• tranhducphat
  • benthayhocdao
  • chanhungphatgiao
  • daytusi
  • thanhanhniem2
  • amthat3
  • huongdantusinh
  • thanhanhniem3
  • vandao2
  • phattuvandao1
  • amthat1
  • khatthuc1
  • tinhtoa2
  • lopbatchanhdao
  • tinhtoa1
  • amthat2
  • lailamtoduong1
  • quetsan
  • tamthuphattu
  • ThayTL
  • ttl3
  • thanhanhniem1
  • toduongtuyetson
  • phattuvandao3
  • ttl1
  • vandaptusinh
  • Tranh đức Phật
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Am thất
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
JGLOBAL_PRINT

TO LIVE AND DIE OF FREE WILL - Tam Thuan

COM_CONTENT_ARTICLE_HITS

 

TỰ TẠI SANH TỬ

 LỜI PHẬT DẠY

 “Này các Tỳ kheo, Tỳ kheo có đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy nghĩ: “Mong rằng với sự đoạn trừ các lậu hoặc, với thắng trí Ta chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại tâm giải thoát vô lậu!. Vị ấy với sự đoạn trừ các lậu hoặc, với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại tâm giải thoát, tuệ giải thoát vô lậu.

 Này các Tỳ kheo, các Tỳ kheo này không sinh ra một nơi nào, không sinh ra một chỗ nào”. (kinh 120 Ðại Hành Sanh, Kinh Trung Bộ, tập III)

 CHÚ GIẢI:

 Kinh Ðại Hành Sanh là một bài kinh mà đức Phật đã xác định vị trí thế đứng vững chắc giáo pháp của mình là sự an trú trong hiện tại tâm giải thoát, tuệ giải vô lậu. Mục đích giải thoát là phải tu tập đến chỗ tâm vô lậu này thì không còn tái sanh, dù bất cứ nơi đâu. Cho nên, đường lối của đạo Phật đã xác định rõ ràng khi đạt đến mục đích này không sanh nơi nào, không có chỗ nào để tái sanh. Bài kinh này xác định rõ đạo Phật không có cảnh giới nào để sinh: “Tỳ kheo này không sinh một nơi nào, không sinh ra một chỗ nào”. Như vậy cảnh giới Niết Bàn, Cực Lạc, Phật tánh không phải là chỗ của Phật đến. Trong kinh Ðại Hành Sanh đức Phật đã đưa ra từ cõi người làm vua chúa cho đến 33 cõi Trời, không có cõi nào là chỗ đức Phật đến.

Chỗ đức Phật đến chỉ là nơi tâm vô lậu. Chỗ tâm vô lậu là chỗ bất sanh, bất diệt: “Mong rằng với sự đoạn tận các lậu hoặc”. Như vậy, rõ ràng những gì kinh sách Ðại Thừa xây dựng lên mọi cảnh giới đều không đúng nơi đức Phật đến.

Nếu người có trí một chút đọc đoạn kinh này là biết rõ mình tu đến đâu, còn tái sanh hay đã hết tái sanh. Và còn tái sanh về đâu, nơi đâu, đều biết rõ ràng.

Tâm nguyện của người tu sĩ Phật giáo không cầu về cõi Cực Lạc Tây Phương, Niết Bàn, hay kiến tánh thành Phật, hoặc trở về với bản thể Chân Như. Mục đích của người tu sĩ Phật giáo là phải chứng đạt được tâm vô lậu.

Vậy tâm vô lậu là gì? Tâm vô lậu là tâm không còn khổ đau phiền não, lo lắng, sợ hãi, tức giận, than khóc, v.v... Tâm vô lậu là tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ. Là tâm không làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai, là tâm không còn dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu. Vì thế, sự tu tập của đạo Phật rất rõ ràng là nhắm vào chỗ đoạn diệt tất cả các lậu hoặc, đem lại sự thanh thản, an lạc và vô sự cho một thân tâm giải thoát.

Ðối tượng sự tu tập giải thoát của Phật giáo là tâm lậu hoặc, tâm lậu hoặc sạch là các bạn đã tu tập xong, chứ không phải đợi kiến tánh thành Phật hoặc chứng quả vị này quả vị khác hoặc sinh về cõi này, cõi kia hoặc nhập vào bản thể vạn hữu.

Kính thưa các bạn! Tất cả những quả vị từ xưa đến nay trong các kinh sách Ðại Thừa xây dựng, đó là những cảnh giới không thực tế, mơ hồ, trừu tượng, ảo giác để lừa đảo mọi người.

Còn mục đích của đạo Phật xác định rất rõ ràng và cụ thể. Hôm nay chúng tôi xin xác quyết rõ ràng để các bạn tu tập cho cụ thể không còn hiểu biết một cách mơ hồ, và không còn sống trong những cảm giác ảo tưởng cõi này, cõi kia nữa.

Kính thưa các bạn! Các bạn có biết tâm vô lậu là gì không? Khi nào người ta chê bạn, nói xấu, mạ lị, mạt sát, chửi mắng bạn, mà tâm bạn vẫn thản nhiên không buồn giận hờn, không oán ghét, v.v... đó là tâm vô lậu.

Khi nào bạn không thương, không ghét một người nào, không sợ hãi, lo lắng sống luôn luôn thanh thản, an ổn và không có một chướng ngại gì trong tâm các bạn, đó là tâm vô lậu.

Khi nào tâm các bạn không còn tham muốn một vật gì, dù đó là một món ăn rất ngon, rất thích khẩu của các bạn, nhưng các bạn cũng thản nhiên không thèm, không ham thích muốn ăn. Có thì ăn, không có ăn thì thôi, đó là tâm vô lậu.

Khi nào các bạn thấy sự lười biếng, hôn trầm, thùy miên không còn tấn công các bạn khi các bạn muốn thức dù bất cứ giờ nào, các bạn cũng đều tỉnh thức, đó là tâm vô lậu của các bạn. 

Khi nào tất cả mọi cảm thọ đến với bạn mà tâm bạn không lo, không sợ hãi thì đó là tâm vô lậu. Khi nào tất cả mọi pháp làm động khiến tâm các bạn bất an, nhưng các bạn vẫn thản nhiên, với tâm thanh thản, an lạc và vô sự thì đó là tâm vô lậu.

Khi nào các bạn nhận xét thấy rõ ràng tâm mình được như vậy là các bạn đã tu xong, tức là các bạn đã chứng đạt chân lí, nếu còn chưa được như vậy thì các bạn phải tác ý để tâm các bạn bất động, tức là các bạn còn đang hộ trì chân lí, đó là các bạn còn tu tập. Như vậy chỗ tu tập còn hay đã xong là các bạn đều biết rất rõ ràng.

Tâm vô lậu bất động là chỗ các bạn an trú trong khi các bạn còn sống cũng như lúc các bạn đã chết. Tâm hữu lậu chưa bất động là không phải chỗ các bạn an trú. Mà nếu các bạn an trú nơi đó thì các bạn phải chịu nhiều đau khổ. Muốn không an trú chỗ tâm hữu lậu thì các bạn phải tu tập nhiều nữa.

Như vậy chỗ tu tập để chứng đạt chân lí của Phật giáo không phải khó khăn, chỉ có tu tập đúng pháp thì tâm lậu hoặc sẽ được diệt sạch. Tâm diệt sạch lậu hoặc là chỗ an trú của Phật. Xin các bạn lưu ý những lời dạy này.

 (Trích từ “Tự Tại Sanh Tử”, trang 302-307, “Những Lời Gốc Phật Dạy”, Tập IV, Trưởng Lão Thích Thông Lạc - Nhà Xuất Bản Tôn Giáo 2011)

Translated by Tam Thuan

TO LIVE AND DIE OF FREE WILL

WHAT THE BUDDHA TAUGHT

 “And Bhikkhus, the Bhikkhu has full faith, precepts, learning, benevolence and wisdom. It occurs to him: “I hope with my cessation of all afflictions and supreme wisdom, I should here and now realize, attain and peacefully abide in the non-afflictive released mind!” With his cessation of all afflictions and supereme wisdom, he here and now realizes, attain and peacefully abides in the released mind, the non-afflictive released wisdom.

And Bhikkhus, this Bhikkhu shall not be born anywhere or in any place.  (The Middle Length Discourse of the Buddha, 120 Sankhàrupapatti sutta, Vol III)

INTERPRETATION:

Sankhàrupapatti Sutta is part of the Scriptures in which the Buddha considered his method’s sturdy position as peaceful abision in the present released mind and non-afflictive released wisdom. The purpose of release  is practicing up to the non-afflictive mind with which one will be nowhere to be reincarnated. As a result, is definitely stated by Buddhism that there would be no place of transmigration for a practioner upon his attaining this goal. The part of the Scriptures determines the Buddhism is to get out of transmigrational world: “this Bhikkhu shall not be born anywhere or in any place”. Therefore,  the Nirvana, Highest Joy and Buddha’s Nature were not where the Noble One belonged. The Buddha has brought up in his Sankhàrupapatti Sutta the world of being regality along with thirty-three worlds of being Deity but none of which, however, he referred to as his destination.

Where the Buddha came is only Non-afflictive mind  which is void of death: “I hope with my cessation of all afflictions”. On account of that, the illusory worlds created in the Great Vehicle (Mahayana) scriptures are not where the Buddha came. 

Buddhist monks have no wish for being in the Highest Joy, Nirvana, realizing Buddha’s Nature or returning to the True Ever Being’s natural essence (1). 

So what is non-afflictive mind? Non-afflictive mind is the mind without sorrow, trouble, worry, fear, irritation, crying… Being free of evils and sensations, non-afflictive mind is what never leads one into making either one-self or the others miserable, is in which afflictive sensational desires (2), afflictive being and afflictive ignorance do not exist. Practices in Buddhism are undoubtedly aimed at the cessation of all afflictions bringing the easiness, peacefulness and untroubledness to our Mind-Body. 

The release entails purifying one’s afflictive mind and his practice is deemed finished once it is purified, not to wait until he realizes the Buddha’s Nature or is reborn in any world or enter the natural essence of every beings. 

Dear readers! All the Buddahoods created in the Great Vehicle (Mahayana) scriptures so far are unreal, vague, illusory and abstract worlds misleading us.

Whereas the purpose of Buddhism is apparent and definite. We would like to reaffirm it resolutely  for the sake of your realistic practice and for your not vaguely understanding and not dreaming on this or that imaginative world. 

Dear readers! Do you know what non-afflictive mind is? You with non-afflictive mind feel calm, un-resentful, un-irritated when being disparaged, ill spoken of, cursed, execrated and bad-mouthed. You with non-afflictive mind do not hate anybody or get frightened and nervous,  always live in easiness, peacefulness, without any hindrance in mind.

You with non-afflictive mind never crave for any eye-catching or precious object or any appetizing and tasty food. You stay in-attracted. 

You with non-afflictive mind are not affected by languor, drowsiness, sleepiness and whenever you want to stay awake, you are clearly conscious. You with non-afflictive mind are unworried and unfrightened by all the evils and sensations.

You keep easy, peaceful and untroubled facing what comes to disturb your mind. You will, thus, finish the practice upon having your mind characterized as the foregoing- it means the truth penetrates you. In case of not attaining it yet, be persistent in using Release-oriented Conscious Suggestion to make your mind unaffected, that is, you are practising and living up to the truth. Therefore, you can clearly know whether or not your own practice is accomplished.

The non-afflictive mind is in which you peacefully abide when alive as well as after death. By contrast, we should not abide in afflictive mind because of its sea of troubles it may cause. So keep practicing in order not to abide in afflictive mind. 

In sum, practicing to make the truth penetrate, to banish afflictions from your mind is not so hard based on the right methods. Affliction-free mind was the Buddha’s peaceful abision. Please pay attention to this teaching. 

(Extracted from “To Live and Die of Free Will”, page 302-307, “The Buddha’s Original Teachings”, Vol IV, Elder Thich Thong Lac, Religion Publisher 2011)

(1) Bản thể Chân Như

(2) Sensational: (coined meaning) of or relating to sensation.