TỲ KHEO - TỲ KHEO NI (3/3)
TRƯỞNG LÃO THÍCH THÔNG LẠC
GIÁO ÁN TU ĐẠO PHẬT
II.- GIAI ĐOẠN XUẤT GIA
(Tỳ khưu Từ Quang biên tập lời Trưởng Lão giảng trong mùa an cư 1997, được ghi âm ở 61 cassette 90)
11.- GIỚI TỨ HỐI QUÁ
12.- 100 GIỚI CHÚNG HỌC
13.- KIẾT GIỚI THẤT DIỆT TRÁNH.
KẾT LUẬN GIỚI BỔN.
BỐN PHÁP RẤT KHÓ THỂ NHẬP.
BỐN PHÁP CẦN ĐƯỢC TU TẬP.
BỐN PHÁP CẦN ĐƯỢC THẮNG TRI
11.- GIỚI TỨ HỐI QUÁ
(HỐI QUÁ = ba la đề xá ni = ưng phát lộ: pàtidesanìye, bốn pháp đến người khác xin sám hối. Tỳ kheo nào phạm một trong 4 tội này liền phải đến tỳ kheo khác mà phát lồ sám hối, xin được quở trách, xin được mắng chửi, xin được có sự rầy dạy khiến bảo, không được che dấu, tức người bị phạm lổi đến cho vị đó rầy mắng mình hoặc khiến dạy mình để mình không vi phạm nữa)
1.- Giới thọ thức ăn của ni (đi khất thực về) không bà con. Vì sao Phật chế giới này. Khi xưa Phật ở tại vườn Cấp-cô-độc, gặp lúc mất mùa khất thực khó được, tỳ kheo ni Liên-hoa-sắc liên tiếp 3 ngày khất thực rồi đem cúng dường cho tỳ kheo, đến nổi bị đói té xỉu bên đường, trưởng giả ngồi xe đi qua hỏi biết sự tình bèn phiền trách tỳ kheo không biết ngượng miệng, bèn mời ni về nhà giặt y, cúng dường thức ăn. Tỳ kheo bạch Phật, Phật kiết giới nếu tỳ kheo vào trong thôn tự nhận thức ăn của tỳ kheo ni mà ăn, tỳ kheo ấy nên đến tỳ kheo khác nói "Thưa đại đức, tôi phạm pháp đáng quở trách, làm điều chẳng đáng làm, nay tôi đối với đại đức xin phát lồ sám hối, đây là pháp hối quá".
Ở đây câu chuyện như thế này: bà tỳ kheo ni Liên-hoa-sắc đi khất thực về suốt ba ngày đều bị tỳ kheo tăng đón đường, bà phải trút hết thức ăn trong bát của bà cho tỳ kheo, cho nên bà bị đói và bị ngất xỉu ngoài đường. Gặp người cư sĩ trưởng giả đi xe ngang qua, hỏi thăm mới biết sự tình, bèn đưa bà về giặt y áo và cho ăn. Đức Phật nghe chuyện mới đặt ra giới này. Thầy chẳng biết tại sao có cái lịnh kỳ cục như vậy. Thầy nghĩ cũng lạ người nào đi khất thực nấy ăn chứ có đâu lại ăn cướp thức ăn khất thực của ni như vậy.
2.- Giới thọ thức ăn (tại nhà thí chủ có ni phục vụ) không phải bà con chỉ đạo cho thức ăn. Vì sao Phật chế giới này. Khi xưa Phật ở tại vườn Cấp-cô-độc, các tỳ kheo và lục quần thọ trai trong nhà bạch y ra lịnh mang thức ăn cơm canh đến cho họ khiến cho các vị ngồi chặng giữa không được phục vụ. (lời phê bình của Trưởng lão không đúng như trong giới bổn Theravada. Trong giới bổn Theravada nói có vị ni trong nhà bạch y chỉ đạo và ra lệnh đem thực phẩm cho các tỳ kheo)
3.- Giới ở nhà học gia thọ thức ăn. Vì sao Phật chế giới này. Khi xưa Phật ở tại núi Kỳ-xà-quật, lúc bấy giờ các tỳ kheo thường đến nhà cư sĩ có tin ưa nhận thực phẩm cúng dường đến nổi gia đình họ bị nghèo thiếu. Những người ngoài thấy vậy cười chê các tỳ kheo. Phật nhơn đó bảo chúng tăng bạch nhị yết ma tác pháp học gia (trong luật Theravada gọi là Thánh hữu học) mà kiết giới này, (nghĩa là tỳ kheo cứ đến nhà nào mà tin ưa họ, ngày nào cũng đến xin làm cho họ bị nghèo. Cho nên Phật chế giới này là vì ngăn cản không cho tỳ kheo đến xin một nhà tốt bụng mãi).
4.- Giới chỗ sợ hãi thọ thức ăn. Vì sao Phật chế giới này. Khi xưa Phật ở tại vườn Ni-câu-lại, bấy giờ trong thành vương-xá, các phụ nữ đến tăng già lam cúng dường, trên đường đi bị giặc nhiểu hại, đức Phật bảo các tỳ kheo nên nói với phụ nữ đừng ra khỏi thành trên đường có giặc khủng bố, nếu họ đã ra khỏi thành thì nên nói dừng, đừng đến chùa. Vì cớ ấy nên Phật mới chế giới này. Nếu họ đến thọ giáo pháp, tỳ kheo tự có thức ăn riêng nay trao cho thì không phạm, (nghĩa là trên đường đi đến chùa có một đoạn đường vắng trộm cướp nhiều cho nên các cư sĩ đến chùa cúng dường rất khó khăn, mà đến chùa không có gì ăn thì trong chùa tỳ kheo nào có thức ăn riêng thì nên cho các vị cư sĩ đó ăn.
Ở đây nghe sao lạ quá, tỳ kheo đi xin ăn, nếu còn thì bỏ hết, đâu cất giữ riêng mà khi có những cư sĩ phụ nữ đến nghe pháp, trời tối họ không về được phải ở lại đêm thì đem cho họ ăn (sự việc ở đây cũng không đúng như trong Luật Theravada).
12.- 100 GIỚI CHÚNG HỌC
Các con tiếp tục nghe 100 giới chúng học trong giới bổn, để chúng ta biết giới nào đúng, giới nào sai chúng ta gạn lọc bỏ đi. Sau nầy nếu có đủ duyên, Thầy soạn lại bộ giới bổn để mỗi giới là một pháp môn cho chúng ta sống giữ gìn và thực hiện sự tu tập, trau dồi thân tâm để chúng ta li dục li ác pháp, chứ không phải như giới do các vị tổ giới viết theo bản hiến chương hay viết giáo điều như vầy. Nói chung là viết pháp luật chứ không phải là viết bài pháp để chúng ta sống đúng li dục li ác pháp để thực hiện sự giải thoát để làm chủ được sự sanh tử luân hồi. Cho nên đọc giới rồi chúng ta mới thấy đây là giới của người phàm phu người sau này viết chứ không phải của thời đức Phật dạy đâu.
Bây giờ chúng ta học 100 của giới bổn còn gọi là chúng đa học pháp, tiếng Phạn gọi là Sekhiya nghĩa là những điều cần thực hiện hay nói cách khác là cần phải học. Trong các pháp trước là chỉ trừ và chỉ phạm, còn pháp thứ bảy này chỉ bản chất tác trì và tác phạm. Các vị phạm đối với pháp thứ 7 này phạm tội đột cát la đối tượng của các điều khoản trong đây đại bộ phận là bốn oai nghi, chỉ giữ từng giới những sự việc ăn uống, thuyết pháp, đi đường, tại nhà cư sĩ. Nói cách khác đây là những điều tác thành tư cách lịch sự trang nhã để một vị tỳ kheo ngoài tác phong trong sự giao tiếp với thế tục, trong đây còn có nhắm đến mục đích quan trọng khác đối với đời sống tu tập của tỳ kheo đó là sự hộ trì kinh nghiệm, là nền tảng của sự tu tập các pháp môn hoặc ở vườn Cấp-cô-độc lục quần tỳ kheo vi phạm Phật nhơn đó mà kiết giới này.
100 pháp chúng học này, theo luật Tứ Phần, có thể được chia làm 10 nhóm như sau cần phải học.
Ở đây Thầy muốn nói về 100 giới chúng học này, nói chung nó là oai nghi tế hạnh của người tu sĩ. Mỗi giới nói về một oai nghi đối xử với người cư sĩ cũng như tỳ kheo đối xử với nhau, trong ăn mặc, đi đứng, nói nín đều nằm trong những oai nghi 100 giới này, cho nên nó chuẩn bị cho một người tu sĩ có những oai nghi cho xứng đáng. Một người tu sĩ mà không học 100 giới chúng học này là thiếu khuyết những oai nghi đó. Nhưng ở đây chúng ta còn phải coi những giới này có đúng hay không, hay người ta đặt những điều này ra có đúng không. Chẳng hạn như một vị tu sĩ cần phải sống 3 y 1 bất, bây giờ chúng ta có sống được như vậy không, nếu được thì nó đúng, mà nếu không được tức là không đúng. Không đúng mà chúng ta muốn tu tập để được giải thoát thì chúng ta phải làm sao cho nó đúng với hạnh thiểu dục tri túc. Nếu nó thừa hơn thì nó không phải là thiểu dục tri túc, thì đời sống chúng ta ra làm sao. Tất cả những cái này là cái mà người sau cần phải suy nghĩ, phải có trí tuệ mới có thể chỉnh đốn lại giới luật để cho chúng ta có một lộ trình, một đường đi có sự thực hành để đem đến cứu cánh cho bản thân của mình và cho người, và cũng là dựng lại Phật pháp để cho người ta thấy có kết quả thực tế và cụ thể trên con đường đi tìm sự giải thoát nó không phải là sự mơ hồ, một sự tưởng tượng mà là một sự thực, là cuộc sống giải thoát của đạo Phật là vậy:
I. Nói về y phục
1.- Nên mặc quần niết bàn tăng cho cân bằng. Nghĩa là cách thức mặc y hạ (cái chăn) cho trước sau bằng nhau.
2.- Nên mặc 3 y cho cân bằng. Nghĩa là như Thầy mặc 3 y đều đặn như vầy gọi là cân bằng, không có xốc xếch. Đây là dạy ăn mặc cho nghiêm túc, không để lệch cao thấp trong mỗi y.
II.- Tác phong tại nhà cư sĩ (từ giới thứ 3 đến giới thứ 25) 23 giới.
3.- Không được vắt trái áo vào nhà cư sĩ, nghĩa là khi vào nhà cư sĩ phải vấn y lại cho kín hai chân, không được vắt.
4.- Không được vắt trái áo vào ngồi nhà cư sĩ.
5.- Không được áo quấn cổ vào nhà cư sĩ.
6.- Không được áo quấn cổ vào ngồi nhà cư sĩ.
7.- Không được trùm khăn lên đầu vào nhà cư sĩ.
8.- Không được trùm khăn lên đầu ngồi trong nhà cư sĩ.
9.- Không được vừa đi vừa nhảy vào nhà cư sĩ. (Cách thức phải đằm thắm khi vào nhà cư sĩ).
10.- Không được vừa đi vừa nhảy vào nhà cư sĩ, ngồi trong nhà cư sĩ.
11.- Không được ngồi xổm trong nhà cư sĩ, (vô trong nhà cư sĩ, ghế nhà người ta vậy mà trèo ngồi lên trên, như vậy không thể coi được.)
12.- Không được chống nạnh vào nhà cư sĩ.
13.- Không được chống nạnh ngồi nhà cư sĩ.
14.- Không được lắc mình đi vào nhà cư sĩ. (đi theo kiểu uốn éo)
15.- Không được lắc mình ngồi ghế nhà cư sĩ. (ngồi trên ghế mà lắc qua lại, làm duyên làm dáng. Ngồi phải ngay thẳng, không lắc người).
16.- Không được vung cánh tay đi vào nhà cư sĩ. (không được đánh đàng xa)
17.- Không được vung tay ngồi nhà cư sĩ.
Nói chung, phải giữ gìn oai nghi nhẹ nhàng, nghiêm trang khi đi vào, khi ở trong nhà cư sĩ.
18.- Khéo che mình kín đáo vào nhà cư sĩ. Khi vào nhà cư sĩ, đừng lấy cái gì che kín.
19.- Khéo che mình kín đáo ngồi nhà cư sĩ.
20.- Không được nhìn bên này liếc bên kia đi vào nhà cư sĩ.
21.- Khi đã vào ngồi trong nhà của cư sĩ, không được nhìn bên này liếc bên kia.
22.- Yên lặng vào nhà cư sĩ. (đi vào nhà cư sĩ giữ im lặng, không nói chuyện ồn náo, to tiếng, vừa đi vào nhà vừa nói chuyện)
23.- Yên lặng ngồi nhà cư sĩ. (vào nhà cư sĩ giữ im lặng, không nói chuyện ồn náo, to tiếng. Hỏi một lời trả lời một lời, không nói nhiều lời).
24.- Không được giỡn cười đùa đi vào nhà cư sĩ.
25.- Không được giỡn cười đùa khi đang ngồi trong nhà cư sĩ.
III.- Tác phong trong sự ăn uống. Từ giới thứ 26 đến giới thứ 48.
26.- Khi thọ thực nên để ý để khỏi đổ rơi cơm canh.
27.- Lấy cơm vừa ngang miệng bát. Không nhiều, không ép, cơm nén cơm.
27.- Lấy thức ăn vừa ngang miệng bát.
28.- Lấy canh cũng chỉ lấy ngang miệng bát.
29.- Ðồ ăn và cơm lấy phải tương đương với nhau mà ăn.
30.- Lấy theo thứ lớp trong bát mà ăn. Đừng móc dưới bát lên ăn trước. Nếu lưng bát thì có thể móc dưới bát lên, còn khi đầy bát quá mà móc dưới lên sẽ làm đổ ra ngoài bát, không đúng hạnh người tu trong khi ăn.
31.- Không được moi xóc trong bát mà ăn.
32.- Nếu tỳ kheo không bịnh, không tự vì mình hỏi xin cơm và đồ ăn. Người ta cho gì mình ăn nấy, không hỏi xin.
33.- Không được lấy cơm đậy đồ ăn lại để mong có đồ ăn nữa.
34.- Không được liếc xem trong bát Tỷ-kheo ngồi gần.
35.- Phải để ý tưởng trong bát mà ăn, mình phải quán ăn như thuốc để trị bịnh đói của mình. Ở đây muốn nói khi ăn chỉ chú ý vào bát của mình, đừng nhìn sang bát của người khác để tránh tâm ý sai trái của mình.
36.- Không được nắm cơm lớn miếng mà ăn, nghĩa là ngày xưa trong thời đức Phật ăn cơm bốc bằng tay.
37.- Không được hả lớn miệng để chờ cơm mà ăn, nghĩa là nắm miếng lớn thì phải hả miệng lớn. Ở đây không cho nắm lớn và hả miệng lớn.
38.- Không được ngậm cơm mà nói chuyện. Thật sự một vị tu sĩ đang ăn cơm thì không nói chuyện.
39.- Không được nắm cơm ngoài xa ném vào miệng. Có người chơi vò nắm cơm hả miệng quăng vô. Đó là các ông ngổ nghịch chơi như vậy.
40.- Ăn cơm không được rơi đổ.
41.- Không được bung má mà ăn. Có người ăn như loài khỉ độn cơm trong má.
42.- Ăn cơm không được nhai ra tiếng.
43.- Không được hớp cơm mà ăn, ăn mà húp rột rột.
44.- Không được le lưỡi liếm món ăn.
45.- Không được rảy tay mà ăn.
46.- Không được lượm cơm rơi mà ăn. ở đây nói lượm cơm đổ nên bỏ vào bát, đừng bỏ ngay vào miệng.
47.- Không được tay dơ cầm bát đựng thức ăn. Thời đức Phật ăn bốc nên trước khi ăn cơm phải rửa tay.
48.- Không được đổ nước rửa bát trong nhà cư sĩ.
V.- Phần Đại tiểu tiện, khạc nhổ. Giới này từ giới thứ 49 đến 51.
49.- Không được đại tiện tiểu tiện, khạc nhổ trên rau cỏ tươi, trừ lúc có bịnh. Có bịnh càng tránh, chứ có bịnh mà tiểu tiện trên rau thì làm sao cắt rau ăn được. Theo Thầy thì người bịnh cũng không được đại tiện, tiểu tiện, khạc nhổ trên rau là đúng hơn.
50.- Không được đại tiện tiểu tiện, hỷ nhổ vào nước sạch, trừ lúc có bịnh. Theo Thầy thì người bịnh cấm không khạc nhổ bậy bạ; khạc nhổ phải có nơi có chỗ.
51.- Không được đứng mà đại tiện tiểu tiện. Theo Thầy thì người bịnh hay không bịnh cũng phải ngồi đại tiểu tiện.
VI.- Tác phong thuyết pháp từ giới thứ 52 đến giới thứ 59, từ giới thứ 86 đến giới thứ 100.
52.- Không được thuyết pháp cho người vắt trái áo lên vai, không cung kính, trừ lúc họ có bịnh. (Cũng không được, người bịnh, khi họ nghe thuyết pháp thì họ phải mặc áo đàng hoàng, trừ khi họ bịnh thì họ được để hở vai, hở cổ ngồi nghe)
53.- Không được vì người quấn áo nơi cổ mà thuyết pháp cho họ, trừ lúc họ có bịnh. (Nghĩa là người lấy áo vấn cổ họ mà họ bảo mình thuyết pháp cho họ nghe. Thí dụ như các con ngồi đây nghe Thầy thuyết pháp mà có người nào lấy áo của họ vấn cổ họ thì Thầy không thuyết pháp. Có người bị bịnh mà lấy áo của họ quấn cổ thì Thầy cũng không chấp nhận vì là pháp bảo chứ không phải thứ thường, muốn nghe pháp thì phải như thế nào cho đúng lòng tôn kính, chứ nghe kiểu coi thường thì không nên nghe.)
54.- Không được thuyết pháp cho người che đầu, trừ lúc họ có bịnh. Che trên đầu khi nghe thuyết pháp là khi nghe thuyết pháp mà đội nón, che dù, che lọng,... thì không được).
55.- Không được thuyết pháp cho người trùm đầu, trừ lúc họ có bịnh. (nghĩa là người lấy khăn, nón trùm đầu họ lại trong khi ngồi nghe thuyết pháp).
56.- Không được vì người chống nạnh mà thuyết pháp, trừ lúc họ có bịnh.
57.- Không được vì người mang dép da mà thuyết pháp. Thấy ai mang dép da thì không thuyết pháp cho họ vì người đó không đi vào trong thiện pháp, họ ở trong ác pháp mà mình nói thì họ chẳng có làm theo).
58.- Không được thuyết pháp cho người mang guốc gỗ. (Ở đây sao mang guốc gỗ cũng cấm luôn. Nói chung phải bỏ guốc, bỏ dép nghe pháp thì được còn mang guốc mang dép, mang giầy, thì không thuyết pháp cho họ nghe. Như đi vào các nơi giả trí thì mang dép, guốc, còn khi mời mình đến thuyết pháp thì khi mình lên pháp tọa thuyết pháp thì tất cả mọi người đều chân trần ngồi nghe. Đối với người nghe thuyết pháp thì phải chân không mang gì cả để nghe pháp).
59.- Không được thuyết pháp cho người cưỡi ngựa. (Có người ngồi trên ngựa thì mình không thuyết pháp cho họ. Thí dụ như bây giờ Thầy đang thuyết pháp ở đây mà có người cởi ngựa đi ngang qua, họ nghe thuyết pháp thì họ dừng ngựa không xuống ngựa, họ ngồi trên lưng ngựa nghe thuyết pháp thì Thầy ngưng thuyết pháp cho họ đi.)
86.- Không được thuyết pháp cho người ngồi mà mình đứng. (Người thuyết pháp đứng trong khi người nghe thuyết pháp ngồi thì không được)
87.- Không được thuyết pháp cho vì người ngồi chính giữa trong khi mình ngồi một bên. (Pháp mà đem thuyết cho người ngồi trên pháp tọa còn mình thì ngồi một bên thì không đúng, không nên).
88.- Không được thuyết pháp cho người nằm mà mình ngồi.
89.- Không được thuyết pháp cho người ngồi ghế mà mình ngồi chỗ không phải ghế.
90.- Không được vì người ngồi chỗ cao mà mình ngồi chỗ thấp mà thuyết pháp.
91.- Không được vì người đi trước mà mình đi sau mà thuyết pháp.
92.- Không được vì người đi kinh hành ở chỗ cao mà mình đi kinh hành chỗ thấp mà thuyết pháp.
93.- Không được vì người đi giữa đường mà mình đi ở lề đường mà thuyết pháp.
94.- Không được vì người cầm gậy, không cung kính, mà thuyết pháp.
95.- Không được vì người cầm gươm mà thuyết pháp. (nghĩa là không thuyết pháp cho người uy hiếp mình bằng vũ khí, gươm giáo)
98.- Không được vì người cầm giáo mà thuyết pháp.
99.- Không được vì người cầm dao mà thuyết pháp.
100.- Không được vì người cầm dù che mà thuyết pháp.
VII.- Đối với pháp và tượng Phật. Các giới từ 60 đến 85.
60.- Không được ngủ nghỉ trong tháp Phật, trừ ra để coi giữ tháp đó. (Mọi người không được ngủ trong tháp Phật, thờ Phật).
61.- Không được cất giấu của cải trong tháp Phật.
62.- Không được mang dép da vào trong tháp Phật.
63.- Không được cầm dép da vào trong tháp Phật.
64.- Không được mang dép da đi nhiễu quanh tháp Phật. (cũng như không được mặc áo hồ cầu).
65.- Không được mang giày bố bọc gót vào trong tháp Phật.
66.- Không được cầm giày bố bọc gót vào trong tháp Phật.
67.- Không được ngồi ăn dưới tháp Phật mà xả rác và thức ăn làm dơ đất.
68.- Không được khiêng thây chết đi qua tháp Phật.
69.- Không được ở dưới tháp Phật chôn thây ma. (Sợ chôn thây ma bốc lên mùi hôi nơi tháp Phật).
70.- Không được đốt thây chết nơi tháp Phật.
71.- Không được hướng về tháp Phật mà đốt thây ma.
72.- Không được đốt thây ma bốn phía tháp Phật để hơi hôi bay vào tháp.
73.- Không được mang áo và giường người chết đi qua tháp Phật, trừ khi giặt tẩy, xông hương.
74.- Không được dưới tháp Phật, đại tiện tiểu tiện.
75.- Không được hướng về tháp Phật mà đại tiện tiểu tiện.
76.- Không được đại tiện tiểu tiện bốn phía tháp Phật để hơi thối bay vào.
77.- Không được mang ảnh tượng của Phật đến chỗ đại tiện tiểu tiện.
78.- Không được ở dưới tháp Phật mà xỉa răng, ngậm kẹo, cắn hột dưa,... đến tháp Phật thì miệng phải sạch sẽ.
79.- Không được ở dưới tháp Phật mà xỉa răng.
80.- Không được ở bốn phía tháp Phật mà xỉa răng.
81.- Không được ở dưới tháp Phật mà hỉ mũi khạc nhổ.
82.- Không được hướng về tháp Phật mà hỉ mũi khạc nhổ.
83.- Không được bốn phía tháp Phật mà hỉ mũi khạc nhổ.
84.- Không được ngồi duỗi chân ở trước tháp Phật.
85.- Không được để tượng Phật ở phòng xấu, còn mình ở phòng cao tốt.
VIII.- Tác phong đi đường.
93.- Không được nắm tay nhau đi giữa đường. (Nghĩa là hai người đi song song nắm tay nhau.)
IX.- Việc leo cây.
94.- Không được ở cây cao quá đầu người, trừ khi có nhân duyên tránh ác thú, hoặc có điều kiện đặc biệt (có phận sự thì có thể được, hoặc là tránh ác thú).
X.- Việc cầm tích trượng.
95.- Không được để bát vào đãy, vào túi xách rồi xâu vào đầu tích trượng vác trên vai mà đi.
Sau khi chúng ta học 100 giới chúng học rồi, những oai nghi này chúng ta phải cố gắng thực hiện.
13.- KIẾT GIỚI THẤT DIỆT TRÁNH
Chúng ta tiếp tục học giới bổn để tiến qua giới hành là giai đoạn chúng ta tu tập, và đồng thời Thầy còn nhắc lại những điều rất quan trọng để sau khi kết luận giáo án cho đầy đủ trọn vẹn đường tu tập của đạo Phật.
Trong chúng tỳ kheo có 4 tránh sự khởi lên:
1./ Ngôn tránh là tranh cải nhau dẫn đến các việc pháp, phi pháp, cho đến thuyết, bất thuyết, hai bên đấu tranh nhau như thế nào. Đó là phần ngôn tránh. Chúng ta tránh lời nói, đừng để cải nhau vì cải nhau sinh ra những sự bất an, khó tu hành.
2./ Mích trách: xích mích nhau mà tranh chấp về sự pháp giới, pháp kiến, phá oai nghi cùng nhau thì tội như vậy.
3./ Phạm trách tức là phạm bảy tụ tranh cải nhau về ba-la-di, tăng-tàng, đơn-đọa, hối-quá, thâu-lan-gía, ác tác, ác kiến.
Tất cả những sự này hầu như trong thời của các tổ này chế giới có sự tranh cải, nên các ngài mới thấy tranh cải trong các giới này: anh đặt như vậy không được, tôi không đồng ý. Anh đặt giới này không đúng. Anh đưa giới này là tăng tàng (sanghadisesa) hay ba la di, như vậy tôi không đồng ý. Họ có trách nhau trong việc chế giới, cho nên họ chế giới này ra là chúng ta biết ngày xưa các tổ làm giới thường tranh cải với nhau. Anh cho pháp này là đơn đọa, pháp kia là hối quá, như vậy tôi không đồng ý, pháp này phải xử vậy, pháp kia phải xử vậy. Còn nếu Phật đặt ra rồi thì mấy ông đâu có sửa. Cho nên đâu có pháp gọi là phạm trách đâu. Do chỗ sơ suất của họ, họ mới đặt cái giới này ra cho mấy người câm cái miệng không cải được. Tôi đặt ra như vậy mấy người phải nghe chứ không cải. Đây là phạm trách, mấy người cải tức là phạm trách. Đó là mấy ông khôn khéo bịt miệng mấy ông kia lại. Mấy ông nói rằng anh đặt giới này anh cho vậy không đúng, giới tăng tàng (sanghadisesa) mà thêm cái này là không được, cái này thuộc ba la di chứ không phải tăng tàng. Do đó có cải qua cải lại nên mấy ông đặt ra giới này bịt miệng hết cải.
4./ Sự tránh cách xử lí của ngôn tránh, mích tránh và phạm tránh nghĩa là sự tránh này là cách xử lí của sự cải cọ này, đừng cải cọ nữa. Khi nào có sự tranh cải nổi lên thì phải dùng bảy cách này tức là bảy nguyên nhân định luật đúng như pháp như luật như Phật, diệt trừ sự xáo trộn, dập tắt cả hai phía cá nhân và tập thể.
Pháp thất diệt trách này nên hiểu là sự phán quyết về một vụ án do tăng xử các trường hợp phạm luật bao trùm cả pham vi cá nhân và phạm vi của tập thể, coi như những nguyên tắc pháp chế của tòa án Phật giáo, phải tuân theo để cho phù hợp với công bằng và lẻ phải. Dù chưa hề có việc thiết lập một pháp đình tôn giáo, mỗi khi cần dập tắt tránh sự khởi lên của chư tăng giữa tăng già chia hai, mới tập họp để phán xét, chẳng khác gì một tòa án lâm thời vậy. Theo luật tạng, bảy nguyên tắc diệt tránh này được quy định do bởi từng dử kiện khác nhau.
Theo Trung A-Hàm thì chính được Phật quy định một lần do sự thỉnh cầu của tôn giả Ananda khi Ni-kiền-tử vừa tạ thế. Các đệ tử của Ni-kiền-tử, cả tại gia và xuất gia lập tức bị phân hóa, họ tranh chấp nhau, thậm chí đi đến ấu đả nhau vì bất đồng quan điểm đối với các điều giáo lí mà tôn sư của họ để lại. Tin tức này đồn đến giữa các tỳ kheo. Ananda nghe được, lo sợ cho chúng tỳ kheo sau khi đức Phật nhập diệt có thể xẩy ra tình trạng như vậy, nên nhân đấy mà bạch Phật xin dạy các nguyên tắc sống chung giữa các tỳ kheo, và thảng hoặc nếu có tránh sự khởi lên, phải tùy trường hợp thích đáng mà giải quyết bằng một trong bảy pháp diệt tránh. Các bộ luật đều nhắc lại những trường hợp đã dẫn từ các giới trước duyên khởi theo tường thuật chung như sau.
Thật sự trong kinh Trung A-hàm, Thầy có đọc ở chỗ này: khi vị lãnh đạo ngoại đạo Ni-kiền-tử chết đi, thì chúng Ni-kiền-tử mạc sát nhau thế này thế khác làm cho náo động. Do đó các vị tỳ kheo, nhất là ông Ananda, sợ chúng tỳ kheo sau khi đức Phật nhập diệt thì không làm sao giải hòa được, cho nên ông Ananda mới trình Phật. Phật có dạy cho mình Lục Hòa nương theo mà hòa hợp với nhau mà sống, rồi đức Phật dạy cách thức sống như thế nào cho đúng. Đó là giới kinh, chứ không phải là giới như trong giới bổn này. Đọc trong bài kinh đó Thầy thấy đức Phật rõ ràng đã biết trước các sự kiện sẽ xẩy ra. Cho nên khi các tu sĩ hỏi Phật, Phật nói Ta đã dạy Lục hòa rồi, có gì đâu mà tranh chấp nữa, do theo đó mà sống hòa hợp với nhau, sáu cái hòa hợp đó là đủ rồi, đâu cần cái gì khác nữa mà hỏi. Nhưng ông Ananda nói sợ lo lắng về sau, thì đức Phật cũng xác định như vậy, và đồng thời chỉ dạy thêm cho ông Ananda cách thức cư xử như thế nào để tránh tranh sự.
Người sau này cũng dựa vào bài kinh đó. Lục Hòa là căn bản của đạo Phật, muốn hòa hợp thì phải sống lục hòa rồi, nghĩa là kiến hòa đồng giải. Kiến hòa đồng giải không có nghĩa là mình lấy một ý kiến nào đó của mình giải cho người ta, làm thầy người ta, mà mình lấy ý kiến của người ta làm ý kiến của mình, thì hòa hết chứ có gì tranh cải đâu. Còn mấy ông Ni-kiền-tử này họ lấy ý kiến của mình mà đè ý kiến của người khác xuống thì người ta phải tranh cải chứ. Ông nói ông đúng chứ làm sao ông đúng được. Còn mình chấp nhận ý kiến người ta đúng thì làm sao có sự tranh cải. Cho nên trong Lục hòa, đức Phật đã xác định có đủ cho các ông hòa hợp rồi, còn hỏi gì nữa.
Các con thấy không, lục hòa có đủ rồi thế mà chúng ta không lấy Lục hòa còn đi sợ hải, còn đi thấy cái đám Ni-kiền-tử này. Do lấy cái chỗ Lục hòa này mà nhận ra chế thêm bảy pháp diệt tránh này Thầy thấy cũng bằng thừa, mà bảy pháp diệt tránh này đem ra xử sự có gì hay đâu. Các con thấy nào là ngôn tránh, tránh sự, nói qua lại là tại cái ý của mình mới cải, chứ mình chấp nhận ý của người ta thì làm gì có sự tranh cải mà ngôn tránh. Ai làm gì thì mình thuận theo họ, thì làm gì có xích mích, làm gì có mích tránhđược. Sáu cái lục hòa là đủ rồi, làm gì có xích mích; làm sao mà phạm tránh được nữa. Tất cả các cái này đặt ra không bằng cái lục hòa. Xem qua chúng ta thấy không bằng ông Phật đặt sáu cái hòa hợp từ thân ý khẩu. Đức Phật đã dạy chúng ta thân hòa đồng trụ, lợi hòa đồng quân thì còn ai tranh nhau. Cái gì cũng chia đồng đều nhau ăn, có người nào hơn người nào đâu mà tranh.
Chúng ta thấy lục hòa của đức Phật rất tuyệt diệu để làm cho tăng đoàn sống rất hòa hợp chứ chẳng phải như Ni-kiền-tử. Ông đó chẳng chế hòa nào hết cho nên các đệ tử mới cải cọ nhau là phải, còn ông Phật đã chế cho chúng ta lục hòa rồi mà giờ còn hỏi gì nữa. Đây là mấy ông Tổ nặn ra câu này để chế ra giới không đúng.Phật đã đặt ra lục hòa rất là tuyệt. Bấy nhiêu đó cũng đủ rồi. Vì lục hòa đã ngăn ngừa sự tranh cải từ lúc đầu rồi, đâu còn tranh cải nữa.
1./ Phép hiện tiền tỳ ni dứt sự tranh cải. Vì sao Phật kiết giới này. Khi xưa, đức Phật ở tại nước Xá-vệ, Kaludayi tắm chung với nhóm 6 quần tỳ kheo, Kaludayi tắm xong lên bờ trước mặc nhằm y của lục quần mà đi. Sau đó lục quần tỳ kheo lên bờ không nhìn thấy y của mình nhưng thấy y của Kaludayi bỏ sót lại, họ cho Kaludayi đã lấy cắp, do vậy họ tác pháp yết ma diệt tẩn tỳ kheo đối với tỳ kheo cầm nhầm về tội ba-la-di. Khi Kaludayi nhận biết đã lầm mặc đồ người khác, bèn trở lại chỗ tắm, bấy giờ lục quần tỳ kheo tác pháp vừa xong báo cho tỳ kheo cầm nhầm cho biết. Kaludayi biết mình vô tội nhưng nghi ngờ về hiệu lực pháp yết ma mà 6 tỳ kheo vừa thực hiện xong, ông đến bạch hỏi Phật, Phật tuyên bố yết ma ấy là phi pháp vì đương sự không hiện diện và nhơn đó Phật kiết giới này: nguyên tắc diệt sự tranh cải bằng sự hiện tiền tỳ kheo ni, ai phát khởi trở lại thì phạm tội đọa.
Câu chuyện đặt ra cũng vô lí là khi mấy người cùng tắm với nhau, ông kia mặc đồ lộn trở lại trả thì Lục quần nói"Tôi đã kiết giới rồi". Bộ mấy ông lục quần trèo lên bờ rồi tập hợp nhau lại làm pháp yết ma liền trên bờ sông, không chịu về chùa làm pháp yết ma sao, vô lí không? Cho nên khi ông Kaludayi đến thì kiết pháp xong, bắt ông Kaludayi phạm tội ba-la-di ăn cắp đồ.Nói chuyện không có không hà, nói sao cho có, chứ viết trong này rồi làm giới luật gì đây, chuyện không thành mà cũng nói được. Các con thấy đọc ra rõ ràng như vậy đó, rồi làm sao chúng ta tin giới bổn làm thầy của chúng ta được. Các con thấy những điều này hoàn toàn dựa vào pháp yết ma để kết tội người ta bằng cách thật là vô lí chứ không phải là có lí. Trong pháp lục hòa, các con thấy bắt đầu mình phải hòa cái gì, tiếp mình phải hòa cái gì? Thân hòa, khẩu hòa, ý hòa, đủ cấp hết, làm sao có sự tranh cải, có sự hơn thiệt. Mà người theo đạo Phật là người phải có ý tứ, có đâu lên bờ lấy đồ của người khác mặc vào người mình mà không biết, y áo có mùi mồ hôi khác lạ mà không biết. Đâu có cái lí kỳ cục vậy được, cho nên ở đây nói chuyện vô lí thiệt.
2./ Phép nhớ nghĩ dứt sự tranh cải. Vì sao Phật kiết giới này? Khi xưa đức Phật ở tại thành Vương-Xá, Đạo-bà-ma-la-tử bị tỳ kheo Từ-địa vu khống về tội ba-la-di không căn cứ, các tỳ kheo khác thường cật vấn trưởng lão Đạo-bà-ma-la-tử, ông bạch Phật, Phật dạy kiết giới tác ức niệm tỳ ni bạch tứ yết ma để sau đó không tỳ kheo nào được phép cật vấn nữa. Nếu tránh sự như pháp diệt rồi, sau ai phát khởi thì phạm tội đọa.
Ở đây thì chỉ lấy pháp yết ma để đè nén người ta xuống đặng cho người ta đừng tranh cải, trong khi người ta tranh cải mình phải xem người ta nói có đúng không hay là vu khống người khác thì tội gì đó, còn đằng này làm pháp yết ma rồi cấm miệng người ta không cho cải mà cải thì bị tội. Quá là độc tài. Thầy thấy giới luật của Phật mà chế kiểu này quả là độc tài, buộc người ta chết là phải chết chứ không được cải tôi không có tội đó.
3./ Pháp ức chi tỳ ni dứt sự tranh cải. Vì sao Phật kiết giới này. Đức Phật cũng ở thành Vương-Xá, tỳ kheo Nan-đề khi cuồng tâm loạn phạm nhiều tội lổi, sau ổn định tâm thần đã hết bịnh rồi mà các tỳ kheo khác thường đến cật vấn các tội đã phạm trong lúc điên cuồng. Để chấm dứt sự phiền nhiểu ấy, Phật kiết giới này khiến tăng tác pháp bất tri tỳ ni cho Nan-đề, từ đó không tỳ kheo nào nhắc nhở các việc phi pháp của Nan-đề trong lúc loạn trí. Nếu sau ai phát khởi lại thì bị phạm tội đọa. Sự thật ra một người mà điên khùng mà giờ hết điên khùng rồi thì người ta đâu còn tội lổi gì nữa, mà những người tu sĩ đâu ai nhắc tội của người điên đâu, có bao giờ làm chuyện đó đâu. Thế mà đây cũng đặt điều rađể chế ra giới.
Một người tu theo đạo Phật, khi một người bạn của mình bị điên khùng, nói bậy bạ, không đúng, dù đó là phạm vào tội vọng ngữ hoặc do điên khùng biết mà phạm vào tội sát sanh. Những tội này là do sự điên khùng không biết, do đó sau khi ông mạnh rồi ai lại nhắc đi nhắc lại những điều mà ông đã làm trong lúc điên khùng không biết đó cho ông buồn khổ hơn; như vậy đâu phải là người tu sĩ. Những cái này không thể nào người tu sĩ làm chuyện đó được. Phải xét mình để xử người khác. Trừ ra những người không tu thì mới đem chuyện đó ra mà chế nhạo người ta chơi, cười trên sự đau khổ của người ta, chứ người tu không ai làm điều đó hết.
4./ Xét sự nói tội để dứt sự tranh cải. Vì sao Phật kiết giới này. Xưa khi Phật ở thành Chiên đà, vào ngày Bố tát, các tỳ kheo đã tập họp đông đủ ngồi vây quanh để nghe Phật thuyết giới nhưng có một người phạm tội ngồi chung trong chúng nên mãi suốt đêm Phật vẫn yên lặng không thuyết giới mặc dù sau 2 lần thình cầu của Ananda. Khi gần sáng, sau khi ông Ananda thỉnh cầu lần thứ ba, Ngài mới nói Như lai không thuyết giới khi giữa chúng tăng có một tỳ kheo không thanh tịnh, nói xong Phật trở lại im lặng. Tôn giả Moggallana vận dụng tha tâm thông quan sát khắp chúng, khám phá ra tỳ kheo phạm tội mà che dấu, không phát lồ sám hối, tôn giả dùng sức mạnh nắm tay lôi tỳ kheo đó ra khỏi rồi trở lại bạch Phật. Nhơn đó Phật kiết giới này nêu nguyên tắc không nên làm như vậy, phải khiến cho họ tự nhận tội mới tha tội cho họ. Tự nhận, tự nói đã phạm tội vì để sám hối và tự trách tâm mình tâm nhàm chán mong thoát li.
Đây các con thấy câu chuyện này Thầy có đọc trong kinh A-hàm thì câu chuyện này cũng có: một hôm đức Phật trong ngày bố tát tức ngày đức Phật thuyết giới cho chư tăng trong ngày 14, trong khi đó có một tỳ kheo không thanh tịnh giới trong khi mọi người im lặng chờ Phật nói giới thì Phật không nói, giữ im lặng, ông Ananda 3 lần thưa thỉnh, mãi sau đó Phật mới nói trong chúng có người không thanh tịnh giới không chịu ra phát lồ cho nên Phật không thuyết giới. Do vậy ông Moggallana dùng thần thông quan sát thấy vị đó đã phạm giới mà không phát lồ nên Moggallana lôi tay vị này ra khỏi giới đoàn, sau đó Phật mới thuyết pháp. Câu chuyện như vậy. Nhưng thật ra theo Thầy thấy người đã phạm giới thì trong ngày đó họ phải đứng ra phát lồ sám hối, nếu họ không chịu phát lồ thì ít ra có những huynh đệ biết người đó phạm giới thì nên đứng lên chỉ cho người đó biết cái lổi để sám hối, chứ có đâu ngồi từ đầu hôm đến gần sáng rồi ông Moggallana phải lôi tay ông này ra chừng đó Phật mới thuyết pháp. Điều đó là điều làm cho cả chúng mệt nhọc hết chứ đâu có gì tốt đẹp đâu. Ở đây theo Thầy thiết nghĩ khi họp chúng trong ngày Bố tát thì người nào có tội thì họ đến xin sám hối. Nếu có người có tội mà dấu thì trong chúng làm sao không biết, chứ đâu phải đợi ông Moggallana dùng thần thông. Thật sự đây muốn nói lên thần thông của ông Moggallana dù không phát lồ cũng vẫn biết vị nào phạm lổi, chứ trong chúng đông làm sao dấu tội được.
5./ Phép tìm tội tướng để dứt sự tranh cải. Vì sao Phật kiết giới này. Xưa khi Phật ở nước Thích khí sậu, tỳ kheo Tượng Lực tánh ưa nghị luận, cùng ngoại đạo tranh luận, khi nào đuối lí thì nói quanh, nói dối trá, trước sau nói ngược lại nhau. Các tu sĩ ngoại đạo chỉ trích, chúng tỳ kheo hay biết bèn hỏi Tượng Lực về sự thực, Tượng Lực chối quanh, nói dối với chư tăng. Các tỳ kheo bạch Phật. Do đó Phật kiết giới này bảo chúng tỳ kheo bạch tứ yết ma tác pháp tìm tội tướng cho Tượng Lực, bạch tăng rồi cử tội, cử tội rồi tác ức niệm, tác ức niệm rồi trao tội.
Nghĩa là khi ông này hay lí luận bằng cách này bằng cách kia, thì những người này thuộc tội vọng ngữ rồi, khép tội ba la di đuổi ông ra. Có đâu còn mất công nào là tác pháp yết ma, kiết giới rồi cử tội, rồi trao tội. Chúng ta thấy ông này hay tranh luận với ngoại đạo, mặc dù ông có hơn ngoại đạo đi nữa cũng đuổi ông đi. Đạo Phật không có tranh luận với ai, không tranh luận. Người hay tranh luận thì không phải tu sĩ của đạo Phật, đuổi ông ra cho rồi.
6./ Pháp nhiều người nói để dứt sự tranh cải. Vì sao Phật kiết giới này. Xưa khi Phật ở nước Xá Vệ, các tỳ kheo cùng nhau tranh tụng.Chúng tăng nghe pháp diệt tránh, tỳ kheo tranh tụng kia không chấp nhận sự diệt tránh của tăng, bèn đến bạch Phật, Phật liền tập họp tăng quở trách các vị kia rồi bảo các tỳ kheo nên diệt tránh sự này bằng cách dùng nhiều người giải quyết, dùng nhiều người biết pháp nói khiến cho tâm họ chấp nhận vấn đề giải quyết, bạch nhị yết ma sai người hành trù. Phật kiết giới này như thế theo chính văn gọi là đa nhơn ngữ diệt trách pháp.
Hành trù có ba cách:
1- Bỏ phiếu trắng.
2- Bỏ phiếu kín.
3- Bỏ phiếu rĩ tai.
Hành trù phi pháp có 10 trường hợp:
1- Không biết cách viết thẻ không rõ nội dung.
2- Không đứng về phía người tốt.
3- Muốn cho tỳ kheo phi pháp chiếm đa số.
4- Biết tỳ kheo phi pháp nhiều cố ý giúp kẻ xấu.
5- Dụng ý muốn tăng bị dở đồng lỏa với kẻ xấu.
6- Biết tăng sẽ bị dở.
7- Biết yết ma phi pháp mà nắm thẻ.
8- Biết chúng nắm thẻ.
9- Việc không quan trọng mà nắm thẻ.
10- Bất đồng quan điểm mà rút thẻ.
Tất cả những điều kiện trên này đều là hình thức bầu như bình bầu, hay bầu cử hoặc bỏ thăm hay hoặc là đưa tay biểu quyết để xem nhiều ít. Đó là cách thức để chấp nhận cái đúng cái sai thôi.
Ở đây nói cho nhiều như vậy chứ chúng ta muốn làm cho rõ thì hỏi những ý kiến người khác. Thí dụ như Thầy hỏi tội này xử như vậy có được không, ai đồng ý đưa tay lên, ai không đồng ý thì đừng giơ tay. Chúng ta bình bầu như vậy là được, cần gì phải làm chi cho nhiều công chuyện, rắc rối thêm chứ có ích gì đâu. Muốn kín nữa thì mỗi người viết xuống một tờ giấy ai đồng ý người đó có tội thì ghi trong giấy cho Thầy chữ "tội", còn người nào thấy cái tội này không phải thì viết "không tội", rồi bỏ vào thùng, sau khi so thăm lại, lấy số đông của phiếu mà quyết định có hay không tội.
Thầy thấy chưa chắc đã công bằng, nhiều khi cả đám đông vì tình cảm đối với người đó mà quyết định như vậy, chứ sự thật không đúng. Cho nên phải có đầu óc quán xét chứ không thể dựa vào tập thể, vì tập thể chưa chắc đã đúng. Người làm giới luật, làm pháp luật phải trí thông minh, có đôi mắt quan sát sự kiện xẩy ra để biết có tội hay không. Nếu không có đôi mắt như vậy mà viết giới luật, viết pháp luật thì chỉ là viết sau lưng của họ chứ không phải là viết sự thật như vậy đâu.
7./ Xét như cỏ che đất để dứt sự tranh cải. Vì sao Phật kiết giới này. Xưa khi đức Phật ở tại nước Xá-vệ, các tỳ kheo cải nhau phạm nhiều giới chẳng phải pháp của sa môn, mà tỳ kheo chẳng làm cũng nói ra vào không chừng mực. Sau đó tỳ kheo tự nghĩ mà nói nếu chúng ta trở lại tìm hỏi việc này do ai, do đâu thì có thể khiến cho tránh sự càng thêm sâu nặng, cải nhiều ngày tháng không diệt trừ đúng như pháp khiến cho tăng không được an lạc vì cả tập thể tăng đều phạm tội, không còn tỳ kheo nào thanh tịnh để tác chủ thọ sám hối. Do đó họ bạch Phật sám hối, Phật kiết giới này và dạy rằng nên chấm dứt sự tranh cải này như dùng cỏ che đất mà sám hối.
Pháp này tập thể không ai xưng tội danh, tội chủng mà sám hối như lấy cỏ che đất bùn khiến người có thể đi qua lại được không nhớp chân. Nghĩa là họ cũng hội họp sám hối che các điều ác trên để thiện pháp được sanh, rồi sau sám hối tội đã phạm vậy. Nếu tránh sự đã dứt rồi, sau ai phát khởi lại thì mắc tội đọa.
Ở chỗ này theo Thầy thấy chế ra giới này như ai có tội phạm thì từ từ mà sám hối, còn bây giờ mỗi người có làm những điều sai trái này thì tự mình biết lấy, đừng để cho ai biết hết. Họ không phát lồ ra mà tự mình sám hối biết lổi của mình.
Thật ra khi làm lổi mình không biết đâu, cho nên lí luận nói bào chửa. Do sự mình không thấy lổi thì làm sao bị người buộc lổi mà mình nhận ra được. Cách xử như lấy cỏ che đất không hay chút nào. Tốt hơn hết là ngay từ bước đầu đi vào con đường tu tập theo Phật trau dồi thân tâm, chúng ta từng bước một sống trong hòa hợp của Lục Hòa như thế nào. Thầy đặt ra thành vấn đề như bây giờ trong tu viện chúng ta có tổ chức hẳn hòi thì các con không bao giờ có dạng phá độc cư. Các con sống độc cư, không đến thất người khác nói chuyện, các con phải sống như thế nào cho đúng cách ăn ngày một bữa, đến giờ ôm bát đi khất thực, không được nói chuyện với ai, các con ngủ đúng giờ đúng khắc, đến giờ tu thì tu, không được ngủ phi thời phi pháp, các con luôn luôn sống trầm lặng một mình, không tiếp duyên với ai thì làm gì có sự kiện gì xẩy ra, làm gì có sự kiện làm mích lòng nhau, các con có nói chuyện với ai đâu. Các giới mà Thầy đặt ra làm nòng cốt của tu viện về ăn ngủ độc cư, rồi kế đó là ba đức nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng như là sáu pháp lục hòa của Phật, danh từ thì khác nhưng ba đức này đúng là lục hòa trong pháp Lục hòa của Phật, chúng ta tập luyện. Do vậy đâu có sự gì tranh cải, đâu có sự gì phiền não. Vào đây muốn tu thì phải khép mình trong kỷ luật này, trong sáu cái luật nòng cốt của tu viện này.
Nhưng bây giờ hoàn cảnh của mình không làm được cho nên các con còn lộn xộn. Nó lộn xộn là do mấy ông không sống độc cư được, đi lại nói chuyện với thất này thất kia, chứ người ta sống độc cư 100%, lo tu hành thì đâu có đi lại thất của ai. Thầy thấy người mà sống đượctrong sáu cái luật nòng cốt của tu viện này thì tu viện dù có 1,000 người cũng không bao giờ có chuyện gì xẩy ra, lúc nào cũng êm thắm, không có chuyện khó khăn tu.
Hôm nay Thầy sẽ kết thúc giới bổn vì chúng ta có học thêm nhiều thì cũng chỉ học những điều thêm thắt của các tổ. Trong các bài kinh của Phật, giới vừa là pháp môn để chúng ta tu mà cũng vừa là những hành động để trau dồi thân tâm của chúng ta để được đến giải thoát, chứ không phải như trong kinh giới là những điều luật hoặc là giáo điều. Giới trong kinh là một pháp môn, khi chúng ta đọc trong kinh thấy rất đủ giới, rất đầy đủ oai nghi tế hạnh. Nhưng vì sau này người ta thiếu suy tư, người ta chế ra những oai nghi tế hạnh. Nhưng khi chế ra đủ thứ oai nghi tế hạnh mà một người không phòng hộ sáu căn thì oai nghi tế hạnh đó đâu bằng người phòng hộ sáu căn.
Chúng ta thấy những pháp hành như vậy rất là oai nghi rồi. Còn bây giờ mình có đặt oai nghi 100 giới chúng học, oai nghi thế này thế khác mà con mắt ngó láo liên, thì chắc chắn không thế nào gọi là oai nghi tế hạnh được hết. Giới bổn thì nó chi li ra những phần này phần kia coi nó có vẻ rõ ràng, nhưng không có pháp hành, chỉ là lí thuyết suông, còn trong giới kinh thì có pháp hành rất rõ ràng. Vì vậy bây giờ chúng ta có giải thích cho nhiều bao nhiêu đi nữa thì cũng không có pháp hành cụ thể để đưa chúng ta đến sự giải thoát, vì vậy chúng ta nên tóm lượt nó tại đây, chúng ta chỉ phán xét coi cái đúng cái sai của nó, coinó có đúng của Phật chế hay không đúng của Phật chế mà thôi.
KẾT LUẬN VỀ GIỚI BỔN
Bây giờ Thầy kết luận về giới bổn. Về phần kết luận giới bổn thì ở đây có hỏi và đáp.
Hỏi 1. Thuở ban sơ Phật lập giáo luật thế nào?
Đáp: Khi Phật ra đời đều tùy cơ duyên mà thiết lập giáo luật, phép không nhất định.Khi đức Thế tôn ứng hiện ra trong cõi ta bà ngũ trược ác thế này, nhiều người ưa làm việc ác, chẳng giữ gìn lời nói và tâm trược nhơ nặng nề, dù không hiện cảnh mà vẫn nhớ việc từng trải qua, phát khởi nghĩ muốn, tạo tác thân nghiệp chẳng lành, thế nên đức Như lai được dạy họ trong thứ lớp để ngừa, đó là khi nó chưa móng tưởng. Lại hàng tăng ni cần tu chữ hòa kính làm trọng nên Ngài phải răn trước khi bước vào cửa đạo. Nếu ai có thể như thế mà khéo giữ mình thanh tịnh, ba nghiệp trong sạch, hạnh lòng từ đó phát sinh và có ngày sẽ đạt được đạo quả giải thoát, thực hiện một đời sống thánh thiện nên cảm kích Như Lai.
Thật sự ra khi đọc lại kinh A-hàm hay kinh Nguyên thủy, chúng ta thấy rất rõ ràng đâu phải đợi các tu sĩ phạm giới rồi Phật mới chế luật mà Ngài đã viết ra, đã dạy các tu sĩ trong thời đó là Sơ thiện, Trung thiện và Hậu thiện. Chúng ta đọc lại trong kinh thì thấy rất rõ những điều Ngài dạy Sơ thiện, Trung thiện và Hậu thiện đều là giới, không có gì khác, đâu phải đợi các thầy phạm giới Phật mới chế giới ra, mà trong Sơ thiện, Trung thiện và Hậu thiện là những điều thiện để dạy cho người ta biết tức là người ta nương vào cái thiện mà giữ được thân tâm thanh tịnh giải thoát, thì cái đó không phải là giới sao? Cho nên nói đức Phật sau này mới chế giới, thì Thầy thấy là nghĩ quá sai về Phật ở chỗ này, không phải đợi cho đến khi có phạm giới rồi mới chế. Phật đã dạy cho chúng ta thấy như bài pháp đầu tiên là Tứ Diệu Đế chỉ cho chúng ta thấy đời là khổ, do cái gì sanh ra khổ, đức Phật đã chỉ cho chúng ta thấy do lòng dục của chúng ta sanh ra khổ, tức lòng dục là ác pháp nó mới đem đến quả khổ cho chúng ta. Biết rõ ác pháp và thiện pháp thì đó không phải là những điều kiện để chúng ta dứt ác pháp, thực hiện giải thoát. Đó không phải là pháp lành sao. Cho nên chúng ta thấy khi Phật dạy cho 5 anh em ông Kiều Trần Như về Tứ Diệu Đế là giới thì chúng ta không còn chối cải gì được nữa, đâu phải đợi cho 5 anh em ông Kiều Trần Như phạm giới rồi mới nói pháp Tứ Diệu Đế đâu. Rõ ràng là đức Phật đã thấy được sự lợi ích của giới luật và pháp của Phật thế nào sau khi mình thực hiện được sự thoát. Ngài nói rằng những pháp đó là những pháp rất tôn trọng. Từ đó Ngài mới xiển dương giáo pháp đó, giới luật đó để cứu chúng sanh. Ngài mới đem giáo pháp đó ra dạy, chứ đâu phải đợi khi các thầy tỳ kheo phạm giới rồi mới chế ra giới. Đó là những cái không đúng với ý của đức Phật. Và đồng thời khi đức Phật nhập diệt thì Ngài lại di chúc giới pháp đó làm thầy của chúng ta sau này, tức là Ngài phải chỉnh đốn các pháp đó từ ngày Ngài chứng đạo, Ngài thấy được giáo pháp đó sẽ giúp người ta giải thoát như thế nào. Vì vậy nên Ngài mới dạy, mới di chúc nó làm thầy chúng ta sau này. Nếu nó chưa phải hoàn chỉnh, còn phải sửa tới sửa lui thì làm sao làm thầy chúng ta được.
Hỏi 2. Cũng thuở ban sơ ấy hàng đệ tử xuất gia của Phật nổi tiếng là tăng vô sự, nghĩa này thế nào, và ngược là lại thế nào?
Thử hỏi trong thời đức Phật không phải là người tu khổ hạnh sao, không phải những người đó là vô sự sao, nhưng thật ra lúc bấy giờ đức Phật chưa có giáo pháp chơn chánh cho nên chưa phải là tăng vô sự, vì chưa giải thoát được nên chưa gọi là tăng vô sự. Tại sao tất cả số đệ tử của Phật 12 năm hay 13 năm chưa chế giới mà họ được gọi là tăng vô sự, đâu phải họ không có giới pháp. Họ có giới pháp tu tập cho nên khi nghe lời đức Phật dạy Tứ Diệu Đế thì 5 anh em ông Kiều Trần Như đã ngộ được cái lí của pháp làm cho tâm hồn mình được giải thoát, ngay đó là họ chứng được đạo giải thoát của Phật liền. Đó là khi nghe pháp thì chúng ta đã hiểu biết được rõ ràng, chỉ cần buông cái này thì chúng ta được giải thoát liền cái kia. Cũng như bây giờ chúng ta cần li cái này thì chúng ta sẽ được giải thoát của cái kia. Chúng ta cần li cái dục thì chúng ta sẽ được giải thoát của li dục liền tức khắc.
Đáp: Tăng chỉ là cho các bậc thánh tăng Alahán, vô sự là chỉ các lậu hoặc đã hết, phạm hạnh đã lập. Ngay từ khi 5 anh em ông Kiều Trần Như nghe đức Phật thuyết bài pháp đầu tiên, họ chưa hết lậu hoặc, còn phải một thời gian tu tập, chứ đâu phải nghe pháp rồi các lậu hoặc hết liền. Cho nên câu nói không đúng. Thầy thấy kết luận sự thích nghi của giới bổn này thì những nhà làm luật họ nói không đúng.
Như Lai thành Chánh Đẳng Chánh Giác trong 12 năm đầu (có chỗ khác nói 13 năm, mấy ông viết giới bổn này không định được thời gian như thế nào đúng, như thế nào sai, bộ này thì nói thế này, bộ khác thì nói thế khác, không hợp nhau; nhưng trong 4 bộ kinh A-hàm và 5 bộ kinh Nikaya, chúng ta thấy vẫn thấy chúng tương đồng với nhau, không có khác nhau quá độ như thế này) Ngài chỉ là tăng Alahán vô sự mà nói lược giáo luật ấy dù người chưa chứng vô sự do học giáo luật này mà trong sạch ba nghiệp đạo nên liền chứng ngộ. 12 năm sau pháp hữu lậu sanh khởi trong tăng đoàn. Nói như vậy, Thầy thấy không đúng sự thật. Tại sao vậy, giới bổn nói mãi đến 12 năm sau này, các vị mới sanh hữu lậu. Nhưng trong thời đức Phật, khi đức Phật chưa tu đức Phật vẫn còn lậu hoặc chứ đâu đã hết. Nếu đức Phật hết lậu hoặc thì làm sao có vợ có con. Đó là một điều mà chúng ta xác định. Mà các vị này dù có tu đi nữa nhưng trong khi đó chưa có chánh pháp làm sao mà hết lậu hoặc được, nếu hết lậu hoặc được thì lục sư ngoại đạo trong thời đó cũng đã hết lậu hoặc rồi, đâu cần gì có đạo Phật ra đời mới hết lậu hoặc.
Cho nên luật này cũng không đúng. 12 năm sau pháp hữu lậu mới sanh khởi. Tới 12 năm sau tức là trước khi Phật thành Phật thì những con người trong thời đó không có lậu hoặc. 12 năm sau thì tất cả những người khác mới sanh ra lậu hoặc, như vậy lậu hoặc từ đâu đến? Con người là phải có lậu hoặc, như vậy nói chỗ này là không đúng. Muốn được giải thoát thì chúng ta phải dẹp trừ lậu hoặc. Đức Phật thấy bốn sự sanh lão bệnh tử là đau khổ mà do từ sanh lảo bệnh tử này mới có. Như vậy không phải đau khổ là do từ lậu hoặc mà ra không? Muốn thoát khổ thì phải dẹp trừ lậu hoặc. Luận như vậy là luận sai, không đúng. 12 năm mới có lậu hoặc khởi lên, sau đó tăng mới phạm giới, còn không có lậu hoặc thì tăng không có phạm giới, thì như vậy là luận sai, đâu đúng. Nên đức Thế tôn mới vì đó mà tùy theo nhân duyên nặng nhẹ rộng mà thuyết 250 giới cho tỳ kheo và 348 giới cho tỳ kheo ni để phân biệt danh, chủng, tánh, tướng, khai, vá, tùy, phạm để họ hoàn thành tánh thể căn bản đáng tôn kính của nhân duyên. Sự thật ra từ khi có giới bổn ra đời thì người tu sĩ càng ngày càng phạm giới. Còn trước kia chưa có giới bổn thì, Thầy ví dụ từ khi đức Phật thành đạo cho đến 12 năm sau, Ngài hướng dẫn số đệ tử không có giới bổn mà chỉ có giới kinh, vì vậy mà người ta có pháp hành cho nên hoàn toàn vô lậu, vì vậy mà người ta không phạm. Sau khi có giới bổn này ra thì người ta càng phạm, cho đến bây giờ chưa có một ông thầy nào gọi là giới luật thanh tịnh. Giới bổn thì quá nhiều nhưng có làm cho người ta hạn chế, ngăn chặn những phạm giới đó không? Không có. Càng chế giới nhiều bao nhiêu thì người phạm giới lại càng nhiều bấy nhiêu và nhìn lại người thanh tịnh giới trong giới tu sĩ hoàn toàn không thấy bóng dáng nữa.
Hỏi 3: Vì sao Thế tôn chẳng chế giới khoảng từ đầu mà lại đợi có người phạm rồi mới chế giới?
Đáp: Thế tôn mới thành Chánh Giác, hai bộ giới pháp tăng ni đã định nhưng chỉ vì căn tánh chúng sanh chưa thuần pháp thế nên Ngài mới tùy phạm mới chế giới. Kinh Văn Thù có nói Văn Thù Sư Lợi bạch Phật rằng Thế tôn đời vị lai sẽ có người phê phán Phật nói như vầy nếu đức Như lai là Nhứt thiết trí cớ sao đợi chúng sanh làm tội rồi mới chế giới? Phật bảo Văn Thù như vậy mới đúng là Nhứt thiết trí, nếu như ta ngược chế giới trước thì người sẽ kêu ta vì sao họ chẳng làm tội, sao lại cưỡng chế? Ở đây nói như vậy thì Thầy thấy đức Phật rất là mâu thuẩn với đức Phật. Ngay từ đầu vào Sơ thiện thì đức Phật đã dạy như thế nào? Đức Phật dạy không sát sanh, không trộm cắp, không dâm dục, không vọng ngữ, không uống rượu. Không phải cái đó là giới sao? Vào giới kinh ta đã thấy ngay liền là ngay từ đầu đã có giới rồi, mà sao lại nói là đức Phật không chế giới trước. Đó là những cái luận sai. Rồi bây giờ các giới bổn nầy ra đời cũng không sát sanh, không dâm dục, cũng không vọng ngữ; cũng vô đó chứ gì? Như vậy là trước cũng đã có giới rồi chứ đâu phải không có. Ở đây miệng của người ta méo qua méo lại, lưỡi người ta mềm nó uốn tới uốn lui cho nên nói sao cũng được hết. Cứ đổ thừa ông Phật thôi, cho chúng ta thấy dường như ông Phật nhiều miệng nhiều lưỡi. Nhưng sự thật ông Phật không có nhiều miệng nhiều lưỡi mà tại vì người sau này hoá cho ông Phật nhiều miệng như vậy. Qua sự vấn đáp ở đây chúng ta thấy rõ ràng người ta hiểu Phật Pháp bằng cái kiểu đó.
Đây chẳng phải là nhất thiết trí, họ sẽ nói rằng vì tôi không có tội lổi, Như lai không có tâm từ bi, chẳng nhiếp thọ chúng sanh, như người không có con mà nói có con, chỉ có lời nói suông làm sao tin được. Vì sao? Vì chẳng chơn thật, vì Phật thấy con thì sanh lòng tin, như thế Văn Thù, những tội chưa làm thời thì chẳng thấy, làm sao nghịch chế chế giới được. Phải thấy tội rồi mới chế giới ra. Thì như vậy cái pháp này Phật chờ có tội rồi mới chế, có ăn trộm rồi nhà nước mới chế rằng người nào ăn trộm ăn cướp là phạm tội chặt tay, chặt chân cho người ta sợ. Như vậy là người chế giới luật này chờ cho phạm tội rồi mới chế thì như nhà nước chế pháp luật. Cho nên giới bổn nhằm vào chỗ đó mà lí luận. Còn đức Phật chế giới ra tức là nói pháp thiện để chúng ta nương vào pháp đó mà chúng ta quét sạch lậu hoặc để giải thoát. Giới phải đi trước chứ, pháp phải đi trước, chúng ta mới có pháp để tu chứ, chúng ta không có pháp gì hết thì chúng ta biết đâu mà tu giải thoát. Còn đợi cho phạm tội rồi mới chế giới thì như là một quốc gia chế pháp luật, như có dân trộm cắp thì mới chế giới luật chặt tay chặt chân nó cho nó sợ không dám trộm cắp nữa. Chế giới mà cũng như vậy thì không phải là pháp tu rồi. Cho nên Thầy thấy giới bổn hoàn toàn ngược lại với giáo pháp của Phật. Giới luật của Phậtkhông đúng cách giới luật của Phật giúp chúng ta. Bởi vì giới luật của Phật chế ra là pháp thiện để cho người ta nương vào thiện mà phá ác, người ta mới diệt được lậu hoặc, người ta mới giải thoát được. Cho nên pháp phải có trước. Có trước người tu chúng ta mới nương vào tu, mới trau dồi tu tập để được giải thoát. Như vậy mới đúng là giáo pháp của Phật. Giáo pháp của Phật mà đi sau là chế giới luật bắt buộc người ta bị phạm tội như thế này như thế kia người ta sợ không dám làm, thì như vậy pháp đó không phải là pháp tu đâu, đó là ức chế người ta. Người ta muốn làm cái đó mà mình không cho phép rồi ghép người ta vào cái tội, người ta nói người ta không có tội mà tại ông muốn ghép tôi vô như vậy. Cho nên chế giới như vậy là không đúng cách của đạo Phật. Đạo Phật là pháp phải đưa ra trước để cho người tu nắm được cái pháp để đi đến sự giải thoát, người ta làm chủ được sanh lão bệnh tử, làm chủ được luân hồi. Pháp đó mới chính là của Phật.
Giới luật mà chế như vầy Thầy thấy không phải, đợi chúng ta làm tội rồi mới chế ra đặng ngăn chận. Như vậy đó là cái pháp hay cái gì làm chúng ta sợ hãi mà chúng ta không phạm chớ không phải do chỗ làm chúng ta được giải thoát. Đó là cái sai. Tại sao tất cả đệ tử của Phật trước kia, sau này và ngay cả đức Phật có lậu hoặc chứ đâu phải không; do lậu hoặc đó chúng ta mới có sanh lão bệnh tử. Chúng ta muốn vượt ra khỏi sanh lão bệnh tử thì phải có pháp tu, chứ đâu phải nói hồi đó không có lậu hoặc, toàn là thánh thôi sao? Thánh sao đi tu khổ hạnh như thế này, như thế khác dữ vậy? Toàn là thánh sao mà có người lại chết, có người lại bịnh đau khổ sở, vậy mà gọi là thánh sao? Đức Phật đã nhìn thấy khi ra bốn cửa thành, đó không phải là nói lên bốn sự khổ của con người sao, lúc bấy giờ họ là thánh vô lậu hết sao? Đó là lí luận sai, không phải là lí luận đúng.
Lại trong Luật Thiện Kiến, Phật nói khi chưa hữu lậu Như lai kiết giới thì chúng sanh sẽ khởi ý phỉ báng rằng đệ tử Phật đều là giòng họ quý hoặc là ngôi vua, bỏ cả của cải cung điện, vợ con quyến thuộc, chẳng tiếc thân mạng, biết đủ nơi thế gian, không hi cầu chi, vì sao Cồ Đàm nở đem Patimokkha mà buộc. Đây là vì Cồ Đàm chưa khéo biết người đời, nếu kiết giới thì người đời cũng chẳng sanh tâm kính trọng. Đó là những lí luận của quý ngài làm luật, làm giới bổn như vậy. Thầy thấy cái lí luận này là cái lí luận rất sai. Chính đức Phật thấy cuộc đời khổ vì lậu hoặc. Trước đó thì đức Phật đâu biết lậu hoặc mà chỉ thấy khổ. Con người ai cũng khổ, nhưng đâu ngờ do lậu hoặc mà nó đưa đến những nhân quả. Con đường nhân quả tạo cho chúng ta liên tục trong đường tái sanh luân hồi, việc này diễn qua việc khác, mãi mãi mà không dứt. Do đó đức Phật mới bỏ cung vàng điện ngọc. Muốn tìm sự giải thoát thì phải li bỏ cái này để đi tìm con đường tu tập, đi tìm pháp giải thoát, cho đến khi cuối cùng tự mình phát triển ra hiểu được cái pháp như thế nào để được giải thoát. Từ đó mới đem pháp đó dạy lại cho người ta. Pháp đó không phải là giới luật sao? Ở đây còn bày đặt thêm giới bổn mà luận như vậy để kết thúc lời của Phật, Thầy thấy quá phỉ báng Phật.
Người bịnh ví như người ung thư chưa kéo, y sư trị bịnh thấy mới muốn sanh nhọt, tuy có tánh nhọt mà chưa thành tựu lớn bèn đem ra mỗ, máu tuôn lai láng, đau đớn vô cùng, lấy thuốc thoa vào, ghẻ liền hườn phục. Y sư nói ta trị bịnh cho ngươi rồi, phải trả tiền cho ta. Người bịnh đáp đây là y sư khùng, nếu tôi thật bịnh mới trị cho tôi. Đằng này tôi vốn không xin mà lại mỗ xẻ làm cho vết thương đau đớn quá chừng. Quý thầy nghe luật sư họ lí luận như vậy, nghĩa là đặt thành vấn đề nếu đức Phật chế giới này trước thì như một vị thầy thuốc mụt nhọt người ta mới có hơi nổi, lấy dao khoét chỗ đó làm cho mụt ghẻ lớn ra, coi như làm cho người ta đau khổ hơn chứ không có ích lợi gì hết. Như vậy rõ ràng họ lí luận như vậy. Thật ra pháp của Phật cũng như liều thuốc vì chúng sanh hiện đang bịnh mà chế ra. Con người đang khổ (sanh lão bịnh tử), bốn cái khổ này hiển nhiên ai cũng phải thấy, đức Phật trong thời còn trai trẻ thanh niên chưa tu đã nhận thấy cái khổ này rồi, chớ phải chi đức Phật không thấy cái khổ này, nói đức Phật chế cái này ra, bây giờ sau khi đức Phật tu thành đạo rồi bắt đầu người ta mới có sanh lão bịnh tử. Còn đằng này trước đức Phật, và sau đức Phật, luôn luônngười ta đã có những bịnh này. Người ta bị bốn bịnh này, bốn cái khổ này cho nên đức Phật mới tìm ra pháp, tìm ra phương thuốc trị bốn bịnh này, thế mà đem thuốc này ra trị bịnh thì người ta lại nói chờ cho có bịnh này rồi mới trị.
Hiển nhiên là người nào ở trong cái thân là cũng đã mang 4 cái bịnh này sẳn sàng hết rồi, mà nói bây giờ chờ cho có bịnh là chờ làm sao. Đó, các thầy thấy cái lí luận của các nhà làm luật nó ngược ngạo, nói không đúng cách, bởi vì con người sinh ra thì ai cũng ở trong 4 loại bịnh khổ này hết, từ xưa đến giờ, chứ không phải là trải qua 12 năm sau khi đức Phật thành đạo mới có bịnh này đâu.
Những phương thuốc của Phật đã có rồi, bây giờ họ chế lại, họ nói phải 12 năm sau đức Phật chế ra giới luật này để trị cái bịnh vì có người bịnh mới chế thuốc, nghĩa là lí của họ nói là phải có người phạm tội này phạm tội kia. Phạm tội này phạm tội kia, phạm những giới luật đó là những cái gì, có phải là do chỗ tham sân si mạn nghi của họ, có phải là do lòng dục của họ, do lòng ham muốn của họ mà phạm cái lổi đó không. Như chúng ta muốn ăn hai ba bữa tức là chúng ta có dục trong đó chứ gì. Do dục mới sanh ra bao nhiêu thứ khổ, do dục mới có sanh tử luân hồi, nếu không dục thì làm sao có chuyện sanh tử luân hồi được. Quý thầy thấy họ lí luận như vậy đó để họ soạn những bộ kinh giới, họ làm như kinh giới hay ho gì lắm.
Hỏi: Vì sao pháp lậu khởi phần nhiều do bọn lục quần tỳ kheo và lục quần tỳ kheo ni. Ấy là họ cố tình hay vô tâm phạm? Họ nói tại sao mọi tỳ kheo khác thì không phạm những lổi này mà chỉ có lục quần tỳ kheo và lục quần tỳ kheo ni mới phạm những lổi này là bồ tát nghịch hạnh để cho Phật chế giới. Họ bào chửa họ cho những vị này, họ cho bọn phá giới này là bồ tát nghịch hạnh để cho Phật chế giới, tức là ông Phật còn thua mấy vị lục quần tỳ kheo và lục quần tỳ kheo ni, nghĩa là lục quần tỳ kheo và lục quần tỳ kheo ni là những người làm sai phạm để ông Phật thấy mà chế giới ra chớ Phật không biết.
Đọc lại trong giới kinh ta thấy ông Phật đâu nhờ lục quần tỳ kheo và lục quần tỳ kheo ni đâu mà vẫn chế ra giới Sơ thiện, Trung thiện, Hậu thiện rõ ràng, đâu có cái nào mà không đủ. Chúng ta thấy được cái giới hạnh, đến giới đức, đến giới tuệ, rồi giới hành từ Sơ thiện, Trung thiện và Hậu thiện Phật dạy trong kinh Nikaya quá rõ ràng cụ thể. Chúng ta có thể nói đó là giới luật, đó mới chính là thầy của chúng ta. Còn giới bổn này là cái đồ thừa, không phải là ông thầy của chúng ta đâu.
Ở đây luận để làm sai lệch. Đặt điều ra mà nói bọn lục quần tỳ kheo tăng ni này, lôi mấy ông lục quần ra để chế giới tầm bậy, chứ không phải đúng theo Phật. Bởi khi lục quần tỳ kheo này vào xuất gia theo Phật thì đã thực hiện các giới Sơ thiện, Trung thiện, Hậu thiện thì làm sao họ còn phạm nữa. Đâu phải họ là bọn lục lâm vô đây được, muốn tu đâu phải là chuyện dễ; nếu là ngoại đạo thì phải 4 tháng hoặc là 4 năm để người ta coi có sống được trong đời sống của người tu sĩ đạo Phật không. Đâu có phải muốn vào là vào ngay được liền.
Như muốn theo Thầy đâu phải là chuyện dễ. Thầy nói Thầy ẩn bóng nhưng đâu thật là Thầy ẩn bóng đâu mà Thầy đang chọn người nào xứng đáng để dẫn theo chứ người chưa xứng đáng là Thầy bỏ hết chứ đâu có nhận, bởi tu là phải dứt khoát chứ không dứt khoát thì thôi đừng tu. Thời của Phật cũng vậy thôi, cứu khổ người ta đâu phải đụng ai cũng nhận vô để làm động chúng. Do đó Thầy đã tìm hiểu mọi cái sai phạm, đúng sai như thế nào, kiến chấp của họ như thế nào đủ mọi mặt hết mới rút tỉa ra từng kinh nghiệm.
Thầy thấy bây giờ muốn trở lại con đường đúng của đạo Phật không thể nào tùy thuận với ác pháp mà có thể dẫn dắt họ đi vào con đường của đạo Phật được. Tới chừng kết luận giáo án này, Thầy sẽ nói lại quá trình hướng dẫn quý thầy ở đây để quý thầy biết công trình của Thầy hết sức khó khăn. Thầy tùy thuận Đại thừa, tùy thuận Thiền Đông độ, tùy thuận với mọi vị Hòa Thượng hết mà không bao giờ nói chạm ai hết, Thầy luồn trong đó mà dẫn dắt họ trở về đúng con đường của đạo Phật, thế mà không được. Họ hoàn toàn có những kiến chấp của họ, không ai chịu nghe lời Thầy hết.
Cho nên Thầy nói thẳng đây là những cái bịa đặt mà thôi. Một người ngoại đạo muốn tu theo Phật thì cũng phải 4 tháng để xem người đó như thế nào, đâu phải muốn vô là vô đâu, trong kinh điển nói rất rõ. Còn người cư sỉ đến nghe pháp rồi xin đức Phật xuất gia là đức Phật chấp nhận liền, tại vì ông ta không có kiến chấp tà kiến. Ngoại đạo có kiến chấp đầy ắp trong đầu của họ trước thế này thế kia rồi, cho nên họ phải sống 4 tháng biệt trú xem có sống được trong giới pháp của Phật được hay không. Nếu sống không được thì họ tự ý ra đi. Cho nên lục quần tỳ kheo tăng và lục quần tỳ kheo ni làm sao sống được trong giáo pháp của Phật được, hành động phạm giới như vậy sống một ngày cũng không được chứ đừng nói chi sống trong đó suốt đời để Phật chế giới bổn như vậy.
Đáp: Nhóm lục quần tỳ kheo tăng và ni này đều là đại quyền thị hiện tiên thông Phật giáo, trong làm rường cột các pháp môn, ngoài làm đại ngộ cho Phật giáo. Nói dốc không. Có phải là đại vọng ngữ không. Từ khi giới bổn này ra đời thử hỏi có thanh tịnh tăng nào không hay là tất cả toàn bộ phạm giới hết. Tìm một ông tăng thanh tịnh giới chúng ta có thấy không. Trước khi có giới bổn, chúng ta thấy có những bậc thánh tăng thanh tịnh giới, còn từ ngày giới bổn ra đời có thánh tăng thanh tịnh giới nào không mà nói rằng rường cột pháp môn Phật giáo. Rường cột kiểu đó là chôn Phật giáo chứ rường cột gì.
Lục quần tỳ kheo tăng và ni này đều là đại quyền thị hiện tiên thông Phật giáo. Tiên thông cái gì, đem Phật giáo chôn xuống đất chứ ở đó mà tiên thông.
Trong làm rường cột các pháp môn. Rường cột cái khỉ gì. Phá giới luật mà làm rường cột với ai. Ai mà nương theo mấy bà mấy ông này được.
Ngoài làm đại ngộ cho Phật giáo. Ở đời cho bọn lục quần làm dậy sóng trong tăng đoàn, huống gì riêng tôi, họ đâu biết các bậc hiền xưa chính vì hậu lai mở giáo lại trở nên hiền xưa là sai, nghĩa là nói các vị Lục quần tỳ kheo tăng và ni này làm quậy sóng ở trong tăng đoàn để hôm nay chúng ta mới có giới bổn này, nếu không quậy sóng như vậy chưa chắc có giới bổn. Nhờ Lục quần tỳ kheo tăng và ni này mới có giới bổn. Nhưng thử hỏi từ khi có giới bổn ra đời có đem lại cái gì ích lợi cho Phật giáo không? Chúng ta thấy toàn đem lại số tu sĩ phạm giới không, chạy theo dục lạc thôi chứ không có cái gì gọi là thanh tịnh. Thay vì các vị Lục quần tỳ kheo tăng và ni này là bồ tát hạnh nghịch để cho Phật nương đó chế giới thì ít ra các tăng ni chúng ta ngày nay phải thanh tịnh giới chứ, sao lại phạm giới hết vậy, thì có phải là nương theo ba cái hạnh sai lầm này để phạm giới, phá giới đủ cách không?
Hởi ôi, pháp Phật đã đến hồi vận mạc như thế làm nhiều người biếng nhác chẳng giữ nổi giáo pháp Như lai, trở sanh chê báng, tạo nhiều ý nghiệp nên kinh Bách Dụ nói nhiều đời chẳng biết Như Lai pháp vương vì chúng sanh mà lập nhiều phương tiện, chỗ vắng khuyết bèn sanh lòng phỉ báng, bắt chước điều chẳng phải ấy, do có đó ở trong Phật pháp mất hẳn sự lành, đọa ba điều dữ; kinh Phương đạt Đại vấn nói Đề Bà Đạt Đa hay mở bày giúp người khiến a tăng kỳ vô lượng chúng sanh an trụ căn lành. Bao nhiêu cảnh giới Đề Bà Đạt Đa thật chẳng phải là chỗ thinh văn duyên giác biết được, nhóm lục quần tỳ kheo cũng là đại bồ tát, Đề Bà Đạt Đa với họ đồng hàng nếu hay biết công đức Đề Bà Đạt Đa tỏ rõ không nghi thời phải biết người ấy thật là đệ tử thật đặng một trong hai phần công đức Phật, đặng một mắt của Phật, đặng nửa thân của Phật, đừng nói Đề Bà Đạt Đa là tệ ác phá hại chúng ta, hãy biết đó là khéo phương tiện vậy. Nghĩa là Đề Bà Đạt Đa phá hoại hòa hợp tăng, chia rẻ tăng đoàn ra, còn lục quần tỳ kheo thì tạo đủ điều kiện phạm giới để cho đức Phật chế ra giới, do đó còn gọi là công đức thế này thế khác. Nhưng chúng ta sau các ngài quá lâu, chúng ta ngày nay phát minh ra rằng Đề Bà Đạt Đa phá tăng đoàn, rồi các vị lục quần tỳ kheo tăng và ni nhờ đó mà chế ra giới. Thời gian từ đó trở về chúng ta đâu phải một hai thế kỷ mà tu sĩ chúng ta có ra gì không? Từ cấp bực Hòa Thượng cho đến các tu sĩ sa di nhỏ vẫn thấy hoàn toàn là sống không đúng chánh pháp của Phật. Họ sống bừa bải, không đúng giới hạnh của người tu, hoàn toàn chạy theo sống trong dục lạc. Chúng ta xác định rằng Đề Bà Đạt Đa đâu có phải là đại bồ tát, lục quần tỳ kheo đâu phải là đại bồ tát? Nếu là đại bồ tát để thể hiện pháp như vậy thì đời chúng ta đâu có phải thiếu tu sĩ giới đức thanh tịnh. Cho nên những bọn phá này mà còn mồm mép gọi là đại bồ tát thì thật sự ra làm sao Thầy tin được. Trong thời gian trải dài chúng ta đã xác định được Phật giáo ở tầm vóc nào rồi, cho nên bọn này đâu có nghĩa là bọn đại bồ tát mà đó là bọn danh, bọn lợi. Ngay trong thời đức Phật, Đề Bà Đạt Đa đã chạy theo danh lợi, không phải là bồ tát gì cả, Đề Bà Đạt Đa chỉ thỏa mãn tâm danh lợi cho nên mới tìm cách hại Phật để đoạt giáo đoàn chứ đâu phải là hạng người tốt mà là hạng người rất xấu. Chính bây giờ thời chúng ta nhìn thấy Phật giáo chia rẻ từ chia rẻ này đến chia rẻ khác cũng vì cái danh cái lợi làm mờ mắt họ do thiếu chánh pháp. Những pháp mà họ gọi là giới luật của họ, sao họ không sống được, họ không tu được để họ giữ thanh tịnh giới, mà họ lại phạm như vậy.
Hỏi: Giới pháp và nhân quả đối với sa môn Đại Tiểu thừa thế nào?
Đáp: Tại vì có ưa giới pháp nên mới ưa sa môn vì giới pháp là nhân quả của sa môn, nếu nhân chẳng ra thì quả không do đâu mà lập. Người đời nay chẳng học giới pháp sa môn mà xưng là sa môn thật lầm rất lớn lắm vậy. Hoặc có người nói tôi không vì tôi. Ôi! Nếu mình chưa thông mà muốn thông người cũng như không biết lội mà nhãy xuống biển cứu người chết chìm, há không điều gì hết sao; hoặc nói tự có Đại thừa cần gì học Tiểu thừa, ấy vậy mà chưa thấu Đại thừa nên nói lối đó. Như nhóm lục quần kia vốn đại bồ tát sao còn bày ra hạnh Tiểu thừa, đâu biết hộ mình hộ người chính là bổn hoài của bồ tát. Một việc làm nhỏ chẳng bỏ là hoằng tâm của đại sĩ huống chi đại tiểu thông thường đều vì nghĩa đế đệ nhất trang nghiêm cái thân muôn đức nếu bỏ đi còn đâu nữa. Ở đây người viết giới này muốn hòa hợp giữa Đại thừa và Tiểu thừa, muốn hòa hợp cả hai pháp này lại, nhưng mà họ không xét rằng cái Đại thừa là như thế nào, mà Tiểu thừa là như thế nào. Ai đã gọi là Tiểu thừa và ai đã gọi là Tiểu thừa, cái nào lớn và cái nào nhỏ đây. Cái nào được giải thoát và cái nào không giải thoát đây. Từ ngày có Đại thừa ra đời thì con người có giải thoát hay không? Chúng ta đặt câu hỏi từ ngày có kinh sách phát triển gọi là Đại thừa đến bây giờ con người có giải thoát hay không, sống có đúng giới luật không, có sống đúng phạm hạnh giới hạnh không? Có như vậy chúng ta sẽ hiểu biết được Đại thừavà Tiểu thừa ở mức độ nào mà người sau đã làm ra.
Hỏi: Xét về kinh luật Đại thừa, Tiểu thừa có liên quan ra sao.
Đáp: Xét rõ kinh luật Đại thừa tuy quở Thinh văn tâm nhỏ tự độ, chẳng phải cấp giới hạnh Thinh văn nghiêm trì mà là lớn nhỏ không tu, đánh giá điều hộ mới thuận gốc giải thoát, chẳng trái lời dạy của đức Từ tôn nên trong hội Bát nhã các bồ tát tu Bát nhã ba la mật đa khéo biết tu học các oai nghi giới hạnh Thinh văn Duyên giác, Bồ tát nếu thấy người oai nghi chẳng xứng chúng bèn hãy lánh xa, nếu có sa môn giới hạnh oai nghi thì nên thân cận. Trong kinh Đại bảo tích nói Bồ tát nếu nghĩ ngợi như vầy: pháp này rất sâu, pháp kia chẳng sâu, pháp này là sạch, pháp kia chẳng sạch, đây là pháp của chư Phật, này là pháp Duyên giác, này là pháp Thinh văn, pháp này nên làm, pháp kia chẳng nên làm, đây là pháp sâu, đây là pháp cạn. Ấy gọi là hạng tăng thượng. Lại kinh Bồ Tát giới nói: Có bồ tát thấy như vầy nói là như vầy: Bồ tát chẳng nên nghe kinh pháp Thinh văn, chẳng nên thọ, chẳng nên học. Bồ tát dùng pháp Thinh văn làm chi, ấy gọi là phạm rất nhiều phạm. Nội pháp điển nói nếu lễ bồ tát đọc kinh Đại thừa gọi là lớn, chẳng làm việc này gọi đó là nhỏ. Tiếng gọi Đại thừa thông qua hai thứ một là Trung quán, hai là Du già. Trung quán thì trong tục có chơn, trong thể rộng như biển. Du già thì ngoài trong không có, diệt điều tri thức. Đấy đều là dòng thánh giá, chỉ thị chi khí, đồng một với niết bàn, nào chơn nào vị, nói nơi dứt hoặc phiền não, cứu giúp chúng sanh, đâu muốn rộng khi phân vân thêm hiềm khích nữa, y theo làm thì nên bỉ ngạn, trái bỏ thì chìm. Cả bốn chi đây kia đều làm, lý không trái cải, đã không mắt huệ, ai xét phải quấy từ quen lâu mà tu đi, xin đừng nhọc tâm chia cắt như lời trên nói. Tự hãy nghĩ lấy, chẳng cần luận nhiều khác nữa. Ở đây cũng lí luận của một luật sư muốn hợp giữa Tiểu thừa và Đại thừa, bị vì có một số người ở trong góc độ của Đại thừa chê Tiểu thừa là tiêu nha bại chủng, còn có những người ở trên góc độ của Tiểu thừa thì cho là Phật giáo phát triển bà la môn. Do sự phân chia như vậy cho nên ông luật sư này viết ra là có ý muốn kết hợp lại. Nhưng thật ra nó đúng thì chúng ta kết hợp lại, mà nó sai làm sao chúng ta kết hợp được. Giáo pháp của Phật còn ràng ràng kia, làm sao chúng ta kết hợp với chuyện không đúng. Giới luật của Phật còn ràng ràng kia mà bắt buộc chúng ta chấp nhận giới bổn của họ thì làm sao chúng ta chấp nhận được. Giới luật của Phật là pháp hành, còn giới bổn của họ là pháp luật. Hai cái này khác xa với nhau làm sao mà hợp lại được. Ở đây chúng ta hợp, chúng ta không có sự chia cắt ra, nhưng chúng ta phải hợp cho đúng cách; hợp mà không đúng cách chỉ làm cho nó lệch lạc Phật pháp, làm cho sai lệch Phật pháp, chừng đó giới hạnh và oai nghi của người tu sĩ càng hợp thì nó càng lệch Phật pháp. Vì vậy mà chúng ta nghe những nhà làm luật kêu gọi chúng ta đoàn kết Tiểu thừa và Đại thừa lại, nhưng mà đoàn kết ở trong mục đích nào. Họ phải nêu rõ mục đích để chúng ta đoàn kết. Nếu càng đoàn kết chúng ta lại càng phá giới, càng làm bại hoại Phật pháp, mà không thấy lợi ích gì hết. Trên danh từ thì đoàn kết mà trong thực tế có đoàn kết được hay không. Điều đó chúng ta cần phải suy nghĩ nữa. Đó là điều người ta mong muốn, người ta nói nhưng chính bản thân người viết ra điều đó chưa chắc họ đã muốn đoàn kết.
Hỏi: Hạng nào mới ưa học giới.
Đáp: Hạng có hổ thẹn mới ưa học giới. Nghĩa là tự chẳng làm tội gọi là xấu hổ, chẳng bảo người khác làm tội gọi là thẹn. Lại nơi các việc dữ tự hổ gọi là hổ, nơi các việc thẹn với người gọi là thẹn. Thế gian nếu không có hai pháp hổ thẹn thì nhiều cái được đại thánh Thinh văn hướng tới đường sanh tử già chết nên Đại kinh nói chư Phật Thế tôn thường nói lời có hai pháp hay cứu vớt chúng sanh một là hổ hai là thẹn. Ở đây Thầy thấy pháp mà đức Phật đã từng nhắc chúng ta là phải tu tập pháp hổ thẹn, mà ở đây chỉ nói hổ thẹn, người nào cũng có hổ thẹn. Mới đầu người ta chưa phạm cái lổi đó người ta đâu có hổ thẹn đâu. Cũng như bây giờ khép vô thì ăn ngày một bữa mà Thầy ăn một thời gian chịu không nổi rồi Thầy lén ăn phi thời, rồi quen ăn phi thời đi, thì có hổ thẹn nữa không. Cho nên cái hổ thẹn này không thể tự dưng mà có được đâu. Cái mà chúng ta đã làm quen rồi thì không có cái hổ thẹn nào chen vô được. Cho nên Phật dạy chúng ta phải tu tập tàm và quý, chữ tàm có nghĩa là hổ thẹn, mà chữ quý có nghĩa là sợ hãi. Người ta ghép hai chữ này lại gọi tàm quý là hổ thẹn, thì Thầy thấy nó không đúng. Vô úy là không sợ hãi. Bởi vì khi chúng ta có sợ hãi một cái lổi nhỏ nào đó thì chúng ta mới xấu hổ, còn chúng ta không sợ hãi thì chúng ta không xấu hổ đâu, chúng ta cứ làm hoài. Chẳng hạn như Thầy ăn ngày một bữa mà một lát nữa Thầy thấy cái bánh thích quá, lén ăn đi. Nếu Thầy không sợ hãi cái lổi đó mà Thầy cứ làm hoài, có hổ thẹn đâu. Chính Thầy sợ hãi đó nên Thầy mới có sự hổ thẹn. Hai cái Tàm Quý này ghép lại tức là hổ thẹn và sợ hãi. Chữ quý ở đây người ta thường hiểu qua nghĩa khác cho nên người ta viết chữ quý ở đây thành UÝ, chứ không phải chữ sợ hãi là chữ QUÝ.
Thầy thấy dịch ra từ như vậy là những người không hiểu được ý của Phật, trong kinh điển của Phật, pháp đầu tiên vào tu tập là phải tu tập tàm và quý. Cho nên khi Thầy nhắc đến điều này Thầy dạy quý thầy phải tập tàm quý, luôn luôn lúc nào chúng ta cũng tập sợ hãi các lổi nhỏ trước tiên, do đó chúng ta mới thấy được sự xấu hổ và do sự xấu hổ đó nên người ta không phạm. Hằng ngày chúng ở đây ăn một bữa, còn mình thêm một ly nước ngọt, thêm một cục đường thì mình phải xấu hổ. Mình ăn hơn người ta tức là mình ăn trộm rồi. Mình sống trong chúng thì phải lợi hòa đồng quân nghĩa là người ta ăn làm sao thì mình cũng ăn như vậy, mà mình ăn hơn tức là mình phải xấu hổ rồi. Mình thấy chuyện đó không xấu hổ tức là mình phạm. Đó là bước đầu vào sự học thì chúng ta phải học cái này.
Mà ông này lấy chỗ xấu hổ này nói bằng cái danh từ suông chứ không có pháp hành. Muốn tu tập pháp tàm quý thì hằng ngày chúng ta phải đặt niệm trước mặt như thế nào để thực hiện tàm quý chớ đâu phải nói tôi xấu hổ, tôi sợ hãi. Nói như vậy rồi sợ hãi xấu hổ sao. Ít ra chúng ta phải hằng ngày tu tập pháp đó như thế nào để cho thấm vào tâm hồn của chúng ta, chúng ta luôn luôn lúc nào cũng thấy sợ hãi những lổi nhỏ vì vi phạm vào nó làm chúng ta xấu hổ với mọi người, do đó chúng ta hằng nhắc nhở mình như thế nào, hằng ám thị, hằng hướng tâm như thế nào cho nó thực hiện được tàm quý, chứ đâu phải nói tàm quý là có tàm quý. Quý thầy muốn nói danh từ suông thì nói dễ lắm nhưng mà thực hiện đến những điều đó không phải là chuyện dễ, bởi vậy cái gì cũng phải có pháp hành, nếu không có pháp hành thì chỉ là danh từ suông. Ở đây là chỉ nói suông thôi chứ không có gì hết.
Thì nhiều cái được Đại thánh thanh văn thanh tịnh hướng tới đường sanh già bịnh chết nên Đại kinh nói chư Phật Thế tôn thường nói lời rằng có hai pháp hay cứu vớt chúng sanh: một là hổ, hai là thẹn. Hổ là trong tự xấu hổ, thẹn là ngoài phát lồ sự e thẹn với người. Lại có hai thứ trí chẳng tạo các điều ác, hay tạo rồi sám hối. Lại có hai thư ngu, một là làm tội, hai là che đậy. Ở đây muốn luận như vậy. Sự thật ra thì một người tu tập theo đạo Phật mới bước vào theo đạo Phật mà hướng dẫn đúng từ mới bắt đầu của họ thì sau này họ không có phạm lổi nữa, còn nếu không hướng dẫn đúng cách cho họ theo giáo pháp của Phật từ lúc bắt đầu tu thì sau này dù muốn gì đi nữa thì họ cũng phạm giới hết, không bao giờ họ không phạm giới dù cố gắng giữ như thế nào họ cũng phạm giới dù nhiều dù ít. Còn trái lại khi mới bắt đầu vào tu, một vị thầy nhận một chú sa di vào tu với mình thì phải hướng dẫn họ ngay từ ban đầu giới hạnh như thế nào, pháp hành như thế nào, phải tập luyện ban đầu như thế nào thì từ đó họ không phạm một giới nhỏ nữa, họ làm đúng với điều kiện họ đã tu tập.
Nay patimokkha chẳng phải là người không hổ thẹn và không trí mà hay ưa tu học vậy. Thế nên Đại Tiểu thừa đều lập ban học là giới, là nói đầuđồng tu năm phần mà ba học mở trước. Sở dĩ tu học phải dụng ba pháp mà chứng ba cái quả năm phần, hãy biết năm phần pháp thân, ba phần trước là nhân mà hiển đức phần sau là lấy quả mà bày cho năm. Ở đây luận theo kiểu Đại thừa. Sự thật Tam vô lậu học thì giới không phải là giới bổn patimokkha đâu, Thầy xác định giới không phải là giới bổn, bởi vì giới bổn đâu làm cho chúng ta hết lậu hoặc, nó khép chúng ta thèm ăn thèm uống đủ thứ hết, nó khép chúng ta nào là thích cái này thích cái kia, nó hạn chế, nó gò bó chúng ta, nó làm tư tưởng chúng ta , nó làm tâm chúng ta tan nát trong đó hết. Cho nên giới bổn không đúng cách. Mà tam vô lậu học là giới của Phật, tức là giới vô lậu là khi chúng ta bước vào đầu, chúng ta học giới chúng ta có giới hành cho nên từ đó tâm hồn chúng ta giải thoát hoàn toàn, nên gọi là vô lậu chứ không phải đợi chúng ta tu tới ba pháp giới định tuệ xong rồi mới hết lậu hoặc, không phải vậy. Ngay vô đầu, chúng ta thực hiện ngay cái giới của Phật liền gọi là giới vô lậu là chúng ta có vô lậu rồi, có giải thoát rồi, chứ không phải đòi phải quả này kia nọ. Ở đây nói vậy là không đúng, cái luận của người không có pháp hành, lí luận của học giả học hiểu biết tưởng ra rồi giảng thôi, bằng danh từ mà giải cũng không rõ nữa. Thậm chí đánh lạc đều gọi là thân giải thoát vô sanh trí, tỏ rõ giác chiếu gọi là tri kiến.
Bồ tát gấp việc độ người nên thân khí nhân tấn để tu sáu độ. Thinh văn do phần tự độ, duy tu ba học nên lí luận dùng độ là pháp chúng sanh, ba học là pháp niết bàn. Tất cả pháp môn do học mà tới, tam học chẳng tu niết bàn không nẽo, giới pháp chẳng phụng trì thì định huệ không nhân làm sao vượt qua bốn lưu trở lên bờ giác ấy ư? Ở đây cũng là cái luận lấy trí luận độ hoặc là Bát nhã mà luận ở trong tam vô lậu học. Hầu hết những người viết giới luật này đều là các nhà Đại thừa cho nên ảnh hưởng kinh Đại thừa rất nhiều, cho nên họ luận như vậy không đúng ba pháp giới định tuệ của Phật. Giới định tuệ của Phật chúng ta phải biết giới của Phật đầu tiên mà chúng ta vào tu là giới hạnh gọi là giới, mà định thuộc giới đức của người tu, còn huệ thuộc về giới huệ của người tu; giới-định-tuệ là ba giai đoạn của người tu tập giới luật của Phật. Đầy đủ ba cái này gọi là ba pháp môn vô lậu. Như vậy mới đúng. Còn cái này luận bên này luận bên kia mà nói đó là niết bàn thì không đúng, bởi ba cái pháp này không phải là niết bàn. Ba pháp này đưa tâm chúng ta đến chỗ tâm bất động giải thoát hoàn toàn, giải quyết cho chúng ta cái mục đích phạm hạnh của chúng ta chớ không phải giới-định-tuệ là niết bàn.
Hỏi: Vì cái gì mà xâm nhập niết bàn? Thế tôn ân cần lược nói từ ngoài da để sau khi đức đạo sư diệt độ cho đến Thánh giáo chưa mất trở lên không khiến ngoại đạo có thể phê bình Thế tôn là người có đủ tất cả trí mà thế gian có việc chẳng mở chẳng ngăn để bọn đệ tử phải làm thế nào. Bởi lẻ đó nên Phật dạy ví ngăn ngừa lời nạn vấn ấy nên Ta xét lại vị lai mà chế giới, lại còn nếu khiến các đệ tử nơi các việc không ngại được an vui mà ở, nên không cần phải nói. Nghĩa là đức Phật nhập niết bàn bảo chúng ta lấy giới luật làm thầy, làm chỗ nương tựa, mà ở đây người luận nói như thế thì Thầy đọc trong kinh không thấy Phật nói như thế bao giờ, thế mà họ đặt ra được chỗ này để nói như thế này, nghĩa là đức Phật sắp sửa niết bàn vì ngăn ngừa lời nạn vấn của người khác nên chế giới ra. Thầy chẳng bao giờ nghe câu kinh di chúc cuối cùng của đức Phật lời này bao giờ hết: "Lại còn muốn khiến cho các đệ tử nơi các việc không có ngại an vui nên mới chế giới này ra". Không biết mấy ông này lấy lời nói này của Phật ở kinh nào mà đem ghép vào chỗ này, ba kinh Đại thừa chứ không ai vô đây hết. Họ đặt điều đủ thứ hết nó khôngđúng con đường của Phật, họ muốn đặt như thế nào là nói ông Phật nói như vậy. Những lời nói này làm chúng ta thấy xót xa vô cùng là vì ngăn ngừa nạn vấn mà Phật chế giới ra chứ không phải là vì sự giải thoát của đệ tử của mình mà chế giới. Các con thấy không? Sợ người ta phỏng vấn, sợ người ta mà chế giới. Ông Phật là người trí tuệ mà bây giờ ông chết rồi để đám đệ tử của ông lộn xộn như thế này mà không giới luật cho nên đức Phật mới chế giới ra để cho nó theo đó mà giữ giới. Mà thử hỏi chế ra cả đám đệ tử của Phật có giữ giới không? Bây giờ giới bổn đầy đó mà đám đệ tử của Phật có giữ giới không, thì có phải lời di chúc đó đúng không? Đâu có đúng. Đức Phật nói Giới luật Ta còn là Đạo ta còn, Giới luật ta mất là đạo ta mất. Giới luật còn là Ta còn, giới luật mất là Ta mất, lời nói rất đúng. Bây giờ di chúc chúng tỳ kheo giữ gìn giới luật là Phật pháp còn đó, mà giới luật không còn, chúng tỳ kheo không giữ gìn giới luật thử hỏi cái đó có đúng không, có phải Phật pháp mất không? Ta thấy lời của Phật nói cách đây 2540 năm tới bây giờ lời nói đó còn giá trị, không có mất chút nào hết. Còn lời nói này có giá trị không? Có ai cật vấn ông Phật đâu.Tu sĩ phá giới mà bít miệng bít mồn nên chẳng ai dám nói hết vì nói là bị đọa địa ngục, vì vậy mà cuối cùng chẳng ra sao. Vì ngăn ngừa lời nạn vấn nên ta xét lại mà chế giới, câu nói này có đúng không? Đâu có đúng. Họ đặt điều ra như vậy đó.Sự thật Thầy thấy họ phỉ báng ông Phật đến mức độ không ngờ được. Họ nhiều mồn, nhiều mép; họ đặt như thế nào cũng nói ông Phật nói hết. Trong khi chúng ta không thấy lời di chúc đó của ông Phật. Chắc chắn ai đọc trong kinh nguyên thủy cũng thấy lời nói của đức Phật chỉ cho chúng ta lấy giới luật làm hòn đảo, làm chỗ nương tựa vững chắc để chúng ta tu. Chính Thầy nương tựa giới luật, Thầy cũng được giải thoát. Cũng như quý thầy thấy một ngày mình ăn một bữa mình thấy có giải thoát không? Cụ thể rất rõ ràng mà, tại sao chúng ta không thấy được điều này.
Hỏi: Thế tôn nói nếu việc thuận chẳng tịnh trái với tịnh, có việc thuận tịnh trái với chẳng tịnh nên làm chẳng nên làm ấy, chưa biết lời ấy có nghĩa gì?
Đáp: Nếu có sự vật trước kia Phật chẳng phải hứa, chẳng phải ngăn thời nay nếu làm người đời họ chê bai, ấy là chẳng tịnh. Ta chẳng nên làm. Thí dụ như bên Tây trúc các nơi người đời sang hèn đều ăn trái cam lá trầu, vôi trắng, vật thơm lộn nhau để làm mỹ vị, các tỳ kheo tăng ni vì nhân duyên bịnh dùng các thứ ấy để trừ hôi miệng, thầy thuốc bảo ăn thì không có lổi, trái lại vì muốn nhuộm miệng đỏ môi tốt mà ăn thì chẳng hạp, bị người chê cười, không nên dùng. Lại như ngày xưa Phật không cấm hút thuốc, không cấm dùng á phiện vì thời ấy không có thuốc lá, á phiện, sau này người đời bày ra để hút, người tu cũng bắt chước hút thuốc khiến cho thế gian chê cười lại mất oai nghi làm hại sức khỏe, làm tổn phước vì xa xí của đàn na thí chủ, do đó ta không nên dùng. Thật sự Phật cấm không cho uống rượu, uống rượu là say sưa, thì tất cả các thứ nghiện ngập khác Phật cũng không cho, bởi vì cái ăn mà đức Phật còn dạy chúng ta phải quán xét xả cái ăn, coi là bất tịnh, không chạy theo ham thích, huống hồ là chất không có lợi ích cho bản thân chúng ta thì chắc chắn Phật đều không cho. Tuy giới luật không chế cấm thuốc phiện, thuốc hút nhưng chúng là chỗ say đắm nghiện ngập, trở thành cái thứ say đắm cho chúng ta, chúng ta cũng biết được là cái gì gây ra sự say đắm nghiện ngập thì người tu sĩ không nên sử dụng, cho nên chúng ta đâu để cho chúng ta nghiện ngập các thứ đó. Vì vậy tuy không có giới cấm nhưng chúng ta vẫn liệt các thứ say đắm nghiện ngập đều ở trong giới thứ 5 này thì cũng đủ rồi, chứ đâu cần phải chế giới thứ 6 thứ 7, hoặc thứ này kia ra nữa đâu.
Lại như xưa kia Phật chỉ dùng muổng ăn thức ăn thay cho tục lệ ăn bốc ở Ấn độ vốn không nói đến đủa nhưng đời nay chúng ta quen dùng đủa để ăn nên Phật cũng lược giáo cho. Nghĩa là thời ông Phật thì bốc ăn chứ ông Phật có dùng muổng bao giờ, thế mà ông này viết Phật có muổng ăn. Bây giờ nói Việt nam mình có đủa ăn thì ông thầy này muốn ăn đủa cho nên nói vậy. Con người sao nhiều chuyện quá, chúng ta thấy đây là đặt điều rõ ràng, bởi vì người tu của đạo Phật là mình phải li tất cả vật dụng. Thí dụ bây giờ hai bàn tay mình rửa sạch, mình bốc ăn vẫn tốt thôi, đâu cần có muổng, đâu cần rửa muổng, mà có cái muổng thì chúng ta lại mang thêm một vật nữa, do đó đôi khi còn ham muốn loại muổng đẹp, muổng bằng vàng bằng bạc. Đức Phật muốn ta xả li, muốn ta li ra hết mọi thứ để giải thoát. Thế mà lại nói hồi đó Phật còn ăn muổng cho nên bây giờ chúng ta quen dùng đũa, thôi Phật cũng lược chế cho chúng ta dùng đũa được. Thật sự ông Phật chẳng biết đủa thế nào mà lược chế, Thầy cũng chả biết. Ông này thật là đặt điều. Ông này chắc cũng là giới sư Việt Nam của mình mới biết cầm đũa chứ nếu mà giới sư Tây Âu chắc ông cũng chế luôn có dao nĩa ăn.
Hoặc như ngày xưa Phật và chư tăng thọ trai trải chiếu ngồi dưới đất, ngày nay phong tục ngồi bàn ghế mới hợp thời nên Phật cũng lược chế cho ngồi ghế mà ăn. Trời đất! Ông Phật hồi đó tìm gốc cây bụi cỏ nào đó ngồi ăn, còn bây giờ mình có bàn ghế ngồi thiếu gì cũng chế ra cái giới ông Phật cho mình ngồi ghế ăn. Cái này cũng thật là nhiều chuyện, mấy ông giới sư này đặt điều nhiều chuyện, bởi họ muốn sao thì họ chế ra nói vậy rồi đổ thừa ông Phật. Chữ nghĩa giấy trắng mực đen rõ ràng chứ Thầy không thêm bớt chữ nào hết. Bây giờ ông dám chế giới như vậy thì thử hỏi các tổ chúng ta sau đức Phật 100 năm, khi các đại đệ tử của đức Phật chết rồi, thì các người tổ đó chạy theo dục lạc sẽ như thế nào khi họ đặt giới ra. Đâu có thua gì người bây giờ. Ngay bây giờ mấy ông giới sư này còn dám đặt như vậy thì trước kia mấy ông giới sư cũng dám làm như thế. Hồi đó mấy ông làm được thì bây giờ chúng tôi cũng làm được, bây giờ chúng tôi làm được thì hồi đó mấy ông cũng làm được.
Cứ chỗ này mà chúng ta xét ra mấy ông tổ sư bây giờ không có kinh sách nào mà họ không dám thêm trong đó, ý họ muốn chạy theo dục lạc rồi họ thêm phần này phần kia vô mà họ đâu có nói họ thêm, họ nói Phật nói. Nếu một khi chúng ta không nghiên cứu kỹ giới kinh của Phật trong các bộ kinh A-hàm hay Nguyên thủy thì chắc chúng ta mờ mịt chỗ này, chúng ta không biết. Còn người nghiên cứu kỹ biết rõ ràng. Cho nên ở trong kinh nguyên thuỷ cũng như kinh A-hàm chỉ một bài kinh thôi mà có hai đoạn, một đoạn chính do đức Phật nói, còn một đoạn do người sau thêm vào. Người có trí xét thấy hai lời văn khác nhau thì biết người sau thêm vào rồi. Nếu không có người khác nói ra thì chúng ta cho toàn bộ bài kinh đó là lời Phật nói. Họ thêm vô một chút là chúng ta đã biết người sau thêm vô rồi. Thí dụ bài kinh 10 trang họ đem một câu chuyện nào đó có lí gài thêm vào. Nhưng xét ra cái lí đó không đúng đâu, cho nên biết người sau đã kê thêm đoạn đó vô bài kinh để luận cho nó qua một góc độ khác để họ phá giới.
Chúng ta biết hầu hết các pháp mà không có pháp hành thì đều do người sau đã thêm vô; còn pháp nào có kèm theo pháp hành thì chúng ta biết đó là của Phật. Như bài kinh nào mà Phật pháp trong đó có Như lí tác ý thì bài kinh đó của Phật nói, mà thấy pháp nào nói suông suông không có pháp hành thì coi chừng bài kinh đó không phải của Phật đâu. Luôn luôn đức Phật dạy chúng ta đều có pháp hành kèm theo hết, vì vậy bài kinh nào có pháp hành tức là của Phật, mà không có pháp hành thì không phải của Phật, bởi có pháp hành mới làm chúng ta chứng được pháp đó, mới làm chúng ta thâm sâu được pháp đó, còn thiếu pháp hành là người sau thêm vì người sau không phải là người tu cho nên không biết pháp hành, họ chỉ lí luận suông thôi, họ đặt ra mà nói.
Hỏi: Thế nào chỉ trì tác phạm và tác trì chỉ phạm? (trước kia Thầy đã có giảng rồi)
Đáp: Chỉ trì là nói về phương diện các điều ác quyết giữ gìn không có gây tội lổi; mà tác phạm là nói về phương diện các điều ác đáng lẻ phải giữ gìn mà lại không giữ được cho nên phải phạm tội lổi. Tác trì là nói về phương diện các điều thiện có làm được mới gọi là giữ giới; chỉ phạm là nói về phương diện đình chỉ không làm, nếu làm là phạm giới. Thí dụ về tội trộm nếu không làm là chỉ trì, nếu làm là tác phạm. Trái lại về hạnh bố thí nếu làm là tác trì, nếu không làm là chỉ phạm. Tóm lại người chơn tu phải nghiêm trì giới luật, trong khi đó hành giả nên luôn luôn quán sát mỗi hành vi hằng ngày của mình, xem xét một cách sáng suốt thế nào là trì, thế nào là phạm. Nói cách khác khi đã thọ giới thì phải trì, nếu không trì thì phạm. Nói danh từ suông thôi họ đâu biết trì và phạm như thế nào, tu làm sao thì gọi là trì, mà tu như thế nào gọi là phạm. Muốn không phạm thì chúng ta phải tu như thế nào, chúng ta phải thực hiện giới hạnh như thế nào, hằng ngày chúng ta phải trau dồi luyện tập như thế nào. Bảo mình quan sát, nhiều khi mình đâu có biết đó là thiện hay là ác, mình làm rồi mới biết đó là phạm lổi của mình, chứ hồi chưa làm thì có biết được đâu. Bảo mình quan sát, quan sát cái gì. Hằng ngày chúng ta muốn tập như vậy thì phải tập cái định nào. Chúng ta phải thường xuyên tập luyện Chánh Niệm Tỉnh Thức Định, luôn luôn phải ý tứ, người ta nói ý tứ chứ sự thật có người nào có ý tứ đâu. Mà không trau dồi luyện tập Chánh Niệm Tỉnh Giác Định thì làm sao có ý tứ; chính ý tứ đó mới gọi là Chánh Niệm Tỉnh Giác, nó mới ở trong giới luật của Phật, có tỉnh giác mới ở trong Chánh Niệm, nên hằng ngày chúng ta phải trau dồi Chánh Niệm Tỉnh Thức do đó chúng ta mới thấy tâm giải thoát ở trong giới hành của Phật. Nếu nói suông suông như vậy, không biết Chánh Niệm Tỉnh Thức ở chỗ này thì mấy ông nói trì phạm, dù mấy ông có nói một ngàn lần cái danh từ trì phạm, cũng phạm hoài chứ có trì được gì đâu. Đó là nói cái lí mà không có cái hành thì không thể nào đi đến chỗ giải thoát được.
Ta nên biết rằng mục đích giới luật đức Phật muốn cho chúng đệ tử đều được thanh tịnh ba nghiệp, giác ngộ trong hiện tại và được giải thoát thành Phật ở tương lai cho nên luật tôn có cốt ngầm ở mục đích ấy. Phần nhiều các tôn khác thì phải hiểu rồi mới tu, còn luật tôn trái lại chủ trương phải vừa học vừa tu rồi lần lần sẽ hiểu mà giữ gìn giới luật. Ở đây nói một cách ngược lại đạo Phật. Đức Phật đã nêu cho chúng ta biết Những gì thông hiểu phải thông hiểu mà ở đây chúng ta chẳng cần thông hiểu mà chỉ vừa học vừa tu rồi lần lần sẽ hiểu. Kiểu đó là tu mù. Như vậy là không đúng đường lối của đạo Phật. Cho nên bây giờ không cho ai hiểu giới luật trước hết, chừng nào thọ giới luật mới vừa học vừa tu, mới hiểu sau, bây giờ mấy người hiểu rồi miệng nói bậy nói bạ đọa địa ngục hết. Đó là miệng của mấy ông giới luật để mầy ông phạm giới cho dữ nên mấy ông đặt giới ra như vậy.
Trước khi muốn tu thì người ta phải học, phải hiểu giới, coi đúng hay sai, người ta xem có giữ nổi hay không mới tu. Còn đàng này bắt người ta vô thọ giới, rồi từ từ học giới, tu mới hiểu. Sau khi hiểu được giới, nếu thấy mình không tu được thì làm sao.Lở thọ giới rồi, đã ở trong chùa rồi thì làm sao bây giờ, thôi thì cứ phạm giới đi chứ làm sao. Đó là cái kiểu của mấy ông đó.
Hãy giữ gìn giới luật cho nghiêm chỉnh thì tâm sẽ được thanh tịnh, tâm đã thanh tịnh thì trí huệ sáng suốt, chơn tâm sẽ hiện bày, Phật tánh sẽ hiện lộ. Nói láo thiệt là nói láo. Nếu nói như vậy thì mình đã giữ giới ăn ngày một bữa, Phật tánh phải hiện ra ngồi đống đống đó hết rồi. Phải không? Mấy người ăn ngày ba bữa thì Phật tánh không hiện ra còn chúng ta ăn ngày một bữa thì phải hiện ra chứ, nhưng Thầy có thấy ông Phật nào hiện ra đâu, rõ ràng chẳng hiện ông Phật nào hết, vậy mà dám nói giữ giới thanh tịnh thì trí huệ sáng suốt, chơn tâm sẽ hiện bày, Phật tánh sẽ hiện lộ.
Giữ giới tức tối gần chết chứ sung sướng chỗ nào. Người ta ăn ngày ba bốn bữa, mình ăn ngày có một bữa, không được ăn thêm gì hết nó tức bụng gần chết, sung sướng gì lắm sao. Bởi vậy cho nên phải giữ giới như thế nào để cho ta thấy được sự giải thoát đó mới là thanh tịnh. Còn đằng này bảo cứ giữ đi cho nó thanh tịnh. Người ta ăn ba bữa, thấy người ta ngồi nhai me, mình chảy nước miếng mà bảo thanh tịnh là thanh cái gì. Chuyện mấy ông nói là mấy ông nói, chứ mấy ông không biết cách tu. Nói vậy là nói bậy.
Những kẻ học rộng, biết nhiều mà không giữ giới cũng chẳng khác gì ngọn đèn trước gió có thể sáng lắm nhưng cũng rất dễ bị tắt. Bởi vì khi người ta học hiểu nhiều thì mới biết được chỗ đó có thể chấp nhận giới đó hay không. Còn nếu không cho biết thì làm sao người ta chấp nhận được. Con người sống bằng trí, trước khi muốn theo tôn giáo nào thì người ta phải hiểu tôn giáo đó, chứ không hiểu rồi nhãy vô trong tu bậy tu bạ, tu tới chừng bị điên khùng, bị ma nhập vào điên khùng, lột quần lột áo chạy ra ngoài chợ, hay nhảy xuống sông tự tử; tới chừng đó biết nói như thế nào. Cho nên tu mà tu ngu như vậy làm sao mà tu. Ít ra người ta phải hiểu tôn giáo đó như thế nào, thế mà ở đây nói mình như thế này "kẻ nào rộng hiểu nhiều mà không giữ giới". Tôi phải hiểu nhiều mới thấy cái giới đó có lợi ích cho tôi, tôi giữ; nếu tôi thấy giới đó không lợi ích thì tôi không giữ, tôi không theo. Còn ông bảo tôi đừng học, cứ vô đó nhắm mắt mà giữ giới cho thanh tịnh thì Phật tánh sanh ra. Cái chuyện đó là ông gạt tôi, chứ ông nói đâu đúng, nói không đúng sự thật, không cụ thể. Nghĩa là lối lí luận của các nhà viết luật lí luận kiểu đó là lí luận gạt người khác. Tôi có hiểu biết, tôi mới thực hiện cái gì mà tôi hiểu biết, cái làm cho tôi thanh tịnh nó mới làm cho tôi giải thoát, mới thấy được Phật. Còn cái này ông biểu làm như vậy là đã dạy sai.
Trái lại kẻ học ít, hiểu sơ sơ thôi mà giữ giới một cách chơn thành thì cũng như ngọn đèn có ống khói. Khi mới pháp còn lu mờ nhưng không tắt mà càng cháy lâu lại càng sáng tỏ hơn. Nói láo, hết sức nói láo. Tôi học sơ sơ, tôi biết sơ sơ làm sao tôi quyết giữ giới luật, nhiều khi tôi ăn lén ăn lút hoặc là tôi làm cái chuyện dâm dục tầm bậy, bởi vì học sơ sơ cho nên đâu biết rõ, phạm giới đâu có nghĩ đó là tôi phạm giới. Mấy ông cứ bảo là giữ cho kỹ giới, giữ cho kỹ giới, nhưng lòng ham muốn của tôi chưa diệt được thì làm sao tôi giữ giới kỹ được, cho nên mấy ông trói buộc tôi sao được, cuối cùng tôi phạm giới mà mấy ông lại nói đó như ngọn đèn có ống khói gió không chao động càng sáng tỏ. Không sáng gì được đâu. Mấy ông luận chứ không bao giờ có chuyện đó được.
Ở đời chúng ta thường thấy phần nhiều những người có căn trí lanh lợi, hiểu nhanh, biết lẹ, nhưng vì hay ỷ lại vào sức mình, không chịu đặt mình vào khuôn phép kỷ luật nên cuối cùng chẳng thu hoạch được kết quả gì tốt đẹp. Thầy hỏi một giới luật mà có giới hành, người ta hành pháp hành đó thì làm gì người ta phạm giới. Còn mấy ông đặt ra pháp luật như thế này, không có pháp hành, mấy ông gò bó ép tôi nén tâm tôi hết mức độ. Tâm tôi ham muốn như thế này mà bắt buộc tôi lấy giới này đè thì làm sao tôi chịu nổi, cho nên tôi phải phạm thôi chứ. Nói càng học nhiều, càng hiểu biết nhiều thì kết quả chẳng tốt đẹp gì hết. Đó là mấy ông luận như vậy.
Trái lại những kẻ có căn trí tầm thường hay chậm lụt lại dễ thành công trên đường đời cũng như trên đường đạo vì họ biết thủ phận, chịu khó khép mình vào kỷ luật, không tự mãn, không tự cao. Những đệ tử của Phật, ai có một địa vị xã hội hạ tiện và căn trí thấp thỏi như ngài Ưu ba li (Upali) thế mà ngài Upali đã trở thành một bực hiền thánh, một vị quan trọng trong Thập Đại Đệ Tử của Phật, chỉ vì ngài nghiêm trì giới luật đệ nhất. Chúng ta đây, địa vị xã hội và căn trí chắc chắn không kém ngài Upali, lẻ nào chúng ta không thu hoạch thành quả tốt đẹp như ngài, nếu chúng ta cũng tu tập nghiêm trì như ngài. Ngài Upali nghiêm trì giới luật bằng cách nào, ông giới sư này không nói ra. Nếu Ngài Upali không có những pháp hành, không có những giới hành của Phật, thì ông Upali không thể thành tựu giới luật được. Ông giữ gìn đúng giới luật là khi ông dùng những giới hành, những pháp hành thực hiện từ sơ thiện đến trung thiện và hậu thiện cho nên ông chuyên môn sở trường về phần giới luật vì vậy mà các pháp khác ông đều thuộc về sở đoản. Do qua những hành động sống như vậy, qua sự nghiêm chỉnh giới hạnh của ông cho nên đức Phật gọi ông là đệ nhứt trì giới. Người đệ nhứt là người có sởtrường riêng. Ông Upali chỉ sở trường qua phần giới luật chứ đâu phải toàn bộ hết. Cho nên từ khi bắt đầu tu là ông thực hiện những giới hành; do những giới hành này đem đến cứu cánh giải thoát cho ông cho nên ông thích thú vào những hành động đó, ông mới được gọi là nghiêm trì giới hạnh đệ nhất trong hàng đệ tử của đức Phật.
Nhưng lấy sự cùng đinh hạ liệt xã hội của ông Upali ghép vào đây, Thầy thấy không đúng. Đâu có phải ông Upali ngu, mặc dù người ta cho rằng ông có thể thuộc giai cấp xã hội thấp kém đi nữa nhưng sự thông minh vẫn phải có, đâu phải một người thợ mà không thông minh. Do đó, so sánh ông với chúng ta mà cho ông là người u tối còn chúng ta là người thông minh hơn ổng mà chúng ta không giữ gìn giới luật được, còn ông Upali u tối, ngu si mà ông giữ gìn giới luật được thì đây là lập luận để nói xấu ông thôi. Nếu nói ông Bàn Đặc u tối, ngu si thì Thầy còn tin chứ nói ông Upali thì Thầy không tin. Vị tỳ kheo nào có thể gọi là u tối, vị tỳ kheo nào không thể nói là u tối được, thì ở đây phải nói rằng không thể nào nói ông Upali là u tối được.
Ông Upali đâu phải là giai cấp cùng đinh, ông là một người thợ chứ không phải như ông Ca-chiên-diên là người hốt phân. Người hốt phân mới là giai cấp cùng đinh của xã hội, chứ ông Upali đâu phải là giai cấp như vậy, thế mà ở đây lại lấy ông Upali ra mà nói chỗ này, chẳng qua là ông giới sư này chẳng hiểu các bậc thánh tăng đệ tử của đức Phật như thế nào. Khi nghiên cứu về Phật giáo, các bậc thánh tăng người nào ở trong giai cấp nào, chúng ta hiểu biết và trình độ thông minh của họnhư thế nào chúng ta cũng hiểu biết.
Thời gian họ đến tu với Phật bao lâu, họ làm những gì, khi nghiên cứu về các bậc thánh tăngchúng ta phải hiểu biết, bởi vì chúng ta là những người nương vào ba tam bảo Phật Pháp Tăng mà chúng ta tu. Phật chúng ta đã không nói rồi, Pháp thì chúng ta đã biết rồi, mà Tăng thì không phải là tăng trong thời chúng ta mà phải là những bậc thánh tăng trong thời đức Phật. Những đệ tử của đức Phật trong thời của đức Phật là những người mà chúng ta phải lấy những gương hạnh tu tập của họ làm gương hạnh tu tập cho chính mình. Nếu chúng ta không nghiên cứu những bậc thánh tăng này thì chúng ta còn thiếu khuyết.
Một vị tu sĩ giới luật mà nói ra điều này, Thầy nghĩ ông viết giới luật này chẳng hiểu biết các bậc thánh tăng như thế nào. Vậy quy y Tăng là quy y theo ai, quy y theo các vị thánh tăng trong thời hiện tại của chúng ta là các bực tôn túc hòa thượng của chúng ta bây giờ, họ những ông phá giới, những ông phá luật thì làm sao chúng ta theo mấy ông đó được, làm sao chúng ta nương vào mấy ông tăng đó mà tuđược. Mặc dù bây giờ mấy ông ở trong hàng giáo phẩm nào đi nữa, chúng ta vẫn thấy sự phá giới của các ông chứ không thể như Phật được. Vì vậy cho nên chúng ta phải y nương vào hàng thánh tăng là những đệ tử của đức Phật ngày xưa. Chúng ta phải nghiên cứu các ông Sariputta, ông Moggallana, ông Rahula, ông Upali, ông Ca-chiên-diên,... chúng ta coi những hạnh của các ông tu như thế nào để từ đó chúng ta rút tỉa các hạnh đó để học hỏi và tu tập thực hiện cho đời tu hành của mình. Đó là mình quy y Tăng, chứ còn quy y tăng mà nương vào các ông tăng bây giờ thì nương làm sao được.
Như vậy là chúng ta đã thấy được cách thức và chúng ta đã hiểu biết được qua cái thích nghi của giới bổn mà nhà soạn ra giới bổn đã luận sai, luận không đúng. Cho nên khi đọc lại giới bổn này rồi, Thầy kết luận một ngày nào đó quý thầycó đủ duyên mà trong quý thầy ít ra cũng có 10 người tu đạt được tâm bất động giải thoát, phạm hạnh quý thầyđã đạt được sanh tử tự tại, quý thầyđã chấm dứt luân hồi, ngày đó sẽ hội họp làm lại giới bổn, không để giới bổn này trong đạo Phật.
Chúng ta hiện giờ đang tu hành thì chúng ta lấy giới kinh làm vị thầy để tu tập chớ không phải là giới bổn này, vì giới bổn không phải là thầy của chúng ta mà do người sau viết lại, họ dám bịa đặt thế này thế khác đủ cách, đủ loại trong giới bổn, thêm bớt ở trong giới bổn, cho nên chúng ta chẳng bao giờ chấp nhận giới bổn này là thầy chúng ta mà chỉ chấp nhận giới kinh trong kinh A-hàm, kinh Nikaya. Chúng ta lấy giới trong đó để làm pháp hành cho chúng ta thực hiện đời tu hành giải thoát. Còn toàn bộ giới bổn mà chúng ta đã học rồi thì để đó, chờ ngày nào quý thầythực hiện được giải thoát tâm bất động hoàn toàn, phạm hạnh của quý thầyđạt được thì chừng đó quý thầysẽ họp nhau lại 5 người, 10 người đã có sự giải thoát như nhau, xây dựng lại giới bổn khác cho người sau có đường lối tu tập rõ ràng, không để cho người sau mất lối như thế này.
Đó là nhiệm vụ và trọng trách của quý thầy. Khi quý thầy theo Thầy tu hành thì quý thầy thấy trọng trách của quý thầy không phải nhỏ. Vì nhìn qua các tạng giới hiện bây giờ nằm ở trong Phật giáo, chúng ta thấy tạng giới đó rất sai; không thể nào đem giới này áp dụng cho đời tu hành của người tu sĩ trên thế gian này được. Các giới này là pháp luật, là sự gò bó, không có giới hành cụ thể và không rõ ràng, cho nên chúng ta chưa nói tới tạng giới đó, chờ một ngày nào khi quý thầy đã tu hành xong, sẽ họp lại làm lại một cuộc coi là cách mạng giới bổn này, không để cho giới bổn này còn dính dấp trong đạo Phật nữa. Thầy xác định và quyết định điều này: Nếu Phật pháp còn hữu duyên thì trong một sớm một chiều quý thầy sẽ làm được, sẽ dựng lại những gì của Phật giáo mà người ta đã ném xuống, không còn để một chút gì của Phật giáo trong các giới bổn đó. Bây giờ quý thầy hãy cố gắng và cố gắng hơn trên bước đường tu tập của quý thầy. Còn chúng ta nói nhiều mà chúng ta không làm được thì cái nói nhiều đó chẳng có ích lợi gì cho cuộc đời.
1.- BỐN PHÁP RẤT KHÓ THỂ NHẬP
Trước khi kết thúc giới bổn thì Thầy nhắc nhở quý thầy trong Phật giáo có 4 pháp rất khó thể nhập, đó là 4 loại định.
Thế nào là 4 pháp rất khó thể nhập. Phải lưu ý về phần này, phần mà chúng ta gọi là tu thiền định, nếu chúng ta không hiểu nó khó thể nhập thì chúng ta khó thể tu tập được.
Phần thứ nhất rất khó thể nhập là xả phần định, là phần rất quan trọng, tức là định mà làm chúng ta xả được tất cả mọi pháp. Ở đây, chúng ta thấy khi ở trong Tứ thiền, Phật có dạy là xả lạc xả khổ xả niệm thanh tịnh thì chúng ta biết rằng trong khi nhập Tứ thiền thì phải xả. Vậy thì muốn xả định này chúng ta phải có pháp hành như thế nào, chứ không nói xả bằng danh từ suông, thì chúng ta làm sao xả, xả làm sao? Khi Thầy dạy về 4 định hiện tại an lạc trú, dạy về 4 thiền, thì Thầy sẽ dạy về phần xả phần định. Đó là phần thứ nhất.
Phần thứ hai rất khó thể nhập là chỉ phần định. Chỉ là ngưng, làm cho nó ngưng. Thí dụ như ngôn ngữ phải tịnh chỉ là làm cho không còn phát ra lời nói nữa, như vậy gọi là chỉ, mà chỉ được như vậy gọi là chỉ phần định. Chẳng hạn một người nhập Sơ thiền mà hay nói chuyện thì không thể nào nói được người đó nhập Sơ thiền, người đó phải tịnh chỉ ngôn ngữ.
Tịnh chỉ ngôn ngữ đó là phần thứ hai rất khó thể nhập trong định, vì vậy mà chúng ta phải có pháp hành như thế nào để chỉ. Nếu không có pháp hành thì chắc chắn không chỉ được. Thí dụ như bây giờ nếu chúng ta không có pháp hành mà bảo tịnh chỉ ngôn ngữ, chúng ta không nói chuyện ngày hôm nay, nhưng ngày mai có duyên sự gì thì chúng ta nói chuyện; hay hoặc chúng ta sống độc cư không nổi thì chúng ta cũng thành nói chuyện. Cho nên phải có pháp hành, phải có kỷ luật khép chặt chúng ta trong khuông khổ để buộc không có duyên ra ngoài thì chúng ta mới tịnh chỉ được ngôn ngữ. Vậy thì chúng ta phải lấy pháp hành gì để hằng ngày chúng ta tu tập giữ gìn ngôn ngữ không nói. Đó là cái quan trọng gọi là chỉ phần định chúng ta phải biết. Thí dụ như Thầy lấy kỷ luật là buộc các tu sĩ ở đây phải sống độc cư, người này không được qua thất người khác nói chuyện, chỉ được sinh hoạt tại thất của mình, do bắt buộc như vậy thì quý thầy mới chỉ giữ được phần nhỏ trong cái tịnh chỉ ngôn ngữ. Đó là muốn vào Sơ thiền phải có kỷ luật như vậy, phải có pháp hành như vậy để hằng ngày người ta hành thì mới giữ không có ngôn ngữ. Nếu không có pháp hành thì người ta ngồi buồn sẽ tìm cách này cách kia phá hạnh độc cư, cuối cùng tịnh chỉ ngôn ngữ không được. Thầy sẽ chỉ cho quý thầy phần pháp hành sau phần dạy về giới hành. Hằng ngày chúng ta tu tập như thế nào để tịnh chỉ được ngôn ngữ chứ không phải ngồi không bảo tịnh khẩu đừng nói chuyện đừng nói chuyện, nhưng cái tâm của ta rất buồn, rất cô đơn, nó khó chịu. Đạo Phật là đạo đến có sự giải thoát liền mà đến có sự khổ đau như vậy là không đúng cách, cho nên chúng ta phải có pháp hành để không nói chuyện mà an ổn, thích thú trong cảnh trầm lặng cô đơn. Nếu không có pháp hành thì như bắt buộc chúng ta không nói chuyện, làm cho chúng ta quá khổ tâm. Cho nên ở đây nói rằng chỉ phần định là phải nói phần hành ở trong cái chỉ đó.
Trong 4 thiền thì chúng ta thấy có nhiều chỉ chứ không phải chỉ có chỉ ngôn ngữ thôi. Nhưng người mới vào tu thì phải có pháp hành để chỉ ngôn ngữ trước, sau đó cũng phải có pháp hành để chỉ tầm tứ, rồi chỉ các trạng thái tưởng, rồi chỉ hơi thở, chỉ các hành trong thân; như vậy mới có thể nhập định chứ không phải đơn giản. Phải biết cách thức chỉ như thế nào, dùng pháp hành nào để chỉ được cái gì, thường xuyên chúng ta phải tu tập như thế nào để thực hiện được pháp chỉ, chứ không phải nói chỉ quán chỉ quán. Nói như vậy một ngàn đời cũng chỉ không được, quán không được cái gì hết.
Phần thứ ba rất khó thể nhập là thắng phần định. Ở đây chúng ta phải có sự thấy suốt như thế nào, phải hiểu rõ như thế nào trong sự tu tập từng phút giây của chúng ta. Thông suốt sự thiền định như thế nào đúng, như thế nào sai. Một khi chúng ta ổn định hơi thở mà nghe tức quá là sai rồi; nghe hơi mệt là sai rồi; 5 hơi thở hay 10 hơi thở phải hít 1 hơi thở dài vô để lấy sức, là sai rồi. Bởi trong đạo Phật, khi chúng ta tu sai dễ thấy lắm. Còn về cái giải thoát, khi chúng ta ngồi tu tập hơi thở mà nghe nó an ổn, nghe không có cái gì rối loạn cơ thể hết thì đó là tu đúng; mà có một trạng thái gì gọi là hỉ lạc khinh an là sai, đó là dục tưởng hỉ lạc thì trật, chúng ta phải phá bỏ.
Cho nên gọi là thắng phần định nghĩa là phải thấy cho rõ các phần định từ Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền, mỗi phần thiền đều có trạng thái đúng của thiền, làm chúng ta thấy giải thoát ngay trong hiện tại, cho nên 4 thiền gọi là hiện tại an lạc trú, trong hiện tại nó có sự an lạc của nó mà an lạc không có nghĩa là dục lạc. Không phải như các thầy nghĩ rằng có sự khinh an làm cho chúng ta thích thú trong đó gọi là an lạc. Cái đó là trật. Cái an lạc của hiện tại an lạc đó có sự thanh tịnh vô cùng tuyệt diệu. Do đó gọi là an lạc. Cho nên thắng phần định là phần mà một vị thầy dạy cho mình biết trạng thái đúng của định. Do nhận đúng trạng thái đó mình mới thiện xảo an trú trong cái định đó và cho kéo dài thời gian an trú ra. Đúng thì chúng ta kéo dài được, mà sai thì không thể kéo dài được, sai chỉ làm cho cơ thể chúng ta bị rối loạn, làm cho đau nhức, hoặc mệt hoặc khó chịu.
Phần thứ tư rất khó thể nhập là quyết trạch phần định, nghĩa là khi vào trong phần định đúng cách rồi thì chúng ta phải có sự quyết định phải đi tới chứ không thể nào dậm chân tại chỗ nữa, hằng ngày phải tiến bộ không thể nào đứng một chỗ. Sự quả quyết như vậy gọi là chánh tinh tấn hoặc là tinh cần hay là nhiệt tâm trong sự tu tập.
Cho nên khi thấy đúng được phần định của chúng ta tu rồi. Sơ thiền chúng ta thấy rõ tâm đã li dục li bất thiện pháp rồi, nó thanh tịnh như thế nào đó, chúng ta đã nhận đúng trạng thái đó thì chúng ta sẽ tiến tới. Tiến tới thì chúng ta tu tập cái gì? Tu tập phần chỉ. Tu phần chỉ xong rồi thì chúng ta tu phần xả. Cho nên cần phải tu liên tục tới chứ không dậm chân tại chỗ đó. Vì vậy trong thời đức Phật, người tu tập thiền định thấy rõ, và người ta nắm vững quyết trạch phần định, cho nên tiến rất nhanh, chỉ trong một tuần hay trong nửa tháng là người ta nhập xong 4 định. Còn ngày nay mình không nắm được phần định, không thấu hiểu được các phần định, không biết cái nào đúng cái nào sai, bữa nay nó vầy ngày mai nó khác, cho nên chúng ta lừng chừng không quyết đoán được. Cho nên khi tu tập 4 thiền hiện tại an lạc trú thì phải nhờ vị thầy quyết trạch cho mình trạng thái đó là đúng thì mình phải tiến tới, mình phải nỗ lực, quyết định là phải nằm chặt trên đó để thực hiện, ngày ngày tiến bộ, trong một tuần hay nửa tháng nằm chặt trên đó. Còn nếu mình không thấy hai phần định sau này thì khó có thể tiến tới được vì mình không thể chỉ được và không thể xả được.
Vấn đề này rất quan trọng, cho nên đến khi dạy 4 thiền thì Thầy sẽ dạy các pháp hành và chỉ cho quý thầy nhận ra đúng trạng thái của định để khi quý thầy vào đó biết được một cách rõ ràng. Cái tên của nó là hiện tại an lạc trú cho nên nó đem đến cho chúng ta có sự an ổn trong sự thanh tịnh đó chớ không phải chúng ta hiểu qua danh từ an lạc là có sự khinh an hỉ lạc trong đó.
Đó là 4 cái định mà rất khó thể nhập. Rất khó nghĩa là rất khó nhận và khó làm, nhưng khi có vị thầy có kinh nghiệm dạy cho mình thì không còn khó nữa.
2.- BỐN PHÁP CẦN ĐƯỢC TU TẬP
Thế nào là 4 pháp cần được tu tập. Trước khi chúng ta vào được 4 định này thì có 4 pháp cần phải được tu tập. Bốn pháp định hồi nãy là 4 pháp có thể rất khó nhập. Muốn cho nhập được thì phải tu tập 4 pháp cần tu tập này trước để chúng ta nhập được chúng dễ dàng.
Bốn pháp này là gì? - Là 4 niệm xứ. 4 niệm xứ là thân thọ tâm pháp. Sau này dạy về 4 niệm xứ thì Thầy sẽ dạy nó có ba đặc tướng: Hành tướng, nhơn tướng, đặc tướng trên thân của chúng ta để thực hiện 4 niệm xứ cho nó rõ ràng. Mỗi hành thì nó có hành nội, hành ngoại; mỗi nhơn tướng thì có nhơn tướng nội nhơn tướng ngoại; và thọ cũng vậy, và tâm cũng vậy. Cho nên phải dạy bài Tứ Niệm Xứ cho rõ ràng từ lí pháp và hành pháp, không thể nào dạy ít mà quý thầy hiểu được. Trong khi đó hằng ngày chúng ta phải tu suốt thời gian trên 4 niệm xứ. Thực hiện 4 niệm xứ sung mãn rồi thì 4 thiền này nhập bốn thiền này rất dễ, không còn khó đối với quý thầy nữa.
3.- BỐN PHÁP CẦN ĐƯỢC THẮNG TRI
Thế nào là 4 pháp cần được thắng tri tức là cần phải hiểu cho rõ, thấu suốt cho rõ, đó là bốn Thánh Đế.
Như quý thầy đã hiểu 4 thánh đế là Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế. Phần này sau khi giảng về Tứ Diệu Đế thì Thầy sẽ nói lí pháp và hành pháp của nó. 37 phẩm Trợ Đạo sẽ nằm trên trục của 4 Đế này vì 4 đế này là 4 trục của chơn lí. Các pháp trong 37 Trợ Đạo không thể nào rời 4 đế này mà tu tập được. Tứ Diệu Đế là bài pháp vỡ lòng đầu tiên trong đạo Phật, là bài pháp đức Phật đã thuyết giảng lần đầu tiên, cho nên bài này đặc biệt làm cột trụ cho tất cả các pháp hành để chúng ta quây vào trục này mà tiến tới sự giải thoát. Sau này Thầy sẽ giảng dạy phần này rõ hơn, ở đây chúng ta hiểu đại khái như vậy.
Phần hôm nay để chúng ta tu tập đi vào phần đầu tiên là phần giới hạnh của chúng ta. Phần giới hạnh này có 4 pháp đem đến sự thù thắng. Bốn pháp đó là gì? bốn cách li. Từ hồi nào đến giờ, quý thầy nghe Thầy nói li dục li ác pháp, mà ở đây chúng ta chia làm 4 phần để chúng ta li, vì vậy chúng ta phải hiểu rõ:
1./ Li dục: Lòng ham muốn của mình luôn luôn mình phải đoạn dứt. Muốn li dục thì phải giữ gìn mắt tai mũi miệng thân ý của mình. Đứng trước các pháp nếu tâm khởi ham muốn gì thì không được cho nó dính vào đó.
2./ Li Hữu: Hữu là cái gì có trước mặt chúng ta, các đối tượng của chúng ta. Chúng ta li ra hết gọi là li hữu.
3./ Li Kiến: Tất cả các kiến chấp là cái ngã chấp của chúng ta, là tất cả tri kiến hiểu biết trong đầu của chúng ta, đều phải li ra hết để chúng ta chỉ còn biết một pháp duy nhất của Phật, nương tựa vào Phật tu tập mà thôi. Nếu chúng ta còn một kiến chấp nào trong đầu thì chắc chắn chúng ta không thể thực hiện pháp giải thoát của đạo Phật được. Cho nên ngày xưa các vị tỳ kheo nói các con chỉ nương vào Phật, chỉ nương vào lời Phật dạy là chúng con làm không sai đâu, chúng con không nương tựa vào ai khác hết. Câu nói đó là câu Li Kiến. Chỉ còn lấy Phật làm nơi nương tựa cho mình, không còn chấp kiến, không còn ở trên kiến nào nữa hết, cho nên gọi là li kiến.
4../ Li Vô Minh: tức là phải thông hiểu những gì chưa thông hiểu của Phật pháp. Muốn li vô minh thì chúng ta phải tìm hiểu những gì chơn chánh của đạo Phật để hiểu nó, để làm con đường tiến tới sự giải thoát. Đó gọi là li vô minh. Nếu chúng ta không chịu tìm hiểu thì vô minh của chúng ta dày đặc. Phật nói các pháp đều vô thường, nếu chúng ta không hiểu các pháp vô thường thì chúng ta vô minh, mà hiểu được các pháp là vô thường, thấy rõ là vô thường, thấy rõ nó là khổ, thấy rõ nó là vô ngã, do sự thấy rõ đó gọi là minh. Còn không thấy rõ thì không thể gọi là minh mà chỉ gọi là vô minh. Cho nên tất cả 62 lập luận của ngoại đạo không phải là minh mà đều là vô minh. Nếu chúng ta thường bị dính mắc vào những kiến đó và chấp nó là đúng, các pháp khác đều sai, thì không thể tu giải thoát được. Vì vậy phần li vô minh này chúng ta phải học, phải hiểu qua những pháp thánh của những bậc thánh, những pháp chơn nhơn của các bậc chơn nhơn thì chúng ta mới phá được vô minh. Nếu không thân cận những bậc thánh, những bậc chơn nhơn thì chúng ta không thể nào phá vô minh của chúng ta được. Cho nên li phần thứ tư này rất quan trọng, Nếu chúng ta muốn li dục, li hữu, li kiến mà chúng ta còn vô minh thì không bao giờ li được.
Phật dạy chúng ta có 4 điều kiện quan trọng: thứ nhất những gì chưa thông hiểu phải cần thông hiểu, thứ hai những gì chưa trau dồi cần phải trau dồi, thứ ba những gì chưa dứt bỏ cần phải dứt bỏ, thứ tư những gì chưa tu tập cần phải tu tập. Đó là 4 điều kiện mà chúng ta phải nhớ mãi trong lòng, vì vậy cái vô minh này là điều kiện phải thông hiểu. Nhưng không phải đụng đâu cũng thông hiểu thì không đúng, mà phải tìm những thánh nhân, phải tìm những pháp của thánh, phải tìm những bậc chân nhân, phải tìm pháp của chân nhân mà hiểu thì mới phá được vô minh. Đó là điều quan trọng mà quý thầy phải lưu ý. Không phải sách nào cũng đọc, pháp thiền nào cũng tu thì vô minh càng chồng chất vô minh, chưa hẳn đã giải thoát được; cho nên chúng ta phải tìm những bậc thánh hiền, những bậc chân nhân, mà những bậc này như thế nào? Đó là những người có đời sống giới hạnh nghiêm túc. Còn những người còn ăn ngủ phi thời mà nói chuyện trên mây xanh thì không nên chọn họ làm thầy, không nên thân cận họ, phải tránh xa họ, vì những vị này đều phạm giới luật, thân tâm của họ không thanh tịnh giới luật, cuộc sống của họ chạy theo ngũ dục lạc rất phàm phu.
Thế nào là 4 pháp cần được tu tập. Đây là 4 pháp khi xuất gia làm một vị tu sĩ chúng ta cần phải tu tập là 4 tùy niệm xứ, nghĩa là theo 4 pháp đó tùy đó mà mình niệm: 1./ Phật tùy niệm, 2./ Pháp tùy niệm, 3./ Tăng tùy niệm, 4./ Giới tùy niệm. Đây là 4 pháp cần được tu tập. Quý thầy nhớ 4 pháp này đầu tiên chúng ta cần phải tu tập.
Phật tùy niệm là tùy theo ông Phật mà mình niệm, rồi tùy theo pháp mà mình niệm, tùy theo tăng mà mình niệm, tùy theo giới mà mình niệm. Bốn pháp này, gọi là tứ Bất Hoại Tịnh, làm cho thân tâm chúng ta thanh tịnh, không còn uế trược nữa. Bốn pháp này cũng còn gọi là Tứ Kỉnh Pháp, cũng còn gọi là Tín Lực là lòng tin của chúng ta vào Phật Pháp Tăng và Giới.
Tại sao nó tạo cho ta có niềm tin chơn thật được? Là tại vì nó mang lại kết quả giải thoát cho chúng ta trong hiện tại. Khi chúng ta tin vào Phật Pháp Tăng và Giới thì chúng ta thấy có sự giải thoát chơn thật, không còn đợi đến ngày mai ngày mốt, mà ngay bây giờ khi chúng ta chấp nhận 4 pháp này là thấy kết quả giải thoát liền, do đó chúng ta mới tin được, còn nếu không kết quả thì chúng ta không bao giờ tin được. Đó gọi là tín lực.
Phật Pháp Tăng Giới còn gọi là 4 Tín Căn, 4 căn gốc làm cho lòng tin của chúng ta phát triển nên mới gọi là 4 tín căn.
Như vậy ở đây Thầy dạy cho quý thầy thấy ngũ căn, ngũ lực. Mà trong ngũ căn, ngũ lực thì cái tín căn, tín lực là cái đầu tiên của ngũ căn, ngũ lực. Như vậy mới vào Tứ bất hoại tịnh thì chúng ta đã học được ngũ căn ngũ lực, rồi bốn pháp kỉnh, rồi Tứ bất hoại tịnh thì chúng ta phải hiểu cho rất rõ ràng. Sau này Thầy sẽ giải thích cách thức tu tập Tứ Bất Hoại Tịnh như thế nào để tạo cho chúng ta có tín lực, để tạo cho tín căn của chúng ta ngày càng sáng chói ra, để làm cho cái tín căn ngày càng lớn gốc mạnh lên, niềm của chúng ta càng tin hơn nữa. Đó là chúng ta càng tu thì cái tín căn của chúng ta càng mạnh càng lớn lên vì nó cụ thể và rõ ràng. Lát nữa Thầy sẽ dạy về Tứ Bất Hoại Tịnh.