VIRTUE OF SLEEPING AND REST - Bao An
HẠNH NGỦ NGHỈÐến với đạo Phật, về đời sống hằng ngày, chúng ta cần phải khắc phục cho được HẠNH NGỦ. Hạnh ngủ trong giới tu sĩ được xem là khó nhất, nếu không đề cao cảnh giác thì chúng ta sẽ dễ rơi vào hôn trầm, thùy miên, vô ký và ngoan không. Những ai thường đi gác thiền thì sẽ gặp những tu sĩ ngồi gục xuống ngẩng lên như con gà mổ thóc, nhất là buổi tối lúc 9 giờ đến 10 giờ và buổi khuya vào từ lúc 2 giờ hoặc lúc gần xả thiền 4 giờ hay 5 giờ gần sáng. Một người quyết chí tu tập thì thường đi kinh hành gần như suốt đêm ngày, còn những người lười biếng thì ít đi kinh hành nên ngồi đâu gục đó. Khi vào một thiền đường thấy các thiền sinh đi kinh hành là biết tu tập đúng pháp, còn thấy các thiền sinh tu hành mà ngồi nhiều thì biết đó là tu sai pháp. Tại sao vậy? Do đi kinh hành nhiều mà các thiền sinh phá được hôn trầm thuỳ miên vô ký ngoan không, con người rất tỉnh táo, còn thiền sinh ngồi nhiều là những thiền sinh lười biếng. Cho nên, tu hành không phải chỗ ngồi mà cũng không phải chỗ hết vọng tưởng mà chỗ tâm tỉnh thức biết rõ từng tâm niệm của mình để xả và ly tất cả các niệm chướng ngại pháp làm tâm bất an. Do xả ly hết các niệm chướng ngại pháp nên tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự. Mục đích tu hành là tâm luôn luôn lúc nào cũng phải tỉnh giác sáng suốt, không bị hôn trầm thuỳ miên tấn công ngồi đâu gục đó. Cho nên đi kinh hành là một phương pháp phá hôn trầm thùy miên đệ nhất, nếu ai tu hành mà lười biếng đi kinh hành thì khuyên những người ấy nên về đời ăn ngủ cho thỏa thích, còn ở trong đạo mà ăn ngủ như vậy thì không đúng hạnh của người tu sĩ Phật giáo. Ði kinh hành có hai pháp: 1- Ði kinh hành như người đi BÌNH THƯỜNG, đi mình biết từng bước đi. Ði kinh hành phải tập đi như người vô sự, không nên đi nhanh mà cũng không nên đi chậm. 2- Ði kinh hành theo pháp THÂN HÀNH NIỆM, mỗi hành động bước đi đều phải tác ý trước khi bước đi. Khi không bị hôn trầm thùy miên vô ký ngoan không thì tác ý trong đầu, còn khi bị hôn trầm thùy miên vô ký và ngoan không thì nên tác ý ra tiếng nói như truyền lệnh. Khi mới bước chân vào chùa tu tập thì nên tu tập các pháp đi kinh hành này cho nhuần nhuyển. Nếu chương trình tu tập 7 năm chứng đạo thì nên đi kinh hành suốt 5 năm liền và hai năm cuối mới có ngồi chút ít. Tu tập như vậy mới thấy chứng đạo của đạo Phật đâu phải khó khăn, chỉ có siêng năng mà thôi. Cho nên người nào muốn chứng đạo thì nên đi kinh hành nhiều. Vì đi kinh nhiều tâm mới tỉnh táo, nhờ tâm tỉnh táo mà không có các niệm ác pháp nào xen vào được vì thế tâm sẽ bất động thanh thản an lạc và vô sự. Phá được hôn trầm thuỳ miên và vô ký đều nhờ đi kinh hành, quý vị nhớ cho để khi tu tập đừng nên sinh tâm lười biếng mà uổng phí một đời tu theo Phật giáo. |
Translated by Bao AN VIRTUE OF SLEEPING AND RESTCome to Buddhism, in daily life, we must overcome VIRTUE OF SLEEPING. Virtue of sleeping in the clergy is considered the most difficult one which if we do not vigilant, we will be easier to fall into losing consciousness, drowsiness, neutral and obstinacy. Those who usually guard meditation will meet monks lower and hold their head up like chickens harvesting rice, especially in the evening, from 9 pm to 10 pm and late at night, at 2 am or meditate at 4 am or 5 am in the early morning. A person who determines to practice usually meditate in walking nearly all the day, while the lazy ones drop off wherever they sit because they rarely meditate in walking. When visiting a monastic hall is that, the students of meditation meditating of walking are practising in correct method when those sitting too much when meditating are practising in incorrect method. Why? Since meditating of walking regularly, the students of meditation are able to overcome the losing consciousness, drowsiness, neutral, obstinacy and they are completely mindful, while those who sit too much are the lazy ones. So, practice is not just sitting or giving up wildly dream, but the tranquillity of mind to be well aware each of their pondering vain to eliminate and abandon all OBSTACLES make their mind unsafe. Because of eliminating and abandoning their OBSTACLES, their minds are very motionless, peaceful, contentment and unscathed. The goal of practising is to have a sound and lucid mind, not be attached by losing consciousness and drowsiness and drop off wherever they sit down. So meditate of walking is the best way to overcome the losing consciousness and drowsiness. If those who want to meditate but lazy, they should come back to their eating and sleeping life to satisfy themselves, when they eat and sleep like that in religion, is not the virtue of monks in the Buddhism. There are two methods in meditation of walking: 1.- Walking meditate like a NORMAL person’ action, in know of exactly each step. Walking mediation must practice walk as an unscathed person, should not walk too fast or too slow. 2.- Walking mediation in accordance with the method of MINDFULNESS WITH REGARD TO THE BODY. Each step or action must be aroused in advance. When mind has no consciousness, drowsiness, neutral and obstinacy, it is aroused. Otherwise, it should arouse into voice as a command. When entering a pagoda to practice, we should practice methods of walking mediation to get smoother. If it is the seven-year practice program to attain the path of the truth, we should meditate of walking 5 years uninterruptedly and the last two years have a little sit. Only practice like that can we see that attain the truth of Buddhist is not so difficult, just laborious only. So those who want to attain the truth should meditate of walking more. Since meditating of walking more, have will have a sound mind and have no meddling EVIL THINGS, so our minds will be motionless, peaceful, contentment and unscathed. Overcoming consciousness, drowsiness, neutral and obstinacy is all based on walking meditation, so you should remember that in order not to be lazy when practising that wastes a life of being a Buddhist. |