• benthayhocdao
  • amthat2
  • thanhanhniem1
  • thanhanhniem2
  • vandao2
  • amthat1
  • vandaptusinh
  • tinhtoa2
  • tranhducphat
  • toduongtuyetson
  • thanhanhniem3
  • quetsan
  • lopbatchanhdao
  • tamthuphattu
  • phattuvandao3
  • tinhtoa1
  • ttl3
  • khatthuc1
  • chanhungphatgiao
  • ThayTL
  • huongdantusinh
  • phattuvandao1
  • ttl1
  • lailamtoduong1
  • daytusi
  • amthat3
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Am thất
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Tranh đức Phật
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
In bài này

GIỚI HÀNH THỌ NIỆM PHẬT

Lượt xem: 6038

TRƯỞNG LÃO THÍCH THÔNG LẠC

GIÁO ÁN TU ĐẠO PHẬT
II.- GIAI ĐOẠN XUẤT GIA

(Tỳ khưu Từ Quang biên tập lời Trưởng Lão giảng trong mùa an cư 1997, được ghi âm ở 61 cassette 90)


GIỚI HÀNH TỨ BẤT HOẠI TỊNH
GIỚI HÀNH THỌ NIỆM PHẬT

Bây giờ đến phần Thọ niệm Phật. Thọ niệm Phật như thế nào? Thân Phật đã làm chủ được ba trạng thái của thọ: Thọ lạc, Thọ khổ, Thọ bất lạc bất khổ.

Đức Phật đã xác nhận cho chúng ta biết thân chúng ta có ba thọ: thọ lạc, thọ khổ, thọ bất lạc bất khổ; ba thọ này đức Phật không chấp nhận thọ nào hết, thọ lạc đức Phật không thích, thọ khổ đức Phật không sợ, thọ bất lạc bất khổ đức Phật không cho nó là niết bàn cứu cánh. Các thọ này toàn là thọ của thế gian phàm tục, đức Phật xem các thọ này không có, không cám dỗ được đức Phật.

Bây giờ chúng ta lấy thọ niệm Phật thì thọ của Phật như thế nào thì thọ của chúng ta cũng phải như thế ấy, chúng ta phải tập như vậy.

Nhưng muốn thọ của ta niệm Phật mà không có pháp tu, không có pháp hành thì làm sao chúng ta đạt được như vậy được. Cho nên chúng ta phải có pháp hành. Nhờ pháp hành đó, nhờ giới hành đó mà càng ngày chúng ta càng thấm được cái lí của nó, chúng ta mới hoàn toàn không có đắm đuối theo thọ lạc, không có sợ hãi với thọ khổ, không có ham thích theo thọ bất lạc bất khổ.

1- Thọ lạc không làm tâm Phật ưa thích, không vui mừng, không ca ngợi, không cầu mong, không ước muốn, không tưởng nhớ. Thọ ta niệm Phật cũng vậy, giống như Phật không ưa thích, không vui mừng, không ca ngợi, không cầu mong, không ước muốn, không tưởng nhớ, nhờ thế các thọ ta không tác dụng được, không lôi cuốn được, không làm cho ta đắm đuối mê mờ. Muốn được vậy ta phải trạch pháp câu này dùng pháp hướng như lí tác ý.

"Thọ lạc là vô thường, khi có sinh ra khả ái, khả hỉ, khả lạc, nhưng chỉ nhất thời, không được lâu dài, vì thế thọ lạc là nguy hiểm, là tai họa, là khổ đau, ta phải đoạn dứt không được ham thích say đắm, không được để lôi cuốn, không được để tâm ta sa ngã theo thọ lạc".

Đó là câu trạch pháp nhắc nhở và chúng ta cũng phải hiểu rõ thọ là vô thường. Tại sao nó vô thường? Chúng ta quán xét, chúng ta trạch pháp câu này ra thì phải có sự hiểu biết về nó để biết được thọ vô thường như thế nào?

Thí dụ thân chúng ta bây giờ đang ăn món ăn ngon, đang có cảm giác thích. Nhưng khi nuốt hết món ăn đó rồi thì cái ngon mất đi, không còn nữa, như vậy thọ có thường không? Nó là vô thường. Hay thân ta bây giờ không có bịnh đau, đang nghe an ổn mà lát nữa nhức đầu, vậy thì thọ có thường không? Nó là vô thường.

Hay có người đi xa trở về thì chúng ta vui, nhưng cái vui đó không kéo dài lâu. Cái vui sanh ra một lúc rồi lúc mất, nó là vô thường. Vì thế chúng ta hiểu biết cái thọ của thế gian, cái thọ của thân mình đều hoàn toàn vô thường. Mà nó có nguy hiểm. Khi có được cái thọ đó thì phải trải qua nhiều sự kiện xẩy ra. Thí dụ như khi có người thân đi xa, bây giờ về gặp nhau thì mừng. Nhưng trước đó, do có duyên gì làm người thân phải đi xa, chúng ta có buồn không, có thương nhớ không? Chúng ta có buồn, có thương nhớ. Bây giờ lâu ngày người thân đó trở về, gặp nhau mới có vui mừng. Có cái vui mừng hôm nay thì nhớ ngày chia tay trước kia không biết người ra đi sống hay chết, luôn luôn lúc nào cũng sầu khổ, nhớ thương người đó. Như vậy, có sự vui bây giờ thì trước đó có sự khổ. Chúng ta phải thấy có sự nguy hiểm, có sự tai họa, có sự khổ đau cho người thân đó.

Cho nên khi thọ lạc sanh ra thì chúng ta thích lắm vì nó có khả ái, khả hỉ, khả lạc, nhưng nó chỉ có trong phút chốc là hết liền. Do biết thọ là nguy hiểm, tai họa, khổ đau cho nên chúng ta phải đoạn dứt, không ham thích theo thọ, không say mê theo nó. Vì vui đó rồi khổ đó, nên chúng ta không để thọ lạc làm cho thân ta say đắm. Câu trạch pháp trên, chúng ta hiểu rõ như vậy, cho nên khi chúng ta nhắc thì không còn say đắm theo thọ lạc nữa. Không khéo thì cái thọ lạc này dễ làm chúng ta say đắm lắm, dễ làm chúng ta sa ngã lắm. Cái thọ lạc này cám dỗ chúng ta dữ lắm.

Khi một người sắp chết mà thấy có giọt mật ngon thì họ vẫn thích. Họ sắp chết rồi mà thấy cái ngon của thế gian còn thích, họ còn muốn hưởng chứ không phải họ muốn bỏ đâu. Cho nên chúng ta biết rằng thọ lạc đem đến cho chúng ta nhiều khổ, chứ không phải là sung sướng gì đâu. Thọ lạc chỉ là nhất thời, chỉ là chớp mắt mà nó đem đến cho chúng ta nhiều cái khổ sau này.

Thọ khổ thì chúng ta sợ, nhưng thọ lạc chúng ta không sợ đâu mà chúng ta ham lắm. Người ta sống trong thế gian được là vì có cái thọ lạc.

2- Thọ khổ, Phật không sợ hãi, nghĩa là gặp thọ khổ như đau nhức bịnh tật thì đức Phật không có sợ hãi. Còn chúng ta mà đau nhức thì chúng ta sợ chết, sợ khổ, sợ đủ thứ, lo lắng buồn rầu, ăn không được, ngủ không được. Nghe cái thân đau nhức chỗ nào đó thì chúng ta quá khổ, còn ông Phật thì mặc nó, chẳng hề sợ hãi gì hết. Phật không sợ hãi thọ khổ mà cũng không chán ghét nó, không lo lắng, không buồn rầu, không ưu não. Tâm Phật luôn luôn bất động trước các thọ khổ, dù thọ khổ tận cùng sức chịu đau của cái thân mà đức Phật vẫn thản nhiên không để cho tâm giao động. Cho nên Phật nói tận cùng của sức chịu khổ của thân thì có sự mát lạnh.

Như vậy chúng ta đã thấy biết rằng Phật không có sợ hãi thọ khổ. Phật không lo lắng, không buồn rầu thọ khổ. Cái thân này tuy có đau nhức, có tai nạn này tai nạn khác, nhưng đối với Phật thì rất thản nhiên trước các đau nhức, trước các tai nạn đó. Còn đối với chúng ta gặp thọ khổ thì chúng ta sợ hãi, chúng ta không dám chịu đựng. Chúng ta lo lắng, buồn rầu. Trái lại Phật không buồn rầu lo lắng gì hết, tại Phật biết do nhân quả thì phải có thọ khổ thôi. Thọ khổ thì mặc nó chứ đâu làm gì mình mà sợ.

Khi quý thầy có những thọ khổ đó, như khi quý thầy có những bịnh tật thì cứ lo lắng bịnh tật mình thế này thế khác, tức là quý thầy đã bị cái thọ khổ lôi cuốn rồi, cái thọ khổ làm cho quý thầy bất an rồi, tâm bị giao động rồi. Nếu quý thầy chẳng sợ hãi thì nên đặt niệm thọ trước mặt câu hữu với sắc thọ, hoặc thức thọ, hoặc hành thọ, hoặc tưởng thọ, mà quán xét, tư duy. Quý thầy đập nó xuống, chẳng rung động trước thọ khổ, thì quý thầy làm chủ được thọ khổ, vượt thoát qua thọ khổ và thân nghiệp của quý thầy sẽ hết.

Một số quý thầy tu hành mà trước thọ khổ, trước bịnh tật, tức là trước nghiệp thân của mình mà quá đau khổ, lo lắng thế này thế kia, nghĩ rằng thân mình phải mạnh mới tu được, đau ốm thì tu không được, hay như thế này thế khác. Cứ lo lắng sợ hãi như vậy thì chẳng tu gì được hết. Trái lại đặt niệm thọ khổ đó trước mặt của mình, dùng tri kiến giải thoát quán xét, tư duy đập nó xuống, phá tan nó ra, thì nó không còn có nữa. Như vậy quý thầy sẽ thấy giải thoát hoàn toàn nghiệp thân của mình, nó không còn làm cho quý thầy thấy đau khổ.

Ta lấy thọ niệm Phật thì ta phải giống như Phật vậy, ta phải gan dạ, phải kiên trì, phải đầy đủ nghị lực, phải dũng cảm, phải chiến đấu với thọ không sợ hãi, không chán ghét, không lo lắng, không buồn rầu, không ưu não, luôn luôn giữ tâm bất động trước các thọ khổ.

Khi một người tu theo đạo Phật thì phải hiểu cái thọ khổ. Nếu không hiểu thấu được thọ khổ thì khi chúng ta gặp thân nghiệp (thân nghiệp là thân có đau), không tu tập để quét sạch ra khỏi thân thì chắc chắn đến khi chết mà chưa hết nổi khổ của thọ. Còn hiểu thấu được thọ khổ là thân nghiệp thì chúng ta tu tập để quét sạch chúng ra khỏi thân, như vậy chúng ta tu tập đúng cách.

(Sau khi giảng xong giáo án này thì Thầy sẽ dành riêng cho những người có thân nghiệp nặng, tức mang cái thân sanh ra đã có cái bịnh, một bài pháp để giúp cho họ đặt niệm thọ mà tu định vô lậu, quét sạch niệm thọ, phá đi những nhân quả đời trước của họ, để giải thoát họ ra khỏi cái thọ nghiệp thân đó bằng những pháp có ý nghĩa của Phật Pháp).

Ta phải trạch pháp các câu này dùng làm pháp hướng như lí tác ý để giữ tâm bất động trước thọ khổ.

Chúng ta phải dùng câu trạch pháp này để tu, để tránh thọ, đúng như Phật dạy: "Thọ khổ không từ đâu đến, không từ đâu đi ra, toàn do duyên ác mà có thọ khổ, do quả ác mà kết trái có thọ khổ, ta cứ giữ tâm bất động. Thọ đến thọ đi mặc thọ, thọ chẳng tác dụng ta được, do thế thọ sẽ tịnh chỉ hoàn toàn". Vậy quý thầy dùng câu trạch pháp này, khi quý thầy gặp thân đau bịnh, quý thầy nhắc tâm: "Thọ khổ không từ đâu đến", thọ khổ không phải từ ngoài nó đến trong thân ta đâu, mà nó cũng "không từ đâu nó đi ra" hoàn toàn nó do duyên hợp mà thành, toàn là do duyên ác mà có thọ khổ, do quả ác kết trái mà có thọ khổ, ta cứ giữ tâm bất động, thọ đến thọ đi mặc thọ, chẳng tác dụng được tâm ta. Do thế thọ sẽ tịnh chỉ hoàn toàn. Chúng ta phải hiểu được như vậy thì mới tịnh chỉ được các thọ. Có như vậy thì chúng ta mới làm chủ được cái thọ. Nếu không thì chúng ta bị thọ làm cho bò càng bò niểng, làm cho sợ hãi. Vậy quý thầy phải nhớ kỹ câu trạch pháp này để thường nhắc nó.

Câu thứ nhất (rút gọn) là chúng ta không sợ thọ: "Thọ là vô thường, không có ngã, ta chẳng hề sợ hãi và nao núng. Thọ khổ phải đi đi".

Câu thứ hai là chúng ta đuổi nó đi: "Cái đầu nhức này hãy đi đi. Mày là vô thường, lúc mày có, lúc mày không. Tại sao hôm qua không nhức đầu mà nay nhức đầu, cho nên mày vô thường, hãy đi đi. Mày không phải là cái ngã". Câu pháp hướng này giúp chúng ta đánh đuổi cái thọ nhức đầu ra khỏi thân chúng ta.

Câu thứ ba: "Thọ khổ là vô chủ, không phải của ta, không phải của ai hết, của nhân quả duyên hợp, vậy thọ hãy đi đi". Câu thứ ba này cũng đuổi thọ đi. Lúc chúng ta già dễ có thọ lắm, cho nên lúc nào cũng dùng những câu pháp hướng này đuổi thọ đi. Nhức đầu, nhức chân tay, nhức khớp xương hay nhức cái gì, tất cả chúng ta đều đuổi đi bằng câu pháp hướng này.

Thọ là do duyên hợp của nhân quả. Ngũ uẩn là duyên hợp của thân chúng ta. Bây giờ có thọ nhức đầu hay đau bụng, thì nó không phải của chúng ta đâu. Thí dụ như khi đi cầu không được, nó nhức nhối khó chịu cũng là cái nhân quả thôi, cho nên chúng ta đuổi "Thọ này phải đi đi, đừng có ở đây". Mình cứ ra lịnh đuổi thọ đi. "Thọ khổ là vô chủ, không phải của ta, cũng không phải của ai hết. Thọ chỉ do nhân quả hợp lại. Thọ là vô thường, không có ngã, ta không hề nao núng và sợ hãi ngươi. Thọ khổ hãy đi đi"

Thọ là tụi vô thường, tụi do nhân quả duyên hợp mà thành, mà tạo ra. Chúng ta cảm giác thấy thọ khổ chứ không phải là ai cảm giác cái thọ khổ này. Tại thọ là như vậy, cho nên chúng ta phải mạnh dạn đập đầu đuổi thọ đi.

- "Thọ khổ không phải trong ta, không phải ngoài ta mà chỉ do duyên hợp. Thọ không phải của ta, không phải của ai. Thọ khổ hãy đi đi, đừng ở đây làm khổ ta.". Chúng ta đuổi nó đi. Khi nào chúng ta bị cái gì làm khổ trong thân chúng ta thì chúng ta phải đuổi nó đi, không được để nó bén mảng vào thân để cho tâm chúng ta bất động hoàn toàn, an ổn hoàn toàn.

3- Thọ thứ ba là thọ bất lạc bất khổ. Thọ bất lạc bất khổ này ngày xưa trong thời đức Phật, lục sư ngoại đạo cho trạng thái thọ bất lạc bất khổ này là niết bàn, là cứu cánh. Ngày nay cũng có một số người chấp nhận chỗ bất lạc bất khổ thọ này là chỗ chẳng niệm thiện niệm ác, là chỗ ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm, là chỗ da mỏng da dày đều rớt sạch, là bản thể của vũ trụ, là Phật Tánh.

Thật ra thì chỗ này Phật không chấp nhận là Niết bàn vì thọ bất lạc bất khổ là một trạng thái không có dục lạc của thế gian và không có thọ khổ của các pháp thế gian. Nó là trạng thái của ý thức, của tâm thức con người. Nó không phải là chỗ cứu cánh giải thoát vì chỗ này tuy là thọ bất lạc bất khổ nhưng khi có hoặc lạc hoặc khổ thì ngay đó cái tâm của con người ở trong trạng thái thọ bất lạc bất khổ này liền giao động.

Thí dụ như có một điều gì đến làm cho họ vui mừng thì ngay đó cái thọ bất lạc bất khổ liền mất đi để nhường lại cho cái thọ lạc đó. Nếu có một trạng thái gì đau khổ hay giận hờn thì thọ bất lạc bất khổ này cũng mất đi nhường lại cho cái thọ khổ đó. Do đó thọ bất lạc bất khổ này không phải là cứu cánh.

Chỗ cứu cánh Niết bàn không phải ở trong trạng thái thọ bất lạc bất khổ mà ở chỗ trạng thái tâm không giao động trước các cảm thọ. Nó bất động vì khi có trạng thái lạc nó cũng bất động, trạng thái lạc không cám dỗ được nó; mà khi có trạng thái khổ thì nó cũng bất động, nó không bị duyên theo thọ lạc hay thọ khổ. Còn trạng thái bất lạc bất khổ này thì luôn luôn nó bị duyên theo các điều kiện: hễ thọ lạc đến thì nó chạy theo cái lạc, mất thọ bất lạc bất khổ, hễ thọ khổ đến thì nó cũng bị giao động theo cái khổ, không giữ được thọ bất lạc bất khổ này.

Cho nên đối với Phật thì Phật không chấp nhận chỗ thọ bất lạc bất khổ là cứu cánh của Niết Bàn, không chấp nhận thọ bất lạc bất khổ này là cái bản thể của vũ trụ. Đạo Phật chỉ chấp nhận là trước mọi hoàn cảnh, mọi sự khó khăn, mọi cái lạc, cái khổ mà tâm không giao động, chính chỗ đó mới là Niết Bàn, mới là cứu cánh của người tu theo đạo Phật.

Theo Phật, thọ bất lạc bất khổ này là một trạng thái còn phàm phu, không phải là cứu cánh, Phật không chấp nhận. Ở đây phải hiểu: Ngay chỗ thọ lạc mà chẳng sanh tâm ưa thích, tham mê, tức là tâm bất động trước thọ lạc, đó là Phạm Hạnh, là mục tiêu của Phạm Hạnh; ngay chỗ thọ khổ mà chẳng sanh tâm sợ hãi, giao động; ngay chỗ thọ bất lạc bất khổ mà chẳng sanh tâm ưa thích. Đó là Phạm Hạnh, là mục tiêu của Phạm Hạnh, là giải thoát của đạo Phật.

Như vậy quý thầy thấy rất rõ chỗ bất lạc bất khổ này chỉ là một trạng thái bình thường của một người không lạc không khổ, chớ không phải tâm bất động. Tâm vẫn còn giao động, tâm vẫn còn thích thú chạy theo thọ lạc hoặc là sợ hãi trước thọ khổ. Khi thấy trạng thái bất thọ lạc bất thọ khổ này mà tưởng là giải thoát thì sanh tâm ưa thích, cho trạng thái bất thọ lạc bất thọ khổ là cứu cánh, cho nó là Niết bàn thì đó là một cái tâm chấp trước. Tâm chấp trước đó là còn dính mắc vào chỗ cho trạng thái bất thọ lạc bất thọ khổ là cứu cánh của mình, chấp trước đó là chấp trước vào chỗ giao động nên chẳng phải là cứu cánh Phạm Hạnh.

Thọ ta niệm Phật thì chỗ bất lạc bất khổ này ta vẫn thản nhiên, không để tâm giao động, cũng không chấp trước, đó mới là Phạm Hạnh, mới là cứu cánh của Phạm Hạnh. Đó là chỗ của đạo Phật chấp nhận Phạm Hạnh giải thoát của người tu theo đạo Phật. Đạo Phật không chấp nhận chỗ thọ bất lạc bất khổ mà chấp nhận ở chỗ tâm bất động trước các cảm thọ.

Câu trạch pháp của chúng ta là: "Thọ bất lạc bất khổ không phải là cứu cánh Niết Bàn, ta hãy từ bỏ, buông xuống, không được trụ ở trạng thái này". Đó là câu mà chúng ta hướng tâm hằng ngày. Chúng ta đừng chấp thọ bất lạc bất khổ.

Ta trạch pháp câu trên, dùng pháp hướng dẫn tâm như lí tác ý để xả trạng thái tâm có thọ bất lạc bất khổ này. Thọ bất lạc bất khổ không phải là cứu cánh Niết Bàn, nó là một trạng thái không lạc không khổ của phàm phu, vì thế ta hãy từ bỏ, buông xuống, không được chấp trước nó, không được trụ ở nó mà phải bỏ đi.

Đang có 22 khách và không thành viên đang online

Lượt xem
451
Các bài viết
1441
Số lần xem các bài viết
9253054