• phattuvandao3
  • daytusi
  • ttl3
  • huongdantusinh
  • thanhanhniem3
  • amthat3
  • khatthuc1
  • tamthuphattu
  • ttl1
  • lailamtoduong1
  • phattuvandao1
  • vandaptusinh
  • tinhtoa2
  • thanhanhniem1
  • lopbatchanhdao
  • tranhducphat
  • amthat1
  • thanhanhniem2
  • tinhtoa1
  • vandao2
  • amthat2
  • quetsan
  • benthayhocdao
  • toduongtuyetson
  • ThayTL
  • chanhungphatgiao
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Tranh đức Phật
  • Am thất
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc viết sách
In bài này

1.- NHÂN TƯỚNG, HÀNH TƯỚNG CỦA TÂM; 2.- LỜI TỰA GIỚI THIỆU VỀ KINH PHÁP CÚ HÒA THƯỢNG MINH CHÂU; 3.- CHỈ ĐỊNH MỘT THÁNH TĂNG; 4.- SONG TẦM

Lượt xem: 3959

(Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích ĐVXP, tập 6, TG. 2011, tr.152-155; tr.241-242; 280-283; 284-287)
link sách: ĐVXP, tập 6

1.- NHÂN TƯỚNG, HÀNH TƯỚNG CỦA TÂM

Hỏi:Kính thưa Thầy! Thế nào là nhân tướng nội của tâm? Nhân tướng ngoại của tâm? Hành tướng của tâm?

Ðáp: Nhân tướng nội của tâm là những niệm vi tế. Nhân tướng ngoại của tâm là những niệm thô phù. Hành tướng của tâm là sự đối phó với các pháp trong hiện tại, câu hữu với tưởng về quá khứ và vị lai. Nếu trả lời đơn giản như vậy thì các con rất khó hiểu.

Nhân tướng nội của tâm là những niệm vi tế như thế nào?

Bây giờ, chúng ta giải thích từng chữ, nhân tướng nội của tâm là gì? Nhân tướng nội của tâm là những hình tướng của tâm khởi hiện bên trong thân.

Niệm vi tế là gì? Niệm vi tế là những niệm khởi lên trong đầu chúng ta, phản ảnh được tâm trạng của chúng ta trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, thể hiện trong hai thời gian: quá khứ và vị lai. Mỗi niệm khởi lên mang theo tính chất thiện hoặc ác. Thiền Ðông Ðộ gọi là niệm thiện niệm ác, kinh sách Ðại Thừa gọi là vọng tưởng, kinh sách Nguyên Thủy gọi là nhân tướng nội của tâm, còn có một danh từ nữa gọi là Tầm. Nói cho dễ hiểu đó là những vọng tưởng sanh khởi liên tục trong tâm của chúng ta.

Nhân tướng ngoại của tâm là những tướng trạng khởi lên trong đầu chúng ta đang giải quyết một vấn đề gì trong hiện tại. Kinh sách Ðại Thừa gọi là vọng tưởng, Thiền Ðông Ðộ gọi là niệm thiện niệm ác, kinh sách Nguyên Thủy gọi là nhân tướng ngoại của tâm hay còn gọi là tác ý hoặc gọi là Tứ.

Hành tướng của tâm là hoạt động trong thân chúng ta. Hành tướng của tâm có haihoạt độngchính:

1- Là sự tự sanh khởi của tưởng thức, không do ý thức tác ý.

2- Là sự tác ý, do ý thức chủ động điều khiển quán xét, tư duy, không do tưởng thức xen vào.

Kinh sách Ðại Thừa và Thiền Ðông Ðộ, khi tu thiền thì không chấp nhận hai trường hợp trên đây, vì thế họ đi vào sự ức chế tâm để thực hiện các loại định tưởng. Ngược lại, thiền định của kinh sách Nguyên Thủy Phật dạy: “Ngăn và diệt niệm ác, sanh khởi và tăng trưởng niệm thiện và còn luyện tập pháp như lý tác ý để trở thành một đạo lực siêu việt làm chủ sự sống chết và chấm dứt luân hồi”.

Ðức Phật đã biết dùng pháp hướng tâm “Như lý tác ý” rất là tuyệt vời, nhờ pháp đó mà Ngài mới làm chủ bốn sự khổ đau của kiếp con người. Trên thế gian này Ngài là người duy nhất làm chủ bốn sự đau khổ sanh, già, bệnh, chết qua bốn câu kệ của Ngài đã xác minh cụ thể:

“Thiên thượng thiên hạ,
Duy ngã độc tôn.
Nhất thiết thế gian,
Sanh, lão, bệnh, tử”.

Tóm lại, đức Phật đã biết dùng vọng tưởng và tác ý để xả tâm ly dục ly ác pháp, để thành tựu đạo giải thoát, để ra khỏi nhà sanh tử luân hồi, để đầy đủ Tam Minh trở thành người siêu việt và nhất là đức Phật đã trở thành một nhà đạo đức nhân bản không làm khổ mình, khổ người, phi giai cấp.



2.- LỜI TỰA GIỚI THIỆU VỀ KINH PHÁP CÚ CỦA HÒA THƯỢNG MINH CHÂU

Tôi dịch tập Dhammapada ra tiếng Việt để cúng dường Phật đản 2513 (1969). Quyển kinh Dhammapada thuộc tập Khuddaka Nikaya (Tiểu bộ kinh) được xem như quyển Thánh kinh trong Phật giáo và trở thành một trong những tập sách được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất trong kinh sách Phật giáo. Không những 423 bài kệ trong kinh này tóm thâu tinh hoa giáo lý đức Phật, nhưng nhiều bài kệ đã trở thành những lời dạy chính của đức Phật thân thuyết. Và đọc những bài kệ này, chúng ta cảm thấy như thân nghe chính lời Phật dạy từ hơn 2000 năm vang lại. Giá trị bất hủ của tập Dhammapada là ở chỗ này, và ta cảm thấy không còn sợ trung gian của các vị Tổ sư kết tập kinh điển.

Chúng tôi cho dịch theo thể kệ năm chữ một, để thật trung thành với nguyên văn, và quí vị sẽ thấy rõ sự cố gắng của chúng tôi, đã dịch hết sức sát với nguyên văn, và nhiều bài kệ có thể xem không thêm, không bớt, một chữ Pali chúng tôi cũng cố gắng tôn trọng đến mức tối đa. Vì đây là thể kệ chứ không phải là thể thơ nên không có thi hóa trong bản dịch của tôi.

Dịch tập Dhammapada này ra thể kệ, chúng tôi chỉ có một tâm nguyện mong sao những lời dạy này của đức Phật sẽ soi sáng dẫn đường cho mọi hành động, tâm tư, ngôn ngữ của chúng ta. Và ở trong một thời đại đầy máu lửa đau thương nước mắt, đầy những phân hóa, hỗn tạp, hận thù, láo khoét, những lời dạy này của đức Phật xoa dịu một phần nào cho tâm tư đã quá căng thẳng hay buồn nản của con người Việt Nam, làm con người Phật tử trở lại con người Phật tử.

Vạn Hạnh ngày Phật Ðản 2513 (1969)

Tỳ Kheo Thích Minh Châu,
(Viện Trưởng Viện Ðại Học Vạn Hạnh.)



3.- CHỈ ĐỊNH MỘT THÁNH TĂNG

LỜI PHẬT DẠY:

- 9 -

“Ai mặc áo cà sa
Tâm chưa rời uế trược
Không tự chế, không thật
Không xứng áo cà sa”.

- 10 -

“Ai rời bỏ uế trược
Giới luật khéo nghiêm trì
Tự chế, sống chân thật
Thật xứng áo cà sa”.
(Kinh Pháp Cú. 9&10: I.Yamakavagga. Phẩm Song Yếu)

CHÚ GIẢI:

Tám câu kệ trên đây để xác định một tu sĩ Phật giáo đúng hay là sai.

Những người tu sĩ chưa rời bỏ những danh, lợi trong cuộc đời, đời sống chưa ba y một bát, chưa thiểu dục tri túc, chưa lấy gốc cây làm giường nằm, chưa cắt bỏ ái kiết sử… thì người ấy chưa rời uế trược. Do đó, người ấy chưa xứng đáng mặc áo cà sa. Như vậy, những câu kinh Pháp Cú đã xác định một tu sĩ Phật giáo đúng tư cách của một tu sĩ rõ ràng. Vậy các bạn đừng bảo rằng: Ðức Phật không xác định đệ tử của Ngài, để các bạn nhận định biết ai là Thánh Tăng, ai là giả Tăng.

“Ai mặc áo cà sa
Tâm chưa rời uế trược
Không tự chế, không thật
Không xứng áo cà sa”.

Lời xác định này, chúng ta nhìn lại tu sĩ Phật giáo hiện giờ có xứng đáng là người tu sĩ của Phật giáo chưa? Có xứng đáng mặc áo cà sa chưa?

Bài kệ thứ 10 đức Phật đã xác định đệ tử của Ngài phải sống đúng như thế này mới thật sự là đệ tử của Ngài:

“Ai rời bỏ uế trược
Giới luật khéo nghiêm trì
Tự chế, sống chân thật
Thật xứng áo cà sa”.

Người tu sĩ Phật giáo hiện giờ nhìn chung có ai rời bỏ uế trược đâu. Uế trược ở đây có nghĩa danh và lợi. Chưa bỏ danh lợi có nghĩa là chưa ba y một bát; chưa ba y một bát có nghĩa là chưa thiểu dục tri túc; chưa thiểu dục tri túc có nghĩa chưa là trắng bạch như vỏ ốc, tâm hồn chưa phóng khoáng như hư không. Danh lợi ở đây chỉ cho chúng ta thấy tu sĩ hiện giờ là phú Tăng, chùa to Phật lớn như cung đình, tiền bạc có hằng tỉ tỉ, vật chất sống đầy đủ hơn người thế gian.

Còn nói đến giới luật thì ít thấy thầy nào nghiêm trì. Nghiêm trì được giới này thì phạm giới kia. Nghiêm trì được giới kia thì phạm giới này. Như vậy, làm sao xứng đáng là đệ tử của Phật, là Thánh Tăng được, chỉ là Ma Ba Tuần đội lốt Phật giáo.

Ðọc bài kệ thứ chín và bài kệ thứ 10 thì chúng ta xác định vị sư, thầy nào là đệ tử của Phật và vị sư, thầy nào là đệ tử của Ma, chúng ta thấy không mấy khó khăn.

Ðức Phật đã nói lên hai bài kệ này là để cho hàng cư sĩ biết rõ những tu sĩ giả danh Phật giáo, lừa đảo tín đồ, hành nghề mê tín… Cũng như trong một bầy bò, có lộn một con dê chúng ta cũng dễ nhận thấy, cũng như một bầy dê có lộn một con bò chúng ta cũng dễ nhận ra.

Bởi vậy, người tu sĩ chân chánh của Phật đâu phải ở chỗ có thần thông, bay lên trời, biết chuyện quá khứ vị lai, ngồi thiền nhiều ngày, mà ở chỗ đức hạnh của bậc Thánh Tăng thì mới đúng. Thần thông, biết chuyện quá khứ vị lai, ngồi thiền nhiều ngày không làm nên một đệ tử của Phật. Xin các quý bạn lưu ý.

Chỉ có tám câu kệ này đã giúp cho quý Phật tử không lầm thầy mình là Thánh Tăng Phật giáo hay là thầy mình là một thầy Bà La Môn ngoại đạo.



4.- SONG TẦM

LỜI PHẬT DẠY:

- 11 -

“Phi chân, tưởng chân thật
Chân thật tưởng phi chân
Do tư duy tà vạy
Chân thật không thể thành”.

- 12 -

“Chân thật biết chân thật
Phi chân biết phi chân
Do tư duy chân chánh
Chân thật tự nhiên thành”.
(Kinh Pháp Cú, 11&12: I.Yamakavagga. Phẩm Song Yếu)

CHÚ GIẢI:

Xét trong 4 chân lý của đạo Phật: Khổ, Tập, Diệt, Ðạo.

Chân lý thứ nhất, “Khổ Ðế” thì khó có ai lầm, nên ngoại đạo không lồng vào được.

Chân lý thứ hai, “Tập Ðế” thì khó có ai lầm, vì thế ngoại đạo không bác được.

Chân lý thứ ba, “Diệt Ðế” thì ngoại đạo đã lồng vào những hình ảnh trừu tượng, ảo giác (Cực Lạc Tây Phương, Niết Bàn, chân tâm, Phật tánh, bản lai diện mục, linh hồn, thần thức…) để lừa đảo tín đồ.

Chân lý thứ tư, “Ðạo Ðế” thì được ngoại đạo và các nhà học giả nghiên cứu giáo pháp, kiến giải, tưởng giải và lồng giáo pháp của ngoại đạo vào đã làm lệch lạc “Ðạo Ðế”.

Vì thế cái phi chân, tưởng là chân thật, chân thật tưởng là phi chân. Do sự tư duy không đúng chánh pháp nên từ các Tổ xa xưa cho đến ngày nay chưa có ai chứng quả vô lậu giải thoát của bậc A La Hán.

Nếu chúng ta cứ theo đúng con đường Ðạo Ðế mà tu tập sống ngăn ác diệt ác pháp, thấy mọi pháp biết cái nào đúng, cái nào sai không bao giờ lầm lạc thì chẳng lo gì không chứng quả vô lậu A La Hán.

Hai bài kệ này đức Phật đã xác định phương cách tu tập rất cụ thể rõ ràng: Nếu một người Chánh Tư Duy, tức là luôn luôn sống trong tầm thiện (suy nghĩ thiện) và luôn luôn diệt tầm ác, ngăn diệt sự tư duy ác thì sự tư duy chân thật sẽ tự nhiên thành tựu đạo quả vô lậu A La Hán. Pháp hành của hai bài kệ này, tức là đức Phật dạy chúng ta tu tập theo pháp hành Song Tầm.

Tầm ác bài kệ thứ 11

Tầm thiện bài kệ thứ 12

Ðây thuộc về Chánh Tư Duy trong Bát Chánh Ðạo.

Ðọc lại hai bài kệ chúng ta sẽ thấy pháp hành ngay liền!

Do tư duy không chân chánh (Tà Tư Duy) đưa đến cho ta có cái nhìn tà kiến thường sống trong ác pháp (tà mạng).

Tầm ác:

“Phi chân, tưởng chân thật
Chân thật, tưởng phi chân
Chân thật không thể thành”.

Do tư duy chân chánh dạy ta:

Tầm thiện:

“Chân thật biết chân thật
Phi chân biết phi chân
Chân thật tự nhiên thành”.

Tuy rằng những câu kinh Pháp Cú đơn giản như vậy, nhưng nó là một bài pháp Song Tầm ngắn gọn dễ hiểu, dễ hành, dễ thấy kết quả ngay liền.

Đang có 21 khách và không thành viên đang online

Lượt xem
451
Các bài viết
1441
Số lần xem các bài viết
8888854