• tinhtoa2
  • khatthuc1
  • lailamtoduong1
  • thanhanhniem2
  • tinhtoa1
  • ttl1
  • daytusi
  • ThayTL
  • quetsan
  • thanhanhniem3
  • phattuvandao3
  • tranhducphat
  • lopbatchanhdao
  • amthat2
  • benthayhocdao
  • toduongtuyetson
  • amthat3
  • phattuvandao1
  • vandao2
  • tamthuphattu
  • ttl3
  • chanhungphatgiao
  • huongdantusinh
  • vandaptusinh
  • thanhanhniem1
  • amthat1
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Am thất
JGLOBAL_PRINT

THE FOUR KINDS OF MINDFULLNESS - Bao An

COM_CONTENT_ARTICLE_HITS

TỨ CHÁNH CẦN

Như chúng ta đã biết khi đức Phật đến cội cây bồ đề tu tập với pháp môn đầu tiên là pháp Sơ thiền của ngoại đạo.Ngồi dưới cội bồ đề, Ngài nhớ lại lúc còn bé ngồi dưới cây hồng táo tu tập ly dục ly ác pháp nhập Sơ thiền theo pháp môn Sơ thiền của ngoại đạo, nhưng lúc bây giờ, đức Phật không tu tập hành pháp theo lối ly dục ly ác pháp của họ mà hành theo pháp do sáng kiến ly dục ly ác pháp của mình, biến pháp hành này thành những hành động cụ thể “NGĂN ÁC DIỆT ÁC PHÁP, SINH THIỆN TĂNG TRƯỞNG THIỆN PHÁP”. Suốt ngày cũng như trong đêm từ canh một, đến canh hai; từ canh ba đến canh tư, canh năm, từ ngày này sang ngày khác cho đến khi tâm bất động thanh thản, an lạc và vô sự hoàn toàn thì đức Phật để tâm tự nhiên kéo dài 7 ngày đêm. Sau khi ở trong trạng thái tự nhiên này suốt 7 ngày đêm như vậy thì đức Phật biết mình đã chứng đạo. Lúc mới tu tập tâm còn chướng ngại pháp rất nhiều như sóng nên đức Phật ngăn và diệt các ác pháp đó không lúc nào ngơi nghỉ, nhưng khi các ác pháp đó không còn nữa thì đức Phật cảm nhận tâm mình bất động thanh thản an lạc và vô sự, tâm luôn luôn đang ở trên bốn chỗ của thân, thọ, tâm và pháp vì thế Ngài gọi trạng thái tâm đó là pháp môn TỨ NIỆM XỨ. Do từ tự tu tập mà đạo Phật mới có những pháp môn TỨ CHÁNH CẦN và pháp môn TỨ NIỆM XỨ. Trong các pháp môn căn bản nhất của Phật giáo đầu tiên chúng ta tu tập thường nghe thấy pháp môn TỨ CHÁNH CẦN và TỨ NIỆM XỨ. Vì thế ngoại đạo không làm sao có được hai pháp môn này. Chỉ có đạo Phật mới tìm thấy. Hai pháp này có là do đức Phật tự tu tìm ra. Trở lại vấn đề tu tập của đức Phật, khi tu tập đến đây đức Phật thấy giai đoạn tu tập Sơ thiền đầu tiên theo kinh nghiệm bản thân của mình thì không giống ngoại đạo chút nào cả, nên đức Phật liền đặt cho pháp hành này cái tên TỨ CHÁNH CẦN. TỨ CHÁNH CẦN là bốn điều cần phải siêng năng tu hành hằng ngày không nên biếng trễ. Bốn điều cần nên tu tập như sau: 1- Ngăn các ác pháp. 2- Diệt các ác pháp. 3- Sinh các thiện pháp. 4- Tăng trưởng các thiện pháp. Một cái tên mà xác định được sự tu tập Sơ thiền của Phật giáo. Vì vậy đức Phật còn gọi pháp môn TỨ CHÁNH CẦN này với một cái tên rất gần thiền định “ÐỊNH TƯ CỤ”, tức là phương pháp tu tập SƠ THIỀN.Muốn tu tập Sơ Thiền thì không phải trên pháp Sơ Thiền mà tu tập mà phải tu tập trên pháp môn TỨ CHÁNH CẦN rồi đến TỨ NIỆM XỨ. Vì tu tập như vậy nên ngoại đạo không bao giờ có phương pháp tu tập thiền định theo kiểu này. Ðến đây quý vị thấy rõ đức Phật đã thay đổi cách tu SƠ THIỀN của ngoại đạo trở thành TỨ CHÁNH CẦN của Phật giáo. Phật giáo đã làm đảo lộn tất cả pháp môn tu hành của ngoại đạo, làm cho chúng điên đầu nhất là kinh sách Ðại Thừa và Thiền Tông đang bị giao động mạnh bởi sóng gió TỨ CHÁNH CẦN. Khi tu tập theo giáo pháp của đức Phật thì quý vị nên nhớ phải tu tập TỨ CHÁNH CẦN, đó là những pháp đầu tiên đánh vào cơ quan đầu não của giặc sinh tử luân hồi. Cho nên những đòn đánh ngăn ác diệt ác pháp như sấm sét, như vũ bão thì mới mong ngăn và diệt ác pháp được. Khi tu tập phải đem hết ý chí dũng mãnh, kiên cường gan dạ đánh đòn nào phải chính xác và đầy đủ sức mạnh thì mới mong ngăn và diệt được ác pháp, chớ tu tập sìu sìu cho lấy có thì không bao giờ quét sạch hôn trầm, thuỳ miên, vô ký và ngoan không. Quý vị tu tập thì phải thật tu, tu cho đúng pháp, phải đi kinh hành nhiều, tu mà ngồi nhiều thì sinh ra lười biếng, tu hành như vậy chẳng đi đến đâu cả, chỉ phí công sức và mất thời giờ vô ích.Trong pháp môn TỨ CHÁNH CẦN của Phật giáo là pháp môn ngăn ác diệt ác pháp tuyệt vời, nếu không có pháp môn này thì mọi người tu tập đều bị ức chế ý thức. Sinh thiện tăng trưởng thiện pháp, câu này không có nghĩa dạy chúng ta đi làm việc từ thiện, đi làm phước giúp người bất hạnh trong xã hội mà dạy chúng ta nên sống không làm khổ mình, khổ người và tất cả chúng sinh. Vậy sống không làm khổ mình khổ người và khổ tất cả chúng sinh thì phải sống như thế nào? Như trong pháp môn TỨ CHÁNH CẦN Phật dạy: SINH THIỆN, TĂNG TRƯỞNG THIỆN PHÁP. Thiện pháp ở đây có nghĩa là TÂM BẤT ÐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC và VÔ SỰ chớ không có nghĩa làm thiện đơn thuần.Hằng ngày giữ gìn và bảo vệ TÂM BẤT ÐỘNG thì đó là những điều toàn thiện, rất thiện. Thiện đó mới thật sự là thiện, thiện không làm khổ mình, khổ người và khổ tất chúng sinh.Bởi pháp thiện TÂM BẤT ÐỘNG là thiện cứu cánh, nó là chân lý của Phật giáo. Nếu ai luôn luôn sống với nó là người chứng đạo. Cho nên chứng đạo của đạo Phật là chứng đạo một cách dễ dàng không có khó khăn mệt nhọc chút nào cả.

Translated by Bao AN

THE FOUR KINDS OF MINDFULLNESS

As we all know, when the Buddha was under the Bodhi tree, the first dhamma that He practice is First Dhyana of pagans. Under the Bodhi tree, He remember when he was a young boy sitting under the  rose apple tree and practising to be not attachment subject to the method of First Dhyana of pagans. However at the time, the Buddha did not practice with their evil dhamma of no attachment, but practice with his own creation of no attachment, made the dhamma be certain action of “STOP EVIL THINGS, MAKE GOOD THINGS”. Days and nights, hours by hours, days by days, until the mind was motionless and peaceful and pleased and completely unharmed, the Buddha let His mind be free within 1 days and nights. After being such status in 7 days and nights, He knew that He had attained the enlightenment. When started to practice, the mind was covered by many obstacles, such as waves, so the Buddha tried to stop and eliminate them without stopping, but when these things had not survived, the Buddha felt His mind was motionless, peaceful and pleased and safe. The mind was always set on four locations of the body, the feeling, mind, and dhamma. Therefore, He called the status of His mind is THE FOUR KINDS OF MINDFULLNESS. Thanks to self cultivation, Buddhism has the dhamma of THE FOUR KINDS OF MINDFULLNESS and THE FOUR RIGHT EFFORT. Among Buddhism’ basic dhamma, we usually heard of THE FOUR KINDS OF MINDFULLNESS and THE FOUR RIGHT EFFORT. Thus, pagans cannot have these dhamma. These were created by the Buddha. Get back to the point of the Buddha’ cultivation, when He practised to that time, He discovered that the stage of His cultivation of First Dhyana was different from one of pagans at all aspect. So, He named the dhamma was THE FOUR KINDS OF MINDFULLNESS. THE FOUR KINDS OF MINDFULLNESS are four things which we have to hard practice without any delay and laze. They are: 1- Stop evil things. 2- Eliminate evil things 3- Do good things 4- Grow good things. Just one name, but it can specify the First Dhyana of Buddhism. Thus, the Buddha had also called it by “ÐINH TƯ CỤ” – a really meditative name. It means the method of the FIRST DHYANA practice. To practice the FIRST DHYANA, we must base on the methods of THE FOUR KINDS OF MINDFULLNESS, then THE FOURS RICH EFFORT, not base on the dhamma of the First Dhyana. Because of such a kind of cultivation,  never have pagans practice of meditation in this way. At this point, you clearly see the Buddha had changed the practice way of pagans’ FIRTST DHYANA toTHE FOUR RIGHT EFFORT of Buddhism. Buddhism has upset all the teachings of pagans’ practice, making them crazy, especially prayer books of Mahayana and Zen sects are being shaken by the waves of THE FOUR RIGHT EFFORT.When practising under the teachings of the Buddha, you should remember to practice THE FOUR RIGHT EFFORT, which are the first dhamma aiming the headquarters of the enemy saṁsara. So only deathblows to stop and eliminate evil things as thunder, typhoon, can prevent and eliminate evil things. When practising, we bring allfearless and unyielding mighty to fight exactly and powerfully at all deathblows. Just this way can prevent and eliminate evil things, careless practice cannot remove the status of losing consciousness, drowsiness, neutral, obstinacy. You must be very religious practice, practice right dharma, do walking meditation hard, sitting a lot make lazy. Such practices do not bring us to anywhere, wastes cost and time and effort meaninglessly. In all dhamma of Buddhism, THE FOUR RIGHT DHARMA is a great method to prevent  and  eliminate evil things, if not, all practitioners will be inhibited regarding to their mind. Making good things, grow good things. This statement does not teach us to do charity, doing good things to help the unfortunate in society butit teaches us to live without sufferings for ourselves and for living beings. How to live without sufferings for ourselves and for living beings? As it has been taught in the Dhamma of THE FOUR RIGHT EFFORT by the Buddha: MAKE GOOD THINGS, GROW GOOD THINGS. The good things here means MOTIONLESS, PEACE, PLEASSURE, SAFETY IN MIND, not only doing good things. Always preserving and protecting THE MIND OF MOTIONLESSNESS is a really good thing, completely good thing. This the true goodness help not suffer our selves and living beings. Since the goodness of MOTIONLESS MIND is the purpose of goodness, and the truth of Buddhism. If someone always live with it those people have attained the enlightenment. So it is easy to attain the Buddhism truth, not difficult at all.