• vandao2
  • benthayhocdao
  • thanhanhniem2
  • amthat2
  • tamthuphattu
  • amthat3
  • lopbatchanhdao
  • ttl3
  • quetsan
  • daytusi
  • lailamtoduong1
  • tranhducphat
  • thanhanhniem1
  • khatthuc1
  • amthat1
  • chanhungphatgiao
  • toduongtuyetson
  • ThayTL
  • tinhtoa2
  • thanhanhniem3
  • phattuvandao1
  • ttl1
  • tinhtoa1
  • vandaptusinh
  • phattuvandao3
  • huongdantusinh
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Am thất
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
In bài này

TRỌNG NAM KHINH NỮ

Lượt xem: 6999

(Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC, ĐVXP.7, TG.2011, tr.99-103)

Nguồn: http://www.nguyenthuychonnhu.net/ebooks/DVXP-T07-BanIn-2011.pdf


Hỏi
:Kính thưa Thầy! Có người nói: theo kinh phát triển, người nam có bảy báu kể từ khi mới sanh ra đời, còn người nữ thì không có báu nào, do vậy mà người nam lúc nào cũng hơn hẳn phụ nữ trong bất kể lĩnh vực nào, và trong bất kỳ người nam nào cũng có bảy báu đó. Thưa Thầy chỉ dạy cho con việc trên có đúng không?

Ðáp: Không đúng, kinh sách phát triển là kinh sách tưởng triển khai pháp tưởng trong bối cảnh phong kiến‚ trọng nam khinh nữ, mới cho người nam có bảy báu và người nữ không có báu nào, đây là sự bịa đặt của vua quan phong kiến.

Con người, nam cũng như nữ, từ nhân quả sanh ra thì luật nhân quả công bằng, không thể nam ưu tiên hơn nữ được.

Người ta đã khôn khéo gieo vào đầu óc người nữ một sự thấp kém, từ đó người nữ cũng tự thấy mình thấp kém. Nhưng xét cho cùng, người nữ cũng thông minh đâu kém người nam. Người nữ cũng năng nổ làm việc cũng đâu thua kém người nam chỗ nào.

Về tu tập thì người nữ cũng tu tập chứng quả A La Hán, giải thoát hoàn toàn như người nam, có thua kém chỗ nào đâu?

Ðạo Phật là đạo bình đẳng, dựa trên nền tảng đạo đức công bằng và công lý của đạo đức nhân quả của xã hội loài người thì người nam và người nữ phải được hưởng quyền bình đẳng như nhau.

Từ những chế độ bộ lạc đến những chế độ phong kiến, đế quốc, v.v... đã phân chia người trong xã hội Ấn Độ thời đó thành bốn giai cấp, cho đến việc trọng nam khinh nữ. Đạo Phật ra đời xóa sạch bốn giai cấp trong xã hội đó và nâng cao sự bình đẳng nam, nữ. Vì thế, đức Phật chấp nhận cho giới nữ xuất gia và thành lập Giáo đoàn nữ do bà Di Ái làm trưởng đoàn.

Ðọc trong Trưởng Lão Ni Kệ, chúng ta thấy những bậc Thánh Ni đâu có thua kém gì những bậc Thánh Tăng. Họ đều chứng quả A La Hán rất nhiều.

Cho nên, nam cũng như nữ, không thua kém nhau (nam nữ tu hành đều thành Phật như nhau cả).

Trong khi giới luật của kinh sách phát triển có bịa ra câu chuyện trọng nam khinh nữ rõ ràng như sau: “Khi bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề (Maha Gotami), cùng với 500 người nữ dòng họ Xá Di đến xin Ðức Phật cho xuất gia. Ðức Phật không chấp nhận, phải đợi ông A Nan đến xin mới cho, và còn đặt ra Bát Kỉnh Pháp” (8 điều luật bó buột tất cả chư ni phải tỏ lòng tôn kính chư tăng). Ðó là một điều phỉ báng đạo Phật trọng nam, khinh nữ của kinh sách phát triển lồng vào để biến Phật giáo cũng giống như giáo pháp của Bà La Môn‚ trọng nam khinh nữ; trong lúc hàng đệ tử của Phật xuất gia: Thánh Tăng và Thánh Ni không thua kém nhau; bên nào cũng có nhiều người tu hành xuất sắc và đều chứng quả A La Hán giải thoát như nhau.

Và cũng trong kinh giới phát triển, khi đức Phật cho người nữ xuất gia thì tuyên bố: “Nếu cho người nữ xuất gia thì Ðạo Phật chỉ trụ thế có 500 năm, thay vì 1.000 năm”.

Ðó là những điều do các Tổ bịa đặt nói sai không đúng sự thật, làm cho Phật giáo bị mất niềm tin và sự công bằng, bình đẳng đối với con người trên hành tinh này. Chúng tôi không tin lời này là Phật dạy. Vì chúng tôi biết đạo Phật ra đời là san bằng bốn giai cấp trong nước Ấn Ðộ (thời đó). Giai cấp cùng đinh nhất còn được đức Phật chấp nhận dạy cho tu hành thành chánh quả. Ðó là ông Ca Chiên Diên.

Trong thời đại chúng ta, nếu xét kỹ thì kinh sách phát triển đã làm mất uy tín Phật giáo rất nhiều. Từ những lời dạy mê tín phi đạo đức đến những dự đoán về tương lai đều không đúng sự thật. Từ việc trọng nam khinh nữ rõ ràng, cho nam giới có bảy báu, nữ giới không có, trong khi đức Phật dạy thân người nam cũng như người nữ đều bất tịnh, uế trược, hôi thối. Vậy mà có bảy báu là như thế nào?

Thời đức Phật, nam nữ tu hành chứng đạo không thua kém nhau.

Thời nay, Tăng sĩ tu hành cũng chẳng chứng đắc được những gì, thế mà bảo rằng, có bảy báu. Bảy báu chỗ nào? Toàn là Tăng sĩ phá giới phạm giới, hiện giờ đi tìm một vị Tăng sĩ giới luật nghiêm chỉnh rất khó.

Còn nữ hiện giờ tu hành cũng chẳng chứng đắc, cũng như nam. Nam chạy theo danh lợi thì nữ cũng chạy theo danh lợi; nam cất chùa to tháp lớn, thì nữ cũng cất chùa to tháp lớn; nam được tấn phong Hòa Thượng, thì nữ cũng được tấn phong Sư Trưởng (tương đương với chức Hòa Thượng).

Nam nữ đều y như nhau, tại sao lại bảo nam có bảy báu mà nữ không có? Ðó là một điều nói sai.

Luật nhân quả là phải có luân hồi; có luân hồi thì phải có sanh tử; có sanh tử thì phải có giống đực giống cái; có giống đực giống cái thì mới có sanh tử luân hồi, tức là có nhân quả. Vì thế, đạo Phật ra đời dạy người làm chủ nhân quả; làm chủ nhân quả, tức là bình đẳng, công lý và công bằng. Có công lý, công bằng thì sao lại trọng nam khinh nữ? Nghe tên kinh sách phát triển cũng đã biết rằng không bình đẳng (có đại thì phải có tiểu). Còn chỗ nào là bình đẳng được nữa. Phải không quý vị?

Chúng ta không trách kinh sách phát triển, mà chỉ biết kinh sách phát triển là một sản phẩm của thời đại phong kiến, của giai cấp, của trọng nam khinh nữ, chứ không phải của Phật giáo. Vì Phật giáo là một tôn giáo bình đẳng ra đời, đem lại nền đạo đức nhân bản - nhân quả cho loài người, đem lại sự bình đẳng nhân quyền của mọi con người trên hành tinh này, thì nam nữ phải được xem bình đẳng như nhau. Cho nên, tất cả sự phân chia giai cấp trọng nam khinh nữ đều san bằng.

(Ghi chú: Chữ cở nhỏ và màu đỏ do NTCN thêm.)

Đang có 80 khách và không thành viên đang online

Lượt xem
451
Các bài viết
1441
Số lần xem các bài viết
8882252