DETERMINATION OF THE BUDDHA THE DHAMMA WHICH PRACTICE TO FULL ENLIGHTENMENT TriTuc
ĐỨC PHẬT ĐÃ XÁC ĐỊNH PHÁP MÔN TU TẬP GIÁC NGỘ
LỜI PHẬT DẠY “Với pháp này Ta đã chân chánh giác ngộ, Ta hãy cung kính, đảnh lễ và sống y chỉ pháp ấy”.
CHÚ GIẢI: Trên đây là lời dạy của đức Phật. Vậy với pháp này là pháp nào? Mà Ngài đã xác định và quả quyết chắc như vậy: “Ta đã chân chánh giác ngộ”. Xin thưa cùng các bạn! đức Phật muốn giới thiệu với chúng ta pháp môn mà Ngài đã tu chứng quả thật sự giải thoát, đó là pháp môn “Giới, Ðịnh, Tuệ”. Tại sao chúng tôi lại biết nó là pháp môn Giới, Ðịnh, Tuệ? Thưa các bạn! Chúng ta hãy căn cứ vào lời di chúc và Bát Chánh Ðạo tức là ÐẠO ÐẾ. Ðạo Ðế là một chân lý trong bốn chân lý của Ðạo Phật. Ðã là chân lý thì nó là một pháp môn hay nói cách khác nó là một chương trình giáo dục đào tạo bất di bất dịch của những pháp môn tu tập giải thoát thật sự, làm chủ sanh, già, bệnh, chết, không ai có quyền thay đổi được. Nó là con đường dẫn chúng ta đi đến nơi giải thoát hoàn toàn. Nó là tấm bản đồ chỉ rõ đường đi để chúng ta theo đó tiến bước mà không còn sợ lầm đường lạc lối. Nó là chươngtrình giáo dục đào tạo những người có đạo đức nhân bản – nhân quả sống không làm khổ mình, khổ người. Nhờ đó, chúng ta đạt đến mục đích tối hậu, làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi. Hiện giờ, Ðạo Phật có rất nhiều pháp môn của ngoại đạo xen vào, khiến cho chúng ta không biết phân biệt pháp môn nào chân chánh thật sự của Ðạo Phật. Nếu chân lý “Ðạo Ðế” không có thì chúng ta biết căn cứ vào đâu để xác định pháp môn tu hành chân chánh của Phật giáo. May mắn thay đức Phật đã sáng suốt, khi Ðạo Phật xuất hiện ra đời, Ngài đã dự đoán biết tương lai về sau, ngoại đạo sẽ dìm Phật giáo và diệt Phật giáo bằng con đường pha trộn chánh pháp và tà pháp lẫn lộn, khiến cho người đời sau khó phân biệt tà, chánh. Cho nên, bài thuyết giảng lần đầu tiên của đức Phật được gọi là chuyển pháp luân, chính là “Pháp môn Tứ Diệu Ðế”. Tứ Diệu Ðế là bốn chân lý của Ðạo Phật bắt đầu có từ đây, khiến cho mọi người thông suốt thân phận của con người, tức là thông suốt thế giới quan và nhân sinh quan như thế nào đúng vànhư thế nào sai. Căn cứ vào chương trình giáo dục đào tạo đức hạnh nhân bản - nhân quả của Phật giáo (Ðạo Ðế) có tám lớp (Bát Chánh Ðạo), chúng ta phân ra làm ba cấp tu học: (Giới, Ðịnh, Tuệ). 1- Từ lớp Chánh Kiến cho đến lớp Chánh Tinh Tấn là giai đoạn thứ nhất tu tập GIỚI LUẬT. Tu tập Giới Luật giai đoạn một có giáo trình tu học thuộc về pháp môn TỨCHÁNH CẦN. Tứ Chánh Cần gồm có: Ðịnh Vô Lậu, Ðịnh Chánh Niệm Tỉnh Giác, Ðịnh Sáng Suốt và Ðịnh Niệm Hơi Thở. Ðịnh Niệm Hơi Thở gồm có: 18 đề mục tu tập. 2- Lớp Chánh Niệm là giai đoạn thứ hai tu học GIỚI LUẬT trên Pháp môn TỨ NIỆM XỨ. Tứ Niệm Xứ gồm có Tứ Niệm Xứ tu học trên Tứ Niệm Xứ; Tứ Niệm Xứ tu học trên pháp Thân Hành Niệm. 3- Lớp Chánh Ðịnh là giai đoạn thứ ba tu tập THIỀN ÐỊNH. Thiền định có tên là TỨ THÁNH ÐỊNH. Tứ Thánh Ðịnh gồm có: 1. Sơ Thiền 2. Nhị Thiền 3. Tam Thiền 4. Tứ Thiền Khi nhập Tứ Thiền xong thì ngay đó tuệ Tam Minh xuất hiện cho nên Tuệ Tam Minh không tu mà có. Tại sao vậy? Chúng ta hãy lắng nghe lời Phật dạy cho kỹ: “GIỚI SANH ÐỊNH, ÐỊNH SANH TUỆ” để khỏi bị tà giáo lừa đảo. Như vậy con đường tu tập của Phật giáo xác định rất rõ ràng, không thể tà giáo ngoại đạo xen lẫn, pha trộn vào được. Vì nó là một chương trình giáo dục đào tạo đức hạnh làm Người làm Thánh. Vậy mà, Giáo pháp của Ðạo Phật hiện giờ toàn là giáo pháp của ngoại đạo mới kỳ lạ. Chương trình giáo dục đào tạo không còn nữa, giáo trình giáo án lộn xộn, không lớp lang thứ tự, chỉ còn là một tạng kinh hỗn tạp; một tạng giới không nêu rõ giới đức, giới hạnh, giới hành, còn tạng luận thì luận trên trời dưới đất khiến cho người tu tập chẳng biết đường, như lạc vào trong rừng sâu. Nhìn lại giáo pháp Ðại Thừa và Thiền Tông thì chúng ta phải giật mình và phải cúi đầu thán phục các bậc Tổ Sư Bà La Môn. Họ thật là khéo léo tuyệt vời, đưa giáo pháp của mình, biến thành giáo pháp của Ðạo Phật mà tất cả vừa là cư sĩ, vừa là tu sĩ của Phật giáo đều là những người có học thức, kể cả người có trình độ kiến thức Tiến sĩ, vậy mà không hề có một người nào hay biết. Mãi cho đến hôm nay, nếu chúng tôi tu tập không thực hiện được lời dạy của đức Phật thì muôn đời ngàn kiếp không còn ai vạch trần ra được cái sai này, cái khéo léo thiện xảo rất tinh vi này, biến Ðạo Phật thành đạo Bà La Môn mà không hề ai biết. Vả lại, tín đồ Phật giáo lại còn tiếp tay với Bà La Môn làm mất đường lối, chươngtrình giáo dục đào tạo tu học đạo đức chân chánh của Phật giáo mà không ai để ý. Thật là đau lòng. Phải không các bạn? Kính thưa các bạn! Pháp môn của Phật giúp cho mọi người tu tập giải thoát tuyệt vời như vậy. Thế mà bây giờ, nhìn lại tu sĩ Phật giáo chẳng còn gì là tu sĩ Phật giáo, chỉ là những tu sĩ Bà La Môn phạm giới, phá giới, bẻ vụn giới. Nghĩ đến đây, chúng tôi xúc động vô cùng, thương cảm người cha lành đã hy sinh cả cuộc đời mình, để lại cho đàn con những lời dạy tâm huyết. Thế mà bây giờ còn gì đâu! Biết làm sao hỡi các bạn!? Chỉ còn lại một mớ ngôn ngữ học danh học lợi ngoài đầu môi chót lưỡi để lừa đảo thiên hạ, sống trên mồhôi nước mắt của mọi người. Thật đáng trách phải không các bạn? Khi đức Phật tu tập xong và tìm thấy sự giải thoát thật sự, Ngài dùng những lời dạy và hành động (Quỳ xuống đảnh lễ giáo pháp) hết sức chân thành và yêu thương loài người tận trong đáy lòng sâu thẳm: “TA HÃY CUNG KÍNH, ÐẢNH LỄ VÀ SỐNG Y CHỈ PHÁP ẤY”. Lời dạy này gây cho chúng ta một lòng tin sâu sắc; lời dạy này làm cho trái tim chúng tôi rung động trước lòng yêu thương vô bờ bến của đấng cha lành. Hôm nay, chúng tôi tu hành xong đọc lại những lời dạy này, chúng tôi xúc cảm không cầm được giọt nước mắt của mình vì nghĩ đến lòng thương yêu như trời biển của đức Phật. Lòng yêu thương ấy không thể lấy gì mà so sánh được. Nhạc sĩ Y Vân so sánh lòng thương yêu của mẹ đối với con như biển Thái Bình: “Lòng mẹ thương con như biển Thái Bình rạt rào...”. Nhưng lòng thương chúng sanh của đức Phật dù đem bốn biển so sánh cũng không sánh được. Ngài cung kính, cúi đầu đảnh lễ và sống y chỉ pháp ấy, khiến cho chúng ta không bao giờ quên được ơn nghĩa này. Không quên được ơnnghĩa này thì phải luôn luôn nhớ đến “GIỚI, ÐỊNH, TUỆ”. Chỉ có “Giới, Ðịnh, Tuệ” mới giúp chúng ta làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt tái sanh luân hồi; chỉ có “Giới, Ðịnh, Tuệ” mới giúp cho chúng ta tu tập không còn sợ tu sai pháp, lạc vào tà pháp của ngoại đạo. Ngoài giới luật ra không còn giáo pháp nào dạy chúng ta tu hành giải thoát chân chánh nữa. Hỡi các bạn! Các bạn nhớ ơn Phật thì các bạn hãy mạnh dạn chỉ thẳng những gì sai không đúng giáo pháp của Phật giáo; những gì không đúng giới luật của Phật để chấn chỉnh lại Phật giáo thì đó là các bạn đã đền đáp ơn Phật. |
Translated by Tri Túc DETERMINATION OF THE BUDDHA THE DHAMMA WHICH PRACTICE TO TRULLY ENLIGHTENMENT BUDDHA’S TEACHING "With this Dhamma I have true enlightened. Let me reverence, worship, and live in accordance with this Dhamma". NOTE: Above is the teaching of the Buddha. So what the Dhamma He was determined and assertive so sure: "I have true enlightenment". I would like to say to you! The Buddha would recomment to us the dhamma which He practiced and attained true liberation, which is the "Morality, Concentration, Wisdom." (Sila, Samadhi, Wisdom). Why do I say that the practice Sila, Samadhi, Wisdom? Dear friends! Let basis of the testament on the will of the Buddha and the Eightfold Path, it is the noble truth cessation suffering. The noble truth of cessation suffering is one out of four truths of Buddhism. It is a Dhamma or in other words it is a unchanged program of education and training; a teachings of the true liberation practice, mastering birth, aging, sickness, death, no one have the right to change. It is the way which leads us to the full liberation. It is a map showing the way in which we move forward without fear astray. It is the education and training program for whom to have a moral life – live a life not suffer himself, not suffer others. Thanks to that, we reach the ultimate goal, mastering birth, aging, sickness, death and terminate reincarnation. Now, there are a lot of pagan practice come into Buddhism, it makes us do not know how to distinguish the really teachings of the Buddha. If there is not “the noble truth cessation suffering ”, we do not know what is the really cultivation practice of Buddhism. Fortunately the Buddha was lucid, when Buddhism first days appeared, he had predicted in the future pagan will submerging and destroy Buddhism by mixing Buddhist dhamma and with his teachings, blended them together, Buddhists difficult to distinguish right and wrong teachings. Therefore, the first teaching of the Buddha called Turning the Dhamma Wheel, it is the "Four Noble Truths". Four Noble Truths are truths of Buddhism starts from here, making people know the mankind fate, ie knowing the worldview and human of how right and wrong. Based on education and on training the moral of the cause-and-effect programs (the noble truth cessation suffering) there are eight classes, they divide into three levels (Sila, Samadhi, Wisdom). 1. From Right View to Right Effort is the first stage SILA practice. Vinaya practice phase has curriculum studied belonging FOUR RIGHT EFFORTS. Four Right Efforts include: the free of desires concentration, Mindfulness concentration, and Mindfulness of Breathing Concentration. Mindfulness of Breathing Concentration include: 18 Heading practice. 2. Right Mindfulness is the second stage of the Sila, it studies on the Four Foundations of Mindfulness. Four Foundations of Mindfulness includes two classes: Four Foundations of Mindfulness practices on four foundations of mindfulness and Four Foundations of Mindfulness practices on the mindfulness of the body in the body 3- Class of Right Concentration is third stage practicing on the concentration. The Right Concentration has a other name is Four Holy Concentration include: 1. First jhana 2. Second jhana 3. Third jhana 4. Fourth jhana When a person already entered the Fourth jhana, that person immediately has wisdom, Sanming, not to practice. Why so? We listen carefully to the teaching of the Buddha: "Sila having concentration, concentration having wisdom” to avoid of phishing heresy. Thus, the practice of Buddhism are clearly defined, it can not be mixed or blended into pagan cult. Since Buddhism is an education and training program to be a virtue human, to be a Saint. Yet, teaching of Buddhism today is a whole pagan teachings, how strange. Education and training program no longer exists, it is messy project curriculum, not in order; Tripitak is just a scratchy; vinya is not define clearly moral virtue, moral living, moral aplication; abhidhamma is a argument about heaven and earth. The practitioners do not know the road, seem as they are lost in the deep forest. Looking at Mahayana and Zen teachings, we must have bowed startled and admired the Brahmin Patriarchs. They are really great ingenuity, putting their teachings into the teachings of the Buddha, that all lay people and Buddhist monks, they are literated people, those of them qualified Doctors, but no one knows that. Until today, if I failed to practice the teachings of the Buddha, thousand lifetimes nobody speaks out this wrong. The ingenious expedient of this highly sophisticated, turning Buddhism into Brahmanism that no one knows. Moreover, Buddhists who, even abetting the Brahmins, make losing way, make the true education and training programs of Buddhism been losing but no one noticing. It was heartbreaking. Is not it, my dear friend? Dear friends! The Buddha's teachings help people practice so great deliverance. But now, looking at Buddhist monks there are nothing, Buddhist monks are only the Brahmin priests, they live in violating sila, breaking the sila, broken the sila. Thinking of this, I am deeply sympathy for the Buddha who sacrifyed his life, leaving the enthusiastic teachings for the later followers. Yet now there's nothing! Know how! my dear friends! Only a linguistic to make name and benefit at their lips to scam people, living on tears, on the expenses of them. It is sad, is not it? When the Buddha finished practice and found true liberation, he used these teachings and actions (Kneel down prostrate the teaching) very sincere and loving humans in the deep heart: "Let me reverence, worship, and live in accordance with this Dhamma ". This teaching caused me a profound trust this teaching, makes my heart shaken before boundless love of good father. Today, I finished practition, rereading these teachings, I could not hold back emotions of my tears because thinking of love the of Buddha as the sun, as ocean. The love can not take anything that compared. Musician Y Van compared the love of mother for her children as the Pacific ocean: "The heart of mother loves her child as immense as the Pacific ocean ...". But the compassion of the Buddha being brought four marine though the comparisons could not comparable. The Buddha reverence, bowed his head and live in accordance with this Dhamma, makes us never forget this favor. Do not forget this favor, we must always remember to "Sila, samadhi, wisdom." Only "Sila, Samadhi, Wisdom" helps us to master birth, aging, sickness, death and reincarnation termination; only practice "Morality, Concentration, wisdom" (Sila, Samadhi, Wisdom) makes us no longer afraid of the wrong practice, lost in the pagan. Out of Sila, no teaching of pagan could teach us to the true liberation. O my dear friends! You are grateful the Buddha, so you go ahead and point out what is right, what is wrong in the teachings of the Buddha; you point out what is not true of the Buddhist precepts, then Buddhist reorganize, it is you've paid off gratefulness to the Buddha. |