nó vẫn có. Vì thế giáo pháp của Phật lấy đức hạnh làm đầu. “Giới luật”, Giới tức là đức hạnh của đạo Phật, thế mà tu sĩ đạo Phật thời nay xem giới luật quá rẻ, nghĩa là họ coi nền đạo đức chẳng ra gì. Con người thời nay tu hành chỉ đi tìm cái mơ mộng không thiết thực, còn cái tu hành có đạo đức, ích lợi và thiết thực cho đời sống của mình và đời sống của người khác thì họ chẳng thèm tu.

Con người nhờ có tu hành đạo đức nhân quả thì mới có những hành động sống giải thoát, không còn khổ đau nữa, chứ không phải đạt được những thiền định và những thần thông siêu việt hoặc cầu cạnh Thần, Thánh, chư Phật, Chư Bồ Tát gia hộ cho họ hết khổ; đó là một điều mơ mộng không thiết thực, không cụ thể.

Cho nên, hiện giờ người tu hành không giải thoát là vì tu không đúng chánh pháp “Giới, Ðịnh, Tuệ”.

 

Đang có 19 khách và không thành viên đang online

Lượt xem
451
Các bài viết
1441
Số lần xem các bài viết
8881231