• daytusi
  • thanhanhniem1
  • lailamtoduong1
  • chanhungphatgiao
  • amthat3
  • thanhanhniem3
  • ThayTL
  • phattuvandao3
  • vandaptusinh
  • benthayhocdao
  • ttl3
  • quetsan
  • toduongtuyetson
  • huongdantusinh
  • amthat1
  • tinhtoa1
  • vandao2
  • lopbatchanhdao
  • khatthuc1
  • ttl1
  • tamthuphattu
  • tinhtoa2
  • phattuvandao1
  • amthat2
  • tranhducphat
  • thanhanhniem2
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Am thất
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
In bài này

Cách Tu Thất Giác Chi

Lượt xem: 24262

 

(Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích ĐVXP.9, TG.2011, tr.250-267)

 

Nguồn: Sách: Đường Về Xứ Phật - Tập 9

 

Hỏi: Kính bạch Thầy, xin Thầy chỉ dạy cách tu 7 Giác Chi và cho ví dụ để con được rõ hơn.

Đáp: Muốn tu tập Thất Giác Chi thì con phải hiểu nghĩa Thất Giác Chi cho rõ ràng rồi mới tu tập. Trong kinh Tứ Niệm Xứ đức Phật có dạy trên pháp quán pháp: “Lại nữa này các tỳ-kheo, tỳ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với bảy Giác Chi. Này các tỳ-kheo, thế nào là tỳ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bảy Giác Chi? Này các tỳ-kheo, ở đây tỳ-kheo có Niệm Giác Chi, tuệ tri* (*Tuệ tri có nghĩa là “tôi biết rõ”): “Nội tâm tôi có niệm giác chi”; hay nội tâm tôi không có niệm giác chi, tuệ tri: “Nội tâm tôi không có niệm giác chi”. Và với niệm giác chi chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy, và với niệm giác chi đã sanh, nay được tu tập viên thành, vị ấy tuệ tri như vậy”. Đoạn kinh này trong bài kinh Tứ Niệm Xứ trong kinh Trung Bộ, tạng kinh Pali thuộc Nikaya trang 146 (10. KINH NIỆM XỨ, Satipatthàna Sutta, MN-10).

Đoạn kinh này nếu một người không có kinh nghiệm tu hành thì khó giảng giải nổi. Bây giờ chúng ta trở lại bài kinh Thất Giác Chi, từ lâu chưa có ai hỏi Thầy về Thất Giác Chi, đến nay mới có một nhân duyên tốt, con hỏi Thầy cách thức tu tập nó.

Thất Giác Chi có nghĩa là bảy chi phần giác ngộ giải thoát hay là bảy pháp dùng trí tuệ hiểu biết tu tập làm chủ sanh, già, bệnh, chết chấm dứt tái sanh luân hồi. Thất Giác Chi còn gọi là Thất Bồ Đề Phần. Thất Bồ Đề Phần thuộc về Hán tạng Tiểu Thừa kinh A Hàm.

Thất có nghĩa là bảy.

Bồ Đề có nghĩa là giải thoát.

Phần có nghĩa là chi phần, mỗi phần, mỗi pháp môn

Mỗi pháp môn trong một chùm bảy pháp có sự liên hệ mật thiết với nhau trong sự tu tập đi đến giải thoát hoàn toàn, mà mỗi phần tu tập đều có sự giải thoát của mỗi phần, nên gọi là Bồ đề phần hay là Giác chi.

Chi phần đầu tiên của Thất Giác Chi là Niệm Giác Chi. Vậy niệm giác chi có nghĩa là gì?

1- Niệm Giác Chi có nghĩa là niệm giải thoát, niệm giải thoát có nghĩa là Chánh Niệm như Chánh Niệm trong Bát Chánh Đạo, Chánh Niệm trong Bát Chánh Đạo tức là Tứ Niệm Xứ, nên đoạn kinh Thất Giác Chi trên đã có trong bài kinh Tứ Niệm Xứ. Nhưng chúng ta nên biết Chánh Niệm tức là niệm thiện. Muốn tu tập niệm thiện thì bắt đầu tu tập pháp môn Tứ Chánh Cần. Mục đích của Tứ Chánh Cần là chấp nhận niệm thiện, loại trừ niệm ác. Cho nên toàn bộ chúng tỳ-kheo đệ tử của đức Phật đều phải tu Tứ Chánh Cần, rồi sau đó tùy theo căn cơ mỗi người, có người còn tiếp tu Tứ Chánh Cần; có người tu Tứ Niệm Xư; có người tu Tứ Như Ý Túc; có người tu Tứ Vô Lượng Tâm v.v… đều nhắm vào ngăn ác diệt ác pháp để tâm ly dục ly ác pháp:

“Này các tỳ-kheo, trong chúng tỳ-kheo này, có những vị tỳ-kheo là những vị sống chuyên tâm, chú tâm, tu tập Bốn Niệm Xứ. Các bậc tỳ-kheo như vậy, này các tỳ-kheo, có mặt trong chúng tỳ-kheo này. Này các tỳ-kheo, trong chúng tỳ-kheo này, có những vị tỳ-kheo là những vị sống chuyên tâm, chú tâm, tu tập Bốn Chánh Cần. Các bậc tỳ-kheo như vậy, này các tỳ-kheo, có mặt trong chúng tỳ-kheo này. Này các tỳ-kheo, trong chúng tỳ-kheo này, có những vị tỳ-kheo là những vị sống chuyên tâm, chú tâm, tu tập Bốn Như Ý Túc. Các bậc tỳ-kheo như vậy, này các tỳ-kheo, có mặt trong chúng tỳ-kheo này. Này các tỳ-kheo, trong chúng tỳ-kheo này, có những vị tỳ-kheo là những vị sống chuyên tâm, chú tâm, tu tập Năm Căn. Các bậc tỳ-kheo như vậy, này các tỳ-kheo, có mặt trong chúng tỳ-kheo này. Này các tỳ-kheo, trong chúng tỳ-kheo này, có những vị tỳ-kheo là những vị sống chuyên tâm, chú tâm, tu tập Năm Lực. Các bậc tỳ-kheo như vậy, này các tỳ-kheo, có mặt trong chúng tỳ-kheo này. Này các tỳ-kheo, trong chúng tỳ-kheo này, có những vị tỳ-kheo là những vị sống chuyên tâm, chú tâm, tu tập Bảy Giác Chi. Các bậc tỳ-kheo như vậy, này các tỳ-kheo, có mặt trong chúng tỳ-kheo này. Này các tỳ-kheo, trong chúng tỳ-kheo này, có những vị tỳ-kheo là những vị sống chuyên tâm, chú tâm, tu tập Thánh Đạo Tám Ngành…”. (Đoạn kinh trên đây trong kinh Trung Bộ tập 3 trang 253 thuộc tạng Pali Nguyên Thủy. 118. KINH NHẬP TỨC, XUẤT TỨC NIỆM. Kinh Quán Niệm Hơi Thở, Anàpànasati Sutta, MN-118).

Mặc dù trong chúng tỳ-kheo, có người tu pháp này kẻ tu pháp khác nhưng chúng ta nên lưu ý 37 phẩm trợ đạo của đạo Phật không ra ngoài Đạo Đế và mục đích của các pháp môn này không ngoài sự ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp để ly dục ly ác pháp, cho nên pháp môn tuy nhiều tên nhưng tùy theo sở thích của mọi người hợp với pháp môn nào thì tu pháp môn nấy với đặc tướng của mình, chứ không phải mỗi pháp môn có sự riêng biệt nhau, khác nhau, các pháp môn có sự hỗ tương cho nhau, như tu pháp này thì nó làm cho sung mãn pháp khác như kinh dạy:

“Nhập tức xuất tức niệm, được tu tập, làm cho sung mãn, khiến cho Bốn Niệm Xứ được viên mãn, Bốn Niệm Xứ được tu tập, làm cho sung mãn, khiến cho Bảy Giác Chi được viên mãn. Bảy Giác Chi được tu tập, làm cho sung mãn, khiến cho minh giải thoát (vijjavimutti) được viên mãn”. (Trung Bộ tập 3 trang 255. 118. KINH NHẬP TỨC, XUẤT TỨC NIỆM. Kinh Quán Niệm Hơi Thở, Anàpànasati Sutta, MN-118).

Những lời dạy trên đây chúng ta nhận xét: tu tập Niệm Giác Chi tức là tu tập Tứ Chánh Cần, bởi vì, ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp tức là có giải thoát ngay liền, chỉ có người ở trong ác pháp thì mới không có giải thoát, còn sống trong thiện pháp thì muôn người, vạn người đều có sự giải thoát như nhau cả không có người nào là không có giải thoát. Cho nên Niệm Giác Chi là một tên khác của Chánh Niệm, Chánh Niệm tức là Tứ Niệm Xứ mà Tứ Chánh Cần là pháp môn tu tập trên Tứ Niệm Xứ, vì thế nói đến Chánh Niệm, là nói đến Tứ Chánh Cần, Chánh Tinh Tấn, Tấn lực, Tấn căn đều là Niệm Giác Chi cả.

Muốn tu tập Tứ Chánh Cần thì Định Niệm Hơi Thở khéo tác ý. Định Niệm Hơi Thở tức là pháp môn Nhập Tức Xuất Tức Niệm, pháp môn Nhập tức Xuất Tức Niệm là pháp môn ngăn ác diệt ác pháp rất hiệu quả, cho nên người tu tập Nhập Tức Xuất Tức Niệm, làm cho xung mãn khiến cho Bốn Niệm Xứ được viên mãn; khi Bốn Niệm Xứ được viên mãn tức là Bảy Giác Chi sung mãn; Bảy Giác Chi sung mãn khiến cho Minh giải thoát được viên mãn. Do đoạn kinh đức Phật dạy trên, chúng ta suy ra: Tu tập Niệm Giác Chi tức là tu tập Tứ Niệm Xứ, tu tập Tứ Niệm Xứ tức là tu tập Chánh Niệm, tu tập Chánh Niệm tức là trên Bốn Niệm Xứ tu tập Tứ Chánh Cần, trên Bốn Niệm Xứ tu Tập Tứ Chánh Cần tức là tu tập Chánh Tinh Tấn, tu tập Chánh Tinh Tấn tức là tu tập gồm có: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp và Chánh Mạng. Tu tập Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng tức là tu tập Thân Hành Niệm. Tu tập Thân Hành Niệm tức là tu tập Chánh Niệm Tỉnh Giác Định, tu tập Chánh Niệm Tỉnh Giác Định tức là tu tập Định Niệm Hơi Thở và đi kinh hành. Tu tập Định Niệm Hơi Thở và đi kinh hành tức là tu tập Tứ Niệm Xứ. Chúng ta hãy lắng nghe đức Phật dạy:

“Này các tỳ-kheo, trong khi tùy quán thân trên thân, tỳ-kheo an trú, nhiệt tâm tỉnh giác chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời, trong khi ấy, niệm không hôn mê của vị ấy cũng được an trú. Trong khi Niệm không hôn mê của vị ấy cũng được an trú, này các tỳ-kheo, trong khi ấy Niệm Giác Chi được bắt đầu khởi lên với tỳ-kheo”. (Niệm không hôn mê có nghĩa là tâm tỉnh thức hoàn toàn lúc nào cũng tự nhiên biết hơi thở ra, vô mà không cần phải gom tâm ức chế, nói cách khác là tâm không phóng dật của vị ấy được an trú. 118. KINH NHẬP TỨC, XUẤT TỨC NIỆM. Kinh Quán Niệm Hơi Thở, Anàpànasati Sutta, MN-118).

Vậy Niệm Giác Chi là gì?

Như trên chúng tôi đã định nghĩa, Niệm Giác Chi là niệm thiện, niệm thiện tức là niệm không tham, không sân, không si, không mạn, không nghi. Niệm không tham, sân, si, mạn, nghi là niệm tâm thanh thản, an lạc và vô sự. Niệm tâm thanh thản, an lạc và vô sự là Niệm Giác Chi hay là Niệm Bồ Đề.

Ở trong Niệm Giác Chi này chúng ta suy tư, tư duy, thẩm sát các pháp thì chúng ta thấy rõ pháp ác và pháp thiện rất cụ thể rõ ràng không còn bị vô minh che đậy khiến chúng ta không lầm chấp ác pháp là thiện pháp. Khi suy tư, tư duy, thẩm sát các pháp tức đó là Trạch Pháp Giác Chi.

Trạch Pháp Giác Chi là gì?

2- Trạch Pháp Giác Chi có nghĩa là chọn lựa pháp giải thoát, chọn lựa pháp giải thoát tức là chọn lựa pháp thiện. Trong kinh Trung Bộ tập 3 bài kinh Đại Kinh Bốn Mươi trang 260 đức Phật dạy: “Này các tỳ-kheo, trong khi trú chánh niệm như vậy, tỳ-kheo với trí tuệ suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy, trong khi ấy Trạch Pháp Giác Chi bắt đầu khởi lên với vị tỳ-kheo”. (117. ÐẠI KINH BỐN MƯƠI. Mahàcattàrìsaka Sutta, MN-117). Ở đây có nghĩa là chọn lựa pháp thiện là lúc tâm chúng ta đang ở trong trạng thái chánh niệm, chánh niệm tức là tâm không phóng dật, tâm không phóng dật là tâm thanh thản, an lạc và vô sự, từ trạng thái tâm này chúng ta chọn lựa pháp thiện cũng như dùng câu pháp hướng tâm một cách dễ dàng không sợ bị sự lừa đảo của tâm mình. Chọn lựa pháp thiện có hai cách:

a- Chọn lựa pháp thiện loại trừ pháp ác tức là tu tập Định Vô Lậu, mà trong kinh dạy: “Với trí tuệ suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy trong khi ấy Trạch Pháp Giác Chi bắt đầu khởi lên”. Khi Trạch Pháp Giác Chi bắt đầu khởi lên tức là chúng ta biết rất rõ pháp nào thiện và pháp nào ác rất cụ thể, và chúng ta không còn lầm lạc nên diệt trừ các ác pháp và lòng ham muốn của mình rất dễ dàng, tức là đẩy lui các chướng ngại pháp trong tâm.

Người muốn tu Trạch Pháp Giác Chi thì giữ gìn tâm thanh thản, an lạc và vô sự tức là tâm tỉnh giác, ở tâm tỉnh giác đó mà Trạch Pháp Giác chi thì rất hiệu quả, có nghĩa là ngăn ác và diệt ác pháp rất dễ dàng và dùng pháp hướng tâm điều khiển không mấy khó khăn. Cho nên kinh dạy:

“Trong khi ấy Trạch Pháp Giác Chi được tỳ-kheo tu tập đi đến viên mãn”, có nghĩa là chúng ta thường tu tập chọn lựa pháp nào thiện và pháp nào ác để loại trừ và thường hướng tâm đuổi ác pháp đi thì tâm của chúng ta thanh thản, an lạc, và vô sự, nhờ tâm thanh thản an lạc và vô sự chúng ta cảm thấy sự giải thoát an lạc rất rõ ràng và cụ thể, do đó tự động chúng ta thích tu tập Trạch Pháp Giác Chi vì tu tập Trạch Pháp Giác Chi có lợi ích thật sự cho cuộc sống của chúng ta mà trong kinh dạy:

“Này các tỳ-kheo, trong khi tỳ-kheo với trí tuệ suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy, sự tinh tấn không thụ động bắt đầu khởi lên với tỳ-kheo ấy”. (118. KINH NHẬP TỨC, XUẤT TỨC NIỆM. Kinh Quán Niệm Hơi Thở, Anàpànasati Sutta, MN-118). Sự tinh tấn không có thụ động tức là tự động siêng năng có nghĩa là ham thích, thích thú tu tập Trạch Pháp Giác Chi vì cảm thấy có một kết quả giải thoát an lạc rõ ràng trong thân và tâm của mình.

b- Chọn lựa câu pháp thiện dùng làm pháp hướng tâm cho đúng đối tượng pháp môn của mình đang tu. Ví dụ: đang tu định Sơ Thiền mà dùng câu pháp hướng tâm “diệt âm thanh hay tịnh chỉ tầm tứ” là không đúng, mà phải dùng câu pháp hướng tâm “Tâm ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền”. Sự lựa chọn như vậy gọi là Trạch Pháp Giác Chi. Trạch Pháp Giác Chi là sự chọn lựa một câu pháp để tâm mình huân tập sự giải thoát như ý muốn của mình trong ý nghĩa của câu ấy.

Vì cảm thấy sự giải thoát an lạc thật sự nên chúng ta thích thú siêng năng tu tập; sự thích thú siêng năng tu tập đó là Tinh Tấn Giác Chi.

Vậy Tinh Tấn Giác Chi là gì?

3- Tinh Tấn Giác Chi có nghĩa là siêng năng tu tập Niệm Giác Chi và Trạch Pháp Giác Chi, Niệm Giác Chi và Trạch Pháp Giác Chi như trên đã dạy là chọn lựa niệm thiện, niệm thiện tức là niệm bồ đề, niệm bồ đề tức là niệm giải thoát, cho nên siêng năng tu tập niệm giải thoát tức là Tinh Tấn Giác Chi. Người siêng năng tu tập Tinh Tấn Giác Chi tức là người sống trong thiện pháp tức là người ly dục ly ác pháp, người ly dục ly ác pháp do ly dục sanh hỷ lạc, vì thế trong kinh dạy:

“Trong khi ấy tỳ-kheo tu tập Tinh Tấn Giác Chi đi đến viên mãn. Hỷ không liên hệ đến vật chất được khởi lên nơi vị tinh tấn tinh cần. Này các tỳ-kheo, trong khi hỷ không liên hệ đến vật chất khởi lên nơi tỳ-kheo tinh tấn tinh cần, trong khi ấy Hỷ Giác Chi bắt đầu khởi lên nơi tỳ-kheo”. (118. KINH NHẬP TỨC, XUẤT TỨC NIỆM. Kinh Quán Niệm Hơi Thở, Anàpànasati Sutta, MN-118). Bây giờ tâm chúng ta có hỷ, hỷ giải thoát là hỷ không liên hệ với vật chất tức là hỷ do ly dục ly ác pháp như trên chúng tôi đã giảng trạch, như vậy hỷ do ly dục ly ác pháp là Hỷ Giác Chi.

Vậy hỷ Giác Chi là gì?

4- Hỷ Giác Chi có nghĩa là sự vui trong giải thoát, sự vui trong giải thoát là như thế nào? Ví dụ: Có một người chửi mình mà mình không giận người đó, thấy người tức giận quá khổ, mình không ghét họ mà lại tội nghiệp cho họ, thương họ thì lúc bấy giờ nội tâm chúng ta có một niềm vui thanh thản nhẹ nhàng, niềm vui ấy gọi là Hỷ Giác Chi. Muốn tu tập Hỷ Giác Chi thì chúng ta hãy nhập vào trạng thái tâm ly dục ly ác pháp, hay nói cách khác dễ hiểu hơn là nhập vào Bất Động Tâm Định tức là chúng ta tu tập Hỷ Giác Chi. Hỷ Giác Chi thuộc về tâm. Khi tâm mới có Hỷ Giác Chi và được làm cho sung mãn thì Khinh An Giác Chi phát khởi, như trong kinh đã dạy:

“Trong khi Hỷ Giác Chi được tỳ-kheo tu tập đi đến viên mãn. Thân của vị ấy được tâm hoan hỷ trở thành khinh an, tâm cũng được khinh an. Này các tỳ-kheo, trong khi tỳ-kheo với ý hoan hỷ được thân Khinh An, được tâm cũng khinh an, trong khi ấy, Khinh An Giác Chi bắt đầu khởi lên nơi tỳ-kheo”. (118. KINH NHẬP TỨC, XUẤT TỨC NIỆM. Kinh Quán Niệm Hơi Thở, Anàpànasati Sutta, MN-118).

Như vậy Khinh An Giác Chi là gì?

5- Khinh An Giác Chi có nghĩa là một trạng thái an lạc giải thoát của thân, bởi vì Khinh An Giác Chi thuộc về thân. Khi một người nhập Bất Động Tâm do ly dục sanh hỷ và lạc, hỷ và lạc do Bất Động Tâm sanh ra là Hỷ Giác Chi và Khinh An Giác Chi, muốn tu tập Khinh An Giác Chi thì chỉ có nhập vào Bất Động tâm Định, cho nên nói Hỷ Giác Chi và Khinh An Giác Chi tức là nói Định Bất Động Tâm, mà nói ly dục ly ác pháp cũng là nói Hỷ Giác Chi và Khinh An Giác Chi. Nói Hỷ Giác Chi và Khinh An Giác Chi là nói kết quả của Bất Động Tâm, kết quả của Bất Động Tâm là kết quả của Tứ Niệm Xứ, kết quả của Tứ Niệm Xứ là kết quả của Niệm Giác Chi, Trạch Pháp Giác Chi và Tinh Tấn Giác Chi, vì thế trong kinh dạy:

“Và Bốn Niệm Xứ, này các tỳ-kheo, tu tập như thế nào, làm cho sung mãn như thế nào, khiến cho bảy giác chi được viên mãn? Này các tỳ-kheo, trong khi tùy quán thân trên thân, tỳ-kheo an trú, nhiệt tâm tỉnh giác chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời, trong khi ấy, niệm không hôn mê. Trong khi niệm không hôn mê của vị ấy cũng được an trú, này các tỳ-kheo, trong khi ấy Niệm Giác Chi được bắt đầu khởi lên với tỳ-kheo”. (118. KINH NHẬP TỨC, XUẤT TỨC NIỆM. Kinh Quán Niệm Hơi Thở, Anàpànasati Sutta, MN-118). (Niệm không hôn mê có nghĩa là tâm tỉnh thức hoàn toàn lúc nào cũng tự nhiên biết hơi thở ra, vô mà không cần phải gom tâm ức chế, nói cách khác là tâm không phóng dật của vị ấy được an trú).

Niệm không hôn mê tức là sự tỉnh thức một cách tự nhiên, sự tỉnh thức một cách tự nhiên chính là tâm không phóng dật, tâm không phóng dật là Bất Động Tâm Định, Bất Động Tâm Định là tâm ly dục ly ác pháp, do đó lúc nào chúng ta cũng sống trong tâm không phóng dật, tâm không phóng dật là Niệm Giác Chi hiện tiền, Niệm Giác Chi hiện tiền là Trạch Pháp Giác Chi hiện tiền, Trạch Pháp Giác Chi hiện tiền là Tinh Tấn Giác Chi hiện tiền, Tinh Tấn Giác Chi hiện tiền là Hỷ Giác Chi hiện tiền, Hỷ Giác Chi hiển tiền là Khinh An Giác Chi hiện tiền, Khinh An Giác Chi hiện tiền là Định Giác Chi hiện tiền, nên kinh dạy:

“Trong khi ấy Khinh An Giác Chi được tỳ-kheo tu tập. Trong khi ấy, Khinh An Giác Chi được tỳ-kheo làm cho đi đến sung mãn. Một vị có thân khinh an, an lạc, tâm vị ấy được định tỉnh. Này các tỳ-kheo, trong khi tỳ-kheo có thân khinh an, an lạc, tâm vị ấy được định tỉnh, trong khi ấy Định Giác Chi bắt đầu khởi lên nơi tỳ-kheo”. (118. KINH NHẬP TỨC, XUẤT TỨC NIỆM. Kinh Quán Niệm Hơi Thở, Anàpànasati Sutta, MN-118).

Vậy Định Giác Chi là gì?

6- Định Giác Chi gồm có Bốn Thánh Định. Bốn Thánh Định là: Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền. Khi tâm nhập được bốn loại thiền định này là nhờ pháp hướng tâm có hiệu quả tịnh chỉ các hành trong thân, nên thân tâm đều định vào nhau tức là Tâm định trên thân, thân định trên tâm. Tâm định trên thân thân định trên tâm là một nội lực của tâm rất lớn và vi diệu, khiến cho tâm nhu nhuyến, định tỉnh, dễ sử dụng. Lúc bấy giờ hành giả điều khiển tâm mình bằng pháp hướng Xả Giác Chi.

Vậy Xả Giác Chi là gì?

7- Xả Giác Chi có hai cách:

a- Xả Giác Chi thứ nhất, chúng ta không cần nhập định Tứ Thiền mà chỉ với tâm định tỉnh chúng ta nhìn các pháp với ý niệm xả ly, không một pháp nào còn dính mắc trong thân tâm của chúng ta nữa. Toàn cả vật chất thế gian này chúng ta đã buông bỏ xuống sạch, như trong kinh dạy: “Trong khi Định Giác Chi được tỳ-kheo tu tập. Trong khi Định Giác Chi được tỳ-kheo làm cho đi đến sung mãn. Vị ấy với tâm định tỉnh như vậy, khéo nhìn sự vật với ý niệm xả ly, trong khi ấy Xả Giác Chi bắt đầu khởi lên nơi tỳ-kheo”. (118. KINH NHẬP TỨC, XUẤT TỨC NIỆM. Kinh Quán Niệm Hơi Thở, Anàpànasati Sutta, MN-118). Đây là trong giai đoạn chúng ta sống bình thường trong tâm định tỉnh, nhu nhuyến như lúc chuẩn bị nhập Tứ Thiền, nhưng không nhập Tứ Thiền mà ở trạng thái đó, thực hiện Xả Giác Chi.

b- Xả Giác Chi thứ hai tức là hướng tâm đến Tam Minh. Lúc bấy giờ chúng ta chứng và trú Thiền Thứ Tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh có nghĩa là tịnh chỉ hơi thở hoàn toàn. Khi nhập định này tâm chúng ta định tỉnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản vì thế chúng ta hướng tâm đến Tam Minh một cách dễ dàng, không có mệt nhọc không có khó khăn, như trong kinh dạy: “Với tâm thuần tịnh không cấu nhiễm, không phiền não nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, tôi dẫn tâm hướng đến lậu tận trí. Tôi biết như thật: “Đây là khổ”, biết như thật: “Đây là nguyên nhân của khổ”, biết như thật: “Đây là khổ diệt”, biết như thật: “Đây là con đường đưa đến khổ diệt”, biết như thật: “Đây là những lậu hoặc”, biết như thật: “Đây là nguyên nhân của lậu hoặc”, biết như thật: “Đây là các lậu hoặc được diệt trừ”, biết như thật: “Đây là con đường đưa đến các lậu hoặc được diệt trừ”. (112. KINH SÁU THANH TỊNH. Chabbisodhana Sutta, MN-112)

Đoạn kinh trên đây dạy chúng ta xả lậu hoặc bằng Xả Giác Chi một cách cụ thể và rõ ràng, như trong kinh đã dạy: “Trong khi ấy Xả Giác Chi được tỳ-kheo tu tập. Trong khi ấy Xả Giác Chi được tỳ-kheo làm cho đi đến sung mãn”. (118. KINH NHẬP TỨC, XUẤT TỨC NIỆM. Kinh Quán Niệm Hơi Thở, Anàpànasati Sutta, MN-118). Khi Xả Giác Chi được sung mãn thì tâm vị ấy biết mình đã làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt sanh tử luân hồi một cách rõ ràng, như lời đức Phật đã dạy: “Tôi nhờ biết như vậy, thấy như vậy, tâm của tôi thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Đối với tự thân đã giải thoát như vậy, tôi khởi lên sự hiểu biết: “Ta đã giải thoát”, Tôi biết: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm; không còn trở lui trạng thái này nữa”. (112. KINH SÁU THANH TỊNH. Chabbisodhana Sutta, MN-112)

Đến đây sự tu hành Bảy Giác Chi của chúng ta đã hoàn thành xong.

***

Đang có 50 khách và không thành viên đang online

Lượt xem
451
Các bài viết
1441
Số lần xem các bài viết
8881497