• ThayTL
  • ttl1
  • toduongtuyetson
  • thanhanhniem1
  • amthat1
  • chanhungphatgiao
  • vandao2
  • khatthuc1
  • thanhanhniem3
  • amthat2
  • daytusi
  • tinhtoa1
  • phattuvandao1
  • benthayhocdao
  • thanhanhniem2
  • tranhducphat
  • quetsan
  • phattuvandao3
  • amthat3
  • lopbatchanhdao
  • huongdantusinh
  • ttl3
  • tinhtoa2
  • tamthuphattu
  • lailamtoduong1
  • vandaptusinh
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Am thất
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
In bài này

Phần thứ nhất: Giới Hạnh Của Người Tu Sĩ

Lượt xem: 12476

TRƯỞNG LÃO THÍCH THÔNG LẠC

GIÁO ÁN TU ĐẠO PHẬT

GIAI ĐOẠN II: ĐẠO LỘ XUẤT GIA


 Phần thứ nhất: GIỚI HẠNH CỦA NGƯỜI TU SĨ

Trước khi bước vào đạo lộ thứ hai và bài học Giới luật thì Thầy đã giới thiệu với quý thầy một sơ đồ của đạo lộ thứ hai này để chuẩn bị hành trang cho người tu sĩ khi bước chân vào lộ trình này không còn ngỡ ngàng. Người tu sĩđược biết từ giới luật đến thiền định và trí tuệ vô lậu: lý pháp và hành pháp thường ứng dụng liên tục, có thấp có cao, có dễ có khó. Sự thành đạt trong tu tập chỉ còn tùy thuộc ở người tu sĩ (hành giả), nếu người tu sĩ có nhiệt tâm, có tinh cần siêng năng tu tập và tu tập đúng cách thì kết quả rất là nhanh chóng.

Người tu sĩ buông xả cho thật sạch không còn để dính mắc một chút xíu nào ở thế gian thì tu hành mới có kết quả rất lớn. Nếu còn dính chỉ một chút xíu ở thế gian, dù một vật chất rất nhỏ cũng khó tiến bước trên con đường này.

Sau đây là những lời của đức Phật răn nhắc những điều kiện cho người nào muốn bước vào lộ trình thứ hai của người tu sĩ thì phải chuẩn bị cho mình tinh thần vững chắc để thấy cuộc đời của người tu sĩ như thế nào trước khi bước vào.

1.- Trong giáo pháp của ta không có người tu sĩ mong cầu, chất chứa nhiều y phục và đồ ăn uống.

Đây là điều thứ nhất đức Phật nhắc nhở cho người tu sĩ khi trở thành một vị tỳ kheo ở trong giáo pháp của đức Phật thì không được cất chứa nhiều y phục và đồ ăn uống.

2.- Trong giáo pháp của ta không có người tu sĩ kinh doanh buôn bán hoặc gieo trồng các loại cây.

Đây là đức Phật xác định người tu sĩ trong đạo Phật phải làm: người tu sĩ chỉ còn đi khất thực mà thôi, người ta cho thì ăn, mà không cho thì nhịn đói, chứ hoàn toàn không trồng tỉa cây gì cả. Đây là giáo pháp của Phật dạy cho người tu sĩ mà trong kinh điển đức Phật ghi lại rất rõ ràng chứ không phải Thầy bịa ra.

3.- Trong giáo pháp của ta không có người tu sĩ dùng nhiều phương tiện cầu lợi, cầu lợi dưỡng cho mình, dùng ngà voi, những loại báu khác để làm giường cao rộng lớn, gối êm nệm ấm, chăn ấm thêu màu rực rỡ.

Nghĩa là đức Phật cấm người tu sĩ không dùng các phương tiện để làm cho mình có những vật báu như ngà voi hay châu báu và cũng không chấp nhận người tu sĩ theo đạo Phật nằm giường cao rộng lớn, gối êm nệm ấm, chăn mềnthì khôngđược thêu bông hoa rực rỡ như người thế gian. Đức Phật chuẩn bị tinh thần cho người tu sĩ chứ nếu không thì chúng ta lầm lạc lắm. Những bài pháp này rất rõ ràng trong kinh A-hàm và kinh Nguyên thủy, chúng ta không thể nào chối bỏ được.

4.- Trong giáo pháp của ta không có người tu sĩ trang sức thân mình, tô thoa ướp bằng dầu thơm, tắm gội bằng nước thơm, hương bột rắc khắp mình, chải đầu với dầu thơm, mang tràng hoa đẹp, soi gương, thoa phấn, đi giày thêu, mặc quần áo thuần một màu trắng, dao gậy luôn luôn đeo bên mình, đi có lọng che, tay cầm quạt, sửa soạn xe cộ lộng lẫy.

Đây là đức Phật chuẩn bị cho người theo đạo Phật không thực hiện các điều trên. Bài kinh thì như vậy mà Thầy thấy có một số nhà sư có quạt, che dù. Trời mưa cũng không cầm dù, che lọng. Thời này thì ông thầy nào cũng có xe cộ lộng lẫy.

5.- Trong giáo pháp của ta không có người tu sĩ ham thích vui chơinhững trò chơi giải trí như người khác.

Nghĩa là không có người tu sĩ ham thích đá banh, chạy đua, bơi lội, đánh cờ, đánh tennis,... nói chung không tham gia vui theotất cả các trò chơi giải trí của thế gian.

6.- Trong giáo pháp của ta không có người tu sĩ thường nói những lời vô ích, không hướng theo Thánh Đạo.

Nghĩa là người vào trong giáo pháp của Phật không được nói chuyện tào lao, nói chuyện vô ích, không được nhắc chuyện đời xưa của mình đã làm như trác táng, bài bạc... không được thuật lại cho các bạn đồng tu của mình nghe những việc làm không đúng cách của người tu sĩ. Những gì xẩy ra trong khi mình chưa biết Phật pháp thì bây giờ bỏ hết, không được nhắc lại cho ai nghe.

7.- Trong giáo pháp của ta không có người tu sĩ trau chuốt văn chương, lời hay ý đẹp, hoặc làm ra vẻ nghiêm trang chê người này kẻ khác, lấy lợi cầu lợi.

Nghĩa là trong giáo pháp của Phật thì không trau chuốt văn chương đẹp đẻ để cầu lợi cầu danh, làm thơ thương vay khóc mướn, thơ thiền, thơ đạo... đó là những điều không đúng vì đây là đạo tu giải thoát chứ không làm thơ làm văn khoe cái hay cái đẹp của mình.

8.- Trong giáo pháp của ta không có người tu sĩ cùng nhau tranh tụng, hoặc ở bất cứ nơi đâu cũng tranh cải nhau các chuyện thị phi như ta là người biết rõ kinh luật còn ngươi thì không biết rõ gì cả, ta hướng về chánh đạo còn ngươi hướng về tà đạo, lấy trước nói sau lấy sau nói trước, ta đủ sức nhẫn nhục còn ngươi thì không đủ sức nhẫn nhục,...

Đó là những cái chê bai nhau, tranh tụng với nhau không đúng cách thức trong giáo pháp của Phật. Khi người nào bước vào lộ trình thứ hai trong giáo pháp của Phật thì hoàn toàn phải chấm dứt những điều tranh cải, tranh tụng, lý luận điều này điều nọ, không coi mình hơn người khác, lúc nào cũng phải đặt niệm trước mặt mà tu tập.

9.- Trong giáo pháp của ta không có người tu sĩ làm ký giả thông tin, tự mình làm hoặc bảo người khác làm môi giới.

Nghĩa là đức Phật cấm không cho mình đi làm thông tin hay gián điệp, hoặc làm mai dong.

10.- Trong giáo pháp của ta không có người tu sĩ tập luyện đao kiếm cung tên hoặc đá gà, đua ngựa, hoặc chia phe nam nữ đối đáp nhau, hoặc nổi lên không ngớt tiếng nhạc, tiến cười đùa vui hát.

Trong giáo pháp của đức Phật không có những loại như vậy, nghĩa là không tập luyện võ nghệ kiếm cung, những tu sĩ tập luyện võ thì không đúng cách của đạo Phật, không có các trò chơi như đá gà đua ngựa, hoặc tập họp phe nam phe nữ đối đáp, hoặc trổi lên khúc nhạc ca hát cười đùa, cười cợt. Những cái đó không đúng cách của đạo Phật.

11.- Trong giáo pháp của ta không có người tu sĩ làm những việc tà mạng mang ngoại đạo khác để tự sinh sống như xem tướng lành, tướng dữ, tướng tốt, tướng xấu của con trai con gái để mong cầu lợi dưỡng. Trong giáo pháp của đức Phật không có những loại xem tướng, xem chỉ tay...

Tức bước qua lộ trình thứ hai thì không ai được còn làm những nghề như thế. Nếu còn làm các nghề đó thì đức Phật không chấp nhận người đó là tu sỉ của đạo Phật.

12.- Trong giáo pháp của ta không có người tu sĩ làm những việc nuôi tà mạng như ngoại đạo để tự sinh sống như gọi quỷ thần, thực hiện các loại bùa chú trù yểm, dùng chú thuật, thực hành khổ hạnh để cầu mong danh lợi.

Nghĩa là người tu sĩ không được dùng khổ hạnh khiến cho người ta quá cung kính mình để cầu danh lợi, cũng như không được dùng bùa chú, kêu quỷ thần là những điều của tà nghiệp tà mạng.

13.- Trong giáo pháp của ta không có người tu sĩ làm những nghề nghiệp của ngoại đạo như đọc thần chú chửa bịnh, hoặc thần chú làm thuốc ma, châm chích, trị liệu, điểm huyệt trị các bịnh, hoặc tụng kinh đọc chú, cầu cúng cầu siêu cầu an.

Nghĩa là đức Phật cấm các tu sĩ không được làm các nghề như vậy để tự mình kiếm sống.

14.- Trong giáo pháp của ta không có người tu sĩ làm điều tà mạng như ngoại đạo để tự sinh sống, như tụng chú cầu mưa, cầu quỷ thần nhập (lên đồng nói bệnh), dùng bùa chú để yểm trấn nhà cửa, mồ mã, đoán mây xem tay tính quẻ chiêm tinh, hoặc đoán mộng. Hoặc sách âm nhạc.

15.- Trong giáo pháp của ta không có người tu sĩ làm điều tà nghiệp trong ngoại đạo để tự nuôi sống như đoán xem thời tiết có mưa không mưa, được mùa mất mùa, điềm lành điềm dữ, coi ngày tốt xấu cưới vợ gả con cất nhà mở cửa coi sao coi hạn.

Nghĩa là trong giáo pháp của đức Phật không có người tu sĩ làm các nghề nghiệp đó vì chúng không đúng lộ trình thứ hai của đạo Phật.

16.- Trong giáo pháp của ta không có người tu sĩ làm những việc nhưtrong ngoại đạo để tự nuôi sống như vậy, trái lại những người tu sĩ ấy phải chuyên tu theo đúng Thánh Giới, không có tâm nhiểm trước, bên trong giữ tâm hỉ lạc, mắt thấy sắc không chấp tướng và không bị sắc ràng buộc, kiên cố vắng lặng độc cư, không tham đắm.

Nghĩa là trước mọi đối tượng hình sắc của các pháp thì người tu sĩ của đức Phật thấy sắc không chấp tướng riêng tướng chung của nó, không bị các sắc buộc ràng tâm của mình, luôn luôn giữ tâm kiên cố vắng lặng độc cư thầm lặng, không tham đắm hình ảnh sắc tướng của mọi vật cũng không sợ hãi trước các sắc tướng đó, trước các con vật hung dữ không sợ hay vật dễ ưa thích cũng chẳng tham; đó là sự ngăn chận mà người ở trong giáo pháp của Phật luôn luôn ngăn chận các ác pháp đó, kiên trì giữ gìn giới luật để bảo vệ thân tâm, khéo bảo vệ nhãn căn, thiệt căn, ý căn cũng như các căn khác cũng như thế, khéo bảo vệ sáu xúc, hộ trì và điều phục chúng khiến tâm được an ổn

Đức Phật dạy trong giáo pháp của Phật không có tu sĩ làm những tà nghiệp tà mạng trong 15 điều ở trên và điều 16 là lời đức Phật nhắn chúng ta khi chúng ta đi vào tu tập ở lộ trình thứ hai này phải thực hiện những điều vừa đọc trên vì đó là những điều căn bản cần thiết trong lộ trình thứ hai này.

Trong đạo pháp của ta những người tu sĩ ăn đủ nuôi thân để hành đạo. Ăn vừa no là biết đủ, không tham những món ăn ngon, chỉ cần nuôi thân để khỏi bịnh tật, không bao giờ cống cao ngã mạn, luôn điều hòa trong tâm mình khiến cho khổ cũ tiêu diệt, khổ mới không sanh, có sức khỏe vô sự, làm cho thân được an lạc. Những Thánh Giới như thế phải được Thánh Tăng giữ gìn, như chỉ ăn vừa đủ, đầu đêm cuối đêm siêng năng giác tỉnh tư duy hoặc đi hoặc ngồi thường đặt niệm nhiếp tâm để trừ các ấm cái, và trọn ngày chỉ đi và ngồi thiền tỉnh giác nhiếp tâm, nửa đêm nằm nghiêng phía bên tay mặt và nhớ thức dậy đúng giờ, giữ gìn tư tưởng luôn luôn trong sáng tâm không rối loạn. Tỳ kheo có đầy đủ các Thánh giới như vậy nên được niệm không tán loạn.

Thế nào là tỳ kheo niệm không tán loạn? - Tỳ kheo quán thân trong thân tinh cần không giải đải, ghi nhớ không quên để trừ bỏ tham ưu ở đời. Quán ngoại thân, quán trong thân, quán trong thân ngoại thân tinh cần không giải đải ghi nhớ không quên để trừ bỏ các tham ưu ở đời. Quán thọ, quán tâm và quán pháp cũng như vậy. Đây là trụ tâm trên nhơn tướng, tu như vậy, vị tỳ kheo có niệm không tán loạn.

Phần này chúng ta phải học kỹ vì đây là phần đức Phật tóm lượt lại sơ đồ để chúng ta bước qua giai đoạn này phải tu tập như thế nào. Ở đây Thầy cũng lược sơ mà nói thôi chứ khi vào tu tập thì Thầy sẽ dạy rất kỹ. Cho nên như bây giờ Thầy nói quán thân trong thân, hoặc nói quán thân ngoại thân thì sẽ dạy đó là tu Tứ Niệm Xứ rồi, mà đây đức Phật chỉ dạy hành động mà người tu sĩ trong đạo Phật khi đi vào lộ trình thứ hai là phải làm cái gì trước cái gì sau. Ở đây Phật vạch cho chúng ta thấy từ chỗ chúng ta giữ gìn, ngăn lại những nghề nghiệp, không cho nó tuôn vào trong chuyện làm của người tu sĩ của chúng ta, rồi chúng ta phải giữ Thánh giới như thế nào để cho Thánh căn của chúng ta được tốt, được thanh tịnh, cho đến khi mắt thấy sắc thì chúng ta hộ trì như thế nào, rồi cho đến khi chúng ta phải giữ cho các nghiệp khổ đau cũ trong thân chúng ta mà không phát sanh những nghiệp mới. Rồi đến khi ăn uống thì chúng ta phải nhắc đi nhắc lại, rồi ngủ nghỉ, tỉnh thức, đặt niệm nhiếp tâm, cho đến khi quán thân trong thân, quán thọ trên thọ, quán pháp trên pháp, quán tâm trên tâm.

Phần này là tất cả lộ trình chúng ta sẽ tu tập. Vậy ở đây chúng ta cũng tóm lượt để hiểu được một cách sơ lược rằng chúng ta phải tu tập như vậy như vậy trong lộ trình này. Khi bước chân vào tu tập thì chúng ta phải chia ra từng phần: Giới luật như thế nào, Thầy sẽ giảng rõ thế nào là giới hạnh, thế nào là giới đức, thế nào là giới tuệ để các thầy biết rõ, chứ nói chung chung thì quý thầy chẳng biết gì hết vì giới đức thì không phải là giới hạnh hay ngược lại, hay giới tuệ không phải là giới hạnh hay giới đức, ngược lại các giới đó cũng không phải là giới tuệ. Giới bổn thì lại khác nữa. Cho nên tất cả những cái này thì người dạy giới phải hiểu được bốn loại giới này.

Đầu tiên thì chúng ta phải biết giới bổn là tất cả những cái đã chép lại, sau đó chúng ta phải hiểu giới đức, giới hạnh, giới hành. Có như vậy thì hằng ngày chúng ta đã sống trong giới. Hằng ngày đức giới chúng ta có, hành động giới chúng ta có, trí tuệ hiểu biết của chúng ta phải hoàn toàn ở trong giới, đó ra là giới tuệ.

Thế nào gọi là nhiếp tâm? Tỳ kheo đi ra đi vào, nhìn ngó hai bên, co duổi tay chân hay ngước lên nhìn xuống, hoặc cầm giữ y bát, nhận lãnh thức ăn thức uống, ngủ thức, ngồi đứng, nói năng, im lặng, sống trong im lặng tất cả thời gian thường niệm nhất tâm không có lo sợ. Nghĩa là tất cả mọi hành động trong thân của chúng ta đều có sự thầm lặng, đều có sự im lặng trong tâm của chúng ta. Hành động thầm lặng mà trong tâm của ta không bị dính mắc một hành động nào, một pháp nào thì đó gọi là nhiếp tâm. Sau này Thầy sẽ dạy rõ, đây chỉ sơ lược để quý thầy biết sự nhất tâm, bây giờ chúng ta còn ở trong đối tượng là hơi thở, còn ở trong hành động là đối tượng đi thì đó chưa phải là nhất tâm. Khi tâm chúng ta không bị dính hành động nào thì đó mới là nhất tâm, tâm còn bị dính hành động nào hay đối tượng nào thì đó không phải là nhất tâm. Khi có một niệm nào trong tâm như bị sợ hãi là bị dính rồi, có niệm lo là bị dính rồi, có điều thích là bị dính rồi, như vậy đó là nhất niệm chứ không phải là nhất tâm. Chỉ khi hành động của mình không bị dính một hành động nào hết, một đối tượng nào hết mới gọi là nhất tâm. Mà nhất tâm là định. Cho nên định rất đơn giản, không khó khăn gì hết. Như bây giờ mình đang ở trong hành động mà tâm tư mình khởi ra một niệm thì khi đó mình không còn là nhất niệm nữa vì niệm đó làm mất sự nhất niệm của mình liền vì trong ý của mình nó có niệm. Vì vậy chúng ta tu Chánh Niệm Tỉnh Thức Định trong hơi thở là cái quan trọng nhất để chúng ta từ nhất niệm đó trở về sự nhất tâm thì dễ hơn chứ chúng ta tu một đối tượng nào để trở về sự nhất tâm thì rất khó. Chỉ có hơi thở là chúng ta trở về nhất tâm dễ vì khi hơi thở trở nên nhẹ quá thì chúng ta bị mất cái niệm hơi thở đi, mà khi mất cái niệm hơi thở thì cái tâm ở trong cái tâm một của nó thì chúng ta được nhất tâm cho nên chúng ta thấy từ hơi thở trở về nhất tâm không khó.

Quý thầy hợp lại thì thấy như mình đã tu sai hết, nhưng thật sự không sai, đâu có tu sai. Bởi những cái chúng ta tu là những cái căn bản để sau này chúng ta sử dụng tu tập thì rất tốt chứ không phải chúng ta sai. Cho nên hầu hết quý thầy nghe Thầy nói tu Tứ Vô Lượng Tâm từ bi hỉ xả cho thành tựu thì quý thầy nghĩ phải chi dành thời giờ tu hơi thở cho sự tu tập tâm từ bi hỉ xả thì sự tu tập của mình khỏi uổng công. Không uổng công đâu. Nếu quý thầy không chuẩn bị cho mình hơi thở trong Định Niệm Hơi Thở như vậy thì sau này trong lộ trình thứ hai Phật vạch ra cho chúng ta, thì chúng ta lấy cái gì mà tu? Chúng ta phải đi vào lộ trình hơi thở.

Khi chúng ta tập tỉnh giác trong bước đi chúng ta cũng nương hơi thở, Phật nói "Hơi thở ra biết ra, hơi thở vào biết vào. Hởi thở ra tôi biết tôi đi kinh hành" thì không phải lời nói đó là phương pháp hướng tâm tỉnh thức trên bước đi bằng cách nương vào hơi thở sao? Cho nên Phật nói "Định Niệm Hơi Thở khéo tác ý" là chỗ đó. Khéo tác ý là để giúp cho tâm chúng ta tỉnh thức trong hành động đó mà không bị tạp niệm. Vậy tu tập cho không bị tạp niệm xen vào thì đâu có phí thời gian của quý thầy đâu, nhưng phải biết khi đã tỉnh thức để sử dụng sự tỉnh thức bằng không thì quý thầy sẽ phí. Cho nên quý thầy tu đâu có hoài công, dù quý thầy ngồi theo dỏi hơi thở 7, 8 giờ hay 10, 12 giờ cũng đâu phí công. Thầy hướng dẫn cho quý thầy tu tập sẽ đem lại cái tốt nhất cho quý thầy, không sai chỗ nào hết.

Bước qua đạo lộ thứ hai này quý thầy phải mạnh dạn quyết tâm dứt bỏ, từ giả những gì mà đức Phật đã cảnh giác nhắc ra ở đây để đạo lộ này khi đi vào không còn có chướng ngại hầm hố, chông gai, rắn độc, quỷ ma hoặc thần thánh cùng những tà kiến, tà pháp, tà thiền thường xen vào phá phách, chỉ có một đạo lộ rộng thênh thang duy nhất để quý thầy tiến bước một cách dễ dàng không còn chướng ngại hiểm nguy nữa. Nghĩa là quý thầy phải dứt bỏ những gì của đạo lộ thứ nhất, không còn dính với nó nữa. Đây chỉ là khái lược thôi, chứ sau này Thầy phải giảng rộng ra nữa để quý thầy biết hành trình mà tu tập.

Quý thầy phải dứt bỏ những gì của đạo lộ thứ nhất, không còn dính với nó nữa. Đây chỉ là khái lược thôi, chứ sau này Thầy phải giảng rộng ra nữa để quý thầy biết hành trình mà tu tập. Phải từ giả những gì mà đức Phật đã cảnh giác. Bây giờ chúng ta làm thầy thuốc thì chúng ta phải từ bỏ, chúng ta là võ sư chúng ta cũng bỏ, không được làm võ sư nữa, chúng ta là một nhạc sĩ, một nhà thơ, một nhà văn cũng dẹp luôn, không dùng các nghề đó nữa. Chúng ta là một ông thầy bùa, phù thủy, phải bỏ liền. Trước khi bước vào đạo lộ này phải từ bỏ hết những cái đó, dẹp bỏ luôn gia đình vợ con, của cải châu báu,...

Từ giả những gì mà đức Phật đã cảnh giác.

Bây giờ chúng ta làm thầy thuốc thì chúng ta phải từ bỏ, chúng ta là võ sư chúng ta cũng bỏ liền, không được làm võ sư nữa, chúng ta là một nhạc sĩ, một nhà thơ, nhà văn cũng dẹp luôn, không dùng nghề đó nữa, chúng ta là một ông thầy bùa, phù thủy, phải bỏ liền, không được xài nó. Trước khi bước vào đạo lộ này phải từ bỏ hết những cái đó, dẹp bỏ luôn gia đình vợ con, của cải châu báu,... thì đó là chuẩn bị cho chúng ta bước qua đạo lộ này.

Ở đạo lộ này khi quý thầy đi vào không còn chướng ngại. Đó là những gì? Là những điều mà Phật đã nhắc nhở ở trên nhưng các thầy chưa dứt bỏ hết thì chúng trở thành chướng ngại như hầm hố, chông gai thú dữ, rắn độc, quỷ ma.... là những mầm mống trong đầu quý vị còn những cái đó. Thậm chí như những tà kiến, tức là các kiến chấp của quí vị như quí vị chấp cái gì đó như pháp này đúng, pháp này sai, phần này đúng, phần này sai, hoặc pháp thiền này đúng, pháp thiền này sai thì phải dẹp hết để đi vào lộ trình của đức Phật, lộ trình này chỉ có thiện pháp chứ không có gì khác hơn hết mà mình còn kiến chấp cái gì trong lộ trình này như có niết bàn thường lạc ngã tịnh... thì đó là cái sai, bởi vì còn chấp một cảnh giới cực lạc hay thiên đàng là sai. Tất cả các cái đó gọi là tà kiến. Hoặc chấp có một bản thể vũ trụ hay vạn hữu thường hằng, là sai, vì đó là cái ngã chấp, kiến chấp là cái sai, đối với lộ trình thứ hai này của đạo Phật mà có một tà kiến tà pháp nào xen vào thì con đường tu của chúng ta sẽ bị hầm hố, chông gai rất khó khăn cho chúng ta bước đi. Cho nên tất cả những thiền gì gọi là siêu xuất nhất như các phương pháp luyện tập yoga, hay dưỡng sinh trị được bịnh này bịnh kia hay nhất, cũng dẹp xuống bởi chúng ta chỉ biết có nhân quả nghiệp báo. Đã là nghiệp thì thọ lấy khổ đau không sợ hãi gì hết. Có quyết tâm dứt bỏ như vậy thì chúng ta mới đi vào lộ trình thênh thang này để chúng ta tiến bước.

Trang bị cho quí thầy tam vô lậu học, nghĩa là quí thầy đã khái niệm được lộ trình thứ hai. Khi bắt đầu lộ trình này chúng ta phải áp dụng cái gì: đó là ba pháp vô lậu, cho nên Thầy mới nhắc khái niệm trang bị tam vô lậu học giới định tuệ. Nhắc đến tam vô lậu học thì phải giới thiệu trí tuệ và giới hạnh vì trong giới luật Phật thì có giới hạnh, giới đức, giới tuệ. Người tu hành phải có giới hạnh và trí tuệ như thế nào cho đúng, cho nên Thầy giới thiệu qua giới hạnh và trí tuệ để quí thầy biết. Ở đây trí tuệ được giới hạnh làm cho thanh tịnh, nghĩa là trí tuệ được thanh tịnh thì phải do giới hạnh.

Giới hạnh như trong hành động chúng ta đi lưu ý không dẫm đạp chết chúng sanh bằng lòng thương yêu chúng sanh của chúng ta, mà giới hạnh làm cho trí tuệ chúng ta thanh tịnh vì lúc bấy giờ chúng ta có sự hiểu biết không làm đau khổ chúng sanh, nên trí tuệ thanh tịnh. Đó gọi là trí tuệ được giới hạnh làm cho thanh tịnh. Và ngược lại, giới hạnh cũng được trí tuệ làm cho thanh tịnh. Thí dụ trong bước đi mà chúng ta dẫm đạp chết chúng sanh là chúng ta phạm giới làm đau khổ chúng sanh, cho nên giới làm sao thanh tịnh được, do đó giới hạnh làm trí tuệ thanh tịnh. Hai cái này liên hệ nhau và cấu kết chặt chẻ và liên tục trên sự tu tập của chúng ta, cho nên chỗ nào có giới hạnh thì chỗ ấy có trí tuệ, tức chỗ nào chúng ta bước đi mà không giết hại chúng sanh thì phải có trí tuệ tức là phải có sự tỉnh thức. Khi quí thầy áp dụng Tứ Vô Lượng Tâm thì quí thầy thấy rất rõ vấn đề này, khi đặt tâm thương yêu của chúng ta rồi thì lúc nào chúng ta cũng tỉnh thức, tức là trí tuệ sáng suốt của chúng ta phải ở đó cho nên chúng ta không phạm giới không giết hại chúng sanh nghĩa là làm đau khổ chúng sanh. Và chỗ nào có trí tuệ thì chỗ ấy có giới hạnh. Khi chúng ta tỉnh thức đặt tâm thương yêu của chúng ta thì giới hạnh của chúng ta ở đó. Chúng ta thấy giới hạnh và giới luật kèm sát với nhau không rời.

Người có giới hạnh nhất định có trí tuệ. Quý thầy thấy như người tu ăn phi thời, ăn ba bữa thì thử hỏi họ có trí tuệ không? Họ không trí tuệ cho nên họ phạm giới ăn phi thời. Khi họ phạm giới luật tức họ là người tu không trí tuệ. Họ nói cái gì cũng thông, họ lý luận rất hay nhưng lý luận của họ không phải là giới luật, giới hạnh. Do chỗ đó mà họ bị phạm giới. Đứng trong góc độ Phật giáo người này không trí tuệ vì trí tuệ của Phật giáo là giới luật. Người tu này tuy thông minh, nói trên trời dưới đất cái gì cũng thông mà họ sống không đúng giới luật tức tri hành không hợp nhất, như vậy rõ ràng trí tuệ của họ với cái họ làm không đúng giới luật, không hợp nhau tức là họ không phải là người trí tuệ mà chỉ là người ba hoa mà thôi, nói thì nhiều chứ làm không đúng giới luật.

Cho nên nhìn vào người tu sĩ của đạo Phật chúng ta căn cứ ở trí tuệ và giới hạnh để định giá trị của họ. Người có giới hạnh thì nhất định phải có trí tuệ vì trí tuệ chứng minh cho hành động. Hành động của họ phải ở trong thiện pháp, phải ở trong giới luật, mà họ phạm giới tức họ không trí tuệ; người không có trí tuệ mới phạm giới chứ có trí tuệ thì làm sao phạm giới được. Có hiểu được như vậy quí thầy mới thấy được lộ trình của đạo Phật rất rõ ràng và cụ thể. Cho nên nói trí tuệ thì ai cũng cho mình có trí tuệ hết mà thấy đời sống của họ là biết họ thật sự không phải là người có trí tuệ, do không trí tuệ nên họ mới phạm giới.

Giới và hạnh được xem là tối thắng ở trên đời.

Nếu mình nói mình có trí tuệ thông suốt mà giới hạnh không có, mình làm đau khổ chúng sanh thì đâu có trí tuệ. Có trí tuệ thì không bao giờ làm đau khổ chúng sanh, mà không bao giờ làm đau khổ chúng sanh thì mình có sân trong lòng mình không? Vì mình sân cho nên mình làm đau khổ chúng sanh, mà chúng sanh trong đó có mình. Cho nên trong sự tu của chúng ta, chúng ta thấy chỗ này là chỗ quan trọng: giới luật tức là giới hạnh, hay là giới đức, hay là giới tuệ luôn luôn sống sát bên nhau mà chúng làm cho chúng ta được giải thoát. Như vậy chúng ta phải tu tập như thế nào để chúng ta thấy giới luật, giới hạnh, giới tuệ của chúng ta luôn luôn lúc nào cũng phải sống với nhau, không được rời ra. Như vậy là chúng ta đã giải thoát, chứ có gì đâu mà không giải thoát?

Cho nên hiện giờ ở đời thấy giới tu sĩ giới hạnh chẳng có, trí tụê cũng chẳng có, họ chỉ thuyết giảng lung tung mà đời sống của họ đầy bụi bặm của ngũ dục lạc thế gian, do vậy họ chỉ giảng dạy qua tưởng tuệ, qua tri kiến góp nhặt của người xưa lập đi lập lại, thêm râu thêm ria như vẽ rắn thêm chân, rồng chẳng ra rồng, rắn chẳng ra rắn, khiến cho mọi người theo đạo Phật dở chết dở sống, đời chẳng ra đời đạo chẳng ra đạo. Lối sống của tu sĩ hiện giờ là lối sống của phong kiến quan liêu, tiền hô hậu ủng như vua chúa, chùa to tháp lớn là cung vàng điện ngọc của họ; viện chủ, viện trưởng là quan chức của họ; đi đâu cũng có hộ giá là phật tử đưa đón xe cộ rần rộ. Quý thầy thấy cách thức sống của họ, cái danh của họ có phải là giới luật không? Hồi xưa đức Phật 80 tuổi với chân trần đi đến chỗ này rồi chỗ khác để khất thực sống. Có ai xin về cho đức Phật ăn đâu, lẻ ra Phật già như vậy thì ông Anandà xin về cho Phật ăn, nhưng đàng này đức Phật tự mình đi khất thực. Nhiều khi đệ tử của Phật không chịu mang bát cho ông thì Phật tự mang bát đi khất thực. Phật đâu có phong kiến, nên đâu có rầy ai. Đó là giới hạnh của đức Phật, chúng ta thấy rất rõ ràng. Còn bây giờ lối sống của tu sĩ không có giới hạnh, họ phạm phải những giới luật của đức Phật, họ phạm phải những cái bất bình đẳng. Đạo Phật là đạo bình đẳng mà họ sống có người ủng hộ, có người quạt, có người che lọng, có người phục vụ này kia, thì như vậy có bình đẳng không? Đó là cái sai của người tu trong thời đại chúng ta, không đúng giới hạnh của người tu, tức là thiếu giới hạnh, thiếu trí tuệ, chúng ta tưởng đó là cái sang, tưởng đó là cái giải thoát của mình.

Trước khi nối tiếp bài học, Thầy xin nhắc lại vài gương hạnh của Thánh Tăng trong thời đức Phật, để thấy gương hạnh của các Ngài mà chúng ta bắt chước.

1.- Thầy nhắc lại oai nghi giới hạnh của một vị sa di. Ngài tên là Sànu, đi tu lúc 7 tuổi nên thường nhớ mẹ, một hôm Ngài cầm y bát lén trốn về thăm mẹ. Trong một buổi sáng sớm, ngài thấy mẹ sầu muộn nên dùng bài kệ hỏi lý do, mà cũng nói lên lòng thương của ngài đối với mẹ:

Thưa mẹ, người ta khóc
Khóc vì người đã chết
Hay đã khóc người sống
Khi không thấy người sống
Thưa mẹ con đang sống
Và mẹ đang thấy con
Vì vậy sao thưa mẹ
Mẹ lại khóc cho con

Bà mẹ trả lời:

Người ta khóc cho con
Là khóc con đã chết
Hay khóc con còn sống
Nhưng không thấy được mặt
Này con, người ta khóc
Là khóc cho con ấy
Ví con đã được xem
Còn sống cũng như chết

Bà mẹ nói lên tình của bà mẹ thương con khi cho con đi tu thì coi như con mình tuy còn sống nhưng không còn gặp nữa. Quý thầy nghĩ tình mẹ con ngày xưa không khác gì tình mẹ con bây giờ đâu. Khi cho một đứa con 7 tuổi xuất gia đi tu thì chăc chắn người mẹ dứt ruột lắm, không biết nó sống trong đó đi xin ăn có được đủ ăn hay đói khát, hay trong giới luật của Phật có nhiều cái khó khăn chẳng biết con mình có sống được không, lòng thương mẹ của nó có dằn được không, có quên được không để tu hành, cho nên bà mẹ rất lo lắng. Vậy mà khi đứa con về thăm, tuy trong lòng có mừng nhưng bà lại khổ, cho nên bà nói lên nổi lòng của bà đối với con là vì biết con còn sống nhưng đã xem như chết rồi. Nếu không hiểu được như vậy, con mình làm sao tu được, cho nên bài kệ thứ nhất bà nói lên tình cảm của bà mẹ đối với con, kế đó bà khuyên nhủ người con của mình:

Nhưng con hởi, hởi con
Nay con được kéo ra
Khỏi hang hầm lửa rực
Con còn muốn rơi vào
Đống than hầm ấy chăng?

Nghĩa là bà hiểu được Phật pháp khi bà cho con đi tu là nó ra khỏi cuộc đời đau khổ cho nên 5 câu kệ tiếp này bà khuyên con bà đừng thương nữa, hãy dứt đi, hãy nỗ lực tu hành đi, còn có lòng thương yêu đó thì con như còn muốn rơi vào đống than hầm lửa đó nữa chăng. Đó là người mẹ tuy thương con nhưng mong con còn sống như đã chết, muốn cho con dứt ra khỏi hầm lửa đau khổ cho nên khuyên con đừng có thương mẹ nữa mà hãy nỗ lực ra khỏi hầm lửa rực cháy đó. Đó là lời khuyên của bà mẹ cho người con cắt đi tình cảm không còn dính dấp nữa nhờ vậy ngài Sànu nỗ lực thực hiện lời khuyên của mẹ đoạn dứt tình cảm nên chẳng bao lâu ngài chứng quả Alahán.

Như vậy chúng ta biết khi bước qua lộ trình thứ hai thì không còn một chút tình cảm nào hết, chúng ta mới thực hiện được con đường giải thoát của đạo Phật. Con đường giải thoát của đạo Phật không khó mà chỉ sợ chúng ta còn những sợi dây trói buộc tuy rất ít, nhưng không khéo chúng ta không thể đi nốt quảng đường giải thoát của đạo Phật. Chúng ta nghĩ có tình thương nào một người con mới 7 tuổi, rời mẹ sớm như vậy mà không thương mẹ, mà một bà mẹ nào rời con 7 tuổi mà không nức nở, thế mà giữa hai mẹ con này đã thấy được đạo, hiểu được đạo nên bà mẹ khuyến khích con 7 tuổi dứt bỏ tình cảm mẹ con đi để thực hiện ra khỏi hầm lửa đau khổ. Chính lòng thương yêu đó đã trói buộc con người muôn kiếp muôn đời trong vòng đau khổ cuộc đời, không thoát khỏi. Có gì hơn một đứa bé 7 tuổi thương mẹ, có gì hơn một bà mẹ thương con. Nhìn gương hạnh này chúng ta biết được Phật pháp thật là vi diệu, tình mẹ con mà dứt được thì trên thế gian này không còn gì trói buộc được nữa.

2.- Đây là gương hạnh khác của vị Sa di Sopàka trong thời đức Phật. Ngài là một đứa bé vừa sanh ra thì mẹ mất, được người cha nuôi đến 7 tuổi thì cho xuất gia theo Phật. Đức Phật thấu hiểu hoàn cảnh của Ngài nên cho đề tài thiền quán Tứ Vô Lượng Tâm. Hồi trước Thầy có nói em của ông Cấp Cô Độc là Subhùti cũng tu đề tài thiền quán Tứ Vô Lượng Tâm, thì vị Thánh Sa di Sopàkanày cũng tu đề tài thiền quán Tứ Vô Lượng Tâm được Phật trao cho. Tại sao vậy? Tại vì mẹ mất sớm và Ngài đi tu lúc 7 tuổi, không được sự chăm sóc của mẹ cho nên ngài thực hiện Tứ Vô Lượng Tâm tức là lòng từ bi hỉ xả. Ngài khai triển thiền quán này và chứng quả Alahán. Sau khi chứng quả Ngài có làm bài kệ nói lên công đức và kinh nghiệm tu hành của mình. Trong khi Ngài tu, Ngài đã dùng bài kệ này làm pháp hướng để nhắc tâm Ngài. Tự ví mình như một bà mẹ nên Ngài viết bài kệ như vầy:

Như người mẹ tốt lành
Thương người con độc nhất
Cũng vậy, đối với chúng sanh
Đủ mọi loài, mọi chỗ
Phải có lòng tốt đẹp
Thương mến và từ ái

Ngài trạch pháp câu kệ này ra rồi Ngài thường nhắc tâm Ngài để thực hiện Tứ Vô Lượng Tâm, cho nên cuối cùng thì tâm từ bi hỉ xả của Ngài phủ trùm vạn hữu trong thế gian. Từ đó Ngài thấy lòng từ ái của Ngài phủ trùm mọi phương cho nên Ngài thành tựu quả Alahán giải thoát hoàn toàn.

Như vậy ngài Sopàka thành tựu không phải thiền định bằng cách nhiếp tâm ức chế tâm mà chỉ thực hiện lòng từ bi hỉ xả của mình đến muôn loài muôn vật mà đã thành tựu quả Alahán. Tại sao? Vì đức Phật dạy người hợp với căn cơ của họ là như thế nào. Ngài Sa di Sopàka là một đứa bé vừa sanh ra là đã mồ côi mẹ, rồi được cha nuôi đến 7 tuổi thì cho theo Phật xuất gia. Ngài sống trong cảnh thiếu tình thương, nhờ đức Phật cảm thông được tình cảnh của đứa bé mất mẹ cho nên trao cho Ngài đề tài Tứ Vô Lượng Tâm. Vì Ngài đã mất tình thương nên thấm thía vô cùng, cho nên Ngài thực hiện tình thương đối với muôn vật rất nhanh chóng vì nó hợp với hoàn cảnh căn cơ của Ngài. Còn nếu Ngài đầy đủ tình thương thì Ngài sẽ xem thường tình thương. Nhưng ở đây Ngài thiếu tình thương nên ngài thực hiện đúng với tâm nguyện của ngài, nhờ vậy, ngài đã thành tựu được Phật pháp.

Như vậy, chúng ta đâu cần phải tu cho nhiều pháp môn, chỉ cần tu một pháp môn trong những pháp mà đức Phật đã dạy, dùng một đề tài thiền quán rồi từ đó chúng ta trạch pháp ra những câu phù hợp, thích hợp với tâm chúng ta. Chúng ta ngồi kiết già, lưng thẳng đứng rồi đặt niệm trước mặt, dùng pháp hướng mà nhắc nhở tâm mình ngày ngày cho thấm nhuần ở trong đề mục đó, tạo cho chúng ta niềm thương yêu rộng lớn gọi là Tứ Vô Lượng Tâm. Như vậy chúng ta thấy con đường của đạo Phật đâu phải là khó, đâu phải có sự ức chế tâm làm cho chúng ta phải khó khăn để sinh ra bịnh tật thế này thế khác, chỉ cần sử dụng đúng pháp và đúng hoàn cảnh của mình mà tu.

Nếu hiện giờ tùy căn cơ của mỗi người để dạy họ, thì chắc chắn họ không tin Thầy đâu vì họ đã có những kiến chấp nghĩ rằng phải thiền này thiền kia thiền nọ. Do các kiến chấp đó nên họ dính mắc trong các kiến chấp đó,nếu dạy đúng căn cơ của họ thì họ nói đó không phải là thiền, đó là quán chỉ làm cho động tâm, nhưng không ngờ khi đạt đích của pháp đó thì tâm thanh tịnh, mà tâm thanh tịnh tức là thiền định. Vì vậy mà người tu theo đạo Phật thì cần phải tin vào một bậc thầy có kinh nghiệm, vị này sáng suốt soi rõ căn cơ của mình để hướng dẫn đề tài thiền quán, thiền định để giúp cho mình đạt được sở nguyện giải thoát sanh tử chấm dứt luân hồi. Đó là mục đích chung nhưng trên hành pháp thì bậc thầy tùy căn cơ mỗi người để giúp.

Còn như Thầy bây giờ mà tùy căn cơ của mỗi người chỉ pháp tu cho họ thì chắc chắn không ai tin Thầy hết, có thể họ nói "tui muốn ngồi thiền nhập định; tui muốn hưởng hỉ lạc; tui muốn nhập Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền; tui muốn tìm Phật tánh tui ngồi đó để làm Phật, mà Thầy dạy cái kiểu như Tứ Vô Lượng Tâm thương yêu mọi loài, hoặc dạy Tứ Chánh Cần, biểu phải xả tâm, hoặc tu Tứ Diệu Đế bốn sự thật thì xa vời quá, không đúng với cái ham thích của tui, tui muốn làm sao xuất hồn, làm sao có ánh sáng hào quang; tui muốn làm sao biết được ông Phật của tui mà Thầy dạy kiểu này thì trật với ý muốn của tui rồi; tui muốn tu thiền công án này, tham thoại đầu này, triệt ngộ thông suốt các công án mà Thầy dạy tui như vậy thì làm sao tui thấu triệt các công án, người ta hỏi Phật là gì thì tui biết đâu để trả lời. Do đó không đúng với ước ao sở nguyện của tui cho nên Thầy dạy kiểu này là không đúng". Nhưng mà Thầy biết trong hoàn cảnh căn cơ của họ phải tu pháp gì nhưng dạy thì họ không nghe thì làm sao mà dạy họ được. Cho nên Thầy thấy đời này rất khó dạy cho người ta tu hành.

3.- Ngài Posiya, em trai của Trưởng lão Sangàmaji, khi lớn lên ngài lập gia đình có một đứa con. Đứng trước vấn đề sống chết nên ngài xuất gia theo Phật tu hành. Ngài sống một mình trong rừng và tu tập đề tài quán Bốn Sự Thật (Tứ Diệu Đế) và thực hiện Bát Chánh Đạo, sau một thời gian, ngài chứng quả Alahán. Ngài chỉ tu Tứ Diệu Đế mà chứng quả Alahán. Sau khi chứng quả Alahán, ngài đến đảnh lễ Thế Tôn để tỏ lòng biết ơn đã trao cho ngài đề mục tu và trở về thăm nhà cũ. Người vợ muốn cám dỗ ngài sống lại đời sống cũ, ngài biết dụng ý của vợ nên từ giả ra đi liền, không ngó ngàng đến nhà cửa vợ con nữa như một người vô tình vô nghĩa, không có lời từ giả vợ con. Ngài thấy đó là sự trói buộc quá lớn mà người thế gian không thể nào thấu hiểu, không thể có lời khuyên nào được vì có khuyên cũng chẳng nghe nên ngài ra đi như một người vô sự. Ngài có làm bài kệ nói lên tâm tư thoát khỏi sợi dây trói buộc của gia đình:

Không gần là tốt đẹp

(sống với gia đình không tốt đẹp đâu)

Kẻ trí thường biết vậy

(người tu hành phải biết gần với thế gian thì không bao giờ tốt hết, phải xa lìa nó đi, phải cách li nó đi, theo lộ trình người tu mới có giải thoát)

Từ làng đi đến rừng

(ngài nói từ bỏ cuộc sống thế gian để vào tu trong rừng theo đạo Phật)

Từ rừng ta vào nhà

(bây giờ thời gian tu đã xong rồi mới thăm Phật và về thăm nhà)

Từ đấy đứng dậy đi

(bây giờ không như người thế gian nữa, người tu xong không còn bị các sự lôi cuốn của thế gian nữa)

Không đoái hoài Posiya.

Bài kệ của ngài Posiya nói lên tâm tư đoạn dứt không con một chút gì thế gian nữa thì như vậy mới là người giải thoát. Thí dụ chúng ta tu một thời gian, sau đó mới trở về thăm gia đình thì người trong gia đình họ làm sao biết cảnh giới tu hành của mình cho nên họ cám dỗ bằng cách nói này kia, bằng đồ ăn thức uống, bằng đủ cách để dụ dỗ chúng ta. Nếu không đứng dậy đi ngay thì cái tâm chúng ta chưa được giải thoát chắc chắn chúng ta chưa chịu đi đâu, rồi ở lại vài ngày nó biết nó cám dổ dữ lắm. Nếu chúng ta chưa giải thoát thì sau thời gian tu hành nó sẽ bùng nổ bị cám dổ mạnh hơn. Còn nếu chúng ta đã giải thoát như ngài Posiya thì phải đứng dậy đi liền vì biết đây là cái khổ, đây là sự sống khổ, đây là sự ràng buộc chặt như mạng lưới bằng dây lòi tói rất chắc, cho nên phải bức ra đi liền tránh khỏi bị trói lại, càng lúc càng trói chứ không để chúng ta bước ra khỏi đâu. Đây là những kinh nghiệm của các bậc Thánh Tăng ngày xưa đã tu chứng được đạo quả và ngay đó nói lên những bài kệ để cảnh giác cho chúng ta đời sau, chứ không phải cảnh giác cho họ đâu. Họ muốn cho chúng ta đời sau lấy kinh nghiệm của họ đã trải qua để chúng ta vượt thoát những sợi dây triền phược, những sợi dây của gia đình của thế tục đang bủa, lúc nào cũng ném vào chúng ta để trói chúng ta, không cho chúng ta thoát ra.

Vì sự lợi ích tu tập của quý thầy, buộc lòng Thầy phải tìm đọc lại những gương hạnh của các bậc Thánh Tăng ngày xưa mà nhắc đi nhắc lại cho quý thầy để quí thầy chuẩn bị một lộ trình giải thoát hoàn toàn cắt đứt triền phược gia đình tiến tới sự giải thoát chơn thật vì con đường của Phật là con đường thật, không dối gạt ai, nếu người nào quyết tâm đoạn dứt những triền phược thì chắc chắn giải thoát hoàn toàn. Danh từ trong kinh điển thường gọi Alahán là bậc đã giải thoát bước ra khỏi mọi sợi dây trói buộc đó.

4.- Ngài Sivàlilà một vị Thánh Tăng trong thời đức Phật. Mẹ ngài đã sanh ngài quá khó, phải chịu đau khổ chuyển bụng trong 7 ngày liền mới sanh ngài ra được, vừa sanh xong thì mẹ ngài chết. Khi được 7 tuổi, ngài được xuất gia tu học theo Phật. Ngài Sàriputta khuyên ngài nên lấy đề tài sự đau khổ khi được sanh ra mà tu tập. Từ đó, ngày đêm ngài đem đề mục thọ khổ triển khai định Vô Lậu, chẳng bao lâu thì chứng quả Alahán; ngài làm bài kệ:

Ta tu vô lậu định
Niệm thọ đặt trước mặt
Ta quán xét tư duy
Tùy miên ta từ bỏ

(nhờ đặt niệm thọ thấy khổ của mẹ và của thân phải 7 ngày mới sanh ra được, ông quán xét tư duy các nổi khổ trong cuộc đời thì tùy miên (trạo cử, vọng tưởng) dứt bỏ. Ta thấy ông không dùng hơi thở hay đề mục nào để diệt vọng tưởng mà chỉ quán xét thọ tận cùng khi đã thấu suốt được thì thấy tâm im lặng phăng phắc không có niệm nào khởi ra nữa. Ngài Sivàlibiết ông đã diệt tùy miên, kế đó tham sân trong lòng cũng quét sạch cho nên ông nói:

Tham sân cũng quét sạch
Mạn nghi cũng xa lìa

(ngũ triền cái quét sạch khỏi tâm)

Vì những mục đích ấy
Ta bước vào ngôi chòi
Minh giải thoát đã đạt

(lúc thấy tâm đã xa lìa mạn nghi, vì mục đích cuối cùng là chứng quả Alahán ngài Sivàli mới bước vào chòi (am thất) lá ngồi giữ sự im lặng không có ngũ triền cái thì tam minh hiện ra, giải thoát. Như vậy khi ngũ triền cái dừng thì tâm rất tịnh, ông điều khiển các hành ngưng nhập Tứ thiền, mà khi nhập xong Tứ thiền thì Minh hiện ra và giải thoát ông đã đạt. Như vậy qua bài kệ này dù chưa đầy đủ nhưng chúng ta nên hiểu như vậy. Khi tâm đã tịnh rồi thì phải sau thời gian dùng pháp hướng tức như lí tác ý mà ám thị thì tham sân hết, tùy miên hết, mạn nghi cũng tiêu, pháp hướng quá nhuần nhuyển nên mới đạt những kết quả đó. Quét được những cái đó thì pháp hướng hiệu quả vô cùng cho nên khi đó ngài Sivàli mới vào trong chòi ngồi kiết già thẳng lưng giữ tâm thanh tịnh đó rồi mới dùng pháp hướng ra lệnh các hành ngưng tức là nhập Tứ thiền và Minh có là đã giải thoát.

Hôm nay Thầy nhắc lại những bậc Thánh tăng trong thời xưa chỉ tu trong một đề mục nào đó cho tới khi tâm họ được thanh tịnh. Mà tâm họ được thanh tịnh như vậy thì họ phải dùng pháp hướng rồi, họ phải như lí tác ý ra để tu định vô lậu cho nên pháp hướng đó trở thành hiệu quả rất lớn của tinh thần, do sức sai khiến làm chủ bằng pháp hướng. Đâu phải chỉ hiểu đơn sơ mà phải hiểu sâu cách thức nhập các thiền cho nên chỉ cần hướng tâm bảo hơi thở ngưng hay các hành ngưng thì nhập Tứ thiền từ đó Minh phải hiện ra. Và cũng phải biết cách hướng các Minh cho chúng hiện ra, và chuyện hướng đó rất dễ khi có tâm tịnh. Còn chúng ta vì cái tâm chưa tịnh thì chúng ta muốn nhập các thiền là điều khó cho chúng ta, trái lại khi tâm chúng ta đã quét sạch ngũ triền cái rồi thì việc thực hiện các định và các Minh không khó.

Đó là những gương hạnh để chúng ta rút tỉa những kinh nghiệm và áp dụng trong sự tu tập của chúng ta về sau khi chúng ta biết cái đúng cái sai để thực hiện sự giải thoát cho mình.

5.- Đây, Thầy thuật lại mẫu chuyện của một vị thánh tăng khác nữa để chúng ta biết được kinh nghiệm của các ngài tu hành rồi chúng ta nương vào đó mà tu hành bởi vì chúng ta tin Tăng là tin những bậc Thánh Tăng trong thời đức Phật cho nên chúng ta phải hiểu những hành trì, những hành trạng của các ngài để chúng ta noi gương mà thực hiện trong sự tu tập của chúng ta cho giống với các ngài. Cho nên khi chúng ta tu Tứ Bất Hoại Tịnh thì chúng ta đã hiểu các gương hạnh của các bậc Thánh Tăng như thế nào rồi. Như vậy trước khi tu Tứ Bất Hoại Tịnh chúng ta đã chuẩn bị sẳn sàng các gương hạnh của các ngài để chúng ta noi theo các gương hạnh này mà tu tập.

Ngài Samitigutta xuất gia và giữ gìn giới thanh tịnh. Do nghiệp quả đời trước, ngài bị bịnh cùi nên ngón tay ngón chân của ngài rụng xuống từng phần một, ngài sống rất khổ sở. Bịnh cùi ngày xưa là bịnh nan y không có thuốc trị. Nhưng khi chưa có bịnh thì ngài được xuất gia và ngài giữ giới rất thanh tịnh. Sau khi bị bịnh, ngài Samitigutta sống trong một nhà dưỡng bịnh. Có lẻ đây là nơi đức Phật cho thành lập một nhà tranh để các vị tu sĩ tỳ kheo bị bịnh được ở đó dưỡng bịnh và đồng thời cũng được các cư sĩ thuốc thang trực tiếp tại đó. Theo câu chuyện này chúng ta thấy trong tổ chức tăng đoàn của đức Phật phải có những nơi để các vị tỳ kheo bị bịnh sống cách li với các tu sĩ mạnh khỏe, vì 1250 vị tỳ kheo đâu phải ai cũng đều mạnh khỏe hết, đã mang thân nghiệp thì phải có bịnh đau.

Một hôm tôn giả Sàriputta đi thăm các tỳ kheo bịnh nhân. Khi tôn giả Sàriputta thấy tôn giả Samitigutta bị bịnh khổ như vậy nên ngài Sariputta cho ngài đề mục thiền quán tu định vô lậu để diệt cảm thọ "Toàn bộ khổ uẩn là một vấn đề cảm thọ và khi không có năm uẩn thời không có đau khổ". Nói xong tôn giả Sariputta tiếp tục thăm các tỳ kheo bịnh nhân khác. Ngài Samitigutta được bài pháp này phấn khởi, triển khai hết sức của mình để thiền quán, chẳng bao lâu ngài chứng quả Alahán. Tu trong sự đau khổ của các ngón tay ngón chân rụng ra vì bịnh cùi. Sau khi chứng quả, ngài Samitigutta có làm bài kệ:

Việc ác ta đã làm
Trong các đời sống trước

(Ngài quán bịnh khổ trong đời nay là do việc ác trong các đời sống trước đã làm, chứ nay ngài đi tu có làm gì ác đâu.)

Ở đây chỉ cảm thọ
Thọ lãnh từ nghiệp ấy

(Ngài nghĩ rằng các cảm thọ đau khổ này đều do từ nghiệp ấy)

Căn bản các nghiệp khác
Thật sự không còn nữa

(tức là các nghiệp khác không tạo nữa thì các nghiệp khác không có nữa, do đó ông thấy an nhiên trả các nghiệp ác đời trước và quán đề tài định vô lậu mà ngài Sariputta đã cho thật thấm nhuần, thấy ngũ uẩn giai không cho nên ông không thấy sự đau đớn nữa. Do sự miên man trong sự quán tưởng và đặt niệm thọ trước mặt mà không thất niệm. Khi không thất niệm thì không còn thấy nhứt nhối nữa, chỉ còn một tâm thanh tịnh duy nhất cho nên lúc đó ông thực hiện được Tứ thiền làm chủ sự sống chết và thực hiện Tam Minh chứng quả Alahán.

Đó là những vị Thánh Tăng trong thời đức Phật đã nỗ lực tu trong sự đau khổ của họ. Đây là một gương hạnh tu trong cảm thọ đau khổ. Chúng ta có can đảm tu như các ngài không? Thầy tin rằng khi ta đau khổ thì phải quán thấy chúng ta như chết rồi, không còn nữa. Nếu chúng ta không nỗ lực giữ cho tâm thanh tịnh hoàn toàn bất động thì chúng ta sẽ bị các cảm thọ làm cho chúng ta bị mất tâm thanh tịnh, do đó chúng ta bị lôi vào sự đau khổ của thân ngũ uẩn, sẽ bị các cảm thọ làm cho chúng ta một lúc thì đau, một lúc thì nhứt, đó là bị thất niệm. Nếu chúng ta liên tục đặt niệm tâm thanh tịnh trước mặt, không để thất niệm, tức là giải thoát không còn khổ đau. Cho nên trong kinh điển Phật dạy khi đã đặt niệm gì thì đừng để thất niệm.

Thầy xin nhắc lại: Người tu sĩ đạo Phật ngày xưa đi chân trần, không xe cộ, chẳng có ai nghinh đón, chỉ ôm bình bát xin ăn. Già 70, 80 tuổi còn phải đi xin ăn. Thật là cao quý thay. Bây giờ thắp đuốc mà tìm cũng không thấy ai như các vị ấy. Bây giờ chỉ thấy sự cao sang sung sướng và đầy đủ của các tu sĩ chứ không thấy hạnh giải thoát như các ngài Thánh Tăng ngày xưa. Chúng ta mơ những hạnh đó nhưng biết chúng ta có sống nổi như các vị Thánh Tăng đó không? Muốn sống như vậy, chúng ta phải có sự rèn luyện, chứ nếu không thì chắc chắn chúng ta không sống nổi những hạnh cao quý đó, vì những hạnh cao quý đó có những khó khăn của hạnh đó khi sống với nó. Chúng ta quý trọng hạnh sống của đức Phật ngày xưa, của những vị Thánh Tăng ngày xưa, nhưng chúng ta không sống nổi trong các hạnh đó vì cuộc sống vật chất hiện tại của thế gian.

Để trở lại phần giới luật, chúng ta phải học và phải hiểu biết những phần giới luật gồm có:

1.- Thế nào là giới hạnh.

2.- Thế nào là giới đức

3.- Thế nào là giới tuệ

4.- Thế nào là giới bổn

Khi chúng ta chuẩn bị bước qua giai đoạn của tu sĩ thì chúng ta phải hiểu biết 4 vấn đề trên. Nếu không hiểu 4 vấn đề này thì chắc chắn chúng ta sẽ không hiểu giới luật được. Đem giới bổn ra đọc để hiểu những luật của Phật dạy răn cấm chúng tỳ kheo như thế nào thì chưa đủ đâu, cho nên chúng ta phải học cho đầy đủ để biết rằng cái thân mạng của chúng ta sanh ra từ giới thì chúng ta phải hiểu giới là sao, giới như thế nào là đúng, giới như thế nào là sai. Như thế nào là giới hạnh, như thế nào là giới đức, như thế nào là giới tuệ, như thế nào là giới bổn. Chúng ta sẽ trả lời những câu hỏi đó trong giáo án này để làm sáng tỏ giáo án tu tập của đạo Phật vì giới luật là ông thầy của mình nên mình phải tìm hiểu cho đầy đủ, cho rõ ràng để tin mà tu. Mình tu đây là tu trong những hạnh, đức, tuệ thì phải tu như thế nào cho đúng chứ không khéo thì chúng ta khó mà biết được, bởi đức Phật dạy có lúc thì chúng ta phải hiểu, có lúc thì chúng ta phải dứt, nhưng có lúc thì chúng ta phải trau dồi và có lúc thì chúng ta phải tu tập. Vậy giới luật có 4 vấn đề cần thông hiểu. Giới luật là một pháp môn để chúng ta tu học cho trọn vẹn chứ nếu chúng ta không hiểu, không biết cách thì làm sao tu cho trọn vẹn được vì vậy chúng ta thường bị phạm giới.

1.- Đời sống gia đình đầy triền phược, con đường đầy bụi bặm trói buộc chằng chịt như mạng lưới, đụng đâu cũng toàn là nước mắt và khổ đau. Khi bước qua giai đoạn tu hành thì chúng ta so sánh thấy cuộc sống trong gia đình luôn luôn bị trói buộc trong thương ghét giận hờn phiền não đau khổ, toàn là nước mắt và khổ đau, không có gì gọi là hạnh phúc, sung sướng cả. Còn đời sống xuất gia phóng khoáng như hư không, thật rất khó cho một người còn sống trong gia đình có thể sống theo phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, hoàn toàn thanh tịnh, trắng bạch như vỏ ốc; vậy ta nên cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, xuất gia từ bỏ gia đình.

Đây chỉ mới khởi ý cạo bỏ râu tóc. Như bây giờ Thầy thấy khóa các thầy là mới khởi sự thôi chứ chưa có gì hết, nghĩa là chúng ta mới bắt đầu để chúng ta li cuộc sống thế gian thôi, mới cạo đầu thử thôi, chúng ta chua phải là người xuất gia đệ tử của Phật đâu. Đây là mới thử xem chúng ta có lìa được đời sống thế gian được hay không, bước qua giai đoạn cạo tóc đắp áo cà sa có sống được đời sống giới luật, giới hạnh hay không. Đây là những cách thức để chúng ta thấy được: bắt đầu cạo râu tóc, đắp áo cà sa, rồi chúng ta làm theo kiểu như các người tu sĩ. Chúng ta thấy những hành động chúng ta làm này là giới hạnh.

Đây là câu trả lời thế nào là giới hạnh. Chúng ta thử xem làm được không.

Nếu chúng ta suy nghĩ chỉ có đời sống xuất gia mới phóng khoáng, mới giải thoát, còn đời sống trong gia đình thì không thể nào giải thoát được, cho nên bây giờ mình làm các việc như cạo tóc râu, mặc y ca sa, rồi sống đời sống của các vị tu sĩ không nhà cửa, không gia đình. Còn nếu mình thấy đời sống như thế khổ quá, sống chỉ 3 y 1 bát, sống không gia đình, không tài sản, không có gì cả mà sống cực khổ quá trời, đi xin sợ không ai cho ăn chắc chắn chết đói, thôi mình về gia đình dù sao cũng có cơm gạo, khi ăn lại không có bát đĩa muỗng nĩa phải bốc tay thiếu vệ sinh, rồi phải tự mình rửa bát, giặt y. Có tư tưởng suy nghĩ như thế là đã sống không đúng giới hạnh xuất gia. Vì đây là bắt đầu hành động sống để li, để xả bỏ hết những cái thế gian. Nếu than thở như vậy thì chắc chắn mình sống không được rồi. Mà sống không được thì giới hạnh đầu tiên của người cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, không tài sản không thực hiện được. Không thực hiện được thì không tu qua giai đoạn hai được.

Cho nên bắt đầu qua đây chúng ta đã thấy giới hạnh của chúng ta là ở đó, chứ không phải như là sát sanh, trộm cắp, tà dâm... cái đó còn xa lắm, còn bây giờ chúng ta mới bước vào lộ trình này đời sống chúng ta là như vậy, là giới hạnh ngay tức khắc liền.

Sau một thời gian tư duy, suy nghĩ kỹ lưỡng, người ấy chính thức từ bỏ tài sản nhỏ tài sản lớn, từ bỏ bà con quyến thuộc nhỏ bà con quyến thuộc lớn, bây giờ mới thực sự cạo bỏ râu tóc xuất gia, từ bỏ gia đình sống không nhà cửa, sống theo các vị khất sĩ, tự lo cho mình đúng hạnh giải thoát để làm chủ cuộc sống, làm chủ luân hồi. Đó là giới hạnh.

Hiểu như vậy quý thầy mới biết được bắt đầu là phải có giới hạnh. Còn đợi chúng ta học giới rồi giữ gìn không cho phạm thì chuyện đó là chuyện sau xa nữa, còn bây giờ chúng ta có giới hạnh ngay.

Sau khi đã xuất gia xong, vị ấy sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Patimokkha. Đây bắt đầu học giới bổn rồi lấy nó mà chế ngự, còn hồi nãy là chúng ta sống với giới hạnh. Sau khi đã xuất gia rồi chúng ta phải học giới bổn để biết giới luật từ đó mới tăng thêm giới hạnh của chúng ta. Tức là hành động sống của chúng ta như thế nào cho đúng với oai nghi tế hạnh của người tu sĩ.

Người ta học giới bổn Patimokkha mà không học giới hạnh nên người ta phạm giới hạnh hết, nói chung các tu sĩ của chúng ta bây giờ phạm giới hạnh, giới đức, giới tuệ hết chỉ còn giới bổn họ nói vanh vách, họ thuộc làu làu rồi nói thôi.

Bây giờ nhờ giới bổn mà thực hiện được giới hạnh thân hành cho nên chúng ta tiến tới nữa để chúng ta thực hiện giới đức và giới tuệ, thấy sự nguy hiểm của các lổi nhỏ nhặt, bởi vì khi mình học được giới bổn thì mình mới thấy được sự nguy hiểm trong những lổi nhỏ nhặt của chúng ta. Thọ trì và học tập trong giới học ý nghiệp, khẩu nghiệp, thân nghiệp lần lần thanh tịnh do chúng ta sợ những lổi nhỏ nhặt đó mà chúng ta cố gắng giữ gìn trong giới bổn vì vậy mà trong những hành động của ý, của thân, của khẩu lần lần thanh tịnh. Nó thanh tịnh tức là nó trở thành giới hạnh của thân, của khẩu, của ý.

Khi hành động thân khẩu ý thanh tịnh thì giới hạnh của chúng ta đã tròn đầy, oai nghi tế hạnh chúng ta rất tốt vì mỗi lần thân của chúng ta động dụng thì đó là động dụng của hành động giới luật; miệng chúng ta nói ra điều gì thì nói ra trong giới luật, không nghịch lại giới luật; ý chúng ta khởi nghĩ điều gì thì hành động khởi nghĩ đó cũng nằm trong hạnh của giới luật nên thân khẩu ý nghiệp của chúng ta lần lần thanh tịnh. Sinh hoạt trong sạch giới hạnh cụ túc, lúc đó sinh hoạt hằng ngày do thân khẩu ý chúng ta bắt đầu đầy đủ trọn vẹn những giới hạnh; thủ hộ các căn, chánh niệm tỉnh giác và thiểu dục tri túc.

Đây là phần giới thiệu chuẩn bị cho đời sống xuất gia của người mới bắt đầu vào lộ trình thứ hai của đạo Phật nhưng nó cũng là giới hạnh của vị tu sĩ phần thứ nhất trong đạo Phật. Nghĩa là giới hạnh đầu tiên mà chúng ta phải thấy là nó thực hiện qua các điều kiện này, nó là phấn thứ nhất của giới hạnh của đạo Phật.

Khi đã xuất gia xong thì vị tỳ kheo giới hạnh phải được học đầy đủ, nghĩa là bây giờ chúng ta đã xuất gia xong rồi thì chúng ta phải siêng năng như ở trên đã giới thiệu những điều kiện như vậy để chúng ta rõ. Giới luật đâu phải chỉ có một hai giới, mà nó nhiều, 250 giới cho tăng, 349 giới cho ni, do đó chúng ta phải học cho thuộc, biết từng lổi nhỏ lổi lớn. Do sự học hỏi cho đầy đủ đó mà chúng ta mới thấy được giới, vì vậy toàn bộ hành động của chúng ta luôn luôn nằm trong các giới.

Vậy giới hạnh đầy đủ như thế nào, tức giới hạnh cụ túc phải làm gì, phải như thế nào, tức giới hạnh cụ túc là gì.

Bây giờ chúng ta phải học cho biết giới hạnh cụ túc như thế nào vì trong giới bổn không nói mà chỉ kê ra các lổi này lổi kia chứ không nói giới hạnh, nhưng ở đây chúng ta phải học các giới hạnh. Mà muốn giới hạnh đầy đủ thì phải học như thế nào, nếu không học đầy đủ thì chúng ta biết đâu mà hành động cho đúng giới hạnh. Nếu chúng ta hành động toàn bộ trong giới bổn hết thì trong giới bổn không phân biệt ra từng phần giới đức, giới tuệ, giới hạnh, mà những giới đức giới tuệ giới hạnh đâu giống nhau, nên chúng ta phải phân loại ra giới hạnh nằm trong những vị trí nào, rồi giới đức nằm trong những vị trí nào, giới tuệ nằm trong những vị trí nào để chúng ta thực hiện con đường tu tập, chứ nếu không phân biệt thì chúng ta không biết đường tu tập. Chúng ta sống trong giới luật của Phật, lấy giới luật làm thầy của mình mà mình không rõ ông thầy đó thì mình tu cái gì đây.

Vậy giới hạnh cụ túc là gì?

1.- Vị tỳ kheo phải từ bỏ từ bỏ sát sanh, tránh xa sự sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, bỏ gươm đao, cung tên, súng đạn, dao rựa mác, luôn luôn phải tu tập biết xấu hổ và sợ hãi trước những lổi nhỏ nhặt sát sanh, phải có lòng từ bi, sống phải thương xót đến tất cả hạnh phúc của chúng sanh và loài hữu tình. Như vậy là giới hạnh thứ nhất của vị ấy trong giới luật của đức Phật.

Chúng ta nhớ những giới hạnh này là giới hạnh thứ nhất của vị tỳ kheo. Dù là vô tình làm chết chúng sanh chúng ta cũng phải xấu hổ chứ không đợi chúng ta có cố ý mà coi thường hành động vô tình đó, bởi một vị tu sĩ có giới hạnh thì không được làm đau khổ chúng sanh nào hết, chứ không phải ăn thịt chúng sanh trong miệng mà gọi là có giới hạnh được đâu. Cho nên một người tu sĩ theo đạo Phật thì phải biết từng hành động trong cuộc sống chúng ta hằng ngày thì gọi là giới hạnh.

Hằng ngày chúng ta đi đạp chết côn trùng thì đó là giới hạnh của chúng ta sao, hoặc là hằng ngày ăn thịt chúng sanh mà gọi đó là giới hạnh của chúng ta sao. Cho nên chúng ta phải thấy được chỗ đó. Chúng ta còn phải trau dồi Tứ Vô Lượng Tâm trong các hành động để luôn luôn lúc nào chúng ta cũng thực hiện tâm từ bi thương yêu của chúng ta đối với chúng sanh, từ đó chúng ta mới không làm đau khổ chúng sanh, không giết hại chúng sanh. Đó là sự tu tập giới hạnh của chúng ta.

Việc này chưa phải là những pháp dạy tu mà chỉ là những pháp chúng ta phải biết để chúng ta ngăn ngừa và thực hiện trong sự tu tập. Đến khi dạy các pháp như 37 phẩm trợ đạo, tu Tứ Niệm Xứ, Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Bồ Đề Phần thì từ đó mới dạy cách thức tu cho sâu thêm hơn trong những pháp hành, còn bây giờ chúng ta chỉ nói về giới hạnh cho nên chúng ta chỉ lướt qua mà không nói về pháp hành. Nhưng chúng ta phải biết pháp hành. Nói về thương xót chúng sanh thì chúng ta phải biết từ bi hỉ xả, do đó chúng ta muốn cho giới hạnh được tròn đủ thì chúng ta phải thực hiện từ bi hỉ xả, phải thực hiện Tứ Chánh Cần. Để thực hiện Tứ Chánh Cần, Thầy đã dạy các thầy biết cách trạch pháp ra các câu pháp hướng ra sao, pháp tùy ra sao, các thầy đã rõ rồi, do vậy các thầy đã biết được giới hạnh, mà biết được giới hạnh thì quý thầy thực hiện ở những pháp đã học tức là quý thầy đã đạt được giới hạnh thứ nhất như trong giới luật của đức Phật đã dạy. Giới hạnh thứ nhất là hành động của chúng ta phải thực hiện tâm từ như thế nào để giữ trọn được giới hạnh không còn giết hại chúng sanh, không còn cầm một vật mà làm đau khổ chúng sanh nữa.

2.- Vị tỳ kheo phải từ bỏ lấy của không cho, chỉ lấy những vật đã cho, chỉ mong những vật đã được cho, tự sống thanh tịnh ở hạnh tu này, luôn luôn giữ gìn không để mang tiếng trộm cắp. Như vậy đây là giới hạnh thứ hai của vị ấy trong giới luật của đức Phật.

Như vậy đức Phật đã phân ra từng chút để thấy giới hạnh của nó. Giới hạnh là hành động thanh tịnh không còn trộm cắp, không còn ăn uống phi thời, ăn lặt vặt. Đó là giới hạnh. Cho nên cuộc sống của chúng ta có giới hạnh thì phải nêu lên giới hạnh như vậy thuộc giới hạnh thứ mấy trong cuộc đời tu hành của chúng ta phải giữ gìn nó.

3.- Vị tỳ kheo phải từ bỏ dâm dục, xa lánh sự dâm dục, luôn luôn tự sống tịnh hạnh trong sạch, trong ý không được móng khởi dâm dục. Như vậy là giới hạnh của vị ấy thứ ba trong giới luật của đức Phật.

Các thầy thấy những giới hạnh này gần như nằm trong giới bổn của Ngũ giới, nhưng không phải đâu, nó là giới hạnh, phải biến ra hành động của chúng ta, còn giới bổn nhắc nhở chúng ta đừng làm chuyện đó chứ không phải giới hạnh. Giới hạnh là cuộc sống của tu sĩ, hành động sống của tu sĩ phải nghiêm chỉnh trong hành động đó, là oai nghi tế hạnh của vị đó, cho nên gọi là giới hạnh.

4.- Vị tỳ kheo từ bỏ nói láo, tránh xa sự nói láo, luôn luôn nói lời chân thật, y chỉ trên sự thật mà nói, nói rất chắc chắn đáng tin cậy, không lường gạt không phản lại lời nói. Như vậy là giới hạnh của vị ấy thứ tư trong giới luật của đức Phật.

Trong giới bổn thì giới đó cũng là giới thứ tư, mà trong giới hạnh là hành động không nói láo, hành động oai nghi của chúng ta hằng ngày thì cái oai nghi đó gọi là giới hạnh của chúng ta.

5.- Vị tỳ kheo từ bỏ nói lưỡi hai chiều, tránh xa nói hai chiều, nghe điều gì ở chỗ này không đến chỗ kia nói để sanh chia rẻ ở những người này; nghe điều gì nói ở chỗ kia không đi nói với những người này để sanh chia rẻ ở những người kia. Như vậy tỳ kheo ấy đang sống hòa hợp với kẻ li gián, khuyến khích sự hòa hợp, vui mừng trong sự hòa hợp, thoải mái trong sự hòa hợp, hân hoan trong sự hòa hợp, nói những lời đưa đến sự hòa hợp. Như vậy là giới hạnh của vị ấy thứ năm trong giới luật của đức Phật.

Chúng ta thấy giới thứ tư và giới thứ năm đều nằm trong Thập thiện chứ không nằm trong Ngũ Giới. Trong Thập Thiện các giới này đều nằm trong phần miệng. Nếu miệng chúng ta không nói những lời như vậy thì đó là giới hạnh của người tu sĩ. Đây là điểm khác biệt trong giới bổn. Trong giới bổn khi nói Ngũ Giới thì chỉ nói vọng ngữ thôi, còn trong Thập Thiện mới có nói lưỡi hai chiều. Như vậy qua giới hạnh chỉ có sự sai khác này thôi mà nói lên được hành động của vị tu sĩ, cái oai nghi tế hạnh của vị này ở cái miệng.

6.- Vị tỳ kheo từ bỏ nói lời độc ác, tránh xa nói lời độc ác, vị ấy nói những lời không có lổi lầm, đẹp tai, dễ thương, nhẹ nhàng, ôn tồn, nhã nhặn, dễ cảm thông đến tâm của mọi người, luôn luôn có những lời tao nhã làm đẹp lòng người khác. Như vậy giới hạnh của vị ấy thứ sáu trong giới luật của đức Phật.

Giới hạnh thứ sáu này, chúng ta thấy người tu sĩ không nói lời to tiếng, không nạt nộ, không làm cho người ta khổ sở, làm cho người ta sợ hãi mà luôn luôn nói nhẹ nhàng, ôn tồn, nhã nhặn. Đó là oai nghi tế hạnh ở miệng, giới hạnh thứ sáu trong giới luật của đức Phật.

7.- Vị tỳ kheo từ bỏ nói lời phù phiếm, tránh xa nói lời phù phiếm, phải nói đúng thời, đúng lúc, nói những lời chân thật, nói những lời có ý nghĩ cao đẹp, nói những lời về chánh pháp, nói những lời về giới hạnh, giới đức, nói những lời đáng được ca ngợi, nói những lời hợp thời, hợp lí, hợp căn, hợp cơ, thuận lí, có mạch lạc, có hệ thống, có ích lợi cho người cho mình. Như vậy là giới hạnh của vị ấy thứ bảy trong giới luật của đức Phật.

Như vậy cũng trong hành động nói mà nói như thế nào mà được những giới hạnh đó mới nói.

8.- Vị tỳ kheo từ bỏ làm hại các hạt giống và các loại cây cỏ thảo mộc. Dùng ngày một bữa, không ăn đêm, không ăn phi thời, từ bỏ ăn phi thời, xa lánh ăn phi thời, từ bỏ đi xem múa hát ca nhạc kịch, từ bỏ trang sức bằng vòng hoa hương liệu, dầu thơm và các thời trang khác, từ bỏ không dùng giường cao rộng lớn, từ bỏ tủ bàn ghế sang đẹp, từ bỏ nhận tiền bạc của báu, từ bỏ không nhận các hạt giống sống, tư bỏ không nhận thịt sống, thịt chín, từ bỏ không nhận đàn bà con gái, từ bỏ không nhận nô tì trai gái, từ bỏ không nhận cừu và dê, từ bỏ không nhận gia cầm và heo, từ bỏ không nhận voi bò ngựa ngựa cái, từ bỏ không nhận ruộng nương đất đai, từ bỏ không nhận người môi giới hoặc tự mình làm môi giới, từ bỏ buôn bán các nghề thương mại, từ bỏ gian lận bằng cân bằng thước bằng tiền bạc hoặc bằng các dụng cụ đo lường khác, từ bỏ các tà hạnh như hối lộ ăn lo gian trá lừa đảo, từ bỏ làm tổn thương hoặc làm đau khổ chúng sanh, câu thúc, bức bách. Như vậy là giới hạnh của vị ấy thứ tám trong giới luật của đức Phật.

Như vậy từ bỏ các việc làm đã kể như trên là giới hạnh thứ tám trong đạo Phật. Thầy giảng thêm chỗ không nhận đàn bà con gái: Chúng ta là tu sĩ thì thường có những người cư sĩ vào chùa làm công quả, chúng ta sai họ làm mọi việc trong chùa chẳng khác gì chúng ta là người chủ mà các cư sĩ vào công quả như tôi tớ. Các cư sĩ thì cứ nghĩ làm như vậy được phước cho nên cố hết sức làm mọi việc. Phước đâu không thấy mà chỉ thấy tự mình biến thành nô tì trong chùa, còn các tu sĩ cũng trở thành những chủ nhân ngồi sai khiến cư sĩ làm đủ mọi việc mà lẻ ra các vị tu sĩ phải làm. Đó chỉ là hình thức danh từ công quả thôi. Các thầy đã lợi dụng lòng tin của cư sĩ mà biến họ trở thành nô tì cho mình. Do biết giới hạnh đức Phật đã dạy chi li rõ ràng như vậy cho chúng ta thì chúng ta phải giảng rõ tất cả sự thật trong cuộc sống tu hành của chúng ta cho mọi người biết để khỏi bị lầm lạc.

9.- Vị tỳ kheo không được trồng trọt tất cả các loại hạt giống. Các loại giống từ rễ cây sanh ra. Và cũng không được làm hại các loại giống đó. Vì vị tỳ kheo chỉ dùng các món ăn do tín thí cúng dường mà thôi. Như vậy là giới hạnh của vị ấy thứ chín trong giới luật của đức Phật.

Vị tỳ kheo không được trồng trọt tất cả các loại hạt giống. Nghiã là hạt giống nào chúng ta cũng không được trồng. Các loại giống từ rễ cây sanh ra, nghĩa là từ rễ cây sanh ra cái tược rồi chúng ta lấy chặt cái tược đó đem trồng. Các loại cây tháp, cây chiết cũng không cho chúng ta trồng, hay các loại củ mọc sanh cây cũng không được trồng. Và cũng không được làm hại các loại giống đó. Đây là điểm đặc biệt của đạo Phật. Vị tỳ kheo chỉ dùng các món ăn do tín thí cúng dường mà thôi, nghĩa là vị tỳ kheo chỉ đi xin ăn thôi chứ không trồng trọt bất cứ loại cây gì.

Khi chúng ta học giới bổn thì chỗ trồng tỉa trong giới bổn không xem phạm lổi gì cả, nhưng qua giới hạnh thì chúng ta thấy hành động của vị tu sĩ chỉ có đi xin ăn mà thôi chứ không làm một cái gì cả. Mà thật sự đi xin ăn mới giải thoát chứ còn làm thì làm sao giải thoát được, nên đức Phật cấm không vị tu sĩ cho nhận từ các hạt giống.

10.- Vị tỳ kheo mặc dù đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường mà vẫn còn cất chứa và thọ hưởng các đồ vật như cất chứa các món ăn, cất chứa đồ ăn uống, cất chứa vải, cất chứa xe cộ, cất chứa đồ nằm, cất chứa hương liệu, cất chứa các mỹ vị như vậy không đúng giới hạnh vị ấy phải từ bỏ cất chứa các vật trên. Như vậy là giới hạnh của vị ấy thứ mười trong giới luật của đức Phật.

Khi đọc tới giới hạnh của vị tu sĩ, Thầy thấy Thầy chưa trọn vẹn vì trong Tu viện còn cất chứa để dành nhiều thứ, chỉ khi Thầyẩn bóng, sống đời du tăng khất sĩ, nay ở rừng, mai ở chợ, ba y một bát, đau thì xin thuốc mà khỏe thì thôi, chứ không để dành thứ gì cả.

11.- Vị tỳ kheo mặc dù đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường mà vẫn còn sống theo các trò du hí không chơn chánh như: múa hát ca nhạc kịch ngâm vịnh, nhịp tay nhịp chân, kệ tụng ca ngâm í a í à, hoặc tụng kinh, tụng thần chú tay bắt ấn, đánh trống lớn trống nhỏ, phèn la chập chỏa đẩu chuông mõ, diễn tuồng thần tiên, mãi võ, đấu voi đấu ngựa, đấu bò, đấu trâu, đấu dê, đấu cừu, đá gà, đá dế, đá chim cun cút, đấu gậy, đấu côn, đấu quyền, đô vật, bắn súng, đấu gươm, thi bắn, tập dợt bắn, tập đánh giặc giả, tập dàn trận, thao dượt, diễn binh. Vị tỳ kheo phải từ bỏ các trò du hí không chơn chánh trên. Như vậy là giới hạnh thứ mười một trong giới luật của đức Phật.

Hôm nay Thầy kể ra hết để quý thầy chuẩn bị con đường học giới sáng tỏ như ban ngày, không còn chỗ nào mờ ám hết.

12.- Vị tỳ kheo mặc dù đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường mà vẫn còn sống theo các trò chơi giải trí trong thế gian như cờ tướng, cờ gánh, cờ quân, cờ vua, cờ tám hình vuông, cờ mười hình vuông, cờ chơi trên đất, chơi trò nhảy ô, chơi bỏ khăn, chơi làm mù bịt mắt, chơi u bắt mọi, chơi đánh gồng đánh trọng, chơi u óc, chơi nhãy dây cò cò, chơi bông vụ, chơi xúc sắc, chơi đá cầu, chơi bóng rổ, chơi đánh tennis, chơi đá bóng, lội đua, chạy đua, ghe đua, xe đua, thổi kèn, lộn nhào uốn dẽo, đánh đu, các trò chơi điện tử, chơi chong chóng, bông vụ, búp bê, chơi ú tim, chơi cung tên giả, chơi đoán chữ viết trên lưng, trên không, chơi bắt chước bộ điệu, chơi làm nghề... Giới hạnh của người tu sĩ không được chơi các loại này. Có nhiều chú 7 tuổi vô tu hành chơi nhãy cò cò, bỏ khăn, bịt mắt.... các chú chơi tất cả các trò chơi của trẻ con ngoài thế gian cho nên đức Phật liệt tất cả các trò chơi như vậy không có trong giới hạnh của người tu sĩ đạo Phật. Vị tỳ kheo phải từ bỏ các loại giải trí như trên, như vậy là giới hạnh thứ mười hai của vị ấy trong giới luật của đức Phật.

13.- Vị tỳ kheo mặc dù đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường mà vẫn còn sống dùng các giường cao rộng lớn, ghế trường kỷ, nệm trải giường bằng len, bằng cao su, nệm bông, vải trải giường nhiều mầu, chăn len trắng, chăn len thêu bông, thêu hình các con thú, nệm bằng lông thú một hay cả hai mặt, mền có đính ngọc, mền bằng lụa, bằng da voi, bằng da ngựa, bằng da con sơn dương khâu lại, tấm thảm có lều che phía trên, ghế dài có gối đầu, gối chân, gối ôm có màu sắc rực rỡ. Nói chung là tất cả những đồ dùng trong nhà hiện đại như TV, tủ lạnh, máy giặt, máy điều hòa, điện thoại, vi tính... thì người tu sĩ có giới hạnh không được dùng. Vị tỳ kheo phải từ bỏ sử dụng các vật như trên, như vậy là giới hạnh thứ mười ba của vị ấy trong giới luật của đức Phật. Một số những vật liệt kê trên trong kinh không nói vì trong thời đức Phật chưa có; nhưng những gì đã có, đức Phật đều vạch ra nói hết cho nên Thầy dựa theo đó mà kể thêm những phương tiện hiện đại của thời chúng ta khi chúng không giúp cho người tu sĩ tu học. Vị tỳ kheo phải từ bỏ không dùng các vật như trên, như vậy là giới hạnh thứ mười ba của vị ấy trong giới luật của đức Phật.

14.- Vị tỳ kheo mặc dù đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường mà vẫn còn dùng các đồ trang sức, mỹ phẩm làm đẹp người như thoa dầu, đấm bóp, tắm giặt làm cho mềm dẽo thân mình, hoặc đập tay đập chân, tập luyện làm cho mềm tay chân, dẽo dai uốn éo, hoặc dùng gương soi kem đánh mặt, vòng hoa, chuổi hạt, phấn son, phấn trát mặt, tóc giả, các vật như gậy cầm tay, cà quéo, gươm, lọng dù, dép thêu, khăn đầu, mũ nón, phất trần, giải trắng có viền tua dài,... Vị tỳ kheo phải từ bỏ không dùng các vật như trên, như vậy là giới hạnh thứ mười bốn của vị ấy trong giới luật của đức Phật.

15.- Vị tỳ kheo mặc dù đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường mà không sống thầm lặng độc cư thường hay nói những câu chuyện vô ích tầm thường như câu chuyện nói về vua chúa, câu chuyện nói về ăn trộm, câu chuyện nói về đại thần, câu chuyện nói về chuyện hãi hùng, câu chuyện nói về binh lính, câu chuyện nói về chiến tranh, câu chuyện nói về đồ ăn uống, câu chuyện nói về vải mặc, câu chuyện nói về máy móc, câu chuyện nói về khoa học, câu chuyện nói về tôn giáo, câu chuyện nói về thầy này thầy kia, câu chuyện nói về giáo hội, câu chuyện nói về giường nằm, câu chuyện nói về vòng hoa, câu chuyện nói về hương liệu, câu chuyện nói về bà con, câu chuyện nói về xe cộ, câu chuyện nói về tai nạn lưu thông, câu chuyện nói về làng xóm, câu chuyện nói về thị tứ, câu chuyện nói về thành phố, câu chuyện nói về thế giới, câu chuyện nói về đàn bà đàn ông, câu chuyện nói về vị anh hùng này vị anh hùng khác, câu chuyện nói bên lề đường, câu chuyện tại giếng nước, câu chuyện về người chết thế này thế khác, câu chuyện tạp thoại, huyền thoại, câu chuyện biến trạng của trái đất, câu chuyện biến trạng của đại dương, câu chuyện về hiện hữu và không hiện hữu,... các tu sĩ phải không nói những việc trên thì may ra giữ được các giới hạnh, mới có thể tu đạt được sự giải thoát. Đức Phật dạy chúng ta không nói những việc này để giữ tròn đầy hạnh độc cư tu hành theo giáo pháp của đức Phật. Vị tỳ kheo phải từ bỏ không nói các việc vô ích tầm thường như trên, như vậy là giới hạnh thứ mười lăm của vị ấy trong giới luật của đức Phật.

Như vậy khi nói giới hạnh thứ mấy là biết đó là những giới hạnh như thế nào trong giới luật của đức Phật. Người học giới luật phải biết những giới hạnh nào là thuộc giới hạnh thứ mấy, cho nên người không học giới luật thì không biết trong giới hạnh thứ mấy có những giới hạnh như thế nào.

16.- Vị tỳ kheo mặc dù sống đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường mà vẫn còn sống bàn luận về những kiến chấp, tà kiến, tranh luận về thiền, tranh luận vế kinh Đại thừa Tiểu thừa, tranh luận về kiến giải tưởng giải, tranh luận về luật học, tranh luận về Luận Trung Quán, Abhidhamma, Thanh tịnh đạo luận, luận về Bát nhã, tranh luận về Phật Tánh... Tất cả những tranh luận này trong kinh chỉ nói đến tà kiến kiến chấp của 62 luận thuyết, nhưng bây giờ thì luận của chúng ta nằm ở tranh luận hơn thua về thiền, về Đại thừa Tiểu thừa, về Bát nhã, về Luận Trung Quán, về Abhidhamma, về Thanh tịnh đạo luận. Đó là các tranh luận trong thời đại của chúng ta làm tan nát ngôi nhà Phật giáo, để cho người hiện giờ biết sự tranh luận như vậy là sai trong giới hạnh của đức Phật. Như vậy người tu sĩ không nên tranh luận dưới mọi hình thức để giữ giới hạnh được tròn đầy. Vị tỳ kheo phải từ bỏ, xa lánh những cuộc tranh luận, tranh chấp những luận thuyết kể trên, như vậy là giới hạnh thứ mười sáu của vị ấy trong giới luật của đức Phật.

17.- Vị tỳ kheo mặc dù đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường mà vẫn còn sống đưa các tin tức người này người kia, hoặc tự đứng ra làm môi giới thuyết khách cho các vua chúa, cho các vị đại thần bàn mưu tính kế, quốc sự quốc dân, làm mai dong môi giới bán nhà, bán ruộng bán đất, môi giới buôn bán, môi giới trai gái, môi giới làm ăn, chạy affair để kiếm danh kiếm lợi. Vị tỳ kheo ấy phải từ bỏ xa lìa đưa tin làm môi giới như trên, như vậy là giới hạnh thứ mười bảy của vị ấy trong giới luật của đức Phật.

18.- Vị tỳ kheo mặc dù đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường mà vẫn còn sống lừa đảo, nói lời siểm nịnh, gợi ý dèm pha để cầu lợi, vị ấy phải từ bỏ viển li lời nói siểm nịnh như trên. Có nhiều người tu sĩ nịnh bợ vua để được phong chức làm này kia, đó là điều tu sĩ không nên làm, hoặc là thấy người giàu có cúng dường mình nhiều thì nịnh bợ cho nên khi họ đến xuất gia thì mau mau nhận cho thọ cụ túc liền, như vậy là không nên mà phải xem họ có giữ gìn giới luật được mới cho bằng không thì không cho, dù đó là ai. Đó là người tu sĩ cương nghị để giữ gìn mạng mạch Phật pháp. Những tà hạnh tà nghiệp như xem tướng, coi tay, chiêm tinh tuổi tác, tướng mạo yểu tướng, mạng tướng, thân tướng, dấu chuột cắn, cúng bái, tế lửa, tế núi, tế sông, tế vỏ lúa, tế tấm, cúng gạo muối, tế thực tô, tế thực phẩm, tế máu. Vị tỳ kheo ấy phải từ bỏ xa lìa làm các tà hạnh như trên, như vậy là giới hạnh thứ mười tám của vị ấy trong giới luật của đức Phật.

Như trong các chùa chiều chiều lấy gạo muối cúng cô hồn tức là tế gạo muối; còn tế thực tô là lễ cúng có đồ ăn thực phẩm cúng linh; tế máu là có người tự cắt tay mình lấy máu để tế; tế lửa là cúng thần lửa, cúng bếp; tế núi tế sông là cúng thần núi thần sông hà bá thủy long; cúng vỏ lúa theo truyền thuyết nói ngày xưa hạt lúa lớn tự lăn về nhà nên ngày nay có người dùng khúc cây tiện làm thành như vỏ lúa rồi cúng nó, nhưng Thầy nghĩ không có chuyện hạt lúa to như vậy, mà đó là do người ta tưởng tượng ra. Hiện bây giờ chúng ta cũng còn những ảnh hưởng đó, đức Phật dạy đó là những cái sai, không đúng hạnh của người tu, không được làm, thế mà trong các chùa vẫn cúng cô hồn các đảng.

19.- Vị tỳ kheo mặc dù đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường mà vẫn còn nuôi sống bằng những tà nghiệp như làm nghề xem tay, xem tướng nốt ruồi, khoa xem địa lí, khoa xem mộng, khoa cầu thần ban phước, khoa cầu quỷ ma yếm đối trùng tang, yếm đối ma quỷ thần trùng, yếm đối nhà cửa mả mồ, dùng khoa thuốc rắn trị rắn, khoa thuốc độc trị bò cạp, đoán số mạng, cầu khẩn ngăn ngừa tai nạn, khoa biết chim nói chuyện. Vị tỳ kheo ấy phải tránh xa từ bỏ các tà hạnh nghiệp đã kể trên, như vậy là giới hạnh thứ mười chín của vị ấy trong giới luật của đức Phật.

20.-Vị tỳ kheo mặc dù đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường mà vẫn còn nuôi sống bằng những tà nghiệp như làm nghề xem ngọc báu, xem tướng que gậy, xem tướng áo quần, xem tướng gươm kiếm, xem tướng mũi tên, xem tướng cây cung, xem tướng vỏ khí, xem tướng đàn bà, xem tướng đàn ông, xem tướng thiếu niên thiếu nữ, tướng đầy tớ nam, tướng đầy tớ nữ, tướng voi, tướng ngựa, tướng bò đực, tướng bò cái, tướng dê, tướng cừu, tướng gia cầm, tướng chim cun cút, tướng con tắc kè, tướng vật tay dài, tướng ma tướng quỷ, tướng thú vật. Tất cả các loại xem tướng này đức Phật đều cấm không cho tu sĩ làm loại nghề nghiệp này. Vị tỳ kheo ấy phải tránh xa từ bỏ các tà hạnh nghiệp đã kể trên, như vậy là giới hạnh thứ hai mươi của vị ấy trong giới luật của đức Phật.

21.- Vị tỳ kheo mặc dù đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường mà vẫn còn nuôi sống bằng những tà nghiệp như đoán trước vua sẽ tiến quân, vua sẽ lui quân, vua bản xứ sẽ tấn công, vua ngoại bang sẽ triệt thoái, vua bản xứ thắng trận, thất trận, vua ngoại bang thất trận, thắng trận, như vậy sẽ có sự thắng trận cho phe bên này, như vậy sẽ có sự bại trận cho phe bên kia. Những chuyện như vậy không phải là việc của các tu sĩ bàn luận. Nó xẩy ra thì kệ nó, bàn như vậy đâu có mang lại lợi ích gì cho người tu, nếu muốn bảo vệ tổ quốc thì khoát áo chiến trận ra trận. Trong vai trò nào thì phải đúng theo vai trò đó. Tu sĩ thì phải đúng hạnh của tu sĩ. Vị tỳ kheo ấy phải tránh xa từ bỏ các tà hạnh nghiệp như đã kể trên, như vậy là giới hạnh thứ hai mươi mốt của vị ấy trong giới luật của đức Phật.

22.- Vị tỳ kheo mặc dù đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường mà vẫn còn tự nuôi sống bằng những tà nghiệp như đoán trước sẽ có nguyệt thực, nhật thực, sẽ có tinh thực, mặt trăng mặt trời sẽ đi đúng chánh đạo, mặt trăng mặt trời sẽ đi ngoài chánh đạo, sẽ có sao băng, các tinh tú sẽ đi đúng chánh đạo, các tinh tú sẽ đi ngoài chánh đạo, sẽ có lửa cháy, phương hướng sẽ có động đất, sẽ có sấm sét, mặt trăng mặt trời các vì sao sẽ mọc, sẽ lặn, sẽ mờ, sẽ sáng, nguyệt thực sẽ có kết quả như thế này, nhựt thực sẽ có kết quả như thế kia. Những điều trên đây vị tỳ kheo cần phải tránh xa, cần phải từ bỏ không được lấy những nghề nghiệp này nuôi sống tà mạng, như vậy là giới hạnh thứ 22 của vị ấy trong giới luật của đức Phật. Chúng ta là người tu không để ý đến hiện trạng của nhựt thực, nguyệt thực xẩy ra trên trái đất này, tâm không giao động trước các hiện tượng thiên nhiên của vũ trụ.

Thầy kể lại một chuyện của giáo đoàn tỳ kheo thời đức Phật khi giáo đoàn đi đến bờ sông thì trời đã tối nên phải ngủ lại bên bờ sông để chờ mai sáng qua sông, nhưng nửa đêm nước sông ngập lụt dâng lên cao các chúng tỳ kheo nhao nhao giao động nên đức Phật sai một vị tỳ kheo dùng thần thông chận dòng nước lại cho đến sáng để giáo đoàn qua sông. Vị tỳ kheo thực hiện lời đức Phật, khi chúng tỳ kheo biết vị đó có thần thông thì vị đó đã rời khỏi giáo đoàn. Khi dạy đến đó Thầy sẽ nói rõ tên của vị cao tăng này. Vị tỳ kheo ấy phải tránh xa từ bỏ các tà hạnh nghiệp như đã kể trên, như vậy là giới hạnh thứ 22 của vị ấy trong giới luật của đức Phật.

23.- Vị tỳ kheo mặc dù đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường mà vẫn còn tự nuôi sống bằng những tà nghiệp như đoán trước sẽ có mưa nhiều, sẽ có đại hạn, sẽ được mùa, sẽ mất mùa, sẽ được an ổn, sẽ bị bịnh, bị hiểm họa, sẽ có những ôn dịch, sẽ có bịnh này bịnh khác. Hay làm nghề đếm trên ngón tay, tính số đoán quẻ âm dương, kế toán, làm sổ sách, làm thư ký, làm các nghề của thường tình thế gian. Vị tỳ kheo ấy phải tránh xa từ bỏ các tà hạnh nghiệp như đã kể trên, như vậy là giới hạnh thứ 23 của vị ấy trong giới luật của đức Phật.

Những giới hạnh mà Thầy kể ra, các con có thấy có trong giới luật của Phật không? Trong giới bổn không nói đến, mà ở đây kể ra rất kỹ vì ở đây là những cái mà chúng ta lầm lạc cho nên có người lầm lạc làm thầy thuốc, châm cứu, thầy cúng... họ tưởng làm như vậy đúng trong đạo Phật, nhưng sự thật là sai. Trong đạo Phật đâu có các nghề này vì thế giới hạnh thì không ai dạy hết cho nên không ai nói được, nếu có nói thì những người làm các nghề này nói trong giới luật không cấm. Bởi giới bổn đâu có nói cấm làm các việc này nhưng trong giới hạnh thì nói rất rõ ràng và đầy đủ cấm các vị tỳ kheo làm các việc này.

24.- Vị tỳ kheo mặc dù đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường mà vẫn còn tự mình nuôi sống bằng những tà nghiệp như chọn ngày lành để rước dâu hay rể về nhà, chọn ngày để đưa dâu hay rể, lựa ngày tốt xấu để hòa giải, lựa ngày giờ tốt xấu để chia rẽ, lựa ngày giờ tốt xấu để đòi nợ, lựa ngày giờ tốt xấu để cho mượn cho vay tiền, chi tiền, lựa ngày giờ tốt xấu để xuất hành, ăn tân gia, lựa ngày giờ tốt xấu để đi buôn, đi kiện thưa tụng gởi, lựa ngày giờ tốt xấu để an táng, trừ linh trừ thần,... Ở đời chúng ta thấy những việc này quá nhiều mà ở trong giới bổn không có, chỉ có rất đầy đủ trong giới hạnh của Phật; nếu người tu sĩ mà làm các việc này thì hạnh tu sĩ của họ sai, cho nên chúng ta không nên làm. Như vậy các tu sĩ không làm các việc này, vậy mà trong các chùa, ngay như chính bản thân của Thầy cũng bị người ta đến nhờ Thầy coi ngày giờ tốt xấu để ăn tân gia, chôn cất... mặc dù Thầy không làm nhưng họ nói Thầy thế này thế khác đủ thứ hết, họ nói tu sĩ không giúp đở gì cho phật tử hết, người phật tử "ruột" nhất là đòi hỏi cái này nhất, Họ đồn Thầy coi ngày giờ tốt xấu rất đúng, một ngàn lần là đúng cả ngàn lần, nói đâu có đó. Dùng bùa chú để giúp người mua bán làm ăn may mắn, dùng bùa chú để khiến người gặp tai nạn rủi ro, dùng bùa chú để ếm nhà cửa, phá thai, dùng bùa chú để khiến cho người cóng lưỡi, khiến cho quai hàm cử động. khiến cho tay chân múa may nhãy nhót như điên khùng, dùng bùa chú để khiến người đưa tay lên xuống, dùng bùa chú khiến người bị điếc, dùng bùa chú hỏi gương, dùng bùa chú hỏi đồng cốt thiếu nữ, hỏi tà ma, hỏi quỷ thần về tập vựng, về tai nạn của con người, dùng bùa chú đi hỏi thiên thần để biết họa phước, thờ thần mặt trời, thần đất, thần núi, thần lửa, thần tài, và cầu thiên thần để mang tài lợi đến cho gia chủ. Vị tỳ kheo ấy phải tránh xa từ bỏ các tà hạnh nghiệp không chân chánh ở trên, như vậy là giới hạnh thứ24 của vị ấy trong giới luật của đức Phật.

25.- Vị tỳ kheo mặc dù đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường mà vẫn còn tự mình nuôi sống bằng tà nghiệp như dùng chú thuật để gạt người, để tìm đất tốt làm nhà, để cầu phước cho nhà mới, làm lể cúng bái, lể tắm, lể hi sinh, làm thuốc ngăn nôn mữa, làm thuốc bài tiết cổ, tẩy tịnh trong đầu, thoa dầu trong lỗ tai lỗ mũi, nhỏ mắt, nhỏ lỗ tai, nhỏ mũi, chửa mắt chửa tai chửa mũi, làm thầy thuốc thầy mổ xẻ, thầy chửa bịnh con nít, thầy thuốc nam, cho uống bằng rể cây, lá cây. Tất cả những nghề này Phật cấm các tu sĩ không được làm, chỉ lo cho đúng giới hạnh tu cho giải thoát. Chúng ta chỉ nên giúp họ hiểu biết bịnh khổ của họ là do nhân quả, họ phải giải quyết nhân quả khổ của họ, chứ chúng ta không trị ở ngọn bịnh đau, trị ở ngọn bịnh đau thì không dứt hết khổ. Vì vậy đức Phật mới được gọi là Y Vương, trị bịnh gốc chứ không trị bịnh ngọn của chúng sanh. Vị tỳ kheo ấy phải tránh xa từ bỏ các tà hạnh nghiệp không chân chánh đối với người tu sĩ đạo Phật ở trên, như vậy là giới hạnh thứ25 của vị ấy trong giới luật của đức Phật.

Vị tỳ kheo nhờ giữ giới hạnh, không làm các tà nghiệp, không đúng hạnh nghiệp của người tu sĩ và nhờ đầy đủ giới hạnh luật nghi nên vị tỳ kheo ấy không thấy sợ hãi từ một phương diện nào của sự giữ gìn hộ trì giới luật. Vị ấy nhờ giới hạnh luật nghi cao quý này nên hưởng thọ lạc, nội tâm thanh tịnh không còn si ám, đó là tỳ kheo đầy đủ giới hạnh luật nghi.

25 giới hạnh tức là 25 oai nghi của người tu sĩ theo đạo Phật. Người tu sĩ khi bước chân vào đạo Phật phải hiểu 25 giới hạnh này. Đây là phần sơ thiện, nghĩa là 25 giới hạnh này là phần sơ thiện mà đức Phật thường nhắc đi nhắc lại cho các đệ tử của mình phải sống xa những tà nghiệp mà luật nghi răn cấm, không cho vi phạm vì khi vi phạm những luật nghi này thì người tu sĩ khó đạt được mục đích giải thoát chơn chánh của đạo.

Đạo Phật là đạo thiện pháp cho nên đứng trên giới luật chúng ta phân ra chỗ nào là sơ thiện, chỗ nào là trung thiện, chỗ nào là hậu thiện. Giới hạnh là sơ thiện, giới đức là trung thiện, giới tuệ là hậu thiện. Nếu chúng ta đi ngược lại 25 giới hạnh này là chúng ta không có sơ thiện. Đây là chính là giới hạnh của người tu sĩ đạo Phật, các thầy hãy cố tránh vi phạm và giữ gìn nghiêm túc để viên mãn phần li dục li ác pháp trong giới hạnh của Phật. Nghĩa là trong sơ thiện này mà quý thầy đã giữ gìn được trọn vẹn thì quý thầy đã li dục li ác pháp trong giới hạnh đó, chứ không phải li dục lí ác pháp trong thiền định để nhập Sơ thiền đâu. Hai sự li dục li ác pháp này khác nhau. Nếu không gìn giữ đúng giới hạnh này thì con đường tu tập theo đạo Phật của quý vị chỉ hoài công mà nó lại biến quý vị thành trùng trong lông sư tử giết sư tử chết, cũng như bao thế kỷ nay, trùng trong lông sư tử đã giết sư tử chết mà không ai ngờ. Nghĩa là không ai ngờ rằng con sư tử đã chết mất rồi, người ta cứ tưởng con trùng đó là sư tử.

25 giới hạnh trong giới luật của đức Phật vừa đủ trang bị cho một vị tu hành có đầy đủ oai nghi chánh hạnh, có một đời sống giải thoát an lạc mà trên đời này không một giáo pháp nào có được như trong đạo Phật.

25 giới hạnh trong giới luật của đức Phật biến lột người phàm phu tục tư thành một vị thánh hiền, vì cuộc sống của họ hoàn toàn mới. Bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi đều thay đổi, họ không thể sống như người thế gian được. Bậc tu hành giới hạnh của đức Phật trên đời này không ai là không quý trọng và kính mến. Xưa, Phật đã dạy một người tu sĩ giữ gìn giới hạnh trong sạch của đạo Phật thì tất cả cư sĩ của đạo Phật sẽ phủ tóc trên mặt đường cho vị ấy đi.

25 giới hạnh trong giới luật của đức Phật giúp cho hành giả li dục li bất thiện pháp dễ dàng nếu hành giả giữ gìn đúng pháp, đoạn dứt đúng pháp thì cảnh giới niết bàn tại thế không phải là một giấc mơ mà một thực tại của vị ấy. Chỉ cần giữ gìn 25 giới hạnh của đức Phật thôi thì quý thầy cũng thấy quý thầy li dục li bất thiện pháp được, nhưng chỉ trong giới hạnh chứ không phải li dục li bất thiện pháp trong giới đức đâu; li dục li bất thiện pháp trong giới hạnh chuẩn bị cho chúng ta bước qua giai đoạn li dục li bất thiện pháp trong giới đức. Trong giới luật của Phật có giai đoạn thấp giai đoạn cao riêng biệt. Niết bàn tại thế không phải là giấc mơ nếu quý thầy sống đúng 25 giới hạnh này.

25 giới hạnh của đức Phật thuộc về hành động của thân khẩu ý được thực hiện làm nên những đức hạnh sống của người tu sĩ đạo Phật, vì thế chỗ nào giả danh tu sĩ đạo Phật đều để lộ chơn tướng mà không một ai trên thế gian này không nhận ra được. Nghĩa là chúng ta đã học và hiểu biết 25 giới hạnh của đức Phật rồi thì một người nhận là tu sĩ của đạo Phật mà chúng ta thấy người đó phạm một trong 25 giới hạnh này thì biết người đó không phải là người tu sĩ thật mà chỉ là người tu sĩ giả danh thôi. Thí dụ một vị tu sĩ đạo Phật mà làm thầy thuốc trị bịnh thì có đúng đâu, hay làm nghề nông thì đâu có đúng là vị tu sĩ đạo Phật, chúng ta đâu cho người đó là một vị tu sĩ đạo Phật mà chỉ là đệ tử ngoại đạo.Chỉ cần căn cứ trên 25 giới hạnh này chúng ta phân biệt tu sĩ thật hay giả dễ dàng nhưng chúng ta không nói vì chúng ta là người tu hành không làm khổ người, nói ra chỉ làm khổ người, chê bai người thì mình đâu phải là người tốt nhưng mình phải nhận biết thật, giả. Bởi vậy giáo án tu hành của đạo Phật ra đời nhằm làm sáng tỏ lại Phật giáo;giáo án tu hành của đạo Phật cho thấy đâu đúng đâu sai, đâu là đệ tử chân chính của đạo Phật đâu là những kẻ giả danh phá đạo phá giới luật của Phật để người đời không còn lầm lạc mà vô tình phỉ báng Phật pháp khi vô tình chấp nhận những người dìm Phật pháp xuống tận đáy thẳm của tà kiến ngoại đạo mà cứ ngở đó là những người đang hoằng dương Phật pháp.

25 giới hạnh trong giới luật của đức Phật minh xác hai đạo lộ rất rõ ràng, đời sống của người cư sĩ và đời sống của người tu sĩ khác biệt một trời một vực, hai lối sống này cách biệt xa vời. Đạo Phật ra đời không phải giải quyết cho một số người chuyên tu ít ỏi ở lộ trình thứ hai, mà đạo Phật ra đời để giải thoát cho toàn cả nhân loại, không những trên hành tinh này mà còn các hành tinh khác, miễn ở đâu có con người. Lộ trình thứ nhất, con đường của cư sĩ đi, là đối tượng giải quyết của đạo Phật. Đạo Phật nhắm toàn thể nhân loại trên hành tinh này để giải thoát cho họ hết khổ. Vậy đạo Phật phải đứng trong pháp môn đạo đức nhân quả của đạo Phật để giải quyết cho họ thoát khổ, cho họ đầy đủ hạnh phúc, cho họ thương yêu nhau, bởi vì đạo Phật chủ trương tự mình cứu mình, tự mình đem lại sự an vui hạnh phúc cho chính mình, tự mình xây dựng niết bàn cho chính mình, tự bàn tay và khối óc của mình đem lại một đời sống tươi đẹp an lành cho chính mình, đem lại phước báu cho chính mình. Vì thế đạo đức nhân quả của đạo Phật là một pháp môn rất cần thiết cho nhân loại để cho mọi con người có thể trau dồi tập luyện thân khẩu ý của mình trong các thiện pháp, xa lìa và đoạn dứt các ác pháp một cách dễ dàng không khó khăn. Đó là xây dựng cuộc sống trong an lành hạnh phúc và xã hội không rối trật tự. Cuộc sống con người đối xử với nhau bằng các thiện pháp, tình thương nhau chan hòa, nhờ thế đất nước phồn vinh thạnh trị thái bình, trời đất thời tiết mưa thuận gió hòa, không có thiên tai thủy nạn, không có những chứng bịnh nan y khó trị... đó là những giới hạnh mà đức Phật nhấn mạnh vào để hướng dẫn chỉ dạy cho hết cả chúng sanh sống thoát khỏi cảnh trầm luân đau khổ của kiếp con người.

Bổ túc cho 25 giới hạnh ở trên được gọi là giới bổn Patimokkha cho rõ ràng oai nghi tế hạnh của người tu sĩ, chúng ta sẽ học tiếp sau này. Khi học về giới bổn chúng ta mới thấy còn thêm những hành động khác nữa mà chúng ta chưa hiểu biết, chưa lãnh hội toàn diện, cho nên khi học xong giới bổn Patimokkha chúng ta mới có hiểu biết hơn về giới hạnh.

25 giới hạnh này còn có tên là Hạnh Giới Li Trần Tâm, nghĩa là các giới hạnh này làm li các tâm thế tục, li đời sống thế tục, không còn sống theo cuộc sống thế tục nữa. Chỉ với 25 giới hạnh này chúng ta đã lìa thế gian rồi.

Có dịp Thầy sẽ giảng giáo trình nhân quả tức đạo đức nhân quả. Giáo trình đạo đức này ra đời và được phổ biến rộng rải cho các tầng lớp con người trong xã hội, nếu giáo trình đạo đức này được áp dụng vào các trường học xây dựng đạo đức nhân quả nơi các cháu vì các cháu là những mầm non của tổ quốc, khi các cháu trở thành những con người tốt có lòng thương yêu chân thật đối với con người và chúng sanh thì khi ấy xã hội an lành đất nước phồn vinh, vì ai cũng thấy bổn phận mình phải làm gì cho xã hội, cho đất nước./.

***

 

Đang có 18 khách và không thành viên đang online

Lượt xem
451
Các bài viết
1441
Số lần xem các bài viết
8861910