WANDERING MIND - Tri Tuc
VỌNG TƯỞNG (Trưởng Lão Thích Thông Lạc, trích ĐVXP.5, TG.2011, tr.127-142) Hỏi: Kính thưa Thầy, trong khi tọa thiền hoặc đi kinh hành khéo giữ tâm đừng cho niệm khởi, niệm khởi tức là vọng tưởng, có vọng tưởng thì không thể nào gọi là thiền định, có phải vậy không thưa Thầy? Vậy cúi mong Thầy chỉ dạy cho chúng con hiểu rõ chỗ này. Ðáp: Ức chế vọng tưởng không cho niệm khởi, tức là ức chế tâm; ức chế tâm tức là ức chế tâm tham, sân, si; ức chế tâm tham, sân, si sẽ rơi vào định tưởng (Không Vô Biên Xứ Tưởng). Vọng tưởng là gì? Vọng tưởng là những tư niệm lăng xăng tự động khởi niệm trong đầu, phần nhiều thuộc về quá khứ (hồi niệm, hồi ức) và vị lai. Những tư niệm này căn gốc đều do lòng ham muốn và ác pháp tham, sân, si sanh ra, nên kinh sách Nguyên Thủy gọi là tầm ác. Tầm ác là những suy tư, nghĩ tưởng làm khổ mình, khổ người. Theo kinh sách Nguyên Thủy có hai loại tầm đi song song nhau. Vì thế, có bài kinh gọi là Kinh Song Tầm. Kinh Song Tầm dạy chúng ta tư duy quán xét để thấu rõ: 1 - Tầm ác, 2 - Tầm thiện. Người tu theo đạo Phật lúc nào cũng cảnh giác, ngăn chặn và diệt tầm ác. Ngược lại lúc nào cũng tăng trưởng tầm thiện, sống trong tầm thiện. Bài Kinh Song Tầm, số 19, (trong tập 1 Kinh Trung Bộ, trang 261) Phật dạy: “Khi Ta chưa thành Chánh Giác còn đang tu, Ta suy nghĩ như sau: “Ta sống suy tư và chia sự suy tư làm hai phần. Phàm có dục tầm, sân tầm, hại tầm nào, Ta phân thành phần thứ nhất. Phàm có ly dục tầm, vô sân tầm và vô hại tầm nào, Ta phân thành Phần thứ hai”. Như ở trên đã dạy, phàm làm người đều có hai sự suy tư: 1 - Suy tư ác 2 - Suy tư thiện Suy tư ác thì phải ngăn chặn và đoạn diệt, suy tư thiện thì nuôi lớn và tăng trưởng, như trong kinh “Tứ Chánh Cần” Phật đã dạy: “Ngăn ác diệt ác, sanh khởi thiện tăng trưởng thiện”. Suy tư nào ác sẽ làm khổ mình, khổ người thì phải chấm dứt ngay liền; suy tư nào thiện sẽ không làm khổ mình khổ người thì cần phải phát triển những suy tư ấy. Ðó là cách thức tu tập tâm ly dục, ly ác pháp, diệt ngã, xả tâm. Khi phân ra được hai dạng suy tư. Bấy giờ chúng ta quyết tâm sống không phóng dật, nhiệt tâm siêng năng tỉnh giác từng hành động thân ý, từng sự việc làm, từng đối tượng, từng hoàn cảnh, v.v... Khi có niệm khởi lên, ta quán xét niệm ấy có làm khổ mình, khổ người không? Nếu niệm ấy đưa đến khiến ta phiền não, khiến ta mất an vui, thanh thản, cũng như niệm đó khiến cho người khác mất an vui thanh thản, thì đó là niệm ác. Khi ta biết nó là niệm ác thì niệm ấy liền biến mất, nếu không biến mất thì ta dùng pháp như lý tác ý diệt ngay niệm ác đó; nếu nó còn tới lui thì ta tiếp tục quán xét cho thông suốt để trừ bỏ, xả ly và đoạn dứt. Ðó là cách thức tu tập thiền định của đạo Phật, đó là Ðịnh Vô Lậu. Khi đã phân chia làm hai thứ niệm ác và niệm thiện xong, đức Phật khép mình trong khuôn khổ tu tập: “Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm tinh cần. Khi dục tầm (niệm ưa thích) khởi lên. Ta tuệ tri: Dục tầm này khởi lên nơi Ta và dục tầm này đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai, diệt trí tuệ (làm mất trí tuệ) dự phần vào phiền não, không đưa đến Niết Bàn. Chư Tỳ Kheo khi Ta suy tư như vậy; Dục tầm này đưa đến tự hại, thì dục tầm này được biến mất. Chư Tỳ Kheo khi Ta suy tư; Dục tầm này đưa đến hại người, dục tầm được biến mất. Chư Tỳ Kheo khi Ta suy tư: Dục tầm đưa đến hại cả hai, dục tầm được biến mất. Chư Tỳ Kheo khi Ta suy tư: Dục tầm diệt trí tuệ, dự phần vào phiền não, không đưa đến Niết Bàn, dục tầm được biến mất. Chư Tỳ Kheo như vậy Ta tiếp tục trừ bỏ xả ly và đoạn tận dục tầm”. (Trung Bộ 1, Kinh số 19 Song Tầm. Dvedhàvitakka Sutta, MN.19) Ðọc đoạn kinh trên các bạn cần suy nghĩ kỹ. Phật dạy chúng ta xả tâm, ly dục, ly ác pháp, diệt ngã bằng những niệm ác khởi lên trong tâm, khi ta biết nó là niệm ác làm ta khổ, người khác khổ, làm hại ta, hại người khác và làm mất trí tuệ giải thoát của ta, đưa đến khổ đau, phiền não, v.v… Khi ta biết như vậy thì tự nó biến mất. Và cứ tiếp tục tu tập xả ly tâm và đoạn tận từng niệm như vậy, thì tâm chúng ta được thanh tịnh, đời sống chúng ta được giải thoát hoàn toàn không còn khổ đau, phiền não nữa. Ở đây, các bạn chỉ cần thấy được niệm ác khởi lên trong tâm, nó là sự nguy hại, hạ liệt, uế nhiễm, đau khổ thì các bạn sẽ trừ bỏ, xả ly, đoạn tận, viễn ly. Khi trừ bỏ, xả ly, đoạn tận niệm ác thì sự lợi ích rất lớn đến với các bạn là sự thanh tịnh của tâm và các thiện pháp sẽ hiện tiền trước mắt, tâm các bạn sẽ được hoàn toàn an lạc và thanh thản. “Chư Tỳ Kheo, trong khi Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm tinh cần như vậy, khi ly dục tầm khởi lên. Ta tuệ tri như vầy: Ly dục tầm khởi lên nơi Ta và ly dục tầm này không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai; tăng trưởng trí tuệ, không dự phần vào phiền não, đưa đến Niết Bàn. Chư Tỳ Kheo nếu ban đêm Ta suy tư quán xét (về sự ly tầm) mà không ly tầm ác thì Ta thấy sợ hãi, dù rằng ban ngày Ta cũng sợ hãi. Chư Tỳ Kheo nếu ban đêm lẫn ngày, Ta suy tư quán xét quá lâu, thân ta có thể mệt mỏi, khi thân mệt mỏi thì tâm bị dao động, khi tâm bị dao động thì tâm rất khó định tỉnh. Này chư Tỳ Kheo, rồi tự nội thân Ta trấn an tâm, trấn định tâm, khiến được nhất tâm, khiến thành định tỉnh. Vì sao vậy? Vì để tâm Ta khỏi dao động”. (Trung Bộ 1, Kinh số 19 Song Tầm) Ðọc đoạn kinh này các bạn thấy Phật dạy tu tập rất cụ thể: Khi ta tu tập ly dục, ly ác pháp do sự tư duy quán xét lâu quá khiến thân ta mỏi mệt và do mỏi mệt tâm ta bị dao động nhưng cuối cùng nội thân chúng ta phải tự trấn an, định tỉnh. Chỗ này dạy chúng ta quán xét cố gắng ly tầm dục và ác pháp dù chúng ta có mỏi mệt nhưng phải cố gắng tiếp tục quán xét để ly tầm dục và ác pháp cho được. Ở đây chúng ta cũng phải hiểu sự mỏi mệt cũng là một ác pháp, vì thế chúng ta đừng nên dao động tâm mà tiếp tục sự tu hành đẩy lui các chướng ngại pháp, trong đó có pháp mỏi mệt. Sự mệt mỏi đến mức độ nào đó là nội thân ta tự nhiên phản xạ hoặc ta quán xét trấn an và định tỉnh tâm, tức là tâm không dao động về sự mỏi mệt, khi đó ta liền đạt được nhất tâm. Ở đây chúng ta quán xét để ly dục ly ác pháp (tầm dục) thì chúng ta đạt được nhất tâm, chứ không như kinh sách Ðại Thừa và Thiền Ðông Ðộ dạy tu ức chế tâm (chẳng niệm thiện niệm ác để được nhất tâm). Hai cách thức tu tập khác nhau rất xa:
Nếu một người quyết tâm ly dục ly ác pháp thường theo pháp như lý tác ý thì tâm có khuynh hướng sẽ ly dục ly ác pháp và tâm ly dục ly ác pháp thì nội thân được trấn an tâm, trấn tỉnh tâm khiến tâm được nhất tâm và định tỉnh. Khi tâm tự nhất tâm, định tỉnh, lúc bấy giờ tự tâm phát dũng mãnh, tinh tấn không có tiêu cực, niệm không tán loạn được an trú, khinh an, không có cuồng nhiệt, tâm luôn định tỉnh, nhất tâm. Khi ấy ta nhập Bất Ðộng Tâm, từ nơi Bất Ðộng tâm ta có đủ bốn Như Ý Túc, từ bốn Như Ý Túc ta nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền và Tứ Thiền bằng sức tịnh chỉ thanh tịnh của tâm. Cuối cùng, sức thanh tịnh tịnh chỉ của tâm đó, ta thực hiện Tam Minh một cách dễ dàng không có mệt nhọc, không có khó khăn. “Chư Tỳ Kheo, nếu Tỳ Kheo suy tư, quán xét nhiều về ly dục tầm, vị ấy từ bỏ dục tầm. Khi tâm đã đặt nặng về ly dục tầm, tâm vị ấy có khuynh hướng về ly dục tầm… “Chư Tỳ Kheo, nếu Tỳ Kheo suy tư, quán xét nhiều về ly dục tầm, vịấy từ bỏ dục tầm. Khi tâm đã đặt nặng về ly dục tầm, tâm vị ấy có khuynh hướng về ly dục tầm… Chư Tỳ Kheo, ví như về cuối mùa hè, khi tất cả lúa gạo cất vào kho thóc, một người mục đồng giữ các con bò. Khi người mục đồng ở dưới gốc cây hay ở ngoài trời, người ấy có thể nghĩ đến có việc cần phải làm và người ấy nghĩ: “Ðây là những con bò”. Chư Tỳ Kheo cũng vậy ở đây có việc cần phải làm và ta nghĩ : “Ðây là những pháp”. “Chư Tỳ Kheo. Ta phát tâm dũng mãnh, tinh tấn, không có tiêu cực, niệm không tán loạn được an trú, tâm được khinh an, không có cuồng nhiệt, tâm được định tỉnh, nhất tâm. Ta ly dục ly ác pháp chứng và trú Thiền Thứ Nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm tứ. Diệt tầm và tứ, Ta chứng và trú Thiền Thứ Hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh. Không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú. Ta chứng và an trú Thiền Thứ Ba. Xả lạc, xả khổ diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước. Ta chứng và trú Thiền Thứ Tư không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh". Ðến đây các bạn đã hiểu rõ bài kinh Song Tầm đức Phật đã chỉ dạy cặn kẽ rõ ràng, chỉ còn chúng ta có quyết tâm tu hay là không tu mà thôi. Ðường lối tu tập của đạo Phật là phải xa lìa lòng ham muốn và các ác pháp trong tâm ta, sống và nuôi lớn thiện pháp, nghĩa là diệt tầm ác mà sống tầm thiện, tức là ly dục ly ác pháp, để đem lại cuộc sống an vui và hạnh phúc cho mình, cho người, chứ không phải diệt niệm thiện, niệm ác. Khi sống với tầm thiện thì tâm ta thanh tịnh không có hoàn cảnh, đối tượng nào, khiến tâm ta dao động, do đó gọi là tâm giải thoát không còn khổ đau vì cuộc sống làm người. Người sống được như vậy gọi là nhập Bất Ðộng Tâm Ðịnh hay là nhập Vô Tướng Tâm Ðịnh. Tâm thanh tịnh là tâm có đủ đạo lực sai khiến (điều khiển) và làm chủ được sanh già, bệnh, chết, tức làm chủ nhân quả hay còn gọi là làm chủ sự sống chết (muốn chết lúc nào chết cũng được, muốn sống lúc nào sống cũng được, gọi là tự tại sanh tử hay là ra vào nhà sanh tử). Tâm thanh tịnh (tâm như đất) là tâm thiền định của đạo Phật, chứ không phải tâm hết vọng tưởng (chẳng niệm thiện niệm ác). Tâm hết vọng tưởng chỉ là tà thiền, tà định của ngoại đạo. Bởi vậy kinh sách Phật dạy tu tập thiền định không khó mà không sợ điên khùng, loạn óc (tẩu hỏa nhập ma), chỉ có duy nhất chuyên tu xả tâm mà thôi, để đạt được một tâm hồn thanh thản, an lạc, và vô sự, từ đó nhập các định làm chủ sự sống chết dễ như trở bàn tay. Tà kiến, ác pháp mà các bạn đang theo tu, không chịu xả tâm mà cứ mãi ức chế tâm cho hết niệm thiện niệm ác thì các bạn rơi vào tà định, tà thiền thì ngàn đời muôn kiếp các bạn tu chẳng tới đâu cả, chẳng làm chủ sự sống chết, chỉ uổng công tu mà thôi. Cho nên, Phật bảo chúng ta phải sống đúng tám nẻo gọi là “Bát Chánh Ðạo”, tám nẻo này dẫn tâm đến chỗ xả ly không còn đau khổ, phiền não, làm chủ cuộc sống. Ngược lại các bạn tu mà không hiểu rõ đường lối của Phật dạy, bị kinh sách phát triển Ðại Thừa và Thiền Ðông Ðộ lừa đảo, tu chết người mà chẳng làm chủ gì. Nếu người trước dạy người sau tu tập, miệng nói Bát Chánh Ðạo mà sống thì trong Bát Tà Ðạo. Bát tà đạo là tám con đường tà: 1-Tà kiến, 2-Tà tư duy, 3-Tà ngữ, 4-Tà nghiệp, 5-Tà mạng, 6-Tà tinh tấn, 7-Tà niệm, 8-Tà định. Trong Kinh Song Tầm Phật nhắc nhở các vị Tỳ Kheo: “Chư Tỳ Kheo, con đường nguy hiểm chỉ là con đường tà đạo có tám ngành, tức là tà tri kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định” Những điều tu sai, ức chế tâm, đó là tà định. Sống phạm giới, bẻ vụn giới, không lấy giới luật phòng hộ sáu căn, sống cuộc đời không thiểu dục tri túc, ăn uống phi thời là sống trong tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà niệm. Ðiều này chắc ai cũng biết; biết mà không dám nói ra, vì nói ra sẽ đụng chạm với các Phật tử và tu sĩ Phật giáo Ðại Thừa hiện giờ, vì họ đều sống và tu trong Bát Tà Ðạo; vì con đường của Phật giáo hiện giờ tu sĩ đều thực hành pháp của ngoại đạo. Từ pháp môn niệm Phật để được nhất tâm, đến pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh đều là hướng đi của ngoại đạo; biến dần người tu sĩ Tịnh Ðộ làm thầy cúng giống như các vị Bà La Môn cúng tế. Trong chùa Tịnh Độ, một số các thầy có cuộc sống như gia đình thế gian, tu sĩ thì có vợ con, và làm đủ mọi nghề sanh sống, thậm chí còn làm nghề bắt tôm, nuôi cá, tu sĩ chỉ còn là chiếc áo và cái đầu cạo trọc mà thôi. Mật Tông đưa các thầy tu tập đạt thần thông, phép lạ để làm thầy trị bệnh, trừ tà, ếm quỷ; biến dần vị Tỳ Kheo thành một vị phù thủy. Những vị thầy này thường xưng là Giáo Chủ, bày nhiều trò, lừa đảo gạt người cúng tiền của và cả tình yêu. Pháp môn tu hành bày ra nhiều điều gợi tâm dục khiến cho con người dễ sa ngã vào đường tội lỗi. Thiền Tông thì khéo léo hơn hai Tông trước, nhưng lại xây dựng một thế giới Niết Bàn thường, lạc, ngã, tịnh tuyệt vời, cao vòi vọi. Như “Phật tánh” qua những ngôn ngữ rất kêu: “Kiến tánh thành Phật”, “giác ngộ, triệt ngộ, chứng ngộ, v.v...” nhưng cuộc sống lại phạm giới, phá giới luật, sống không thiểu dục tri túc, không phòng hộ sáu căn; tuy ngoài miệng nói không dính mắc nhưng cuộc sống đều dính mắc tất cả. Ðọc bài Kinh Song Tầm các bạn hiểu rõ đạo Phật không diệt vọng tưởng cũng không dừng vọng tưởng, mà chỉ biết tâm mình có vọng thiện, vọng ác; để biết tâm mình có ly dục, ly ác pháp chưa. Nếu chưa, thì hãy cố gắng xả ly tâm ác của mình (tham, sân, si) còn tâm thiện thì luôn luôn sống với nó, chỉ xả tâm ác chứ không phải xả niệm ác. Ngược lại, Thiền Tông thì xả niệm ác, niệm thiện mà không xả tâm ác nên tu mãi, kết quả chẳng có làm chủ sống chết gì cả, chỉ vì tu sai pháp. Trên đây là nói về phần “tầm”, còn “tứ” thì chưa nói đến. Bên Thiền Tông, người tu phải giữ tâm chẳng niệm thiện niệm ác. Khi tâm tự chủ khởi ra một niệm gì thì Thiền Tông cho đó là “vọng tưởng”. Nếu tác ý, tức là “tứ” thì Thiền Tông không chấp nhận, cho đó là “vọng tưởng” và cho tu như vậy không đúng trạng thái tâm vô niệm của Thiền Tông vì còn có ý, còn tùy ý; phải giữ tâm không có một niệm nào xen vào thì mới gọi là thiền định. Cho nên vào thế kỷ thứ 18 các thiền sư Trung Hoa chế ra pháp môn tham thoại đầu và khán công án, những pháp này ức chế tâm rất cao độ, gọi là lấy độc diệt độc. Do chỗức chế tâm cao độ, nên con đường Thiền tông bế tắc không còn lối tu tiến tới làm chủ sống chết được nữa. Tuy chế ra pháp môn ức chế tâm như vậy, nhưng người tu khó đạt thành “tâm không”, vì ở tâm không niệm sanh ra nhiều trạng thái tưởng, dễ lạc vào tà thiền. Người có khả năng ức chế gom tâm được thì rơi vào pháp tưởng mà Thiền Tông gọi là “Triệt ngộ”, tưởng giải toàn bộkinh sách Ðại Thừa và 1700 công án. Người không ức chế và gom tâm được thì tu chẳng đến đâu, chỉ kiến giải lượm lặt như nhai lại bã mía của người xưa rồi nói thiền nói đạo chứ chẳng biết thiền đạo là gì. Cho nên người tu theo Thiền Tông nghe người tu phải tác ý trong lúc ngồi thiền đều cho sự tác ý đó là bị vọng tưởng, có vọng tưởng. Không ngờ sự tu tập “Như lý tác ý” lại biến thành một đạo lực siêu việt làm chủ được thân tâm, muốn sống muốn chết dễ dàng, không có khó khăn, không có mệt nhọc, muốn ngồi nhập định bảy tám ngày hoặc một tháng, hai, ba tháng đều như ý muốn, không có khó khăn, không có mệt nhọc, ngồi bất động như gốc cây, cục đá, nhưng rất tỉnh táo không ai bằng, trời sét không nghe. Thế mà Thiền Ðông Ðộ chê pháp như lý tác ý là vọng tưởng, không ngờ pháp môn như lý tác ý là một pháp môn tuyệt vời, giải quyết được bốn sự đau khổ của con người và còn giúp cho chúng ta thực hiện ba loại thần thông mà không có một loại thần thông nào của ngoại đạo hơn được. Toàn bộ giáo trình về pháp môn tu tập thực hành của đạo Phật thì pháp như lý tác ý là một pháp môn độc đáo, tuyệt vời nhất, cũng là một pháp môn nòng cốt nhất của đạo Phật. Bắt đầu từ tu tập giới luật xả tâm đến tu tập Thiền Ðịnh và Tam Minh đều dùng nó. Do đó, khi tu tập, duy nhất chúng ta phải nhiệt tâm với pháp môn này, nhờ đó mới có đủ đạo lực, mới có thể làm chủ sanh, lão, bịnh, chết. Chỉ có tu tập pháp môn “như lý tác ý” này chúng ta mới có một đạo lực siêu việt không thể nghĩ lường được.
Bởi vậy, pháp như lý tác ý là pháp môn độc nhất của đạo Phật để đưa con người thoát ra cảnh khổ của kiếp người và biến hành giả trở thành một siêu nhân, một Thánh nhân. Thiền Tông và Ðại Thừa không hiểu, chê pháp môn “như lý tác ý” là vọng tưởng thật là một sai lầm rất lớn./. |
Translated by Tri Tuc WANDRERING MIND (Thera Thích Thông Lạc, extracted from ĐVXP.5, print and public permission by TG.2011, pp.127-142) Q : Dear master, while sitting meditation or walking meditation, we must well maintain to pause to thought arises, if there is any thought arising, there can not be well meditation, is not it master? Please teaches us to understand this point. A : Supress wadering mind means do not allow any thought arising, it is suppression the mind; Supress the mind is suppress of greed, hatred, ignorance; suppress of greed, hatred and ignorance will fall into the delusion meditation (the sphere of infinite space.). What is wandering mind? The wandering mind is thoughts automatically arising from the head, much of the thought of the past (reminiscences, recollections) and future. The roots of this thought is born by evil desires, greed, and hatred. Theravada texts should call evil thoughts. Evil thoughts are thinkings suffering himself , suffering others. According to Theravada text there are two types of thoughts parallels, the sutta called two folds of thoughts (Dvedhavitakka Sutta, MN.19 ). It teaches us to consider this thinking to grasp at: 1- Evil thought 2 . Good thought. The Buddhist practitioners always alert, prevent and eliminate evil thoughts, but make good thought arises, living with it. In the sutta of two folds of thoughts (Dvedhavitakka Sutta, MN.19 ), Buddha said : "When I was an enlightenment seeker , this occurred to me : What if I arranged my thoughts in two folds . So I arranged these desires, angry and hurting thoughts in one fold, and arranged non-desire, non-angry and non-hurting thoughts in the second fold.". As above the buddha taught that everyone has twofolds of thoughts: 1 - Thinking evil 2 - Thinking wholesome or good to thought . Evil thoughts must stop and eliminate, wholesome (good to thought) must raised and improve them grow, as in the sutta "Four Right Effort" Buddha taught: "Prevent and eliminate the evil thinkings, improving and growing the wholesome thinkings". Evil thoughts will suffer himself, suffer others we must end immediately; thoughts would not suffer himself, not suffer others must be developped. That is the practice withdrawn from desires and from evilness, cessation self and letting go the thought. When separated by two folds of thoughts, then we determine to live no distractions, diligence, aware in each action of our body and mind, subject of action, each circumstance, etc. When a thought arises, we observe that thought would make suffering himself, suffering others or not? If that thought was taken to make our afflictions, we lose joy, serenity, as well as that thought make others lose joy, make other lose serenity, then that thought is bad, evil. When we know it is the evil thought, it disappears automatically, if it does not, we use “the method making the mind works according to the will” to dismiss that thought; if it still appears again we contemplate completely knowing it, then let it go and cessation it. It is the way the Buddhist practices for concentration, it is the concentration free of desire. Once divided into two kinds of thoughts: evil thoughts and good to thought, the Buddha put himself in the framework of cultivation: "I live without distractions, ardent, zeal. When desire thought would arise, I know: this desire thought has arisen in me, it is injurious to me, to others and to both. It destroys of wisdom, on the side of trouble and not conducts to Nibbana. Bhikkhus, when I think so; this desire thought is injurious to me, it disappears. Bhikkhus, when I think this desire thought is injurious to others, it disappears. Bhikkhus, when I think this desire thought is injurious to both, it disappears. Bhikkhus, when I think: this desire thought destroys wisdom, partakes of afflictions, not leads to Nibbana, this desire thought disappears . Bhikkhus, I continue to rid of desire thoughts, detach them and annihilate them.”. (Dvedhavitakka Sutta , MN.19 ) Reading this passage you should think carefully. The Buddha taught us to discharge the mind by secluded from desires, destroy the self. When we know the evil thought came in the mind, it is bad idea, making us suffer, suffer others, harms us , and harms others, loses our wisdom of liberation, bring suffering, unhappiness to us, etc. When we know so then it disappears. We continue to discharge the mind by secluded from desires for each thinking, and at last our mind is purified, our lives are freed absolutely, we do not suffer, do not be unhappy anymore. Here, you just see the evil idea in your mind, it is dangerous, inferior, defiled, suffering, you shall take them away, renunciation , total annihilation , secluded . When abolish , renunciation , annihilation of evil mind you will get huge benefit , it is the purity your mind and you will have good behavior, your mind will be totally peaceful and serene. "Bhikkhus when I live diligent, zeal, ardent so, the non-desire thoughts arises. I know that: the non desire thoughts have arisen to me but the non desire thoughts is not injurious to me, not injurious to others and not injurious to both; intellectual growth, not partake of afflictions, leads to Nibbana. Bhikkhus, if in the night I observe on desire thought but cannot dispel it, I see fear on account of it, if I observe on desire thought throughout the day, I see fear on account of it too. Bhikkhus, in the night and during the day when I think too long, my body gets exhausted. When the body is exhausted, the mind is disturbed, the disturbed mind is far from concentration. Bhikkhus, then my internally body itself reassure, re-concentration, single-mindedly, then I became concentrated. What is the reason: for my mind not to be disturbed.” (Dvedhavitakka Sutta , MN.19 ) Reading this passage you see the Buddha taught us very specific: When we practice withdrawn from desire thoughts, due to the long process of thinking that our body is exauted, by this, our mind is disturbed, but at last our internal body have to re-assure, re-consentration. This place, the buddha taught us to contemplate trying secluded from desire, we tired but must try to annihilate desire and evil mind. Here we also have to understand the fatigue is also an evil factor, an obstacle. So we should not fear of it but continue contemplate to repel the obstacles, even the body tired . The fatigue comes to a point that internal body naturally reflection or we contemplate concentration it means the mind has no disturbed by tired and immediately reaches the single-mindedly. Here we observe to secluded from desires and from evilness , we achieved single-mindedly, not as the expanded scriptures and Zen teaches us to suppress our mind to have no thinking (to be single-mindedly means eliminating thinking). Two practices are different too far: • On one side, suppress the mind to have no thought to be the single-mindedly. In doing so will enter the delusion concentration and to achieve delusion dhamma , not mastered birth , aging , sickness and death , running to the desires , expanding delusion consciousness , clinging Buddha-nature, will fell into heresy. In doing. So it does not control of life and death and longevity , but turn Buddhism selflessness to Buddhism has self. • On one sides, observe to discharge the mind no desire, evilness to have single-mindedly; no desire, hatred, ignorance, sloth and torpor, uncertainty, evilness, the mind will be purified. Thanks to the purified mind, the mind has power to mastering living and dead, has the four psychic powers to perform Sanming. If a person determines to prevent and eliminate the evilness, he often uses the method making the mind works according to the will, his mind tends to discharge desires and evilness, his internal body will be calm, the mind will be concentrated, single-mindedly. When the mind is single-mindedly, concentrated , at that time the mind itself is so brave, diligence, no negative, not helter-skelter, calm, no hectic, always concentrated, single-mindedly. At that time, we enter unshaken mind, we have four psychic powers, we enter the first jhana, the second jhana, the third jhana and the fourth jhana by the force of cessation of pure mind. And finally with the force of cessation of pure mind, we implement Sanming easily, non fatigue. "Bhikkhus , when the bhikkhu thinks non-desires and non-evilness, he gives up desires. When the mind thinks non-desires, it tends to withdraw from desires. Bhikkhus, if a bhikkhu keeps thinking with non-desire too long, he abandons thinking non-desire. When thinking non-desire his mind tends to imbue non-desire. Bhikkhus, like the cowherd, in the last month of summer, when the crops have kept in the barn, the cowherd under the shade of a tree or out in the open, can think of what thing must do and he thought: "These are the cows". Bhikkhus, I also thought there something must do and I thought "These are the Dhamma.". "Unflagging persistence was aroused in me, effort, non negative, mindfulness, calm, no ebulliency, my mind concentrated and single-mindedly. I withdraw from desire, evilness, I entered and remained in the first jhana, a state of bliss born of annihilating of desire, with thinking. Eliminated thinking, I entered and remained in the second jhana, a state of bliss born of concentration, without thinking, internally concentration, single-mindedly. Withdrawn from rapture remained in equanimity, my body felt pleasure which the Noble Ones said "Withdrawn from thinking remained in pleasantness", I entered and remained in the third jhana. With the abandoning of the earlier pleasure and pain, destroying rapture and worries, I entered and remained in the fourth jhana without neither pleasure nor pain, withdrawn off equanimity pure mind”. (Dvedhavitakka Sutta , MN.19 ) At this point you have understood text Dvedhavitakka Sutta clearly, the Buddha taught us thoroughly clear, only we have determined to practice or not. The way the practice of Buddhism is to get rid of the desires and eliminate the evilness in our mind , grow goodness and live with it, it means to discharge desires and evilness to bring joyful and happy life for oneself and others, do not eliminate good idea and evil idea. When living with good thinking, our mind become pure , not any circumstances, any object could make our mind fluctuated, so called the mind be liberated, not suffering for human life. Anyone who lives so, his mind enters a state of concentration called the unshaken mind or the formless concentration mind . Pure mind is the mind have enough religious power to order the mind (control) and master aging, sickness and death, it means master the causal law or master the living-dying (want dead at will and want live at will, it is call live or die for free will or going in and out the house of birth and death). Pure mind (mind as soil ) is the mind of Buddhist meditation, not the mind without all thoughts (no thinking, evil or good). The mind does not allow all thoughts is the mind of heresy meditation, the mind of pagans. Therefore Buddhist scriptures teach the practice of meditation does not hard, not fear crazy, not deranged brain (evilness possessed the mind). The practice only withdraws the evil mind in order to achieve the mind totally peaceful, serene and do nothing, and from that mind enter four jhanas, to master of life and death as easy as turning a hand. Wrong view, evil meditation which you are practicing, you do not discharge the evil mind but suppress it to achieve the mind without thinking. If doing. So you only go to wrong meditation, wrong concentration, although you practice thousands of years you come to nowhere, do not master the living and dead, only vain your practicing labour. So the Buddha told us to live in accordance with right eight paths called "Eightfold Path". These eightfold paths lead us towards detachment evil mind, do not longer suffer, afflict, master the life. However if you practice without understanding the Buddha's teachings, you practice deadly with the swindling guide of scriptures of Mahayana and Eastern Zen, you will not master anything. The previous person teaches the followers, he is saying eight fold paths but live in wrong paths. Eight wrong paths are: 1- wrong view 2- wrong thinking 3- wrong speech 4- wrong actions 5- wrong livelihood 6- wrong effort 7- wrong mindfulness 8- wrong concentration . In Dvedhavitakka Sutta, the Buddha reminded bhikkhus: "Bhikkhus, the dangegous paths only denoted for the wrong path with eight branches: wrong view, wrong thinking, wrong speech, wrong actions, wrong livelihood, wrong effort, wrong mindfulness, wrong concentration". Wrong practice is suppressing the mind, it is wrong concentration. Violating precepts, broken precepts, whole life without few desires, satisfaction with any condition, eating non-time, it is living in wrong view, wrong thinking, wrong speech, wrong actions, wrong livelihood, wrong concentration. Surely everyone knows; knowing but dare not to speak, speaking would touch Buddhist followers and Mahayana monks who are living in eight wrong paths. Now the practicing of Pure Land Buddhist monks follow pagans, from recite the Buddha's name to be single-mindedly, to be rebirth , are pagan way; gradually turning Pure Land monks become the shamans, like the Brahmin immolate. In Pure Land Buddhist temples, some monks have a life as world life. Monks have wives and kids, and do every job to be alive, even as catching shrimps, fishing. Monks differ with the normal life only in the robe and the shaven head. Tantric monks practice tantra to have psychic power, miracles, to become healers, to be exorcists, gradually turning monks into witches. These monks are often called themselves the leader of a sect, they present many ways to scams, to dupe people, therefore people volunteer to give them money and even sex. Spiritual practices laid out many things help developping desires which make people easy to fall into sin. Zen is more skilful than the previous two, but it builds the Nibbana with five state: permanent , bliss, self, pure, towering. As " Buddha nature " through the language : "see Buddha nature become the Buddha". They use fancy language, such as "Buddha nature, enlightened, thoroughly enlightened, enlightenment, etc." but their lives in violating precepts, broken precepts, they live without few desires, satisfied with any condition, they do not protect six senses; they said no cling, but they cling all things. Reading the sutta of two folds of thoughts, you understand Buddhism does not kill nor stop wandering mind, but just know the mind has good or evil thought to discharge the mind. If not yet we must try to discharge the evil mind (greed, hatred and delusion) always live with wholesome. Discharge the evil mind not the evil thoughts. Conversely, Zen discharges evil thoughts and good thoughts but not evil mind so that they practice for long time but do not master the death at all, because they are practicing wrong method. Above talking about the "thought", now mentioned the "volition". In Zen practition method, practitioners should keep their mind no evil thoughts nor good thoughts. When the mind has any thought, Zen considers it's "wandering mind". If there is any volitionnal thought, Zen does not accept, said incorrect with no-mind of Zen. If there is volition thought, Zen said the mind still having thought, practitioner must keep their mind without any thought, Zen called good meditation. So on the 18th century Chinese Zen monks invented Hua Tou and Koan, inhibited and supressed the mind very high, Zen said discharging the toxic by the poison. Because they inhibited the mind extreme high, so the Zen practitioners do not master life or death, the Zen practitioners seem the deadlock. Athough it has method but does not bring any benefits for practitioners because when their mind has no thought it often goes to wrong way, has many delusion which understand all Mahayama scriptures and 1700 koans, Zen called "thoroughly enlightened”. Monks who can not compress his mind and concentration, practiced to nowhere, only gleaned ruminating sugarcane bagasse from ancient. They said meditation or Zen but not really knowing what is the meditation or zen. Therefore Zen practitioners hearing Buddhist use the method making the mind works according to the will during meditation, they consider this method is not exact the way of Zen, the method making the mind works according to the will during meditation is the volition thought, volition thought is still thinking. No doubt the method "making the mind works at will" turned into a supernatural religious power mastered body and mind, want to live to die at will easily at any time, no difficulty, no fatigue, wanted to sit in samadhi seven or eight days, or a month, two months, three months were as expected, no difficulty, no fatigue. Sitting motionless as a tree, as a rock, but very sober, unheard lightning. Yet that Zen criticized the method making the mind works according to the will is the mind still thinking, still has volition, no doubt the method making the mind works according to the will is an excellent method, it solves the four human suffering and also enables us to perform three types of psychic power, not a pagan psychic power could do so. The entire curriculum of Buddhist practice, the method making the mind works according to the will is the unique, the best, as well as the core teachings of Buddhism. From starting practice discipline to discharge the mind to meditation and Sanming (the three knowledges) are used the method making the mind works in according with the will. Thus, when practicing, we must ardently with this method, so that we have the religious power, we could master the birth, aging, illness, death. Only practice “the method making the mind works in according with the will” we could have the religious super power which can not think of inestimable. • To rid ourselves of greed and eliminate anger, ignorance, conceit of self, suspicion (misgive) is the only "the method making the mind works according to the will" could withdrawn from desire and evilness, no other method could do. • To enter the concentration, the four supernormal powers is the right instruction having the religious power to enable the practitioner enters immediately any concentration according to his will, he must also use “the method making the mind works in according with the will". • To implement the Sanming, apart of "the method making the mind works in according with the will " no other method could do. Therefore , the "method making the mind works in according with the will" be unique practice of Buddhist to bring people out of the affliction of unpleasant, suffering and the condition to transform the practitioner to be a superhero, a saint. Zen and Mahayana do not understand, they patente “the method making the mind works in according with the will" is wandering mind, it is a huge mistake. /. |