PRACTICE THE SEVEN FACTORS OF ENGLIGHTENMENT - TriTuc
CÁCH TU THẤT GIÁC CHI Hỏi: Kính bạch Thầy, xin Thầy chỉ dạy cách tu 7 Giác Chi và cho ví dụ để con được rõ hơn. Đáp: Muốn tu tập Thất Giác Chi thì con phải hiểu nghĩa Thất Giác Chi cho rõ ràng rồi mới tu tập. Trong kinh Tứ Niệm Xứ đức Phật có dạy trên pháp quán pháp: “Lại nữa này các tỳ-kheo, tỳ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với bảy Giác Chi. Này các tỳ-kheo, thế nào là tỳ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bảy Giác Chi? Này các tỳ-kheo, ở đây tỳ-kheo có Niệm Giác Chi, tuệ tri*(*Tuệ tri có nghĩa là “tôi biết rõ”): “Nội tâm tôi có niệm giác chi”; hay nội tâm tôi không có niệm giác chi, tuệ tri: “Nội tâm tôi không có niệm giác chi”. Và với niệm giác chi chưa sanh nay sanh khởi, vịấy tuệ tri như vậy, và với niệm giác chi đã sanh, nay được tu tập viên thành, vịấy tuệ tri như vậy”. Đoạn kinh này trong bài kinh Tứ Niệm Xứ trong kinh Trung Bộ, tạng kinh Pali thuộc Nikaya trang 146 (10. KINH NIỆM XỨ). Đoạn kinh này nếu một người không có kinh nghiệm tu hành thì khó giảng giải nổi. Bây giờ chúng ta trở lại bài kinh Thất Giác Chi, từ lâu chưa có ai hỏi Thầy về Thất Giác Chi, đến nay mới có một nhân duyên tốt, con hỏi Thầy cách thức tu tập nó. Thất Giác Chi có nghĩa là bảy chi phần giác ngộ giải thoát hay là bảy pháp dùng trí tuệ hiểu biết tu tập làm chủ sanh, già, bệnh, chết chấm dứt tái sanh luân hồi. Thất Giác Chi còn gọi là Thất Bồ Đề Phần. Thất Bồ Đề Phần thuộc về Hán tạng Tiểu Thừa kinh A Hàm. Thất có nghĩa là bảy. Bồ Đề có nghĩa là giải thoát. Phần có nghĩa là chi phần, mỗi phần, mỗi pháp môn Mỗi pháp môn trong một chùm bảy pháp có sự liên hệ mật thiết với nhau trong sự tu tập đi đến giải thoát hoàn toàn, mà mỗi phần tu tập đều có sự giải thoát của mỗi phần, nên gọi là Bồ đề phần hay là Giác chi. Chi phần đầu tiên của Thất Giác Chi là Niệm Giác Chi. Vậy niệm giác chi có nghĩa là gì? 1- Niệm Giác Chi có nghĩa là niệm giải thoát, niệm giải thoát có nghĩa là Chánh Niệm như Chánh Niệm trong Bát Chánh Đạo, Chánh Niệm trong Bát Chánh Đạo tức là Tứ Niệm Xứ, nên đoạn kinh Thất Giác Chi trên đã có trong bài kinh Tứ Niệm Xứ. Nhưng chúng ta nên biết Chánh Niệm tức là niệm thiện. Muốn tu tập niệm thiện thì bắt đầu tu tập pháp môn Tứ Chánh Cần. Mục đích của Tứ Chánh Cần là chấp nhận niệm thiện, loại trừ niệm ác. Cho nên toàn bộ chúng tỳ-kheo đệ tử của đức Phật đều phải tu Tứ Chánh Cần, rồi sau đó tùy theo căn cơ mỗi người, có người còn tiếp tu Tứ Chánh Cần; có người tu Tứ Niệm Xứ; có người tu Tứ Như Ý Túc; có người tu Tứ Vô Lượng Tâm, v.v… đều nhắm vào ngăn ác diệt ác pháp để tâm ly dục ly ác pháp “Này các tỳ-kheo, trong chúng tỳ-kheo này, có những vị tỳ-kheo là những vị sống chuyên tâm, chú tâm, tu tập Bốn Niệm Xứ. Các bậc tỳ-kheo như vậy, này các tỳ-kheo, có mặt trong chúng tỳ-kheo này. Này các tỳ-kheo, trong chúng tỳ-kheo này, có những vị tỳ-kheo là những vị sống chuyên tâm, chú tâm, tu tập Bốn Chánh Cần. Các bậc tỳ-kheo như vậy, này các tỳ-kheo, có mặt trong chúng tỳ-kheo này. Này các tỳ-kheo, trong chúng tỳ-kheo này, có những vị tỳ-kheo là những vị sống chuyên tâm, chú tâm, tu tập Bốn Như Ý Túc. Các bậc tỳ-kheo như vậy, này các tỳ-kheo, có mặt trong chúng tỳ-kheo này. Này các tỳ-kheo, trong chúng tỳ-kheo này, có những vị tỳ-kheo là những vị sống chuyên tâm, chú tâm, tu tập Năm Căn. Các bậc tỳ-kheo như vậy, này các tỳ-kheo, có mặt trong chúng tỳ-kheo này. Này các tỳ-kheo, trong chúng tỳ-kheo này, có những vị tỳ-kheo là những vị sống chuyên tâm, chú tâm, tu tập Năm Lực. Các bậc tỳ-kheo như vậy, này các tỳ-kheo, có mặt trong chúng tỳ-kheo này. Này các tỳ-kheo, trong chúng tỳ-kheo này, có những vị tỳ-kheo là những vị sống chuyên tâm, chú tâm, tu tập Bảy Giác Chi. Các bậc tỳ-kheo như vậy, này các tỳ-kheo, có mặt trong chúng tỳ-kheo này. Này các tỳ-kheo, trong chúng tỳ-kheo này, có những vị tỳ-kheo là những vị sống chuyên tâm, chú tâm, tu tập Thánh Đạo Tám Ngành…”. (118. KINH NHẬP TỨC, XUẤT TỨC NIỆM (Kinh Quán Niệm Hơi Thở). Mặc dù trong chúng tỳ-kheo, có người tu pháp này kẻ tu pháp khác nhưng chúng ta nên lưu ý 37 phẩm trợ đạo của đạo Phật không ra ngoài Đạo Đế và mục đích của các pháp môn này không ngoài sự ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp để ly dục ly ác pháp, cho nên pháp môn tuy nhiều tên nhưng tùy theo sở thích của mọi người hợp với pháp môn nào thì tu pháp môn nấy với đặc tướng của mình, chứ không phải mỗi pháp môn có sự riêng biệt nhau, khác nhau, các pháp môn có sự hỗ tương cho nhau, như tu pháp này thì nó làm cho sung mãn pháp khác như kinh dạy: “Nhập tức xuất tức niệm, được tu tập, làm cho sung mãn, khiến cho Bốn Niệm Xứ được viên mãn, Bốn Niệm Xứ được tu tập, làm cho sung mãn, khiến cho Bảy Giác Chi được viên mãn. Bảy Giác Chi được tu tập, làm cho sung mãn, khiến cho minh giải thoát (vijjavimutti) được viên mãn”. (118. KINH NHẬP TỨC, XUẤT TỨC NIỆM (Kinh Quán Niệm Hơi Thở). Những lời dạy trên đây chúng ta nhận xét: tu tập Niệm Giác Chi tức là tu tập Tứ Chánh Cần, bởi vì, ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp tức là có giải thoát ngay liền, chỉ có người ở trong ác pháp thì mới không có giải thoát, còn sống trong thiện pháp thì muôn người, vạn người đều có sự giải thoát như nhau cả không có người nào là không có giải thoát. Cho nên Niệm Giác Chi là một tên khác của Chánh Niệm, Chánh Niệm tức là Tứ Niệm Xứ mà Tứ Chánh Cần là pháp môn tu tập trên Tứ Niệm Xứ, vì thế nói đến Chánh Niệm là nói đến Tứ Chánh Cần, Chánh Tinh Tấn, Tấn lực, Tấn căn đều là Niệm Giác Chi cả. Muốn tu tập Tứ Chánh Cần thì Định Niệm Hơi Thở khéo tác ý. Định Niệm Hơi Thở tức là pháp môn Nhập Tức Xuất Tức Niệm, pháp môn Nhập tức Xuất Tức Niệm là pháp môn ngăn ác diệt ác pháp rất hiệu quả, cho nên người tu tập Nhập Tức Xuất Tức Niệm, làm cho xung mãn khiến cho Bốn Niệm Xứ được viên mãn; khi Bốn Niệm Xứ được viên mãn tức là Bảy Giác Chi sung mãn; Bảy Giác Chi sung mãn khiến cho Minh giải thoát được viên mãn. Do đoạn kinh đức Phật dạy trên, chúng ta suy ra: Tu tập Niệm Giác Chi tức là tu tập Tứ Niệm Xứ, tu tập Tứ Niệm Xứ tức là tu tập Chánh Niệm, tu tập Chánh Niệm tức là trên Bốn Niệm Xứ tu tập Tứ Chánh Cần, trên Bốn Niệm Xứ tu Tập Tứ Chánh Cần tức là tu tập Chánh Tinh Tấn, tu tập Chánh Tinh Tấn tức là tu tập gồm có: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp và Chánh Mạng. Tu tập Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng tức là tu tập Thân Hành Niệm. Tu tập Thân Hành Niệm tức là tu tập Chánh Niệm Tỉnh Giác Định, tu tập Chánh Niệm Tỉnh Giác Định tức là tu tập Định Niệm Hơi Thở và đi kinh hành. Tu tập Định Niệm Hơi Thở và đi kinh hành tức là tu tập Tứ Niệm Xứ. Chúng ta hãy lắng nghe đức Phật dạy: “Này các tỳ-kheo, trong khi tùy quán thân trên thân, tỳ-kheo an trú, nhiệt tâm tỉnh giác chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời, trong khi ấy, niệm không hôn mê của vị ấy cũng được an trú. Trong khi Niệm không hôn mê của vị ấy cũng được an trú, này các tỳ-kheo, trong khi ấy Niệm Giác Chi được bắt đầu khởi lên với tỳ-kheo”. (Niệm không hôn mê có nghĩa là tâm tỉnh thức hoàn toàn lúc nào cũng tự nhiên biết hơi thở ra, vô mà không cần phải gom tâm ức chế, nói cách khác làtâm không phóng dật của vị ấy được an trú) (118. KINH NHẬP TỨC, XUẤT TỨC NIỆM (Kinh Quán Niệm Hơi Thở). Vậy Niệm Giác Chi là gì? Như trên chúng tôi đã định nghĩa, Niệm Giác Chi là niệm thiện, niệm thiện tức là niệm không tham, không sân, không si, không mạn, không nghi. Niệm không tham, sân, si, mạn, nghi là niệm tâm thanh thản, an lạc và vô sự. Niệm tâm thanh thản, an lạc và vô sự là Niệm Giác Chi hay là Niệm Bồ Đề. Ở trong Niệm Giác Chi này chúng ta suy tư, tư duy, thẩm sát các pháp thì chúng ta thấy rõ pháp ác và pháp thiện rất cụ thể rõ ràng không còn bị vô minh che đậy khiến chúng ta không lầm chấp ác pháp là thiện pháp. Khi suy tư, tư duy, thẩm sát các pháp tức đó là Trạch Pháp Giác Chi. Trạch Pháp Giác Chi là gì? 2- Trạch Pháp Giác Chi có nghĩa là chọn lựa pháp giải thoát, chọn lựa pháp giải thoát tức là chọn lựa pháp thiện. Trong kinh Trung Bộ tập 3 bài kinh Đại Kinh Bốn Mươi trang 260 đức Phật dạy: “Này các tỳ-kheo, trong khi trú chánh niệm như vậy, tỳ-kheo với trí tuệ suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy, trong khi ấy Trạch Pháp Giác Chi bắt đầu khởi lên với vị tỳ-kheo”. (117. ÐẠI KINH BỐN MƯƠI (Mahàcattàrìsaka Sutta, MN-117). Ở đây có nghĩa là chọn lựa pháp thiện là lúc tâm chúng ta đang ở trong trạng thái chánh niệm, chánh niệm tức là tâm không phóng dật, tâm không phóng dật là tâm thanh thản, an lạc và vô sự, từ trạng thái tâm này chúng ta chọn lựa pháp thiện cũng như dùng câu pháp hướng tâm một cách dễ dàng không sợ bị sự lừa đảo của tâm mình. Chọn lựa pháp thiện có hai cách a- Chọn lựa pháp thiện loại trừ pháp ác tức là tu tập Định Vô Lậu, mà trong kinh dạy: “Với trí tuệ suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy trong khi ấy Trạch Pháp Giác Chi bắt đầu khởi lên”. Khi Trạch Pháp Giác Chi bắt đầu khởi lên tức là chúng ta biết rất rõ pháp nào thiện và pháp nào ác rất cụ thể, và chúng ta không còn lầm lạc nên diệt trừ các ác pháp và lòng ham muốn của mình rất dễ dàng, tức là đẩy lui các chướng ngại pháp trong tâm. Người muốn tu Trạch Pháp Giác Chi thì giữ gìn tâm thanh thản, an lạc và vô sự tức là tâm tỉnh giác, ở tâm tỉnh giác đó mà Trạch Pháp Giác chi thì rất hiệu quả, có nghĩa là ngăn ác và diệt ác pháp rất dễ dàng và dùng pháp hướng tâm điều khiển không mấy khó khăn. Cho nên kinh dạy: “Trong khi ấy Trạch Pháp Giác Chi được tỳ-kheo tu tập đi đến viên mãn”, có nghĩa là chúng ta thường tu tập chọn lựa pháp nào thiện và pháp nào ác để loại trừ và thường hướng tâm đuổi ác pháp đi thì tâm của chúng ta thanh thản, an lạc, và vô sự, nhờ tâm thanh thản an lạc và vô sự chúng ta cảm thấy sự giải thoát an lạc rất rõ ràng và cụ thể, do đó tự động chúng ta thích tu tập Trạch Pháp Giác Chi vì tu tập Trạch Pháp Giác Chi có lợi ích thật sự cho cuộc sống của chúng ta mà trong kinh dạy: “Này các tỳ-kheo, trong khi tỳ-kheo với trí tuệ suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy, sự tinh tấn không thụ động bắt đầu khởi lên với tỳ-kheo ấy”. (118. KINH NHẬP TỨC, XUẤT TỨC NIỆM (Kinh Quán Niệm Hơi Thở). Sự tinh tấn không có thụ động tức là tự động siêng năng có nghĩa là ham thích, thích thú tu tập Trạch Pháp Giác Chi vì cảm thấy có một kết quả giải thoát an lạc rõ ràng trong thân và tâm của mình. b- Chọn lựa câu pháp thiện dùng làm pháp hướng tâm cho đúng đối tượng pháp môn của mình đang tu. Ví dụ: đang tu định Sơ Thiền mà dùng câu pháp hướng tâm “diệt âm thanh" hay "tịnh chỉ tầm tứ” là không đúng, mà phải dùng câu pháp hướng tâm “Tâm ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền”. Sự lựa chọn như vậy gọi là Trạch Pháp Giác Chi. Trạch Pháp Giác Chi là sự chọn lựa một câu pháp để tâm mình huân tập sự giải thoát như ý muốn của mình trong ý nghĩa của câu ấy. Vì cảm thấy sự giải thoát an lạc thật sự nên chúng ta thích thú siêng năng tu tập; sự thích thú siêng năng tu tập đó là Tinh Tấn Giác Chi. Vậy Tinh Tấn Giác Chi là gì? 3- Tinh Tấn Giác Chi có nghĩa là siêng năng tu tập Niệm Giác Chi và Trạch Pháp Giác Chi, Niệm Giác Chi và Trạch Pháp Giác Chi như trên đã dạy là chọn lựa niệm thiện, niệm thiện tức là niệm bồ đề, niệm bồ đề tức là niệm giải thoát, cho nên siêng năng tu tập niệm giải thoát tức là Tinh Tấn Giác Chi. Người siêng năng tu tập Tinh Tấn Giác Chi tức là người sống trong thiện pháp tức là người ly dục ly ác pháp, người ly dục ly ác pháp do ly dục sanh hỷ lạc, vì thế trong kinh dạy: “Trong khi ấy tỳ-kheo tu tập Tinh Tấn Giác Chi đi đến viên mãn. Hỷ không liên hệđến vật chất được khởi lên nơi vị tinh tấn tinh cần. Này các tỳ-kheo, trong khi hỷ không liên hệ đến vật chất khởi lên nơi tỳ-kheo tinh tấn tinh cần, trong khi ấy Hỷ Giác Chi bắt đầu khởi lên nơi tỳ-kheo”. (118. KINH NHẬP TỨC, XUẤT TỨC NIỆM (Kinh Quán Niệm Hơi Thở). Bây giờ tâm chúng ta có hỷ, hỷ giải thoát là hỷ không liên hệ với vật chất tức là hỷ do ly dục ly ác pháp như trên chúng tôi đã giảng trạch, như vậy hỷ do ly dục ly ác pháp là Hỷ Giác Chi. Vậy hỷ Giác Chi là gì? 4- Hỷ Giác Chi có nghĩa là sự vui trong giải thoát, sự vui trong giải thoát là như thế nào? Ví dụ: Có một người chửi mình mà mình không giận người đó, thấy người tức giận quá khổ, mình không ghét họ mà lại tội nghiệp cho họ, thương họ thì lúc bấy giờ nội tâm chúng ta có một niềm vui thanh thản nhẹ nhàng, niềm vui ấy gọi là Hỷ Giác Chi. Muốn tu tập Hỷ Giác Chi thì chúng ta hãy nhập vào trạng thái tâm ly dục ly ác pháp, hay nói cách khác dễ hiểu hơn là nhập vào Bất Động Tâm Định tức là chúng ta tu tập Hỷ Giác Chi. Hỷ Giác Chi thuộc về tâm. Khi tâm mới có Hỷ Giác Chi và được làm cho sung mãn thì Khinh An Giác Chi phát khởi, như trong kinh đã dạy: “Trong khi Hỷ Giác Chi được tỳ-kheo tu tập đi đến viên mãn. Thân của vịấy được tâm hoan hỷ trở thành khinh an, tâm cũng được khinh an. Này các tỳ-kheo, trong khi tỳ-kheo với ý hoan hỷ được thân Khinh An, được tâm cũng khinh an, trong khi ấy, Khinh An Giác Chi bắt đầu khởi lên nơi tỳ-kheo”. (118. KINH NHẬP TỨC, XUẤT TỨC NIỆM (Kinh Quán Niệm Hơi Thở). Như vậy Khinh An Giác Chi là gì? 5- Khinh An Giác Chi có nghĩa là một trạng thái an lạc giải thoát của thân, bởi vì Khinh An Giác Chi thuộc về thân. Khi một người nhập Bất Động Tâm do ly dục sanh hỷ và lạc, hỷ và lạc do Bất Động Tâm sanh ra là Hỷ Giác Chi và Khinh An Giác Chi, muốn tu tập Khinh An Giác Chi thì chỉ có nhập vào Bất Động tâm Định, cho nên nói Hỷ Giác Chi và Khinh An Giác Chi tức là nói Định Bất Động Tâm, mà nói ly dục ly ác pháp cũng là nói Hỷ Giác Chi và Khinh An Giác Chi. Nói Hỷ Giác Chi và Khinh An Giác Chi là nói kết quả của Bất Động Tâm, kết quả của Bất Động Tâm là kết quả của Tứ Niệm Xứ, kết quả của Tứ Niệm Xứ là kết quả của Niệm Giác Chi, Trạch Pháp Giác Chi và Tinh Tấn Giác Chi, vì thế trong kinh dạy: “Và Bốn Niệm Xứ, này các tỳ-kheo, tu tập như thế nào, làm cho sung mãn như thế nào, khiến cho bảy giác chi được viên mãn? Này các tỳ-kheo, trong khi tùy quán thân trên thân, tỳ-kheo an trú, nhiệt tâm tỉnh giác chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời, trong khi ấy, niệm không hôn mê. Trong khi niệm không hôn mê của vịấy cũng được an trú, này các tỳ-kheo, trong khi ấy Niệm Giác Chi được bắt đầu khởi lên với tỳ-kheo”.(118. KINH NHẬP TỨC, XUẤT TỨC NIỆM (Kinh Quán Niệm Hơi Thở). (Niệm không hôn mê có nghĩa là tâm tỉnh thức hoàn toàn lúc nào cũng tự nhiên biết hơi thở ra, vô mà không cần phải gom tâm ức chế, nói cách khác là tâm không phóng dật của vị ấy được an trú). Niệm không hôn mê tức là sự tỉnh thức một cách tự nhiên, sự tỉnh thức một cách tự nhiên chính là tâm không phóng dật, tâm không phóng dật là Bất Động Tâm Định, Bất Động Tâm Định là tâm ly dục ly ác pháp, do đó lúc nào chúng ta cũng sống trong tâm không phóng dật, tâm không phóng dật là Niệm Giác Chi hiện tiền, Niệm Giác Chi hiện tiền là Trạch Pháp Giác Chi hiện tiền, Trạch Pháp Giác Chi hiện tiền là Tinh Tấn Giác Chi hiện tiền, Tinh Tấn Giác Chi hiện tiền là Hỷ Giác Chi hiện tiền, Hỷ Giác Chi hiển tiền là Khinh An Giác Chi hiện tiền, Khinh An Giác Chi hiện tiền là Định Giác Chi hiện tiền, nên kinh dạy: “Trong khi ấy Khinh An Giác Chi được tỳ-kheo tu tập. Trong khi ấy, Khinh An Giác Chi được tỳ-kheo làm cho đi đến sung mãn. Một vị có thân khinh an, an lạc, tâm vịấy được định tỉnh. Này các tỳ-kheo, trong khi tỳ-kheo có thân khinh an, an lạc, tâm vịấy được định tỉnh, trong khi ấy Định Giác Chi bắt đầu khởi lên nơi tỳ-kheo”. (118. KINH NHẬP TỨC, XUẤT TỨC NIỆM (Kinh Quán Niệm Hơi Thở). Vậy Định Giác Chi là gì? 6- Định Giác Chi gồm có Bốn Thánh Định. Bốn Thánh Định là: Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền. Khi tâm nhập được bốn loại thiền định này là nhờ pháp hướng tâm có hiệu quả tịnh chỉ các hành trong thân, nên thân tâm đều định vào nhau tức là Tâm định trên thân, thân định trên tâm. Tâm định trên thân thân định trên tâm là một nội lực của tâm rất lớn và vi diệu, khiến cho tâm nhu nhuyến, định tỉnh, dễ sử dụng. Lúc bấy giờ hành giả điều khiển tâm mình bằng pháp hướng Xả Giác Chi. Vậy Xả Giác Chi là gì? 7- Xả Giác Chi có hai cách: a- Xả Giác Chi thứ nhất, chúng ta không cần nhập định Tứ Thiền mà chỉ với tâm định tỉnh chúng ta nhìn các pháp với ý niệm xả ly, không một pháp nào còn dính mắc trong thân tâm của chúng ta nữa. Toàn cả vật chất thế gian này chúng ta đã buông bỏ xuống sạch, như trong kinh dạy: “Trong khi Định Giác Chi được tỳ-kheo tu tập. Trong khi Định Giác Chi được tỳ-kheo làm cho đi đến sung mãn. Vị ấy với tâm định tỉnh như vậy, khéo nhìn sự vật với ý niệm xả ly, trong khi ấy Xả Giác Chi bắt đầu khởi lên nơi tỳ-kheo”. (118. KINH NHẬP TỨC, XUẤT TỨC NIỆM (Kinh Quán Niệm Hơi Thở). Đây là trong giai đoạn chúng ta sống bình thường trong tâm định tỉnh, nhu nhuyến như lúc chuẩn bị nhập Tứ Thiền, nhưng không nhập Tứ Thiền mà ở trạng thái đó, thực hiện Xả Giác Chi. b- Xả Giác Chi thứ hai tức là hướng tâm đến Tam Minh. Lúc bấy giờ chúng ta chứng và trú Thiền Thứ Tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh có nghĩa là tịnh chỉ hơi thở hoàn toàn. Khi nhập định này tâm chúng ta định tỉnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản vì thế chúng ta hướng tâm đến Tam Minh một cách dễ dàng, không có mệt nhọc không có khó khăn, như trong kinh dạy: “Với tâm thuần tịnh không cấu nhiễm, không phiền não nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, tôi dẫn tâm hướng đến lậu tận trí. Tôi biết như thật: “Đây là khổ”, biết như thật: “Đây là nguyên nhân của khổ”, biết như thật: “Đây là khổ diệt”, biết như thật: “Đây là con đường đưa đến khổ diệt”, biết như thật: “Đây là những lậu hoặc”, biết như thật: “Đây là nguyên nhân của lậu hoặc”, biết như thật: “Đây là các lậu hoặc được diệt trừ”, biết như thật: “Đây là con đường đưa đến các lậu hoặc được diệt trừ”. (112. KINH SÁU THANH TỊNH) Đoạn kinh trên đây dạy chúng ta xả lậu hoặc bằng Xả Giác Chi một cách cụ thể và rõ ràng, như trong kinh đã dạy: “Trong khi ấy Xả Giác Chi được tỳ-kheo tu tập. Trong khi ấy Xả Giác Chi được tỳ-kheo làm cho đi đến sung mãn”. (118. KINH NHẬP TỨC, XUẤT TỨC NIỆM (Kinh Quán Niệm Hơi Thở). Khi Xả Giác Chi được sung mãn thì tâm vịấy biết mình đã làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt sanh tử luân hồi một cách rõ ràng, như lời đức Phật đã dạy: “Tôi nhờ biết như vậy, thấy như vậy, tâm của tôi thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Đối với tự thân đã giải thoát như vậy, tôi khởi lên sự hiểu biết: “Ta đã giải thoát”, Tôi biết: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm; không còn trở lui trạng thái này nữa”. (112. KINH SÁU THANH TỊNH) Đến đây sự tu hành Bảy Giác Chi của chúng ta đã hoàn thành xong. |
Translated by Tri Túc PRACTICE THE SEVEN FACTORS OF ENGLIGHTENMENT Q.: Dear Master! Please teach how to practice the seven factors of enlightenment and give examples to understand better. A: Want to practice the Seven Factors of Enlightenment, you must understand clearly the meaning of Seven Factors of Enlightenment before practice. In the Four Foundations of Mindfulness sutta the Buddha taught thoughts in thoughts: “Again bhikkhus, the bhikkhu lives and reflects thoughts in thoughts toward the seven factors of enlightenment. Bhikkhus, how is the bhikkhu lives and reflects thoughts in thoughts toward the seven factors of enlightenment. Bhikkhus, when the enlightenment factor mindfulness is present, the bhikkhu knows "the enlightenment factor mindfulness is present in me", or when the enlightenment factor mindfulness is not present, he knows "the enlightenment factor mindfulness is not present in me". And the non-arisen enlightenment factor mindfulness now arises, the bhikkhu knows that, and the arisen enlightenment factor mindfulness now developped completed by practice, the bhikkhu knows that”. (Satipatthàna Sutta, MN-10) If a person without experience of practice well is difficult to explain this passage. Now we're back to the seven Factors of Enlightenment sutta, for long time no one ask me about the seven Factors of Enlightenment, now you have a good occasion to ask me how to practice them. Seven factors of Enlightenment means seven ways used knowledge practice to master of birth, aging, sickness, death to terminate reborn. Seven factors of Enlightenment belong to Hinayana Agamas, Theravada. Seven (in seven factors of Enlightenment) means seven. Bodhi means enlightenment. Part means spending part, every piece, every practice. Each of these parts is in a beam of seven practices having intimate contact with each other in the practice to go full liberation, that each practice is the liberation of each part, so called bodhi or the Enlightenment factor. The first factor of these is the factor of Enlightenment Mindfulness. So what is the Enlightenment Mindfulness. 1- The Enlightenment factor of Mindfulness means liberation, liberation means as Right Mindfulness as the Right Mindfulness in the Eightfold Path, the Right Mindfulness in the Eightfold Path is the Satipatthana, ie so this passage of the seven factors of the Enlightenment Mindfulness has had in Satipatthana sutta. But we should know Mindfulness is good thoughts. Want to practice good thoughts we must start practicing Four Right Effort. So all Buddha's disciplines firstly must practice Four Right Effort, then afterward according to their ability each monk continue to practice; some practice Four Right Effort;some practice the four establishments of mindfulness; some practice the four psychic powers;some practice the Four Immeasurable Minds,… all of the good thoughts aimed to prevent and eliminate the evilness mind in order to detach from desires and from evilness: "In this gathering of bhikkhus, there are bhikkhus that dedicated his life, focus, practice four foundations of mindfulness. Bhikkhus, such bhikkhus, their presence in these bhikkhus. In this gathering of bhikkhus, there are bhikkhus that dedicated his life, focus, practice the four right efforts. Bhikkhus, such bhikkhus, their presence in these bhikkhus. In this gathering of bhikkhus, there are bhikkhus that dedicated his life, focus, practice the four psychic powers. Bhikkhus, such bhikkhus, their presence in these bhikkhus. In this gathering of bhikkhus, there are bhikkhus that dedicated his life, focus, practice the five faculties. Bhikkhus, such bhikkhus, their presence in these bhikkhus. In this gathering of bhikkhus, there are bhikkhus that dedicated his life, focus, practice the five powers. Bhikkhus, such bhikkhus, their presence in these bhikkhus. In this gathering of bhikkhus, there are bhikkhus that dedicated his life, focus, practice the seven enlightenment factors. Bhikkhus, such bhikkhus, their presence in these bhikkhus. In this gathering of bhikkhus, there are bhikkhus that dedicated his life, focus, practice the Noble eightfold paths. Bhikkhus, such bhikkhus, their presence in these bhikkhus. (Anàpànasati Sutta, MN-118) Although among bhikkhus in the group, some are practicing this dhamma, others are practicing other dhamma, but we should notice that all bhikkhus are practicing different dhamma, but they do not practice out of the True Path, and the purpose of these dhammas is to prevent and eliminate the evil mind, to arise and grow goodness, although the dhammas have many names, but depending on the bhikkhus’s preferences, the practice dhamma in accordance with bhikkhu' s ability, dhammas do not separate from one to another but reciprocate it makes abundant other, eg practice this dhamma it makes abundant other dhamma, as the sutta taught: “When in and out breathing are practiced and developped made the four establishments of mindfulness get completed. When the four establishments of mindfulness are practiced and developped made the seven factors of enlightenment get completed. When the seven factors of enlightenment are practiced and completed made the Sanminggets completed”. (Anàpànasati Sutta, MN-118) The teachings above we noted that: practiced the enlightenment factor mindfulness it means practiced the Four Right Efforts, because to prevent and eliminate the evilness, birth and grow goodness thought get immediately liberation, only people who live in evilness is no liberation. If any people live in goodness, thousands of people, hundred thousands of people have the freedom equally, no person is no liberated. So the enlightenment factor mindfulness is another name of Mindfulness. Mindfulness is the four foundation of mindfulness. Four Right Effort practiced on the four foundations of mindfulness. So saying Mindfulness it comes to say about the Four right effort, four endeavours, the mental faculty of effort, the five strength are both the enlightenment factor mindfulness. Want to practice four Right Efforts must skill in and out breathing. Mindfulness of Breathing concentration means the in and out breathing, the in and out breathing concentration is very effective to prevent and eliminate the evilness. So people that practice mindfulness of Breathing concentration fullness make fullness of Four Foundations of Mindfulness; when the Four Foundations of Mindfulness is fullness it is fullness Seven factors of Enlightenment; fullness of the seven factors of enlightenment causes of Sanming fulfilled. Because the Buddha taught in the above passage, we deduce: practice the seven factors of enlightenment is practice four foundations of mindfulness, practice Four Foundations of Mindfulness is practice mindfulness, practice Mindfulness is practice on the four foundations of mindfulness that is practice Right Effort on the Four Foundations of Mindfulness, practice Right Effort compose of: Right View, Right Thought, Right Speech, Right Action and Right Livelihood. Cultivation Right View, Right Thought, Right Speech, Right Action, Right Livelihood is practicing Body Mindfulness, practicing Body Mindfulness is practiced Mindfulness concentration, practice Mindfulness concentration is practice mindfulness of breathing and practice mindfulness of walking meditation. The practice of mindfulness of breathing and practice mindfulness of walking meditation is practice four foundations of mindfulness. Let's listen to the Buddha taught: “Bhikkhus, while contemplating the body of the body, the bhikkhu resides, zealous, mindful awareness to overcome covetousness in life, in the meanwhile, his drowsiness, oversleepness also residing. While his drowsiness, oversleepness was residing, the enlightenment factor mindfulness is started up with the bhikkhu.” (Anàpànasati Sutta, MN-118) (no drowsiness, no oversleepness means the mind completely consciously mindfulness, the bhikkhu always knows naturally the breathing going in and going out, no need to inhibit the mind, in other words, the undistracted mind was residing) So what is the enlightenment factor mindfulness? As above we have defined, the enlightenment factor mindfulness is good thought, good thought is the thought without greed, anger, ignorance, no conceit of self, uncertainty. The thought without greed, anger, ignorance, no conceit of self, uncertainty is the mind serenity peaceful and do nothing. The mind serenity peaceful and do nothingis the enlightenment factor mindfulness or Bodhi mindfulness. In this enlightenment factor mindfulness we are thinking, watching all matters we see the good and the evil specific and clearly, no longer the evil conceals that we are mistaken the evil is the good. When thinking, watching specific and clearly all matter is the enlightenment factor investigation. What is the enlightenment factor investigation? 2. The enlightenment factor investigation means choosing which is liberation, the liberation is the goodness. In Volum 3 of middlelength discourse of the Buddha, page 260, the Mahàcattàrìsaka Sutta, Buddha says, "bhikkhus, while abiding mindfulness so, bhikkhu with wisdom, reflection, thinking that matter, in that time the enlightenment factor investigation begins to start up with that bhikkhu". (Mahàcattàrìsaka Sutta, MN-117). Here the enlightenment factor investigation is a selection of goodness when our mind in a state of mindfulness, mindfulness is undistracted mind, the mind is serene, peaceful and do nothing, from this state of mind we choose the goodness also use the phrase direction the mind easily without the fear of swindle of the mind. There are two ways to choose the goodness: a- Choosing goodness excludes evil is practicing the concentrated mind released desires for wisdom, which in the sutta teaches: "with wisdom, reflection, thinking that matter, in that time the enlightenment factor investigation begin to start up". When the enlightenment factor investigation starts up that is we know very well what is the good and what is the evil very specific, and we are no longer misled to eradicate the evil and desire easily, ie repelled the evilness in our mind. Any one who wants to practice the enlightenment factor investigation must keep the mind calm, peace and do nothing, that is the mind awareness, the mind in awareness if investigation is very efficient, it means to prevent and destroy the evilness is easily and direct the mind to eliminate the evil not very difficult. So the sutta taught: "In the meantime the enlightenment factor investigation was practicing to go to completed", which means that we often choose what is goodness and eliminate evilness for our mind was peaceful, serene and do nothing. Thank the peaceful, serene and do nothing, our mind feels liberation very clear and specific, so we prefer to practice the enlightenment factor investigation, because practicing the enlightenment factor investigation brings many benefits of our life which in the sutta said: "Bhikkhus, while the bhikkhu with wisdom, thinking, watching that matter, the effort out of passive beginning to start up with this bhikkhu" (Anàpànasati Sutta, MN-118). The effort out of passive it means very diligence, very desire and enjoy practicing the enlightenment factor investigation because feeling the liberation clearly serene in the mind and body. b- Choosing a phrase of good thought and use it to direct the mind toward right the object which you are practicing. For example you are practicing the first jhana but you use the phrase "stop hearing the sound" or "cessation of thinking", is not right, but you must use "withdraw from desire, from evilness, enter the first jhana" to direct your mind. The choice so called the enlightenment factor investigation. The enlightenment factor investigation is the choosing a phrase for your mind to collect liberation within the meaning of this statement. Because we felt real serene, we excitement and practice diligently; that diligence in practice called the enlightenment factor effort. So what is the enlightenment factor effort? 3. The enlightenment factor effort means diligent practice the enlightenment factor mindfulness as taught above which means choose a good thought, a good thought is Bodhi thought, Bodhi thought means liberals thought, so diligently practiced liberation thought is the enlightenment factor effort. Who diligent practice the enlightenment factor effort is the one who lives in goodness, the one who withdraw from sensual pleasures, withdraw from unskillful mental qualities, the one who withdraw from sensual pleasures, withdraw from unskillful mental qualities has a state of blissfulness born from withdrawal, in doing so, the sutta said: "Meanwhile bhikkhu practiced Enlightenment factor Effort went to perfection. Joy unrelated to the material is started up with this bhikkhu that is ardent and effort. Bhikkhus, meanwhile the joy unrelated to the material is started up with this bhikkhu that is ardent and effort, the enlightenment factor joy begins to start up with him". (Anàpànasati Sutta, MN-118). Now in our mind has joy, liberal joy is the joy unrelated to the material, it means a pleasure born of withdrawn from sensual pleasures, withdrawn from unskillful qualities as I said above, so pleasure born from withdrawn from sensual pleasures, withdrawn from unskillful qualities is the enlightenment factor joy. So what is Enlightenment factor joy? 4. The enlightenment factor joy means joy in liberation. What the joy in liberation is like? For example: There is a person who scolds you, see him too sufferings, you do not not angry, do not hate him but pity for him. When you love him then you have an inner joy soothing serenity. That joy is the enlightenment factor joy. If we want to practice the enlightenment factor joy we must enter the mind of withdrawn from sensual pleasures, withdrawn from unskillful qualities, or in other words more understandable we enter the unshaken concentration mind, ie we cultivate the enlightenment factor joy. The enlightenment factor joy is of the mind. When the mind newly has the enlightenment factor joy we make it fulfill, the enlightenment factor delight arises, as in the sutta has taught: "When the enlightenment factor joy has been practiced to perfection by the bhikkhu, body of the bhikkhu becomes delight, his mind has also delight. Bhikkhus, while this bhikkhu with his mind has the body be delight, his mind also delight, at that time the enlightenment factor delight begins to arises with this bhikkhu" (Anàpànasati Sutta, MN-118). So, what is the enlightenment factor delight? 5- The enlightenment factor delight means there is a state liberation of the body because the enlightenment factor delight of the body. When a person enters unshaken concentration mind of withdrawn from sensual pleasures, withdrawn from unskillful qualities, joy and pleasant arise from unshaken concentration mind is the enlightenment factor joy and the enlightenment factor delight. Want to cultivate the enlightenment factor delight only entered the unshaken concentration mind, so saying the enlightenment factor joy and the enlightenment factor delight is talking about unshaken concentration mind, and saying withdrawn from sensual pleasures, withdrawn from unskillful qualities is also saying the enlightenment factor joy and the enlightenment factor delight. Saying the enlightenment factor joy and the enlightenment factor delight is saying the result of the unshaken mind, the result of unshaken mind is the result of four foundations of mindfulness, the result of four foundations of mindfulness is the result of the enlightenment factor mindfulness, the enlightenment factor investigation, the enlightenment factor effort, so the sutta taught: "And the four foundations of mindfulness, bhikkhus, how to practice, how to fulfill makes the seven enlighten factors completed? Bhikkhus, while contemplating the body depending on the body, the bhikkhu residing, zealous and aware, to overcome covetousness in life, in the meanwhile no drowsiness. Meanwhile no drowsiness was also to dwell, bhikkhus, at that time the enlightenment factor mindfulness is started up with the bhikkhu." (Anàpànasati Sutta, MN-118). (no drowsiness means the mind always aware, always know naturally the breathing going in and out, need not to inhibit concentration, in other words his mind does not wander, it is residing). No drowsiness means awakening naturally, awakening naturally is the mind no wandering, the mind no wandering is unshaken mind, the mind unshakes is the unshaken concentration mind, the unshaken concentration mind is the mind withdrawn from sensual pleasures, withdrawn from unskillful qualities, so when we always live in the mind no wander, mind no wander is the Enlightenment factor mindfulness present, presence of the Enlightenment factor mindfulness is the Enlightenment factor investigation present, presence of the Enlightenment factor investigation is the Enlightenment factor effort present, presence of the Enlightenment factor effort is the Enlightenment factor joy present, presence of the Enlightenment factor joy is the enlightenment factor delight present, presence of the enlightenment factor delight is the enlightenment factor concentration present, so the sutta taught: "Meanwhile the bhikkhu cultivated the englightenment factor delight. The bhikkhu makes the englightenment factor delight go to fullness. A bhikkhu with the body delight, peacefulness, his mind concentrated. Bhikkhus, while the bhikkhu has had delight, peacefulness body, his mind concentrated, in the meantime the enlightenment factor concentration begins to start up with the bhikkhu." (Anàpànasati Sutta, MN-118). So, what is the enlightenment factor concentration? 6.- The enlightenment factor concentration includes The Four Saint Concentrations. The Four Saint Concentrations are the first jhana, the second jhana, the third jhana and the fourth jhana. When someone enters those four jhana thanks to effective against the phrase direction the mind to pause all fabrication of the body, should both the body and mind together it means the mind concentrates on the body, the body concentrates in the mind. When the mind concentrated in the body, the body concentrated in the mind, the mind has great and wonderful religious power that makes the mind become malleable, concentrated, workable. At that time the practitioner uses the englightenment factor Renunciation to control his mind by means of the phrase direction the mind. So, what is the englightenment factor Renunciation? 7. There are two ways to perform the Enlightenment factor Renunciation: a- Firstly, we do not need to enter the fourth jhana but only with concentrated mind we look at all thing with the notion of detachment, not any thing clinging to our mind. Complete all worldly things that we have to let go clean, as in sutta taught: "The Enlightenment factor Renunciation is practicing by the bhikkhu. The Enlightenment factor Renunciation is making to go to fullness by the bhikkhu. He with the so concentrated mind, skilful looking at things with Renunciation, while The Enlightenment factor Renunciation begins to arise with the bhikkhu". (anapanasati Sutta, MN-118). This is the period we live normally in the concentrated mind, malleable mind as at the time preparing to enter fourth jhana, but do not enter, in that state perform the Enlightenment factor Renunciation. b- Secondly: the Enlightenment factor Renunciation is direct the mind to Sanming. At that time we enter and reside in the fourth jhana, no suffering, no pleasant, renunciation the pure thoughts means breathing stops completely. When enter this jhana our mind concentrated, pure, not contaminated, not negativity, skilful, easy to use, stable, calm, so we direct it to Sanming is very easy, no fatigue no difficulty, as in sutta says: "so, with the pure mind, not contaminated,not negativity, skilful, easy to use, stable, calm, I conduct the mind, direct the mind towards cessation of desire knowledge. I know as it really is "this is suffering", I know as it really is "this is the way of cessation of suffering", I know as it really is "this is the desires" I know as it really is "this is the cause of desire", I know as it really is "this is the cessation of desire", I know as it really is "this is the way leads to cessation of desire" (Chabbisodhana Sutta, MN-112) The above passage teaches us dispelled all defilements by the englightenment factor Renunciation specific and clearly, as in the sutta taught: "In the meanwhile the Enlightenment factor Renunciation practiced by the bhikkhu. In the meanwhile Enlightenment factor Renunciation made to go to the fullness by the bhikkhu" (Anàpànasati Sutta, MN-118). When the Enlightenment factor Renunciation is fullness, his mind knew he had mastered birth, aging, sickness, death and stopped rebirth explicitly, as the Buddha said: "I know so, I see so, thanks to knowing that I know my mind had been freed from the sensual desires, freed from the desires "to be", and freed from ignorance desires. When freed, I knew I’m freed, birth is destroyed, the holy life is lived, what should be done is done. Never return to this state again”. Come here, the practice seven Enlightenment factors was completed. |