• quetsan
  • lailamtoduong1
  • phattuvandao1
  • ttl1
  • tinhtoa1
  • daytusi
  • vandao2
  • amthat1
  • ThayTL
  • toduongtuyetson
  • ttl3
  • khatthuc1
  • thanhanhniem3
  • amthat3
  • lopbatchanhdao
  • amthat2
  • tinhtoa2
  • chanhungphatgiao
  • tranhducphat
  • phattuvandao3
  • tamthuphattu
  • benthayhocdao
  • thanhanhniem2
  • thanhanhniem1
  • vandaptusinh
  • huongdantusinh
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Am thất
  • Thầy Thông Lạc
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
In bài này

4.- PHÁP NIỆM PHẬT

Lượt xem: 6324

TRƯỞNG LÃO THÍCH THÔNG LẠC
GIÁO ÁN TU ĐẠO PHẬT
II.- GIAI ĐOẠN XUẤT GIA

(Tỳ khưu Từ Quang biên tập lời Trưởng Lão giảng trong mùa an cư 1997, được ghi âm ở 61 cassette 90)


GIỚI HÀNH TỨ BẤT HOẠI TỊNH
4.- PHÁP NIỆM PHẬT

Bây giờ quý thầy tiếp tục học bài pháp trong Tứ Bất Hoại Tịnh là Pháp Niệm Phật. Như Thầy đã giới thiệu đại khái Pháp Niệm Phật cho bên phái nữ xong rồi, sau nầy quý thầy sẽ nghe lại Pháp Niệm Phật như thế nào, còn bây giờ là giai đoạn chúng ta thực hành chớ không còn giới thiệu nữa.

Quý thầy đã thấy cái đầu tiên là niệm Phật mà Thầy đã dạy quá cụ thể rồi. Bây giờ tới pháp niệm Phật, người ta nghe pháp niệm Phật nhưng không biết pháp niệm Phật là sao, làm sao mà cái pháp niệm Phật. Bây giờ thì quý thầy đã biết pháp niệm Phật rồi: Pháp niệm Phật tức là pháp đến với mình, mình đem cái pháp đó niệm Phật. Mà cái pháp đó đã niệm Phật thì cái pháp đó không còn chướng ngại ở trong tâm của mình nữa, nó không làm cho mình bị giao động nữa. Mình đã lấy cái pháp đó buộc nó phải niệm Phật. Cái pháp đó đến với tâm Phật, Phật không giao động thì pháp đó đến với mình tâm mình, mình cũng không giao động cho nên mình giải thoát.

1.- Pháp tham dục. Pháp tham dục đến với chúng ta thì niệm Phật như thế nào. Như có người đem cho Thầy vật gì đó, Thầy khởi tâm tham muốn cái đó, thì đó là pháp đến với Thầy làm cho tâm Thầy khả ý khả ái khả lạc với nó. Chúng ta đem pháp đó bắt buộc nó niệm Phật vì Phật không bao giờ có tham dục tham ái một vật gì hết, cho nên chúng ta bắt pháp đó phải Niệm Phật.

Khi một pháp đến khiến cho tâm ta khởi lên ham muốn, ta liền lấy pháp đó niệm Phật. Lấy pháp đó niệm Phật thì tâm Phật không tham, nghĩa là Phật không tham muốn, mà lấy pháp đó niệm Phật thì tâm Phật không có khả hỉ khả lạc, cho nên đó là vô tham, vì vậy mà chúng ta lấy các pháp bắt nó phải niệm Phật. Khi chúng ta lấy pháp đó niệm Phật mà chúng ta biết tâm Phật vô tham vậy thì chúng ta còn tham nữa không? Chắc chắn là chúng ta sẽ không tham.

Muốn được vô tham như Phật vậy, ta phải trạch pháp một câu, dùng làm pháp hướng nhắc nhở tâm ta như cái lí mà tác ý. Đây là tham dục. Tham dục là một pháp ác, khiến cho mình khổ, người khác khổ. Vậy chúng ta phải đoạn dứt pháp này, xa lìa pháp này. "Pháp tham dục này phải đi đi, đừng ở trong tâm ta nữa". Chúng ta phải thường xuyên dùng pháp hướng này trước khi ngủ, trước khi ngồi thiền, trước khi đi kinh hành để sau này khi có pháp tham nào đến thì chúng ta đuổi nó đi được liền, pháp đó không còn lôi cuốn cám dỗ tâm tham muốn của chúng ta được. Đó là mình dùng pháp hướng đuổi nó đi, không để tâm ham muốn ở trong ta, do đó chúng ta mới li dục li ác pháp được. Vì vậy mà bắt pháp tham muốn này phải niệm Phật. Tâm tham muốn có niệm Phật thì mới không tham muốn. Tâm tham muốn không niệm Phật thì đụng pháp nào chúng ta cũng tham muốn hết.

Chúng ta dùng pháp hướng để tu tập, khi gặp pháp tham dục đến làm chúng ta đam mê, làm chúng ta thích thú, làm chúng ta khả ý khả ái khả lạc, chúng ta phải hằng ngày thường xuyên dùng pháp hướng nhắc nhở tâm mình để khi có pháp tham dục đến thì bắt pháp đó niệm Phật, cho nên chúng ta giải thoát được pháp tham muốn.

2./ Pháp thứ hai là pháp ái tức là tham sắc dục. Khi một pháp nào đến với tâm ta, khiến cho tâm ta khởi lên tham ái, ta biết tham ái là con đường sanh tử luân hồi. Sanh tử luân hồi còn là còn nhiều đau khổ, đó là một pháp ác, ta lấy pháp tham ái này bắt buộc nó niệm Phật, các pháp đến với Phật, Phật đều không khởi lên tham ái. Nghĩa là lấy pháp tham ái niệm Phật mà Phật là một người đã diệt hết tham ái rồi, không còn tham ái nữa, cho nên bắt nó niệm Phật thì chắc chắn là nó không khởi lên tham ái được. Do vậy khi có pháp tham ái đến thì chúng ta bắt nó niệm Phật. Khi ta lấy pháp tham ái niệm Phật chắc chắn tâm ta sẽ không khởi lên tham ái.

Muốn như vậy, ta phải trạch pháp câu này dùng làm pháp hướng nhắc nhở tâm mình hằng ngày như cái lí mà tác ý Pháp tham ái là một pháp cực ác, nó mang đến cho con người muôn vàn sự đau khổ sau này, ta phải dứt và viễn li pháp ác này. "Tham ái hãy đi đi, đừng ở trong tâm ta nữa. Từ đây về sau pháp tham ái dứt trừ nơi tâm ta vỉnh viễn". Đó là mình đặt pháp hướng nhắc nhở tâm mình, một khi có pháp ái nghĩa là hình ảnh của một cô gái, của một người khác phái gợi sanh ra pháp tham ái trong tâm. Khi gặp như vậy chúng ta bắt nó niệm Phật. Khi bắt nó niệm Phật thì chúng ta biết rằng ông Phật không còn tham ái vì vậy tâm ái của chúng ta bị diệt đi. Cho nên pháp niệm Phật làm cho tâm của chúng ta trở thành nguội lạnh, không còn đắm đuối, không còn khởi lên tham ái nữa.

3./ Pháp tham ưu. Khi một pháp đến với tâm ta khởi lên tham ưu khiến ta buồn rầu, đau khổ, ta liền lấy pháp đó niệm Phật, khi pháp đó niệm Phật thì tham ưu không khởi lên vì tâm Phật không còn tham ưu.

Muốn cho pháp tham ưu niệm Phật để không khởi lên tham ưu, ta nên trạch pháp câu này dùng làm pháp hướng như lí tác ý. Pháp tham ưu là pháp đem đến cho ta những tham muốn, bất toại nguyện nên ta sanh tâm sầu khổ ưu bi. Nó là một pháp ác không phải là pháp thiện, lấy pháp ác niệm Phật, biến pháp ác thành pháp thiện. "Từ nay pháp tham ưu sẽ trở thành pháp không tham ưu và ta luôn luôn cảnh giác pháp tham ưu. Xa lìa, từ khước, đoạn dứt pháp tham ưu trong tâm ta". Đó là câu trạch pháp để nhắc cho tâm ta xa lìa pháp tham ưu. Tức là lấy pháp niệm Phật để chúng ta nương vào chỗ ông Phật không còn tham ưu các pháp mà gột cái tâm của chúng ta không còn tham ưu nữa.

4./ Pháp tham ăn. Có một phật tử mang đến cúng dường cho ta một cái bánh rất ngon và thơm, khiến ta nhìn thấy là ưa thích liền, sanh tâm hoan hỉ vui mừng với chiếc bánh này liền. Đó là một pháp ác khiến cho ta sanh tâm tham ăn. Bất kỳ món ăn khất thực nào đến với Phật, Phật không sanh tâm ưa thích vì thế ta lấy pháp tham ăn niệm Phật. Khi mình khởi lên tâm tham đắm trong cái ăn uống, trong những món thực phẩm, ta lấy pháp tham ăn này niệm Phật. Phật khôngcó tham ăn. Nếu nó niệm Phật tức là không còn tham ăn nữa, không còn ưa thích cái tham ăn nữa, ăn để sống chứ không phải ưa thích nó. Tâm ta ưa thích thì ngay liền chúng ta đem pháp đó niệm Phật. Gương hạnh của đức Phật làm chúng ta tỉnh thức, làm chúng ta không còn thích ưa ăn ngon nữa, không còn thích cái bánh đó nữa.

Muốn được vậy ta phải trạch pháp câu này dùng làm pháp hướng như lí tác ý. Pháp tham ăn là pháp ác, chạy theo dục lạc thế gian khiến ta phải chịu thọ khổ trong biển sanh tử luân hồi. Đó là một pháp ác, ta phải viển li, từ giả, đoạn dứt. Tất cả các thực phẩm ăn uống chỉ là thứ thuốc trị bịnh đói. Các thực phẩm là pháp bất tịnh, hôi thúi, bẩn thỉu, ghê tởm như đống rác thúi, như đống phẩn hôi. Nuốt khỏi cổ là không còn khả hỉ khả lạc khả ái gì nữa. Ngon chỉ là một ảo giác gạt người ngu si. "Từ nay chúng ta phải xa lìa pháp tham ăn, không chạy theo ưa thích ăn ngon nữa, phải giống như Phật".

Chúng ta dùng pháp hướng này nhắc trước thực phẩm cám dỗ chúng ta. Nó làm chúng ta ưa thích nó, ưa ăn nó. Hằng ngày chúng ta dùng pháp hướng này nỗ lực nhắc tâm mình cho đến khi chúng ta thấy món ăn thật sự là bất tịnh, không còn quý báu ngon ngọtđối với chúng ta nữa, lúc bấy giờ chúng ta mới xa lìa được cái ăn uống. Đến giờ ăn thì chúng ta thấy ăn như là sự bắt buộc để giải quyết bịnh đói mà thôi chứ chúng ta không còn thích ăn nữa.

Nếu chúng ta không hướng tâm nhắc nhở như vậy thì khó cho chúng ta xa lìa được sự ăn uống, thấy thực phẩm là bắt thèm, bắt chảy nước miếng. Do vậy nên chúng ta phải nỗ lực tu tập để tránh pháp tham ăn. Sau này khi chúng ta tu định vô lậu thì cũng phải đặt niệm thực phẩm ăn uống trước mặt để quán xét suy tư để thấy nó là bất tịnh, thấy nó là ảo giác, cái ngon của nó là cái dục lạc ảo giác lừa gạt, làm cho những người ngu vô minh mới ham thích, còn những người trí biết nó nên không bị nó gạt được. Càng ngon miệng bao nhiêu thì nó lại càng gây ra sự tai hại, càng đem lại nhiều chất độc cho thân bấy nhiêu. Biết như vậy cho nên chúng ta xa lìa được tham ăn uống.

Pháp tham ăn này rất khó xa lìa, chứ không phải dễ. Nói là một lẻ. Chỉ thường xuyên tu, quyết tâm tu, thường xuyên đặt niệm thực phẩm bất tịnh trước mặt quán xét thì chúng ta mới xa lìa được nó. Thường xuyên hướng tâm tác ý đoạn dứt nó thì chúng ta mới được an ổn trước các thực phẩm, tâm của chúng ta mới được thản nhiên trước các thực phẩm, chứ thấy thực phẩm là thèm, thấy là muốn ăn liền. Như lâu ngày không ăn đường, thấy cục kẹo, thấy cái bánh ngọt, chén chè là thích ngay, thì đó là chúng ta còn ở trong ảo giác tham dục của sự ăn uống.

Muốn thoát khỏi ảo giác tham dục này thì hằng ngày chúng ta phải tu tập định vô lậu, đặt niệm tham ăn này trước mặt để dùng tri kiến giải thoát quán xét thấu suốt được món ăn là bất tịnh, món ăn là bẩn thỉu thì chúng ta mới dứt được tâm tham đắm nó. Ta phải bắt pháp tham ăn niệm Phật vì ông Phật không có tham ăn, không thích cái ăn uống, không có chạy theo dục lạc của ăn uống, không bị ảo giác lường gạt. Cho nên bắt pháp tham ăn này niệm Phật thì chắc chắn pháp tham ăn này đối xử với chúng ta rất là tốt trên con đường tu tập lấy pháp niệm Phật, pháp tham ăn không còn lường gạt chúng ta được nữa.

5./ Pháp tham mặc. Có một phật tử may cho mình một bộ y ba bằng vải quý giá có màu vàng óng ánh, thấy là sanh tâm ưa thích ngay. Biết tâm mình đang giao động trước pháp y, ta hiểu ngay đó là một pháp đưa đến đau khổ và mất phạm hạnh, ta liền lấy pháp đó niệm Phật. Trong đời sống của đức Phật, biết bao nhiêu phật tử cúng dường pháp y rất tốt đẹp, Ngài chỉ nhận cho vui lòng phật tử và Ngài cúng dường lại cho các vị tỳ kheo khác. Khi lấy pháp này niệm Phật, ta không còn sanh tâm ưa thích y tốt nữa, miễn là có y để mặc cho kín và ấm thân chứ không thấy y óng ánh đẹp tốt nữa.

Muốn được như vậy thì hằng ngày chúng ta phải trạch pháp một câu dùng làm pháp hướng như lí tác ý ra. Ở đây chúng ta nên trạch pháp câu này ra để phá tâm tham đắm y áo. Pháp tham mặc là một pháp xấu ác, làm mất phạm hạnh của người tu. Người ngoài nhìn vào chê cười, phỉ báng Phật pháp. Nếu ta còn tâm ưa thích mặc y áo tốt đẹp đó là ta chưa li dục li ác pháp được thì làm sao ta dự vào dòng thánh được, nghĩa là người còn ưa ăn mặc tốt đẹp, sang cả thì vị tu sĩ đó chưa dự vào dòng thánh đâu. Mà chưa dự vào dòng thánh thì thử hỏi cuộc đời họ làm sao chấm dứt được sanh tử luân hồi.

Trong câu chuyện Tây Du Ký nói có vị tu sĩ có tủ y rất nhiều, nhưng khi thấy y của Tam Tạng óng ánh sáng chói có hào quang nên khởi lòng ham thích, bèn xin Tam Tạng cho đem y về phòng chiêm ngưỡng, dụng ý muốn cướp lấy, không ngờ con quỷ ở bên hông chùa thấy y quý cũng khởi lòng tham bèn hóa gió hốt y đi mất. Trong khi ông thầy chùa tin là cái y của Tam Tạng còn ở trong phòng mình, bèn đốt cháy chùa để giết chết thầy trò Tam Tạng để cướp y. Cuối cùng chùa cháy rụi mà y thì cũng chẳng có. Đó là pháp ác đến gợi như vậy.

Ở đây chúng ta thấy pháp tham mặc này cũng là điều quan trọng cho người tu lắm, nó sẽ làm cho chúng ta mất phạm hạnh đi. Thí dụ một người tu sĩ mặc bộ đồ rách vá nhưng sạch sẽ thì phật tử đến với người tu sĩ đó rất kính trọng vị tu sĩ có phạm hạnh, không xài phí của đàn na thí chủ. Còn một người mặc y sáng chói rực rỡ, đeo chuổi lớn dài bóng loáng ngồi trên pháp tòa thì người ta thấy vị tu sĩ đó chưa tròn phạm hạnh.

Còn một vị thầy ăn mặc rách rưới đi lang thang, y rách không chịu vá lại, mà lại bẩn thỉu không giặt, thì hạng này thuộc loại ăn xin thật sự chứ không phải là một vị thầy. Phải phân biệt rõ chứ có nhiều người nói tôi ăn mặc rách rưới lang thang, không cần giặt gì hết, y áo hôi rình mà nói là Phật thì điều đó không đúng đâu. Ông Phật thì bao giờ cũng phải sạch sẽ, cũng phải đàng hoàng, mặc dù là y vải thô vá víu nhưng vẫn sạch sẽ, vẫn oai nghi giới hạnh đàng hoàng. Còn những vị thầy chấp nhận ăn mặc rách rưới nhưng lại bẩn thỉu, xốc xếch, không đúng oai nghi thì những vị thầy đó chỉ là những người mạo danh mà thôi, không đúng oai nghi của Phật.

Cho nên nhìn qua phạm hạnh của người tu trong cách ăn mặc, chúng ta cũng nhận ra bậc chơn tu hay người giả tu. Có những người giả làm người nghèo, làm ra cái hạnh khổ hạnh, nhưng cái khổ hạnh đó không đúng cái khổ hạnh của người tu sĩ đạo Phật. Người lợi dưỡng, sang cả trong ăn mặc của vị tu sĩ, chúng ta cũng biết đó không phải là người tu mà là người chạy theo dục lạc qua hình thức của người tu sĩ, của tôn giáo.

Chúng ta cũng đừng hiểu ăn mặc như trong tranh vẻ về các bồ tát Văn Thù, Phổ Hiền. Hình ảnh về các bồ tát đó không đúng là hình ảnh của một vị tu sĩ có phạm hạnh của đạo Phật thật sự. Các hình ảnh đó là hình ảnh không giải thoát, không li dục li ác pháp. Mà không li dục li ác pháp thì không bao giờ có thiền định. Chúng ta thấy những tượng của các bậc bồ tát đó thì ta biết các bậc bồ tát đó không có li các ham muốn. Biết vậy, ta phải lìa xa pháp tham mặc, từ giả viển li pháp tham mặc, sống đúng đời sống phạm hạnh để li dục li ác pháp cho trọn vẹn. Ta phải xa pháp y tốt, y xấu.  Tác ý: "Pháp y tốt y xấu phải viển li nơi tâm ta. Ta không chấp nhận các pháp này".

Có người muốn tỏ ra mình ăn mặc y xấu thì người này cũng bị chấp vào y xấu rồi. Chúng ta có cái y, chúng ta mặc nó từ khi mới được cho,còn mới còn tốt, cho đến khi nó cũ rách, cho đến khi không còn xài được nữa mới thôi. Có người y đang mới đang tốt, họ đem vá chỗ này chỗ kia, họ nói làm cho hoại sắc cái y mới đi, làm cho nó trở thành xấu đi. Người này cũng bị chấp cái y đó.

Thầy thấy có thầy cái áo đó chưa phải đúng rách để vá, mà họ cũng đem ra vá vào y áo đó, làm như họ là người khổ hạnh, người giữ đúng phạm hạnh của Phật. Khi y áo mình rách hết rồi, có người cúng dường, mình nhận y đó, lẻ đương nhiên y đó phải mới rồi, mình cũng mặc nó, sau vài năm thì nó phải cũ, phải rách, khi đó mình vá để mặc chứ không phải đem bỏ đi, là không đúng cách.

Cho nên, chúng ta nên xa lìa cái tâm y tốt hay y xấu đó đi, chúng ta chỉ giữ cho đúng cách của một người tu sĩ. Nếu y rách hết mà có người cúng dường cho mình y mới thì mình mặc y mới; chứ không phải nói tôi mặc y rách như vầy ai cũng khen tôi là người có phạm hạnh, rồi bây giờ mặc y mới thì mất phạm hạnh đi. Phạm hạnh là do ở tâm của mình chứ còn cái y không phải là phạm hạnh.

Còn mình thấy cái y này hơi cũ, mình quăng đi rồi tìm y mới để mặc cho bóng láng là cái sai. Thầy muốn nói trên cái ăn mặc của vị tu sĩ để ta thấy pháp y đến thì nó không lường gạt chúng ta được mà nó cũng không làm sai lệch phạm hạnh của người tu. Vì thế chúng ta phải biết để thực hiện trên chỗ ăn mặc của chúng ta cho đúng phạm hạnh của người tu.

Vậy pháp tham y đến, bắt buộc nó phải niệm Phật. Nó niệm Phật như thế nào? Chúng ta phải quán xét lại cách mặc của đức Phật. Ngày xưa đức Phật dùng y phấn tảo, Ngài lượm những vải rách, vải bó thây ma rồi kết lại, sau đó ông Ca Diếp cúng Phật cái y mới thì Ngài trao cái y phấn tảo lại cho ông Ca Diếp (Maha Kassapa), Ngài chấp nhận y mới để mặc. Cho nên ta thấy Ngài có y cũ thì Ngài mặc chứ không bỏ, hay cho tỳ kheo khác. Ông Anada đã nói không nhận cái gì của Phật đưa, hay cái gì người khác cúng dường Phật rồi Phật đưa lại. Như vậy chúng ta đã thấy rõ trong đời của Phật cũng nhận y mới, rồi từ y mới lần lần cũ đi. Chúng ta cũng vậy chứ đâu phải là chúng ta tạo cho y lúc nào cũng cũ hoài để chúng ta chỉ mặc y cũ thôi. Đó là cái sai. Chúng ta chấp nhận y để mặc, đó chỉ là cái tướng của chúng ta trong ăn mặc, cái đó không phải là phạm hạnh.

Thí dụ như Thầy có cái y rách không mặc được nữa thì Thầy làm cái tấm trải chỗ nằm của Thầy khi Thầy đã có y mới. Không mắc mớ gì xé y mới rồi vá lại. Làm vậy có phải là ngu không. Như vậy là chúng ta chấp tướng xấu mà bỏ cái phạm hạnh của mình. Đó chẳng đúng cách của người tu. Cho nên chúng ta không chấp pháp y tốt, cũng không chấp pháp y xấu, không khéo thì chúng làm cho chúng ta lệch lạc phạm hạnh của người tu.

6./ Pháp ham tiền. Khi có người phật tử đến cúng dường ta tiền bạc, ta liền lấy pháp này bắt nó niệm Phật, nghĩa là có phật tử để bao thơ (tiền bạc) cúng dường, mình là vị tu sĩ rồi thì mình lấy cái pháp này bắt nó niệm Phật. Vậy pháp tham tiền này niệm Phật thì Phật có tham tiền không. Đức Phật có cất tiền không? Phật không cất tiền, vậy mình là đệ tử của Phật cũng không cất tiền. Cái pháp tiền này đến đây ghẹo gan mình đây, nó làm cho mình ham nó đây. Vậy mình đem pháp tiền này niệm Phật, đức Phật không nhận tiền thì mình cũng không nhận tiền.

Từ ngày tu hành thành đạo cho đến khi viên tịch, đức Phật không cất giữ tiền bạc, đức Phật chỉ đi xin thực phẩm ăn để sống, đức Phật xem tiền bạc như là rắn độc. Một hôm Ngài đi khất thực cùng Ananda. Ông Ananda nhìn thấy dưới ruộng cạnh đường đi, trong một hang có một hủ vàng, bèn gọi Phật, Phật bảo ông Ananda đó là rắn độc, ta hãy tránh nó đi. Thầy trò rời xa hủ vàng ấy.

Vậy người cầm tiền cúng dường mình là đem rắn độc lại cắn mình. Thế mà ngày nay các thầy không sợ rắn, lại thích tiền, thấy có bao thơ cúng dường thì ham. Cho nên ông nào cũng bị rắn độc cắn.

Khi người phật tử cúng dường tiền thì mình sẽ nói với họ như thế nào? Tôi nhận lòng của phật tử cúng dường, nhưng vì giới luật của Phật cấm chúng tôi nhận tiền, chỉ nhận thực phẩm đủ ăn một bữa trong ngày thôi, vậy phật tử cất lại số tiền này hoặc sử dụng tùy theo ý của phật tử trong xã hội. Như vậy là pháp tham tiền đó đã niệm Phật đó. Nó niệm Phật thì trả lại chủ cũ của nó, mình không bị dính mắc trong pháp cất tiền.

Lấy pháp tham tiền này niệm Phật thì pháp tham tiền này không cám dỗ được ta, nhờ thế ta tránh xa pháp ác, ta không còn nô lệ cho tiền bạc trong cái ăn, cái mặc, cái chùa to nữa. Ta làm chủ được tâm ta. Còn những kẻ không làm chủ được tâm cho nên pháp tham tiền biến họ trở thành tên nô lệ trung thành của tiền bạc. Tiền bạc sai họ làm việc này, việc nọ.

Muốn làm chủ được tâm thì phải mạnh dạn từ khước tiền bạc. Ta nên trạch pháp câu này để nhắc nhở tâm. Tiền bạc là rắn độc, là ông chủ độc tài, đầy gian ác. Tránh xa tiền bạc như tránh rắn độc.""Ta hãy tránh xa, từ bỏ, từ khước, không bao giờ nhận tiền bạc của ai hết. Pháp ham tiền hãy đi đi, ta không nhận ngươi đâu". 

Mình lấy thân niệm Phật, rồi tâm niệm Phật, thì thân tâm Phật làm sao thì thân tâm mình niệm Phật cũng phải giống như vậy.Như vậy chúng ta biết được Tứ Bất Hoại Tịnh rất vi diệu và rất siêu ở trong sự tu tập, vì chỉ có quy y, chỉ thọ Phật Pháp Tăng và giới bổn mà chúng ta đã học; chúng ta nêu lên những cái đó để chúng ta niệm, như vậy chúng ta đã hoàn toàn giải thoát.

Lấy thân thọ tâm pháp giải thích cái pháp. Lấy thân của mình mà TÙY theo cái pháp cho nên đức Phật nói TÙY pháp. Tùy pháp nghĩa là sống nương theo pháp. Cho nên mình lấy thân của mình niệm pháp, lấy thọ của mình niệm pháp, lấy tâm của mình niệm pháp, lấy các pháp của mình để niệm pháp. Mình biết lấy chỗ Tam Quy này làm gốc, mình lôi các pháp ác vào niệm Phật hết, vì vậy mà cái nào cũng niệm Phật, mình li dục li ác pháp rất dễ dàng, rõ ràng và cụ thể, mình được hoàn toàn giải thoát. Các con hiểu chưa? Các con thấy Thầy dạy không phải lấy miệng niệm Phật mà lấy ý niệm Phật, lấy các pháp niệm Phật. Ông Phật đâu có pháp gì nên tâm ông đâu có động. Pháp nào đến với ông cũng giải thoát hết, vì vậy mà mình bắt các pháp niệm Phật thì tâm mình cũng bất động, cũng giải thoát hết. Khi chúng ta bắt các pháp niệm Phật hết, đó là giải thoát hoàn toàn. Chúng ta tu thấy kết quả càng lúc càng rõ ràng, đem đến sự giải thoát rất rõ.

Tất cả các pháp trong thế gian này chúng ta cũng bắt nó niệm Phật được hết, pháp nào đã niệm Phật thì pháp đó đều giải thoát hết. Vì vậy đến chỗ chúng ta biết lấy pháp niệm Phật chúng ta thấy rất tuyệt vời, còn chúng ta không biết lấy pháp niệm Phật thì cái tâm phàm phu của chúng ta bị dính mắc vào các pháp liền, không thể nào giải thoát được. Lấy pháp niệm Phật thì nó hóa giải được tâm của chúng ta.

Đây là Thầy kê ra một số cho biết các pháp. Nhưng các pháp nhiều vô lượng chứ đâu phải ít pháp, có nhiều vô lượng pháp, biết pháp nào xẫy đến cho mình đâu, nhưng hễ cứ pháp nào đến với mình là cứ lôi nó niệm Phật, pháp thiện thì mình cũng bắt nó niệm Phật, mà pháp ác thì mình cũng bắt nó niệm Phật. Thằng lành thì nó niệm Phật dễ hơn là thằng ác. Mình bắt chúng phải quy y Phật hết, cho nó niệm Phật hết.Mình lấy ông Phật cho nó niệm Phật. Thân mình cũng niệm, rồi tâm mình cũng niệm, thọ mình cũng niệm, do đó mình tùy theo các pháp đó mà được giải thoát.

Chúng ta biết tu Tứ Bất Hoại Tịnh là dùng bốn chỗ thân thọ tâm pháp của ta mà niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới. Nghĩa là mình bắt đầu từ thân thọ tâm pháp niệm Pháp, rồi thân thọ tâm pháp niệm Tăng. Tới niệm Tăng, Thầy sẽ kê ra những hạnh của các vị thánh tăng ngày xưa như ông Sariputta tu như thế nào, hạnh ông ra làm sao, ông Moggallana tu như thế nào, hạnh ông ra làm sao... mình lấy thân của mình tu phải giống như các bực thánh tăng đó. Rồi cái tâm của mình phải tu như thế nào để giống các bực thánh tăng đó. Rồi cái thọ của mình như thế nào để giống với các vị thánh tăng đó. Rồi các pháp niệm tăng thì phải niệm như thế nào. Do đó nội trong Tứ Bất Hoại Tịnh mình tu xong là cũng giải thoát rồi, cũng đầy đủ hết rồi. Từ đó mới thấy lòng tin của chúng ta đối với đạo Phật tuyệt vời, không bao giờ thối tâm, cho nên gọi là tín lực. Tín lực là lòng tin vào Tứ Bất Hoại Tịnh.

Pháp của Phật là những cái như Tứ Niệm Xứ, Tứ thiền, Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc, mình lấy thân thọ tâm pháp của mình niệm pháp là tu tất cả những pháp đó.

Quý thầy đã hiểu thân niệm Phật, đã hiểu thọ niệm Phật, đã hiểu tâm niệm Phật, bây giờ quý thầy hiểu tới pháp niệm Phật. Từ tham y rồi tới tham tiền, cho đến tham ăn, tham ưu, tham ái, tham dục, tất cả những pháp này đều bắt nó niệm Phật hết. Như khi có người mắng chửi mình, thì đó là pháp ác, bắt các ngôn ngữ mắng chửi đó niệm Phật thì chúng ta thấy ông Phật đâu có giận, cho nên tâm mình cũng đâu có giận. Các pháp đã niệm Phật rồi, các pháp đã quy y Phật rồi, các pháp đã biết niệm Phật thì nó phải sống đúng theo Phật cho nên pháp đó trở thành pháp thiện, vì vậy chúng ta không giận không hờn khi nghe lời mắng chửi. Không khéo khi nghe lời mắng chửi, mình tức rồi mắng lại người chửi thì pháp đó trở thành pháp ác. Khi có người đến mắng chửi mình thì mình lấy lời mắng chửi đó của họ cho nó niệm Phật. Những lời mắng chửi của họ đã niệm Phật thì tâm của mình không giận người mắng chửi đó được nữa. Quý thầy vừa hiểu cái pháp thứ 6 là pháp tham tiền niệm Phật.

7.- Bây giờ pháp tham ngủ niệm Phật. Pháp tham ngủ là một pháp ngu si, mê muội, lười biếng. Khi gặp pháp đó nơi thân ta, cái pháp đó đến làm cho mình lười biếng buồn ngủ, gục tới gục lui, đi thiếu điều muốn té. Đó là cái ngủ đã tới trong bụng mình rồi, cái pháp tham ngủ đã đến, vậy mình lôi đầu nó đi niệm Phật thì mình mới sáng ra, mới tỉnh ra, ta lấy pháp tham ngủ mà niệm Phật chứ không phải mình đi lạy Phật. Muốn lôi pháp tham ngủ niệm Phật thì chúng ta phải quán xét lại thân Phật. Quán xét xem ông Phật có tỉnh táo không. Ông Phật luôn luôn tỉnh táo, như vậy thì chúng ta phải noi gương của ông Phật, phải tu tập, phải rèn luyện mình, tức là chúng ta đặt pháp tham ngủ niệm Phật đó. Nghĩa là mình coi gương hạnh ông Phật. Phật sống làm sao mà không ham ngủ mà mình lại có. Bắt pháp này niệm Phật thì phải sống đúng như ông Phật. Nó niệm Phật thì phải không tham ngủ nữa. Đó gọi là lấy pháp tham ngủ niệm Phật. Cho nên trong tâm chúng ta có pháp gì thì chúng ta mau mau lấy pháp đó mà niệm Phật. Pháp niệm Phật thì phải theo gương hạnh của ông Phật, có vậy cuối cùng chúng ta mới thắng được các pháp đó.

Muốn pháp tham ngủ niệm Phật thì phải xét xem ông Phật có buồn ngủ không, Phật có bị hôn trầm gục tới gục lui không. Chắc chắn là ông Phật không có chuyện đó rồi, như vậy chúng ta mới lôi pháp tham ngủ đi niệm Phật. Ngày đêm Phật tỉnh thức, không bao giờ buồn ngủ như kẻ phàm phu, do thế mà pháp này niệm Phật thì ta hãy đi kinh hành như Phật.

Cách thứ nhất là mình thấy trong đời sống của Phật đi kinh hành rất nhiều, cho nên mình cũng phải đi kinh hành nhiều.

Cách thứ hai là phải tập tỉnh thức như Phật. Tập theo những lời mà Phật đã dạy mình tu tỉnh thức mới tỉnh, chứ mình không chịu tu tập tỉnh thức như Phật đã dạy thì làm sao tỉnh được. Do đó mình phải tập tỉnh thức như Phật, nghĩa là phải tập tỉnh thức trong giấc ngủ. Mình thấy ông Phật nằm xuống ngủ thì đặt cái niệm trước mặt, trong tâm Phật biết niệm rõ ràng mà thân ông ngủ, đến nửa đêm thì Phật dậy ngồi thiền hoặc đi kinh hành. Ta thấy ông Phật không ngủ gà ngủ gật, không ham ngủ. Như vậy mình phải bắt pháp buồn ngủ này niệm Phật tức là chúng ta phải tu tỉnh thức. Khi đã buồn ngủ, đã lừ đừ lười biếng, là càng lúc càng mê muội, không bao giờ tỉnh ngủ được.

Cho nên chúng ta phải đi kinh hành nhiều như Phật. Chúng ta phải nằm kiết tường rồi tu tập tỉnh thức trong giấc ngủ như Thầy đã dạy. Như vậy mình mới đặt niệm tham ngủ niệm Phật được, chứ còn nếu mình không tu tập như vậy thì làm sao bắt nó niệm Phật được.

Muốn được tỉnh ngủ như Phật vậy, ta phải trạch pháp câu rồi dùng làm pháp hướng nhắc nhở tâm mình như lí tác ý để nhắc nhở cho mình phá đi cái pháp tham ngủ "Pháp tham ngủ là pháp vô minh, si mê; người đệ tử của Phật phải quyết tâm xa lìa pháp này vỉnh viển, từ khước và chiến thắng pháp tham ngủ không để ở trong thân tâm ta nữa. Từ nay pháp tham ngủ phải lìa xa thân tâm ta, hãy đi đi". Pháp tham ngủ là một pháp cực ác với người tu sĩ của đạo Phật. Do vậy pháp tham ngủ không được ở trong thân tâm ta. Chúng ta dùng pháp hướng này nhắc nhở mình như vậy và đồng thời chúng ta phải tìm mọi cách mà xả buồn ngủ như đi kinh hành, hay chạy một chỗ dở chân cho cao như Thầy đã giảng để phá cho thật sạch sự buồn ngủ. Trong tu hành quý thầy giữ gìn giờ giấc nghiêm chỉnh thì buồn ngủ này sẽ đimất, chứ còn giờ giấc không nghiêm chỉnh thì muôn đời không bao giờ quý thầy phá được cái buồn ngủ này. Chỉ cần trật giờ này qua giờ kia 5 hay 10 phút là không nghiêm chỉnh giờ giấc rồi, là không phá sạch buồn ngủ được.

Như Thầy đã dạy cho quý thầy khi chúng ta tu tỉnh thức thì phải dùng pháp hướng tỉnh thức như thế nào. Đi kinh hành mà tu tập tỉnh thức trong khi chúng ta dùng Tứ Vô Lượng Tâm. Dùng kinh hành trong tỉnh thức bằng tâm từ thì chúng ta đi mà nhìn xuống chân đi để tránh dẫm đạp lên chúng sanh, để tránh không đạp côn trùng giết hại chúng sanh đó là chúng ta tu tỉnh thức trong Tứ Vô Lượng Tâm đó. Nhưng khi chúng ta đi kinh hành để thư giản, để tỉnh thức trong cái thư giản thì chúng ta đi như người vô sự, không lưu ý, không chú ý cái gì hết.

Nếu chúng ta tu tỉnh thức trong hành động mà áp dụng qua thư giản thì nó lại sai. Cho nên mỗi mỗi cái tỉnh giác đều có cái riêng biệt mà quý thầy muốn tu tập cho đúng thì phải hỏi lại cho kỹ từng hành động đó để mỗi khi quý thầy tu cái nào thì phải đúng với hành động của cái đó. Có như vậy nó mới đem lại kết quả của sự tu tập.

Rồi quý thầy phải có cái tỉnh thức trong giấc ngủ, khi nằm xuống quý thầy phải đặt cái niệm như thế nào để được tỉnh thức trong giấc ngủ. Quý thầy phải hỏi cho rõ rồi tập luyện thì nó mới đạt được kết quả, mới phá được cái hôn trầm thùy miên si mê trong giấc ngủ của quý thầy.

8./ Pháp tham danh. Danh là một pháp khiến cho người ta ham mê thích thú, hãnh diện. Dù ít hay nhiều con người dễ bị pháp danh lôi cuốn và cám dỗ, làm cho lạc mất con đường giải thoát, đắm chìm trong bể sanh tử luân hồi mà họ không hay biết.

Chúng ta phải thấy rõ ràng pháp danh này rất độc, thường thường người ta hay chạy theo cái danh. Hầu hết các tu sĩ hiện giờ đang sống trong biển danh lợi. Rất đáng thương cho kiếp sống tu hành của họ. Họ đều bị quỵ ngã trên pháp danh. Thí dụ như các tu sĩ học có cấp bằng cử nhân hay tiến sĩ. Những cấp bằng đó là những cái danh làm cho người tu sĩ mê mệt vì nó. Người có cấp bằng đó nổi danh hơn người không có cấp bằng. Đó là cái danh đã làm cho người tu sĩ không thấy được con đường giải thoát của đạo Phật, chỉ lấy những kiến giải của mình trên cái học thức của danh đó đem ra dạy người khác, trong khi mình chẳng tu tập giải thoát, tu tập chẳng ra ôn gì cả, mà lại dạy người ta thế này thế khác, chê bai người tu chứng không học như họ. Đó là cái giả danh của họ, chỉ đưa họ đến con đường sanh tử luân hồi mãi mãi, không bao giờ giải thoát được.

Khi học xong trường cơ bản Phật học, rồi lên Đại Học Vạn Hạnh để thi cử nhân thì bắt đầu có danh rồi đó. Chúng ta hãy dẹp cái danh đó xuống, bắt nó niệm Phật, do đó nó mới dứt đi, chứ không khéo nó chạy nữa, chạy qua tới Ấn Độ rồi mang cấp bằng tiến sĩ để về lòe thiên hạ chơi chứ không tu tập gì, chỉ có học và học, tức thu thập kiến thức sách vở, không tu tập giải thoát cái gì. Đau thì rên la, họ có đủ thứ khổ. Thật sự các cấp bằng đó chỉ là cái danh; cái danh đó làm cho biết bao nhiêu người chết.

Gặp pháp danh này ta bắt nó niệm Phật liền. Phật thì danh lợi đã xả hết nên khi pháp danh này niệm Phật thì tâm Phật bất động trước nó, do thế tâm ta cũng bất động, không bị pháp danh xỏ mũi, nghĩa là khi chúng ta biết nó rồi thì cái danh không thể xỏ mũi chúng ta được, chúng ta phải từ khước, không sống trong bất cứ cái danh nào.

Như gần đây có những phật tử về đây và được nghe Thầy giảng về các pháp Tứ thánh định, Tứ Như Ý Túc rồi họ mong Thầy đi ngoại quốc giảng cho các phật tử Việt Nam tại những nước họ đang định cư được nghe về các pháp đó. Nhưng Thầy không chấp nhận, vì đi như vậy là tạo danh cho mình.

Phật đã dạy "Khi người tu sĩ có danh có lợi, có sự cung kính thì nên ẩn bóng". Cho nên khi Giáo Án viết xong rồi thì đừng mong có ai gặp được Thầy nữa. Chừng đó còn duyên thì quý thầy còn gặp Thầy trong vài năm, mà hết duyên thì Thầy nhập diệt trong rừng, trong núi, không còn ai biết Thầy là ai.

Đối với Thầy danh lợi và sự cung kính Thầy trả lại cho mọi người, Thầy chỉ là con người bình thường như bao nhiêu con người khác, không còn chấp danh chấp lợi nữa. Thầy sẽ an vui của một người đã làm hết bổn phận của mình trong thời đại Phật giáo của mình, chỉ muốn mình trở thành một viên đá, một viên gạch xây dựng lại ngôi nhà Phật giáo, để làm cho nhà Phật giáo được tốt đẹp, được sáng sủa hơn. Hôm nay Giáo Án ra đời cũng là mục đích đó mà thôi.

Lời dạy của Phật "Khi người tu sĩ có danh có lợi, có sự cung kính thì nên ẩn bóng". Lời dạy này có một giá trị rất lớn đối với tu sĩ đạo Phật, nếu toàn cả tu sĩ của đạo Phật ẩn bóng, tránh danh lợi thì đạo Phật ngày nay có biết bao nhiêu người làm chủ sanh tử, chấm dứt luân hồi và đạo Phật sáng chói huy hoàn hơn tất cả các tôn giáo khác trên hành tinh này. Người tu sĩ đạo Phật dám từ giả danh lợi, sống đời sống thiểu dục tri túc thì không có một tu sĩ tôn giáo nào giải thoát hơn được.

Muốn được vậy ta phải trạch pháp câu này dùng làm pháp hướng như lí tác ý. Pháp tham danh là một pháp cực ác cám dổ tu sĩ xa lìa phạm hạnh, xa lìa con đường giải thoát. Biết vậy ta hãy ngăn ngừa nó và tận diệt nó để danh không dính mắc nơi tâm ta, để ta thật sự đi trên con đường giải thoát của đạo Phật. "Pháp tham danh hãy đi đi, không được ngự trị nơi tâm ta. Pháp tham danh hãy đi đi, hãy xa lìa khỏi tâm ta". Đó là câu trạch pháp để đuổi tâm tham danh đi, đừng để ta dính mắc danh.Pháp tham danh dẫn dắt những tu sĩ háo danh, hám lợi đi dần xuống địa ngục, thọ biết bao tai ương khổ não từ đời này sang đời khác. Những tu sĩ hiện tại tham danh đang phá hũy giáo pháp và giới luật của đức Phật, họ đang xuống dốc theo đà dục lạc của thế gian.

9./ Pháp tham lợi. Lợi là một pháp cực ác làm mờ mắt kẻ trí. Có người gặp lợi, mặc dù lợi đó rất nhỏ nhưng vẫn bị cuốn hút theo. Có người lại bị lợi lớn hơn mới cám dổ được. Một ông quan thanh liêm ở cái lợi nhỏ, nhưng khi gặp lợi lớn thì hết thanh liêm. Khi người ta cúng dường tiền ít thì mình vẫn giữ được hạnh người tu, nhưng khi họ cúng dường mình nhiều, một tỉ hai tỉ bạc, thì ông thầy đó chịu hết nổi cho nên ông mất phạm hạnh người tu. Vì vậy mà chúng ta phải giữ trọn phạm hạnh, dù lợi ít hay nhiều chúng ta cũng phải giữ trọn, một đồng chúng ta cũng không vi phạm phạm hạnh mà hằng tỉ bạc chúng ta cũng không ham, không vi phạm phạm hạnh. Như vậy là chúng ta giữ trọn được phạm hạnh.

Có người ngồi trên đống vàng mà ăn ngủ không yên, thế mà họ không chịu rời bỏ đống vàng đó, cho đến khi họ bị tù tội, họ bị trộm cướp giết đi. Chừng đó hởi ôi thì đã muộn rồi, không còn nữa. Đó là chúng ta đã thấy được sự lợi làm cho người ta quá khổ đau.

Người tu sĩ đạo Phật phải cảnh giác. Khi thấy lợi đến thì bắt nó niệm Phật liền, không được để nó không niệm Phật. Mà nó đã niệm Phật thì ông Phật không có bao giờ tham lợi cho nên khi pháp niệm Phật thì pháp lợi đó không dính mắc vào tâm chúng ta.

Muốn ngay liền tâm ta không bị lợi cám dổ thì phải trạch pháp câu này dùng làm pháp hướng tâm nhắc nhở như lí tác ý. Pháp tham lợi rất ác, nó khiến cho người tu mất phạm hạnh, khiến cho người tu phá giới, khiến cho người tu sĩ xa lìa con đường giải thoát, khiến cho người tu xa cách Phật. Nếu gặp pháp lợi này thì ta hãy mạnh dạn đoạn dứt, xa lìa, từ khước, không chấp nhận cho nó ở hoài trong ta, đừng cho nó ở trong ta. Ta luôn luôn lấy hạnh thiểu dục tri túc làm đầu. Có pháp lợi đến ta hãy đuổi nó đi. "Pháp tham lợi độc ác kia hãy đi đi. Ta không chấp nhận ngươi, ngươi hãy đi đi", nghĩa là tiền bạc, vàng bạc châu báu đến thì đừng đụng đến nó, đuổi nó đi cho khỏi, không có được để nó ở trong thất của mình. Đó là câu cuối cùng trạch pháp cho mạnh và nhờ thần lực của mình cho nên vàng bạc châu báu này không làm cho ta mờ mắt, không khéo nó làm mờ mắt ta.

Danh và lợi rất khó bỏ, chứ không dễ. vì vậy cho nên cuối cùng Thầy bỏ hết tất cả, đi vào rừng ăn lá cây, đến đâu thì xin ăn đến đó, không mang theo một đồng một xu nào cả. Tuy thời đại này khó khất thực nhưng Thầy vẫn đi xin ăn. Có xin được thì ăn, mà không xin được thì vào trong rừng hái một nắm lá cây gì đó để tạm qua ngày đó. Sống một ngày là giữ gìn phạm hạnh thêm một ngày, không có gì phá phạm hạnh, phá sự tu tập của Thầy được. Chúng ta không nên sợ vất vả khổ sở mà bỏ tiền theo rồi đói thì mua ăn. Đó là phàm phu tục tử chứ chưa phải là một bực ẩn bóng, một bực tu hành.

Đến đây thì quý thầy phải thấy rằng sự tu hành của một người tu phải vĩ đại, phải gan dạ, phải đủ nghị lực để sống một đời sống đúng phạm hạnh.

10./ Pháp tham sân. Pháp tham sân là một pháp rất ác, nó làm cho tâm ta đau khổ, người khác cũng đau khổ. Pháp tham sân là pháp hung dữ, khi ta gặp pháp này thì phải bắt nó niệm Phật.

Trong đời đức Phật, Ngài tiếp người này thì bị người khác mắng. Ngài cười nói thiên hạ đem bánh cho mình, mình có nhận hay không nhận. Nếu không nhận thì họ sẽ mang về nhà họ. Do thế mà pháp đến với Phật như là nước đổ lá sen. Quý thầy thấy khi có người mắng Phật thì Phật nói như vầy: Khi có người mạ nhục mắng ta mà ta nhận là ta mắng lại họ, mà ta không nhận thì họ mắng đả rồi họ cũng mang hết về nhà họ, cũng như người đem cho bánh mà ta không nhận thì họ phải đem về. Do Phật hiểu biết như vậy thì pháp sân đến với Phật, Phật không sân. Cho nên chúng ta bắt pháp sân niệm Phật và pháp sân niệm Phật như vậy thì tâm ta không sân. Ông Phật hiểu biết như vậy nên không sân, mà ta lấy pháp sân niệm Phật, khi pháp sân đến với mình thì tâm ta làm sao sân được khi đã bắt pháp sân này niệm Phật rồi. Do vậy mà mình không có sân. Biết vậy ta hãy lấy pháp sân niệm Phật thì chắc chắn tâm ta cũng như thạch bàn hứng gió không lay chuyển, không có sân.

Muốn vậy ta phải trạch pháp câu này dùng làm pháp hướng như lí tác ý. Pháp sân là một pháp rất ác làm cho khổ mình khổ người. Người tu sĩ đạo Phật có tâm sân thì mất hết oai nghi tế hạnh từ bi, không còn xứng đang là người tu sĩ của đạo Phật nữa, không còn sống đúng phạm hạnh của đạo Phật. Vậy pháp sân niệm Phật thì không còn sân nữa (nghĩa là lấy pháp sân niệm Phật thì pháp sân đó không còn sân nữa). "Pháp sân hãy đi đi, đừng ở đây với người tu hành đạo từ bi. Pháp sân hãy đi đi, đi cho khỏi nơi đây, đừng ở đây nữa". Luôn luôn hướng tâm nhắc như vậy nên đến khi gặp pháp sân thì lôi đầu nó mà niệm Phật, chừng đó ta đủ cái lực kháng lại tâm đau khổ phiền não của mình, biến mình thành như cục đất, không còn giận hờn phiền não nữa. Hằng ngày ta tu tập như vậy thì đó là pháp sân niệm Phật với tâm ta được an vui giải thoát.

Do chỗ chúng ta biết lấy thân thọ tâm pháp niệm Phật thì chúng ta được giải thoát hoàn toàn và vì thế mà chúng ta li dục li ác pháp làm cho không còn khổ đau nữa.

11.- Pháp hận. Hận là lòng sân hận oán hờn sâu sắc đối với kẻ đã làm hại mình. Hận là giận hoài không nguôi trong óc, trong người. Thấy người đã hại mình đâm ra căm tức và oán ghét, không muốn nói chuyện, không muốn gặp mặt. Hận là một pháp rất ác, khiến cho người ôm hận phải triền miên đau khổ mãi mãi trong tâm, không nhớ thì thôi mà nhớ đến thì căm tức vô cùng, nghĩa là là lăm lăm chờ ngày nào đó rửa hận.

Còn như hận nước thù nhà, thì hận nước là cái lòng căm tức kẻ ngoại xâm cướp nước, còn thù nhà là giặc vô bắt vợ con mình hay cha mẹ mình ra bắn giết đi. Do thù nhà này tôi mới đi đánh giặc, đuổi giặc ra khỏi nước. Có thể chữ thù này nằm ở chỗ cá nhân của mình vốn ghét người nào đó làm hại mình cho nên từ đó cái tâm của mình luôn luôn ôm ấp cái sự trả thù sự hận thù, sự căm tức không bao giờ rời.

Cho nên pháp này đến với chúng ta làm khổ chúng ta vô cùng, không bao giờ rời chúng ta khỏi nửa bước. Khi pháp hận này đến vơi tâm ta, ta hãy lấy pháp này niệm Phật, pháp này gặp Phật thì ta gở ra liền vì tâm Phật không bao giờ có hận thù ai hết, thậm chí như Đê-bà-đạt-đa nhiều lần tìm cách hại Phật nhưng Phật không hận thù. Hiểu biết như vậy, tâm ta không còn hận thù ai hết và xả ngay. Đó là bắt pháp sân hận niệm Phật.

Muốn được vậy, ta phải trạch pháp câu này dùng làm pháp hướng như lí tác ý. Hận thù là một pháp cực ác khiến tâm ta luôn luôn bất an và căm ghét, ta phải từ giả, viển li, dứt bỏ không được mang nó ở trong tâm. "Lòng hận hãy đi đi, hãy xa lìa tâm ta vỉnh viển". Đó là câu pháp hướng, ta dùng lực tinh thần để đuổi nó đi.

12.- Pháp thù. Thù là lòng căm ghét sâu sắc đối với kẻ đã từng gây hại cho mình kèm với ý muốn nung nấu bắt kẻ gây hại đó phải chịu sự trừng phạt tương ứng. Bởi vậy pháp thù đến với tâm ta khiến cho ta ăn ngủ không ngon, ngày đêm trằn trọc, thân tâm chẳng an, tâm hồn dàu dàu buồn bả.

Khi gặp pháp thù này ta bắt nó niệm Phật, pháp này đến với Phật tâm Phật bất động, không căm ghét thù oán ai cả. Vì các pháp đến mà niệm Phật thì pháp nào cũng câm lặng. Cho nên ta biết lấy pháp thù niệm Phật, nương vào Phật thì làm cho tâm chúng ta rất an, vì trước khi lấy các pháp niệm Phật thì chúng ta đã có lấy tâm niệm Phật rồi cho nên chúng ta biết cái tâm chúng ta sẽ an ổn trước các pháp khi nó đã đến với chúng ta, vì thế lấy pháp này mà niệm Phật tâm ta cũng không căm ghét ai, không thù oán ai, ta sống thanh thản, nhẹ nhàng, an vui, lúc nào cũng lấy lòng từ ban rải khắp cùng mọi loài, mọi chúng sanh, muôn phương không thù không hận, không oán, không ghét. Đó mới gọi là người tu sĩ theo đạo từ bi.

Muốn được vậy, ta phải trạch pháp câu này dùng làm pháp hướng như lí tác ý. Thù là một pháp cực ác khiến cho tâm ta bất an, khổ sở vô cùng, lúc nào cũng tìm cách trả thù, đầu óc tối tăm không còn sáng suốt đâu thiện đâu ác, đâu chơn đâu giả; do thế tâm càng khổ sở hơn. "Hận thù là một pháp ác hãy đi ra khỏi tâm ta. hãy đi đi, không được ở trong tâm ta nữa". Đó là câu pháp hướng, trước thì chúng ta hướng để chúng ta rõ cái lí của nó, sau đó chúng ta đuổi nó không được cho sự thù ghét ngự trị ở trong tâm mình để mãi mãi ôm ấp sự đau khổ.

13.- Pháp thương. Pháp thương là một pháp cực ác, khiến cho người ta thương nhớ, khóc thương, khóc than có thể đi đến chỗ chết. Như một người mẹ mất con, người mẹ khóc suốt ngày này sang ngày khác không còn muốn ăn uống gì hết. Người con mất cha mẹ cũng vậy cũng khoc từ ngày này sang ngày khác. Khóc thương đến với loài người, không kẻ nào không khóc thương khổ sở. Pháp thương còn độc hại hơn pháp sân, pháp hận, pháp thù. Pháp thương này đến với loài người từ già đến trẻ, ai ai cũng bị nó lôi xuống địa ngục sầu khổ. Khi chúng ta cách xa những người thân, pháp thương khởi dậy làm cho tâm ta bất an ngay trong tâm hồn. Pháp thương rất độc ác, độc hơn tất cả các pháp khác, nó diệt trừ tâm hồn con người hơn tất cả các pháp khác.

Khi gặp pháp này, bắt nó niệm Phật ngay vì đức Phật ngày xưa xa vua cha, vợ con và những người thân của mình, 6 năm trời khổ hạnh trong rừng già, Ngài chẳng hề thương nhớ đến gia đình, Ngài chẳng hề để tâm đến gia đình của mình, Ngài chẳng bao giờ nhớ nghĩ về cha già, vợ yếu con thơ nay đã ra sao, cho đến khi chứng đạo quả viên thành.

Đầu tiên Ngài cũng chỉ lo nghĩ đến chúng sanh có đủ duyên theo pháp của mình mà tu hành không. Rồi Ngài tìm người trao pháp, Ngài nhớ đến hai vị thầy của mình, nhưng hai vị này vừa qua phần. Rồi Ngài nghĩ đến 5 người bạn đồng tu khổ hạnh, đó là 5 anh em Kiều Trần Như ở vườn nai. Ngài nghĩ xong liền đến đó độ cho 5 người này. Sau đó Ngài tiếp độ những người khác mà chẳng hề nói ngày trở về thăm vua cha, cho đến khi vua cha được tin Ngài thành Chánh giác đang độ người tu hành thì vua cho nhiều đoàn sứ giả đến thỉnh Ngài về, Ngài cũng chẳng về mà độ tất cả các đoàn sứ giả tu hành. Mãi sau cùng đức vua mới phái một đoàn nữa đến và căn dặn đoàn sứ giả đến rồi phải trở lại báo cho nhà vua biết Ngài mới hứa khả trở về thăm và chờ đủ duyên tu hành của triều đình, lúc đó Ngài mới trở về.

Do thế chúng ta mới thấy được đức Phật không còn lòng thương nhớ nhỏ mọn ích kỷ của con người, không còn nhớ nghĩ đến người thân ruột thịt huyết tộc của mình. Lòng thương ấy của đức Phật bây giờ bao la rộng lớn, không phải còn thương vợ thương con, thương cha thương mẹ, thương anh em ruột thịt, mà thương bình đẳng tất cả mọi người không phân biệt sang hèn, nghèo đói, không phân biệt giai cấp nào hết. Như vậy quý thầy thấy ông Phật tu xong chỉ tìm người dạy cho họ tu hành mà không trở về thăm gia đình cha mẹ vợ con anh em.

Trong kinh chúng ta không thấy đức Phật từ ngày ra đi cho đến lúc thành đạo nhớ gia đình vợ con anh em, có những khi đức Phật khổ hạnh gần chết cũng chẳng thấy có đoạn kinh nào nói đức Phật nhớ gia đình. Đó là hình ảnh giải thoát hoàn toàn, nếu chúng ta còn một chút xíu nào dính mắc tình cảm đối với gia đình, đối với người thân, chắc chắn chúng ta khó giải thoát được.

Chúng ta phải hiểu ý nghĩa của những bài kinh nói đến đời sống của đức Phật tức là nói đến đời sống của chúng ta khi tu tập phải dứt trừ tận gốc như vậy. Cho nên đức Phật nói "Sanh đã tận thì Phạm hạnh mới xong", sanh đã tận tức là những cái gì mà chúng ta nương tựa như cha mẹ vợ con anh em của cải tài sản đã tận, tức là đoạn tận hết rồi thì phạm hạnh của người tu mới có.

Bây giờ quý thầy nghe lại ông Anaruddha (A-na-luật) cũng bỏ cha mẹ mà không còn thương nhớ. Đây là những gương hạnh khi chúng ta nghe qua bài kệ của ông, chúng ta thấy sự tu tập ngay chỗ dứt lòng thương yêu này. Bắt pháp thương yêu này niệm Phật thì chúng ta phải bắt nó niệm như thế nào đúng, nếu không theo những gương hạnh này thì chúng ta khó mà dứt được lòng thương yêu của chúng ta lắm. Đây chúng ta nghe ông Anaruddha thuật lại đời tu của mình bỏ hết cha mẹ lìa bà con anh em ruột thịt. Cái gì cũng đều bỏ hết, năm thứ dục lạc cũng dẹp hết. Ông Anuruddha sống thích ca nhạc, đờn ca xướng hát cho nên ông thường sống liên hệ với các người ca nhạc:

Trước ta ưa tiếng nhạc
Trong giới hạn của ma

ông nghĩ ra tiếng nhạc tiếng ca là trong thế giới của ma chứ không phải thế giới của người tu nữa

Do sống vậy không được
Cảnh giới đạo thanh tịnh

vì cuộc sống hay ca hát là thế giới của ma, không thể nào là cảnh giới của đạo thanh tịnh được

Ta vượt qua tất cả,
Ưa thích lời Phật dạy,
Vượt khỏi mọi bộc lưu,
A-na-luật tu thiền,

ông phải vượt qua tức là dứt bỏ tất cả chỉ lấy lời Phật dạy. Cũng như bây giờ quý thầy đã quy y Tam Bảo Phật Pháp Tăng rồi thì quý thầy phải tuần tự dứt tất cả hết, phải vượt qua tất cả hết những cái gì trói buộc, từ tình cảm thương yêu của anh em cha mẹ giòng họ, cho đến của cải tài sản sự nghiệp đều phải vượt qua cho khỏi hết, dứt hết, hoàn toàn dứt hết, thì như vậy mới gọi là tu thiền. Ông A-na-luật cũng vậy:

Sắc thanh hương vị xúc,
Hấp dẫn rất ưa thích
Ta vượt qua tất cả,
A-na-luật tu thiền.

Bây giờ nghe nói mình tu thiền mà mình chạy theo sắc thanh hương vị xúc pháp thì thử hỏi mình còn cái gì gọi là tu thiền. Cho nên biết nó hấp dẫn, biết nó lôi cuốn, như chưa tới giờ ăn mà mình đói bụng. rồi ăn chè mình cũng còn thích, thì đó là chưa vượt qua. Nếu mình là người tu thiền thì phải vượt qua ba cái sở thích này đi thì mới gọi là A-na-luật tu thiền.

Đi khất thực trở về
Độc cư vị ẩn sĩ
Tìm vải từ đống rác,
A-na-luật đạt được,
Không còn các lậu hoặc.

các thầy thấy chưa có vị nào tìm vải ở đống rác làm cái y mà đắp đâu. Ông A-na-luật đâu phải là người nghèo thế mà khi đi tu rồi thì ông dứt bỏ hết, đi tìm vải ở đống rác rồi vá kết lại làm cái y để mặc. Cho nên bài kệ có câu này "Đi khất thực trở về, Độc cư vị ẩn sĩ," coi như ngài sống một mình, không nói chuyện với ai hết. Ẩn sĩ là người ẩn bóng, không để ai thấy, trừ giờ đi khất thực. Rồi bây giờ ngài đi tìm vải người ta quăng bỏ ở đống rác về kết lại làm cái y mặc, do đó lậu hoặc mới sạch. Còn người còn y tốt, còn nhận thấy áo này mốc là không tốt, rồi tìm cái khác cho đẹp hơn, thì đó là lậu hoặc còn. Còn ở đây ông A-na-luật "Tìm vải từ đống rác," cho nên lậu hoặc mới hết. Qua bài kệ chúng ta thấy từng hành động nhỏ để nói cái lậu hoặc chúng ta còn hay là hết, tức là nói chúng ta có li dục li ác pháp được hay không.

Ẩn sĩ thâu, lượm lấy,
Giặt, nhuộm, và đắp mặc,
Các vải từ đống rác,
Sáng suốt, A-na-luật,
Không còn các lậu hoặc.

Ngài lượm các đồ bỏ từ đống rác để trở thành các vật dụng hằng ngày của mình cho nên lậu hoặc của ngài hết. Vậy cho nên mình mới thấy ngài là một bậc ẩn sĩ, đúng là một người tu.

Còn chúng ta đang ở trong sự tu tập mà có sự cung kính, có sự cúng dường, có sự này sự kia thì lậu hoặc chúng ta chưa sạch đâu. Cho nên sau khi chúng ta lấy thân thọ tâm pháp mà niệm Tăng, thì Thầy đưa lên các hành động, những gương hạnh của các bậc thánh tăng trong thời đức Phật để chúng ta sống theo các gương hạnh đó.

Như qua bài này chúng ta thấy ông A-na-luật xa lìa lòng thương, bỏ lòng thương, bỏ của cải,... chúng ta theo gương hạnh đó mà vượt lòng thương của chúng ta, bởi vì nếu chúng ta còn mến một vật gì là chúng ta còn mến vật đó, chúng ta không xả bỏ lòng thương. Lòng thương rất là vi tế, chứ không phải mình không còn nhớ cha mẹ là hết lòng thương đâu, mình còn nhớ những kỷ niệm như ai tặng cho mình một cái gì mà mình còn cất giữ thì mình còn lòng thương, chứ chưa phải là mình dứt lòng thương đâu. Tất cả những chuyện nho nhỏ như vậy mà còn ghi lại trong đầu chúng ta những kỷ niệm, chúng ta không chịu quăng, khôngchịu ném nó đi thì là chúng ta chưa hết lậu hoặc đâu. Muốn được hết các lậu hoặc thì chúng ta phải nương theo gương hạnh của các bậc thánh tăng này để chúng ta xa lìa lòng thương, thương vật, thương người, thương tất cả những cái gì trong cuộc sống, trong đời chúng ta đã xẫy ra.

Nhiều dục, không biết đủ,
Ưa giao du, tháo động,
Những pháp này có mặt,
Thuộc tà ác, uế nhiễm,

(nghĩa là nếu chúng ta chưa biết đủ, chúng ta còn cái này cái kia thì đó là nhiều dục chứ chưa phải là hết. Nếu chúng ta đi lượm vải rách, vải xấu xa trong đống rác để làm y áo chúng ta mặc hằng ngày, chúng ta chẳng còn gì thì lậu hoặc chúng ta sẽ không còn. Còn nếu chúng ta còn cái tốt, cái này kia thì coi chừng chúng ta chưa hết lậu hoặc đâu, cho nên chúng ta phải sống thật đúng đời sống phạm hạnh thì mới quét sạch các lậu hoặc, còn nếu chúng ta sống không đúng đời sống phạm hạnh, còn áo quần se sua đẹp xấu thì coi chừng lậu hoặc còn tràn đầy, khó đi đến li dục li ác pháp để giải thoát được.

Còn nhiều dục thì chưa biết đủ, do vậy mà tâm ưa giao du náo động, cứ lại người này, người kia nói chuyện, tìm giao kết bạn bè, thích lại chỗ này chỗ kia ngao du sơn thủy, chưa chịu sống độc cư thì người đó không bao giờ đi đến con đường giải thoát được.

Những pháp này có mặt thì thực là tà ác quấy nhiểm. Nó là những tà ác, thuộc về các tà  ác, làm tâm dễ bị quấy nhiểm. Nếu hôm nay nói chuyện với nhau thì ngày mai cũng thích nói chuyện với nhau nữa, rồi ngày mốt cũng vậy, không bao giờ cái thích nói chuyện đó hết được; chỉ hôm nay dứt được thì ngày mai mới dứt được, ngày nay không giao du thì ngày mai không giao du; nếu hôm nay giao du được thì ngày mai cũng giao du nữa, và cứ như vậy tiếp diễn cho đến khi chết thì hai bàn tay trắng cũng chỉ hai bàn tay trắng, bị các pháp tà này uế nhiễm tâm chúng ta.

Chánh niệm và ít dục,
Biết đủ, không não loạn,
Thích viễn ly, hân hoan,
Thường tinh cần tinh tấn.

Chúng ta phải luôn luôn ở trong niệm chơn chánh là niệm lúc nào cũng thấy vừa đủ và an vui tâm hồn, không có niệm nào làm cho đau khổ, thương nhớ hoặc là giận hờn, hoặc là ham thích nữa, cảm thấy hoàn cảnh cuộc sống của mình đầy đủ, chẳng thiếu gì cả, mặc dù người khác nhìn vào thấy thiếu thốn. Như ngày nay tuy không có cơm ăn nhưng mình biết đây là nhân quả của mình, không thấy nó thiếu hay đói, do vậy mà tâm mình rất an ổn và thích sống đời sống viển li, nghĩa là lìa xa bạn bè, lìa xa các vật dụng, lìa xa tất cả những điều trói buộc, lìa xa tất cả những gì thân yêu của mình. Đó là mình thích đời sống viển li.

Nếu không thích đời sống viển li thì nó sẽ đưa mình đến những cái trói buộc này đến các trói buộc khác, nó làm cho mình khó giải thoát được, nó làm não loạn trong đầu óc, làm chúng ta không biết đủ.

Cho nên khi chúng ta thích viển li thì chúng ta phải siêng năng tinh tấn, phải sống hạnh viển li tức là xa lìa tất cả vật chất trên thế gian này, xa lìa những tình cảm, xa lìa tất cả những pháp ác. Tống hết, tống hết các ràng buộc đó, chỉ còn tinh tấn sống cô đơn một mình trong một khu rừng yên vắng. Như ông Moggallana chẳng hạn, mặc dù Moggallana và Sariputta là đôi bạn chí thân, nhưng khi được Phật pháp thì Moggallana lìa bạn thân của mình để vào trong khu rừng hoang vắng sống riêng một mình, ngay cả Sariputta cũng không bén mãng đến khu rừng đó, cho đến khi Moggallana có đệ nhất thần thông rồi thì ông Moggallana mới về hầu Phật giúp Phật hướng dẫn tăng đoàn trên bước đường du tăng khất sĩ.

Những pháp này có mặt,
Thuần thiện Bồ đề phần,
Vị ấy không lậu hoặc,
Bậc Ðạo sư nói vậy.

Nghĩa là các pháp viển li có mặt thì nó đem chúng ta đến chỗ giải thoát, còn pháp viển li không có thì nó là pháp uế nhiễm, nó làm chúng ta uế nhiễm trong hoàn cảnh. Cho nên ở đây pháp viển li là pháp rất cần thiết cho chúng ta. Một người nào muốn đi vào con đường của đạo Phật mà không biết con đường viển li này thì chắc chắn không bao giờ có thể giải thoát được, cho nên chúng ta phải viển li. Viển li những sự giàu sang đẹp đẻ; viển li những tình cảm; viển li chùa to tháp lớn; viển li phật tử vì những phật tử cũng trói buộc chúng ta dữ lắm, đừng cho là chúng ta độ họ, coi chừng họ độ mình về tiền bạc, họ độ mình sắm xe nhỏ xe lớn, họ độ mình về ăn độ uống, độ đủ thứ hết. Những thứ gì trên thế gian có, họ cũng độ cho mình có hết.

Cho nên chúng ta cần phải tránh xa phật tử. Tại sao vậy? Phật tử độ mình chứ mình không độ phật tử được đâu. Nếu mình độ phật tử thì hằng ngày họ phải ăn một bữa với mình, còn đằng này phật tử ăn ba bữa, độ riết ông thầy cũng ăn ba bữa với họ. Cho nên mình cần phải tránh những phật tử. Phật tử thương các ông thầy theo kiểu dục lạc thế gian chứ không giúp cho ông thầy giải thoát đâu.

Ngày xưa đức Phật chỉ đi xin thôi, ai cho gì thì nhận cái nấy, chứ không có phật tử cung cấp hộ trì một cách như bây giờ đâu.Sự từ chối của đức Phật cũng rất khéo léo.Khi phật tử cúng dường sai thì đức Phật không có chấp nhận. Còn bây giờ, phật tử cúng dường sai, các thầy cũng ngữa tay lấy. Hồi đó đức Phật không cho ai bỏ tiền bạc vào trong bát, chỉ nhận thức ăn thôi. Đó là cái hạnh của người tu. Ngày nay phật tử cúng dường tiền bạc dễ thực hiện hơn thực phẩm. Mình khắc phục mình không nổi thì nên xa họ đi. Nên cần phải xa họ.

Tùy theo ta nghĩ gì,
Ngài thuyết rõ tất cả,
Phật không ưa hý luận,
Ngài dạy không hý luận.

Pháp mà Phật dạy tùy theo chỗ tu hành, Phật dạy rất rõ, Ngài không có lối luận thế này luận thế kia, mà chỉ dạy tu hành.

Cũng như ở đây Thầy dạy cho quý thầy tu chứ không nói hí luận cao xa, Thầy không nói lời thuyết giảng cho hay, mà nói lời nói rất thực. Nghe lời giảng của Thầy là lời thực chứ không phải là lời nới cao siêu, không có những từ làm cho thấy lời Thầy hay ho thế này thế khác. Đó là những lời hí luận. Thầy chỉ nói những lời dạy để thực hiện trong cuộc sống cho được giải thoát, để được cứu người ta ra khỏi cảnh khổ.  Đó là Thầy bắt chước ông Phật, làm đúng như ông Phật dạy vậy, không dạy theo lối lí luận mà dạy lời chơn thật để đi vào thực hành cho được giải thoát.

Ngộ pháp ta hoan hỷ,
Trú trong giáo pháp Ngài,
Ba minh chứng đạt được,
Lời Phật dạy làm xong.

Nghĩa là ngộ pháp của Phật dạy rồi thì lòng ta rất sung sướng. Cũng như Thầy dạy cho các thầy phải hành như thế này thế khác, như tu tâm từ trong Tứ Vô Lượng Tâm như thế nào, rồi tu Chánh Niệm Tỉnh Thức như thế nào trong những oai nghi. Thầy dạy tất cả những cái này mà quý thầy nỗ lực thực hiện được thì sau này quý thầy sẽ chứng được tam Minh, cho nên trú trong giáo pháp. Những lời Thầy dạy mà quý thầy trú vào đó mà quý thầy hằng ngày thực hiện thì ba Minh chứng đạt không có khó, chắc chắn quý thầy sẽ chứng đạt ba Minh.

Suốt năm mươi lăm năm,
Ta không bao giờ nằm,

Ông Anuruddha tới 55 năm không bao giờ nằm, không biết ông ngồi ngủ hay làm sao Thầy cũng chẳng biết.

Trong hai mươi lăm năm,
Ðoạn dứt được ngủ nghỉ.

Nghĩa là 25 năm thì ông dứt được cái ngủ của ông, ông đạt niệm tỉnh thức như Phật. Như vậy ông trình bày phải 25 ông tu tập mới dứt được cái ngủ nghỉ. Suốt 55 năm không bao giờ ông Anuruddha nằm mà phải 25 năm mới dứt được ngủ nghỉ.

Không thở vô thở ra,
Chỗ như vậy trú tâm,

Chỗ này ông Anuruddha nói không thở vô thở ra là chỗ ông trú tâm, như vậy suốt thời gian 55 năm này ông Anuruddha đã nhập định Tứ thiền. Ông trú tâm vào chỗ không thở vô không thở ra tức là hơi thở ngưng nghỉ, mà hơi thở ngưng nghỉ tức là nhập Tứ thiền. Cho nên ở đây ông nói Tứ thiền mà nói như vậy. Nếu người không biết Tứ thiền thì chắc chắn không biết ông Anuruddha nhập Tứ thiền. Tối đến, bao giờ ông cũng nhập Tứ thiền, ông trú vào chỗ không thở vô thở ra. Rõ ràng trạng thái Tứ thiền là chỗ không thở vô thở ra.

Như vậy trong 55 năm, đêm nào ông cũng nhập vào Tứ thiền hết, sáng ra thì ông bình thường như mọi người, mà tối, ai ngủ thì ngủ, ông chẳng ngủ, ông nhập vào Tứ thiền, ngồi chóc ngóc suốt đêm. Ông nhắc lại 25 năm ông phá được cái ngủ, tức là ông không bao giờ chiêm bao. Ông trong suốt 55 không bao giờ nằm nữa. Cho tới khi ông chết, lúc nào ông cũng nhập Tứ thiền.

Quý thầy thấy chưa, khi người ta nhập Tứ thiền được rồi thì người ta có cần ngủ không. Người ta chỉ cần nhập Tứ thiền, nhập vào chỗ không thở vô không thở ra.

Qua gương hạnh của ông Anuruddha khi ông phá được cái ngủ nghỉ, tức phá chiêm bao rồi, bắt đầu từ đó ông đi vào Tứ thiền, chỗ hơi thở không thở vô ra nữa là ông luôn luôn nhập vào Tứ thiền. Như vậy là suốt 55 năm ông luôn luôn nhập vào Tứ thiền. Tối ai tu gì thì tu, ông nhập vào Tứ thiền ngồi đó, cho nên ông không nằm.

Không tham dục, tịch tịnh,
Chỗ ấy mắt Niết-bàn.

Nghĩa là ông ở chỗ hơi thở không thở vô thở ra và ông quán xét cái tâm của ông thì tham dục không còn có nữa, nó rất là tịch tịnh, chỗ ấy là niết bàn rồi. Đối với định thì ông đã nhập Tứ thiền mà trong suốt 55 năm nghĩa là ông không nằm mà suốt đêm nào ông cũng cứ ngồi nhập định Tứ thiền như vậy trong 55 năm và ông thấy tâm của ông không còn tham dục nữa, lòng tham muốn đã sạch rồi, không còn nữa cho nên nó tịch tịnh, ông biết đó là chỗ niết bàn, chỗ ông trở về, chỗ đó không bao giờ có tái sanh luân hồi nữa.

Với tâm không giao động,
Sống cảm thọ cuối cùng,
Như ngọn lửa diệt tắt,
Tâm ta được giải thoát.

Nghĩa là bây giờ ông thấy rõ ràng tâm của ông không bao giờ giao động trước các đối tượng nào hết, thậm chí như cảm thọ cuối cùng của sinh mạng mà đến với ông thì tâm của ông cũng chẳng giao động gì hết, nó chỉ trở thành mát lạnh như ngọn lửa diệt tắt rồi, cho nên tâm ông được giải thoát. Ông thấy tâm hoàn toàn được giải thoát, không có một chút gì mà không giải thoát.

Nay chính những pháp này,
Là những pháp cuối cùng,
Những cảm xúc cuối cùng,
Của bậc Ðại Mâu-ni,
Sẽ không còn pháp khác,
Bậc Chánh giác nói vậy.

Nghĩa là cái mà ông đã thấy, đã đạt được, đã cảm giác được như vậy thì đức Phật đã nói đây là pháp cuối cùng, không còn pháp nào khác hơn chỗ này nữa.

Ông Anuruddha có những bài kệ nói lên chỗ tu hành của mình, Thầy thấy thật là tuyệt vời, ông chẳng bận tâm gì đối với chúng hết. Cho nên ban ngày ông đi khất thực, rồi lượm vải bỏ ở đống rác, chẳng còn ham muốn gì hết, tối thì nhập Tứ thiền, nhiếp tâm vào chỗ không hơi thở vô ra chơi vậy. Cho nên Thầy nói khỏe quá khỏe.

Thầy ở đây đâu dám chơi kiểu đó. Chơi kiểu đó thì ở thất các con nói chuyện rầm rầm làm sao biết đâu, rồi có người tu bậy bạ bị điên khùng thì làm sao. Còn ông này đâu có chúng, ông Phật thì lo cho mọi tỳ kheo, còn ông Anuruddha thì trú ở trong Tứ thiền chơi thôi.

Như ở đây có thầy nào tu xong, lo cho chúng được thì Thầy cũng nhập định Tứ thiền như ông Anuruddha chơi, ăn rồi nhập Tứ thiền khỏe thôi.

Cái Tứ thiền lạ lùng là thân không đau không bịnh. Tứ thiền phục hồi cơ thể của mình dữ lắm, toàn thân của mình giữ cái tỉnh thức để cơ thể mình phục hồi trở lại, vì chỗ đó không thiện không ác, không nhân quả, nó giữ cái thân nhân quả của mình, nó không bị hoại diệt một cách rất đau khổ qua niệm thọ vô thường thay đổi. Thay đổi tức là thân cằn cổi lần lần để chúng ta có những trạng thái của bịnh sau này. Còn trái lại, khi nhập Tứ thiền thì tế bào trong thân không bị cằn cổi được, ban ngày thì có sự thay đổi vì mình có hoạt động thì có sự thay đổi, nhưng ban đêm khi nhập vào Tứ thiền thì không hoạt động nữa, vì vậy mà nó không thay đổi.

Một ngày một đêm thì ban ngày có hoạt động với cái tâm không lo lắng, không bị phiền não, không gì hết thì nó không có rối loạn cơ thể nhiều; ban đêm lại không hoạt động nữa, do mình nhập Tứ thiền thì nó không hoạt động. Cho nên Thầy nói cơ thể của ông Anuruddha rất khỏe, không bao giờ có bịnh gì đâu, đến khi nào muốn chết là chết thôi, chứ không đau đâu. Đó là cái hạnh phúc nhất của người tu thiền định theo đạo Phật.

Muốn chuyển biến lòng thương nhỏ hẹp này ta hãy trạch pháp dùng làm pháp hướng như lí tác ý. Pháp thương là một pháp rất khổ cho loài người, vậy ta phải chuyển biến pháp thương này rộng lớn như tâm từ bi của Tứ Vô Lượng Tâm. Lòng thương yêu nhỏ hẹp khiến ta nhiều đau khổ. Vậy từ nay ta phải thương yêu tất cả chúng sanh cũng như thương yêu cha mẹ, anh em chị em ruột thịt của ta, như chồng vợ con cái của ta. Ta đối với những người thân cũng như những người không thân bình đẳng như nhau, không được xem người này hơn kém người kia. "Phải luôn luôn xót thương chúng sanh bình đẳng như nhau". Nghĩa là phải thương yêu bình đẳng thì chúng ta không còn khổ nữa, mà thương yêu trong cái nhỏ mọn thì chúng ta có sự đau khổ.

Đó là bắt pháp thương niệm Phật thì chúng ta phải thực hiện đúng như tâm Phật và đồng thời chúng ta hiểu biết nó qua các bài kệ của ông Anuruddha, ông nói lên sự dứt bỏ của ông để đoạn dứt lòng thương yêu.Cho nên chúng ta cũng bắt chước qua điều này vì ban đêm chúng ta nằm ngủ khi tỉnh thức nếu một người đã đạt được định thì nằm tỉnh thức đặt niệm trước mặt, còn người có định như ông Anuruddha không làm như vậy, ông vô Tứ thiền nằm trong đó thì không có ai quấy rầy ông hết, cho nên ông chẳng thương nhớ ai nữa hết, cuối cùng pháp thương không có chen vào đó được cho nên ông giải thoát hoàn toàn. Vì vậy mà chúng ta cố gắng nỗ lực nhập cho được Tứ thiền. Làm như kiểu ông Anuruddha thì pháp thương, pháp ghét, pháp giận, hay pháp gì cũng không vô được. Cho nên khỏi cần bắt các pháp đó niệm Phật mà chúng ta cũng giải thoát.

14.- Pháp ghét niệm Phật. Pháp ghét là pháp đối lại với pháp thương. Thương thì cũng khổ mà ghét thì cũng khổ. Do thế, pháp ghét là pháp làm khổ người, làm khổ mình. Người tu sĩ đạo Phật khi gặp pháp này bắt nó niệm Phật liền, biến pháp thương thành từ bi, mà pháp ghét thì bắt nó niệm Phật, biến nó thành pháp hỉ và pháp xả.

Đấy quý thầy thấy rõ chưa? Nếu gặp pháp thương thì chúng ta bắt nó trở thành tâm từ bi, thương rộng lớn ra, không thương hẹp nữa; còn gặp pháp ghét thì bắt nó niệm Phật, biến nó ra pháp hỉ và pháp xả, bởi vì ghét thì chỉ có hỉ và xả thì nó mới hết, chứ ghét mà không hỉ không xả thì nó không hết. Do đó chúng ta dùng Tứ Vô Lượng Tâm thì cái thương chúng ta lấy hai pháp từ với bi để chuyển hóa, còn ghét thì chúng ta lấy hai pháp khí là hỉ với xả chuyển hóa, do thế không còn ghét nữa mà lại hoan hỉ với người mình ghét, xả hết tất cả những hành động của người mà mình ghét, vì xả hết thì không còn ghét họ nữa, do thế tâm ta được giải thoát không thương cũng không ghét.

Muốn được vậy ta phải dùng pháp hướng trạch pháp câu này như lí tác ý "Pháp ghét là một pháp cực ác khiến cho tâm ta đau khổ và người khác đau khổ từ kiếp này sanh kiếp khác", cái ghét làm nhân quả di truyền từ kiếp này sanh kiếp khác, nó cứ liên tục từ đời này sang đời khác, ngay bây giờ nếu chúng ta không dứt thì nó sẽ nối tiếp trong nhân quả đi mãi.

Sau này, khi dạy về nhân quả, Thầy sẽ nói về pháp thương và pháp ghét sẽ đi trên lộ trình nhân quả mà không chịu dứt. Nếu tiếp tục cái thương thì nó tạo ra nhân quả gì, trong nhân quả đó có cái ác và có cái thiện. Cái thương và ghét cứ nối tiếp từ đời này sang đời khác không dứt. Nếu ngay bây giờ chúng ta biết dứt đượcpháp thương, pháp ghét thì sẽ không còn nối tiếp nhau nữa. Cho nên pháp thương, pháp ghét liên tục trong nhân quả để vay trả, trả vay từ đời này sang đời khác. Khi giảng về nhân quả thì Thầy sẽ giảng lại hai pháp thương và ghét này, còn ở đây chúng ta bắt pháp thương, pháp ghét niệm Phật trong Tứ Bất Hoại Tịnh thì chúng ta biến nó thành tâm từ, tâm bi, tâm hỉ, tâm xả để nó trở thành những pháp cứu cánh nơi tâm hồn của chúng ta, chúng ta bắt pháp thương, pháp ghét niệm Phật để nó trở thành các pháp tốt, không còn pháp xấu nữa. "Pháp ghét hãy đi đi, không được ghét ai hết, dú kẻ đó có giết chết ta, ta cũng không được ghét".

Đến đây là chấm dứt phần Thân, Thọ, Tâm và Pháp niệm Phật, nghĩa là chúng ta đã học được bài đầu là lấy thân thọ tâm pháp niệm Phật. Bài 14 này nói về pháp ghét, biến pháp ghét thành pháp hỉ và pháp xả, đó là bắt pháp ghét niệm Phật.

Chúng ta phải biết rằng còn rất nhiều pháp niệm Phật nữa chứ không phải chỉ có 14 pháp mà Thầy kê ra. 14 pháp này chỉ tượng trưng cho vạn pháp trong thế gian này khi đến với tâm ta, dù chúng là pháp thiện hay ác thì chúng ta cũng bắt nó niệm Phật để chuyển biến thành những pháp thiện, những pháp làm con đường tu hành của chúng ta được giải thoát mà không bị chúng cản trở làm cho con đường tu tập của chúng ta bị trở ngại, bị bất toại nguyện, làm khó khăn trên con đường tu tập của chúng ta, chứ không phải chỉ có 14 pháp này thôi, mà 14 pháp này chỉ tượng trưng thôi, không phải bấy nhiêu đó là đủ. Cho nên tùy trường hợp xãy đến, chúng ta phải sáng suốt nhận ngay liền biết đó là pháp, biết đó là tâm, biết đó là thọ, biết đó là thân, chúng ta đều bắt nó niệm Phật ngay liền để được sự giải thoát cứu cánh nơi thân tâm của chúng ta.

Đang có 21 khách và không thành viên đang online

Lượt xem
451
Các bài viết
1441
Số lần xem các bài viết
9253039