In bài này

VIRTUE OF CONTENT - Bao An

Lượt xem: 5182

 

ĐỨC BẰNG LÒNG

BẰNG LÒNG là một đức hạnh xả tâm cao nhất trong Phật giáo, vì có BẰNG LÒNG tâm mới có an vui. Bằng lòng tức là vui lòng chứ không phải bằng mặt nghĩa là vui lòng trước mặt mà sau lưng thì không vui. BẰNG LÒNG ở đây là vui lòng chấp nhận mọi ý kiến và việc làm của người khác, không có chút gì chướng ngại trong lòng. Bằng lòng tức là chấp nhận và vui vẻ.

Một người luôn luôn giữ gìn được tâm BẰNG LÒNG thì người ấy sống không còn chút gì đau khổ trong lòng. Cho nên cuộc sống chung đụng với mọi người mà người biết sống với đức hạnh BẰNG LÒNG thì người ấy không còn bị những ác pháp làm đau khổ, không còn bị các chướng ngại pháp làm khổ đau.

Tóm lại trong xã hội loài người mà mọi người, ai ai cũng đều biết sống đối xử với nhau bằng những hành động thân, miệng, ý luôn luôn thể hiện đức hạnh: NHẪN NHỤC, TÙY THUẬN và BẰNG LÒNG thì thế gian này yên vui và hạnh phúc biết bao!!!

Thấy biết rõ ba đức hạnh NHẪN NHỤC, TÙY THUẬN và BẰNG LÒNG này sẽ đem lại sự lợi ích rất lớn cho loài người cho nên chúng tôi thường ước nguyện sao cho mọi người thấu hiểu sự sống của mọi người quý báu vô cùng. Ước mong sao mọi người hãy vì sự sống chung nhau trên hành tinh này mà diệt trừ lòng ích kỷ nhỏ hẹp của mình để sống vì mọi người. Sống vì mọi người không phải là lời nói suông mà bằng cả hành động. Sống vì mọi người là sống vì sự sống của mình và của những người khác để cùng nhau xây dựng một xã hội bình an, yên ổn bằng tình thương chân thật với nhau, cho nhau.

Ba đức hạnh này là ba đức hạnh của người tại gia, xin quý vị cố ghi khắc trong tim, vì những lời dạy này là để cho những người tại gia có một lối sống cao thượng, sống vì yêu thương mình và mọi người. Ðạo Phật là một tôn giáo dạy đạo đức cho con người, sống như thế nào để được bình an, yên vui và hạnh phúc, chớ không phải dạy thần thông biến hóa tàng hình kêu mưa, gọi gió, v.v... mà cũng không phải dạy cầu cúng, tụng kinh, niệm chú hoặc niệm Phật cầu tha lực. Cho nên mục đích của đạo Phật ra đời là dạy cho con người sống sao cho xứng đáng làm con người, nhất là những người còn sống tại gia đình, phải đối xử với ông bà, cha mẹ, cô bác, anh chị em, hàng xóm láng giềng, v.v... như thế nào để không làm khổ mình khổ người và chúng sinh. Tức là phải biết đem sự sống đạo đức hòa hợp cùng mọi người, phải biết nhẫn nhục, tuỳ thuận và bằng lòng trong mọi nghịch cảnh.

Còn riêng phần người xuất gia thì hãy xem phần tiếp nối dạy sau đây, chúng tôi sẽ giảng dạy từng pháp môn tu tập oai nghi chánh hạnh trong giai đoạn mới bắt đầu từ người ra khỏi nhà thế tục để rồi trở thành người xuất gia.

Khi bắt đầu vào chùa, khi được xuất gia thì phải tu học pháp nào trước, pháp nào sau. Trong khi đó phải được một vị thầy tu chứng đạo hướng dẫn tu tập và phải cố gắng siêng năng lần lượt tu tập các pháp. Tu tập phải đạt kết quả ở pháp này xong thì mới tu tập ở pháp khác, nếu chưa có kết quả thì phải cố công tu tập cho đến chừng nào có kết quả rồi mới tu tập pháp môn cao hơn. Về giới luật cũng vậy, khi giới luật đức hạnh này giữ trọn vẹn thì mới giữ gìn giới luật đức hạnh khác, chứ không phải ôm đồm tất cả giới luật mà giới nào cũng vi phạm. Pháp tu tập cũng vậy, pháp nào phải tu cho xong pháp nấy chớ không phải pháp nào cũng tu tập. Pháp nào cũng tu tập là tu tập chung chung. Tu như vậy chẳng có kết quả gì, rất uổng công tu tập mà còn phí thời gian vô ích.

Translated by Bao AN

VIRTUE OF CONTENT

CONTENT isthe greatest virtue in Buddhism, because CONTENTbrings peace to our minds. Content is satisfaction, not willing speech but unwilling heart. The CONTENT referred here is being pleased to accept all ideas and work of others, no hindrance inside. Content is acceptance and  being fun. 

One who is always keeping the mind  of CONTENT, he no longer lives with any pain in the mind. So, if one person living with others can keep the virtue of CONTENT, there is no evil thing can suffer him, so does evil obstacle.

In summary, if ,in human society in which everyone, everyone knows treat each other with acts of body, speech and mind always shows the virtues of: patience, and ADAPTATION and CONTENT, how happy and peaceful this world will be!

    Clearly understanding of the three virtues of PATIENCE, of ADAPTATION and of CONTENT will bring many benefits to mankind, so we often wish people understand that their livesare extremely valuable. I hope people, because of a common life on this planet, eliminate the worthless selfishness to live for people. “To live for people” must not be an empty word, but be an action. To live for people is to live the life of their own and of others in order to together build a society of peace, peace by true love to each other, for each other. 

The three virtues are the three virtues of laypeople, please try engraved them in your heart, because these teachings gives laypeople a noble way of life,  to live is to love yourself and love people. Buddhism is a religion teaching ethics to human how to have peace, happiness, does not teach magicor sorcery tmove the Earth and heaven, etc. .., also no divine worship, chanting, mantras or recitation of the Buddha's power to forgive. So the purpose of the introduction of Buddhism is to teach people how to live worth a man’s life, so that people, especially those living at home, how to treat with their grandparents, parents, brothers and sisters,neighbour etc. .. not to suffer people and beings. This means we have to bring the morals to the life in harmony with people, to know be patient, adaptable and satisfied in every cases.

For clergy, see the next part in which we will teach each method ofimposing right conduct practice during the period from a person begins to leave home and become a clergy.

At the beginning of being a clergy, it is important to know what virtue is practiced fist, what then. Meanwhile, must being guided by an enlightenedmonk and try to carry out practice of the methods. To practice to get the result in this dhamma before move to other dhamma, must practice until getting the results and then practice the higher dhamma. It is same to rules, when the rule of virtue is kept, keep others, do not spread all rules whilebreach all of them. Dhamma for practice, too, complete of the dhamma before move to others. Practice all dhamma is a very vague practice way. This does not bring any result, but it’s time consuming and waste of practice effort .