• tranhducphat
  • daytusi
  • thanhanhniem3
  • amthat1
  • khatthuc1
  • quetsan
  • huongdantusinh
  • toduongtuyetson
  • ttl3
  • tinhtoa2
  • benthayhocdao
  • ttl1
  • thanhanhniem2
  • vandaptusinh
  • lailamtoduong1
  • lopbatchanhdao
  • ThayTL
  • phattuvandao3
  • chanhungphatgiao
  • amthat3
  • tinhtoa1
  • vandao2
  • tamthuphattu
  • phattuvandao1
  • amthat2
  • thanhanhniem1
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Am thất
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
In bài này

Tu Tập Định Niệm Hơi Thở

Lượt xem: 14612

Kính thưa thầy,

Con mới bắt đầu tu tập định niệm hơi thở, dưới đây con xin ghi ra phần thực hành. Xin thầy dành chút thời gian trả lời cho con biết là thực hành như vậy có đúng hay không?

Con xin cảm ơn lời nhận định của Thầy.

Kính Thư,
Giác Độ.

ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ

Đề mục thứ nhất (tu tập nhiếp tâm trong hơi thở).

Chọn một nơi thanh vắng, ngồi lưng thẳng, không khòm, không nghiêng về phía trước, không ướn người về phía sau, không lệch sang bên phải hay trái, giữ ở mức độ ngồi thoải mái. Nếu ngồi kiết già được thì tốt nhất (ngồi chéo chân). Nếu ngồi kiết già chưa được thì tạm thời ngồi lưng thẳng và rảnh rỗi thì tập ngồi kiết già cho quen, khi ngồi kiết già quen rồi, khoảng 30 phút không thấy tê chân thì mới được ngồi kiết già để tập thở.

Hai tay úp trên đầu gối, hoặc buông thỏng trước hai ống chân, hoặc để ngửa chồng sát lên nhau tựa sát bụng, đặt trên hai gót chân. Nói chung tay để đâu cũng được miễn thấy thoải mái.

Sau khi ngồi như thế xong, không nhúc nhích động đậy, nhưng không được gồng cứng cơ bắp, giữ yên tịnh toàn thân ít nhất vài phút, ngồi thoải mái.

Tác ý nhắc tâm: "Mắt nhìn chóp mũi, ý tập trung tại nhân trung". Hai mắt nhìn phớt thấy chóp mũi, ý tập trung tại nhân trung (để cảm nhận được hơi thở ra vào ngang qua điểm này). Bắt đầu hít vào một hơi thở chậm, nhẹ và dài, khi hít vào hết sức thì thở ra một hơi thở cũng chậm nhẹ và dài (hơi thở này nhằm mục đích gom tâm về một điểm). Sau đó thì thở lại bình thường.

Nín thở rồi tác ý: "Hít vào tôi biết tôi hít vào, thở ra tôi biết tôi thở ra".

Tác ý xong thì đếm "một", sau khi đếm, ta để cơ thể tự nhiên hít vào và theo dõi nhận biết hơi thở vào, rồi hơi thở ra.

Chú ý rằng khi hít vào thở ra, ta nhận biết hơi thở vào hay thở ra đi ngang qua nhân trung chứ không được chú ý chạy theo hơi thở vào lồng ngực hoặc từ lồng ngực chạy ra.

Tóm lại ta tập trung tinh thần, chỉ chú ý hơi thở ra vào đi ngang qua nhân trung, hoàn toàn không chú ý đến bất kỳ một điều gì khác, tâm ta phải tỉnh táo sáng suốt theo dõi và biết rất rõ từng hơi thở vào, từng hơi thở ra, từ lúc khởi đầu cho đến cuối mỗi chặng hít vào, và mỗi chặng thở ra (gọi là tỉnh giác nhận ra hơi thở vào ra).

Sau khi hít thở được một lần như vậy thì khi chấm dứt hơi thở ra lại đếm hai (đếm khi chưa hít vào), và tiếp tục theo dõi hơi thở vào ra. Làm như vậy cho đến 5 lần.

Sau mỗi 5 lần hít thở thì ngừng lại một chút, thở tự nhiên, rồi lại nín thở tác ý: "Hít vào tôi biết tôi hít vào, thở ra tôi biết tôi thở ra", rồi lại đếm một...

Tập được chừng mười phút thì phải rà soát xem cơ thể có trạng thái gì xảy ra không, như nặng đầu, nặng mặt, choáng váng, ù tai... Nếu có thì ngưng tập vì đây là hiện tượng bị ức chế tâm, rối loạn hệ thần kinh, cơ bắp.

Lúc đầu mới tập thì có thể tập từ 1 đến 5 phút, rồi nghỉ 5 phút và tập tiếp. Tập một phút phải có chất lượng một phút, nghĩa là không có một niệm nào xen vào trong hơi thở, tâm chỉ duy nhất biết có hơi thở ra vào một cách nhẹ nhàng, thoải mái, dễ chịu. Khi nghỉ xả giữa hai lần tập thì ngồi thoải mái, không làm gì khác, không suy nghĩ gì nhiều.

Sau tăng dần lên nhưng không được lâu quá 30 phút, nghĩa là theo dõi và liên tục biết hơi thở suốt trong thời gian 30 phút. Lúc này cũng phải nín thở tác ý: "Hít vào tôi biết tôi hít vào, thở ra tôi biết tôi thở ra", sau mỗi 5 hơi thở mà không cần phải nghỉ. Và mỗi lần tập chỉ kéo dài 30 phút.

Nếu tập trong vòng 30 phút mà không quên hơi thở, nghĩa là lúc nào cũng nhận biết được hơi thở vào và hơi thở ra, không có tạp niệm rơi vào thì coi như thành công bước một.

Mục đích của đề mục thứ nhất là nhiếp phục tâm (nghĩa là tâm bám thật kỹ từng hơi thở) và an trú được tâm trong hơi thở (có nghĩa là không có một niệm nào xen vào trong khi hít thở), khi đó ta thấy hơi thở có lúc ngắn, có lúc dài.

Khi luyện đề mục thứ nhất thuần thục, hơi thở được thông suốt không bị chướng ngại thì hơi thở sẽ hiện tướng của nó khi dài khi ngắn. Nếu là hơi thở dài thì chầm chậm đi vào, đi ra (một phút dưới mười hơi thở là hơi thở dài). Nếu là hơi thở ngắn thì như con thoi, hít vào thở ra nhanh (một phút trên mười hơi thở).

Tùy đặc tướng của từng người mà hơi thở dài hoặc hơi thở ngắn sẽ giúp ta nhiếp tâm được dễ dàng. Ta cần xác định hơi thở nào phù hợp với bản thân.

Phải thành công bước một rồi mới tập qua giai đoạn hai.

Đề mục thứ hai: Hơi thở dài

Đây là đề mục vận dụng điều khiển hơi thở theo ý muốn của mình bằng tác ý (chỉ ra lệnh bằng ý) chứ không dùng cơ bắp (dùng cơ bắp có nghĩa là chủ động điều khiển hơi thở hít vào thở ra). Dùng cơ bắp thì hoàn toàn sai. Khi tác ý hơi thở chậm nhẹ thì tự động hơi thở sẽ thở chậm nhẹ. Khi tác ý hơi thở nhanh thì tự động hơi thở sẽ nhanh.

Ngồi kiết già như đề mục một, giữ yên tịnh toàn thân ít nhất vài phút. Thoải mái cảm nhận toàn thân và hơi thở vào ra một cách tự nhiên. Lưu ý và giữ sự tự nhiên này của hơi thở.

Tác ý nhắc tâm: "Mắt nhìn chóp mũi, ý tập trung vào nhân trung". Nhắc xong thì nín thở, và tác ý: "Hít vô dài tôi biết tôi hít vô dài, thở ra dài tôi biết tôi thở ra dài". Tác ý xong thì đếm một, rồi theo dõi hơi thở hít vô từ lúc bắt đầu vô đến khi ngưng và bắt đầu ra đến khi ngưng. Khi hơi thở vô ra chấm dứt thì đếm hai ... và như vậy khi kết thúc đếm 5 hơi thở vào ra thì lại ngừng một chút, thở tự nhiên, rồi lại nín thở và tác ý "Hít vô dài tôi biết tôi hít vô dài, thở ra dài tôi biết tôi thở ra dài".

Cứ luân phiên 5 phút tập, 5 phút nghỉ xả nhưng tối đa thời gian tập là 30 phút.

Khi nghỉ xả giữa hai lần tập thì ngồi thoải mái, không làm gì khác, không suy nghĩ gì nhiều.

Tập cho thuần thục đề mục thứ hai thì mới sang đề mục thứ ba.

Đề mục thứ ba: Hơi thở ngắn

Đề mục này khác đề mục thứ hai ở chỗ ta dùng câu tác ý: "Hít vô ngắn tôi biết tôi hít vô ngắn, thở ra ngắn tôi biết tôi thở ra ngắn".
Sau khi luyện tập hai đề mục thứ hai và ba thì ta nhận biết được hơi thở dài hay hơi thở ngắn giúp ta nhiếp tâm dễ dàng, từ đó chọn loại hơi thở phù hợp với bản thân.

Ví dụ đặc tướng của bản thân là hơi thở dài. Thế thì ta tác ý bằng câu hơi thở dài: "Hít vô dài tôi biết tôi hít vô dài, thở ra dài tôi biết tôi thở ra dài" và lúc này để ý đến độ dài của hơi thở, chỉ quan sát theo dõi độ dài của hơi thở, không còn bám chỗ tụ điểm nữa (buông tụ điểm, bám hơi thở nhưng không chạy theo hơi thở). Cứ mỗi năm hơi tác ý một lần.

Một khi hơi thở phù hợp với đặc tướng riêng của mình thì vận dụng cho nó đều đều, không vận dụng để luyện tập cho hơi thở quá dài, quá chậm mà phải giữ tự nhiên theo độ dài của nó.

Nếu đặc tướng của bản thân là hơi thở ngắn thì cũng làm như vậy, nhưng tác ý bằng câu thở ngắn, và cách luyện tập cũng như hơi thở dài.

Khi đã luyện tập ổn định hơi thở dài hay ngắn phù hợp với đặc tướng của mình rồi thì nếu sau này hơi thở có thay đổi khác thì phải tác ý cho nó trở về hơi thở phù hợp với đặc tướng của mình. Không được cho hơi thở dài hơn hoặc ngắn lại, nó phải ở trong dạng ta đang tập luyện.

Khi ta đã có hơi thở chuẩn, đã chủ động điều khiển được nó, đã quan sát được nó, đã không cho nó thay đổi thì ta mới chuyển qua đề mục thứ tư.

Ba đề mục 1, 2, 3 là các đề mục tu tập để an trú tâm vào hơi thở.

Thầy trả lời thư của Giác Độ.

Kính gửi: Giác Độ,

Con tu tập ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ như ghi ra trên là đúng, không sai, nhưng con phải biết phân biệt ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ có hai giai đoạn tu tập:

1- ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ tu tập CHÁNH NIỆM TĨNH GIÁC.

2- ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ tu tập CHÁNH NIỆM TỈNH THỨC.

Con tu tập như trên là tu tập Định Niệm Hơi Thở trong Chánh Niệm Tĩnh Giác thuộc về nhóm TỨ CHÁNH CẦN, ngăn ác diệt ác pháp sinh thiện tăng trưởng thiện pháp, cho nên nương hơi thở mà GIÁC tất cả pháp để xả tâm ly dục ly ác pháp.

Còn nếu con tu tập Định Niệm Hơi Thở trong Chánh Niệm Tỉnh Thức thuộc về nhóm TỨ NIỆM XỨ thì đó là con hộ trì và bảo vệ CHÂN LÍ: tâm bất động THANH THẢN, AN LẠC VÀ VÔ SỰ, thì phải thực hiện pháp môn THÂN HÀNH NIỆM. Nhờ pháp môn này con sẽ luyện TỨ THẦN TÚC. Nhờ có Tứ Thần Túc con mới nhập TỨ THÁNH ĐỊNH và thực hiện TAM MINH.

Muốn tu tập một pháp môn nào trong kinh sách nguyên thủy của Phật giáo thì con nên chọn một vị thầy đã tu chứng quả A La Hán, chứ đừng tu tập theo sách vỡ mà sẽ tu sai pháp thì rất nguy hiểm cho tính mạng. Khi có vị thầy tu tập chứng quả A La Hán dẫn dắt con tu hành thì không còn sợ sai. Con nên nhớ kỹ những lời dạy này.

Thầy có lời thăm và chúc con mạnh khỏe tu tập xả tâm tốt.

Thân thương chào con.

Đang có 192 khách và không thành viên đang online

Lượt xem
451
Các bài viết
1441
Số lần xem các bài viết
8819018