In bài này

Bài pháp 122: GIÚP NGƯỜI SẮP CHẾT TU HÀNH!

Lượt xem: 6356

Tỳ kheo Thích Thanh Thiện

Cùng quý Phật tử thân thương thương kính thầy Thông Lạc,

Khi có người già yếu nằm chờ chết, khi có người bịnh nằm chờ tắt hơi thở cuối cùng! Được gọi là những giờ phút cận tử nghiệp. Với những giờ phút nầy, người sắp ra đi rất lo sợ! và thân nhân tiển người đi lòng mãi mãi bất an!

Đại thừa vô tri bày ra màn trình diễn CẦU AN, NGUYỆN CẦU Phật tưởng tào lao Adiđà đến rước linh hồn người chết về miền tây phương cực lạc.

Trước hết, quý Phật tử phải hiểu rõ ràng rằng: Cầu an, Cầu phước nghĩa là gì? Cầu an, cầu phước chính là LÀM CHO NGƯỜI ĐANG SỐNG AN LÒNG. Nhờ người sống cảm thấy được an lòng thì mới huề hoà đưa tiền cho PHÁP SƯ tận hưởng! Còn đối với người chết thì đưa họ vào ảo tưởng mơ hồ, chả có lợi gì cho họ cả. Bởi vì tây phương cực lạc toàn là ảo tưởng, hoang tưởng xa vời!

Thầy Thanh Thiện vừa khám phá ra phương pháp giúp người cận tử nghiệp tự tu hành vượt thoát khổ đau và người thân cũng tu hành vượt thoát khổ đau. Thời Phật, Phật về hoàng cung thăm cha, lúc đó vua cha quá già, Ngài nằm thoi thóp chờ con về. Phật liền giảng cho vua cha biết về chân lý TỨ DIỆU ĐẾ. Tiếp đến Phật giúp vua cha nhẫm đọc thuộc câu như lý tác ý để buông xuống. Nhờ đó, khi vua cha băng hà thì tưởng thức tiếp tục đọc tác ý tu hành. Cuối cùng vua cha chứng quả! Việc làm nầy đã khiến người đời hiểu lầm là PHẬT ĐỘ!

1) Đối với người cận tử nghiệp: Thân nhân đọc đi, đọc lại cho họ nghe TỨ DIỆU ĐẾ, nhắc họ PHẢI HIỂU đời người là phù du. Tiếp theo đó, thân nhân đọc lời tác ý "TÂM BẤT ĐỘNG TRƯỚC MỌI ÁC PHÁP, TRƯỚC MỌI CẢM THỌ, LÌA THAM SÂN SI LÀ HẾT KHỔ, Quán ly tham, Quán ly  sân, Quán ly si." Bảo họ nhẩm lại cho nhớ, thay phiên giúp họ ghi nhớ, bảo họ hãy dùng ý thức nhẫm đọc theo câu tác ý cho thuộc.

TỨ DIỆU ĐẾ có lợi gì? Giúp họ hiểu được đời người là giấc mộng, là phù du. Câu tác ý giúp họ không còn sợ hãi những gì đang và sẽ xảy ra. Bởi vì họ nhẫm đọc theo thì họ không còn cảm thọ, họ hết sợ chuyện gì đang xảy ra. Cuối cùng, khi họ tắt thở, tưởng thức họ tiếp tục tu tập từ 5 đến 7 ngày. Nhờ tưởng thức tác ý câu trên từ 5 đến 7 ngày đủ thời gian, giúp chứng đạo, nếu họ giác ngộ kịp thời. Nểu họ không giác ngộ kịp thời, thì họ sẽ thoát khỏi tái sinh làm súc vật. Và nhờ họ đã có duyên với chánh pháp, khi tái sinh, họ nghe chánh pháp là hiểu và tiếp nhận dễ dàng.

- Tại sao khi họ giác ngộ kịp thời thì được chứng quả? Tại vì lúc bấy giờ họ rất sợ hãi, và hoang mang, cho nên, họ nắm giữ ghì chặt những gì họ đang có. Khi họ giác ngộ họ buông ra là bình an rồi. Sở dỉ họ nắm chặt là do tưởng thức còn tiếc nuối! Họ ghì chặt hình ảnh vợ con, hoặc họ ghì chặt hình ảnh tài sản…. Ái kiết sử

- Tại sao tưởng thức tu tập dễ chứng quả hơn chứ? Tại vì tơ vương là do tưởng thức. Ta tu không được cũng là do tưởng thức. Bây giờ tưởng thức chịu giúp ta tu tập, thì dĩ nhiên dễ chứng quả rồi. Nên nhớ: Ta tu tập như lý tác ý là để kéo tâm ra khỏi ảnh hưởng của tưởng thức. Tâm thoát ra khỏi ảnh hưởng của tưởng thức, thì cắt đứt được ái kiết sử, thì ta tu tập dễ dàng đến thành công.

2) Đối với người thân thương: Họ tuyệt đối được an lòng, nhờ đọc giúp mà vô tình họ hiểu được chân lý TỨ DIỆU ĐẾ. Đồng thời, nhờ đọc câu tác ý, giúp cho người cận tử nghiệp thuộc câu tác ý, cũng giúp người thân thuộc luôn câu tác ý. Và chính câu tác ý giúp cho người thân thoát khỏi ưu phiền. Không những thế giúp người thân có cơ hội tu tập như lý tác ý để nhắc nhở tâm lìa những ám ảnh hại đời họ và họ bình an trở lại sống bình thường như mọi ngày

3) Chính Alahán Thích Thông Lạc diễn giảng lời Phật dạy rằng: Hãy chăm chỉ tác ý, là ta đã được giải thoát rồi! Hãy mau thực hành ngay đi! Những người thân cùng tác ý sẽ cảm nhận bình an, không còn bị ám ảnh gì cả. Nhứt là khỏi phải tốn tiền cho pháp sư nhé. Tuyệt vời chưa?

Buông xuống đi, hãy buông xuống đi.
Chấp giữ làm chi có ích gì?
Thở ra chẳng lại còn chi nữa
Vạn pháp vô thường buông xuống đi

*******

"Tác ý đi, hãy tác ý đi!
Bất động, thanh thản, chẳng sầu bi.
Tác ý đi, còn lo chi nữa?
Giải thoát đây rồi, tác ý đi!"
Trưởng Lão Thích Thông Lạc

Nam mô bổn sư Thích Thông Lạc

Tỳ kheo Thích Thanh Thiện

PHỤ GIẢNG:

Có cặp tình nhân, người nam yêu nàng tha thiết, trong khi đó,nàng yêu chàng không đậm đà! Một hôm chàng tiến đến cầu hôn thì bị nàng từ chối. Chàng bị mặc cảm, tiêu tan hi vọng, đau khổ, muốn vứt bỏ hết sự nghiệp, và chìm đắm trong đau thương tận cùng!

Chàng có duyên gặp tỳ kheo dạy rằng: Con hãy buông thả bàn tay con ra. Con đừng nắm nàng nữa mà làm gì? Nếu nàng còn duyên với con thì nàng sẽ tìm về sum hợp cùng con. Nếu nàng hết duyên với con, con ghì chặt nàng, cũng vô ích và con mãi mãi khổ đau mà thôi!

Chàng liền tỉnh ngộ và tác ý rằng: Nếu em ra đi thì ta tìm người bạn lòng khác, đâu có sao! Từ đó, chàng trở lại sinh hoạt bình thường và từ từ tình mộng mơ cũng tan biến rất nhanh theo thời gian.

Đối với nguời sắp chết họ rất sợ và rất hoang mang. Họ luôn ghì chặt những gì họ đang có, như là cái phao họ đang trôi nổi bềnh bồng trong biển khổ đau. Không gì bằng cho họ hiểu TỨ DIỆU ĐẾ và giúp họ tự tu bằng câu như lý tác ý: Tâm bất động trước mọi ác pháp, trước mọi cảm thọ, lìa tham sân si là hết khổ, quan li tham, quan li sân, quan li si." Khi họ tỉnh ngộ và tự buông tay ra, lúc tắt thở, tưởng thức tiếp tục tác ý tu hành, đủ thời gian cho họ chứng quả.

Thực tế quá! Mọi người an lòng rồi phải không?


Xin kính mời Quý độc giả vào trang web nguyenthuychonnhu.net, đọc thêm các bài pháp của Tỳ kheo Thích Thanh Thiện trong trang "Bài Viêt Chánh Kiến" ở trương mục của Ronald Truong.