TỲ KHEO - TỲ KHEO NI (1/3)
TRƯỞNG LÃO THÍCH THÔNG LẠC
GIÁO ÁN TU ĐẠO PHẬT
II.- GIAI ĐOẠN XUẤT GIA
(Tỳ khưu Từ Quang biên tập lời Trưởng Lão giảng trong mùa an cư 1997, được ghi âm ở 61 cassette 90)
1.- NGUYÊN KHỞI CỦA TỲ KHEO VÀ TỲ KHEO NI
1./ Vì sao gọi là tỳ kheo: Tỳ kheo là dịch âm của chữ Phạn Bhikkhu (pali, sanscrik là Bhiksu) ý nghĩa chủ yếu là khất sĩ. Khất sĩ có nghĩa trên thì theo Như Lai khất cầu Phật pháp để dưỡng dục huệ mạng của pháp thân, dưới thì hướng về thế gian xin cầu cơm áo để nuôi sống sinh mạng của mình, của pháp thân vì thế gọi là khất sĩ.
Ngoài ra còn các nghĩa phụ: Bố ma, phá ác, tinh mạng, tịnh kỳ giới.
Bố ma là nhân vì xuất gia học Phật làm tỳ kheo là muốn liễu sanh thoát tử, không còn bị sự khuấy nhiễm và chi phối của ma nghiệp, cùng ma cảnh, ma vương, bớt đi ma danh lợi dụng và chi phối, cho nên ma cảm thấy sợ hãi vì thế gọi là bố ma.
Phá ác là tỳ kheo trì giới hay phá được phiền não ác nghiệp, li dục li ác pháp vì thế gọi là phá ác hay phá ma. Cho nên khi không gọi là tỳ kheo thì gọi là vị tu sĩ phá ma hay vị tu sĩ bố ma.
Tinh mạng: Tỳ kheo không làm các nghề nghiệp buôn bán, trồng trọt, thợ thuyền mưu sinh mà chỉ thanh tịnh khất thực để tự sống vì thế gọi là tịnh mạng (hay tinh mạng).
Tịnh kỳ giới: Tỳ kheo đem cả hình tướng thọ mạng của cuộc đời mình mà kiên trì giới luật thanh tịnh làm gương hạnh buông xả li dục li ác pháp vì thế gọi là tịnh kỳ giới.
Người xưa dịch âm (pali: bhikkhu; sanscrik: bhiksu) là bí sô, nay dịch là tỳ kheo hay tỳ khưu. Tỳ kheo ni là dịch âm của phạn (pali) bhikkhuni, (sanscrik) bhikshuni. Ý nghĩa của tỳ kheo ni cũng tương đồng ý nghĩa của chữ tỳ kheo, chữ nibiểu tượng cho nữ tánh mà thôi.
Phật giáo nói ba đời chư Phật đều có 7 hoặc 9 chúng đệ tử tăng tục nam nữ. Tỳ kheo, tỳ kheo ni đứng trong 7 chúng. Đây là 2 bậc cốt cán trong đạo Phật. Khi Đức Phật còn tại thế, hoạt động của đạo Phật lấy đức Phật làm trung tâm. Sau khi Phật diệt độ, thay vì 7 chúng của Phật giáo hoạt động lấy giới luật làm trung tâm hoạt động như lời dạy của đức Phật, họ lại lấy người xuất gia làm trung tâm, do thế Phật giáo càng lúc càng suy thoái. Người tu sĩ không còn giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh nên chỉ có người tu mà không có chất lượng tu. Tăng đoàn xuất gia là hoạt động của đạo Phật mà không lấy giới luật của Phật làm cuộc sống của chính tăng đoàn thì Phật giáo ở thế gian này mất đi giá trị tôn giáo của nó, chỉ còn giá trị của triết học hoặc học thuyết văn hóa.
Cách đây hơn 2500 năm trong nhân loại xuất hiện một ngôi sao sáng đó là đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời cứu tất cả chúng sanh thoát cảnh khổ đau của kiếp người. Sự xuất hiện của tỳ kheo và tỳ kheo ni trên hành tinh này chứng tỏ Phật giáo có mặt, không còn nghi ngờ gì nữa.
Trong Ngũ Phần Luật có chia 11 giới tỳ kheo. Khất tỳ kheo không phải là tỳ kheo đúng như Pháp của Phật, mà 7 chúng của đạo Phật cũng hoàn toàn không giống đồ chúng của ngoại đạo vì chính ngoại đạo cũng chưa có thể phân chia đồ chúng của mình ra thứ bậc kỹ lưỡng như Phật giáo.
Sự tu tập của Phật giáo là phải li các dục. Muốn li các dục thì phải li từng phần. Do sự tu tập đó mà người theo đạo Phật được chia làm 7 chúng là 7 giai đoạn tu tập theo giới luật của đức Phật, chớ không phải 7 chúng là có 7 giai cấp của chúng phật tử trong đạo Phật. Khi người cư sĩ mới vào tu thì tu như thế nào, rồi người cận trụ nam, cận trụ nữ tu như thế nào, rồi khi thọ sa di phải tu như thế nào, rồi thọ tỳ kheo phải tu như thế nào. Đó là sự phân chia theo từng giai đoạn, từng cấp bực lớp để tu tập. Lớp học để giải thoát của Phật giáo phải đi từng giai đoạn như vậy. Hầu như người ta cho có 7 giai cấp đệ tử của Phật trong Phật giáo. Đó là quan niệm sai. Lớp học của Phật giáo phải có từng cấp bực học chứ không phải cấp bực lớn nhỏ, không phải tỳ kheo là lớn, mà sa di là nhỏ.
Căn cứ vào Ngũ Phần Luật, quyển 15 sa di, khi hành đạo, đầu tiên đức Phật độ cho hai người lái buôn tên Li-Vị và Ba-Lị, nghĩa là đầu tiên sau khi đức Phật thành đạo thì Ngài nhận hai người cư sĩ chứ không phải là nhận tu sĩ. Ở trong Ngũ Phần Luật quên rằng đức Phật nhận một cư sĩ đầu tiên chứ không phải hai vị lái buôn này, kết đó mới nhận hai vị lái buôn này. Ba vị này là ba vị cư sĩ đầu tiên của đạo Phật.
Trong giới bổn nói lúc đầu chỉ có một mình đức Phật cho nên không có đủ tam bảo, hai vị cư sĩ này chỉ có nhị quy y (Phật, Pháp mà Tăng không có) mà thôi. Đó là cái sai. Tuy chỉ có một mình Phật mà có đủ tam bảo vì đức Phật là nhất thể tam bảo. Khi đức Phật nhận 5 anh em Kiều Trần Như làm tỳ kheo thì cũng chỉ có mình đức Phật, vậy là sao? Theo lập luận của bộ giới luật này, họ không thấy nhất thể tam bảo từ nơi đức Phật. Sau đó họ còn nói Đức Phật cho con gái của bà la môn Tu Xà Đà thọ nhị quy y. Theo kinh giới nói đức Phật nhận cho 2 người lái buôn làm cư sĩ rồi kế là con gái vị bà la môn này, vị chi chỉ có 3 người cư sĩ đầu tiên trong đạo Phật. Nhưng sự thật trong kinh, Thầy thấy nói đức Phật nhận người đầu tiên làm cư sĩ là một ông già, rồi kế là hai vị lái buôn này, sau đó mới đến người con gái con bà la môn Tu Xà Đà, coi như đầu tiên đức Phật độ cho 4 người cư sĩ trong số có 3 nam một nữ.
Đọc qua Ngũ Phần Luật ta thấy không đúng với giới kinh, trong giới kinh Phật độ cư sĩ đầu tiên là cha của Yassa (Da du đà) rồi kế đó mới hai người lái buôn Li-Vị và Ba-Lị, sau nữa mới độ cho con gái Tu-xà-đà.
PHẬT-PHÁP-TĂNG
Tại sao một mình Phật mà có đủ Phật-Pháp-Tăng. Vì Phật là nhất thể tam bảo, do thế ta thấy trong giới bổn hay bịa đặt và viết sai sự thật về thời đức Phật.
Lần chuyển pháp luân đầu tiên tại Vườn Nai (Lộc Uyển) đức Phật độ 5 anh em Kiều Trần Như thế mà trong kinh giới Tứ Phần Luật Thọ Giới Tiền Độ nói rằng Phật độ 5 người thị tùng theo Phật ở buổi đầu xuất gia, 5 người thị tùng này do vua Tịnh Phạn phái đến, vừa hầu hạ thái tử, vừa phục vụ thái tử tu hành.
Điều này hết sức vô lí. Theo Thầy đọc trong giới kinh thì khi đức Phật đang tu tập ở vườn nai, vua Bimbisara thấy đức Phật có hạnh tu như vậy mới đề nghị chia cho đức Phật nửa giang san của mình, nhưng đức Phật từ chối, do vậy nhà vua cho tìm những vị trong nước có hạnh tu tốt cho vào trong vườn nai để làm bạn tu hành cùng Phật. Còn trong Tứ Phần Luật Thọ Giới Tiền Độ nói rằng vua Tịnh Phạn cho 5 người thị tùng giả làm người tu tập để theo vừa hầu hạ Phật vừa tu tập. Đó là những điều sai với sử, các tổ dựa vào đâu đặt ra như thế này. Nếu 5 người này là thị tùng của Phật thì làm sao dám chống đối Phật khi Phật bỏ khổ hạnh. Họ là chính là những người tu khổ hạnh cho nên khi thấy Phật lợi dưỡng lại thì họ mới không ưa Phật.
Quý thầy nghe tiếp Luật Tiền Độ kể: "Sau khi thấy Phật bỏ khổ hạnh cực đoan làm cho 5 người thị tùng hiểu lầm cho rằng thái tử thoái đạo tâm vì thế họ khinh khi và li khai thái tử". Thầy thấy họ là thị tùng mà dám khinh khi thái tử, dám li khai thái tử thì thật là vô lí, nếu họ là người tu thì họ khinh khi và li khai là phải, còn họ là thị tùng do vua sai họ đến để phục vụ thái tử thế mà họ dám khinh khi và li khai thái tử. Họ là thị tùng thì cái lí này các tổ viết ra không vững.
"Sau khi thái tử thành đạo, Ngài nhớ lại 5 vị tỳ kheo này làm việc khó nhọc phục vụ ngài, không kể nóng lạnh hầu hạ cúng dường nên trước tiên độ 5 người này". Đây là điểm sai nữa của giới bổn, một khi đã đi tu rồi mà còn người hầu hạ là sao? Đến đây quý thầy có thấy các bộ luật này đặt điều không? Quý thầy thấy các tổ đã thêm thắt, đặt ra những cái không có thật không. Thiệt ra không phải vậy.
Tỳ kheo ni xuất hiện rất muộn. Ngày đức Phật thành đạo cũng là ngày mà tôn giả Ananda chào đời. Sau 25 năm thì ngài Ananda mới làm thị giả cho Phật, mà ni chúng được xuất gia thì có ông Ananda xin. Như vậy từ ngày đức Phật thành đạo đến khi đức Phật chấp nhận cho ni xuất gia tu hành ít nhất cũng phải là 25 năm sau. Còn trong Tứ Phần Luật Tăng Bổ Tùy Giảng Biệt Luật của Đại sư Hoằng Nhất lại nói: "Sau khi Như Lai thành đạo 14 năm, bà di mẫu mới được xuất gia". Như vậy lúc đó ông Ananda chỉ mới 14 tuổi thì ai xin cho Bà di mẫu xuất gia. Như vậy trong kinh giới, về thời gian có ni chúng không đúng. Đem giới bổn so với giới kinh qua những câu chuyện lịch sử như vậy, thì hầu hết các luật sư viết luật tự mình đặt ra, không cần biết đúng sai. Nếu không có lịch sử trong giới kinh thì ai biết cái gì đúng. Do thế chúng ta có tin được giới bổn không? Ông Ananda vào tu là tỳ kheo chứ đâu còn sa di thì ít ra ông Ananda cũng phải 20 tuổi, mà trong Tứ Phần Luật Tăng Bổ Tùy Giảng Biệt Luật nói ni chúng được thành lập 14 năm sau khi đức Phật thành đạo thì lúc đó ông Ananda chỉ mới có 14 tuổi, chưa xuất gia. Vậy chúng ta có nên tin giới bổn của các luật sư viết ra không?
2.- THÂN PHẬN TỲ KHEO VÀ TỲ KHEO
Tỳ kheo và tỳ kheo ni cố nhiên là phải giữ gìn tỳ kheo giới và tỳ kheo ni giới, vì thế thân phận và tư cách của tỳ kheo và tỳ kheo ni là phải do thủ trì tỳ kheo giới và tỳ kheo ni giới mà ra. Nghĩa là tư cách của người tu sĩ phải do giới luật mà ra, mà chính do giới luật mà ra thì tư cách này là tư cách giải thoát, là tư cách li những ác pháp, chứ không phải là các hình tướng bề ngoài làm ra vẻ là mình có những oai nghi tế hạnh nghiêm chỉnh mà trong lòng thì không có li ác pháp gì cả. Đó là hình tướng sai, cho nên mục đích thực hiện oai nghi của tỳ kheo và tỳ kheo ni là phải thực hiện bằng sự giải thoát thật sự chính thân tâm họ chứ không phải là hình tướng bên ngoài.
Những kinh giới đặt ra những oai nghi để người tu sĩ làm ra vẻ có oai nghi nhưng thật sự cái tâm của họ chưa li dục li ác pháp cho nên lén phạm giới luật. Chúng ta phải hiểu như vậy, bằng không thì chúng ta phạm những lổi rất nặng. Nếu tỳ kheo và tỳ kheo ni không giữ gìn giới luật thì thân phận và tư cách tỳ kheo và tỳ kheo ni chẳng ra gì, nghĩa là hoàn toàn thiếu đạo đức của đạo Phật. Tỳ kheo và tỳ kheo ni mà tư cách không đúng giới luật thì chẳng ai còn xem họ ra gì và người ta nhìn Phật giáo với đôi mắt khinh khi và không quý trọng nữa.
Tỳ kheo và tỳ kheo ni mà biết áp dụng giữ gìn giới luật thì li dục li ác pháp; nếu không có giới luật thì làm sao li dục li ác pháp được, vì thế tỳ kheo và tỳ kheo ni không li dục li ác pháp được thì tu hành hoài công vô ích. Hiện giờ tỳ kheo và tỳ kheo ni tu tập mà giới luật không nghiêm chỉnh nên sự tu tập của họ không giải thoát mà còn thêm tội lổi rất nặng.
Trong các kinh giới các tổ luận như thế này: "Tỳ kheo và tỳ kheo ni không phải có là do từ giới luật mà ra", nghĩa là trong kinh giới cho là tỳ kheo và tỳ kheo ni không phải do giới luật đẻ ra, giới luật chỉ là khuôn khổ khép tỳ kheo và tỳ kheo ni mà thôi chứ không phải tỳ kheo và tỳ kheo ni do giới luật đẻ ra. Chúng ta phải hiểu một tỳ kheo và tỳ kheo ni phải do giới luật sanh ra vì vậy tỳ kheo và tỳ kheo ni mới li dục li bất thiện pháp.
Sự có mặt của tỳ kheo và tỳ kheo ni giới là do nhu yếu của tỳ kheo và tỳ kheo ni, cho nên trong các bộ kinh giới các tổ luận trong thời đức Phật độ cho người tu thì đâu có giới luật, nghĩa là khi đức Phật chưa chế giới ra thì vẫn đã có tỳ kheo và tỳ kheo ni, như vậy đâu phải giới đẻ ra tỳ kheo và tỳ kheo ni. Bởi vì tất cả tỳ kheo và tỳ kheo ni trong thời 13 năm trước khi đức Phật chế giới là những tỳ kheo và tỳ kheo ni vô lậu, đã li dục li bất thiện pháp cho nên đâu cần gì phải chế giới. Sau này vì tỳ kheo và tỳ kheo ni còn lậu hoặc cho nên đức Phật buộc lòng phải chế giới ra để tỳ kheo và tỳ kheo ni không có lậu hoặc.
Luận trong giới bổn mới nghe thì có lí mà suy nghĩ kỹ thì vô lí vì tỳ kheo và tỳ kheo ni có phạm mới chế giới chứ không phạm thì chế giới làm gì. Ở trong kinh giới thì các tổ luận giới không có đẻ ra tỳ kheo. Nếu không có giới thì 5 anh em Kiều Trần Như làm sao trở thành 5 vị tỳ kheo đầu tiên của đức Phật. Tứ Diệu Đế không phải là giới sao? Đó là giới hành li dục li bất thiện pháp. Nhưng các vị pháp sư, giới sư đều cho đó là pháp chứ không phải là giới. Vốn giới được chế ra cũng chỉ giúp ta li dục li bất thiện pháp, mà Tứ Diệu Đế cho chúng ta thấy đời là khổ, nguyên nhân khổ là do lòng ham muốn, Diệt Đế là nơi không có tâm trạng ham muốn, là cảnh giới giải thoát, rồi tám nẽo đi đến cảnh giới giải thoát đó thì không phải là giới sao? Đó là giới mà. Do chỗ này thuộc giới hành vì vậy các vị tu sĩ này (5 anh em Kiều Trần Như) sau nghe đức Phật thuyết Tứ Diệu Đế rồi thì họ chứng quả Dự Lưu liền, sau đó thì họ thực hiện cho nên họ chứng quả Alahán, thì đó là giới chứ gì? Vậy mà các vị giới sư giới luật thời nay không thấy đó là giới, họ cho đó là bài pháp thôi. Cho nên cái thấy của họ không phải thực thấy. Đức Phật khi đã thành Phật thấy chỉ có pháp mà Phật tu chứng mới đem đến cho Phật giải thoát. Vậy thì pháp đó là cái gì? Đức Phật đã thấy được pháp, mà đã thấy được pháp là thấy được giới luật.
Khi Thầy giảng về 37 phẩm trợ đạo thì các con mới thấy giới hành quan trọng rất lớn trong cuộc đời tu tập của chúng ta. Còn giới bổn mà chúng ta đọc đây là để biết cái sai của người sau, họ viết bậy bạ, họ không hiểu Phật pháp, họ hiểu Phật pháp bằng sự cạn cợt, họ thấy 37 phẩm trợ đạo là pháp chứ không phải giới. Đó là cái sai của họ. Những kẻ viết giới luật mà chẳng hiểu giới luật của Phật là pháp môn phương tiện cho người tu tập. Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo không phải là những phương tiện để chúng ta tu tập sao?
Để khắc kỷ, để giữ gìn thân tâm của mình không còn ở trong ác pháp, để li những tâm ham muốn của mình, trong giới bổn đặt ra như vầy: “Cấm không ăn phi thời, ăn ngày một bữa”. Nhưng khi người tu sĩ ở trong pháp li dục thì người ta đâu có cần ăn hai ba bữa, người ta ăn đủ sống và người ta thấy đồ ăn bất tịnh rồi. Như vậy không cần cấm mà người ta vẫn giữ giới được. Nuôi chánh mạng thì ai mà ăn phi thời. Như vậy chúng ta phải hiểu giới trong giới kinh là giới hành rất vi diệu và nó đưa chúng ta đến thiện pháp rất rõ ràng. Vì đời sau không hiểu nên mới có giới bổn ra đời, còn hiểu như 13 năm khi không có giới bổn thì giới bổn ra đời để làm gì, người ta chỉ tu tập giới hành là đủ giải thoát rồi. Người nào sống đúng giới hạnh mà tu tập giới hành thì có kết quả ngay trong sự giải thoát hiện tiền.
Vì không hiểu giới luật là pháp môn cứu cánh giải thoát cho con người nên các tổ giới luật chia làm 11 thứ tỳ kheo như sau (tỳ kheo là tỳ kheo giải thoát thôi, sao lại chia làm 11 loại tỳ kheo):
1. Tỳ kheo ăn xin. Họ đi ăn xin nhưng chưa hẳn đã là người li dục đâu. Hơn nữa họ chỉ cần có y áo, rồi đến giờ đi xin ăn, không cần thọ giới gì cả, chẳng cần biết giới luật.
2. Tỳ kheo trì y hoại sắc, tức giữ y phấn tảo. Tỳ kheo này cũng chưa chắc đã giữ giới luật, chưa chắc đã li dục.
3. Tỳ kheo phá ác. Vị Tỳ kheo này ngay pháp thực hiện li dục li ác pháp, chứ không theo các pháp tứ yết ma. Loại Tỳ kheo này không cần đi xin ăn, không cần mặc y miếng rách miếng lành, nhưng luôn luôn thực hiện tu tập li dục li bất thiện pháp. Đây là Tỳ kheo xứng đáng nhứt.
4. Tỳ kheo như thật (Tỳ kheo không nói láo)
5. Tỳ kheo kiên cố, nghĩa là giữ oai nghi của một tỳ kheo không cho sai phạm gì hết nhưng tâm họ không li được pháp thiện pháp ác, chỉ có hình thức kiên cố mà thôi.
6. Tỳ kheo thấy lổi, nghĩa là thấy lổi của mình để sửa, tức là thấy pháp ác. Tỳ kheo này cũng khá.
7. Tỳ kheo do một lời thọ giới, khi nghe một bài pháp rồi thì vị Tỳ kheo nói lên lời nói của mình "Con xin thọ giới tỳ kheo, thọ Phật Pháp Tăng để làm một vị tỳ kheo do đức Phật hướng dẫn". Chỉ nói một lời thì đó là tỳ kheo một lời.
8. Tỳ kheo do hai lời thọ giới. Vị này nói lên lần thứ nhất thì đức Phật chưa chấp nhận, vị này nói lần thứ hai mới được đức Phật chấp nhận. Đó là Tỳ kheo hai lời.
9. Tỳ kheo do ba lời thọ giới. Vị nầy phải nói 3 lần mới được đức Phật chấp nhận.
10. Tỳ kheo thiện lai. Là người này nghe pháp rồi râu tóc tự rụng hết, y áo ở đâu bay đến đắp vào mình vị này, đức Phật gọi là thiện lai tỳ kheo. Vị Tỳ kheo thiện lai này chứng quả Alahán chứ không phải tầm thường.
11. Tỳ kheo đúng như pháp bạch tứ yết ma thọ giới. Tỳ kheo thứ 11 này không phải là các loại Tỳ kheo trên. Chúng ta là Tỳ kheo đúng như pháp bạch tứ yết ma rồi thọ giới. Hiện giờ ai mà không thọ tỳ kheo thì coi như không có làm Tỳ kheo được. Trong giới nói Tỳ kheo thực hiện pháp bạch tứ yết ma mới là tỳ kheo.
Trong Căn Bản Tác Bà do bộ luật nhiếp phục thì có 10 thứ tỳ kheo:
1. Tỳ kheo không có thầy, như bích chi Phật, Độc Giác Phật, tự mình tu không có thầy.
2. Tỳ kheo chứng trí, (là tuệ giải thoát của mình)
3. Tỳ kheo vấn tấn (nghĩa là sau khi hỏi một pháp gì đó được đức Phật trả lời xong thì trở thành một vị tỳ kheo gọi là Tỳ kheo vấn tấn.)
4. Tỳ kheo quy y (nghĩa là khi quy y Tam Bảo rồi thì vị này trở thành Tỳ kheo liền chứ không phải thọ ngũ giới, thọ thập giới... theo tác pháp yết ma)
5. Tỳ kheo 5 vị luật sư truyền thọ giới (nghĩa là mình trở thành Tỳ kheo ở nơi biên cương, ít tỳ kheo cho nên chỉ có 5 vị tỳ kheo cho thọ giới).
6. Tỳ kheo 10 vị luật sư. Còn tại Giới Đàn thọ tỳ kheo phải có 10 vị tỳ kheo (tam sư thất chứng) thì đó là Tỳ kheo 10 vị luật sư.
7. Tỳ kheo thọ kinh pháp: khi mình thọ được các kinh pháp dạy thì mình trở thành vị tỳ kheo, không phải là Tỳ kheo 5 vị hay Tỳ kheo 10 vị truyền giới cho mình. Sau khi hiểu kinh pháp xong thì mình cạo tóc, mặc y pháp, chấp nhận giới luật của Phật, mình trở thành tỳ kheo.
8. Tỳ kheo hiển xứ. Thí dụ mình muốn làm tỳ kheo bèn sai một người nào đó đến xin một vị Hòa thượng và được vị Hòa Thượng này chấp nhận thì ở đây mình trở thành tỳ kheo.
9. Tỳ kheo hai chúng, nghĩa là có hai người chứng nhận cho nhau thì họ vẫn được làm tỳ kheo.
10. Tỳ kheo thiện lai là các bậc Alahán.
Trong kinh giới Tác Bà Ta La cho có 10 dạng Tỳ kheo như vậy, còn kinh giới trên cho có 11 dạng Tỳ kheo.
Có 10 pháp thọ cụ túc:
1.- Thọ cụ túc không thầy,
2.- Thọ cụ túc với 5 thầy đắc đạo,
3.- Trưởng Lão Ma ha Ca Diếp tự thệ liền đắc cụ túc giới. Mình tự thệ nguyện giữ gìn giới nghiêm chỉnh là mình đã thọ cụ túc giới rồi,
4.- Ông Tô Đà tùy thuận đáp qua những lời thưa hỏi, thì ông cũng đắc cụ túc giới rồi,
5.- 5 thầy truyền giới,
6.- Tỳ kheo ni Ma ha Ba Xà Ba Đề (Maha Gotami) thọ Bát Kỉnh đắc cụ túc giới, nghĩa là bên ni người ta thọ Bát Kỉnh Pháp thì cũng đắc cụ túc giới,
7.- Bán Ca Thi Ni khai trí được thọ cụ túc, tức là cho người đến xin thì ngay đó mình thọ cụ túc được rồi,
8.- Thiện lai,
9.- Quy Mạng Tam bảo, nghĩa là mình quy mạng Tam Bảo là mình đã thọ cụ túc rồi,
10.- Bạch Tứ Yết Ma, nghĩa là phải có 5 hay 10 vị để Bạch Tứ Yết Ma.
Tỳ Ni Mẫu có 5 pháp thọ cụ túc:
1.- Thiện lai tỳ kheo,
2.- Bạch Tứ Yết Ma,
4.- Bát Kỉnh Pháp,
5.- Thọ Cụ Túc Bực Thượng (nghe pháp mà đắc quả Alahán).
6/ Tứ Phần Luật có 8 thứ tỳ kheo:
1.- Danh Tự tỳ kheo,
2.- Tương tự tỳ kheo (có hình thức giống tỳ kheo),
3.- Tự Xưng tỳ kheo,
4.- Thiện Lai tỳ kheo,
5.- Thích Cầu tỳ kheo,
6.- Tỳ kheo mặc y cắt rọc,
7.- Tỳ kheo chứng quả Alahán,
8.- Bạch Tứ Yết Ma.
Ở đây theo Thầy thấy trong đạo Phật chỉ có một loại tỳ kheo là tỳ kheo li dục li ác pháp thôi. Trong các bộ kinh giới nói Tỳ Kheo Alahán là bịa ra thôi, một người phàm phu muốn thành vị Alahán thì phải li dục li bất thiện pháp chứ không thể nào đã li rồi mà còn là một vị tu sĩ Alahán được. Khi một Tỳ kheo chứng quả Alahán thì vị này phải li dục li bất thiện pháp hoàn toàn.
Ở đây có thể quy nạp thành 10 loại tỳ kheo nữa:
1.- Tỳ kheo không có thầy,
2.- Tỳ kheo một lời,
3.- Tỳ kheo hai lời,
4.- Tỳ kheo ba lời,
5.- Tỳ kheo ác kiết sử,
6.- Tỳ kheo tự thệ,
7.- Tỳ kheo thiện lai,
8.- Tỳ kheo vấn tấn,
9.- Tỳ kheo luận đáp,
10.- Tỳ kheo Bạch Tứ Yết Ma.
Suốt cuộc đời của đức Phật, Ngài độ bao nhiêu thiện lai tỳ kheo? Các vị Đại Đệ Tử được đức Phật độ ở thời kỳ đầu tiên đều là thiện lai tỳ kheo: 5 người trong nhóm 5 anh em Kiều Trần Như, 30 người trong nhóm ông Mảnh Từ Tử, Ưu Lâu Tần La Ca Diếp, và 500 đệ tử của ông Già Do Ca Diếp và 200 đệ tử Ưu Ba Tư Na và 250 đệ tử Đại Mục Kiền Liên và 250 đệ tử con cháu giòng Vương Thất Thích Ca, 500 người nhóm ông Bạt Đà, 500 người nhóm Quần Tạc. Tư liệu này thấy trong Maha Tăng Kỳ Luật (nghĩa là trong bộ luật Maha Tăng Kỳ Luật ghi số người này gọi là thiện lai tỳ kheo theo đức Phật trong thời kỳ có Phật hiện tiền, không lập giới đàn, không có pháp yết ma, chỉ nói lên ý chí quy y theo Phật Pháp Tăng và được Phật chấp nhận). Do đây, nhận thấy thiện lai tỳ kheo đương thời là vai trò lãnh đạo cũng là thành phần chủ yếu. Tỳ kheo bạch tứ yết ma thọ cụ túc giới là sau này.
Bạch tứ yết ma có nghĩa là một phen báo cáo, ba phen xưng cầu (mọi người có sự yên lặng chấp nhận mới thành pháp yết ma, trong 10 người nếu có một người phản đối thì không thành yết ma).
Chỉ trì và pháp trì giới luật là tiếng gọi chung của hai thứ loại biệt, nói theo nghĩa rộng tỳ kheo giới cũng bao quát tỳ kheo luật. Nói theo nghĩa hẹp giới là giới, luật là luật, trong luật có bao hàm giới nhưng trong giới không bao hàm luật. Luật bao gồm cả chỉ trì và pháp trì, còn giới thì chỉ có chỉ trì, không có pháp trì, vì thế trì luật bao hàm trì giới, trì giới không bao hàm trì luật.
Trì luật là việc của đại chúng trong tăng đoàn, còn trì giới là việc của mỗi cá nhân. Trì giới gọi là chỉ trì, tức là không làm các pháp ác; trì luật gọi là pháp trì, tức là làm việc thiện. Giới tướng gọi là chỉ trì, quy định các pháp yết ma gọi là pháp trì. Trong sinh hoạt cá nhân lấy giới làm chủ yếu, cá nhân muốn giải thoát sanh tử cần phải trì giới. Phật giáo muốn tồn tại tốt đẹp lâu dài, cần phải trì luật. Một vị tỳ kheo chơn chánh không thể không trì giới; một tăng đoàn có triển vọng không thể không trì luật. Tỳ kheo giới và tỳ kheo ni giới thông thường không làm ngũ thiên thất trụ (ngũ thiên là năm thứ tội hạnh, thất trụ là bảy tội danh).
Đến đây là phần thông hiểu phận sự của giới và luật chỉ trì và pháp trì. Bây giờ quý thầy trở về giới bổn patimokkha.
3.- GIỚI CỦA TỲ KHEO - TỲ KHEO NI
1/ Tỳ kheo có 3 y, tỳ kheo ni có 5 y, còn sa di chỉ có 2 y là y trên và y dưới. Tỳ kheo và tỳ kheo ni không được lìa 3 y, chỉ có y trung và y hạ mới giữ thân mình kín đáo, còn y trung không kín đáo lắm.
2/ Tỳ kheo hay tỳ kheo ni trong khi ngủ cũng không được lìa y thượng và y hạ. Sa di không có đại y nên không phạm.
3/ Tỳ kheo hay tỳ kheo ni không được nhóm lửa (nấu ăn hay làm gì). Sa di có thể nhóm lửa nấu cháo hay nấu cơm cho đại chúng dùng (Trong giới luật (giới bổn) chế thêm, trong giới kinh sa di cũng không được nấu).
4/ Tỳ kheo hay tỳ kheo ni sau khi đã ăn bữa ăn chính rồi, thí chủ có đem đến cúng dường đồ ăn, Tỳ kheo hay tỳ kheo ni trong bụng có thể ăn thêm cũng không được ăn nữa, đây gọi là túc thực (ăn biết đủ, không được ăn thêm), nếu như quyết định muốn ăn thêm thì phải nhờ một tỳ kheo hay tỳ kheo ni khác chưa ăn làm lễ dư thực bằng cách nhờ vị tỳ kheo hay tỳ kheo ni ăn đó ăn trước một miếng sau đó mình mới ăn được. Sa di tuổi nhỏ không bị hạn chế của túc thực.
Một tỳ kheo mà còn thèm ăn như vậy thì sao gọi là li dục li bất thiện pháp được, cho nên giới luật chế ra không còn đúng để ta li dục li bất thiện pháp. Thầy đọc ra để quý thầy thấy giới bổn người sau chế ra làm sai hết giới luật của Phật, bởi mục đích chúng ta giữ gìn giới là để chúng ta li dục li bất thiện pháp, thế mà vị tỳ kheo thấy đồ ăn ngon còn muốn ăn rồi nhờ vị tỳ kheo khác làm lễ dư thực để ăn thêm. Trong thập giới sa di quá rõ ràng, không thể làm như vậy được, sa di không thể muốn ăn hồi nào cũng được.
5/ Không làm hại hạt giống và ngũ cốc; tỳ kheo không được trồng và làm tổn hại, nhưng sa di có thể thay tỳ kheo xử lí tức trồng hoặc là xay, giả, nấu.
Như vậy các sa di không còn giới hạnh nào nữa hết vì sa di thay các vị tỳ kheo làm các điều phi giới luật.
6/ Những vật bất tịnh (Bất tịnh là chỉ cho các vật nhơ bẩn như đại tiểu tiện và đàm giải) như đồ ăn còn thừa không nên bỏ trên cỏ non, trên những loại cây, sẽ làm cho chết cây, cũng như đừng đại tiểu tiện trên cỏ cây. Giới thứ 6 này, người tỳ kheo và chú sa di đều giữ gìn như vậy.
7/ Leo lên cây làm mất oai nghi, tức là vị tỳ kheo và tỳ kheo ni không được leo lên cây, chỉ có sa di được leo mà thôi.
8/ Tỳ kheo không được cầm nắm vật báu, chỉ có sa di thay tỳ kheo cầm nắm và giữ gìn.
Chúng ta thấy trong thập giới sa di cấm, vậy mà trong giới bổn nói sa di thay tỳ kheo làm được các việc này.
9/ Đồ ăn còn thừa để qua đêm, tỳ kheo và tỳ kheo ni chẳng được ăn lại, chỉ có sa di ăn lại được.
10/ Tỳ kheo không được đào đất. Sa di thì được.
11/ Các vật thực không do người khác đưa cho, thì tỳ kheo không được ăn, sa di không bị hạn chế và làm người dâng thực phẩm cho tỳ kheo.
Đó chỉ là cách giới bổn tạo cho chúng ta thêm dục lạc chứ không phải li. Đời sống theo đạo Phật rất khó, phải biết cách sống thì mới li được dục, li được ác pháp. Nếu không biết cách thì chúng ta bị phạm giới hết, dù ít dù nhiều, nhất là trụ thế tăng (người ở mãi trong một chùa) chắc chắn không thể nào giữ gìn giới luật trọn vẹn được.
12/ Tỳ kheo không nhổ cỏ, không chặt cây. Sa di thì làm được các việc này.
4.- PHÉP SÁM HỐI CỦA TỘI ĐỘT KIẾT LA.
Tội đột kiết la gồm có hai thứ: 1. Cố ý phạm. 2. Vô ý phạm.
Pháp sám hối cũng có hai thứ:
1. Đối trước một vị đại đức mà sám hối tức là phát lồ ra mà sám hối.
2. Tự trách sám hối.
1. Đối trước một vị đại đức mà sám hối: Người sám hối phải đầy đủ oai nghi chánh hạnh, hướng về một vị đại đức, một vị thượng tọa, hòa thượng, quỳ gối chắp tay bạch như vầy: "Đại đức ức niệm, con là sa di (tên sa di) có phạm tội đột cát la, nay hướng về Đại đức phát lồ sám hối, xin Đại đức ức niệm xót thương". Đó là mình phát ra lời xin sám hối những tội trạng của mình để cho người đó nghe, nghe rồi thì mình cố gắng đừng phạm cái lổi đó nữa. Đại đức thọ sám hối liền nói "Tự trách lấy tâm ngươi", nghĩa là khi người phạm tội phát lồ ra thì người nghe lời mình nói rằng mình tự trách tâm mình để cho mình sửa, còn xin sám hối mà không tự sửa thì sự sám hối không có nghĩa gì. Người sám hối dâng lên "con xin vâng lời".
2. Tự trách sám hối. Tự sám hối thì lúc phạm liền hối lổi vì thấy đó là xấu hỗ, từ đây về sau ta không được tái phạm nữa. Không cần phải phát lồ với ai hết.
Thức xoa ma ni trừ việc phạm lục pháp có cách xử lí riêng, còn ngoài ra các điều khác cũng chỉ có một tội đột cát la. Phương pháp sám hối đồng với phương pháp sám hối của sa di và sa di ni. Tức có hai phần sám hối: Sám hối trước một vị tỳ kheo ni và tự trách sám hối.
Thầy thấy thời gian không có nhiều, cho nên chỉ giảng phớt qua giới bổn patimokkha, để dành thời gian cho giới hành là cái cần thiết cho đời sống tu hành của chúng ta, để khi quý thầy rời khỏi tu viện quý thầy nắm vững giới hành mà tu tập. Giới Bổn chẳng qua chỉ bổ túc oai nghi tế hạnh của chúng ta thôi, chúng ta chỉ học để hiểu, và đồng thời để biết cái sai của các giới bổn mà các bậc thầy tổ tôn túc đã viết để chúng ta không theo các bộ kinh giới đó. Chúng ta chỉ nên lấy các giới trong giới kinh của kinh điển nguyên thủy của Phật để chúng ta tu tập, chứ không lấy kinh giới tức giới bổn của các ngài mà làm thầy chúng ta. Các tổ giới bổn đã theo ý của mình hơn là theo ý của Phật, viết ra giới bổn, cho nên chúng ta chỉ cần hiểu thôi rồi chúng ta lấy những oai nghi chánh hạnh của giới bổn, xem cái nào đúng để bổ túc cho phần giới hạnh của chúng ta. Còn về giới hành mà chúng ta tu tập thì đây là những pháp đúng để li dục li bất thiện pháp, rồi nhờ giới hành thực hiện đời sống li dục li bất thiện pháp để chúng ta nhập thiền mới có trí tuệ siêu việt. Giới bổn chỉ làm mất thời giờ của chúng ta mà không có ích gì, vì vậy mà Thầy cô đọng kinh giới lại, không đem ra nói cái sai của nó nữa, bởi chúng ta đã hiểu kinh giới là sai rồi, thì dù nói bao nhiêu nó cũng sai, không ích lợi cho chúng ta mà chỉ làm mất thì giờ thôi.
Đối với tỳ kheo và tỳ kheo ni, giới là đại trọng yếu cho sự giải thoát trong Phật giáo. Kinh giới về tỳ kheo và tỳ kheo ni chỉ trợ giúp về giới hành, nghĩa là giới bổn trợ giúp cho chúng ta hiểu để tập luyện những oai nghi cho đúng cách để thực hiện giới hành li dục li bất thiện pháp trong việc hành trì giới định tuệ của Phật. Tức là chúng ta trở về tam vô lậu học thì mới thấy giới bổn chỉ trợ giúp cho oai nghi để chúng ta thực hiện giới hạnh li dục li bất thiện pháp.
Trong Đại Tạng Kinh của Hán tạng có Quảng Bảng Đại Lực của tỳ kheo và tỳ kheo ni giới có 400 hoặc 500 quyển, đó là chưa kể đến phần chú sớ, chú thuật của luật đại tổ sư về giới. Nghĩa là trong tạng kinh giới có quá nhiều, không ai có thể đọc hết được vì các ngài đặt ra đủ thứ, đủ loại rồi lặp đi lặp lại trùng hợp với nhau đủ cách trong đó. Như quý thầy thấy từ giới sa di mà họ đặt ra lục pháp này, lục pháp kia cho thức xoa ma ni; rồi từ oai nghi họ cũng đặt ra thế này thế kia để thành ra những giới bằng cách này hay bằng cách khác. Họ làm đủ thứ hết mà điểm chính để được giải thoát thì không có.
Sư Thánh Nghiêm đã nói "Thật tâm mà nói chính tôi cũng chưa thật xứng đáng là một tỳ kheo của tỳ kheo giới, thậm chí tôi cũng không phải là một sa di đúng như pháp, tôi chỉ là một ưu bà tắc hiện tướng xuất gia mà thôi. Nghĩa là giới sư Thánh Nghiêm thấy ông chưa phải là một tỳ kheo đúng theo tỳ kheo giới, thậm chí cũng chưa đúng sa di của sa di giới. Ông thấy cách thức sống ăn ngày hai ba bữa, ở trong chùa sang cả, thì làm sao có giới luật nghiêm chỉnh được, cho nên ông nói ông chỉ là một ưu bà tắc hiện tướng xuất gia (tức ăn mặc theo kiểu xuất gia). Chính vì vậy mà ông Thánh Nghiêm viết quyển Giới Luật Cương Yếu này trong đó tự nhận xét mình chưa xứng đáng là một bậc tỳ kheo. "Dẫu cho muốn thực hành đúng như luật cũng khó khăn biết bao, vì thế nội dung của thiên này, tôi vẫn không cổ động độc giả chưa đầy đủ tỳ kheo và tỳ kheo ni giới đọc, nhưng đương nhiên tôi cũng không kịch liệt phản đối". Nghĩa là giới sư Thánh Nghiêm không phản đối cũng không khuyến khích chúng ta đọc giới, vì nếu khuyến khích chúng ta đọc giới thì chúng ta sẽ thấy các tỳ vết, những cái xấu quá nhiều của hàng tu sĩ. Nhưng các tổ thì cấm đoán đọc giới luật. Giới sư Thánh Nghiêm không dám nói các tổ sai mà chỉ tự nhận xét mình khi đem giới luật ra nghiên cứu. Trong thời đại của chúng ta hiện nay, có những giới sư cũng đã thấy được chỗ sai chỗ đúng trong giới bổn.
5.- CHỦNG LOẠI CỦA GIỚI LUẬT TĂNG NI
Giới luật của đạo Phật là một pháp môn tu hành để được giải thoát vì chính nó mới lìa được sự đau khổ. Nguyên nhân gốc khổ của con người là lòng ham muốn thì chỉ có giới luật của Phật mới lìa được, mới li dục li ác pháp được. Li được dục và ác pháp là giải thoát, vậy thì giới luật giúp chúng ta sống cuộc sống li dục li bất thiện pháp, thế mà giới bổn quy định như vậy thì có giúp cho chúng ta li dục li bất thiện pháp được không? - Không.
Giới luật cần thiết cho việc tu hành giải thoát của đạo Phật, cho nên việc hoàn thành giới tỳ kheo và tỳ kheo ni không phải là việc làm trong một ngày mà phải có thời gian. Hơn nữa giới luật rất quan trọng cho việc tu hành vì nó vừa là một pháp môn tu tập vừa là một ông thầy chỉ đạo. Vì chỉ có giới luật mới là người thừa kế đức Phật sau này, do vậy trước khi Ngài nhắm mắt đã di chúc các đệ tử lấy giới luật thay Ngài dẫn dắt và làm sáng tỏ Phật pháp muôn đời.
Chúng ta chưa từng thấy Phật chủ động chế ra một điều nào trước cho đến khi có người phạm lổi bị sự chê trách của người ngoài, các đệ tử thiểu dục tri túc, thích hạnh đầu đà, biết hỗ thẹn, biết sống trầm lặng cô đơn, biết dùng giới luật li dục li ác pháp nên họ trình lại với đức Phật. Nghĩa là trong chúng đệ tử của đức Phật có những người biết sống theo phạm hạnh, khi thấy có những vị có lối sống bị cư sĩ chê trách nên họ trình lại với đức Phật về sự việc đó. Do sự sai phạm đó nên đức Phật mới chế ra.
Việc chế giới này là những điều giúp chúng ta li các tâm dục, chứ không phải chế giới luật ra để người sống theo được người khác khen. Đức Phật chế giới nhằm lợi ích cho đại chúng, vì thuận theo yêu cầu của đại chúng. Đây là thể hiện tinh thần dân chủ một cách đầy đủ. Đức Phật còn phải sửa đổi làm sao cho giới luật giúp chúng ta sống theo thiện pháp cho được, nghĩa là các điều giới luật được chế nhiều phen để điều luật không bị lổi thời, cho nên không còn ai sau này có thể thêm bớt điều gì vào trong giới luật được. Vậy mà hiện nay có một số người thêm bớt giới luật, nhưng không hợp, không thể bằng đức Phật.
Đức Phật đã cẩn thận kỹ lưỡng chế luật cho phù hợp với mọi thời đại, và chỉnh đốn sao cho người thừa kế mình đầy đủ trọn vẹn ba thần lực: đại oai lực, đại thần lực, đại minh lực. Ngài chuẩn bị cho ông thầy giới luật đủ ba thần lực cho xứng đáng là ông thầy của chúng ta trong mọi thời. Vì vậy giới luật chúng ta đang học, đang tu tập ở đây là pháp môn rất tuyệt vời, chứ không phải như giới bổn mà các vị giới sư viết ra không có giá trị gì. Do đó chúng ta phải đi vào giới kinh trong các bộ kinh nguyên thủy Nikaya hay A-Hàm làm gốc li dục li bất thiện pháp.
Sau này về các giới hành thì chúng ta sẽ học toàn bộ trong các giới kinh này. Những giới kinh này là giới hành của 37 phẩm trợ đạo, như Thầy thường nhắc cho quý thầy biết, đó là sự thực tập của chúng ta trong giới luật. Đức Phật tuyệt nhiên không muốn các đệ tử có lổi lầm, các đệ tử có hảo tâm xuất gia tự họ cũng không muốn trong tăng đoàn có người sửa đổi giới luật. Đây là một thứ yêu cầu của Tăng Sự Trọng.
Giới luật của đạo Phật không có tính cách cưởng chế, cho nên chỉ khi có tỳ kheo phạm lổi lầm rồi mới chế giới ra, đó là nguyên nhân do từ nơi có phạm giới mới chế ra giới luật, nghĩa là nếu chưa phạm giới mà chế giới tức là cưởng giới, tức buộc mọi người theo quy định đặt ra. Giới luật chế ra là do lổi lầm của tỳ kheo sống không li dục li bất thiện pháp, người đó sống trong ác pháp làm cho không giải thoát, chứ không phải là sự khen chê của ai, cho nên Phật chế giới ra để cho người đó giữ gìn li được lổi lầm, không ở trong ác pháp nữa. Có hiểu như vậy mới hiểu được việc Phật chế giới.
Sự chế giới của đức Phật, nhìn từ thực tế là ý của đại chúng trong tăng đoàn, đức Phật chỉ là người chủ trì hoặc là người chứng minh trong quá trình chế giới. Nghĩa là đức Phật là người chủ trì làm cho người phạm lổi biết điều đó là ác pháp, điều đó là cái không nên, vì sống như vậy là không giải thoát được. Chứ không phải giới cưởng bức tỳ kheo không được phạm. Giới luật là phương thức phòng ngừa sự hư đốn của đại chúng.
Nhìn qua giới bổn và giới kinh của Phật, chúng ta mới hiểu một cách sâu sắc rằng đức Phật là một vị đại đạo sư rất vĩ đại và từ bi; do giới bổn và giới kinh này mà cứu hộ tất cả chúng sanh thoát khỏi khổ ách của nhân quả. Trên nhân quả, đức Phật đã dụng tâm không chỗ vi tế nào mà không đến, vì thế Ngài đã tôn trọng ý của đại chúng, luôn luôn chế giới để giúp đại chúng từ bỏ những khuyết điểm của mình.
Nghĩ đến lòng từ bi của Phật vô bờ bến trong sự chế giới kinh và giới bổn khiến ta cảm động đến rơi nước mắt vì thấy chúng sanh phạm lổi là thấy lổi ở chỗ ác pháp, chứ không phải ở sự khen chê của người cư sĩ. Thấy chúng sanh phạm lổi là do chạy theo dục, cho nên Phật mới chế ra giới, mà chế ra giới tức là chế ra cái pháp để cho họ li dục li bất thiện pháp, tức là cứu họ ra khỏi cuộc đời đau khổ của họ. Thấy như vậy chúng ta mới thấy rằng người chủ trì chế giới này có lòng từ bi thương đệ tử của mình rất tha thiết muốn cho người đệ tử li được các đau khổ.
Đọc giới kinh rồi xem giới bổn thấy các tổ chế giới ra thời gian sai khác lạ lùng. Trong giới kinh nói 13 năm sau khi Phật thành đạo mới chế giới, các tổ nói sau 5 năm, đức Phật chế giới cho đến khi nhập diệt mới đình chỉ.
Trong Ngũ Phần Luật quyển 22, Phật nói: "Tuy là pháp của ta chế, nhưngở phương khác không cho là thanh tịnh thì đều không được dùng". Đức Phật là thầy của trời người, giới luật là thầy của trời người, tại sao lại có nước này thanh tịnh mà nước kia không thanh tịnh, không tu tập được. Giới luật của Phật là thiện pháp, là phương pháp ngăn các ác pháp tại sao phương khác lại không cho là thanh tịnh, không được dùng. Cũng trong Ngũ Phần Luật quyển 22 nói: "Tuy chẳng phải giới luật của Ta chế nhưng ở phương khác phải nên làm thì không được chẳng nên làm", nói như vậy nghĩa là tuy không phải giới luật của Phật nhưng ở phương đó có giới luật đúng với nơi đó, thì đem giới luật đó áp dụng mà tu tập. Như vậy ông Phật chỉ đúng ở trong phương nào đó thôi, chứ ông không phải là thiên nhơn chi đạo sư. Kinh giới này nói như vậy đức Phật chỉ dạy ở cõi Ta bà này thôi chứ không dạy cõi nào được đâu, đức Phật chỉ dạy ở Nam Thiện Bộ Châu, chứ qua Bắc Cu Li Châu, Đông Thắng Thần Châu, Tây Ngưu Hóa Châu chắc chắn không dạy được vì ở đó khác.
Xét cho cùng giới luật của Phật đặt ra là pháp môn để tu hành giải thoát thân tâm, làm chủ sanh tử, thế mà đức Phật còn chấp nhận pháp luật của người khác tức là chấp nhận họ hay giỏi hơn đức Phật nữa, li dục li bất thiện pháp hơn giới luật của đức Phật.
Chúng ta thấy từ chỗ pháp tu cho đến giới luật đều có sự bôi bác Phật giáo rất nhiều, làm cho thấy Phật thua xa, cho nên đứng qua góc độ kinh sách ta thấy kinh của Phật dạy là tiểu thừa mà kinh của các tổ là đại thừa. Bốn Thiền của Phật mình tu rất vất vả, muốn làm chủ cái thân này phải tịnh chỉ hơi thở, phải ngưng các hành trong thân thì các tổ gọi đó là thiền phàm phu chứ Bồ Tát và Phật không có loại thiền này. Họ hạ bệ giáo lí của Phật, tới thiền của Phật, rồi giới luật của Phật họ cũng hạ xuống qua các câu trích trên. Đọc những câu này ta thấy rất là đau lòng, những kẻ hậu sinh sau đức Phật đã nở tâm lấp lối ngăn đường giải thoát của đạo Phật. Chúng sanh đang đau khổ thế mà họ bít lối, không cho chúng ta thấy được đường lối tu hành giải thoát. Những người này phải chịu hậu quả việc làm của họ đã làm sai lệch Phật pháp. Đến với giới luật chẳng ai tìm được con đường chơn chánh của đạo Phật, chỉ vì toàn là phá giới. Nghĩ rằng những người soạn ra những bộ luật này phải đọa địa ngục.
6.- BỐN GIỚI TRIỆT KHAI
Tăng có 4 ba la di (giới đứt đầu), bị trục xuất khỏi Tăng Đoàn, bên Ni cọng thêm 4 điều kiện nữa là 8 điều kiện bị trục xuất khỏi Ni Đoàn (tỳ kheo ni có 8 ba la di). 4 ba la di sau của tỳ kheo ni là:
1. Cùng với người nam có tâm ô nhiễm bất tịnh đụng chạm nhau ở trong thân.
2. Cùng với người nam có tâm ô nhiễm nắm tay vào chỗ khuất, cùng đứng, cùng ngồi, cùng nói chuyện, cùng đi song song, cùng dựa thân vào nhau, cùng hẹn hò.
3. Biết tỳ kheo ni có phạm tội trọng mà che dấu không nói cho người khác biết. Tội che dấu vấn đề nam nữ, mình không có nói cho người khác biết tức là mình cũng phạm vào tội ba la di (đứt đầu).
4. Thuận tòng cúng dường tỳ kheo bị tăng cử tội (nghĩa là vị tỳ kheo bị cử tội thì vị tỳ kheo ni tìm cách để che dấu tội của tỳ kheo đó thì đương nhiên vị tỳ kheo ni đó phạm vào tội bị trục xuất).
Nếu 5 giới: ăn phi thời, ăn vặt, thường nhận vàng bạc và tiền, uống rượu, đeo tràng hoa, tỳ kheo nào phạm họ phải thọ và bắt đầu học lại. Nghĩa là 5 giới sau của sa di nếu tỳ kheo phạm giới nào thì họ phải thọ giới đó lại và bắt đầu học lại và buộc họ phải sám hối. Như bây giờ tỳ kheo ăn phi thời thì bắt buộc họ phải sám hối và bắt họ phải thọ giới đó lại, chứ không được chỉ sám hối thôi. Họ nhận tiền bạc và cất giữ thì cũng bắt thọ giới lại và bắt họ trả lại tiền bạc; hoặc họ đeo tràng hoa, hoặc là họ xem ca hát, tất cả những cái phạm này đều bắt họ thọ lại giới đó lại. Họ phạm giới đó rồi thì bắt họ thọ cái giới đó lại.
Theo trong giới bổn thì bắt buộc như vậy. Nhưng theo Thầy thiết nghĩ trong vấn đề này thì 5 giới sa di sau là giúp ta li dục li bất thiện pháp, nếu không giữ thì vô tu để làm gì. Như ăn ngày một bữa không được thì vô tu làm gì, chẳng thà ở ngoài đời ăn như mọi người. Giới luật là để chúng ta li dục li bất thiện pháp, mà giữ không được thì vô tu để làm gì. Cho nên chúng ta xét thấy không cần phải thọ lại, thọ lại mà cũng phạm lại như thường thì thọ để làm gì, lại sám hối cũng như không thì sám hối để làm gì, hơn nữa càng ngày càng phạm những cái sai hơn nữa, càng vi tế hơn trong cách phạm, như lén ăn phi thời như thế nào để người ta không thấy, do đó càng tội lổi hơn nữa. Nếu thấy mình không sống li dục được, không li ác pháp được thì nên trở về với chiếc áo cư sĩ để sống đời sống thiện pháp là tốt hơn, để khỏi mang tội nhiều hơn. Đừng theo 5 pháp này mà làm vậy thì chỉ làm cho Phật pháp suy đồi mà chẳng được giải thoát gì.
Ngày nay nhìn lại cuộc sống của hầu hết các tỳ kheo không giữ trọn được giới sa di, thì theo Thầy, tốt hơn họ nên trở về cuộc sống thiện pháp của cư sĩ, chứ họ cứ sống trong dục như vậy thì ngàn đời cũng như vậy thôi, chẳng giải thoát gì, mang tiếng là tu sĩ chứ tâm niệm của họ không có gì khác người đời hết.
Giới thứ 1: Giới dâm. Trong giới bổn các tổ ghi Giới dâm là giới luật chế thứ nhất của đức Phật. Lúc bấy giờ đức Phật đang ở thành Tỳ Xá Li, 5 năm nửa tháng (sau khi Phật thành đạo), nhằm mùa đông ngày 12, sau khi dùng bữa trưa, mặt trời bóng ngã về hướng đông bằng một người rưởi, Phật chế giới này. Ở đây trong giới bổn (của các tổ) chúng ta thấy khi Phật chế 4 giới đầu tiên thì trong kinh giới ghi rất rõ ngày tháng. Nhưng theo trong kinh phải 13 năm sau khi Phật thành đạo, chúng tỳ kheo mới phạm lổi, chứ 5 năm thì không ai phạm lổi vì chúng tỳ kheo vô lậu. Phật chế giới này cho con trai của trưởng giả Gia Cát Ta Nan Đà.
Giới thứ 2: Giới trộm cắp. Trộm cắp là không cho mà lấy. Vì sao Phật kiết giới này? Khi Phật ở thành Vương Xá, sau 6 năm thành Phật, nửa tháng thứ hai của mùa đông ngày mồng 10, sau bữa ăn trưa, mặt trời ngã về hướng đông bằng hai người rưởi. Phật chế giới này cho Tỳ kheo Đạt-Ni-Ca nguyên là thợ gốm và tỳ kheo Thánh Tả Y.
Tỳ kheo Đạt-Ni-Ca bị một người tiều phu giở am tranh nên vị tỳ kheo này lấy đất vổ thành, gạch lấy củi đốt hầm làm lại am toàn bằng gạch. Phật bảo chư tăng đập bỏ. Tỳ kheo ấy đi nói dối với người giữ gỗ của vua Bình Sa Vương lấy gỗ tốt về cất am. Ông đại thần tâu với vua, vua nói không vì chút gỗ mà giết hại người xuất gia chỉ kêu tỳ kheo ấy vào quở mắng và đuổi đi. Phật hỏi các tỳ kheo theo pháp nhà vua ăn trộm của vật trị giá bao nhiêu thì đáng tội chết? Các tỳ kheo bạch nếu trộm vật trị giá 5 tiền thì đáng tội chết. Phật nương theo pháp vua mà kiết giới: Nếu tỳ kheo trộm 5 tiền hoặc vật đáng giá 5 tiền thì phạm tôi ba-la-di (tội đuổi ra khỏi chúng).
Trường hợp Thánh Tả Y ăn cắp mà không phạm giới. Xưa có vị tỳ kheo Thánh Tả Y thường đến nhà cư sĩ khất thực, cư sĩ ấy có hai con trai rất ngoan và rất thương mến vị tỳ kheo này. Khi vị tỳ kheo này đến nhà, chúng thường đến ôm chân tỳ kheo này mừng rỡ. Một hôm cả hai cháu bị trộm bắt đem đi, ngày sau vị tỳ kheo đến, người cư sĩ ấy buồn rầu khóc lóc kể lại chuyện, tỳ kheo quán biết bọn cướp còn đậu thuyền ở bên kia bờ sông, vị tỳ kheo dùng thần thông cướp lại hai đứa bé mang về; người cư sĩ rất vui mừng. Hôm sau Phật hay biết sự việc nên gọi tỳ kheo Thánh Tả Y ấy đến hỏi: Ông lấy tâm gì mà ăn cắp hai đứa bé từ bọn cướp về? - Bạch Thế Tôn, con lấy tâm từ bi mà ăn cắp hai đứa nhỏ để cứu cho gia đình người cư sĩ ấy hết buồn khổ. Phật bảo nếu ông lấy tâm từ bi mà ăn cắp thì được. Hỏi tại sao con cháu mình bị ăn cắp bắt, mình lấy lại mà gọi là ăn cắp? - Tuy của mình nhưng lúc bấy giờ thuộc quyền sở hữu của bọn cướp, mình lén lấy là ăn cắp.
Trong câu chuyện thứ nhất thì trong thời đức Phật, cất am thất bằng ngói, bằng gạch thì Phật không bằng lòng nên sai các tỳ kheo đập bỏ. Chúng ta là tu sĩ chỉ ở chòi tranh vách lá, bằng cây tầm thường. Qua câu chuyện này cho thấy đức Phật rất kỹ, không cho tỳ kheo dính mắc sự sang đẹp như người thế gian. Đó là tâm ham muốn giữ gìn am thất không hư. Chúng ta chịu vất vả khổ sở để rèn luyện chấm dứt sanh tử, Đức Phật đã dạy và chúng ta biết các pháp đều vô thường mà chúng ta bỏ công ra làm am thất cho sang đẹp, cho kiên cố thì bị mất nhiều thời gian, thay vì thời gian đó chúng ta tu giải thoát. Do vì vậy mà đức Phật không chấp nhận chùa to tháp lớn. Còn bây giờ thì ngược lại, quý thầy lo cho chùa to tháp lớn rồi học hỏi tri kiến cho nhiều, chỉ làm mất thì giờ quý báu. Bây giờ chúng ta tu bị danh lợi làm cho mờ mắt mà quên mục đích giải thoát của đạo Phật.
Trong câu chuyện sau, nếu vị tỳ kheo nói không phải do lòng từ bi để hành động thì chắc chắn đức Phật sẽ bảo vị tỳ kheo này phạm tội ăn cắp. Trường hợp này khai giới ra để chúng ta thấy rằng trong hành động của vị tỳ kheo không có lổi của sự ăn cắp. Thí dụ một người nào bị tội gì đó mà khai cái giới đó cho rõ ràng ra thì thấy cái giới đó không phải là cái tội. Cũng như vị tỳ kheo này dùng thần thông đem hai đứa bé về gia đình thì khai giới ra vị tỳ kheo này không ăn cắp mà do lòng thương yêu của gia đình đó bị mất con đau khổ mới đem hai đứa bé về, thì không có tội. Đó là khai giới.
Khai giới có nhiều cách. Như khi có vị tỳ kheo đi trên bờ sông mà trong giới không cho người tỳ kheo đụng vào thân của người nữ, nhưng vì có cô gái sắp chết đuối, vị tỳ kheo liền khai giới, nhãy xuống sông cứu cô gái, làm các phương pháp để cô gái tỉnh trở lại. Sau đó vị tỳ kheo vá lại giới và ra đi với lòng thanh thản, không vướng bận. Ở đây, vị tỳ kheo đã áp dụng khai, vá, trì, phạm.
Do người học giới không hiểu khai nên mới có Bồ Tát Giới để chúng ta sẳn sàng. Chúng ta hiểu Phật giáo có khai, vá, trì, phạm, lúc cần thiết chúng ta phải khai. Chẳng hạn buổi trưa bị bịnh, chúng ta ăn uống không được, rồi có người cư sĩ nấu cháo đem đến cho ta nhưng đã quá giờ ngọ, thì chúng ta khai giới ăn phi thời để ăn cháo uống thuốc, ăn xong thì phải đóng lại, không ăn phi thời nữa. Nhưng coi chừng tâm dục của chúng ta, không phải lúc nào cũng khai giới, phải khai giới cho đúng.
Giới trộm có 6 duyên (điều kiện) mới thành phạm tội:
1/ Chơn thật tỳ kheo tức đủ thập sư yết ma thọ cụ túc,
2/ Cố tâm ăn trộm,
3/ Tự mình lấy hoặc bảo người khác lấy,
4/ Vật của người mà mình khởi tưởng ăn cắp là vật có chủ,
5/ Vật có giá trị đáng 5 tiền hay đủ số 5 tiền,
6/ Lấy vật lìa khỏi chỗ, khởi tưởng vật này của mình.
Nhưng trong giới bổn, sa di mà phạm tội ăn cắp chỉ bị phạm tội đột cát la (chỉ sám hối thôi) chứ không phạm tội trộm ba la di (trục xuất khỏi tăng chúng). Nếu 6 duyên trên không đủ thì phạm tội nhẹ, tội Thâu Lan Giá. Nên biết rằng ăn cắp 3 tiền hay 4 tiền chưa đủ 5 tiền thì phạm tội thâu lan giá, ăn cắp từ 5 tiền trở lên thì phạm tội nặng, ba la di.
Nếu tự mình ăn cắp hay bảo người ăn cắp thì tội cũng đồng, là ba la di. Thí dụ A bảo B ăn cắp 3 tiền, A ăn cắp 3 tiền thì cả hai phạm tội ba la di vì hai người cọng lại là 6 tiền. A bảo B ăn cắp 2 tiền và chính A ăn cắp 2 tiền nữa thì phạm tội thâu lan giá.
Không cho mà lén lấy là ăn cắp, nên vật của người ta mà mình nhặt được phải tìm chủ mà trả lại. Xưa có một người đàn bà rất tốt, có người chồng tên Khuê Lạc Tử ra đường nhặt được gói vàng, đem về khoe với vợ. Bà vợ nói người xưa dạy: "nhân phi nghỉa bất giao, vật phi nghỉa bất thủ; thế mà anh là nam tử lại đi nhặt của rơi thì thật xấu hỗ quá". Khuê Lạc Tử bèn đem trả lại gói vàng ở chỗ cũ. Người đời còn trong sạch như thế, huống chi ta là trang khất tử há lại không lấy đó làm gương ư!
Vậy muốn diệt trừ lòng tham lam trộm cắp thì phải phát tâm bố thí. Ở đây dạy chúng ta bố thí, nhưng không phải đâu, ở đây chúng ta phải tu tập trau dồi, để tới khi Thầy dạy về giới hành thì chúng ta sẽ biết phải trau dồi như thế nào để chúng ta không có còn tham lam như vậy nữa, dù là một trái cây nhỏ cũng không ăn phi thời vì ăn phi thời là ăn trộm ăn cắp rồi, một cục đường mà ăn lén, một ly nước ngọt mà uống lén là chúng ta đã ăn cắp của đàn na thí chủ rồi, ăn cắp của tu sĩ rồi vì mọi tu sĩ ăn chỉ một bữa mà mình ăn thêm phi thời là mình ăn cắp rồi. Do sau này Thầy dạy về giới hành, Thầy sẽ dạy trau dồi về giới này để chúng ta hoàn toàn thanh tịnh, mà không bi phạm.
Giới thứ ba: Giới sát sanh, giới không giết mạng người. Đức Thế Tôn ở thành Tỳ Xá Li bên căn chư hầu thành Quảng Nghiêm nói pháp bất tịnh, sau khi thành Phật 6 năm, nửa tháng thứ ba mùa đông, ngày mồng 9 trước bữa ăn trưa, bóng mặt trời ngã về phía bắc. Các tỳ kheo chuyên tu pháp bất tịnh nhàm chán thân này, không vui mới tìm dao giết mình, khen ngợi cái chết, khuyên chết. Một hôm có người ngoại đạo tên là Vật Lực và Nan Đề cầm con dao bén vào rừng. Vật Lực chịu theo, giết đến 60 tỳ kheo. Các tỳ kheo thấy thế bạch Phật. Phật nhóm chúng tỳ kheo lại kiết giới này.
So sánh giữa tiểu thừa và đại thừa: tiểu thừa cho sát nhân phạm tội trọng, bàng sanh phạm tội khinh vì người và súc sanh khác nhau một trời một vực; còn đại thừa gọi là Phật tánh bình đẳng, chẳng phân biệt dị loại cho nên sát sanh vẫn kết tội trọng như sát nhân vậy.
Ở đây theo kiểu so sánh của đại thừa thì tiểu thừa cho giết người mới tội nặng còn giết chúng sanh là tội nhẹ. Cái này sai vì trong kinh nguyên thủy nói khi ăn một miếng ăn, người ta còn khởi tâm từ rộng khắp tất cả mười phương, cho nên người ta nhìn miếng ăn đó đáng ăn hay không đáng ăn, nghĩa là có sự đau khổ trong miếng ăn đó thì không đáng ăn cho nên tâm từ mới biến mãn khắp mười phương, do vậy cây cỏ còn không muốn dẫm đạp lên nữa huống hồ là cho giết chúng sanh mà cho là tội nhẹ, còn giết người tội mới nặng. Chúng ta chỉ nhìn thấy thân mạng con người là lớn.
Do tiểu thừa cho giết con người mới tội trọng nặng, còn giết chúng sanh thì tội nhẹ cho nên các sư Nam tông cứ mãi ăn thịt chúng sanh là vậy. Họ cho ăn thịt chúng sanh là tội nhẹ nên cứ ăn. Nhưng trong bài kinh Jivaka, cư sĩ Jivaka hỏi đức Phật thì đức Phật đáp: Khi một tỳ kheo theo đạo Phật thọ dụng thực phẩm thì tâm từ bi của người này phải biến mãn khắp cùng mười phương chứ không chỉ trong miếng thực phẩm đó, nghĩa là phải nhìn trong thực phẩm đó có sự đau khổ không, có sự chết chóc trong đó không rồi mới thọ dụng.
Do vậy sự ăn chay của Phật trên cả sự ăn chay của đại thừa, chứ không phải ăn theo kiểu quý sư Nam tông đã luận ra như vậy để phạm tội sát sanh, để nuôi tà mạng của mình bằng thịt chúng sanh mà gọi là tu giải thoát. Cho nên Thầy nói ngàn đời quý sư Nam Tông ăn thịt chúng sanh như vậy thì chẳng bao giờ họ tu có thiền định được. Thân của họ bất tịnh, mồ hôi của họ ăn gì thì chúng ta ngồi gần ngửi thấy mùi đó: Họ ăn gà thì mùi gà, ăn heo thì mùi heo, ăn bò thì mùi bò, ăn cá thì mùi cá; thân họ đâu thanh tịnh được để tâm họ nhập định. Phật đã nói sự thanh tịnh thân tâm, nhưng thân họ hôi như vậy thì làm sao thanh tịnh được.
Vì người ta hiểu lầm, cho nên người ta vẫn thấy đại thừa hơn hết bởi vì đại thừa coi tất cả chúng sanh đều có Phật tánh bình đẳng như nhau, giết con người cũng như giết chúng sanh.
Phải nói rằng chúng ta càng tu tập Tứ Vô Lượng Tâm thì không thể nào ăn thịt chúng sanh. Nếu đức Phật không dạy 4 vô lượng tâm và chắc chắn ông Phật ăn thịt thì Thầy đồng ý rằng đạo Phật không có 4 vô lượng tâm. Đằng này đức Phật dạy chúng ta 4 pháp từ bi hỉ xả, nghĩa là dù miếng ăn đó rất ngon, rất thích khẩu, mà trong miếng ăn đó có sự đau khổ thì chúng ta phải xả xuống chứ không được ăn, như vậy mới gọi là từ bi hỉ xả.
Do chỗ lí luận này chúng ta mới thấy các sư không đọc giới kinh mà họ thành lập các giới bổn lúc nào cũng đè giới luật của Phật xuống. Trong kinh của Phật, đức Phật dạy sơ thiện, trung thiện và hậu thiện, giới bổn chỉ mới nằm trong sơ thiện thôi; trung thiện thì giới bổn đâu có được, cho nên đâu biết tâm từ của đức Phật như thế nào mà dám nói như vậy. Lí luận này là lí luận của đại thừa, lí luận của người viết giới mà không hiểu kinh sách của Phật, họ đã thêm bớt để làm lệch lạc giới của Phật. Người tu theo Nguyên thủy cũng chỉ nhạo đi nhạo lại mấy cái này chứ không biết giới là cái gì, bởi vì đạo Phật chia làm 20 bộ phái thì trong giới bổn các ông đều có thể đặt ra thêm hết, rồi chấp vào đó mà ăn thịt chúng sanh, đẻ ra thiền này thiền kia, thiền Minh Sát Tuệ, rồi tu tầm bậy. Có bao giờ các ông nhập được Tứ thiền chưa, có bao giờ các ông ngưng được hơi thở chưa. Các ông không biết tu Tứ Thánh Định theo kiểu gì hết nên tu theo kiểu tưởng ra. Tứ Niệm Xứ là một pháp rất tuyệt vời để người ta đi vào 4 thiền 4 định, thế mà mấy ông còn ngồi quán mà cho là tu Tứ Niệm Xứ, tu một thời gian ức chế tâm rồi đem ra mà quán rồi gọi là Minh Sát.
Trong giới sát này có ba loại là:
1.- Thân sát nếu lấy tay mình, hoặc nói, hoặc lấy đá, hoặc dùng dao gậy.
2.- Thân ngữ sát: cầm dao đưa cho người, bảo người này giết.
3.- Ngữ sát: nói, chê, khuyên, khen, khiến cho người chết. Nghĩa là dùng lời nói mà làm cho người chết.
Giới này có đủ 5 duyên mới thành phạm tội:
1/ Chơn thật tỳ kheo, bản thể tỳ kheo chưa hết,
2/ Cảnh người là nam nữ hoàn môn, từ khi vào thai về sau;
3/ Cố tâm sát,
4/ Tưởng thật là người bị sát đúng đối tượng, không nhầm lẫn,
5/ Khiến cho nó chết bằng 3 phương tiện trên.
Nếu thiếu một trong 5 duyên này thì không thành phạm tội trọng. Ngộ sát không để tâm giết hại. Thường xuyên tâm loạn thì không tội.
Ở đây Thầy nghĩ rằng kẻ nào tu theo đạo Phật mà thiếu tỉnh giác, dù vô tình giết hại chúng sanh mà chúng sanh chết thì phải trả cái nghiệp đó, chứ không thể nói vô tình phạm tội là không có tội. Một người tu theo đạo Phật thì phải rất tỉnh táo, phải tu chánh niệm tỉnh thức, không mê mờ, không có vô tình được. Sau đó phải tu Tứ Vô Lượng Tâm thì không thể nói vô tình được.
Người xuất gia không được giết hại người và vật lớn như con voi, con bò cho đến vật nhỏ như con gà, con muỗi, con kiến, con trùn... mà phải đặt lòng từ bi trên hết, coi tất cả người vật đều đồng một thể.
Nói về quả báo, ưa sát sanh thì bị giảm tuổi thọ, chết yểu; ưa phóng sanh thì được tăng tuổi thọ. Thế nên trong kinh dạy tất cả chúng sanh không gây nghiệp ác thì thế giới được hòa bình "Nhất thiết chúng sanh vô sát nghiệp, hà cầu thế giới động binh đao". Ở đây nói như vậy, nhưng Thầy thấy nó chưa được vậy đâu, cho nên chúng ta phải tu, phải trau dồi, phải luyện tập như thế nào để chúng ta không phạm giới sát này, chứ không phải nói bằng cái lí như vậy được, phải đi vào thực hành bằng sự phòng hộ 6 căn mà Phật gọi là Thánh Phòng Hộ, bằng Chánh Niệm Tỉnh Giác Định mà Phật gọi là Thánh Chánh Niệm Tỉnh Giác Định. Tất cả những cái này chúng ta phải thực hiện cho kỳ được, chứ không phải thực hiện tu tập hơi thở đâu. Các thầy cứ chỉ tu tập hơi thở mà quên đi chúng ta phải tu tập cái gì để chúng ta đoạn dứt nhân quả đang luôn luôn chi phối đời sống chúng ta.
Giới thứ tư: Giới không đại vọng ngữ. Vì sao Phật chế giới này? Vì những tăng thượng mạn mà đức Phật chế giới này ra. Khi đức Phật ở trên Gác Giảng Đường bên sông Chư Hầu thành Quảng Nghiêm, sau khi thành Phật 6 năm, nửa tháng thứ tư của mùa đông ngày 13, sau bữa ăn trưa, bóng mặt trời đã ngã về hướng đông bằng 3 người rưởi, các tỳ kheo an cư trong chùa gần sông Đa Cừu, nhằm gạo rất đắc đỏ, ít người cúng dường, các tỳ kheo đến nhà cư sĩ nói rằng "Tôi chứng pháp thượng nhân" và khen các tỳ kheo khác cũng thế. Họ gọi nhau là Alahán. Các cư sĩ tin và ở quý trọng, đem thực phẩm, thức ăn đến cúng dường đầy đủ. An cư xong, các tỳ kheo đến yết kiến Phật, bạch Phật đủ điều, Phật bảo "các ông là ngu si, việc có thật còn không đem trước người mà nói, huống chi là việc không thật". Phật quở trách rồi họp chúng lại kiết giới này. Khi bấy giờ Tăng Thượng Mạn tỳ kheo nói với người rằng tôi đắc đạo song vẫn tinh tấn tu học chứng được pháp tối thượng. Ở đây chỉ lí luận, một người đã đi tìm cái ăn như vậy là không bao giờ chứng đạo quả Alahán. Trong kinh giới lại nói như vầy: "Chúng ta bây giờ là tăng thượng mạn, nhưng chúng ta ráng tiếp tục tu cho chứng Alahán thì chúng ta không bị tội vọng ngữ". Đó là lí luận che đậy. Những hạng còn chạy theo dục lạc ăn này thì không bao giờ li dục li bất thiện pháp, không chứng quả Alahán được.
Giới này có đủ 5 duyên thì mới phạm tội ba la di:
1/ Đắc chí sở tỳ kheo tức tỳ kheo đắc giới cụ túc. Đã đắc giới cụ túc thì làm sao còn phạm vọng ngữ.
2/ Có người và cảnh đối tượng không phải nói một mình. Nghĩa là có người nghe và mình nói cho người này nghe.
3/ Có cố tâm nói dối.
4/ Thân, khẩu hiện tướng nói dối.
5/ Ở trước một người hay nhiều người hiểu biết mà nói không thật thì người này có tội.
Nếu không đủ 5 duyên trên thì phạm tội nhẹ. Nói như thế này thì không phạm tội: Tưởng lầm là mình thật chứng, hiểu sao nói vậy; khi trước người, người thuyết pháp nói diểu cợt; ở chỗ vắng nói một mình; nói lúc chiêm bao; nói lịu lẩn không thành nói dối.
Trong kinh giới, Thầy thấy họ bào chửa, họ bày đặt ra vì khi nói là có ý chứ làm sao lầm tưởng mà nói được, nhất là nói tôi chứng thánh quả, nói tôi nhập Tứ thiền, làm chủ sanh tử thì phải làm được mới nói, chứ không làm được mà nói thì là nói dối. Khi trước người, người thuyết pháp nói diểu cợt. Người thuyết pháp là người tu sĩ đâu có thể diểu cợt, đâu có thể nói chơi kiểu đó. Nói lúc chiêm bao, người đã nhập tới Tam thiền là hết chiêm bao, người đã chứng tới quả thánh Alahán tức qua khỏi Tứ thiền thì làm sao còn chiêm bao; vậy là nói láo. Hầu hết mấy ông thầy viết kinh giới này đều không biết thiền định gì hết, làm sao chứng Alahán rồi mà còn chiêm bao. Chiêm bao là một trạng thái hỉ, cần phải li mới nhập được Tam thiền. Thế mà họ biện hộ cho rằng nói trong lúc chiêm bao để che đậy tội đại vọng ngữ. Thí dụ có người thợ săn đuổi theo một con vật, vào hỏi nhà sư trong chùa: "Sư có thấy một chúng sanh chạy ngang qua đây không?". Sư bấm ngón tay nói: "Trong giới chơn như, tôi không thấy một chúng sanh nào hết". Giới Chơn Như nói là "Vô Phật chúng sanh chư giả danh, bình đẳng tánh chung vô tự tha chi bình hình tướng", nghĩa là ông lấy giới kêu là Phật tánh mà nói như vậy là ông không phạm giới. Nhưng thật ra trong kinh Phật quá rõ ràng về trường hợp này rồi: Ngày xưa Phật ngồi tu trong một khu rừng, dưới tảng đá Phật ngồi có một cái hang. Khi nhà vua đi săn đuổi theo một con nai, nó chạy đến chỗ Phật đang ngồi và núp ẩn trong hang. Nhà vua hỏi: "Ông ngồi tu có thấy con nai chạy ngang qua đây không?". Nếu ông Phật nói thật ra con nai đang núp trong hang thì nhà vua sẽ giết con nai, và Phật phạm tội sát sanh, mà nói dối là con nai đã chạy qua hướng nào khác rồi, như vậy là gạt người, thuộc tội vọng ngữ. Nên ông Phật không nói, Phật chỉ im lặng giữ giới là ông Thầy của mình, Phật cũng không trả lời theo kiểu đại thừa như của ông sư kia, là lối già hàm lẻo mép, xảo ngôn của các ông giới luật.
Trong Luật Tăng Kỳ nói: "Thà đốt lửa than, thà ăn phẩn đất, thà lấy dao rạch bụng cho chết chứ không nên nói dối mà được sự cúng dường".