• huongdantusinh
  • quetsan
  • amthat3
  • vandaptusinh
  • tinhtoa1
  • ttl1
  • khatthuc1
  • tinhtoa2
  • thanhanhniem1
  • phattuvandao1
  • tamthuphattu
  • thanhanhniem2
  • chanhungphatgiao
  • amthat2
  • tranhducphat
  • daytusi
  • toduongtuyetson
  • phattuvandao3
  • ttl3
  • thanhanhniem3
  • benthayhocdao
  • ThayTL
  • lailamtoduong1
  • lopbatchanhdao
  • vandao2
  • amthat1
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Am thất
JGLOBAL_PRINT

VẤN ĐỀ TỨ THIỀN

COM_CONTENT_ARTICLE_HITS

TRƯỞNG LÃO THÍCH THÔNG LẠC

GIÁO ÁN TU ĐẠO PHẬT

II.- GIAI ĐOẠN XUẤT GIA

(Tỳ khưu Từ Quang biên tập lời Trưởng Lão giảng trong mùa an cư 1997, được ghi âm ở 61 cassette 90)


Bài đọc thêm 10:

VẤN ĐỀ TỨ THIỀN

Chúng ta chỉ mới bắt đầu vào học Tứ Bất Hoại Tịnh, mà chúng ta thấy thời gian cần học cho hết Tứ Bất Hoại Tịnh còn quá dài và quý thầy còn biết bao nhiêu thứ khác cần học nữa, mà thời gian mùa an cư còn lại rất ít. Cho nên có một thầy xin Thầy tóm lượt lại những điều quan trọng để quý thầy nắm cho vững các điều quan trọng đó.

Đây, thầy Thiện Thiền gởi cho Thầy một bức thư, Thầy đọc cho quý thầy nghe:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Hôm nay chúng con trong đại chúng xin cung kính thành tâm có lời thỉnh nguyện.Kính thưa Thầy, thời gian của mùa an cư còn lại quá ngắn, giáo án còn dài, sức khỏe của Thầy lại kém. Chúng con cầu mong ngưỡng vọng Thầy từ bi hoan hỉ dành thời gian còn lại giảng cho chúng con về phần căn bản then chốt cốt lõi của Tứ thiền và Tam minh để chúng con nắm được phần quan trọng này, để lấy đó làm phương châm trên bước đường cầu thoát li sanh tử sau này, vì sau khi qua hạ chúng con không còn đầy đủ duyên lành may mắn để tiếp tục theo Thầy tu học. Cúi xin Thầy từ bi hoan hỉ chấp nhận hứa khả cho chúng con, đồng thời xin Thầy hoan hỉ cho chúng con được nghe những lời thỉnh nguyện của Thầy với Hòa Thượng Trúc Lâm mà không được Hòa Thượng chấp nhận trợ duyên cọng tác với Thầy để mở cửa xiển dương con đường thiền giải thoát cho con người ở trong hiện tại mà Thầy đã khổ công nhập thất tu hành đã khám phá thực hiện thành công kết quả chiến thắng dành lại quyền sanh tử sống chết của kiếp con người mà hiện nay trên thế giới này không có ai làm được. Hôm nay chúng con đầy đủ duyên lành, từ ngoài Bắc và ở trong Nam cu hội về đây cũng là phước duyên lành của chúng con vun bồi từ quá khứ, cho nên hôm nay chúng con được nghe lần đầu cũng như lần cuối những lời quý báu này lợi ích cho chúng con nói riêng, nói chung cho tất cảmọi người. Đó là những lời tha thiết chân thành của chúng con. Cúi mong Thầy từ bi hoan hỉ chấp nhận cho chúng con.

Sẳn dịp Thầy cho chúng con được nghe dự thảo của Thầy thành lập Trung Tâm Khu An Dưỡng ở Phước Hải có lí do gì khó khăn hay không mà Thầy không tiến hành mà lại bỏ dở. Đó là những gì mà chúng con muốn biết những việc làm của Thầy tốt đạo đẹp đời là phương châm của Phật giáo hiện nay, cũng là nhân duyên chấn hưng Phật giáo, lợi ích cho chúng sanh nhân loại với hoài bảo và tâm nguyện của Thầy từ khi ra thất luôn luôn tâm nguyện canh cánh nổi lòng là sự tồn vong của Phật Giáo của hiện tại và tương lai cho đến hôm nay mà hoài bảo của Thầy vẫn chưa thực hiện được, mà hôm nay Thầy lại ra đi ẩn bóng để lại cho chúng con một nổi niềm thương nhớ bực thầy khả kính làm gương hạnh cho chúng con trên bước đường tu học.

Thầy xin trả lời bức thư của thầy Thiện Thiền. Trong thư, thứ nhất thì thầy Thiện Thiền muốn biết về 4 thiền và tam minh. Thầy Thiện Thiền muốn Thầy giảng cho quý thầy về 4 thiền và tam minh.

Thật ra cái căn bản nhất của 4 thiền là cái sống, và tu tập định vô lậu để cho tâm li dục li ác pháp. Đó là cái căn bản nhất chứ không phải là cái hơi thở để chúng ta vào thiền định. Khi tâm thanh tịnh được rồi, nghĩa là trong thời gian tu tập định vô lậu, chúng ta thường phải dùng pháp hướng, nếu không có pháp hướng thì khó đoạn dứt tâm ham muốn của chúng ta, những duyên bên ngoài dễ lôi cuốn tâm chúng ta, chẳng hạn như tâm phóng dật, đó là một. Nếu hằng ngày chúng ta không rèn luyện pháp hướng diệt tâm phóng dật thì chúng ta không thấy được tâm phóng dật rất là vi tế, rất khó diệt.

Như vậy, chúng ta muốn đi đúng con đường của đạo Phật là phải đi từ căn bản. Trong căn bản đó thì không thể ngay liền dạy Tứ thiền, Tam minh được mà phải có lộ trình rất rõ. Nếu cắt ngang như vậy thì giáo án không thể thành một con đường, một giáo án. Như bây giờ chúng ta muốn bỏ những khoảng đó đi, chúng ta vô ngay 4 thiền, nghĩa là chúng ta bắt đầu Sơ thiền thì nó không thành một giáo án được mà nó chỉ có thể thành một đoạn văn, một đoạn pháp nói về thiền thôi. Muốn chỉ có 4 thiền và 3 minh thì chỉ có thể dạy riêng chứ không thể gộp chung trong giáo án này được. Thí dụ như quý thầy muốn học riêng 4 thiền và 3 minh trong mấy ngày còn lại, bây giờ quý thầy chỉ muốn học 4 thiền, còn giáo án thì để sau này Thầy giảng tiếp. Như vậy Thầy sẽ dạy riêng 4 thiền và 3 minh, để giáo án lại, không dạy nữa.

Do đó Thầy chỉ dạy phần 4 thiền và 3 Minh thôi. Thầy dạy ở trong chỗ nào để hướng 3 Minh mà Thầy không dạy Tứ Như Ý Túc. Thầy nói rất kỹ điều kiện ở chỗ nào để thực hiện 3 Minh, quý thầy làm được hay không làm được là quý thầy chịu lấy; chứ Thầy biết là lộ trình phải đi từ cái dễ đến cái khó, đi từ Tứ Như Ý Túc mới đến Tam Minh. Quý thầy tu được hay tu không được thì đó là phần của quý thầy.

Như bây giờ tâm còn dục, tâm chưa li dục, quý thầy chưa biết trạng thái hỉ lạc do li dục sanh, mà quý thầy muốn hiểu trạng thái li dục như thế nào. Cái thấp li dục chưa biết mà đòi hỏi tới cái cao, trạng thái li dục, thì làm sao biết được, chắc chắn quý thầy chỉ còn ngồi đó mà ngó chứ không biết làm sao vô trạng thái li dục đó được.

Pháp của Phật dường như có dây truyền với nhau, pháp này truyền với pháp kia. Cho nên 37 phẩm trợ đạo phải có mức truyền với nhau, từ thấp lên cao, chứ không phải có pháp nào đặc biệt riêng biệt. Cái đầu tiên chúng ta tu định vô lậu được thì ngay đó định 4 thiền cũng như tam minh dễ nhập. Nếu định vô lậu không tu được thì 4 thiền với tam minh chẳng qua để đó ngó như một tài liệu mà thôi.

Nếu bây giờ Thầy dạy rất kỹ về 4 thiền với 3 Minh, ai nghe các thầy nói về 4 thiền người ta cũng nói quý thầy biết rất đúng, nói rất hay, nhưng thực hành thì các thầy thực hành không vô. Thầy chắc chắn là như vậy. Cho nên khi các thầy hiểu được giáo án này rồi thì các thầy biết bước đường cần phải tu tập cái gì trước, cái gì sau. Có vậy mới nhập 4 thiền thực hiện 3 Minh được.

Bây giờ quý thầy cứ nghĩ rằng phải nắm cho được 4 thiền đó để tu. Không chắc quý thầy tu được đâu. Bởi con đường thiền định của đạo Phật là toàn diện của nó tức là toàn bộ giới luật của nó, từ đầu tới nhập định được đều là giới luật. Nó có một then chuyền với nhau, từ cái này nó móc với cái kia, không thể rời ra được. Đời sống của tu sĩ mà mất giới thì thiền định mất. Nếu đời sống giới không hợp thì móc chuyền này bị gãy ngang rồi, nó không còn để nhập định được nữa. Cho nên bây giờ chúng ta muốn lấy nội cái 4 thiền của Phật tu thôi, còn giới luật không cần thì chúng ta chẳng bao giờ thực hiện 4 thiền của Phật được. Mười năm trong thất Thầy biết cái này rất rõ. Nếu không sống đúng giới luật, không sống đúng hạnh độc cư, không li dục li ác pháp thì không bao giờ nếm mùi vị của 4 thiền của Phật, cũng không bao giờ thấy được 3 Minh. Quý thầy tu lâu là tại vì quý thầy cứ nhắm thiền định mà quý thầy không sống đúng giới luật đức hạnh của Phật. Nếu quý thầy sống đúng giới luật đức hạnh thì quý thầy sẽ đi mau lắm, thời gian sẽ rút ngắn lại.

Nếu quý thầy sống đúng giới luật thì Thầy sẽ dạy cho quý thầy về Tứ Như Ý Túc, về 4 thiền, và đồng thời khi dạy về Tứ Như Ý Túc thì Thầy sẽ dạy cho quý thầy hướng đến 3 Minh cho nó có đường lối, cách thức đi từ dễ đến khó. Bởi vì không có tu Tứ Như Ý Túc thì không làm sao biết pháp đi tới 3 Minh được. Phải thực hiện hằng ngày như thế nào, phải trau dồi pháp hướng như thế nào, pháp tùy như thế nào để thực hiện được Tứ Như Ý Túc. Cho nên người đi trước rồi người ta biết lộ trình. Còn quý thầy chưa đi nên quý thầy muốn biết khơi khơi, lớp một chưa đạt mà muốn nhãy lên đại học để ngồi nghe mấy ông thầy trên này, mấy ông giảng sư trên này dạy làm sao, thì chắc chắn ngồi đó ngó. Khi quý thầy nghe mấy ông giảng sư trên này nói thì chắc chắn quý thầy chỉ lập lại mấy từ đó, truyền lại với nhau nghe chơi chứ không ai hiểu thấu. Nghĩa là quý thầy không ai hiểu điều Thầy đã thấy.

Bây giờ quý thầy nói nhập Sơ thiền là chỉ nói theo lời Thầy dạy, mà thực hành nhập Sơ thiền thì quý thầy không nhập được đâu vì chính cuộc sống của quý thầy chưa sống đúng trong giới luật thì đâu có nhập Sơ thiền được. Kết quả phải theo cuộc sống. Mình là người quyết tu theo đạo Phật thì phải lấy cuộc sống giới luật làm điều kiện tiên quyết để sống. Cho nên cái ham muốn để biết 4 thiền và 3 Minh, cũng chỉ là cái ham muốn thôi.

Chúng ta nghĩ rằng mình không có ham muốn như người thế gian tức là không phóng dật, nhưng thật sự trong tâm chúng ta gốc phóng dật vẫn còn, chúng ta biết là nó có chứ không phải không, tại vì chúng ta xả chưa hết, mà xả chưa hết là còn phóng dật. Như một vị sư chỉ có 3 y 1 bát thôi nhưng vẫn chưa bỏ cái bát được, nghe tiếng bát bị một vị khác gõ, vị sư đó sợ bể, đó là vị sư vẫn còn tâm phóng dật, chưa hết.

Nó khó như vậy cho nên khi chúng ta tu Tứ Bất Hoại Tịnh, điều kiện đầu tiên là chúng ta tu tập như thế nào để có một niềm tin (tín lực) đối với Phật. Chỉ Tứ Bất Hoại Tịnh giúp cho chúng ta có niềm tin đó. Đó là cơ bản của thiền định chứ không phải thiền định của đạo Phật là dạy cho quý thầy bằng cách này bằng cách kia là thiền định đâu, không phải đâu. Sự thật Thầy giảng bài về 4 thiền rất rõ ràng, cụ thể; nhưng căn bản quý thầy không có ngay từ lúc đầu thì 4 thiền và những danh từ diễn tả cách thức nương hơi thở thế này thế khác thì quý thầy không làm sao bước vào. Biết nó như vậy nhưng cái tâm còn phóng dật, chưa li dục li ác pháp thì chắc chắn không bao giờ có thể đi vào 4 thiền được.

Rồi yêu cầu Thầy dạy 3 Minh. Muốn dạy 3 Minh không phải đơn giản là khi chúng ta nhập 4 thiền rồi từ đó chúng ta có 3 Minh đâu, mà Thầy phải dạy 4 Như Ý Túc, bởi khi nhập Tứ thiền muốn hướng dẫn tâm đến 3 Minh thì phải có Đại Thần Lực. Khi có Đại Thần Lực thì chúng ta mới có đủ sức để ra lịnh điều khiển, không còn có sự vận dụng cơ bắp nữa mà chỉ còn ra lịnh mà thôi. Như vậy là Thần lực chứ không thể nào dùng cái sức lực của chúng ta nữa. Đây gọi là thần lực, cái lực vô hình gọi là thần lực mà cái thần lực này là do pháp hướng. Ngay từ lúc đầu, chúng ta đã rèn luyện li dục li ác pháp trong các định vô lậu chớ không phải khi vào hơi thở rồi chúng ta luyện tập li dục li ác pháp. Luyện tập li dục li ác như vậy thì chẳng nhằm nhò gì, chẳng kết quả li dục li ác gì cả. Đó là những cái cơ bản.

Nếu ngay từ Tứ thiền mà dạy hướng Tam Minh thì chắc chắn không bao giờ quý thầy hướng tâm đến 3 Minh được vì con đường Thầy đã đi qua Thầy biết. Tại sao vậy? Tại vì khi chúng ta nhập được Tứ thiền rồi thì cái đầu tiên mà chúng ta biết được, làm chủ được là cái chúng ta ra tịnh chỉ hơi thở, ngưng nghỉ các hành trong thân ngưng. Chúng ta thấy nó có thần lực như vậy đó, chúng ta biết. Chúng ta thấy như thế nào? Nếu hơi thở ngưng, như vậy là chúng ta đã nhập định, mà cái lực làm cho chúng ta nhập định được gọi là Định Như Ý Túc. Quý thầy thấy chưa? Nó phải căn cứ Định Như Ý Túc của 4 Như Ý Túc thì nó mới thực hiện ý muốn của chúng ta được.

Hiện giờ chúng ta muốn như thế nào? Muốn mình phải nhập định Tứ thiền, muốn cho hơi thở ngưng. Cái ý muốn đó phải thực hiện qua thần lực của Dục Như Ý Túc của 4 Như Ý Túc. Dục Như Ý Túc bảo hơi thở ngưng thì hơi thở ngưng. Nó bảo các hành và hơi thở phải ngưng thì các hành trong thân và hơi thở phải ngưng. Cái đó gọi là Dục Như Ý Túc của 4 Như Ý Túc. Bây giờ định thường hay bị bung ra và bị âm thanh tác động và bị thọ thì chúng ta bảo âm thanh hoàn toàn không được tác động vào tâm của chúng ta, hoàn toàn không được tác động vào cái định này nữa thì từ đó âm thanh không tác động, như vậy gọi là Dục Như Ý Túc của 4 Như Ý Túc. An trú như ý của mình trong đó gọi là Dục Như Ý Túc. Khi Dục Như Ý Túc được như vậy thì nó có sự rất siêng năng như ý túc cho nên chúng ta muốn nhập định bao lâu cũng được hết, nó không làm cho chúng ta lười biếng nữa. Sự siêng năng không làm biếng đó gọi là Tinh Tấn Như Ý Túc. Quý thầy thấy muốn đến chỗ này, quý thầy phải thực hiện 4 Như Ý Túc trước đã, sau đó quý thầy mới thực hiện Dục Như Ý Túc của 4 Như Ý Túc. Mà muốn nhập định được vậy thì chúng ta phải thực hiện từ chỗ nào? À, đây là cái Dục Như Ý Túc rồi, mà mình muốn kéo dài thời gian nhập định này thì phải dùng Tinh Tấn Như Ý Túc.

Ở đây Thầy giảng đơn sơ, dạy cho đúng cách thức thì chúng ta phải tập luyện như thế nào để cho nó ở trong trạng thái của định đó. Khi quý thầy chưa biết nó như thế nào mà Thầy nói thì cũng chẳng qua lí thuyết suông mà chơi thôi, không có nghĩa lí gì cả, nhưng trong khi dạy giáo án thì Thầy phải nói cho hết. Chứ tâm quý thầy chưa có tu định vô lậu để được li dục li ác pháp mà quý thầy thực hiện thiền định thì chẳng bao giờ nếm được mùi vị của 4 thiền. Nó không phải khó nhưng mà khó là từ khi quý thầy bước vào đầu mà giới luật không nghiêm chỉnh, đời sống không độc cư, không trầm lặng thì chắc chắn quý thầy chẳng biết mùi vị nó.

Mười năm trong thất Thầy chẳng hề có một lời nói không phải là sống độc cư trầm lặng một mình sao. Thầy không buồn ai hết, thì chắc chắn khó có người làm Thầy buồn. Vậy mà Thầy nguyện sống độc cư trong thất, nếu chưa thành tựu vẫn phải sống độc cư suốt đời, khi nào thành đạo mới ra khỏi thất, mà không đạt được sự làm chủ sống chết thì Thầy không ra khỏi thất, không chừng kéo dài 5 năm nữa hay 10 năm nữa. Chừng nào mà Thầy ra lệnh "hơi thở ngưng, các hành ngưng" mà nó ngưng thì chừng đó Thầy mới ra khỏi thất, chứ nó chưa ngưng thì Thầy vẫn ở trong thất. Chưa làm chủ thật sự các hành thì không bao giờ Thầy ra khỏi thất. Mà đây chỉ 10 năm mà Thầy thành tựu, còn cở mà chưa thành tựu thì chắc chắn còn lâu lắm Thầy mới ra khỏi thất. Đâu phải trong 1 năm 2 năm mà có thể 10 năm 20 năm, có thể suốt đời.

Nhưng khi mà Thầy đã làm được điều này vì vậy mà Thầy thấy rất rõ ràng. Khi đã có thần lực làm chủ được như vậy rồi thì không lí nào mà Thầy không đi đến những cái gì quan trọng trong 4 Như Ý Túc.

Như Thầy đang ngồi đây mà Thầy nhập vào cái định đó, Thầy bảo cái đồng hồ này phải có một cái nữa cho Thầy, ngay khi Thầy ra lịnh vậy thì có một cái nữa nằm một bên đó liền, Thầy có hai cái đồng hồ giống nhau, ai lấy xài cũng được hết, trừ ra Thầy bảo (ra lịnh) hai cái đồng hồ đó trở lại làm một cái thì nó trở lại làm một. Làm như vậy gọi là Dục Như Ý Túc, muốn cái gì là được cái nấy. Như bây giờ Thầy nói (ra lịnh) các cục gạch tàu này là vàng thì nó biến thành vàng, bây giờ đem ra tiệm vàng nào thử thì nó là vàng thiệt sự, làm đồ trang sức y như vàng trong tiệm. Nếu Thầy bảo (ra lịnh) cục vàng đó hồi lại cục gạch tàu thì nó hồi lại cục gạch tàu như trước. Cái lịnh của Thầy ra làm sao thì nó y như vậy, gọi là Dục Như Ý Túc.

Khi có Dục Như Ý Túc được rồi thì đến Tuệ Như Ý Túc, trí tuệ Thầy muốn như thế nào thì nó theo như thế nấy. Từ chỗ Tuệ Như Ý Túc Thầy đã phát hiện được rồi thì Thầy mới nói (ra lịnh) bây giờ phải thực hiện Túc Mạng Minh (Minh là cái trí tuệ Túc Mạng này, một trong 3 Tuệ của Phật giáo) thì ngay đó Thầy biết được nhiều đời nhiều kiếp của Thầy và của mọi người liền.

Cho nên chúng ta phải thực hiện 4 Như Ý Túc lần lượt từ Dục Như Ý Túc là đầu tiên, rồi Định Như Ý Túc, rồi Tinh Tấn Như Ý Túc, rồi mới Tuệ Như Ý Túc. Bốn cái này đều phải được giảng rất kỹ.

Khi chúng ta muốn nhập Tứ thiền thì đầu tiên chúng ta làm như thế nào? Chẳng hạn như bây giờ mình bảo hơi thở ngưng, nhưng nó chỉ ngưng một chút thôi, không chịu ngưng lâu đâu, thì như vậy chúng ta chỉ có thần lực một chút xíu thôi. Thời gian này chúng ta phải tu như thế nào để cho nó ngưng 1 ngày, 2 ngày, rồi đến 7 ngày, thời gian kéo dài ra. Đâu phải là chuyện dễ. Cái thần lực chúng ta tu tập lúc mới thì nhỏ, đâu bằng người tu 10 năm. Còn nếu chúng ta tu 20 năm thì cái thần lực còn dữ tợn hơn nữa, bởi hằng ngày chúng ta rèn luyện, trui rèn trên pháp hướng thì cái thần lực càng vĩ đại. Chứ không phải như mấy ông thầy ngồi tu mà tập trung tư tưởng trên đầu, làm cho nó quay cuồng, làm cho rối loạn thần kinh. Là tiêu luôn.

Chúng ta đâu có tập trung gì đâu, chúng ta không phải cắn chặt răng, nhăn mặt gồng mình lên để gom tâm minh bằng cách này, cách kia. Cho nên chúng ta đâu có bị rối loạn cơ thể. Khi chúng ta tu định vô lậu chúng ta chỉ nhẹ nhàng tác ý "cái tâm phóng dật là một pháp ác, làm cho thân tâm luôn luôn tái sanh luân hồi sanh tử đau khổ. Cái tâm phóng dật này hãy lìa đi, không được ở đây nữa". Chúng ta chỉ nhắc như vậy thôi mà nó lìa ra, chứ chúng ta đâu có làm cách nào cho nó lìa ra được, đâu có làm cho nó không phóng dật được; nhưng trước đó chúng ta phải sống trong hạnh độc cư là lìa sự phóng dật rồi. Nhờ thân khép vào khuôn khổ độc cư thầm lặng thì nó đã li sự phóng dật rồi, cho nên nhờ đó mà mình không phóng dật. Nhưng cái tâm chúng ta vẫn còn phóng dật chứ chưa hết, cho nên chúng ta hằng ngày phải nhắc "Cái tâm phóng dật phải dứt đi vì phóng dật làm đau khổ, nối tiếp cho ngọn đuốc sanh tử luân hồi, làm cho đời người tiếp nối nhau khổ trong sáu nẽo luân hồi". Mình thường nhắc tâm, cứ nhắc đi, nhắc lại như vậy, đuổi sự phóng dật đi hoài. Mình sống đúng hạnh và đuổi riết thì sự phóng dật phải hết trong tâm, chứ sống mà tiếp giao với dục lạc, sống trong dục lạc, chạy theo các loại dục lạc thế gian thì làm sao bảo tâm đừng phóng dật. Như vậy cách sống phải đi trước. Đó là cơ bản để chúng ta thực hiện thiền định.

Trong giáo án lần lượt Thầy sẽ dạy hết các cái này, mà dạy hết các cái này cũng là một điều cũng nguy hiểm cho người sau. Vì sao vậy? Vì giáo án có sẳn hết cho nên người ta sẽ lợi dụng nó mà bán pháp, bán Phật mà sống chớ không phải để thực hiện sự giải thoát. Trong giáo án cho họ hiểu biết cách hành trì, rồi họ lấy sự hiểu biết đó nói dốc chứ thật ra họ sống chạy theo dục lạc, chạy theo danh lợi. Họ lấy sự hiểu biết trong giáo án đó, họ nói như họ là thánh.

Như từ lâu nay, quý thầy thấy trong kinh Phật không nói những pháp hành mà chỉ có những danh từ rất cô đọng, như trong kinh Phật nói danh từ Như Lí Tác Ý, nay Thầy triển khai những pháp Như Lí Tác Ý này ra thành những trạch pháp. Như Phật dạy Trạch Pháp Giác Chi, Niệm Giác Chi, Khinh An Giác Chi... Thầy triển khai ra những pháp này trở thành pháp tu pháp hành rất rõ. Từ đó nếu người có quyết tâm tu thì chắc chắn là phải được.

Còn người mượn nó để buôn Phật bán pháp, chắc chắn số này rất lớn. Người ta cứ ngở người hiểu như vậy là người đã giải thoát, nhưng thật ra những người hiểu như vậy chưa làm chủ gì được đâu. Họ chỉ mượn chỗ Thầy nói ra sẳn trong giáo án để nói tùm lum đủ thứ hết, nhưng cuộc đời họ cuối cùng chỉ trôi lăn trong lục đạo. Họ chỉ gạt được người chưa biết được giáo án này, chứ người đã được biết, đã hiểu giáo án rồi thì thấy họ chỉ nói trong giáo án thôi chứ họ đâu có nói kinh nghiệm gì khác riêng của họ.

Trên bước đường tu tập, chúng ta có những kinh nghiệm riêng của chúng ta chứ không phải chỉ những lời Thầy nói. Thầy nói đây chỉ là phần rút tỉa từ ưu khuyết điểm của quý thầy, rồi đến những cái ưu trong sự tu tập của Thầy, so sánh để rồi lấy ra những pháp hành cụ thể giúp cho quý thầy. Sau này khi quý thầy tu có những kinh nghiệm riêng của quý thầy nữa, nhưng kinh nghiệm đó không xa lìa cái cốt lõi của Phật pháp.

Ở đây Thầy nhắc lại cho quý thầy thấy chúng ta còn đang học và còn đang hiểu, chúng ta cần đi con đường cho đúng đạo Phật cái đã. Mà muốn học hiểu đúng đạo Phật thì chúng ta phải đi từng bước chứ không thể nào vội được.

Như quý thầy muốn nhập Sơ thiền thì phải như thế nào, trạng thái Sơ thiền thế nào. Lần lượt quý thầy sẽ được nghe Thầy diễn tả tất cả những cái này, nhưng tu hành được hay không là do quý thầy chứ không phải là của Thầy nữa.

Thầy chỉ làm hết bổn phận của mình là dựng lại giáo lí của Phật và phối hợp với kinh nghiệm của Thầy. Lời của Phật dạy quá cô đọng làm cho người ta không hiểu pháp hành. Chính vì vậy mà đạo Phật tới ngày nay không ai có thể triển khai nổi những pháp hành đó, chỉ có những người thực hành thì mới hiểu, mới triển khai nổi pháp hành mà thôi. Còn những người không hành, chỉ lí thuyết thì không triển khai pháp hành được.

Hôm nay Thầy phá vỡ cái này thì đối với Phật có một cái tội. Lẻ ra ông Phật ngày xưa phải khai triển pháp hành cho rõ, nhưng ông chỉ ngầm đến với các đệ tử của mình để chỉ các pháp hành đó mà thôi, chứ không nói rõ trong kinh. Và các ngài như ông Ananda, không nói rõ cách nhập được các định cho mọi người nghe, mà chỉ dạy riêng cho từng người, khi họ thực hiện các định.

Tại sao vậy? Như đức Phật thể hiện thần thông đến với ông Moggallana thì chỉ nói ông nhập Sơ thiền không được là do tâm của ông như thế này, như thế khác. Hoặc là ông Moggallana bị hôn trầm thùy miên hay vô ký thì đức Phật đến để giúp cho ông phá phá hôn trầm thùy miên bằng 5 điều kiện. Rồi đến khi Moggallana nhập Sơ thiền không được, hoặc là nhập Nhị thiền không được vì tâm ông luôn luôn bị giao động thì đức Phật đến nhắc ông phải yên lặng như thánh. Trong kinh chỉ nói những danh từ như vậy thôi, nhưng ngoài những danh từ đó, chắc chắn đức Phật có nói thêm, chắc chắn đức Phật có kê tai nói nhỏ với ông Moggallana, chỉ dẫn thêm "ông phải như thế này nè khi ông nằm ở chỗ đó". Cho nên mình phải xét thấy tại sao từ khoảng từ Sơ thiền đến Nhị thiền nó phải có những cái định khác nữa, chớ đâu phải chỉ có Sơ thiền, Nhị thiền không, nó phải có định khác. Định Sơ thiền thì nó có tầm có tứ. Rồi tiếp đó thì có định vô tầm mà hữu tứ, chúng ta phải tu tập như thế nào? Cái tứ này là tứ gì đây? Ông Phật không nói, cho nên người ta không biết cái vô tầm mà hữu tứ là tứ cái gì.

Sơ thiền chỉ mới li dục li ác pháp thôi cho nên nó còn tầm còn tứ, nhưng ở trong tầm tứ thiện. Bây giờ muốn lên Nhị thiền thì diệt tầm tứ, mà muốn diệt tầm tứ thì không thể ngay một lúc chúng ta diệt cả tầm và tứ được, cho nên phải rõ chỗ vô tầm mà còn tứ thì nó là một cái định để chuyển qua định diệt cả tầm và diệt cả tứ.

Muốn chuyển qua định diệt cả tầm và diệt cả tứ thì chúng ta chỉ dùng pháp hướng. Nếu ông Phật không kê tai nói nhỏ cho ông Moggallana thì chúng ta có biết được không.

Nói định vô tầm hữu tứ thì chắc chắn ai nói danh từ này cũng được, nhưng chúng ta biết làm sao để vô tầm hữu tứ đây? Chưa ai biết hết. Hữu tứ là như thế nào? Nếu không phải là Như Lí Tác Ý. Không dùng Như Lí Tác Ý thì làm sao mà diệt tầm được, bởi trong Nhị thiền đâu có còn tầm tứ? Muốn diệt tầm, không phải ngồi ức chế tâm đâu. Không phải các thầy ức chế tâm cho không tầm bằng cách dùng hơi thở tập trung gồng mình cho căng thần kinh lên. Điều đó sai rồi. Phật nói vô tầm hữu tứ đâu có bảo mình gồng mình để được vô tầm hữu tứ. Quý thầy phải hiểu rõ điều này.

Vô tầm hữu tứ tức còn là tác ý còn, mà tác ý còn là còn pháp hướng chứ gì? Cho nên muốn cho tâm của mình diệt cả tầm và tứ thì chúng ta phải giữ cái đối tượng của nó là cái niệm. Nhưng mình chưa biết cái niệm nào trong Tứ Niệm Xứ, ở thọ, hay ở thân, hay ở tâm, hay ở pháp, bởi vì có bốn chỗ trong Tứ Niệm Xứ để ta thực hiện cái niệm. Vậy biết nó ở chỗ nào để thực hiện cái niệm đây? Trong Tứ thiền dạy mình xả hết các niệm, đâu còn niệm nào. Vì vậy chúng ta phải học Tứ Niệm Xứ để biết cái niệm đối tượng của tác ý để chúng ta tác ý, cho nên khi trạch pháp ra phải đứng ở trên đối tượng của nó để tác ý diệt tầm, mới nói vô tầm hữu tứ.

Chúng ta phải tu 5 phút, hay 10 phút, hoặc 30 phút ở trong trạng thái không có tầm mà còn tứ. Sau đó muốn diệt tứ, vì tầm đã hết rồi, vậy diệt tứ như thế nào? Không tứ là không còn tác ý nữa, vậy cái gì mà chúng ta phải xả đi để cho nó không tác ý? Tức là cái Niệm.

Vậy Niệm nào xả được? Niệm Phật có xả được không? Đó là những cái khi chúng ta học Tứ Niệm Xứ mới thấy rõ, đến đây mới thấy chúng ta còn nhiều cái phải học.

Thầy nhắc lại cho quý thầy thấy rõ: Nếu chúng ta không học năm Căn (ngũ căn), cái gốc để thực hiện con đường thiền định thì chúng ta không biết cái gốc ở đâu để chúng ta tu. Năm căn gốc đó là Tín căn, Tấn căn, Niệm căn, Định căn và Tuệ căn. Cái gốc ở đó sanh ra Tuệ, cái gốc ở đó sanh ra Định, cái gốc ở đó sanh ra Niệm, cái gốc ở đó sanh ra sự siêng năng (Tấn căn), cái gốc ở đó sanh ra Lòng tin của chúng ta (Tín căn). Chúng ta phải biết 5 căn gốc này. Mà muốn có 5 căn này thì chúng ta phải tu tập làm sao cho có 5 lực (ngũ lực). Có nhiều người nói Thầy đặt thôi chứ làm gì Phật pháp có cái lực. Đó là người chẳng hiểu Phật pháp. Phật pháp có 5 lực chứ đâu phải một lực, Thầy nhắc lại Tín lực, Tấn lực, Niệm lực, Định lực, và Tuệ lực. Nó phải đủ 5 lực đó mới giọi là Phật pháp. 5 lực nầy họp lại mới gọi là Thần lực. Có như vậy thì chúng ta mới thấy con đường tu Phật. Bắt đầu Thầy dạy Tứ Bất Hoại Tịnh, sau đó dạy tới Ngũ căn để quý thầy thấy ngũ căn như thế nào, rồi ngũ lực như thế nào.

Thời gian dạy ngũ căn, ngũ lực đâu ngắn được, chắc gì với thời gian còn lại chỉ trong 5 ngày của mùa hạ này mà dạy hết được, nó còn nhiều quá. Và còn Tứ Niệm Xứ nữa, bốn chỗ để chúng ta đặt cái Niệm. Lúc nào chúng ta tu cái định gì thì đặt cái Niệm gì ở trên xứ sở nào? Phải đặt niệm nào cho đúng xứ của nó, chứ chúng ta đặt sai xứ thì tu bậy rồi. Thí dụ như đang nhức đầu mà cứ nói cái thân bất tịnh, thân vô thường,... thì nhằm nhò gì với cái đầu đang nhức. Cũng như có người ngồi dự ở đây đang bịnh đau, đang nhức nhối khổ sở mà cứ ngồi quán thân như thế nào, rồi ngồi hít thở. Đó là cái sai. Tu ở trong những cái nào mà nó đang thể hiện.

Bây giờ cái tâm đang tỉnh táo thì mình tu cái gì này; bây giờ cái tâm của ta đang mờ mịt, thiếu tỉnh thức thì phải tu cái gì. Chúng ta phải biết từng tâm niệm của chúng ta.

Bởi vậy Phật nói Tâm có tham thì biết tâm có tham. Tâm có sân thì biết tâm có sân.... chúng ta biết mỗi tâm niệm của chúng ta và trong khi đó thì chúng ta sẽ tu cái gì. Khi tâm có tham thì chúng ta biết chúng ta tu cái gì, khi tâm không tham thì chúng ta biết chúng ta tu cái gì. Khi tâm tỉnh thì chúng ta biết nên tu cái gì, mà khi tâm không tỉnh thì chúng ta biết nên tu cái gì. Có vậy mới có kết quả.

Thầy nói như vậy để khi tu, quý thầy phải rất kỹ trong mọi pháp hành của Phật để biết từng tâm niệm mới thực hiện được, chứ nếu không hiểu biết từng tâm niệm thì quý thầy không làm sao thực hiện được, do đó tu quá khó khăn.