FREFACE OF THE BOOK 2, NLGPD -TriTuc
LỜI NÓI ĐẦU NLGPD 2 (Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích NLGPD.2, TG. 2011, tr.05-18) Những lời Phật dạy trong tập sách này giới thiệu cho các bạn biết rất rõ ràng, pháp môn tu hành của Phật giáo là pháp môn nào, để mọi người khỏi phải tu lầm lạc pháp môn của ngoại đạo Ðại Thừa và Thiền Tông. Nhờ lời dạy nhiệt tình tha thiết của đức Phật đối với những người đời sau: “Với pháp này, Ta đã chơn chánh giác ngộ, Ta hãy cung kính đảnh lễ và sống y chỉ pháp ấy”. Vậy pháp ấy là pháp gì? Pháp mà đức Phật cung kính đảnh lễ ở đây là “GIỚI, ÐỊNH, TUỆ”. Tại sao chúng ta biết là Giới, Ðịnh, Tuệ? Do lời di chúc trước khi Phật nhập Niết Bàn: “Này các Tỳ Kheo, sau khi Ta nhập Niết Bàn thì các Thầy hãy lấy giới luật và giáo pháp của Ta làm Thầy, làm chỗ nương tựa vững chắc”. Do lời dạy này, chúng ta đặt trọn lòng tin nơi Pháp Bảo và cố gắng hết sức tận cùng, nỗ lực siêng năng tu tập không dám biếng trễ, không lùi bước trước mọi hoàn cảnh hiểm nguy và mọi sự khó khăn. Bất cứ một vật gì cản lối thì chúng ta đều vượt qua với một nghị lực kiên cường và đầy cương quyết sắt đá. Có tu tập như vậy, chúng ta mới là người chiến thắng. Phải không các bạn? Lời dạy đầu tiên trong tập sách này, đức Phật khéo léo nhắc nhở và gieo vào lòng chúng ta một niềm tin sâu, khiến chúng ta phải đặt trọn lòng tin với pháp môn này. Pháp môn mà đức Phật là người đầu tiên đã thực hiện tu tập đến nơi đến chốn trong muôn vàn sự thử thách của nghiệp lực nhân quả trong nhiều kiếp làm người… Lời dạy thứ hai của đức Phật là nhắc nhở chúng ta phải siêng năng tinh cần tu tập những điều cần thiết, chứ không phải tu những pháp không cần thiết hay tu cho có hình thức, mà phải tu tập thật sự, tu từng giây, từng phút, tu rất kỹ lưỡng và liên tục từ ngày này sang ngày khác không nên biếng trễ, gián đoạn. Chúng ta nên lưu ý lời dạy của đức Phật rất rõ ràng và cụ thể: 1- Hằng ngày phải tinh cần siêng năng chế ngự tâm mình, đừng để tâm buông lung chạy theo các dục, dính mắc các trần. Ðừng để tâm bị tác động bởi những ác pháp từ mọi phía bên ngoài tấn công vào. Phải luôn giữ tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ. 2- Hằng ngày phải tinh cần đoạn tận những ác pháp không được để tác động vào thân tâm, phải luôn giữ tâm thanh thản, an lạc và vô sự. 3- Hằng ngày phải tinh cần tu tập những pháp môn mà đức Phật đã dạy gồm có 37 phẩm trợ đạo. 4- Hằng ngày phải tinh cần siêng năng hộ trì các căn tức là sống độc cư trọn vẹn không được làm cho giới độc cư khờn mẻ, phải giữ gìn cho nguyên vẹn. Ðây là những điều hằng ngày chúng ta phải siêng năng tu tập không biếng trễ với bốn sự tinh cần này. Ðừng nên nghĩ tưởng rằng các pháp ảo tưởng theo kiểu Ðại Thừa và Thiền Ðông Ðộ là đúng phápcủa Phật. Không đâu các bạn ạ! Những pháp ấy là pháp tưởng, là pháp tu sai lệch sẽ rơi vào tưởng giải, tưởng định thì rất nguy hiểm cho hành giả, cho các bạn. Lời khuyên thứ ba, Ngài nhắc nhở chúng ta đừng nên chấp đắm những gì trong thế giới của con người, nó chỉ là các duyên hợp lại mà thành, không có vật gì là thật, là bền chắc, là vĩnh viễn, là của mình, là mình cả. Nó chỉ là ảo ảnh, là bọt nước, nó là hư tưởng, là tưởng tri chứ không phải là liễu tri. Ðây là lời khuyên thật chân tình của Phật để chúng ta thoát ra khỏi những ảo ảnh, hư tưởng của thế giới con người đang sống, đang chìm đắm trong mê lầm. Và đây lời khuyên cuối cùng của tập sách này, chúng ta phải hiểu có ba điều đểđoạn tận các lậu hoặc: 1- Ðộc cư 2- Ăn uống 3- Tỉnh giác. Ba điều này là ba vấn đề quan trọng trong cuộc đời tu hành của chúng ta để đi đến tâm vô lậu hoàn toàn. Tóm lại, trong tập sách này Phật dạy cho chúng ta biết pháp nào tin tưởng thì phải tin tưởng tuyệt đối, hết sức tin tưởng, đừng tin tưởng lừng chừng. Ngoài ra, tất cả các pháp khác thì không nên tin tưởng. Vì nếu tin tưởng nhiều pháp sẽ làm ảnh hưởng đến sự tu tập rất lớn, do tâm bị phân tán không gom tâm thành khối, không xả được tâm, không ly được dục. Khi tin tưởng rồi thì những pháp nào tu tập cần phải chuyên cần tu tập cho nhuần nhuyễn. Và cũng nên nhớ một điều rất quan trọng là lúc nào cũng cần phải hộ trì sáu căn. Hộ trì sáu căn cho vững chắc, không được buông lỏng để cho sáu căn rong ruổi theo sáu trần. Sáu căn rong ruổi theo sáu trần thì sự tu tập của chúng ta chưa biết đến chừng nào mới xong. Trong tập sách này Phật dạy rất rõ ràng, không còn chỗ nào là không hiểu. Hiểu rõ rồi nhưng còn tu tập cho đúng là một điều khó. Khó, nhưng được người có kinh nghiệm hướng dẫn thì thành dễ, các bạn ạ! Chỉ những lời dạy bấy nhiêu đây cũng đủ cho chúng ta tu tập đi đến giải thoát hoàn toàn nếu chúng ta có quyết tâm cao. Kính thưa các bạn! Trong cuộc đời tu hành của chúng tôi, lúc sắp tuyệt vọng tận cùng của sự tu hành, vì lúc bây giờ chúng tôi đã 52 tuổi đời, 44 tuổi đạo, mà tu hành chẳng ra gì, chỉ đạt những thứ thiền tưởng, khiến cho chúng tôi cảm thấy cuộc đời của mình đời chẳng ra đời, đạo chẳng ra đạo. Chín năm trời nỗ lực miệt mài tu tập, đem hết sức sinh mạng của mình ra chiến đấu với giặc sanh tử, ngày đêm không dám ngơi nghỉ, chỉ mong sao làm chủ được sự sống chết. Nhưng chín năm trời ấy như công dã tràng xe cát. Chúng tôi sắp đi tìm cái chết vì không còn biết pháp nào tu tập hơn nữa. Tin nơi Thầy của chúng tôi, H.T Thích Thanh Từ; tin nơi kinh sách Ðại Thừa và Thiền Ðông Ðộ, nhưng niềm tin ấy đã tan vỡ thành mây khói sau chín năm tu tập. Trên bước đường cùng của sự tu tập theo Phật giáo Ðại Thừa và Thiền Tông, chúng tôi không còn một chút hy vọng nào. Nhưng may mắn thay, bộ kinh Nikaya đã cứu thoát chúng tôi, qua những lời Phật dạy như trên đây, chúng tôi đã ghi nhận và rút ra từ trong kinh sách Nguyên Thủy ấy và cố gắng thực tập theo lời dạy này, chúng tôi đã tìm ra được đáp số. Lật lại những trang giấy chúng tôi ghi chép những lời Phật dạy trong kinh Nikaya cách đây 23 năm xưa cũ, lòng chúng tôi bồi hồi nghĩ mình lúc xưa và nghĩ đến các bạn hiện giờ đang tha thiết tu tập tìm cầu sự giải thoát. Nghĩ đến đây, lòng chúng tôi nao nao thương xót các bạn. Rồi đây các bạn cũng như chúng tôi ngày xưa, phải chết dở sống dở vì những pháp môn ảo tưởng mà các Tổ đã kiến tưởng giải, khiến cho bao nhiêu thế hệ tu tập sống dở, chết dở. Hôm nay nghĩ đến các bạn, những người bạn thân thương tha thiết tu hành, chúng tôi ghi lại những lời dạy quý báu hơn vàng ngọc châu báu này và chú giải qua kinh nghiệm tu hành của chúng tôi để mong sao gửi đến các bạn những gì mà chúng tôi tu hành có kết quả, những gì cao quý nhất của đời người mà chúng tôi đã làm chủ được sanh, già, bệnh, chết. Sự làm chủ này đối với chúng tôi là một sự trao đổi quá to tát, chúng tôi đã đổi bằng công sức, máu và nuớc mắt của mình. Khi tu xong chúng tôi thấy hạnh phúc lắm các bạn ạ! Trong đời này không có vật gì còn có ý nghĩa với chúng tôi. Chúng tôi chỉ còn có một lòng thương yêu mọi sự sống trên hành tinh này mà thôi. Hỡi các bạn thân thương! Ðời có gì hạnh phúc lâu dài đâu? Chỉ là bong bóng nước, chỉ là những hạt sương của buổi sớm ban mai, toàn là ảo ảnh, hư tưởng, có gì đâu mà đắm chìm, ham mê. Phải không hỡi các bạn? Chánh pháp của Phật đây rồi! Các bạn ơi! Hãy ôm lấy nó như ôm chiếc phao vượt biển, đừng buông nó các bạn ạ! Nó sẽ giúp các bạn vượt thoát cuộc đời đầy sóng gió bão bùng, đầy cay đắng, nhiều gian nan khổ đau, nhiều thử thách cam go và khắc nghiệt. Ðời chỉ là một giấc ác mộng kinh hoàng. Suốt cuộc đời của quý bạn thật là vô vị, chỉ biết phục vụ cho ăn, ngủ, đi cầu và dâm dục. Toàn là những thứ bất tịnh uếtrược, bẩn thỉu, hôi thối, v.v... Có gì hạnh phúc đâu các bạn ạ!? Chánh Phật pháp đây rồi! Các bạn ơi! Nếu bạn không tu tập thì chẳng có ai giúp các bạn được, gặp khổ đau, gặp ác pháp các bạn đừng kêu khổ, đừng rên la, đừng than thở, đừng kêu trời, trách đất, đừng khóc mẹ, khóc cha, v.v... Dù các bạn có kêu thấu cả trời xanh thì cũng chẳng có ai cứu giúp được bạn đâu!? Vì cảm thông nỗi thống khổ của kiếp làm người, nên chúng tôi không thểlàm ngơ trước mọi sự khổ đau của các bạn. Nếu những lời nói này có những điều không vừa lòng, vừa ý xin các bạn vui lòng tha thứ cho. Vì chúng tôi nói lên những lời này là nói lên lòng yêu thương chân thật của chúng tôi gửi đến các bạn thân thương khắp bốn phương. Mong các bạn hiểu cho. Kính ghi, Trưởng Lão Thích Thông Lạc |
Translated by Tri Túc FREFACE OF THE BOOK 2, NLGPD The Buddha's teachings in this book show you very clearly what are the cultivation of Buddhism, so that people do not perverted the teachings of Mahayana and Zen pagan. Thanks to the earnestly enthusiastic teachings of the Buddha for the afterwards followers: "With this Dhamma, I have full enlightened, I must bow it and live in accordance with it." So what is the Dhamma? Dhamma which the Buddha reverently bowed here is "Sila, Samadhi, Wisdom." Why do we know that Sila, Samadhi, Wisdom? Before the Buddha entered the Nirvana, he did the testament: "bhikkhus, after I entered Nirvana, you consider precepts and my teachings as the Master, do a solid shelter." Due to this teaching, we put our full faith in Dhamma and try hard, painstaking efforts not languor, dare not to shrink from any situation, all the difficulties and dangers. Any obstacles interfere, we are overcome with a strong determination as steel. With such practice, we are the winners. Are we? The first teachings in this book, the Buddha cleverly reminds and instills in us a deep faith, that we have to put our whole trust in this dhamma. Teachings that Buddha were the first one to practice fully in the multitude of challenges the kammic of human lifetimes ... The second teaching of the Buddha is the Buddha reminds us to be diligent practice, ardent practice what are the necessary things, not with unnecessary or practice for the form, but must be true practice, practicing every second, practicing very thoroughly and continuously, from day to day should not be languor, interrupted We should note the Buddha's teachings are very clear and specific: 1. Every day we must diligently ardent overcome our mind, do not let the mind run after sensual desires, clinging to the world things. Do not let our mind be affected by the desires for every the external side attack of. Always keep the mind unshakes before all evilness and sensations. 2- Every day must be deligent to make an end the evilness, does not be impacted on the body and mind, must keep the mind calm, peaceful and do nothing. 3. Every day be diligent practicing the dhamma that Buddha taught, it includes the 37 enlightened assistance. 4. Every day protect ardently diligently five sense faculties i.e. living perfect in solitude, do not makes solitude be nicked, chipped, to protect solitude integrity. These are the everyday things we have to diligently practice with this much diligence. Do not be thinking that the illusion-style of Mahayana and Eastern Zen is right teachings of the Buddha. No, my friends! They are the illusion, they will mislead practitioners fall into the illusion, very dangerous for the practitioner, for you. The third advice, the Buddha reminds us do not cling to the things of the human world, it exists only by the combination of conditions, nothing is real, durable, permanent, nothing is myself, is mine. It was only an illusion, foam, it was of thought not real things, not full comprehension This is so sincere advice of the Buddha to us to escape the illusion, vain idea of human living world, they are immersed in delusion. And this last advice in this book, we have to understand there is three things destroy desires: 1- live alone 2. Eating 3. Awareness. These are three important issues in our life of practice to cessation totally of desires In summary, in this book the Buddha tell us when we believe in what we must confident trust in it, very confident, do not believe moderately. In addition, all other should not trust. For if we believe in many they will affect very large in our practice, our mind does not being into a mass, not come together, not discharge the mind, not dispel desires. When we trust them we should diligently practice for skillful. And also remember a very important thing is always the need to protect six bases faculties. Protecting six bases faculties firmly, not let loose, not let them run after six things (seeing forms, hearing, smell, taste, touch, objects of mind). Six bases are running after six things, we do not know how long our practice to be complete. In this book the Buddha taught very clearly, nowhere does not understand. Also understanding rightly and properly but right cultivation is a difficult thing. Difficult but have an experienced person guiding it, difficult become easy, my friends! Only this teaching is enough for us to practice until full liberation, if we have strong determination. Dear friends! In our religious life at the final point of despair, at that time I have 52 years old, 44 religious years, but achieved nothing, only some delusion meditation, my life could not called normal, could not called religious. Nine years of hard efforts to practice, bring my very life to struggling on birth and death, day and night dare not rest, just wish to master life and death. But these nine years as the sand crabs on the shore play with sand. We are going to seek death because no longer know how to practice even more. Believe in our Master, The Most Vereneble Thích Thanh Từ; believe in Mahayana Sutras and Eastern Zen, but that belief was shattered in smoke after nine years of practice. I am no longer having a little hope on the way the practice of Mahayana Buddhism and Zen. But fortunately, the Nikāyas has saved us, through the Buddha's teachings on this as I have noted, and draw from the Theravada texts and worked to practice according to this teaching, I have found the answer. Flip back the pages of 23 years ago, I recorded the Buddha's teachings in Nikāyas, my heart paying back thinking of me at the old days and thinking of you now practiced earnestly to seek deliverance. Thinking of this, my heart mercy upon you. Someday later my friends as me at the old days, to be half die half alive in the illusion method which the old monks had made in illusion, countless generations, in practician half alive half die. Today think of you, as my dear friends earnestly practice, I record the teachings, they are more precious than gold, more precious than jewels and I annotated through my experience in practice to send you what they are the results of my practiced, I have mastered the birth, aging, sickness and death. For me, the master of these is a big exchange process, we exchanged them with my efforts, blood and tears. When practice finishing I found great happness, my friends! In this world no thing means to me. I only have a love for all life on this planet. O dear friends! Life nothing long term happiness? Just as water balloons, just as the mist in the early morning, all are the illusions, delusion, nothing to immerse yourself, amorous in it. Right, you, my dear friends? Buddha Dhamma is here! my friends! Embrace it as a pontoon crossing the ocean, does not let go off it, my friends! It will help you escape the life of turbulent storms, bitter, many hardships, much hardship and harsh. Life's just a horrific nightmare. Throughout your life are so tasteless, serve only for eating, sleeping, go to toilets and sexualities. Full of impurities defilements, dirty, smelly, and more ...Nothing is happy, my friends! Buddha Dhamma is here! my friends! If you do not practice, no one could help you, when you are suffering, you live in evilness do not scream, do not whine, do not calling the sky, the land, do not calling mother, father, etc. .. Whether you cry out loud would no one help you! Since sympathetic anguish of human life, so we can not ignore any of your suffering. If these words had any the displeasure, please forgive me. As I speak these words is to say my true love sent to our dear friends of the four directions. Hope you understand. With regards, Thera Thích Thông Lạc |