• ttl3
  • tinhtoa1
  • ttl1
  • ThayTL
  • vandaptusinh
  • phattuvandao1
  • thanhanhniem1
  • huongdantusinh
  • quetsan
  • lailamtoduong1
  • daytusi
  • vandao2
  • amthat2
  • khatthuc1
  • tranhducphat
  • toduongtuyetson
  • thanhanhniem3
  • phattuvandao3
  • thanhanhniem2
  • tinhtoa2
  • benthayhocdao
  • amthat3
  • tamthuphattu
  • lopbatchanhdao
  • chanhungphatgiao
  • amthat1
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Tranh đức Phật
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Am thất
In bài này

Tâm Thư Thầy Gởi - Tham Vấn

Lượt xem: 6590

Chơn Như ngày 09 tháng 10 năm 2004

Kính gửi: Huệ Ân, Chơn Thành, Thanh Quang, Từ Quang, Tâm Đức, Từ Đức, Tâm Nhẫn, Đức Thông (Hiến), Liễu Huệ, Minh Đức, Liễu Đạo, các cụ và các bác:

Trong những ngày gặp gỡ Phật tử ở Hà Nội Thầy rất bồi hồi và lo lắng thân tứ đại của các bác, các cụ đã báo động thời gian còn lại không bao lâu nữa. Rồi đây kẻ ở người đi và đi mãi mãi, nhưng đi về đâu các bác, các cụ có biết không?

Huệ Ân, Chơn Thành, Thanh Quang, Từ Quang, Tâm Đức, Từ Đức, Tâm Nhẫn, Đức Thông, Liễu Huệ, Minh Đức, Liễu Đạo, các cụ và các bác, các con còn nhớ lời Thầy dạy chăng?

Tâm thanh thản, an lạc và vô sự là nơi các con về khi bỏ thân tứ đại này. Nơi đó mãi mãi không còn tái sinh luân hồi nữa; nơi đó không còn khổ đau các con ạ! Nơi đó là nơi chư Phật ba đời đều an trú. Trước kia trong những ngày ra Bắc Thầy gặp các con trong chiếc thân tứ đại, nhưng hôm nay và ngày mai sẽ gặp các con trong trạng thái thanh thản, an lạc và vô sự, các con có biết không? Nếu các con giữ gìn được trạng thái ấy, bằng không thì Thầy trò khó mà gặp nhau các con ạ!

Muốn giữ được tâm thanh thản, an lạc và vô sự là một việc làm đâu phải dễ, nếu không ngay từ bây giờ, lúc thân tứ đại còn khỏe mạnh, còn sức lực mà không tu tập thì đến khi thân tứ đại già nua, mỏi mòn, yếu đuối thì tu tập và rèn luyện tâm thanh thản an lạc và vô sự làm sao được nữa. Nghiệp lực tác động rất mạnh khi nó đến thăm các con, lúc bây giờ các con không còn sức chịu đựng, tinh thần không sáng suốt, nhiều khi nó làm cho các con hôn mê không còn biết gì cả, sống mà như chết. Giờ phút ấy các con còn gì nữa hỡi các con!? "Nghiệp tương ưng luân hồi" hết một kiếp người rồi mãi mãi….Ôi! Một sự luân hồi đầy khổ đau, nào ai biết phải không các con?

Các con cứ hình dung tưởng tượng từ khi chết đến khi tái sinh nằm trong bụng mẹ là một chuỗi dài khổ đau vô cùng, vô tận của kiếp người. Chết thì trăn trở rã rời cơ thể, đau nhức, mệt nhọc… Sinh thì nằm co trong bụng mẹ ngâm mình trong chất nhơ bẩn, uế trược, chật chội, cựa quậy khó khăn vô cùng. Đó là một cuộc tái sinh luân hồi khổ như vậy, thế mà mọi người nào ai có biết sự khổ đau này các con ạ!

Muốn chấm dứt tái sanh luân hồi thì ]ngay từ bây giờ các con phải siêng năng tận lực tu tập rèn luyện trước "các chướng ngại pháp vui cũng như buồn đều phải buông xuống cả". Buông xuống như thế nào đây? Buông xuống bằng pháp hướng tâm, phải theo pháp hướng tâm như lý tác ý mà buông xuống: "Tâm thanh thản, an lạc và vô sự, các pháp thế gian là pháp sinh diệt, là pháp khổ đau phải chấm dứt ngay liền". Khi tác ý như vậy xong thì con nên tác ý tiếp để dẫn thân, tâm vào chỗ không đau khổ, nếu tâm đang bị chướng ngại thì các con nên tác ý câu này: "An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra", rồi im lặng hít thở vô thở ra năm lần rồi lại tác ý như trước. Nếu thân các con bị bệnh đau thì con nên tác ý câu này: "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra" rồi im lặng hít vô thở ra năm lần rồi lại tác ý như trước. Tâm thanh thản, an lạc và vô sự là pháp duy nhất để đối trị mọi nghiệp chướng đang vây quanh các con. Từ Quang, Từ Đức, Tâm Nhẫn, Đức Thông, các cụ và các bác, các con hãy nhớ khi thân các con còn mạnh khỏe hay lúc đau ốm thì phải siêng năng tu tập đừng bỏ qua một thời gian nào, dù là một phút, một giây, một sát na ngắn ngủi, vì thời gian tuổi đời của các con còn lại rất quý:

"Tấc bóng thời gian một tấc vàng,
Tấc vàng tìm được không gì khó.
Tấc bóng thời gian khó hỏi han."

Hãy giao mọi việc cho các con, các cháu, chúng nó đều trưởng thành, trở nên người gánh vác mọi việc tốt đẹp. Còn phần các con là hãy tự lo cho mình, hãy tự thắp đuốc lên mà đi, hãy cứu mình, vì thời gian còn lại quá ít. Những thời gian còn lại chỉ đủ để các con luyện tập chuẩn bị cho mình có đầy đủ nội lực khi giặc sinh tử đến thăm. Khi luyện tập và giữ gìn tâm thanh thản, an lạc và vô sự thì nó có một nội lực rất mạnh, một sức đề kháng kinh khủng, nó sẽ giúp cho các con đẩy lùi mọi chướng ngại pháp như: bệnh tật, phiền não, tai nạn, lo rầu, thương ghét, giận hờn v.v… nó còn giúp cho các con giữ gìn tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ. Khi nghiệp đến với các con thì chỉ cần tác ý: "Tâm thanh thản, an lạc và vô sự, tất cả các pháp đều vô thường hãy đi đi! không được ở trong thân tâm ta nữa." Tác ý như vậy phải bền chí, phải kiên cường, phải gan da, đầy đủ nghị lực chiến đấụ, đôi khi chỉ cần tác ý ba bốn lần thì chúng sẽ không còn tác động vào thân tâm các con được nữa, nhưng các con phải nhớ kỹ khi muốn đẩy lùi các chướng ngại pháp thì phải giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, vì giới luật là thiện pháp, chúng sẽ chuyển tất cả nghiệp báo khổ đau nhiều đời của các con. Trong khi đó để trợ lực với giới luật thì dùng pháp như lý tác ý, các con sẽ đẩy lùi tất cả chướng ngại pháp và không còn một ác pháp nào tác động vào thân tâm các con được. Trước lúc từ giả cõi đời này chỉ có pháp môn này giúp các con thoát khổ và chấm dứt luân hồi sinh tử mà Đức Phật thương xót chúng sanh để lại cho chúng ta ngày nay: "Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỳ kheo, có như lý tác ý, lậu hoặc chưa sanh thì không sanh, lậu hoặc đã sanh thì đoạn diệt". Một pháp bảo quý báu vô giá không có vàng bạc, châu ngọc, kim cương đem so sánh được, các con nhớ kỹ. Các con hãy nhớ ôm chặt pháp như ôm phao qua biển, để vượt sóng gió ba đào của kiếp làm người, để đến bờ bên kia. Buông pháp là buông phao các con sẽ chìm xuống đáy biển sanh tử luận hồi mãi mãi muôn đời, muôn kiếp. Từ đây Thầy trò không còn gặp nhau mãi mãi các con ạ! Thăm và chúc các con mạnh khỏe tu tập xả tâm tốt, luôn luôn giữ gìn tâm thanh thản, an lạc và vô sự, chúc các con thành công vĩ đại.

Kính thư

Thầy của các con.


PHẦN THAM VẤN

ĐỨC PHẬT KHÔNG LÀM CHỦ NHÂN QUẢ

Thiện Nghĩa Thưa Hỏi: Kính thưa Thầy, trong tập hai Đường Về Xứ Phật, bìa xanh, mục nhân quả trang 160 Thầy viết khi Đức Phật nhập Niết Bàn, Ngài bị đau lưng nên bảo ông Anan trải tọa cụ để nằm nghỉ. Khi nhập diệt Đạo Phật là đạo làm chủ sanh, già, bệnh, chết, cớ sao Đức Phật lại bị đau lưng như vậy? Đức Phật phải nhập định ba lần xuôi ngược rồi mới nhập diệt, như vậy là ý nghĩa gì? Nếu kinh sách Đại Thừa nói Đức Phật đau lưng thì không thể nào được ghi vào sách của Thầy, mong Thầy chỉ cho con hiểu.

Thầy đáp: Trong câu này gồm có ba câu hỏi: Làm chủ bệnh sao Đức Phật lại bệnh đau lưng? Làm chủ chết sao Đức Phật không tự tại nhập diệt mà phải nhập định ba lần? Tạo sao đoạn kinh này lại được ghi vào sách của Thầy? (Như con đã biết trong kinh sách Nguyên Thủy, Đức Phật dạy phương cách làm chủ bệnh là pháp môn Tứ Niệm Xứ. Pháp môn Tứ Niệm Xứ là pháp môn khắc phục những sự đau khổ của thân và tâm (Trên thân quán thân để khắc phục tham ưu…) tức là làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Người cha sinh ra pháp môn ấy là Đức Phật. Thế sao Đức Phật lại còn bị bệnh đau lưng? Một điều vô lý hết sức. Giáo lý Đạo Phật có mâu thuẩn nhau không? có lường gạt người ta không? Mà lại viết những điều này! Ai đã viết điều này trong kinh sách Nguyên Thủy? (Đức Phật đau lưng) Ai đã phỉ báng Đức Phật như thế này? (Tức là nói láo). Nếu không có Thầy thực hiện và không có các đệ tử của Thầy tu tập pháp Tứ Niệm Xứ đẩy lui các bệnh khổ thì ai là người minh oan cho Đức Phật và xác định Tứ Niệm Xứ là pháp môn làm chủ sanh, già, bệnh chết thật sự. Trong khi đó kinh sách Nguyên Thủy ghi chép Đức Phật đau lưng rõ ràng bằng giấy trắng mực đen. Chúng tôi chứng nghiệm được pháp môn Tứ Niệm Xứ đẩy lui các chướng ngại pháp trên thân tâm nên mạnh dạn tuyên bố với các bạn: "Đoạn kinh kết tập này là sai do người sau thêm vào để che đậy pháp môn Đại Thừa tu hành không làm chủ bệnh".

Hơn 25 thế kỷ trôi qua ai cũng nghĩ rằng Đức Phật chưa có làm chủ bệnh khổ. Người tu xong đọc đến đoạn kinh này rất đau lòng và thương cho Phật Giáo. Vì thương mình, thương người, Đức Phật phải bỏ hết sự giàu sang, quyền thế, dục lạc thế gian, phải hy sinh cả thân mạng để mưu cầu hạnh phúc an vui cho mọi người. Ngài là người cha sinh ra Phật Giáo, vậy ai nỡ nhẫn tâm viết những đọan kinh ghép vào trong kinh sách nguyên Thủy để đánh lừa mọi người khác, để phỉ báng Đức Phật thật là đau lòng, những kẻ ấy sẽ bị đọa xứ ác, chịu khổ đau vô lượng. ( Đức Phật nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền và Tứ Thiền nhập xuôi nhập ngược ba lần rồi nhập vào Tứ Thiền xả bỏ báo thân. Đó là "thân hành di chúc" lần cuối cùng để nhắc người đời sau: "Tứ Thánh Định mới là chánh định, mới là thiền của Phật Giáo". Nhập Tứ Thánh Định, xả bỏ báo thân cũng là xác định cho người đời sau biết: Chỉ có bốn thiền này mới làm chủ sanh, già, bệnh, chết, ngoài bốn thiền này không có thiền nào làm chủ trọn vẹn bốn sự đau khổ của kiếp người được. Các bạn nên lưu ý: những thiền của ngoại đạo, làm chủ được cái này thì không làm chủ được cái kia. Đoạn kinh này rút ra từ trong kinh tạng Nguyên Thủy, được ghi vào sách Đường Về Xứ Phật, để xác định cho mọi người thấy cái sai của những người kết tập kinh sách thường thêm vào và bớt ra làm kinh sách nguyên gốc của Phật Giáo mất giá trị như đoạn kinh trên đây. Trong sách Đường Về Xứ Phật người kiểm duyệt biên tập đã cắt bỏ đoạn kết luận của bài Nhân Quả làm mất ý nghĩa. Xin cáo lỗi cùng các bạn.

SÁT SANH MÀ KHÔNG TỘI

Hỏi: Kính thưa Thầy! Thầy dạy đứng trên công lý được phép giết những lòai sâu bọ côn trùng, chuột v.v…nhưng các loài đó sinh ra là bản tính của chúng như vậy. Cứ cho là giết hết chúng thì sẽ sinh ra loài khác tương tự hoặc không sinh ra lòai khác thì mối tương quan tương sinh "có loài này thì sẽ có loài khác là sự hổ tương trong môi trường." Phần này đối với đời sống của con người bình thường là họ sẽ giết, song đối với Đạo Phật có lòng từ bi "Tứ Vô Lượng Tâm". Phật dạy không được sát sanh dù là con vật nhỏ nhất, kể cả trực tiếp và gián tiếp. Con suy nghĩ mục này, nên để ở bộ sách Đạo Đức Làm Người chứ ở bộ sách Đường Về Xứ Phật thì nhiều người sẽ nghĩ là không có lòng từ bi. Vậy cuối mong Thầy dạy cho.

Thầy đáp: Bộ sách Đường Về Xứ Phật là bộ sách phá những kiến chấp sai lầm trong Đạo Phật cũng như ngoài đời. Vì thế đời đạo phải rõ ràng: Đời là đời, đạo là đạo; đời có đạo đức của đời, đạo có đạo đức của đạo. Đời có đạo đức của đời, đạo đức của đời là cách thức và hành động trách nhiệm bổn phận đối nhân xử thế, phải sản xuất ra sự sống, phải bảo vệ sự sống, phải làm hết bổn phận làm người đối với gia đình và xã hội, quê hương xứ sở v.v… Ai cũng biết vị trí làm người là phải sản xuất ra sự sống và bảo vệ nó, chứ không được quyền ăn bám vào người khác. Nếu có kẻ nào khác hay những loài vật nào xâm phạm cướp giựt, phá hoại sự sống thì người đời phải có quyền bảo vệ cầm súng hay bất cứ một vũ khí nào hoặc bình xịt thuốc sâu rầy để diệt trừ những côn trùng phá họai mùa màng và kẻ xâm phạm sự sống. Đừng lấy Thánh hạnh hiếu sinh của người ly gia cắt ái mà áp dụng vào đời thường thì không đúng đạo đức làm người. Câu trả lời trong sách Đường Về Xứ Phật là trả lời cho người đời, chứ không phải trả lời cho người tu sĩ đã ly gia cắt ái. Đạo đức của người đời thì không được vô cớ giết hại người và tất cả chúng sanh dù là loài vật đó nhỏ như vi khuẩn vi trùng. Đạo đức làm người không cho phép chúng ta làm ngơ nhìn giặc cướp nước mà không cầm súng giết giặc bảo vệ quê hương Tổ Quốc, để nước mất nhà tan là người không có đạo đức. Vua Lương Võ Đế vì tin Phật không đúng chánh pháp, mê tín không trí tuệ, giặc đến cướp nước mà cứ tưởng rằng mình có công với Phật Giáo, bỏ tiền ra xây cất 72 cảnh chùa và giúp đỡ biết bao nhiêu Tăng chúng tu học. Do công lao ấy nên an nhiên tự tại ngồi gõ mõ tụng kinh cầu chư Phật đuổi giặc. Giặc không đuổi được, nước mất, nhà tan, chết một cách rất thảm thương. Hầu hết mọi người hiểu nghĩa Tứ Vô Lượng Tâm một cách sai lệch. Từ bi không phải là lòng yêu thương tầm thường, từ xưa đến nay mọi người đều hiểu như vậy. Hiểu đúng nghĩa Từ Bi là phương pháp buông xả để đối trị tâm sân hận, chứ không phải lòng yêu thương bình thường, nhưng chúng ta không có danh từ nào để diễn tả đúng nghĩa từ bi buông xả với một tâm hồn thanh thản. Từ bi cũng là một pháp độc nhất để đi đến cứu cánh hòan tòan, cho nên lấy tâm phàm phu của con người mà hiểu từ bi Tứ Vô Lượng Tâm thì làm sao hiểu được. Tứ Vô Lượng Tâm là pháp không phóng dật, là pháp tâm bất động, còn thương yêu là còn động tâm. Như vậy Từ, Bi, Hỷ, Xả là một trạng thái Niết Bàn, chứ không phải từ bi là yêu thương theo kiểu Đại Thừa. Từ bi của Đại Thừa là một trạng thái tiêu cực, chịu đựng ức chế tâm, chứ không phải từ bi không phóng dật. Người tu sĩ Phật Giáo sống ba y một bát, không nhà, không cửa, không làm một nghề nghiệp nào cả chỉ có đi xin ăn ngày một bữa thì làm gì có diệt sâu rầy, thì làm gì mà không tỉnh thức để đến nổi vô tình sát sanh, hại mạng chúng sanh. Sách Đường Về Xứ Phật là bộ sách trả lời chung cho tất cả những câu hỏi về đời, về đạo, chứ không phải chỉ có riêng trả lời về đạo mà thôi. Từ bi của Đạo Phật là một pháp môn độc nhất tu hành từ tâm phàm phu đến tâm vô lậu, nó luôn luôn được áp dụng cho sự tu tập của tu sĩ, hơn là áp dụng nó cho cư sĩ, vì áp dụng cho người cư sĩ thì nó trở thành lòng yêu thương tầm thường nên rơi vào pháp đối đãi, do đó bị chướng ngại khi nghe nói hay thấy người cư sĩ bảo vệ mùa màng hoặc cầm súng giết giặc thì bảo rằng không lòng "từ bi." Ấy là hiểu và sử dụng lòng từ bi không đúng pháp, đúng chỗ, đúng người. Đọc sách Đường Về Xứ Phật có nhiều chỗ không phải khó hiểu, nhưng vì bị những kiến chấp sai lầm từ lâu của kinh sách Đại Thừa thành ra khó hiểu, nên hiểu không đúng ý nghĩa chánh pháp của Phật, đâm ra nghi ngờ tác giả dạy sai.

ĐỆ TỬ PHẠM THƯỢNG NÓI XẤU THẦY TỔ

Hỏi: Kính thưa Thầy! Với trí tuệ Tam Minh Thầy có thể hiểu mọi việc, mọi sự vật không hạn cuộc. Ở đây có hạng đệ tử tu không được, sau khi ra ngòai nói xấu Thầy như thầy Minh Tông nào đó mà con không biết, chỉ đọc trong sách Những Lời Phật Dạy. Thưa Thầy, nói xấu với người bình thường còn bị tội đọa, huống là với bậc A La Hán thì tội rất nặng và không biết địa ngục nào sẽ đọa vào. Với trí tuệ của Thầy là vô hạn, con nghĩ ngay từ đầu Thầy quan sát và không nên nhận họ để họ đỡ bị tội nặng như thế có được không? Thầy có thể từ bi vị tha song luật nhân quả có tha cho họ đâu. Mong Thầy dạy cho con hiểu.

Thầy đáp: Đề Bà Đạt Đa đến với Đức Phật xin tu hành, Đức Phật chấp nhận. Nhưng sau này Đề Bà Đạt Đa chống lại Đức Phật, tìm cách giết Phật, lăn đá, cho voi say v.v…Như vậy các bạn hiểu như thế nào? Với trí tuệ Tam Minh Đức Phật có biết Đề Bà Đạt Đa chống lại mình không? Biết! sao Đức Phật lại chấp nhận? Đó là duyên nhân quả, nhưng nhân quả chỉ có chuyển hóa chứ không phải tu hành chứng đạo là không còn nhân quả nữa. Vì còn mang thân này là còn có nhân quả. Lăn đá, cho voi say để giết Phật là quả; nhưng không hại được Phật là chuyển nhân quả. Thầy cũng vậy, nhờ có Minh Tông mà mọi người mới biết tu sai tu đúng chánh pháp của Phật, nhưng tất cả đều do phước báo nhân quả của chúng sanh. Vì thế không ai sống trong vũ trụ này mà ra khỏi qui luật của nhân quả, làm ác phải gạt quả dữ. Minh Tông té thang lầu, chết đi sống lại chịu biết bao nhiêu khổ sở. Đấy không phải là địa ngục vô gián sao? Xưa Đề Bà Đạt Đa cũng rơi vào địa ngục ấy. Phước còn quả báo chưa đến, phước hết quả báo sẽ không tha thứ một ai, nhân nào quả ấy, không trốn chạy đâu khỏi.

CHÙA TO PHẬT LỚN

Hỏi: Kính thưa Thầy! Trong nhiều sách Thầy nói về chùa to Phật lớn và có ví dụ như nước Cam Bo Chia có chùa Đế Thiên, Đế Thích và tháp Anko. Về phần này có hai cách hiểu khác nhau: Thưa Thầy, Thầy dạy những bậc tu Phạm hạnh của Đạo Phật là ba y một bát nay đây mai đó. Chùa càng to Phật càng lớn thì càng bận tâm. Có đúng như vậy không thưa Thầy? Hiện nay về phương diện lịch sử, kinh tế, du lịch, mỹ quan thì người ta cho đó là những kỳ quan cả thế giới công nhận, tuy nhiên khi làm ra nó thì vất vả tốn kém, song hiện nay người ta thu lợi rất lớn về du lịch và người họ tự hào vì đã được Unesco công nhận lịch sử văn hóa hàng đầu của thế giới trong tám kỳ quan. Như vậy, Thầy có thể dạy trong sách việc xây chùa tượng bằng hai cách: Một là đối với tu sĩ chuyên tu thì nên sống đơn giản. Hai là đối với tu sĩ đã tu xong thì có thể đến nơi đó để thuyết pháp, vì những người này chùa nào họ cũng không động tâm. Nhờ nơi đó người dân dễ tập trung nghe pháp, nó sẽ làm tăng giá trị lịch sử của Phật Giáo. Các thế hệ sau này cũng tự hào về tôn giáo của họ. Vậy Thầy có thể giảng cho con tường tận vấn đề này được không?

Thầy đáp: Ai đọc kinh sách Phật Giáo Nguyên Thủy đều phải công nhận giáo lý của Đạo Phật là chân lý của loài người. Nói chân lý loài người là nói đến một sự thật không hề có một chút xíu không đúng. Chính vì vậy nó là đạo đức nhân bản – nhân quả, nên Đức Phật đã xác định:

"Thiên thượng thiên hạ
Duy ngã độc tôn..."

Đạo Phật chủ trương nhân bản, lấy con người làm trụ cốt, biến cõi sống thế gian thành cảnh Cực Lạc, Thiên Đàng, chứ không có hình thức mơ mộng, ảo tưởng Thiên Đàng, Cực lạc hoặc Thần Thánh, Tiên Phật, Ngọc Hoàng, Thượng Đế, Chúa Trời v.v… Do chủ trương nhân bản – nhân quả nên Phật Giáo lấy đức hạnh (Giới luật) làm chỗ nương tựa, làm thầy hướng dẫn, làm cuộc sống cho mình. Vì thế xây chùa to Phật lớn là sai. Gương hạnh Đức Phật ngày xưa còn đó. Thành đạo dưới cội cây Bồ đề. Chết dưới cội Sa La song thọ. Thế mà ngày nay chùa to Phật lớn khắp nơi, lại còn có những ngôi chùa, tháp được mọi người công nhận là kỳ quan đệ nhất thế giới thì thử hỏi những việc làm này đi ngược lại tinh thần "xả phú cầu bần" của Phật Giáo thì còn gì là Phật Giáo nữa. Phải không các bạn? Vì lấy con người làm gốc nên Phật Giáo phải xây dựng con người. Xây dựng con người để trở thành những kỳ quan thế giới bằng chất liệu đức hạnh không làm khổ mình khổ người và khổ tất cả chúng sanh. Theo chúng tôi thiết nghĩ đó là một kỳ quan thế giới tuyệt vời. Xứng đáng để con người tự hào hảnh diện về con người thì mới đúng nghĩa. Còn xây chùa to Phật lớn lấy chất liệu đất đá mô phỏng theo hình thức vạn vật vũ trụ thiên nhiên tạo ra rồi tự hào bảo nhau đó là kỳ quan thế giới. Thực tế trên hành tinh này vũ trụ đã xây dựng biết bao nhiêu kỳ quan đẹp đẻ gắp trăm ngàn lần những kỳ quan của loài người: như Vinh Hạ Long, Phong Nha v.v… Trước những cảnh này con người có làm được như vậy không? Những kỳ quan thế giới hiện giờ chỉ là những sự mô phỏng bắt chước thiên nhiên vũ trụ, vẻ hùng vĩ đẹp đẻ của nó còn thua xa vũ trụ gắp trăm ngàn lần như trên đã nói thì có gì mà chúng ta tự hào? Những cảnh vật chất này đều vô thường, không bền chắc, không giữ gìn được lâu dài, chỉ một trận động đất những kỳ quan này còn bảo tồn được nữa không? Một kỳ quan của loài người, lấy chất liệu đạo đức xây dựng thì động đất không làm hư hoại, lũ lụt không trôi, bão tố không làm sụp đổ, hỏa hoạn không thiêu đốt được, đi khắp bốn phương ngược gió không trở ngại. Phật Giáo chủ trương như vậy, vì lấy con người làm gốc, nên người nào đi ngược lại xây dựng chùa to Phật lớn là không phải Phật Giáo là Thần đạo, là đạo mê tín, là đạo lường gạt con người. Tôn giáo có thế giới siêu hình là tôn giáo phi khoa học, phi nhân bản, vô đạo đức nhân bản - nhân quả v.v.. Phần đông những tôn giáo này đều có chùa to Phật lớn. Đệ tử của Đức Phật ngày xưa được sự chỉ đạo của Ngài nên không cất chùa to Phật lớn, chỉ am tranh vách lá cúng dường Phật và chư Tăng để tránh mưa ẩn nắng tu hành, chứ không có thờ phượng như chúng ta ngày nay. Những nơi ở ấy được gọi là "TỊNH XÁ". Tịnh xá có nghĩa là ngôi nhà ở thanh tịnh. Trong kinh sách Nguyên Thủy thường nhắc những tịnh xá như: Tịnh xá Kỳ Hoàn, tịnh xá Trúc Lâm v.v… Hòa Thượng Huệ Quang, Hòa Thượng Khánh Anh tổ chức những chuyến hành hương về thăm xứ Phật. Trước mắt các Ngài tịnh xá Kỳ Hòan và tịnh xá Trúc Lâm chỉ còn là một khu rừng hoang vu không tìm ra một cục đá, một viên gạch, chứng tỏ ngày xưa Đức Phật và chúng Thánh Tăng sống dưới bóng cây, dưới túp lều tranh lá hay trong hang hóc…..Những nơi Thánh địa ấy chứng tỏ Phạm hạnh của tu sĩ thời bây giờ rất cao. Tất cả các tôn giáo trên hành tinh đều nhắm vào sự xây dựng cơ sở đồ sộ vĩ đại để lại như: Tòa Thánh La Mã (Thiên Chúa), Đế Thiên, Đế Thích, đền Ankor (Phật Giáo Nam Tông), tòa Thánh Tây Ninh (Cao Đài Giáo) v.v… Còn cơ sở Phật Giáo Nguyên Thủy chỉ còn là một khu rừng hoang vu. Chính khu rừng hoang vu ấy mới nói lên ý nghĩa đạo đức nhân bản - nhân quả không làm khổ mình khổ người, khổ tất cả chúng sanh. Đó là tòa Thánh của Phật Giáo, là một kỳ quan thế giới đẹp nhất của mọi người. Mục của Phật Giáo là giải thoát mọi sự đau khổ, vì thế phải dứt bỏ sanh y tức là xả bỏ sạch, chỉ còn ba y một bát, sống không nhà cửa, không gia đình. Sống không nhà cửa, không gia đình là một giới hạnh của người tu sĩ, thế mà có chùa to Phật lớn thì giới hạnh của tu sĩ còn gì? Như vậy tu sĩ nào sống trong chùa to Phật lớn là tu sĩ Phạm giới. Tu sĩ phạm giới là Ma Ba Tuần trong Phật Giáo, là trùng trong lông sư tử đang diệt Phật Giáo. Xin các bạn lưu ý. Còn bảo rằng tu sĩ đã tu xong, ở trong chùa to Phật lớn, đâu sợ gì dính mắc, vả lại dùng cơ sở đó làm nơi giảng đạo mọi người tập trung về nghe pháp rất tiện lợi. Thuyết giáo đâu bằng thân giáo, người sống phạm giới, phá giới thuyết giảng cho mọi người nghe cũng giống như đào kép hát múa, diễn tuồng trên sân khấu. Chùa to Phật lớn là sân khấu cho những giảng sư tu hành chưa tới đâu, còn người tu chứng đạo, vì ích lợi mọi người, nên giữ đúng Phạm hạnh "xả phú cầu bần", lấy thân giáo dạy người, làm gương sáng đạo đức cho mọi người soi nên từ giả những nơi cung vàng điện ngọc, chùa to Phật lớn.

NHỤC THÂN

Hỏi: Kính thưa Thầy! Trong sách Đường Về Xứ Phật Thầy có đề cập đến những vị tu thiền để lại nhục thân. Theo Phật Giáo người tu sĩ để lại nhục thân là không đúng với chủ trương của Đạo Phật. Người tu thiền để lại nhục thân không từ trường, chỉ khi nào nhập định mới có từ trường. Vậy con có những giả thuyết như sau: Thứ nhất: ướp xác bằng các hình thức, nhưng khi chết có thể rất đau đớn, không thể ngồi trong tư thế kiết già. Thứ hai: dùng thuốc tự tử trong tư thế ngồi kiết già thì phải lấy dây bó thật chặc, nếu không trước khi chết, dãy dụa cơ thể ngả nghiêng không thể ngồi ngay thẳng. Thứ ba: Phải có một pháp môn nào đó, họ tự tại ra đi trong tư thế kiết già. Như vậy họ cũng làm chủ được sự chết. Con vô minh cúi mong Thầy chỉ dạy.

Thầy đáp: Đức Phật nhìn thân người là một chất bất tịnh hôi thối do các duyên hợp lại, thường thay đổi tạo nhiều khổ đau, nên thân người không có gì quý báu. Người tu hành không hiểu mục đích của Đạo Phật, nên thường nghĩ ra những điều kỳ lạ để bảo chứng sự tu hành của mình chứng đạo. Thưa các bạn! Mục đích của Đạo Phật là chỗ bất động tâm trước pháp ác và các cảm thọ, chứ không phải để lại nhục thân, xá lợi v.v.. hoặc ngồi thiền năm bảy ngày, tịnh chỉ hơi thở hoặc thị hiện thần thông biến hóa tàng hình v.v… Trong kinh sách Phật không có dạy cách thức tu tập để lại nhục thân và xá lợi, chỉ có các vị Tổ bày đặt ra để lừa đảo người khác khiến cho tín đồ mê tín hiếu kỳ cúng dường nhiều tiền bạc để thụ hưởng ngồi trong mát ăn bát vàng và xây cất chùa to Phật lớn làm nơi du lịch tham quan để thu lợi nhiều hơn nữa. Nghệ thuật ướp xác để lại nhục thân bằng mọi hình thức khác nhau hoặc xá lợi, đó không phải mục đích của Đạo Phật như trên đã nói. Để lại nhục thân và xá lợi là hình thức của ngoại đạo, là trò lừa đảo bằng con đường thiền ức chế tâm như: thiền Yoga, thiền ông Tư, ông Tám, Thiền Tông Trung Hoa, Mật Tông Tây Tạng v.v… Thường thấy cái lạ và cái kỳ đặc là cho người đó tu chứng đạo là sai, người làm trò ảo thuật có tu chứng đạo không? Người chui qua vạn lý trường thành, người chôn trong đất, dìm trong nước không chết, người đi trên lửa không cháy, những người ấy có chứng đạo không? Chứng đạo sao còn háo danh biểu diển những trò ảo thuật như vậy? Chứng đạo là làm chủ sanh, già, bệnh, chết, sống đúng giới hạnh chuyển hóa nhân quả ác, biến thế gian thành cõi Cực Lạc Thiên Đàng. Phật Giáo có mục đích tu chứng rõ ràng, cụ thể, không có mơ hồ trừu tượng, không có thần thông ảo thuật, nên không chấp nhận những trò lừa đảo này. Xin các bạn lưu ý đừng để ngoại đạo lường gạt.

VĂN THÙ SƯ LỢI

Hỏi: Kính thưa Thầy!, Trong sách Hành Thập Thiện (trang 57) Thầy có ví dụ về Ngài Văn Thù Sư Lợi tại núi Nga Mi Trung Quốc. Vậy Ngài Văn Thù có hay không? Kinh sách Đại Thừa thường nói về Văn Thù Sư Lợi, nhưng kinh sách nguyên Thủy thì không có. Vậy mong Thầy dạy cho.

Thầy đáp: Ngài Văn Thù Sư Lợi ở núi Nga Mi là người Trung Quốc tu theo Lão Tử (Tiên Đạo) Đọc lại đoạn kinh Hành Thập Thiện thì chúng ta thấy lời nói của Ngài Văn Thù giống như lời nói của các vị Thiền Sư Trung Hoa. Kinh sách Đại Thừa chịu ảnh hưởng Tiên Đạo sinh ra Thiền Tông. Thiền Tông chính là con của Lão Tử Văn Thù Sư Lợi trong kinh Đại Thừa là một vị thần của Bà La Môn, chứ không phải Văn Thù Sư Lợi của Trung Hoa ở núi Nga Mi. Tiểu thuyết gia Trung Quốc tác giả bộ truyện Phong Thần đã biến hai vị Văn Thù Sư Lợi thành một vị bằng cách cho Ngài Văn Thù Sư Lợi trước tu Tiên sau tu theo Phật. Đó là những nhân vật tiểu thuyết, chứ không có thật, chỉ có những người thiếu tri kiến nhận xét mới tin những nhân vật huyền thoại hư cấu của tiểu thuyết. Đây là những nhân vật hư cấu không có lịch sử chân thật. Khi đưa ra nhân vật này trong kinh Hành Thập Thiện, là chúng tôi có mục đích dung hòa Đại Thừa, Thiền Tông và Nguyên Thủy, vì thời điểm đó nói thẳng bất lợi. Kinh sách phát triển Đại Thừa có từ bên Ấn Độ nên ngài Văn Thù Sư Lợi phải là người Ấn Độ, vì vậy có hai vị Văn Thù Sư Lợi một Trung Hoa, một Ấn Độ. Từ xưa đến nay người ta đã lầm tưởng là có một vị mà thôi.

THANH QUANG CÓ LẦM THANH TRÍ KHÔNG?

Hỏi: Kính thưa Thầy, có lần con đến giảng đường nghe Thầy ban pháp cùng với một số người, sau khi ra về thất để tu tập, con thấy chú Thanh Quang hơi ngạc nhiên, hỏi ra mới biết Thầy gọi chú là Thanh Trí hai, ba lần chú nghĩ là Thầy gọi lầm. Con nghĩ Thầy là bậc A La Hán trí tuệ tuyệt vời làm sao có thể lầm được. Cúi mong Thầy chỉ dạy cho con hiểu.

 

Thầy đáp: Thầy không lầm pháp danh Thanh Quang và Thanh Trí, nhưng Thầy gọi Thanh Quang là Thanh trí là để nhắc nhở trí tuệ của Thanh Quang quá tối tăm, tu không giữ tri kiến thanh tịnh, thường phá hạnh độc cư, để ái kiết sử chi phối tâm, không buông xả, dính mắc đau khổ, không ly dục ly ác pháp v.v…không dùng tri kiến giải thoát chuyển hóa nhân quả luôn luôn bị nhân quả chi phối. Về phần tri kiến của người tu chứng đạo và tri kiến của người bình thường thì cũng giống nhau nhưng lại khác nhau, các bạn không thể hiểu đâu, vì các bạn tu chưa chứng đạo, cho tri kiến người tu chứng siêu việt, cái gì cũng nhớ, cũng thông hiểu thì không đúng. Người tu chứng đạo thường tri kiến của họ cũng sống bình thường như tri kiến của các bạn, nhưng ngầm trong tri kiến của họ có một nội lực ly tham. sân, si. Vì thế khi có ác pháp tác động vào thân tâm, họ rất thản nhiên không hề dao động một tí gì cả. Đó là sự sống bất động tâm, sự sống Thánh thiện chuyển hóa nhân quả, sự sống giải thoát mà ít ai hiểu được. Còn khi nào cần thiết để hiểu biết một điều gì mà ý thức không thể hiểu được thì họ mới sử dụng trí tuệ Tam Minh quan sát, chứ không phải người tu chứng đạo là lúc nào cũng sống trong trí tuệ Tam Minh. Sống trong trí tuệ Tam Minh rất bị động vì mọi việc trong vũ trụ này xảy ra đều tác động vào tâm. Một nghi ngờ, một ác ý nhỏ của ai nó vẫn hiện vào tâm. Trạng thái này chúng tôi cố gắng diễn tả nhưng vì không có từ nên các bạn hiểu không cụ thể không đúng lắm xin các bạn thông cảm hiểu cho.

AM THẤT

Hỏi: Kính thưa Thầy, thất làm bằng tầm vông trúc tre, hằng ngày con phải chú ý lắm mà vẫn xảy ra những lầm lỗi, vì côn trùng sâu kiến rất nhiều, nếu không cẩn thận sẽ làm chết chúng, mắc vào tội sát sanh, thiếu đức hiếu sinh. Do sự kiện này con suy nghĩ: Tu Viện nên xây cất thất cấp 4 không hao tốn nhiều, bền bĩ, lâu dài tránh vô tình sát sanh. Một số người có điều kiện về tu viện xây dựng cá nhân Thầy có cho phép và cô Diệu Quang có đồng ý không? Còn những người có trụ xứ riêng thì việc xây dựng có được không?

Thầy đáp: Ý kiến này rất hay, để Thầy nghiên cứu lại mô hình xây cất thất như thế nào để phù hợp với Phạm Hạnh của người tu sĩ Phật Giáo. Thất phải đơn giản, ít hao tốn, mát mẻ, vệ sinh, tiện nghi cho việc hành thiền, tránh được những lòai côn trùng xâm chiếm vào thất và bảo trì được lâu dài. Nếu những người nào có điều kiện về tu viện xây dựng cá nhân, Thầy sẽ cho phép họ xây cất theo mô hình đúng tiêu chuẩn Phạm hạnh của tu viện để nói lên được tinh thần bình đẳng và mỹ thuật của tu viện. Còn những người có trụ xứ riêng muốn xây dựng thất ở tu hành thì nên theo mô hình của tu viện mà xây cất đúng kích thước để nói lên được đời sống sống Phạm Hạnh của người đệ tử tu viện Chơn Như.

GIÁO TRÌNH TU TẬP BÁT CHÁNH ĐẠO

Hỏi: Kính thưa Thầy! Vì Lợi ích chúng sanh con xin thỉnh Thầy viết bộ Giáo Trình cốt lõi dành cho những người chuyên tu từ sơ cơ đến cao cấp (Làm chủ Sanh, Lão, bệnh, Tử). Trong từng cấp học có những bài học theo thứ tự từ thấp lên cao. Sau khi học xong mỗi cấp đều được kiểm chứng kết quả tu học. Nếu kiểm chứng kết quả tu học không đúng tiêu chuẩn thì được ở lại tu học lớp cũ. Hiện giờ giáo trình tu học chưa có, những người ở xa Thầy gặp nhiều khó khăn. Nếu họ tu sai không thấy kết quả, mất hết lòng tin, sự tu hành thối chuyển hoặc rơi vào thiền tưởng của ngọai đạo rất nguy hiểm. Con lấy ví dụ của con mà suy đoán. Mong Thầy chỉ cho. Kính thưa Thầy! Con tập bài đi kinh hành 20 bước và ngồi xuống hít thở 5 hơi, trong bốn tháng không tập bài nào khác. Con theo dỏi từng tháng một và thấy kết quả từng tháng rất rõ. Kết quả này đã đạt được là nhờ thưa hỏi, Thầy đã giảng đúng với khả năng và hiện tượng trên thân tâm. Như vậy, con đã được kiểm chứng từ nơi Thầy. Do thế con suy nghĩ, nếu sau này Thầy về với chư Phật thì chúng con rất thiệt thòi vì không được Thầy chỉ dạy trực tiếp mà chỉ thông qua kinh sách của Thầy để lại. Thế hệ mai sau muốn kết tập từ nhiều bộ sách là rất khó khăn. Vậy cúi xin Thầy kết tập bộ Giáo trình từ bây giờ để tránh sự sai lạc mai sau.

Thầy đáp: Một mô hình kết tập kinh sách Phật lần thứ năm, được Thầy đã vẽ ra một cái khung sườn rất rõ ràng qua bài "ĐẠO ĐẾ" trong tập Đặc San Mừng Ngày Sinh Nhật Thầy. Lần kết tập này là lần biện soạn Giáo trình tu học cho tám lớp Đạo Đế để đào tạo và rèn luyện đức hạnh vô lậu Thánh đệ tử Phật. Nếu hiện giờ có được bốn năm vị A La Hán thì sự biên soạn chỉ trong năm ba năm là xong hết. Nhưng hiện giờ chỉ có một mình Thầy thì phải có thời gian dài. Nhưng dù sao cũng do phước báu của chúng sanh, nếu phước chúng sanh không đủ thì chúng ta có muốn gì cũng khó làm được. Theo Thầy thiết nghĩ: Giáo trình tu học tám lớp Đạo Đế, để đào tạo và rèn luyện đạo đức nhân bản – nhân quả không làm khổ mình khổ người rất cần thiết cho mọi người trên hành tinh này. Do đó Thầy cũng quyết tâm soạn thảo cho xong chương trình giáo dục đào tạo đức hạnh, đem lại sự lợi ích, an vui hạnh phúc cho mọi người, trước khi rời khỏi thế gian này thì Thầy mới mãn nguyện.

Đang có 21 khách và không thành viên đang online

Lượt xem
451
Các bài viết
1441
Số lần xem các bài viết
8885963