• chanhungphatgiao
  • phattuvandao3
  • ThayTL
  • lailamtoduong1
  • amthat3
  • lopbatchanhdao
  • vandaptusinh
  • toduongtuyetson
  • thanhanhniem1
  • ttl3
  • tinhtoa1
  • daytusi
  • tranhducphat
  • khatthuc1
  • tamthuphattu
  • amthat1
  • amthat2
  • thanhanhniem3
  • ttl1
  • thanhanhniem2
  • tinhtoa2
  • benthayhocdao
  • quetsan
  • huongdantusinh
  • vandao2
  • phattuvandao1
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Am thất
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
In bài này

Nghĩa Từ Nguyên Thủy Chơn Như (Vần M)

Lượt xem: 5769

M (1/2)

Ma Ba Tuần trong Phật giáo (TrợĐạo) như những người thường đi đến thất người này, người khác làm cho mọi người không ai tu tập được.

Ma đè (ĐườngVề.9) là một trạng thái tưởng, khi ngủ nửa tỉnh nửa mê, tình trạng này sắc uẩn chưa ngưng nghĩ thần kinh trọn vẹn, còn tưởng uẩn mới bắt đầu hoạt động nên cũng chưa hoạt động trọn vẹn, khiến thân bị cứng không động đậy được, miệng chỉ ú ớ, chứ không kêu la được như người ngủ mớ. Người bị ma đè cố gắng vùng vẫy cho đến khi tỉnh hẳn thì trạng thái ma đè biến mất. Một người ngủ say thì không bị ma đè; một người ngủ trong chiêm bao cũng không bị ma đè, chỉ có người ngủ nửa tỉnh nửa mê, trạng thái ma đè ấy trong thiền định của Phật Giáo gọi là hôn tịch. Nhóm hôn tịch gồm có: hôn trầm, thùy miên, vô ký, hôn tịch, ngoan không, chiêm bao, v.v... đó là một nhóm trạng thái si mê, do tưởng uẩn hoạt động. Tưởng uẩn hoạt động điều khiển thần kinh chưa trọn vẹn, nên lúc bấy giờ có một số thần kinh không hoạt động. Một số thần kinh không hoạt động, nên người ngủ nửa tỉnh nửa mê mới có cảm giác thân bị đè nặng và không động đậy được.

Ma vương (MuốnChứngĐạo) tức là tam độc: Tham, Sân, Si, và tất cả các ác pháp bên ngoài làm cho đau khổ. Con người sống trong cuộc đời này luôn luôn bị tâm tham, sân, si, mạn, nghi tấn công từng giây, từng phút, từng giờ, từng ngày, từng tháng, từng năm. Vì thế con người rất đau khổ, từ đau khổ này chồng chất những đau khổ khác, từ đời này sang đời khác mà không bao giờ dứt. Cho nên chỉ có tu tập pháp Thân Hành Niệm thì mới diệt trừ được nó. Cho nên người tu tập pháp môn Thân Hành Niệm là tu tập pháp môn để diệt trừ tâm dục và các ác pháp, khiến cho thân tâm thanh tịnh. Vì thế Đức Phật gọi là Ma Vương không có cơ hội và không có duyên với vị ấy.

Mạn Kiết Sử (Phậtdạy.3) Nói đủ là ngã mạn. Ngã mạn là tính kiêu căng tự đắc xem trời đất không ai bằng mình.

Mạn quá mạn (CầnBiết.3) Người hơn mình nhiều mà cho mình hơn người.

Mặc cảm (TâmThư.1) thuộc về hạnh.

Mạn (Phậtdạy.3)(CầnBiết.2)(CầnBiết.3)(CầnBiết.4) Nói đủ là ngã mạn. Ngã mạn là kiêu căng, tự đắc xem trời đất không ai bằng mình, nâng cao mình lên và hạ người khác xuống; nghĩ mình hơn nghĩ người, tự thấy mình là quan trọng mà khinh rẻ mọi người; mình có tiền của tài trí, có học thức, có bằng cấp cao, có quyền thế mà sanh tâm "sanh âm sanh dương" với ngườiđức hạnh, chà đạp kẻ dưới,lấn lướt người trên. Mạn có bảy thứ: 1- Mạn: Nghĩ mình hơn người. 2- Ngã mạn: Ỷ mình hay giỏi mà lấn lướt người. 3- Quá mạn: Mình bằng người mà cho là hơn người, người hơn mình mà cho là bằng. 4- Mạn quá mạn: Người hơn mình nhiều mà cho mình hơn người. 5- Tăng thượng mạn: Chưa chứng Thánh quả mà cho mình đã chứng. 6- Ty liệt mạn: Mình thua người nhiều mà nói mình thua ít. 7- Tà mạn: Người tu về tà mạn được chút ít thần thông, hoặc hiểu biết đôi chút việc quá khứ, vị lai, rồi khinh lướt người khác, xem trời đất không còn ai. Mạn là Thượng Phần Kiết Sử. Muốn đoạn diệt Thượng Phần Kiết Sử này để tìm cầu sự giải thoát thì duy nhất chỉ tu pháp môn Tứ Niệm Xứ.

Mật Tông (ĐườngVề.1)(GiớiĐức.1) biến Phật giáo thành một tôn giáo linh thiêng, huyền bí, độc ác, chuyên niệm chú, yểm bùa, làm bao nhiêu người tang tóc, mua bùa chuộc chú để làm mê hoặc người khác, có những kẻ nhẹ dạ non lòng ham mê thần thông bất chánh, bỏ vợ, bỏ con, bỏ cả công ăn việc làm, để đi theo Mật Tông dùng bùa chú làm những điều ác đức, lấy vợ người, cướp tiền, cướp bạc kẻ khác, làm những điều tồi tệ, tội lỗi, tạo biết bao nhiêu tội ác trong thế gian này. Mật Tông Tây Tạng còn lắm nhiều điều thần biến, khiến cho con người trên hành tinh nầy mê mệt; nào là biến hóa tàng hình; nào là để lại nhục thân; nào là tái sanh luân hồi nhớ lại tiền kiếp của mình; nào là biết chuyện quá khứ vị lai, v.v...

Mâu Ni (PhậtDạy.1)(CầnBiết.3) có nghĩa là năng nhơn, năng từ, năng mãn, năng tịch, v.v... Năng nhơn nghĩa là lòng thương người; năng từ là lòng từ bi; năng mãn là tâm tròn đầy đức hạnh; năng tịch là tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ.

 (Tạoduyên) có hai ngả: - Ngả thứ nhất là bị vọng tưởng. - Ngả thứ hai là bị hôn trầm, thùy miên, vô ký, ngoan không. Hai ngả này xác định khi mê thì không rơi ngả này thì phải lọt ngả khác, cho nên không bị các pháp cột trói là không có. Không tỉnh giác cũng không bị vọng tưởng là bị hôn trầm, thùy miên, vô ký, ngoan không. Ðã bị hôn trầm, thùy miên, vô ký, ngoan không, không còn tỉnh nên không bị các pháp cột trói.

Mê tín (Đường Về.7) như thế nào? Mê tín của kinh sách phát triển: Trong các kinh phát triển dạy: “Người chết còn thần thức nên nghiệp dẫn thần thức đi luân hồi. Ðó là hiện tượng thế giới siêu hình của tưởng tri”. Vì còn có thần thức, tức là linh hồn đi luân hồi tái sanh thì đến ngày Tết, ngày giỗ ra mộ mời những người như ông bà, cha mẹ đã chết lâu rồi, về ăn Tết với con cháu. Kinh sách phát triển cho người chết còn có thần thức nên có cầu siêu: làm tuần 7 ngày, 21 ngày, 49 ngày, 100 ngày, giáp năm, ba năm, v.v... Ðó là lối mê tín của kinh sách phát triển. Mê tín dân gian cho rằng, người chết làđàn ông có 3 hồn 7 vía (tam hồn thất phách),đàn bà có 3 hồn 9 vía (tam hồn cửu phách).Khi người chết chỉ còn một hồn một vía sống tại mồ mả, còn tất cả các hồn vía khác đều xuống dưới địa ngục âm ty để thọ tội, và tiếp tục đi tái sanh luân hồi. Do mê tín này, trở thành một tục lệ đến ngày giỗ, ngày Tết con cháu ra mộ mời ông bà cha mẹ đã quá cố lâu ngày về ăn Tết với con cháu. Phật giáo Nguyên Thủy biết con người do các duyên hợp lại mà thành, nên không có linh hồn và thần thức. Trong kinh Ngũ Uẩn, Phật đã dạy: Thân người gồm có 5 duyên: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Khi con người chết thì năm duyên này đều tan rã sạch. Cái đi tái sanh luân hồi là “Nghiệp”. Nghiệp là những hành động thiện, ác của con người hằng ngày huân tập mà thành, khi chết con người chẳng còn sót cái gì cả. Vì thế, mời ông bà, cha mẹ về ăn Tết với con cháu là mê tín không đúng tính cách “Chánh Tín” của đạo Phật.

Minh (PhậtDạy.1)(ĐườngVề.6)(12Duyên)(CầnBiết.3) Minh là trí tuệ Tam Minh, là kết quả cuối cùng của con đường tu tập giải thoát của Phật Giáo, con người không còn khổ đau nữa, tâm hết sân hận, hết phiền não. Minh là sự thấy và hiểu biết “Vượt ra ngoài ái dục”, không bị ái dục, tưởng dục chi phối, nên thấy và hiểu biết mọi sự vật như thật, không bị dục ngăn che. Cho nên khi nào tâm hết dục thì ta mới có “Minh”. Minh còn gọi là sự hiểu biết của Liễu tri, Thắng tri, Trực tri, Chánh tri. Khi vượt ra ngoài ái dục, tưởng dục thì sự thấy và hiểu biết đó là “Minh”. Vì thế Bát Chánh Đạo dạy cho chúng ta “Minh”. Minh là trí tuệ hiểu biết không bị ái dục, tưởng dục chi phối, nên thấy và hiểu biết mọi sự vật như thật, không bị dục ngăn che. Minh là sự hiểu biết đúng như thật, không mang theo tâm ái dục, hiểu biết không lệch lạc, không chủ quan, đúng như pháp, có khoa học thực tế, cụ thể, rõ ràng, minh chứng và xác thực, v.v… Người có Minh thấy các pháp đúng như thật nên hành động thân, miệng, ý tạo nhân quả thiện, không làm theo tâm ham muốn ác pháp của mình nên cởi bỏ hoàn toàn sự khổ đau và chấm dứt tái sanh luân hồi. Minh là trí tuệ hiểu biết không bị ái dục, tưởng dục chi phối, nên thấy và hiểu biết mọi sự vật như thật, không bị dục ngăn che. Cho nên, khi vượt ra ngoài ái dục, tưởng dục thì sự thấy và hiểu biết đó là “minh”. Ðạo Phật ra đời dạy cho chúng ta cái hiểu biết khác, cái hiểu biết ly dục tri, ly dục tưởng tri và ly ác pháp. Do đó, chúng ta mới nhận thấy mình thoát khổ, tâm không còn tham, sân, si phiền não, khổ đau. Bát Chánh Ðạo là con đường tu tập của Phật giáo dạy cho chúng ta có cái nhìn thấy đúng đắn, cái suy tư đúng đắn không mang theo dục tri, tưởng tri. Vì thế, Bát Chánh Ðạo dạy cho chúng ta “minh”. Làm một việc gì cần làm là cứ làm chớ đừng dự tính. Làm trong sáng suốt, việc gì làm ra việc nấy và thành công tốt đẹp, đó là làm trong Minh. Làm trong Minh là làm không có Dự Tính trước. Trong hiện tại thấy điều gì cần làm là cứ làm. Do làm không Dự Tính nên không chấp thủ, không chấp thủ thì không sợ hãi, không sợ hãi thì giải thoát hoàn toàn. Minh và Hạnh là thước đo sự tu tập của Tăng Ni và Cư sĩ, là tiêu chuẩn duyệt xét sự chứng quả của họ.

Minh của đạo Phật (ĐườngVề.9) là trí tuệ hiểu biết để làm chủ sự sống chết và chấm dứt luân hồi, không có nghĩa là trí tuệ hiểu biết sự tào lao (tam tạng kinh điển của Bà La Môn). Người có trí tuệ thông suốt Tam tạng kinh điển chưa hẳn là người có trí tuệ đức hạnh, chưa hẳn là người có “Minh”.

Minh giải thoát (PhậtDạy.1)(TrợĐạo)(Tạoduyên) là cứu cánh an ổn khỏi khổ ách. Minh Giải thoát gồm có Ba Minh: 1- Túc Mạng Minh, 2- Thiên Nhãn Minh, 3- Lậu Tận Minh.

Minh Hạnh Túc (PhậtDạy.1)(CầnBiết.3) nghĩa là bậc có đầy đủ trí tuệ và đức hạnh. ¨Trí Tuệ gồm đủ có ba: - Ý thức tuệ. - Tưởng thức tuệ. - Tam minh tuệ (Tam Minh Tuệ gồm có ba: - Vô thời gian tuệ. - Vô không gian tuệ. - Vô lậu tuệ).¨ Đức hạnh là Thánh đức và Thánh hạnh. Thánh đức gồm có bốn: Ðức từ, Ðức bi, Ðức hỷ, Ðức xả. Thánh hạnh gồm có năm hạnh: Thắng hạnh, Chánh hạnh, Trực hạnh, Diệu hạnh, Tịnh hạnh.

Minh sư (ĐườngVề.3) là bậc sống đúng giới hạnh (Phạm hạnh), không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào. Chính những bậc này là trí tuệ của Phật, của bậc A La Hán. Vị Minh sư luôn luôn lúc nào cũng lấy giới luật làm hạnh sống của mình, lấy giới luật làm thước đo tâm ly dục ly ác pháp của mình, lấy giới luật làm tiêu chuẩn xét lại tâm mình có định hay chưa có định, lấy giới luật làm bản đồ, để chỉ hướng đến con đường giải thoát, mà không sợ lạc lối, không sợ lầm đường; lấy giới luật để làm ngọn đuốc sáng cho mọi người soi. Vị Minh sư luôn tỏa ánh sáng trí tuệ đều khắp cho chúng sanh. Chúng sanh nào có đủ duyên với Phật pháp thì khi gặp được ánh sáng trí tuệ đó liền đặt trọn lòng tin kiên cố ở vị Minh sư, nhiệt tâm thực hiện lời dạy của Người, sống đúng, tu tập đúng, nhờ đó tâm ly dục ly ác pháp, tâm trở nên trong sáng hơn và thụ hưởng áng sáng trí tuệ đó nhiều hơn. Ánh sáng trí tuệ ở vị Minh sư (của Phật) luôn luôn tỏa khắp trong không gian, như không khí mà ta đang hít thở, nếu ta khởi một niệm thiện pháp thì ánh sáng đó trở thành trí tuệ của ta, tức là ta đang hành động một đạo đức nhân bản không làm khổ mình, khổ người. Kẻ nào sống trong thiện pháp biết ngăn ngừa ác pháp, là đang sống trong trí tuệ của Phật, trí tuệ của vị Minh sư.

Mích tội diệt trách (GiớiĐức.1) làkhông được nhắc lại những lỗi lầm của người khác, khi việc đó đã được phán xét cử tội và Tỳ kheo phạm tội đã thọ chịu sám hối lỗi lầm của mình xong. Người đã học được Mích tội diệt trách là người vừa giữ được khẩu nghiệp thanh tịnh, nhưng cũng vừa giữ bí mật mọi việc, khiến cho người khác khó biết, là người có hành động đạo đức kín đáo, thầm lặng, khôn ngoan không bao giờ bươi móc chuyện lỗi phải của người khác để đem đến sự bất an cho mình

Mích tội tướng (GiớiĐức.1) là tội của tỳ kheo, trước kia đã được chúng tăng cử tội và tỳ kheo phạm tội cũng đã nhớ nghĩ thú tội rồi, nên sự tranh chấp đã dứt, sau này ai gợi lại đều phạm tội đọa (ba dật đề).

Mùa Xuân vĩnh cửu (ThiềnCănBản) là mùa Xuân không có nhân quả, không có diễn biến luân hồi. Thời gian nào, ngày nào, tháng nào, năm nào cũng mùa Xuân vĩnh cửu trong tâm hồn của chúng ta, giữ tâm bình thường trước mọi diễn biến của không gian và thời gian bằng một tâm hồn thanh thản, an lạc và vô sự.

Mục đích của đạo Phật (PhậtDạy.4)(ĐườngVề.4)(CầnBiết.5)(TâmThư.1) là chân lý “Diệt Ðế” là chân lý thứ ba của đạo Phật. Diệt đế là trạng thái diệt hết nguyên nhân sinh ra mọi thứ khổ đau. Đoạn diệt hết tâm dục tức là diệt hết lòng ham muốn, là Diệt Đế. Khi diệt hết lòng tham muốn thì tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ tức là vô tướng tâm định, không có dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu, là chỗ tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ. Người đang tu tập phải tu tập cho đạt được và an trú bất động tâm này. Người đã tu tập xong thì luôn luôn an trú bất động tâm này. Người sẽ tu tập là phải hướng đến an trú bất động tâm này. Và đức Phật đã tu tập xong, Ngài cũng đang an trú bất động tâm này. Cho nên người tu sĩ Phật giáo tâm bất động sống rất bình thường như mọi người, nhưng không ai làm cho họ tham, sân, si được, và không bệnh tật nào làm cho họ dao động tâm được. Ðời sống của họ lúc nào cũng thanh thản, an lạc và vô sự. Bốn thiền và ba minh không phải là mục đích của đạo Phật, nó chỉ là một năng lực của đạo đức nhân bản - nhân quả làm người, khi người ấy sống trọn vẹn với đạo đức thì những năng lực này sẽ xuất hiện.

Mục đích của thiền của Phật giáo là đem lại sự an vui, thanh thản, bất động thân tâm ra khỏi mọi sự khổ đau của con người. Ðạo Phật giúp cho con người có một cuộc sống hài hoà với mọi người không làm khổ mình, không làm khổ người. Mục đích của đạo Phật là để thoát khổ.Chân lí của đạo Phật là tâm không còn tham, sân, si. Tâm không còn tham, sân, si là tâm không còn dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu, tức là tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ. Ðó là tâm thanh thản, an lạc và vô sự, là chân lí thứ ba của Phật giáo. Đạo Phật nhắm vào mục đích giải quyết bốn nỗi khổ của kiếp người “sanh, già, bệnh, chết”. Sau khi giải quyết bốn cái khổ của kiếp người xong thì đức Phật xác định: “sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc làm đã làm xong, không còn trở lui trạng thái này nữa”.

Mục đích của độc cư (ĐườngVề.3) là giữ tâm chuyên nhất vào pháp hướng để tu tập, không phóng tâm ra ngoài. Người không giữ hạnh độc cư, thường để tâm phóng dật chạy theo trần cảnh bên ngoài, sanh ra trạo cử gọi là tuôn trào, khi tâm tuôn trào chạy đi nói chuyện đầu này, đầu kia, sanh ra nhiều ác pháp, khiến cho mình và người khác không an để tu tập, đó là đã phá hạnh độc cư, làm hại mình hại người.

Mục đích của Đạo Phật (3Qui5Giới) Mục đích của Phật pháp là cốt đào tạo cho chúng ta 1.- “Làm Người” và 2.- “Làm Thánh”. Mục đích 1 “Làm Người” của Phật giáo là đào tạo con người một nhân cách tương đối nghĩa là con người xứng đáng với danh nghĩa con người, sống có nghĩa cử lòng nhân, có tình cảm lương tri, có ý thức sáng suốt (sống đúng với đạo đức nhân bản – nhân quả của nhà Phật) làm cơ sở tiến hóa cho nhân cách viên mãn. Mục đích 2 “Làm Thánh” của Phật giáo lại còn nhắm vào việc tiến dẫn con người hướng thượng đến hoàn thành nhân cách viên mãn. Nhân cách viên mãn là thành tựu “Tri giác Vô thượng” (đoạn sạch tham sân si ác pháp, làm chủ sanh, lão, bịnh, tử – Tâm vô lậu, sống thanh thản an lạc – Tứ vô lượng tâm đầy đủ). Con người phải đến đó mới biết được những gì cần phải biết (Trí) diệt được những gì cần phải diệt (Dũng) và làm được những gì cần phải làm (Bi). “Làm người” thì Phật pháp chú trọng vào việc hóa cải toàn diện đời sống của con người gồm bản thân của nó trước, nhưng gia đình và xã hội cũng không bỏ quên. “Làm Thánh” là thành tựu “Tri giác Vô thượng”.

Mục đích giải thoát (của đạo Phật) (PhậtDạy.4) là đường lối của đạo Phật phải tu tập đến chỗ tâm vô lậu thì không còn tái sanh, dù bất cứ nơi đâu, không có cảnh giới nào để sinh, không có cảnh giới Niết Bàn, Cực Lạc. Phật tánh không phải là chỗ của Phật đến. Chỗ đức Phật đến chỉ là nơi tâm vô lậu, là chỗ bất sanh, bất diệt. Sự tu tập của đạo Phật là nhắm vào chỗ đoạn diệt tất cả các lậu hoặc, đem lại sự thanh thản, an lạc và vô sự cho một thân tâm giải thoát. Ðối tượng sự tu tập giải thoát của Phật giáo là tâm sạch lậu hoặc. Sự tu tập của đạo Phật là nhắm vào chỗ đoạn diệt tất cả các lậu hoặc, đem lại sự thanh thản, an lạc và vô sự cho một thân tâm giải thoát. Tu tập để chứng đạt chân lí của Phật giáo phải tu tập đúng pháp thì tâm lậu hoặc sẽ được diệt sạch. Ðạo Phật dạy chúng ta tu tập ngay trên các đối tượng của nó tức là trên các cảm thọ.

Mục đích quy y Tam Bảo và thọ ngũ giới (ĐườngVề.6) là để sống và thực hiện một đời sống đạo đức làm người không làm khổ mình, khổ người, sống trong thiện pháp, sống biết tha thứ và thương yêu mọi người, mọi loài, không phải quy y Tam Bảo là để được làm đệ tử của Phật, để ở cõi Diêm Ðình vua Diêm Vương nể mặt, quỷ sứ, ngục tốt Ngưu Ðầu, Mã Diện không dám hành hạ. Cũng không phải quy y Tam Bảo để gieo duyên với Phật pháp. Có sự ước muốn quy y Tam Bảo thì sự quy y Tam Bảo và thọ ngũ giới mới có giá trị và ý nghĩa đúng nghĩa chân chánh của đạo Phật.

Mục đích tối hậu (3Qui5Giới) nhắm vào việc hướng dẫn con người có nhân cách tương đối hướng thượng đến hoàn thành nhân cách viên mãn.

Mục đích tu tập của đạo Phật (PhậtDạy.1)(Phậtdạy.3)(ĐườngVề.5)(TrợĐạo) là phải khắc phục cho bằng được tâm tham ưu, tức là diệt ngã xả tâm ly dục ly ác pháp, để đạt được tâm thanh tịnh bất động. Tâm thanh tịnh bất động là tâm không còn tham, sân, si. Khi tâm không còn tham, sân, si thì tâm có đủ bảy năng lực Giác Chi (đạo lực). Từ bảy năng lực Giác Chi mới có đủ Tứ Thần Túc là những năng lực siêu việt điều khiển làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi. Mục đích tu tập từ con người phàm phu để trở thành những bậc Thánh nhân A La Hán vô lậu, làm chủ sự sống chết hoàn toàn và chấm dứt luân hồi, không còn trở lui trạng thái này nữa. Mục đích tu tập của Ðạo Phật là “tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ”.

Mục đích tu tập của Phật giáo không phải diệt ý thức. Phật giáo lấy ý thức dẫn tâm vào đạo. Vì ý thức vốn là điều kiện cần thiết cho sự làm chủ thân tâm nên đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy: “Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp”. Cho nên mới có pháp môn Như lý tác ý như lời đức Phật đã dạy trong kinh TẤT CẢ LẬU HOẶC: “có như lý tác ý lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh khởi mà đã sanh thì bị diệt”. Nếu ý thức bị ức chế như Tịnh Ðộ Tông, Thiền Tông và Mật Tông thì đó là tu tập sai pháp của Phật giáo, không phải là Phật dạy mà do các tổ Trung Quốc tu hành chưa tới nơi tới chốn rồi kiến giải viết ra kinh sách theo kinh nghiệm tu tập chưa tới của mình. Mục đích tu tập theo Phật giáo là chỗ bất động tâm trước các cảm thọ và các ác pháp, đó là tâm thanh thản, an lạc và vô sự, chứ không phải chỗ khinh an, hỷ lạc, chỗ Phật tánh, chỗ Cực lạc, Thiên đàng, Niết bàn, v.v..., cũng không phải chỗ Thiền định, cũng không phải chỗ giới luật mà cũng không phải chỗ Tam minh, Lục thông…Mười Ðiều Lành (10Lành)là A.- Thân có ba việc làm lành: 1- Không sát sanh, 2- Không trộm cắp, 3- Không tà dâm. B.- Miệng có bốn việc làm lành: 1- Không nói dối, 2- Không nói thêu dệt, 3- Không nói lật lọng (nói lưỡi đôi chiều), 4- Không nói lời hung ác. C.- Ý có ba việc làm lành: 1- Không tham lam, 2- Không sân hận, 3- Không si mê.

Muốn an trú tâm vô trong hơi thở (MuốnChứngĐạo) Khi ngồi xuống xong, thu xếp tay chân giữ thân cho yên ổn, không còn chướng ngại gì. Ngồi như vậy một lúc độ 3 – 5 phút, thấy thân yên lặng, không có chướng ngại, thấy tâm cũng yên ổn, không có niệm gì hết lúc đó mới tác ý “Tâm hãy theo dõi từng hơi thở khắp trong cơ thể đi!” để cho tâm biết thì nó sẽ an trú vô trong hơi thở dễ dàng, nghĩa là vào đó sẽ thấy an lạc thật sự, chứ không phải ngồi yên mà có sự an trú. An trú là có sự an lạc, một trạng thái an trú an lạc của hơi thở.

Muốn an trú được ở trạng thái tâm hỷ (TruyềnThống.1) thì không có pháp nào hơn là pháp như lý tác ý cùng với hơi thở. Muốn tu tập kết quả được giải thoát như vậy, ta thường nhắc tâm: “Trước các ác pháp và các chướng ngại pháp tâm ta phải luôn luôn hoan hỷ vui vẻ. Ta biết ta hít vô, ta biết ta thở ra”. Nên nhớ cứ an trú theo pháp này những gì chưa chứng đạt ta sẽ được chứng đạt, đừng cầu, đừng muốn mau, chỉ cần hằng ngày giữ gìn tâm đừng mất lòng hoan hỷ, đừng mong cầu gì cả thì có ngày sự chứng đạt sẽ đến.

Muốn áp dụng pháp hướng tâm trên nhân tướng nội, ngoại, hành của thọ (ĐườngVề.6) vào Tứ Niệm Xứ trong ba loại định: Chánh Niệm Tĩnh Giác Ðịnh, Ðịnh Niệm Hơi Thở và Ðịnh Vô Lậu bằng câu pháp hướng tâm như: “Các cảm thọ nội ngoại hành hỷ lạc, khinh an, đau khổ, nhức nhối, khó chịu hãy đi! Ði! Rời khỏi nơi đây”, hoặc: “Thọ là vô thường, khổ đau, vô ngã, không thật có, hãy đi! Rời khỏi nơiđây, không được ở đây, đi cho khỏi! Cút cho mất!” v.v...

Muốn áp dụng sự tu tập nhân tướng nội, ngoại, hành của thọ (ĐườngVề.6) vào Tứ Niệm Xứ bằng Ðịnh Vô Lậu như trong kinh Phật đã dạy: “Tìm một nơi vắng vẻ, ngồi kiết già lưng thẳng, khởi niệm tư duy: Các hành cảm nhận và cảm giác hỷ lạc, khinh an và đau khổ là vô thường, cái gì vô thường là cái đó có khổ, nó không có thật và nó là vô ngã, nó không phải là ta, không phải của ta, không phải bản ngã của ta. Vì thế, tất cả cảm nhận và cảm giác của hành thọ nội ngoại không phải là một pháp có thật, ta đừng sợ hãi và lo lắng, đừng để tâm dao động trước các hành thọ, ta phải xem nó như một chiếc áo rách bỏ, một vật không có giá trị, một món đồ vô dụng”.

Muốn báo hiếu cha mẹ (CầnBiết.2) thì người tu sĩ đạo Phật phải tu hành, sống đúng giới hạnh, không hề vi phạm một lỗi nhỏ, sống thiểu dục tri túc, ăn, ngủ, độc cư đúng cách, tâm thường thanh thản, an lạc, ly dục, ly ác pháp và nhập sâu Bốn Thánh Ðịnh, thực hiện Tam Minh làm chủ sự sống chết và luân hồi. Còn người tín đồ muốn báo hiếu thì phải giữ gìn năm giới nghiêm túc, thường khuyên cha mẹ giữ gìn làm điều thiện, đừng làm điều ác. Ðó là sự báo hiếu của Phật giáo. Thực hiện được những điều này qua đời sống gương hạnh cao quý, khiến cho cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp vì có nhân duyên nhân quả nên quy tụ gặp lại nhau, để nhận lấy gương hạnh đạo đức giải thoát và giáo pháp của Phật, hướng dẫn cho những người thân thương của mình từ vô lượng kiếp để thoát ra cảnh đời đầy đau khổ. Ðó là báo hiếu cha mẹ.

Muốn bẻ gẫy ái dục (PhậtDạy.4) thì nên yểm ly ba thọ. Khi yểm ly ba thọ được (làm không cho các cảm thọ tác động vào thân tâm được) thì tham dục đoạn diệt. Tham dục đoạn diệt là tự thân đã giải thoát và giải thoát hoàn toàn.

Muốn biết nguyên nhân sanh ra bệnh tật (10Lành) thì phải thông suốt nhân quả, phải thấu lý nhơn quả, tức là biết rõ quả thiện ác đang chủ động tác động vào đời sống con người, khiến cho con người cực khổ. Nhân quả là do nghiệp lành, ác mà có. Muốn đối trị quả khổ thì khi rõ nguồn gốc của bệnh tật, tức là thông suốt nhân quả thì ta càng tin sâu Thập Thiện (nhân quả). Vậy ta phải tích cực Hành Thập Thiện bằng cách: 1. Tất cả mọi sự kiện, sự vật dù lớn hay nhỏ đang ở trong hành động ác phải đình chỉ ngay tức khắc. 2. Phải biết nhẫn nhục, phải biết lấy ân báo oán, lấy tâm từ bi mà tha thứ mọi sự lầm lạc của kẻ khác.

Muốn biết pháp thiện và pháp ác (ĐườngVề.6) thì phải theo lời Phật dạy trong kinh Thập Thiện. Có mười pháp thiện là: 1- Không giết hại chúng sanh, không xúi bảo người giết hại, thấy người giết hại không vui theo, thường can ngăn người giết hại chúng sanh. 2- Không gian tham trộm cắp lấy của không cho,… dù cây kim sợi chỉ, vật nhỏ mọn nhất nếu người không cho thì không bao giờ lấy. 3- Không tà dâm, có nghĩa là chồng hay vợ không được gian dâm với người khác, vì gian dâm với người khác tạo ra cảnh bất an cho gia đình mình và gia đình người khác, khiến tan nát cả hai gia đình, đó là một ác pháp làm đau khổ mình và đau khổ người và khổ cho con cái của chúng ta. 4- Không nói dối, có nghĩa là chuyện có nói có, chuyện không nói không, chứ không lừa đảo, lường gạt người khác bằng miệng lưỡi. 5- Không nói lưỡi hai chiều nghĩa là không nói lật lọng, tức là không nói qua nói lại. 6- Không nói lời thêu dệt nghĩa là đến chỗ này nói xấu chỗ kia, đến chỗ kia nói xấu chỗ này. 7- Không nói lời hung ác nghĩa là không nói lời dữ tợn, không chửi rủa người khác, không nói lời chửi thề, không nói lời tục tĩu. 8- Không ham muốn, nghĩa là không tham muốn những gì mình chưa có, dù mình đã có vật đó cũng không tham muốn. 9- Không sân hận nghĩa là không tức giận, giận hờn ai hết. 10- Không si mê nghĩa là không tham ăn, tham ngủ, không làm khổ mình, khổ người, tránh xa các pháp ác, lìa tất cả lòng tham muốn của mình, luôn luôn sống không làm khổ người khác và không làm khổ tất cả chúng sanh. Ngược lại mười pháp thiện là 10 pháp ác. Nếu ngăn chặn và đoạn diệt 10 pháp ác được thì ngay đó là sanh khởi và tăng trưởng 10 pháp thiện, nói một cách khác là tăng trưởng thiện pháp là tên khác của sự đoạn dứt ác pháp.

Muốn bỏ dục không nhiễm uế (PhậtDạy.1) hay tự rửa sạch mọi cấu uế nội tâm thì cần phải tu tập Tứ Chánh Cần, Tứ Niệm Xứ và Thân Hành Niệm, tức là hằng ngày phải ngăn ác diệt ác pháp, ly dục ly bất thiện pháp. Tuy lời nói đơn giản nhưng tu hành phải tận lực, nếu không tận lực tu tập thì khó đạt được kết quả như ý mong ước.

Muốn bỏ một điều ác nào (ĐườngVề.1) thì phải có nhiệt tâm và thông suốt điều ác ấy. Thông suốt điều ác nghĩa là - Thứ nhất, phải thông suốt lý nhân quả thiện và ác. - Thứ hai, phải thông suốt lý duyên hợp. - Thứ ba, phải thông suốt lý các pháp vô thường, khổ, vô ngã. - Thứ tư, phải thông suốt Bát Chánh Ðạo, tức là tám lớp tu tập để được giải thoát (Lớp 1: Chánh Kiến. Lớp 2: Chánh Tư Duy. Lớp 3: Chánh Ngữ. Lớp 4: Chánh Nghiệp. Lớp 5: Chánh Mạng. Lớp 6: Chánh Tinh Tấn. Lớp 7: Chánh Niệm. Lớp 8: Chánh Ðịnh) - Thứ năm, phải thông suốt ba lậu như: dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu. - Thứ sáu, phải thông suốt Ngũ triền cái và Thất kiết sử. - Thứ bảy, phải thông suốt Năm hạ phần kiết sử và Năm thượng phần kiết sử. - Thứ tám, phải thông suốt Thập thiện và Thập ác. - Thứ chín, phải thông suốt bốn loại định: Ðịnh Sáng Suốt, Ðịnh Niệm Hơi Thở, Ðịnh Vô Lậu và Ðịnh Chánh Niệm Tỉnh Giác. - Thứ mười, phải thông suốt Tứ Thánh Ðịnh. - Thứ mười một, phải thông suốt pháp Như lý tác ý và pháp Tác ý. - Thứ mười hai, phải thông suốt phóng tâm và phóng dật. Trong khi thông suốt 12 pháp môn này, mà thiếu nhiệt tâm tu hành dứt bỏ thì chỉ trở thành một vị giảng sư là người nói được, chứ không làm được, là người nói láo, là người lừa đảo người khác bằng kinh sách. Nên khi đã thông suốt các pháp thì phải nỗ lực xả bỏ, ly tham đoạn diệt ác pháp cho chính mình, để được ra khỏi cuộc đời đầy khổ đau. Có nhiệt tâm thì mới có nghị lực để chiến đấu với nội tâm của mình, không nhiệt tâm thì không nghị lực, người không có nghị lực làm việc gì, người ấy đều gặp thất bại. Nếu không có nhiệt tâm nồng cháy quyết dứt bỏ những chướng ngại pháp trong tâm, như những lời dạy của đức Phật trong thời khóa tu tập lúc đức Phật còn tại thế, thì không bao giờ làm chủ được sanh, già, bệnh, chết. Nếu không có nhiệt tâm nồng cháy sửa đổi những lỗi lầm của mình trong những thói hư tật xấu thì chẳng bao giờ trở thành những con người tốt trong xã hội được. Nếu không có nhiệt tâm nồng cháy ly dục ly ác pháp, sửa đổi tánh hư tật xấu thì không bao giờ có ly dục ly ác pháp được. Không ly dục ly ác pháp, thì không bao giờ nhập được Thiền định, không bao giờ thực hiện được Tam Minh, không bao giờ chấm dứt tái sanh luân hồi được. Nếu trên đường tu tập mà ai không có nhiệt tâm xả bỏ xa lìa ác pháp và lòng ham muốn của mình, thì kết quả chẳng ra gì.

Muốn bỏ một thói quen (ĐạoĐức.1) hành động nào thì phải có nghị lực, có gan dạ và còn phải bền chí thì mới mong bỏ được.

Muốn cầu vui Niết Bàn (PhậtDạy.1) thì mọi người đều phải bước đi bằng trí óc và đôi chân của mình trên con đường Bát Chánh Ðạo, chứ không có người nào đi thay cho mình được.

Muốn chấm dứt sự khổ đau của kiếp làm người (CầnBiết.2) thì phải đoạn diệt vô minh, mà vô minh được đoạn diệt tức là phải có “minh”. Minh ở đây tức là trí tuệ tri kiến giải thoát, trí tuệ tri kiến giải thoát này do tu tập mà có, chứ không phải tánh giác có sẵn của Phật giáo Phát triển.

Muốn chấm dứt sanh tử luân hồi (ĐườngVề.4) thì phải thực hiện Tam Minh quét sạch gốc lậu hoặc, diệt sạch gốc lậu hoặc (không còn đi tái sanh luân hồi nữa) mới làm chủ tất cả các pháp, mới làm chủ được thân, thọ nghĩa là thân, thọ mới được thanh tịnh, tức là bệnh tật, sống, chết đã được tự tại theo ý muốn (bệnh, tật, sống, chết không còn chi phối thân, tâm).

Muốn chấm dứt tái sanh luân hồi (ĐườngVề.2)(CầnBiết.3) thì phải diệt trừ vô minh. Do Vô minh mà có tham ái; do tham ái nên thích cái này cái kia; do ưa thích cái này cái kia mà phải chịu tái sanh luân hồi, khổ đau muôn kiếp. Như vậy vô minh là vấn đề quan trọng hàng đầu trong sự tu tập thiền định của Phật Giáo, là đề tài tối hậu cần phải tiêu diệt, cần phải từ bỏ, cần phải xa lìa, v.v... Dùng ý thức tu tập đúng cách thì mới ly dục ly ác pháp; nhờ ly dục ly ác pháp mà tâm mới nhập định; nhờ định mà có Tam Minh; nhờ Tam Minh mà vô minh mới diệt trừ tận gốc hay nói cách khác nhờ Tam Minh mà tham ái được diệt trừ tận gốc.

Muốn chấm dứt tái sanh luân hồi thì ngay từ bây giờ phải siêng năng tận lực tu tập rèn luyện “trước các chướng ngại pháp vui cũng như buồn đều phải buông xuống cả”. Buông xuống như thế nào đây? Buông xuống bằng pháp hướng tâm, phải theo pháp hướng tâm như lý tác ý mà buông xuống: “Tâm thanh thản, an lạc và vô sự, các pháp thế gian là pháp sinh diệt, là pháp khổ đau phải chấm dứt ngay liền”. Khi tác ý như vậy xong thì nên tác ý tiếp để dẫn thân, tâm vào chỗ không đau khổ, nếu tâm đang bị chướng ngại thì nên tác ý câu này: “An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra”, rồi im lặng hít thở vô thở ra năm lần rồi lại tác ý câu “An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra”, như trước. Nếu thân bị bệnh đau thì nên tác ý câu này: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra” rồi im lặng hít vô thở ra 5 lần rồi lại tác ý câu đó lại. Tâm thanh thản, an lạc và vô sự là pháp duy nhất để đối trị mọi nghiệp chướng đang vây quanh. Hãy nhớ khi thân còn mạnh khỏe hay lúc đau ốm thì phải siêng năng tu tập đừng bỏ qua một thời gian nào, dù là một phút, một giây, một sát na ngắn ngủi, vì thời gian tuổi đời còn lại rất quý: “Tấc bóng thời gian một tấc vàng. Tấc vàng tìm được không gì khó. Tấc bóng thời gian khó hỏi han”. Hãy tự thắp đuốc lên mà đi, hãy tự cứu mình, vì thời gian còn lại quá ít. Những thời gian còn lại chỉ đủ để luyện tập chuẩn bị cho mình có đầy đủ nội lực khi giặc sinh tử đến thăm. Khi luyện tập và giữ gìn tâm thanh thản, an lạc và vô sự thì nó có một nội lực rất mạnh, một sức đề kháng kinh khủng, nó sẽ giúp đẩy lùi mọi chướng ngại pháp như: bệnh tật, phiền não, tai nạn, lo rầu, thương ghét, giận hờn, v.v... Nó còn giúp giữ gìn tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ. Khi nghiệp (mọi chướng ngại pháp) đến thì chỉ cần tác ý: “Tâm thanh thản, an lạc và vô sự, tất cả các pháp đều vô thường hãy đi đi! Không được ở trong thân tâm ta nữa”. Tác ý như vậy phải bền chí, phải kiên cường, phải gan dạ, đầy đủ nghị lực chiến đấu; đôi khi chỉ cần tác ý ba bốn lần thì nghiệp sẽ không còn tác động vào thân tâm được nữa, nhưng phải nhớ kỹ khi muốn đẩy lùi các chướng ngại pháp thì phải giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, vì giới luật là thiện pháp, chúng sẽ chuyển tất cả nghiệp báo khổ đau nhiều đời. Trong khi đó để trợ lực với giới luật thì dùng pháp như lý tác ý, để đẩy lùi tất cả chướng ngại pháp (nghiệp) không còn một ác pháp nào tác động vào thân tâm được. Trước lúc từ giã cõi đời này chỉ có pháp môn này giúp thoát khổ và chấm dứt luân hồi sinh tử mà đức Phật thương xót chúng sanh để lại cho chúng ta ngày nay: “Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỳ kheo, có như lý tác ý, lậu hoặc chưa sanh thì không sanh, lậu hoặc đã sanh thì đoạn diệt”. Hãy nhớ ôm chặt pháp như ôm phao qua biển, để vượt sóng gió ba đào của kiếp làm người, để đến bờ bên kia. Buông pháp là buông phao sẽ chìm xuống đáy biển sanh tử luân hồi mãi mãi muôn đời, muôn kiếp.

Muốn chế ngự các căn (PhậtDạy.2)(CầnBiết.4) phải chế ngự được các căn thì nên tu tập tỉnh thức trong thân hành nội và thân hành ngoại như: Chánh niệm tỉnh giác trong khi đi kinh hành (Thân hành niệm ngoại), Chánh niệm tỉnh giác trong từng hơi thở (Định Niệm Hơi Thở), Chánh niệm tỉnh giác trong từng tâm niệm (Định Vô Lậu); Chánh niệm tỉnh giác trong thư giãn (Định Sáng Suốt); Chánh Niệm tỉnh giác trong Tứ Niệm Xứ.

Muốn chế ngự tâm (ĐườngVề.6) thì phải cố gắng giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, sống đúng oai nghi tế hạnh của bậc Thánh Tăng. Lấy giới luật làm khuôn phép sống cho mình. Từ Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn thuộc về Giới luật, tu tập giai đoạn một. Muốn tu Giới luật giai đoạn một thì phải tu tập Tứ Chánh Cần. Tứ Chánh Cần gồm có bốn loại định: 1- Chánh Niệm Tĩnh Giác, 2- Vô Lậu Ðịnh, 3- Sáng Suốt Ðịnh, 4- Ðịnh Niệm Hơi Thở. Ðịnh Niệm Hơi Thở có 18 đề mục tu tập. Chánh Niệm thuộc về Giới luật tu tập giai đoạn hai gồm có: Tứ Niệm Xứ và Thân Hành Niệm.

Muốn chiến thắng sự ham muốn dục lạc ở thế gian (10Lành) thì phải thành tựu hạnh thiểu dục, có sức quán thông suốt và trí tuệ minh mẫn. Nhờ đó mà ta có thể sống cuộc đời tự túc, đơn giản, thanh tao và an nhàn. Ý thức rõ sự tai hại của tâm dục lạc và lợi ích thiết thực của tâm ly dục (ly dục, ly bất thiện pháp là con đường dẫn đến Sơ Thiền). Tu tập diệt trừ tâm tham dục thế gian không có nghĩa là sống như một người chán đời. Không tham dục nghĩa là không tham đắm, không dính mắc, chớ không phải đem quăng hết tài sản, của cải, hoặc làm biếng không chịu làm ăn sanh sống như mọi người. Nên nhớ, sự sống là trả nghiệp, chớ không phải sự sống là sự tham đắm, si mê về dục lạc.

Muốn cho giới luật được nghiêm chỉnh (ĐườngVề.1) thì phải tu tập Tứ Chánh Cần và Tứ Niệm Xứ. (Trong Tứ Chánh Cần có các pháp cần tu tập là Ðịnh Niệm Hơi Thở, Ðịnh Vô Lậu, Ðịnh Sáng Suốt và Ðịnh Chánh Niệm Tỉnh Giác). (Trong Tứ Niệm Xứ có các pháp tu tập là Tứ Niệm Xứ tu tập trên Tứ Niệm Xứ và Tứ Niệm Xứ tu tập trên pháp Thân Hành Niệm).

Muốn cho tâm đừng chấp thủ, đừng dính mắc về gió (TruyềnThống.1) để đạt được yểm ly, từ bỏ nội phong, ngoại phong thì phải nương vào hơi thở vô, hơi thở ra mà hằng ngày tu tập tác ý như sau: “Hơi thở này không phải là ta, là của ta, là bản ngã của ta, ta phải yểm ly, ly tham, đoạn diệt, từ bỏ hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”. Đó là chúng ta đã thực hiện Phong giới hành vào đời sống để yểm ly tâm tham dục, đoạn diệt từ bỏ tâm tham ái.

Muốn cho tâm không còn dính mắc chấp trước hư không giới (TruyềnThống.1) thì hằng ngày phải nương vào hơi thở vô hơi thở ra, tác ý “Hư không giới tánh này không phải của ta, không phải là ta, không phải là bản ngã của ta; ta phải yểm ly từ bỏ đoạn diệt; hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”. Tác ý tu tập như vậy thì tâm sẽ yểm ly tham đoạn diệt ngã. Trong khi thở phải lắng nghe rõ kỹ từng hơi thở ra, hơi thở vô, cứ tu tập như vậy cho hết giờ, xả nghỉ.

Muốn cho tâm trở thành tính của hư không (TruyềnThống.1) thì hãy lắng nghe lời đức Phật dạy La Hầu La: “Này La Hầu La, hãy tu tập sự tu tập như hư không, các xúc khả ái, không khả ái được khởi lên không có nắm giữ tâm, không có tồn tại”. Vậy tu tập sự tu tập như hư không thì khi ngồi nên nương vào hơi thở mà tác ý như câu này “Tâm tôi phải giống như hư không, không dung chứa một vật gì cả: tham, sân, si cũng không dung chứa; phiền não, đau khổ, giận hờn, thương ghét cũng không dung chứa; bệnh tật khổ đau, sanh tử gần kề một bên tâm cũng không dung chứa..., tôi biết tôi hít vô và thở ra”. Hay tác ý một câu khác như: “Tâm tôi như hư không nhất định không dung chứa ác pháp và dục, tôi biết tôi hít vô, tôi biết tôi thở ra”. Hằng ngày siêng năng tu tập như vậy thì tâm sẽ như hư không. Khi đi kinh hành hay làm bất cứ một công việc gì thì nên nương tâm theo hành động làm việc đó mà tác ý như trên thì một ngày không xa tâm sẽ trở thành hư không thật sự, có nghĩa là không còn tham, sân, si, phiền não và khổ đau nữa.

Muốn cho thân tâm tự thanh tịnh (TruyềnThống.2) thì mọi người phải thực hiện ngay năm hành động đạo đức này: 1- Phải từ bỏ lấy những vật không cho. 2- Những vật không cho nhất định không lấy, chỉ lấy những vật đã cho. 3- Không được mong cầu những vật của người khác chưa cho, chỉ mong cầu những vật đã cho. 4- Không được trộm cắp. 5- Tránh xa lấy của không cho.

Muốn cho thân, khẩu, ý nghiệp thanh tịnh (PhậtDạy.2) thì không nên làm những điều ác, như: 1- Ý tham dục, ham muốn cái này, cái kia, xan tham, v.v… 2- Ý sân hận, thù oán, ghen ghét, tị hiềm, tật đố, v.v… 3- Ý si mê, lười biếng ham ngủ nghỉ, hôn trầm thùy miên, vô ký,... Khi thân hành, khẩu hành và ý hành được thanh tịnh là đã đạt được tâm bất động giải thoát, tức là chứng quả vô lậu A La Hán.

Muốn cho thế giới tưởng hoạt động một cách hiệu nghiệm (ĐườngVề.4) các nhà tôn giáo dùng tưởng ấm của mình, bằng cách “ức chế ý thức và ám thị tưởng ấm”, khiến cho ý thức phải ngưng nghỉ, tưởng thức hoạt động.

Muốn cho ý thiện hành hiện tiền (PhậtDạy.2) thì hằng ngày chúng ta phòng hộ sáu căn là giữ gìn mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý.

Muốn cho ý thức ngưng hoạt động và tưởng thức hoạt động (ĐườngVề.4) các nhà tôn giáo phải tọa thiền, tụng kinh, trì chú, niệm Phật, luyện bùa, luyện chú, ám thị, kệ tụng kêu gọi âm binh, tạo cảnh hồn ma, phách vía mờ mờ, ảo ảo, nói chuyện quá khứ, vị lai, trị bệnh, trừ tà, ếm quỷ, trừ ma...

Muốn Chú tâm tỉnh giác (CầnBiết.3) thì phải chú tâm vào thân hành để đạt được sức tỉnh giác trong khi đi kinh hành cũng như khi tập luyện 18 đề mục hơi thở. Càng tu tập tỉnh thức thì càng xả tâm dễ dàng, càng tu tập tỉnh thức thì tâm càng định tỉnh trên thân hành và nhờ đó mà bảy Giác Chi xuất hiện, khi chúng xuất hiện giúp cho chúng ta nhập định dễ dàng, không có khó khăn, không có mệt nhọc, không có tốn công sức nhiều.

Muốn chứng được quả bất lai (Phậtdạy.3) hay muốn nhập Tam Thiền ly hỷ trú xả thì chỉ cần thực hành pháp như lý tác ý năm thủ uẩn là vô thường, khổ, bệnh hoạn, ung nhọt, mũi tên, bất hạnh, người lạ, ốm đau, người lạ hủy hoại, rỗng không, vô ngã.

Muốn chứng Quả Dự Lưu không có khó khăn không có mệt nhọc (TruyềnThống.2) thì hằng ngày phải sống trên Tứ Niệm Xứ mà quét tâm, bền chí quét mãi sẽ thành công.

Muốn có chánh kiến (ThiềnCănBản) thì tâm phải ly dục, ly ác pháp. Muốn được chánh kiến thì phải can đảm, dũng mãnh nhìn nhận tất cả ý tưởng, lời nói, việc làm của người khác là đúng, là tốt, là thiện.

Muốn có công đức và phước báo (ĐườngVề.4) thì phải tu Thập Thiện, làm tất cả những điều thiện, do hành động thiện mà hưởng được phước báo và công đức, chứ không phải giữ xá lợi mà có được phước báo. Giữ xá lợi của người chết, có nghĩa là ta biết ơn người đó cũng như thờ xá lợi vậy.

Muốn có đạo đức nhân quả (GiớiĐức.2) thì phải học và tu tập theo đức hạnh trong giới luật của Phật đã dạy nhờ đó ta mới thấu rõ là pháp môn giới luật của Phật là pháp môn vô lậu thật sự. Nếu ai không tu giới luật mà bảo rằng vô lậu giải thoát thì không bao giờ có được, đó chỉ là lời lừa đảo tín đồ mà thôi.

Muốn có được cội gốc định (CầnBiết.4) thì phải tu tập pháp môn Tứ Thánh Định. Khi tu tập viên mãn Tứ Niệm Xứ, có nghĩa là lúc bấy giờ tâm chúng ta bất động trước các pháp và các cảm thọ, vì nó đã lìa dục và bất thiện pháp nên trong nội tâm có bảy năng lực Giác Chi. Khi biết tâm có đủ bảy Giác Chi thì dùng chúng mà tu tập Tứ Như Ý Túc. Tứ Thánh Định là định căn, cội gốc của thiền định.

Muốn có được niệm căn (CầnBiết.4) thì trên Tứ Niệm Xứ phải ngăn ác diệt ác pháp bằng niệm thân hành, vì thế Đức Phật dạy: “Niệm căn cần tu tập: Tứ Niệm Xứ”. Chỉ có Tứ Niệm Xứ mới tu tập được niệm căn, ngoài Tứ Niệm Xứ không đâu có chánh niệm, vì chánh niệm là Tứ Niệm Xứ.

Muốn có thần thông (ĐườngVề.4) thì phải sống có đạo đức; chính đạo đức mới xác định thần thông chân chánh.

Muốn có thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân (TruyềnThống.2) thì chỉ có giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh. Ngoài giới luật ra thì không có pháp nào tu tập có Tam Minh.

Muốn có tri kiến thiện (PhậtDạy.2)(CầnBiết.3) thì chúng ta phải thấy, nghe và gặp các bậc Thánh, các bậc Chơn nhân; phải thuần thục pháp của các bậc Thánh, pháp của các bậc Chơn nhân; phải tu tập pháp của các bậc Thánh, pháp của các bậc Chơn nhân để tuệ tri các pháp cần phải tác ý và tuệ tri các pháp không cần phải tác ý. Các pháp cần tác ý là: ly tham, ly sân, ly si; từ bỏ tâm tham, từ bỏ tâm sân, từ bỏ tâm si; đoạn diệt tâm tham, đoạn diệt tâm sân, đoạn diệt tâm si, v.v… Các pháp không cần tác ý là ngũ triền cái: tham, sân, si, mạn, nghi; ngũ dục lạc: danh, lợi, sắc, thực, thùy. Muốn đoạn dứt sự đau khổ ấy (lậu hoặc) thì phải “như lý” giải thoát mà “tác ý”: “Tâm như cục đất phải lìa xa tham, sân, si”; “Tâm sân là tâm đau khổ hãy lìa ra khỏi thân tâm ta” hay “Sân là lậu hoặc ta không chấp nhận ngươi, ngươi hãy lìa khỏi nơi đây”. Chọn lựa đúng đặc tướng mỗi hành giả mà pháp Thất Giác Chi gọi là Trạch Pháp Giác Chi dùng tri kiến như lý tác ý để diệt trừ các lậu hoặc.

Muốn có trí tuệ Tam Minh (PhậtDạy.1)(CầnBiết.3) thì phải tu tập bằng những con đường Bát Chánh Ðạo: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định. Chánh niệm tức là Tứ Niệm Xứ thuộc Ðịnh Vô Lậu. Muốn tu tập Ðịnh Vô Lậu thì phải dùng ý thức, tức dùng pháp tác ý và pháp như lý tác ý. Con đường tu tập theo Phật giáo ý thức là vũ khí hàng đầu trong việc đánh giặc sanh tử. Dùng ý thức tu tập đúng cách mới ly dục ly ác pháp; nhờ ly dục ly ác pháp mà tâm mới nhập định; nhờ định mà có Tam Minh; nhờ Tam Minh mà vô minh mới diệt trừ tận gốc hay nói cách khác nhờ Tam Minh mà tham ái được diệt trừ tận gốc tức.

Muốn có trí tuệ tri kiến giải thoát (ĐườngVề.10) người mới tu thì phải bắt đầu học hiểu đạo đức nhân quả, Tứ Diệu Ðế, Thân Ngũ Uẩn, Thập Nhị Nhân Duyên... (phải nghiên cứu tạng kinh Pali cho thông suốt để triển khai trí tuệ). Vì thế, mỗi khi có một niệm khởi về Phật pháp thì nên tư duy quán xét cho rõ tận nguồn gốc đừng nên gạt bỏ ngang, vì bỏ qua một điều kiện triển khai trí tuệ thì thật quá uổng. Một thời tu Phật Giáo không chuyên nhất vào pháp môn nào cả, Phật giáo chuyên xả tâm vào định chứ không ức chế tâm vào định. Phật giáo đi từ xả vào định bằng tri kiến giải thoát nên lấy đạo đức làm gốc (giới luật).

Muốn có trí vô hạn (ĐườngVề.4) phải tu tập, trau dồi thân tâm và xa lìa vật chất dục lạc thế gian, tránh xa các ác pháp (ly dục, ly ác pháp). Phải tu tập theo lộ trình, “Giới, Ðịnh, Tuệ” và nhập bốn loại định hữu sắc, “Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền” tức là tịnh chỉ ngôn hành, tịnh chỉ khẩu hành, tịnh chỉ tưởng hành và tịnh chỉ thân hành. Khi đó, thân định trên tâm, tâm định trên thân, rồi hướng tâm đến Tam Minh, tâm đã viên mãn Tam Minh, thì trí vô hạn mới có. Mục đích để đạt được trí vô hạn, hành giả phải nhập “Bất động tâm định”. Muốn nhập bất động tâm định, hành giả phải sống đúng giới đức và giới hạnh của đạo Phật. Nếu sống không đúng giới đức và giới hạnh, thì dù có tu pháp thiền định nào cũng chẳng có trí vô hạn, duy chỉ có pháp môn “Tam Vô Lậu Học”, tu tập mới có trí vô hạn mà thôi. Tam Vô Lậu Học là pháp môn chia làm ba giai đoạn tu tập hay còn gọi là ba cấp tu học trong chương trình giáo dục đào tạo của Phật giáo: 1- Tu tập đức hạnh không làm khổ mình, khổ người tức là ly dục ly ác pháp. 2- Tu thiền định tức là phải nhập từ Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền đến Tứ Thiền. 3- Tu tập Tam Minh tức là hướng tâm đến Túc Mạng Minh, Thiên Nhãn Minh và Lậu Tận Minh. Sau khi tu tập xong ba giai đoạn này thì trí vô hạn hiện tiền.

Muốn đánh giá đúng một tu sĩ đạo Phật (ĐườngVề.5) thì hãy đem một trăm hai mươi giới (120 giới) đức Thánh Tăng mà kê ra.

Muốn đập tan Mười Hai Nhân Duyên (ĐườngVề.1) thì phải có minh, muốn có minh thì phải đoạn dứt sanh, muốn đoạn dứt sanh thì phải sống đúng Phạm hạnh, muốn sống đúng Phạm hạnh thì phải trì giới luật nghiêm túc, trì giới luật nghiêm túc tức là minh. Minh ở đây, không phải là trí tuệ Tam Minh. Minh ở đây là tri kiến và giới luật. Tri kiến ở đâu thì giới luật ở đó, giới luật ở đâu thì tri kiến ở đó. Giới luật làm thanh tịnh tri kiến, tri kiến làm thanh tịnh giới luật. Còn cất giữ tiền bạc, đó là duyên sanh chưa lìa, duyên sanh chưa lìa thì hình sắc đầu tròn áo vuông mà không lìa duyên sanh.

Muốn đạt được một đời sống Giới Hạnh Niệm Hơi Thở Vô, Hơi Thở Ra (MuốnChứngĐạo) thì phải thông hiểu giới đức, giới hạnh và giới hành của Hơi Thở. Giới đức Niệm Hơi Thở Vô, Hơi Thở Ra là những lời dạy đạo đức về đời sống đạo đức của con người trong Hơi Thở tức là Chánh Kiến. Giới hạnh Niệm Hơi Thở Vô, Hơi Thở Ra là những lời dạy về Hành Động Đạo Đức thường thể hiện qua giới hành niệm Hơi Thở Vô, Hơi Thở Ra. Trong giới hành về hơi thở vô, hơi thở ra có 19 đề mục tu tập chia ra làm hai phần: 1- Bảy đề mục đầu nhiếp tâm và an trú tâm, 2- Mười hai đề mục sau đẩy lùi các ác pháp. Giới hành niệm Hơi Thở Vô, Hơi Thở Ra như: nói, nín, tiếp giao với mọi người, v.v... đều nương vào Hơi Thở Tĩnh Giác mà tiếp giao, nhớ đừng bao giờ quên Hơi Thở như vậy được gọi là Chánh Tư Duy.

Muốn đạt được Niết Bàn (PhậtDạy.1) theo như lời Phật dạy: “Bỏ dục không nhiễm uế. Kẻ trí tự rửa sạch. Mọi cấu uế nội tâm”.

Muốn đẩy lùi những tệ nạn mê tín, dị đoan (ĐườngVề.6)(CầnBiết.2) thì trong các chùa quý Thầy trụ trì phải đình chỉ ngay liền những nghề nghiệp lừa đảo, phi đạo đức. Ðó là dứt trừ tận gốc phát sanh ra nó. Muốn đẩy lùi tệ nạn mê tín, dị đoan thì quý vị cư sĩ đệ tử của đức Phật không nên tin và không làm theo những giáo pháp mê tín, phi đạo đức, không đến những ngôi chùa có hành nghề mê tín, dị đoan và cũng không cúng dường cho các vị Tăng ở đây. Người cư sĩ phải sáng suốt nhận định và thông suốt những gì mà đức Phật đã dạy, đừng quá vội tin vào những việc làm hay lời nói của người khác, đừng quá tin theo các Thầy Tổ của mình. Người tín đồ Phật giáo phải tin vào đạo đức nhân quả làm người, không làm khổ mình, khổ người, hãy tự lực sống đúng đạo đức nhân quả, hãy dẹp bỏ lòng tham vọng, ích kỷ nhỏ mọn của mình, những mơ ước thiếu thực tế, dẹp bỏ những sự cầu cạnh tha lực nương tựa vào thần quyền. Muốn đẩy lùi tệ nạn mê tín dị đoan này thì quý vị cư sĩ không nên tin và không làm theo những giáo pháp mê tín, phi đạo đức bằng cách không đến những ngôi chùa có hành nghề như vậy và cũng không cúng dường cho các vị Tăng ở đây. Ngoài Bát Chánh Ðạo để thực hiện giới, định, tuệ thì không còn pháp môn nào được gọi là của đạo Phật nữa.

Muốn diệt duyên lục nhập (12Duyên) thì phải diệt duyên XÚC bằng cách phòng hộ sáu căn mắt, tai, mũi, miêng, thân, ý, không cho sáu căn tiếp xúc sáu trần (sắc, thanh, hương, vị xúc, pháp).

Muốn diệt duyên sinh (12Duyên) thì phải buông xả sạch tất cả vật chất chung quanh ta, chỉ còn sống một đời sống như đức Phật ngày xưa. Kế tiếp là giai đoạn thứ hai, phải chọn lấy một chỗ thanh vắng yên tịnh như: một gốc cây có bóng mát, một đống rơm, một mái nhà tranh, một bụi tre, v.v... Rồi ở đó một mình, khi đi, khi đứng, khi ngồi hoặc khi nằm đều tập TỈNH GIÁC, đi thì biết bước đi, còn nằm, ngồi hay đứng đều biết hơi thở ra, hơi thở vô. Khi tập tỉnh giác như vậy tâm không còn hôn trầm, thùy miên, vô ký, ngoan không và vọng niệm. Được như vậy thì tiếp tục tu tập Tứ Niệm Xứ trong bốn oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi đều dùng sức TỈNH GIÁC xả từng tâm niệm và các ác pháp. Ðây là giai đoạn xả rốt ráo cho nên phải dùng pháp môn Như lý tác ý.

Muốn diệt lậu hoặc cho sạch (ĐườngVề.4) tức là muốn diệt ngũ triền cái và thất kiết sử thì phải tu tập Tứ Niệm Xứ rồi nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền và thực hiện Tam Minh mới làm chủ được thân, thọ nghĩa là thân, thọ mới được thanh tịnh, tức là bệnh tật, sống, chết đã được tự tại theo ý muốn (bệnh, tật, sống, chết không còn chi phối thân, tâm). Tâm vô lậu hoàn toàn thì mới chấm dứt tái sanh luân hồi. Tu theo Phật giáo đến đây mới thành tựu viên mãn, chỉ còn một kiếp này nữa mà thôi.

Muốn diệt ngã (TruyềnThống.2) hằng ngày phải tinh tấn siêng năng cần mẫn tu tập ngăn ác diệt ác pháp tức là ly dục ly ác pháp (nhập vào dòng Thánh).

Muốn diệt tầm (ĐườngVề.3) Muốn diệt tầm hết hẳn trong thời gian 30 phút hoặc 1 giờ thì tu “định diệt tầm giữ tứ”. Ðịnh diệt tầm chưa thuần mà vội xả tứ nó có hai trường hợp xảy ra: 1- Tầm không dứt, thường tái diễn trở lại. 2- Tầm chưa dứt sạch mà bỏ tứ thường xảy ra vô ký.

Muốn diệt tầm tứ (ĐườngVề.3) chỉ khi có Tứ Thần Túc thì diệt tầm tứ rất dễ dàng, ngoài Tứ Thần Túc thì diệt tầm tứ rất khó khăn.

Muốn diệt tầm tứ ác (ĐườngVề.3) phải tu tập phòng hộ sáu căn, thiểu dục tri túc, ăn ngủ không được phi thời, tu Ðịnh Chánh Niệm Tỉnh Giác, tu Ðịnh Vô Lậu (ly dục ly ác pháp). Tu tập Tứ Chánh Cần ngăn ác, diệt ác pháp, sanh thiện, tăng trưởng thiện pháp.

Muốn diệt tầm tứ nhập Nhị Thiền (ĐườngVề.3) thì phải nhập được Sơ Thiền. Chưa nhập được Sơ Thiền thì không làm sao diệt tầm tứ nhập Nhị Thiền được. Ðịnh ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền chưa nhập được mà lo tu tập định diệt tầm tứ nhập Nhị Thiền thì đó chỉ là mơ mộng mà thôi. Bởi vì Nhị Thiền là bắt đầu thân định. Trong pháp tu hành về thiền định, tâm chưa định mà thân định thì không bao giờ có được, nếu có thân định cũng chỉ là định tưởng mà thôi. Giới luật thanh tịnh mới có đủ Tứ Thần Túc. Có đủ Tứ Thần Túc thì mới diệt được tầm tứ nhập Nhị Thiền. Khi tâm thanh tịnh tức là tâm ly dục ly ác pháp xong thì người này tu định diệt tầm giữ tứ, tức là khi tâm họ không còn phóng dật thì họ tìm nơi gốc cây bóng mát nơi vắng vẻ, nơi không có người lai vãng, họ ngồi kiết già lưng thẳng và khi tâm họ bắt đầu an lạc thanh thản và vô sự thì họ dùng pháp hướng tâm: “Tâm phải diệt tầm” đến khi thấy tầm không còn nữa, nghĩa là ta còn thấy rõ bốn chi thiền của Sơ Thiền: tứ, hỷ, lạc và nhất tâm thì lúc bây giờ mới tu định diệt tầm tứ...

Muốn diệt tầm tứ thiện (ĐườngVề.3) phải tu Ðịnh Niệm Hơi Thở, định diệt tầm giữ tứ, tu tập pháp hướng tâm, tu tập định diệt tứ.

Muốn diệt thọ ấm và tưởng ấm (ĐườngVề.9)(Ðịnh Diệt Thọ Tưởng) thì phải tịnh chỉ ý hành, ý hành tịnh chỉ thì ý căn phải ngưng hoạt động, ý căn ngưng hoạt động thì cơ thể hoàn toàn giống như người chết.

Muốn diệt trừ năm hạ phần kiết sử (TruyềnThống.2) thì phải giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, phải tu tập Tứ Chánh Cần, Tứ Niệm Xứ và Pháp Thân Hành Niệm

Muốn diệt trừ tâm sân hận (10Lành) phải thực hành hạnh từ bi. Tha thứ được cho người thì lòng mình mới an. Bình thường thì ta có thể tha thứ cho người lớn tuổi hơn hoặc đẳng cấp cao hơn ta thật dễ dàng, nhưng tha thứ cho người nhỏ tuổi hơn, hoặc ở cấp dưới thì ta khó tha thứ hơn. Phải quán chiếu để cảm thông nỗi khổ của người. Phải đặt mình vào trong hoàn cảnh của người thử xem mình phản ứng như thế nào? Có một thiền sư dạy thực tập thiền quán trong khi giận như sau: “Thở vào tôi biết tôi đang giận, thở ra tôi biết cái giận còn ở trong tôi”; hoặc đọc thầm một bài kệ trong tâm, mỗi câu là một hơi thở ra vào. Phương pháp này cũng giúp cho ta thấy nhẹ, khỏe, cường độ cơn sân sẽ giảm ngay. Muốn diệt trừ sự sân hận trong tâm thì ta phải tập diệt ngã (chấp ngã nên mới sân), và quán từ bi: “Người ta không biết tu nên mới ăn nói hoặc hành động thiếu suy nghĩ như thế; còn mình hiểu đạo, tu tập lâu năm, chẳng lẽ mình cũng như vậy sao? Có gì đâu mà phải giận? Tôi xin nguyện tha thứ cho người, ta hãy đến xin lỗi người ấy thì mọi gút mắc đều được giải tỏa. Nhớ chỉ nhận phần lỗi của mình, chỉ nhìn thấy lỗi của mình, không đề cập đến lỗi của người. Nên nhớ phải thực tập để có đủ nghị lực (can đảm và chân thành) nói lên lời xin lỗi.

Muốn diệt trừ tâm tham, sân, si, mạn, nghi và thất kiết sử (ĐườngVề.5) thì (Phật giáo Nguyên thủy) dùng pháp môn như lý tác ý, để tu tập, để rèn luyện Ngũ lực, khiến cho tâm được giải thoát hoàn toàn, không còn khổ đau của kiếp người và biến pháp như lý tác ý trở thành một đạo lực siêu việt làm chủ điều khiển sự sống chết của kiếp con người và thực hiện Tứ Như Ý Túc, Tam Minh.

Muốn điều khiển làm chủ sự tái sanh luân hồi (ĐườngVề.5) thì phải tu tập Tứ Niệm Xứ để có Tứ Thần Túc.

Muốn đoạn diệt các pháp ác (ĐườngVề.6) thì phải tu pháp môn “Tứ Niệm Xứ”. Tu pháp môn Tứ Niệm Xứ là phải ở trên thân quán thân tu về nhân tướng, tức là tu về “Ðịnh Vô Lậu” quán xét thân, thọ, tâm và các pháp bằng “luật nhân quả”; bằng “Tam pháp ấn” vô thường, khổ,vô ngã, v.v… bằng quán Thập Nhị Nhân Duyên; bằng quán Tứ Diệu Ðế; bằng quán Thân Ngũ Uẩn không phải là ta, là của ta, là bản ngã của ta và bằng quán thân, thọ, tâm, pháp bất tịnh, hôi thúi, uế trược, bẩn thỉu v.v… Nhờ có tu tập như vậy, các pháp ác mới đẩy lui được, mới đoạn dứt được, mới đem lại sự thanh bình cho tâm hồn, mới làm nên một cuộc cách mạng tư tưởng, mới chiến thắng được tâm mình, khi ngăn chặn được các ác pháp thì tâm bây giờ lúc nào cũng ở trong thiện pháp, tức là sanh trưởng thiện pháp. Nói cách khác là ngăn chặn ác pháp tức là sanh trưởng thiện pháp. Nhờ có tu tập như vậy, các pháp ác mới đẩy lui được, mới đoạn dứt được, mới đem lại sự thanh bình cho tâm hồn, mới làm nên một cuộc cách mạng tư tưởng, mới chiến thắng được tâm mình. Như vậy, chỉ cần ngăn chặn 10 điều ác, tức là đã sanh khởi 10 điều thiện, hay nói một cách khác nữa, ngăn chặn 10 điều ác là một tên khác của sự sanh khởi 10 điều thiện. Ðoạn dứt ác pháp, tức là tăng trưởng thiện pháp, nói một cách khác là tăng trưởng thiện pháp là tên khác của sự đoạn dứt ác pháp. Tóm lại ngăn chặn ác pháp thì phải tu Ðịnh Niệm Hơi Thở và Ðịnh Chánh Niệm Tĩnh Giác.

Muốn đoạn diệt vô minh (12Duyên) phải diệt các HÀNH. Từ hành diệt nên thức diệt. Từ thức diệt Danh sắc diệt. Từ Danh sắc diệt Lục nhập diệt. Từ Lục nhập diệt Xúc idiệt. Từ Xúc diệt Thọ diệt. Từ Thọ diệt Ái diệt. Từ ÁI diệt Hữu diệt. Từ Hữu diệt Thủ diệt. Từ Thủ diệt Sinh diệt. Từ Sinh diệt Ưu bi, Sầu khổ, Bệnh tử diệt. Từ Ưu bi, Sầu khổ, Bệnh tử diệt Vô Minh diệt. Như vậy toàn bộ khổ uẩn 12 nhân duyên này đoạn diệt. Khi đoạn trừ vô minh thì tâm trí sáng suốt vô cùng, nhờ tâm trí sáng suốt nên họ chấp nhận sống đời sống phạm hạnh để tận trừ 12 nhân duyên, nên mới thoát ra khỏi sinh, già, bệnh, chết, ưu bi, sầu khổ... Cũng đoạn diệt vô minh bằng Học tập giới luật đức hạnh. Khi học tập giới luật đức hạnh thông suốt xong thì VÔ MINH tự diệt trừ. Vô minh tự diệt trừ đó là triển khai sự hiểu biết của đạo Phật, nhất là về nhân quả. Khi thông suốt nhân quả thì các hành ác bị diệt. Người mà các hành ác diệt là người thông suốt giới luật đức hạnh. Ðó là giới luật đức hạnh trong pháp tu hành của Phật giáo, từ thấp đến cao phải theo sự phân chia pháp môn tu tập từ thấp đến cao mà đức Phật đã tuyên bố: “GIỚI, ÐỊNH, TUỆ”.

Muốn đoạn dứt các sự đau khổ (lậu hoặc) (CầnBiết.3) thì phải “như lý” giải thoát mà “tác ý”; Tâm có tham thì “Tham là ác pháp là khổ đau hãy đi, đi!” hoặc “Tham không phải là ta. Ta không chấp nhận ngươi, ngươi hãy đi, đi!”. Tâm có sân thì “Sân là ác pháp là khổ đau hãy đi, đi!” hoặc “sân không phải là ta. Ta không chấp nhận ngươi, ngươi hãy đi, đi!”. Tâm có sân thì phải tác ý như “Tâm như cục đất phải lìa xa tham, sân, si” hoặc “Tâm sân là tâm đau khổ hãy lìa ra khỏi thân tâm ta”, hay “Sân là lậu hoặc ta không chấp nhận ngươi, ngươi hãy lìa khỏi nơi đây”. Hôn trầm, thùy miên cũng là một lậu hoặc như các lậu hoặc khác. Khi bị hôn trầm thùy miên tấn công thì chúng ta vừa đi kinh hành vừa tác ý: “Hôn trầm, thùy miên là một trạng thái ngu si, ta phải từ bỏ xa lìa, đoạn diệt, làm cho thật sạch; Với tâm định tỉnh tôi biết tôi đi kinh hành, chân trái bước. Với tâm định tỉnh tôi biết tôi đi kinh hành, chân phải bước”. Chọn lựa đúng đặc tướng mỗi hành giả mà pháp Thất Giác Chi gọi là Trạch Pháp Giác Chi dùng tri kiến như lý tác ý để diệt trừ các lậu hoặc.

Muốn đoạn tận các lậu hoặc (CầnBiết.3) thì phải tu tập hằng ngày để đoạn trừ cho được lậu hoặc, đó là: 1/ Hộ trì các căn, 2/ Tiết độ ăn uống, 3/ Chú tâm tỉnh giác. Muốn Hộ trì các căn thì phải giữ gìn trọn vẹn hạnh độc cư như con tê ngưu một sừng. Hộ trì các căn thuộc về pháp môn tinh cần hộ trì, nó là một trong bốn pháp tinh cần của Đạo Phật. Muốn Tiết độ ăn uống thì phải Ăn uống đúng cách, không ăn uống phi thời nên tâm mới ly dục ly ác pháp. Muốn Chú tâm tỉnh giác thì phải chú tâm vào thân hành để đạt được sức tỉnh giác trong khi đi kinh hành cũng như khi tập luyện 18 đề mục hơi thở. Càng tu tập tỉnh thức thì càng xả tâm dễ dàng, càng tu tập tỉnh thức thì tâm càng định tỉnh trên thân hành và nhờ đó mà bảy Giác Chi xuất hiện, khi chúng xuất hiện giúp cho chúng ta nhập định dễ dàng, không có khó khăn, không có mệt nhọc, không có tốn công sức nhiều.

Muốn đối trị tâm tán loạn (Phậtdạy.3)(CầnBiết.4) thì Đức Phật dạy: “Quán thân trên thân tinh cần không giải đãi, ghi nhớ không quên để trừ bỏ tham ưu ở đời”. Câu dạy này trong kinh Tứ Niệm Xứ tu tập bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp, tức là phương pháp truy quét tâm hay còn gọi là pháp môn đẩy lui các chướng ngại pháp trên thân và tâm để thân tâm được thanh thản, an lạc và vô sự, tức là tâm không tán loạn. Tâm tán loạn là tâm còn nhiều tham ưu, nên niệm này kế tiếp niệm khác, suy tư lo nghĩ ưu phiền, lúc nào tâm cũng bất an. Muốn đối trị tâm tán loạn thì tu pháp Thân hành niệm trong tất cả thời, trong mọi oai nghi đi, đứng, ngồi, nằm,... để được nhất tâm. Nhất tâm là tâm định trên thân. Tâm định trên thân như Phật đã dạy: “Thân hành niệm trong tất cả thời không mất oai nghi” Thân hành niệm trong tất cả thời không mất oai nghi là đi tôi biết tôi đi, đứng, nằm, ngồi hay hít thở đều biết không quên.

Muốn dừng ý (ĐườngVề.5) mà không tỉnh giác trên thân hành thì không bao giờ dừng ý được. Tâm lìa hết tham, sân, si thì ý thức dừng, tu tập như vậy thì không bị ức chế tâm. Dừng ý thức không có nghĩa là dừng vọng tưởng.

Muốn được an trú lâu dài (MuốnChứngĐạo) thì phải biết cách tập luyện để sự an trú kéo dài hơn. Phải xem trong khoảng thời gian nào được an trú, rồi khi nào thấy nó bắt đầu lui dần, lúc đó phải sử dụng pháp Như Lý Tác Ý nào đã được an trú khi vào để tác ý lại, không cho nó lui. Phải nhớ kĩ pháp mới tập luyện có kết quả, không nhớ kĩ thì không biết đường vào an trú.

Muốn được tâm tỉnh giác (10Lành) trước phải phá cho được hôn trầm, thùy miên. Hôn trầm, thùy miên, vô ký là trạng thái tâm trí mờ mịt, hoặc buồn ngủ, hay không nhớ, không biết gì cả. Ðây là tình trạng chung của những người tu thiền, nếu không tỉnh thức thì hành giả sẽ buồn ngủ, ngủ gục, và rơi vào tình trạng mờ mịt, không hay biết gì cả. Một số người tu thiền, sau một thời gian tu tập, khi rơi vào tình trạng này họ cứ nghĩ rằng mình đã nhập định! Ngoài hôn trầm, thùy miên, người tu thiền còn phải tránh trạo cử (con người lúc nào cũng rọ rạy khó chịu, quay qua bên nay, quay lại bên kia, suy tính đủ thứ), hoặc hối quá, nghĩa là ân hận mãi về một việc làm trong quá khứ.

Muốn dứt bỏ phong tục tập quán mê tín (ĐườngVề.4) thì mọi người cần phải hiểu và thông suốt lý nhân quả và còn phải hiểu mọi sinh vật trên hành tinh này được sinh ra trong môi trường duyên hợp. Trong các duyên hợp, “vô minh” là “duyên” đầu tiên trong các duyên. Nhưng vô minh nằm trong định luật nhân quả, vì có vô minh mới có thiện ác; có thiện ác mới có sự khổ vui của vạn vật. Các pháp đều do duyên hợp mà thành, nên phải chịu luật vô thường biến dịch, không có một vật gì thường hằng bất biến trong thế gian này mãi mãi. Cái gì mà người ta nghĩ rằng trên hành tinh này còn có một vật thường hằng bất biến thì vật đó chỉ là sự tưởng tri của họ mà thôi. Nếu có vật thường hằng bất biến thì các pháp duyên hợp không bao giờ có, các pháp duyên hợp không có thì luật nhân quả không có, luật nhân quả không có thì luật âm dương không có, luật âm dương không có thì vạn vật không sinh nở. Nếu vạn vật trên hành tinh này không có, thì đạo Phật không ra đời. Vì các pháp do duyên hợp tạo ra theo vòng quay nhân quả, nên đạo Phật ra đời giúp loài người chủ động điều khiển nhân quả, đoạn dứt các pháp duyên hợp để chấm dứt cảnh luân hồi, khổ đau của kiếp người.

Muốn được thân tâm thanh thản, an lạc và vô sự (PhậtDạy.1)(CầnBiết.3) thì phải sống đúng thiện pháp, hằng ngày thường ngăn và diệt ác pháp.

Muốn được Ý hòa đồng duyệt (ThanhQui) thì người tu sĩ cũng như người cư sĩ phải giữ ý tứ mỗi khi nêu lên ý kiến nào của mình để mọi người cùng nhau duyệt và bàn bạc cẩn thận trước khi áp dụng vào cuộc sống tập thể, chỉ khi nào ý kiến đó được tập thể duyệt lại, nếu tất cả đều đồng ý ý kiến đó đúng thì mới áp dụng vào sự sống chung nhau.

Muốn giải thoát như đức Phật (TêNgưu) thì phải sống như con Tê Ngưu Một Sừng. Cho nên đạo Phật tu mà không tu là ở chỗ này. Ðạo Phật chỉ ngồi chơi MỘT MÌNH từ ngày này sang ngày khác, từ tháng này sang tháng khác, nhưng lúc nào cũng làm chủ thân tâm mình. Khi thân tâm mình không sai bảo mình được, đó là mình đã tu chứng đạo. Cho nên ngồi chơi nhưng lúc nào cũng sáng suốt thấy từng tâm niệm khởi của mình. Những niệm ác, niệm dục đến hay đi tâm vẫn thản nhiên, không bị động hay bị lôi cuốn. Người tu hành theo Phật giáo mà giữ gìn tâm được như vậy thì đó là Tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự. Tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự là chân lý giải thoát của Phật giáo. Vậy quý vị tu theo Phật giáo đâu phải tu tập khó khăn gì, chỉ biết sống ngay với tâm này là chứng đạo.

Muốn giữ được tâm thanh thản, an lạc và vô sự (ĐườngVề.2) là một việc làm không phải dễ, nếu ngay từ bây giờ, lúc thân tứ đại còn khỏe mạnh, còn sức lực mà không tu tập thì đến khi thân tứ đại già nua, mỏi mòn, yếu đuối thì tu tập và rèn luyện tâm thanh thản an lạc và vô sự làm sao được nữa. Nghiệp lực tác động rất mạnh khi nó đến, lúc bây giờ không còn sức chịu đựng, tinh thần không sáng suốt, nhiều khi nó làm cho hôn mê không còn biết gì cả, sống mà như chết. “Nghiệp tương ưng luân hồi” hết một kiếp người, rồi mãi mãi...

Muốn giữ gìn bảo vệ Chánh niệm (CầnBiết.5) thì phải hiểu cho rõ ràng niệm nào là Chánh niệm, niệm nào là Tà niệm. Đối với Phật giáo Nguyên Thủy thường dạy người tu tập là lấy giới đức, giới hạnh làm đầu, để lập đức lập hạnh cho người tu sĩ, vì thế Tứ Niệm Xứ là pháp xây dựng con người trong Chánh Niệm nên thường diệt Tà Niệm. Do đó, đức Phật dạy chúng ta phân biệt từng niệm rất rõ ràng. Niệm nào là độc thoại đúng; niệm nào độc thoại sai; niệm nào là suy tầm đúng, niệm nào là suy tầm sai; niệm nào là vọng tưởng; niệm nào không phải là vọng tưởng; niệm nào là năm dục trưởng dưỡng; niệm nào là không phải năm dục trưởng dưỡng. Năm dục trưởng dưỡng còn là còn “dục ái”, năm dục trưởng dưỡng đoạn diệt là đoạn diệt dục ái. Dục ái hết là Tứ Niệm Xứ sung mãn. Vì sống được trong Chánh niệm nên con người mới làm chủ được thân, tâm của mình. Nhờ sống trong Chánh niệm mà con người mới có đầy đủ đạo đức làm người sống không làm khổ mình khổ người và khổ cả hai. Nhờ sống trong Chánh niệm mà con người mới thoát ra mọi sự đau khổ của kiếp làm người, chứ không phải tu tập ức chế tâm như diệt toàn bộ ý thức.

Muốn giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh (Phậtdạy.3)(CầnBiết.4) không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào thì luôn luôn phải tác ý câu “Năm thủ uẩn là vô thường, khổ, bệnh hoạn, ung nhọt, mũi tên, bất hạnh, người lạ, ốm đau, hủy hoại, rỗng không, vô ngã”. (Năm thủ uẩn là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn). Tác ý câu trên đây cho đến khi nào giới luật nghiêm chỉnh, tức là giới luật thanh tịnh. Giới luật thanh tịnh là đã được dự vào dòng Thánh tức là TU ĐÀ HOÀN.

Muốn giữ gìn giới sống chế ngự thân (TruyềnThống.2) thì hằng ngày các bạn nên nhớ dùng pháp như lý tác ý: “Phải tỉnh giác trên từng thân hành, không được để thân hành làm theo thói quen”. Với câu này các bạn phải nhắc thường xuyên tác ý hoặc tác ý một câu khác: “Với tâm định tỉnh tôi biết tôi hít vô, với tâm định tỉnh tôi biết tôi thở ra” hoặc “Ðưa tay ra tôi biết tôi đưa tay ra, đưa tay vào tôi biết tôi đưa tay vào” hoặc “Ði kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành”. Ðó là tập tỉnh thức trên thân hành tức là thân làm việc gì đều biết thân làm việc nấy. Ðiều cần thiết trong giới hành này là các bạn phải tập chánh niệm tỉnh giác để kiểm soát những hành động trước khi các bạn muốn làm một điều gì.

Muốn giữ gìn sáu căn (12Duyên) thì trước tiên phải phòng hộ và sau đó mới ngăn chặn. Phòng hộ thì có HẠNH ĐỘC CƯ là đệ nhất pháp, còn ngăn chặn thì có pháp NHƯ LÝ TÁC Ý.

Muốn giữ gìn tâm không còn tham, sân, si, mạn, nghi (CầnBiết.5) thì luôn lúc nào cũng phải nhớ nhắc tâm: “Tâm không được phóng dật, phải định vào thân đi” hay “Tâm định vào hơi thở đi”, hoặc “Tâm như đất lìa tham, sân, si, mạn, nghi đi”. Trong tất cả câu pháp hướng này, tùy theo mỗi người mà chọn lấy cho mình một câu phù hợp với đặc tướng.

Muốn giữ tâm thanh thản, an lạc và vô sự (ThiềnCănBản) thì khi có một niệm tào lao nổi lên, phải nhắc tâm như thế nầy (Như lý tác ý) “Cái tâm phải thanh thản, không được nghĩ ngợi tào lao, vì nghĩ ngợi tào lao thì tâm bị phân chia ra tan nát khó mà vào thiền định được”. Khi biết tâm mình thường giận hờn, phiền não, đau khổ thì dẫn tâm theo pháp như lý tác ý thế này: “Cái tâm phải thanh thản, an lạc và vô sự, không được giận hờn, đau khổ, phiền não nữa, vì đau khổ, phiền não là các pháp ác”. Khi có một niệm thương nhớ, lo sợ thì phải dẫn tâm tác ý như sau: “Cái tâm thanh thản, không được thương nhớ, lo sợ vì các pháp đều là do duyên tan hợp theo nhân quả nên không có gì là của mình. Vậy hãy bỏ xuống, đừng thương nhớ lo sợ, vì thương nhớ lo sợ là ác pháp, là pháp làm đau khổ trong tâm hồn của ta”. Khi tâm không có niệm khởi, đang ở trong trạng thái thanh thản, thì hãy dẫn tâm như thế nầy: “Cái tâm phải thanh thản trong trạng thái thanh thản, vì có thanh thản thì tâm mới có nội lực. Tâm có nội lực thì mới nhập thiền định”. Muốn giữ tâm thanh thản thì phải nương vào hơi thở tùy tức của Ðịnh Niệm Hơi Thở (tùy tức mà không ức chế tâm mới gọi là Ðịnh Niệm Hơi Thở). Thỉnh thoảng nhắc tâm thanh thản một lần. Lúc nào, ngày nào, giờ nào, hễ có rảnh là dẫn tâm vào thanh thản an lạc và vô sự bằng phương pháp dẫn tâm vào trong trạng thái thanh thản, đó là giữ tâm thanh thản trong hơi thở. Ðó là tu pháp an trú tâm thanh thản an lạc và vô sự bằng phương pháp dẫn tâm vào trong trạng thái thanh thản. Dẫn tâm vào trạng thái thanh thản là dẫn tâm tập nhập Sơ Thiền; dẫn tâm nhập Sơ Thiền là để lập đức nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng; lập đức nhẫn nhục, tùy thuận bằng lòng là để ly dục ly ác pháp. Tâm có bằng lòng thì tâm mới xả được. Tâm có an vui hạnh phúc là tâm nhập Sơ Thiền; tâm nhập Sơ Thiền là tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ.

Muốn góp phần vào việc giữ gìn và xây dựng Chánh pháp (ĐườngVề.3) không phải ở chỗ xây dựng cơ sở, không phải ở chỗ in kinh sách nhiều mà ở chỗ mỗi người phải sống có đạo đức: đừng nói những lời li gián, đừng nói xấu người khác, đừng tranh chấp hơn thua, đừng vì danh, vì lợi mà vì sống lợi ích cho mình, cho người.

Muốn hành Bồ Tát Ðạo thực hiện Bồ Tát Hạnh (ĐườngVề.4) thì phải tu chứng quả A La Hán xong và còn sống thì mới đi độ chúng sanh, còn tu tâm chưa vô lậu quả A La Hán thì đừng mơ ước độ chúng sanh, vì chúng sanh nghiệp chướng sâu dày, đã không độ được chúng sanh mà bị chúng sanh dắt mình theo danh và lợi thì rất uổng phí một đời tu hành của một kiếp người. Người tu theo Phật giáo đã chứng đạt chân lí, chứng quả A La Hán xong, thực hành Bồ Tát Hạnh là để trả nợ cơm áo của đàn na thí chủ hoặc tạo duyên mới để độ mọi người nên gọi là hóa duyên độ chúng sanh chứ không phải hành Bồ Tát Hạnh là có nhiều công đức và năng lực. Người tu sĩ tu chưa chứng đạo mà hành Bồ Tát hạnh là những người của Phật giáo phát triển.

Muốn hành địa giới tâm như đất (TruyềnThống.1) (tu tập tính của đất) thì hằng ngày phải thường như lý tác ý: “Tâm như đất từ bỏ tham, sân, si; tham, sân, si là ác pháp, là đau khổ". Hay tác ý như thế này: “Tâm như đất phải xa lìa tham, sân, si; phải diệt cho thật sạch gốc”. Hay “Ai khen không mừng, ai chê không giận, cho vàng không ham, cho đồ bất tịnh không buồn phiền”. Hoặc chúng ta dùng hơi thở tác ý: “Tâm như đất, tôi biết tôi hít vô, tâm như đất, tôi biết tôi thở ra”. Thở vô, thở ra 5 hơi thở rồi lại tiếp tục tác ý câu trên. Nhưng khi thở ra, thở vô đều đều tâm phải lắng nghe toàn thân tâm mình như đất. Khi tu tập như vậy thì tâm phải dang rộng đôi tay đón nhận tất cả ác pháp đến với mình trong sự hân hoan; đón nhận những vật bất tịnh cũng như những vật thanh tịnh với thân, thân tâm thanh thản, an lạc và vô sự. Nếu đặc tướng của mình phù hợp như đất thì tu tập tâm như đất một thời gian tâm sẽ trở thành đất thật sự, nghĩa là tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ. Còn nếu không hợp với đặc tính của đất thì ta chuyển qua tu tập tâm như nước, hay như lửa, hay như gió,...

Muốn hết tham ái (tham, sân, si) (PhậtDạy.4) thì phải có một chương trình đào tạo giáo dục đó là “ÐẠO ÐẾ” còn gọi là Bát Chánh Ðạo, tức là 8 lớp học được chia ra trong 3 cấp GIỚI, ÐỊNH, TUỆ: Người nào giác ngộ chân lí là phải giác ngộ “TỨ DIỆU ÐẾ”. Giác ngộ Tứ Diệu Ðế mới được gọi là giác ngộ chân lí. Đức Phật dạy: Người hộ trì chân lí và chân lí được họ hộ trì là người mới đặt lòng tin nhưng lòng tin ấy dễ bị mù quáng vì họ chưa giác ngộ được chân lí. Chưa giác ngộ được chân lí mà bảo đây là chân pháp, còn tất cả đều là sai pháp thì quá nông nổi.

Muốn học đạo đức nhân quả (GiớiĐức.2) không làm khổ mình khổ người thì ngay từ bây giờ chúng ta hãy học tập đức hạnh cung kính và tôn trọng lẫn nhau.

Muốn học đức hạnh cung kính và tôn trọng lẫn nhau (GiớiĐức.2) thì ta phải biết tôn trọng và cung kính pháp bảo của Phật, tức là những lời dạy đạo đức của Ðức Phật. Có cung kính và tôn trọng những lời dạy đạo đức của Ðạo Phật thì mới có tâm từ bi; có tâm từ bi mới biết thương yêu lẫn nhau; có thương yêu lẫn nhau chúng ta mới xả trừ ác pháp tham, sân, si; có xả trừ ác pháp mới ly dục ly ác pháp; có ly dục ly ác pháp chúng ta mới nhập Sơ Thiền; có nhập Sơ Thiền mới thấy tâm hồn giải thoát với một trạng thái thanh thản và vô sự. Nếu con người sống với tâm hồn thanh thản, vô sự thì các nước trên thế giới mới mong có hòa bình thật sự.

Muốn Hộ trì các căn (CầnBiết.3) thì phải giữ gìn trọn vẹn hạnh độc cư như con tê ngưu một sừng. Hộ trì các căn thuộc về pháp môn tinh cần hộ trì, nó là một trong bốn pháp tinh cần của Đạo Phật.

Muốn kéo dài thời gian an trú trong an ổn (yên lặng) (ĐườngVề.3) thì phải tu tập các định: 1- Ðịnh diệt tầm giữ tứ. 2- Ðịnh chánh niệm tỉnh giác. 3- Ðịnh vô lậu quét sạch lậu hoặc. Nếu không tu ba loại định này cho thuần thục thì trạng thái an ổn kia chỉ là một xúc tưởng hỷ lạc, sẽ đưa hành giả vào một loại định tưởng (tà định) hoặc lúc có lúc không và trạng thái đó không được duy trì lâu bền.

Muốn khắc phục được vọng tưởng (ĐườngVề.8) thì không nên ức chế tướng vọng tưởng trong tâm ta, mà phải dùng pháp Tứ Chánh Cần xả ly tâm tham, sân, si, mạn, nghi và thất kiết sử thì vọng tưởng sẽ hết, tức là tâm không phóng dật; tâm không phóng dật là tâm định trên thân hay nói cách khác là tâm đã ly dục, ly ác pháp nhập Bất Ðộng Ðịnh.

Muốn khắc phục tâm bất thiện (ĐườngVề.6) thì nên tu Ðịnh Vô Lậu. Nói một cách dễ hiểu hơn, là phải tu tập Tứ Chánh Cần, ngăn ác pháp, diệt ác pháp, sanh khởi thiện pháp và tăng trưởng thiện pháp.

Muốn khắc phục tham ưu ở đời (ĐườngVề.4) Nếu thân có những bệnh khổ đau thì nên áp dụng pháp Thân Hành Niệm nội hay ngoại bằng phương pháp như lý tác ý. Ðây là pháp Thân Hành Niệm nội: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Nếu khéo thiện xảo dùng pháp này cộng với tưởng cảm thọ của thân bệnh theo hơi thở đi ra thì thân sẽ hết đau. Nếu khi tâm phiền não hay tức giận một điều gì thì cũng áp dụng như trên nhưng thay vào chữ "thân hành" bằng chữ "tâm hành". Khi bị hôn trầm, thùy miên, vô ký, hôn tịch, ngoan không, v.v... thì áp dụng phương pháp như lý tác ý theo hơi thở ra, hơi thở vô như câu dưới đây: “Với tâm định tỉnh tôi biết tôi hít vô, với tâm định tỉnh tôi biết tôi thở ra”. Đây là pháp Thân Hành Niệm ngoại để đối trị hôn trầm, thùy miên, vô ký, hôn tịch, ngoan không, v.v... thì nên áp dụng pháp môn như lý tác ý: “An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra, an tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay vô”. Nếu ai khéo thiện xảo dùng pháp này cộng với tưởng cảm thọ của thân bệnh thì theo cánh tay đưa ra đưa vô ra thì thân sẽ hết bệnh. Khi tâm phiền não hay tức giận một điều gì thì cũng áp dụng như trên nhưng thay vào chữ “thân hành” bằng chữ “tâm hành”. Trong lúc tu tập pháp môn chánh niệm Tứ Niệm Xứ thì phải thiện xảo về câu tác ý cũng như về thân hành, có khi thì dùng thân hành nội, có khi dùng thân hành ngoại. Tu tập như thế nào khắc phục những tham ưu trên thân, thọ, tâm và pháp mà không còn chướng ngại thì đó là tu đúng chánh pháp.

Muốn khắc phục và phá các pháp bất thiện (ĐườngVề.6) thì phải tu tập tâm bất động trước các pháp. Tâm bất động là nhờ giới luật chứ không phải nhờ thiền định.

Muốn không giết hại chúng sinh (TâmThư.2) thì không nên ăn thịt chúng sinh, không nên làm nghề giết hại chúng sinh. Nếu làm nghề nông phải xịt thuốc giết sâu rầy và các chúng sanh khác thì nên thay đổi nghề nghiệp, phải sống trong thiện pháp thì mới có thể chuyển nghiệp, nếu ôm nghề cũ thì không bao giờ chuyển hết nghiệp được. Các pháp đều vô thường, có pháp nào là của ta, là ta đâu, mà ta cứ ôm nghề nghiệp đó, rồi một ngày nào đó cũng phải đi vào lòng đất lạnh, lúc đó chỉ có nghiệp thiện, ác theo mà thôi. Hiểu Phật pháp thì phải tự cứu mình, chứ không ai cứu mình. Muốn tự cứu mình thì nên sống theo thiện pháp, nghề nghiệp thiện.

Muốn không phạm giới nói vọng ngữ (Truyền Thống.1) (hay không phạm mười giới Sa Di) thì phải phản tỉnh thân, khẩu, ý hành nghiệp tức là phải sống trực hạnh, chánh hạnh, thắng hạnh trên thân, miệng, ý của mình. Chính trên thân, khẩu, ý hành đúng trực hạnh, chánh hạnh, thắng hạnh thì không bao giờ làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Muốn làm chủ điều khiển nghiệp quả của thân (lão, bệnh, tử) (ĐườngVề.5) thì phải tu tập nhập Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền. Ðó là giai đoạn thứ hai mà người đệ tử của Phật cần phải tinh cần tinh tấn siêng năng tu tập không được biếng trễ.

Muốn làm chủ được ý (ĐườngVề.10) thì phải chủ động điều khiển tâm, nghĩa là phải ý thức xem cái ý của mình nó khởi lên ham muốn cái gì, ác hay là thiện, vui hay là buồn, khi nhận định xong thì dùng câu như lý tác ý để đánh bạt nó xuống.

Muốn làm chủ sanh tử luân hồi và chấm dứt tái sanh (CầnBiết.3) đều phải sống đúng thiện pháp. Nếu không do thiện pháp mà tu tập thì không bao giờ làm chủ và chấm dứt sanh tử luân hồi và chấm dứt tái sanh được

Muốn làm chủ sanh tử luân hồi và chấm dứt tái sanh (PhậtDạy.1) đều phải sống đúng thiện pháp.

Muốn làm chủ sanh, già, bệnh, chết (ĐườngVề.3) thì phải Thọ Bát Quan Trai, một tháng ít nhất phải có một ngày tu tập làm Phật, tức là một ngày giữ tám giới trọn vẹn.

Muốn làm chủ sự sống chết (MuốnChứngĐạo) thì phải nhất định không đầu hàng, không làm nô lệ cho giặc sinh tử thì con đường tu tập mới có được kết quả tốt đẹp. Còn những người sợ khó, sợ cực nhọc, sợ chết nên bỏ cuộc không dám tu tập nữa. Muốn làm được những điều này thì phải có ý chí kiên cường; phải gan dạ, phải bền lòng không được chùng bước trước mọi khó khăn, trước mọi gian nan thử thách, vì chúng ta không muốn làm những người nô lệ cho giặc sinh tử nên phải dốc cho hết sức lực ra chiến đấu tận cùng với giặc sinh tử. Đó là một công phu tu tập bằng máu và nước mắt của chính mình. Muốn làm chủ sự sống chết thì phải nhất định không đầu hàng, không làm nô lệ cho giặc sinh tử thì con đường tu tập mới có được kết quả tốt đẹp. Còn những người sợ khó, sợ cực nhọc, sợ chết nên bỏ cuộc không dám tu tập nữa.

Muốn làm chủ sự sống chết và chấm dứt luân hồi (ĐườngVề.1) thì phải nhập được Tứ Hiện Tại An Lạc Trú Thánh Ðịnh.

Muốn làm chủ tâm (ĐườngVề.4) thì theo đường lối tu tập của đạo Phật, hành giả còn phải tu tập và trải qua nhiều giai đoạn thử thách ngoại ma và nội ma, nếu vượt qua những giai đoạn này, thì tâm định trên thân, thân định trên tâm chừng đó hành giả mới có Tứ Như Ý Túc để nhập từ Sơ Thiền, Nhị Thiền đến Tứ Thiền, thì thân, thọ thanh tịnh, rồi tiếp tục thực hiện Tam Minh. Thực hiện Tam Minh xong thì mới làm chủ được sự sống chết hoàn toàn, còn diệt ngã xả tâm, ly dục ly ác pháp, thì hành giả được tâm bất động giải thoát. Đó chỉ là mới nhập được Tâm Bất Ðộng Ðịnh, giai đoạn thứ nhất trong đường lối tu tập của Phật giáo. Khi có Tứ Như Ý Túc và thực hiện Tam Minh xong thì tâm mới vô lậu hoàn toàn. Tâm vô lậu hoàn toàn thì mới chấm dứt tái sanh luân hồi. Tu theo Phật giáo đến đây mới thành tựu viên mãn, chỉ còn một kiếp này nữa mà thôi.

Muốn làm người có đạo đức không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh (PhậtDạy.1)(CầnBiết.3) thì duy chỉ có thiện pháp mới giải quyết mọi sự đau khổ của chúng ta, tức là không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh nữa.

Muốn lìa xa pháp ác (ThiềnCănBản) thì phải rèn luyện, tu tập ba đức (Ba đức này là cốt tủy của giới luật) 1. Nhẫn nhục. 2. Tùy thuận. 3. Bằng lòng, thực hiện tâm ly dục ly ác pháp, rất khó tu. Nếu không đủ nghị lực, bền chí, gan dạ, kiên trì, thì bỏ cuộc tu hành giữa đường. Nếu tu không đúng cách thì sẽ hoài công, vô ích. Nếu không cầu xin pháp chỉ thẳng, đập thẳng mạnh mẽ của thiện hữu tri thức thì khó mà tu được ba đức ba hành này vững vàng. Ba đức ba hạnh này là cốt tủy của giới luật để thực hiện tâm ly dục ly ác pháp.

Muốn lục căn không hoại diệt (ĐườngVề.8) thì người tu sĩ phải nhập Diệt Thọ Tưởng Ðịnh, vì chỉ có loại định này mới có một từ trường bảo vệ thân tứ đại cứng chắc như đồng sắt nên không bị hư hoại. Muốn nhập Diệt Thọ Tưởng Ðịnh thì người tu sĩ phải có đạo lực điều khiển ý hành tịnh chỉ, tức là ý căn (ý căn là bộ óc của con người) ngưng hoạt động. Muốn ý hành tịnh chỉ người tu sĩ phải ly dục ly ác pháp, diệt ngã xả tâm. Muốn ly dục ly ác pháp, diệt ngã xã tâm người tu sĩ phải sống đầy đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn, sống phòng hộ sáu căn với sự phòng hộ của giới bổn, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt, chơn chánh lãnh thọ và học tập các giới học. Muốn sống đầy đủ giới hạnh, giới bổnthì người tu sĩ phải dùng pháp như lý tác ý, muốn pháp như lý tác ý có hiệu quả thì người tu sĩ phải sống thân tâm không phóng dật.

Muốn ly dục ly ác pháp của Phật giáo (PhậtDạy.1)(Phậtdạy.3)(ĐườngVề.3)(TruyềnThống.2)(ĐườngRiêng)(ThiềnCănBản)(CầnBiết.3) thì cần phải tịnh chỉ ngôn ngữ (lời nói) tức là sống độc cư trầm lặng một mình để tâm không phóng dật thì mới có thể nhập được Sơ Thiền. Khi tâm không phóng dật là tâm bất động. Tâm bất động là tâm có đầy đủ bảy năng lực Giác Chi, do đó mới nhập được Sơ Thiền. Muốn ly dục lìa ác phápthì ít ra phải ba năm rèn luyện để tâm mình được an vui, thanh thản và vô sự và phải đặt trọn lòng tin ở người Thiện hữu tri thức thân cận, nếu không đặt trọn niềm tin thì tu hành khó có kết quả, mất công sức và mất thì giờ vô ích. Muốn ly dục ly ác pháp thì phải bằng mọi cách giữ gìn tâm không phóng dật, phải phòng hộ sáu căn: mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý. Pháp phòng hộ sáu căn có 4 pháp: 1- pháp độc cư. 2- pháp Tứ Chánh Cần.3 - pháp Tứ Niệm Xứ. 4- pháp Thân Hành Niệm. Muốn ly dục ly ác pháp thì pháp như lý tác ý là đệ nhất pháp tu tập thiền định. Muốn ly dục ly ác pháp nhập vào dòng Thánh phải sống đúng giới luật. Cho nên, bài kinh dạy rất rõ ràng: “Diệt trừ ba kiết sử, chứng quả Dự lưu”. Mục đích ly dục ly ác pháp của Phật giáo là ngăn ngừa lòng dục bên trong tức là không cho khởi lên lòng ham muốn, nếu nó có khởi lên lòng ham muốn thì phải quán xét tư duy diệt nó ngay liền bằng cách dùng tri kiến rất tỉnh táo quán xét vào tâm của mình từng phút, từng giây tác ý để ngăn và diệt lòng ham muốn. Nhờ pháp tu hành như vậy nên lòng ham muốn càng lúc càng giảm, càng lìa ra. Cuối cùng tâm dục lần lượt bị diệt mất. Về ác pháp cũng tu tập như vậy, mỗi khi có ác pháp nào tác động vào thân tâm thì liền quán xét tư duy ngăn chặn và diệt ác pháp đó ngay liền. Khi tu tập pháp môn Tứ Chánh Cần thì niệm dục và niệm ác pháp khởi liên tục. Nhờ có phương pháp tu tập quán xét hằng ngày như vậy nên thân tâm trở nên bất động thanh thản, an lạc và vô sự. Đó là cách tu “Tứ Chánh Cần”. Người nào tu thiền theo Phật giáo muốn ly dục ly ác pháp đều phải tu tập Tứ Chánh Cần như vậy.

Muốn ly dục ly ác pháp, diệt ngã xã tâm (ĐườngVề.8) người tu sĩ phải sống đầy đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn, sống phòng hộ sáu căn với sự phòng hộ của giới bổn, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt, chơn chánh lãnh thọ và học tập các giới học. Muốn sống đầy đủ giới hạnh, giới bổn thì người tu sĩ phải dùng pháp như lý tác ý, muốn pháp như lý tác ý có hiệu quả thì người tu sĩ phải sống thân tâm không phóng dật.

Muốn ly dục, ly ác pháp để nhập Bất Ðộng Tâm và Sơ Thiền (ĐườngVề.8) thì trước tiên phải đặt trọn lòng tin sâu xa nơi đức Phật và giáo pháp của Ngài, phải tự thẹn với những việc làm ác, phải nỗ lực dứt ác tu thiện, phải ghi nhớ mãi không quên những điều đã học, phải tu về trí tuệ.

Muốn ly gia cắt ái (TruyềnThống.2) để xuất gia tu hành cho dễ dàng hơn thì nên đối xử với những người thân thương trong gia đình của mình, là phải biết nhẫn nhục, tuỳ thuận và bằng lòng trong mọi nghịch cảnh, phải biết lắng nghe và tôn trọng, thương yêu và tha thứ cho họ khi họ có những lời và những hành động ngăn cản chống đối lại việc tu hành của mình. Do hoàn cảnh nghịch như vậy nên tuỳ thuận, nhưng không bị lôi cuốn vào ác pháp có nghĩa là phải giữ gìn tám giới (Bát Quan Trai) cho nghiêm túc và cố gắng tu tập 18 đề mục Ðịnh Niệm Hơi Thở, Ðịnh Vô Lậu và đi kinh hành Chánh Niệm Tỉnh Giác Ðịnh. Muốn có sự hài hoà làm vui lòng mọi người như vậy, hằng ngày phải dùng pháp như lý tác ý: “Ta phải biết giữ lập trường cho vững, nhất định ta phải vượt ra vòng cương tỏa của ái kiết sử, nhưng luôn luôn sống hài hoà với mọi người trong gia đình không nên làm khổ họ”. Có tác ý và tu tập như vậy thì khi nhân duyên đủ các bạn sẽ được toại nguyện.

Muốn nghiên cứu về Phật giáo (CữSĩTu) mà chỉ có đọc kinh sách phát triển thì chẳng hiểu gì về Phật giáo bao nhiêu. Muốn nghiên cứu về Phật giáo mà thường đến chùa nghe thuyết giảng kinh sách rồi tin theo và xin quy y Tam Bảo, điều này là điều sai! Các bạn nông nổi sẽ lọt vào tà giáo ngoại đạo, chừng đó muốn bỏ tư tưởng tôn giáo đó thì thật là khó. Ðó là một cuộc đấu tranh tư tưởng và làm cho các bạn rất khổ tâm.

Muốn nhận xét một người tu chứng quả Tu Ðà Hoàn (GiớiĐức.1) chỉ cần nhìn thấy đời sống của họ qua hành động đạo đức trong giới luật Phật đã dạy. Nếu hành động của họ phạm giới phá giới, tức là còn hành động của loài thú vật thì không thể nào là những hành động đạo đức của con người và Thánh Nhân được. Loài thú vật thì phải có những hành động của loài thú vật, không thể hành động thú vật là hành động con người được, con người không học đạo đức Thánh Nhân thì không thể nào sống có những hành động đạo đức của Thánh Nhân được, ngược lại những bậc Thánh Nhân thường sống trong những hành động đạo đức của con người và có những hành động đạo đức hơn con người nữa, như vậy mới được gọi là Thánh Nhân.

Muốn nhập bất động tâm định (ĐườngVề.4) hành giả phải sống đúng giới đức và giới hạnh của đạo Phật. Người mới nhập Bất Ðộng Tâm Ðịnh, chỉ làm chủ được đời sống (sanh y), chứ chưa làm chủ được thân, có nghĩa là chưa làm chủ sanh, già, bệnh, chưa làm chủ sự chết được, phải đợi nhập xong Tứ Thiền. Nên nhớ Bất Ðộng Tâm Ðịnh chỉ có ly dục ly ác pháp, chứ chưa có diệt dục và diệt ác pháp. Vì vậy thân, thọ, tâm, pháp chưa làm chủ trọn vẹn, tức là lậu hoặc chưa xả sạch, còn phải trải qua một thời gian tu tập nữa. Tâm ly dục ly ác pháp là tâm mới thực hiện được sự thanh tịnh giới luật, tức là giới luật nghiêm tịnh, không còn vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào. Còn muốn thân, thọ, tâm, pháp thanh tịnh thì phải tu tập “Tứ Niệm Xứ”.

Muốn nhập các Ðịnh (ĐườngVề.5)(TruyềnThống.1) (từ Sơ thiền đến Tứ thiền và thực hiện Tam Minh) thì người tu sĩ phải ăn ngày một bữa, nếu không ăn một bữa được thì chẳng bao giờ nhập được các loại Thánh định này và cũng không bao giờ thể hiện được Tam Minh. Muốn nhập các Ðịnh thì Tứ Như Ý Túc là pháp môn có đủ thần lực để giúp cho hành giả muốn nhập loại định nào thì nhập được liền tùy ý theo ý muốn.

Muốn nhập Diệt Thọ Tưởng Định (PhậtDạy.1)(ĐườngVề.8)(CầnBiết.3) thì phải có đạo lực điều khiển ý hành tịnh chỉ, tức là ý căn (ý căn là bộ óc của con người) ngưng hoạt động. Muốn ý hành tịnh chỉ người tu sĩ phải ly dục ly ác pháp, diệt ngã xả tâm. Muốn ly dục ly ác pháp, diệt ngã xã tâm người tu sĩ phải sống đầy đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn, sống phòng hộ sáu căn với sự phòng hộ của giới bổn, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt, chơn chánh lãnh thọ và học tập các giới học. Muốn sống đầy đủ giới hạnh, giới bổn thì người tu sĩ phải dùng pháp như lý tác ý, muốn pháp như lý tác ý có hiệu quả thì người tu sĩ phải sống thân tâm không phóng dật. Tóm lại, muốn nhập Diệt Thọ Tưởng Định phải có đủ bảy năng lực Giác Chi, nếu không có bảy năng lực Giác Chi thì không bao giờ nhập Diệt Thọ Tưởng được.

Muốn nhập được thiền định làm chủ sự sống chết (ĐườngVề.5) thì thân tâm phải thanh tịnh. Trong thực phẩm động vật vốn có nhiều chất độc và nhiều chất bất tịnh, vì thế người muốn tu tập để thân tâm thanh tịnh và giải thoát hoàn toàn thì phải tránh ăn uống thực phẩm động vật, chỉ nên ăn rau quả là tốt nhất.

Muốn nhập Nhị Thiền (PhậtDạy.1)(Phậtdạy.3)(ĐườngVề.2)(CầnBiết.3)(CầnBiết.4) Muốn nhập Nhị Thiền thì chỉ cần dùng pháp như lý tác ý năm thủ uẩn: "Năm thủ uẩn là vô thường, khổ, bệnh hoạn, ung nhọt, mũi tên, bất hạnh, người lạ, ốm đau, hủy hoại, rỗng không, vô ngã”, để tịnh chỉ tầm tứ. Đây là pháp hành cụ thể rõ ràng, không mơ hồ trừu tượng. Tức là muốn diệt tầm tứ thì phải tịnh chỉ khẩu hành, là lìa sáu thức: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức. Muốn tịnh chỉ khẩu hành thì phải có đủ bảy năng lực Giác Chi. Nếu không có đủ bảy năng lực Giác Chi thì không bao giờ tịnh chỉ khẩu hành được, và như vậy cũng không bao giờ nhập Nhị Thiền được. Tịnh chỉ khẩu hành này là “dùng tâm thanh tịnh dừng sự hoạt động của miệng nhập Nhị Thiền, tức là dừng lại sự nói chuyện và không ăn uống”.

Muốn nhập Sơ Thiền (PhậtDạy.1)(Phậtdạy.3)(ĐườngVề.2)(ĐườngVề.6)(Tạoduyên) thì phải tịnh chỉ ngôn ngữ tức là ly dục ly ác pháp cho tâm thanh tịnh, phải thành tựu quán hạnh, tức là phải tu tập Ðịnh Vô Lậu và thành tựu Ðịnh Vô Lậu và thích sống tại các trụ xứ không tịch, tức là sống độc cư hay nói cách khác là tịnh chỉ ngôn ngữ để nhập Sơ Thiền. Sơ Thiền là trạng thái bình thường như mọi người nhưng tâm ly dục ly ác pháp nên ý thức vẫn còn (tầm tứ) thì không có định tướng ảo tưởng được. Sơ Thiền là một loại thiền xả tâm, dùng “ý thức tĩnh giác trong mọi hành động để xả những tâm niệm ác của mình”, không bao giờ dùng tưởng thức. Vì thế, phải lấy “Giới Luật tu tập, lập hạnh, sống đời sống Phạm hạnh có như vậy thì mới xả tâm được”. Ngoài giới luật ra thì không còn có pháp môn nào xả tâm hữu hiệu hơn nữa. Cho nên, giới luật là pháp môn đầu tiên của đạo Phật để đi vào lộ trình giải thoát “Chánh định”. Muốn ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền thì cần phải tịnh chỉ ngôn ngữ (lời nói) tức là sống độc cư trầm lặng một mình mà tâm không phóng dật thì mới có thể nhập được Sơ Thiền. Khi tâm không phóng dật là tâm bất động. Tâm bất động là tâm có đầy đủ bảy năng lực Giác Chi, do đó mới nhập được Sơ Thiền. Muốn tâm được thanh tịnh ly dục ly ác pháp, tịnh chỉ ngôn ngữ được thì phải tu tập tác ý kèm bốn loại định của Tứ Chánh Cần: 1/ Ðịnh Niệm Hơi Thở, 2/ Ðịnh Vô Lậu, 3/ Ðịnh Sáng Suốt, 4/ Ðịnh Chánh Niệm Tỉnh Giác. Muốn nhập Sơ Thiềnchỉ cần sống đúng giới luật, phải xa lìa tâm danh lợi và ly tất cả dục lạc thế gian nghĩa là phải biết xả bỏ tâm ác, phải biết từ bỏ tính xấu, phải không bép xép nhiều chuyện, phải biết thương yêu mọi người, phải biết tha thứ mọi lỗi lầm của người khác, phải biết nhẫn nhục, phải biết tùy thuận, phải biết bằng lòng trong mọi hoàn cảnh, mọi đối tượng, phải biết xa lánh sắc dục, phải biết ăn ngày một bữa, phải biết ngủ ít, phải biết sống độc cư, phải biết tu tập đức hạnh giải thoát, đạo đức nhân bản - nhân quả, sống không làm khổ mình, khổ người, tức là đạo đức làm người.

Muốn nhập Tam Thiền (PhậtDạy.1)(Phậtdạy.3)(ĐườngVề.2)(ĐườngVề.6)(CầnBiết.3)(CầnBiết.4) thì phải tịnh chỉ tưởng thức tức là ly hỷ dục tưởng. Ly các trạng thái hỷ tưởng tức là tịnh chỉ mộng tưởng, có nghĩa là người nhập Tam Thiền thì thoát ra khỏi thế giới mộng tưởng. Muốn thoát ra khỏi thế giới mộng tưởng thì phải dùng bảy năng lực của Giác Chi. Nếu không có bảy năng lực Giác Chi thì không bao giờ ly hỷ được. Muốn nhập Tam Thiền thì phải tịnh chỉ mộng tưởng. Tịnh chỉ mộng tưởng là dùng năng lực tâm thanh tịnh tức là Thất Giác Chi dừng sự hoạt động của tưởng uẩn nhập Tam Thiền (ly hỷ). Khi chúng ta nhập Nhị Thiền, tầm tứ diệt, ý thức ngưng hoạt động. Qua Tam Thiền, tưởng thức hoạt động, thay thế cho ý thức. Vì vậy, muốn nhập được Tam Thiền phải “gom tưởng thức, tức là ly hỷ trú xả”. Tam Thiền không có gom sáu thức vì sáu thức đã được gom và thuần hóa ở Nhị Thiền. Cho nên, muốn nhập Tam Thiền thì phải lìa xa các trạng thái của tưởng thức, tức là “Ly hỷ trú xả”. Muốn nhập Tam Thiền thì chỉ cần thực hành pháp như lý tác ý năm thủ uẩn: "Năm thủ uẩn là vô thường, khổ, bệnh hoạn, ung nhọt, mũi tên, bất hạnh, người lạ, ốm đau, hủy hoại, rỗng không, vô ngã”.

Muốn nhập thất tu hành (OaiNghi) là để đi đến làm chủ sinh, già, bệnh và chết, thì phải có người trắc nghiệm xem mình tu tập Tâm Tỉnh Thức đến mức độ nào mới được vào thất tu tập. Khi nhập thất tu tập thì người tu sĩ giới luật không còn vi phạm những lỗi nhỏ nhặt nào, những oai nghi chánh hạnh phải được tròn đủ, hạnh độc độc cư phải nghiêm chỉnh, không đi nói chuyện với bất cứ một ai cả. Tâm chưa xả sạch những chướng ngại pháp mà vào thất là chưa thông hiểu phương pháp tu hành.

Muốn nhập Tứ Thánh Định (Phậtdạy.3)(CầnBiết.4) thì phải có đủ bảy năng lực của Giác Chi. Có đủ bảy năng lực Giác Chi thì mới tu tập Định Như Ý Túc. Có tu tập Định Như ý Túc thì mới nhập được Sơ Thiền. Muốn nhập Sơ Thiền phải có đủ điều kiện của Chánh Niệm. Nếu Chánh Niệm tu tập chưa đủ điều kiện thì không bao giờ nhập được Sơ Thiền. Cho nên chúng ta phải hiểu Tứ Niệm Xứ chưa viên mãn thì đừng nói đến Sơ Thiền, Nhị Thiền… Phải nhập cho được Nhị Thiền mới có thể lên từng bậc định cao hơn. Muốn nhập Nhị Thiền phải dùng năng lực Trạch Pháp Giác Chi tu tập Định Như Ý Túc xả trạng thái Sơ Thiền, khi nào xả hết trạng thái Sơ Thiền thì mới nhập được Nhị Thiền và muốn tiếp tục nhập các định cao hơn thì cũng phải dùng năng lực Trạch Pháp Giác Chi và Định Như ý Túc để xả và nhập định. Do có năng lực của Trạch Pháp Giác Chi nên Đức Phật dạy: “Nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền và Tứ Thiền không có khó khăn, không có mệt nhọc”. Đây chỉ có Tứ Thánh Định là những pháp môn tu tập tạo ra cội gốc định (định căn) chân chánh của Phật Giáo. Tứ Thánh Định là định căn, cội gốc của thiền định. Muốn nhập Tứ Thánh Ðịnh thì nên lưu ý: Khi nào có đủ 7 năng lực Giác Chi thì mới nhập được, còn chưa đủ 7 Giác Chi thì đừng mong sờ mó đến Bốn Thánh Ðịnh này. Nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền cũng đều dùng câu hướng tâm của Trạch Pháp Giác Chi tùy theo loại định đó. Hướng tâm đúng pháp và đầy đủ lực Giác Chi thì nhập định được ngay liền: “Nhập bốn thiền không có khó khăn, không có mệt nhọc”.

Muốn nhập Tứ Thiền (PhậtDạy.1)(Phậtdạy.3)(ĐườngVề.2)(ĐườngVề.6)(Tạoduyên)(CầnBiết.3) thì phải xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh tức là xả thọ. Muốn xả thọ thì phải tịnh chỉ hơi thở ra, hơi thở vô. Muốn tịnh chỉ hơi thở ra, hơi thở vô thì phải có đủ bảy năng lực của Giác Chi, nếu không có đủ bảy năng lực Giác Chi thì khó mà nhập được Tứ Thiền. Hơi thở là sự hoạt động nội tự nhiên của thân để tiếp thu thể khí bên ngoài nuôi dưỡng thể khí bên trong, thân còn sống thì còn thở, thân không còn thở là thân chết. Vậy hơi thở là mạng sống của con người, tịnh chỉ được hơi thở, tức là làm chủ được mạng sống của mình. Nghĩa đen chung của bốn chữ “tịnh chỉ hơi thở” là dùng năng lực tâm thanh tịnh tức là Thất Giác Chi dừng sự hoạt động nội thân để hoàn toàn thân bất động nhập Tứ Thiền. Trạng thái của Tứ Thiền: “Trạng thái vắng lặng trong tỉnh thức (của Thức uẩn) là xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh”. Muốn nhập Tứ Thiền phải gom năm thức: thọ thức, nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, vị thức. Lúc nhập Sơ Thiền là tâm không phóng dật, tâm không phóng dật, tức là sáu thức đã quay vào trong thân, nên thân động dụng việc gì thì sáu thức đều biết rõ, biết rõ bên trong mà không biết bên ngoài, lúc này gọi là tâm định trên thân. Ðến Tứ Thiền sao lại còn gom năm thức? Gom năm thức, ở đây cần phải hiểu, năm thức còn hoạt động bên trong nên gom năm thức, tức là tịnh chỉ năm thức. Tịnh chỉ năm thức là điều khiển năm thức ngưng hoạt động; điều khiển năm thức ngưng hoạt động tức là tịnh chỉ hơi thở; tịnh chỉ hơi thở tức là xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh. Hay nói một cách khác là “thân hành tịnh chỉ”. Thân hành tịnh chỉ tức là nhập Tứ Thiền hay nói cách khác là gom năm thức nhập Tứ Thiền. Tịnh chỉ hơi thở, tức là không còn đối tượng của tâm, nên thân định trên tâm và tâm định trên thân. Gom sáu thức lại một chỗ và biết cách hướng tâm xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh thì sẽ nhập Tứ Thiền, tức là tịnh chỉ hơi thở. Gom sáu thức lại một chỗ mà không biết cách xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh thì sẽ nhập định tưởng, vì sáu thức ngưng hoạt động nên tưởng thức hoạt động, tưởng thức hoạt động thì đó là nhập định tưởng, tức là ức chế ý thức hưng phấn tưởng thức. Gom sáu thức cũng không phải là một việc dễ làm. Gom được sáu thức mà còn phải biết cách xả, nếu không biết cách xả thì rất là nguy hiểm, cũng như ức chế chỗ này mà không biết hướng dẫn hưng phấn chỗ khác cho đúng, để tự nó hưng phấn thì sẽ trở thành điên khùng. Đức Phật dạy như thế nào thì phải làm như thế nấy, còn làm không đúng lời dạy của Phật thì phải chịu lấy hậu quả, kết quả chẳng ra gì mà phải gánh hậu quả bệnh tật về sau. Phải cảnh giác sự gom sáu thức, nếu không có người hướng dẫn thì đừng nên tu tập, sự gom sáu thức có lực để xả tâm nhanh chóng nhưng nó có hại làm hưng phấn tưởng thức quá cao, sanh ra bệnh điên khùng nguy hiểm đến tánh mạng. Gom ý thức của các Thiền Ðại Thừa và Thiền Ðông Ðộ là bằng cách ức chế tâm do pháp môn Sổ tức, Tùy tức, Niệm Phật, Niệm chú, Tri vọng, Chăn trâu, Tham thoại đầu, Tham công án, v.v… Gom ý thức của Phật Giáo Nguyên Thủy là xả tâm. Tâm không phóng dật tức là gom ý thức. Tứ Thánh Ðịnh, thiền của Phật giáo là thiền diệt ngã, xả tâm, ly dục, ly ác pháp (tâm không phóng dật), tức là thiền định không ức chế tâm. Gom ý thức diệt tầm tứ để nhập Nhị Thiền bằng cách nương hơi thở dùng pháp hướng tịnh chỉ tầm tứ, chứ không được dùng hơi thở ức chế tâm. Ở đây, chúng ta phải hiểu chữ “gom ý thức” của thiền Phật giáo nghĩa là tâm không phóng dật, đừng hiểu gom ý thức bằng nghĩa ức chế tâm, gom ý thức bằng nghĩa ức chế tâm là sổ tức hoặc tùy tức, tọa thiền tập trung ý thức bằng hơi thở hoặc bằng câu niệm Phật, v.v… Gom tâm đúng nghĩa của Phật dạy là tu tập “Tứ Chánh Cần”. Tu tập Tứ Chánh Cần là ngăn ác pháp và diệt ác pháp, ngăn ác pháp và diệt ác pháp, tức là ly dục ly ác pháp. Ly dục ly ác pháp tức là tâm không phóng dật, tâm không phóng dật, tức là tâm hướng vào trong thân, nói cách khác là tâm định trên thân; tâm định trên thân, tức là “gom ý thức diệt tầm tứ nhập Nhị Thiền”. Muốn nhập Tứ Thiền tịnh chỉ hơi thở xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh thì phải như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường, khổ, bệnh hoạn, ung nhọt, mũi tên, bất hạnh, người lạ, ốm đau, người lạ hủy hoại, rỗng không, vô ngã.

Muốn nhiếp hộ các căn (ĐườngVề.6) chỉ có phương pháp độc cư là nhiếp hộ 6 căn đệ nhất. Nó vừa phòng hộ, vừa nhiếp phục sáu căn quay vào trong thân. Nhiếp hộ sáu căn là pháp môn cần thiết nhất giúp ly dục ly ác pháp, nhập các loại định hữu sắc, là con đường tu theo đạo Phật. Khi nhiếp hộ sáu căn thì nhiếp phục sự ăn uống là điều tối ưu quan trọng.

Muốn nhiếp phục được tâm tham dục cũng như bệnh tật khổ đau (TruyềnThống.2) phải sống đúng lời dạy của Ðức Phật, phải giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh.

Muốn nhiếp phục tâm (ĐườngVề.6) thì phải tu tập Bát Chánh Ðạo. Bát Chánh đạo gồm có: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Ðịnh.

Muốn nhiếp phục tâm ham muốn và sợ hãi (ĐườngVề.5) thì chỉ có giới luật và bốn pháp định: Ðịnh Chánh Niệm Tỉnh Giác, Ðịnh Niệm Hơi Thở (không gián đoạn thiền định), nội tâm tịch tĩnh (Ðịnh Sáng Suốt), thành tựu quán hạnh (Ðịnh Vô Lậu), thích sống tại các trụ xứ không tịch (độc cư).

Muốn nhiếp phục tâm ham muốn và sợ hãi (CầnBiết.1) thì chỉ có giới luật và bốn pháp định: định chánh niệm tỉnh giác, định niệm hơi thở (không gián đoạn thiền định) nội tâm tịch tĩnh (định sáng suốt) thành tựu quán hạnh (định vô lậu) và thích sống tại các trụ xứ không tịch (độc cư).

Muốn nhiếp phục và phá thọ (ĐườngVề.6) (xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh) thì phải tịnh chỉ hơi thở, trước khi muốn tịnh chỉ hơi thở thì phải tu tập tâm ly dục ly ác pháp, khi tâm đã ly dục ly ác pháp, thì tâm đã thanh tịnh mới dùng pháp hướng xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh, tức là tịnh chỉ thân hành, nhờ đó sẽ nhiếp phục và phá thọ dễ dàng. Nói như vậy, nghe thì rất dễ, nhưng phải biết, đó là một công trình tu tập vĩ đại, nếu không biết pháp hành thì khó mà nhiếp phục các thọ.

Muốn nhiếp tâm trong thân hành ngoại (ĐườngVề.5) thì phải đi kinh hành để tâm nhiếp phục cho được trong hành động bước đi, tâm Chánh Niệm Tỉnh Giác. Đi kinh hành nhiều là tốt nhất, bởi vì đi kinh hành thì phá được tâm hôn trầm, thùy miên, vô ký, ngoan không và hôn tịch. Khi đi kinh hành cần phải nhiếp tâm kỹ từng bước đi để tâm nhiếp phục cho được trong hành động bước đi. Căn bản nhất là ở chỗ Chánh Niệm Tỉnh Giác. Chánh Niệm Tỉnh Giác đạt được bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp sung mãn. Do bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp sung mãn mới có được Tứ Thần Túc. Chính bốn năng lực Thần Túc là phương pháp sử dụng làm chủ sanh tử luân hồi. Ðó là pháp môn sau cùng của Phật giáo.

Muốn nhiếp và an trú được tâm (TâmThư.1) thì giới luật phải sống nghiêm chỉnh và phải tu tập Ðịnh Vô Lậu. Nhờ có sống đúng giới luật và tu tập Ðịnh Vô Lậu thì tâm sẽ ly dục ly ác pháp, tức là tâm tham, sân, si, mạn, nghi bị diệt trừ. Khi tâm tham, sân, si mạn, nghi bị diệt trừ thì vọng tưởng sẽ không còn. Tu tập muốn không niệm vọng tưởng thì dùng pháp Như Lý Tác Ý dắt tâm vào chỗ không vọng niệm.

Muốn niệm Giới cho đúng (TứBấtHoại) thì phải học giới luật cho thông suốt, khi Giới luật đã học thông suốt thì chúng ta quán xét và tư duy những đức hạnh nào của giới dạy về đạo đức làm Người và những giới luật nào dạy về giới đức làm Thánh, rồi từ đó hằng ngày chúng ta quyết tâm phải sống cho đúng những đạo đức làm Người và làm Thánh. Nhờ có quán sát và tư duy như vậy nên sống đúng giới luật nghiêm túc, do sống đúng giới luật nghiêm túc nên thân tâm thanh tịnh ly dục ly ác pháp. Người tư duy quán sát và sống đúng giới luật như vậy nên gọi là niệm Giới Bất Hoại Tịnh.

Muốn phá tâm bất thiện (ĐườngVề.6) thì phải tu tập Tứ Chánh Cần, ngăn ác pháp, diệt ác pháp, sanh khởi thiện pháp và tăng trưởng thiện pháp. Ðó là con đường tu tập thiền định của đạo Phật chân chánh, mà không giống bất cứ một loại thiền định nào của ngoại đạo trên thế gian này. Đừng để thất niệm thiện trong Ðịnh Niệm Hơi Thở và Chánh Niệm Tĩnh Giác là đã phá cái tâm bất thiện.

Muốn phá được thân kiến (Đường Về.7) thì chỉ có các pháp thiền định của đạo Phật: 1- Ðịnh Niệm Hơi Thở. 2- Ðịnh Chánh Niệm Tỉnh Giác. 3- Ðịnh Vô Lậu. 4- Ðịnh Sáng Suốt. Hàng ngày phải chuyên cần tu tập pháp hướng tâm “Tâm như cục đất lìa tham, sân, si hết” thì thân kiến mới dứt.

Muốn phá hôn trầm (ĐườngVề.8) thì tùy theo mỗi thứ bệnh mà phá: 1- Lao động nhiều, thân mệt mỏi sanh ra hôn trầm, do đó người tu tập không nên lao động quá sức, lao động quá nhiều. Phải lao động vừa với sức của mình, chúng ta nên biết, sự tu tập là một sự lao động rất lớn bằng trí mà còn phải lao động cơ thể quá nhiều thì không thểnào không bị hôn trầm, nên nhớ, lao động để tu, chứ không phải để lao động hết công việc. 2- Tu tập là một sự lao động về tinh thần nên tu tập nhiều, tinh thần sanh ra mỏi mệt, do đó mới có hôn trầm. Hôn trầm do tu tập sanh ra thì nên dựng lại thời khóa tu tập cho hợp với sức của mình thì sẽ hết hôn trầm và càng tu càng thấy thích thú hơn. 3- Tu ít sinh ra lười biếng, nên tu đúng theo thời khóa thì hết hôn trầm. Vì tu ít, dư nhiều thì giờ rảnh rỗi, ở không sanh ra lười biếng, nên bị hôn trầm tấn công. 4- Người mới sống độc cư, cô đơn không nên ngồi nhiều, đừng nên ở không, phải lao động vừa sức, nhẹ nhàng, thì hết hôn trầm. 5- Uống thuốc chỉ thống sanh buồn ngủ, nên đi ngủ và thuốc tan hết là hết hôn trầm. 6- Thân bệnh sanh ra hôn trầm, nên tịnh dưỡng trị bệnh, tu ít lại, xả nghỉ, thì hôn trầm sẽ hết. 7- Bị ma chướng hôn trầm thì đi kinh hành, dùng pháp hướng và đem hết nghị lực chiến đấu, bằng cách liên tục động thân, hoặc rửa mặt, đi tắm hoặc làm tất cả những hành động khác, mục đích là giữ đúng giờ không đi ngủ trước. Còn một cách nữa là trèo lên bồ đoàn ngồi kiết già lưng thẳng, mắt nhìn xuống chóp mũi, tập trung tâm tại nhân trung, biết hơi thở ra, vô tại đó, đồng thời hít vô chậm chậm cho hết sức hít vô, rồi lại thở ra, cũng chậm chậm cho hết sức thở ra, tiếp tục thở như vậy, cho đúng 10 hơi thở thì sẽ hết hôn trầm, nếu không hết, còn có một phương cách cuối cùng là thở hơi thở phát ra tiếng kêu, nghĩa là thở mạnh có âm thanh, thở đến khi nào không còn bị hôn trầm thì mới thôi.

Muốn phá tâm trạo hối (ĐườngVề.3) phải dùng pháp tự sám hối hoặc phát lồ sám hối; phải dùng trí tuệ tri kiến giải thoát, muốn có trí tuệ tri kiến giải thoát thì phải dùng Ðịnh Vô Lậu quán xét, tức là đặt niệm trạo hối trước mặt quán xét và tư duy cho thấu suốt: 1- Nếu người đó không phạm kỷ luật của tu viện, không phạm vào giới luật Phật mà vì lòng ganh tị nhỏ mọn một việc gì đó mà con vu khống cho người đó, đó là trạo hối về tội lỗi con làm. 2- Nếu người đó tu hành đúng cách theo lời dạy của Thầy mà con đặt điều nói xấu người đó để Thầy rầy mắng người đó, thì đó là con trạo hối về tội lỗi con đã gây ra cho người đó. 3- Người đó tu hành tốt được nhiều kết quả, Thầy khen. Nếu con đặt điều nói xấu người đó, cho người đó phạm kỷ luật tu hành như thế này, thế khác. Khi người này bị rầy oan ức thì tâm con bị trạo hối.

Muốn phòng hộ sáu căn (ThờiKhóaTu) duy chỉ có một pháp môn độc nhất, đó là "Ðộc cư".

Muốn quán thân trên thân hay là quán trên thân nội, ngoại (12Duyên) thì nên tác ý: “TÂM BẤT ÐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC”, rồi im lặng ngồi, hay đi, hoặc nằm, hay đứng đều nhìn vào tâm, sẽ thấy sự bất động của nó hiện ra rất rõ. Ngày ngày cứ tu tập như vậy thì sẽ cảm nhận chứng đạo từng giây, từng phút, từng giờ, từng ngày và cuối cùng từng tháng, từng năm rồi chứng đạo mãi mãi.

Muốn quét sạch các chướng ngại pháp trên thân, thọ, tâm và pháp (ĐườngVề.4) thì phải biết dùng pháp như lý tác ý và phải tập an trú cho được trên thân hành nội và thân hành ngoại. Tác ý phải đúng đối tượng của nó thì nó mới đi, còn tác ý không đúng đối tượng thì nó không đi. Tu tập như vậy gọi là tu tập chánh niệm Tứ Niệm Xứ, hãy lắng nghe Ðức Phật dạy: “Và này các Tỳ Kheo, thế nào là Tỳ Kheo chánh niệm? Ở đây này các Tỳ Kheo, Tỳ kheo trú quán thân trên thân nhiệt tâm tỉnh giác chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời; trú quán thọ trên các thọ nhiệt tâm tỉnh giác chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời; trú quán tâm trên tâm nhiệt tâm tỉnh giác chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời; trú quán pháp trên các pháp nhiệt tâm tỉnh giác chánh niệm nhiếp phục tham ưu ở đời. Như vậy, này các Tỳ Kheo là Tỳ Kheo chánh niệm".


 

VIẾT TẮT CÁC SÁCH

(CầnBiết.1)=Người Phật Tử Cần Biết 1; (CầnBiết.2)=Người Phật Tử Cần Biết 2; (CầnBiết.3)=Người Phật Tử Cần Biết 3; (CầnBiết.4)=Người Phật Tử Cần Biết 4; (CầnBiết.5)=Người Phật Tử Cần Biết 5; (ChùaAm)=Lịch Sử Chùa Am; (CưSĩTu)=Những Chặng Đường Tu Học Của Người Cư Sĩ; (ĐạoĐức.1)=Đạo Đức Làm Người.1; (ĐạoĐức.2)=Đạo Đức Làm Người.2; (ĐườngRiêng)=Đạo Phật Có Đường Lối Riêng; (ĐườngVề.1)=Đường Về Xứ Phật 1; (ĐườngVề.10)=Đường Về Xứ Phật 10; (ĐườngVề.2)=Đường Về Xứ Phật 2; (ĐườngVề.3)=Đường Về Xứ Phật 3; (ĐườngVề.4)=Đường Về Xứ Phật 4; (ĐườngVề.5)=Đường Về Xứ Phật 5; (ĐườngVề.6)=Đường Về Xứ Phật 6; (ĐườngVề.7)=Đường Về Xứ Phật 7; (ĐườngVề.8)=Đường Về Xứ Phật 8; (ĐườngVề.9)=Đường Về Xứ Phật 9; (GiớiĐức.1)=Giới Đức Làm Người 1; (GiớiĐức.2)=Giới Đức Làm Người 2; (LinhHồn)=Linh Hồn Không Có ; (MuốnChứngĐạo)=Muốn Chứng Đạo Phải Tu Pháp Nào; (OaiNghi)=Hỏi Đáp Oai Nghi Chánh Hạnh; (PhậtDạy.1)=Những Lời Gốc Phật Dạy 1; (PhậtDạy.2)=Những Lời Gốc Phật Dạy 2; (PhậtDạy.3)=Những Lời Gốc Phật Dạy 3; (PhậtDạy.4)=Những Lời Gốc Phật Dạy 4; (TâmThư.1)=Những Bức Tâm Thư 1; (TâmThư.2)=Những Bức Tâm Thư 2; (TạoDuyên)=Tạo Duyên Giáo Hóa Chúng Sanh; (TêNgưu)=Sống Một Mình Như Con Tê Ngưu Một Sừng; (ThanhQuy)=Thanh Quy Tu Viện Chơn Như; (ThiềnCănBản)=Thiền Căn Bản 1; (ThờiKhóa)=Thời Khóa Tu Tập; (TrợĐạo)=37 Phẩm Trợ Đạo; (TruyềnThống.1)=Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống.1; (TruyềnThống.2)=Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống.2; (YêuThương.1)=Lòng Yêu Thương 1; (YêuThương.2)=Lòng Yêu Thương 2; (10Lành)=Hành Thập Thiện; (10Lành)=Sống 10 Điều Lành; (12Duyên)=12 Cửa Vào Đạo; (3Quy5Giới)=Tam Quy Ngủ Giới; (4BấtHoại)=Tứ Bất Hoại Tịnh; (8QuanTrai)=Nghi thức thọ bát quan trai; 

Đang có 18 khách và không thành viên đang online

Lượt xem
451
Các bài viết
1441
Số lần xem các bài viết
8866054