• tranhducphat
  • ttl3
  • amthat3
  • thanhanhniem2
  • toduongtuyetson
  • lopbatchanhdao
  • vandao2
  • vandaptusinh
  • thanhanhniem3
  • chanhungphatgiao
  • tinhtoa1
  • ttl1
  • phattuvandao3
  • thanhanhniem1
  • lailamtoduong1
  • quetsan
  • daytusi
  • tamthuphattu
  • amthat1
  • tinhtoa2
  • amthat2
  • khatthuc1
  • ThayTL
  • phattuvandao1
  • huongdantusinh
  • benthayhocdao
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Am thất
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
In bài này

Pháp Tu Cư Sĩ - Tứ Chánh Cần (Bài 2)

Lượt xem: 9196

TRƯỞNG LÃO THÍCH THÔNG LẠC

GIÁO ÁN TU ĐẠO PHẬT


 

II.- PHÁP TU CƯ SĨ

TỨ CHÁNH CẦN (Bài 2/2)

PHẦN 4

Bây giờ về phần 4, tức là về phần ngôn ngữ.

*3. Người có chánh hạnh ngôn ngữ không bao giờ nói chuyện không thật, luôn luôn nói những điều chơn thật không nói láo. Về cái ngôn ngữ, mà cái chánh hạnh ngôn ngữ thì không bao giờ người ta đặt láo nói chuyện không thật, nói lúc nào cũng luôn luôn chân thật.

“Nói láo là một lời nói dối gạt người, làm cho người tin theo phải khổ sở, nó là một pháp ác.”

Nói láo là một pháp ác bởi vì con người ta không chết mà nói chết, con người ta không té sông mà nói té sông. Đó là làm cho người ta khổ sở. Những điều nói như vậy là không đúng. Cho nên trong thời đức Phật ngài La Hầu La khi mới đến tu thì ông cũng có tật hay nói láo. Khi có những người đến thăm Phật hỏi đức Phật có trong tịnh xá không? Thì đức Phật có trong đó ông nói không có, họ bỏ đi về. Còn khi nào mà đức Phật không có, ông nói có ở trong đó đó, có ở trong tịnh xá, họ vô tìm không thấy ông Phật đâu hết. Cho nên người ta mới nói với Phật là có chú sa di đó hay vọng ngữ quá, chú nói láo dữ lắm. Do đó mà Phật mới dạy cho La Hầu La những đức hạnh của người tu phải như thế nào. Có dịp Thầy sẽ thuật lại những chuyện đức Phật giáo dục cho đứa con một của mình qua những pháp ác mà chú này đã phạm phải trong tuổi còn thơ ấu.

Bây giờ chúng ta trạch pháp ra về phần nói láo đây:

"Nói láo là một tánh xấu ác, ta phải dứt trừ, từ bỏ viễn ly."

Đó là tác ý ngắn, chúng ta nhấn mạnh ở: một tánh xấu ác, ta phải dứt trừ từ bỏ viễn ly.

Câu 2:

"Nói láo là một tánh xấu ác, ác pháp, làm ta mất uy tín với mọi người. Vậy nay ta hãy từ bỏ, xa lánh pháp này."

Đó, khi người ta biết mình nói láo rồi thì sau này mình nói không ai tin mình hết. Cho nên câu thứ 2 nó lại dài hơn để chúng ta thấy rõ sự nói láo là nguy hại cho chính mình.

Câu 3:

“Ta là người tu tập tứ vô lượng tâm, tâm thương yêu rộng lớn đối với muôn loài, ta nỡ nào dối gạt chúng sanh. Ta phải từ bỏ, xa lánh nói láo để thực hiện lòng thương yêu rộng lớn”.

Mình lấy lòng từ bi vô lượng của mình mà áp dụng để xoa dịu cái tâm của mình đừng có nói láo vì nói láo như vậy không đúng cách, làm cho người khác khổ. Do đó, chúng ta trau dồi lòng thương yêu của chúng ta.

Câu 4:

“Nói láo là không thương chúng sanh và không thương mình, ta phải chấm dứt, đoạn dứt tánh xấu ác này.”

Đó là một câu để chúng ta dùng pháp hướng.

Câu 5:

“Thương người không được nói láo, vì nói láo là không thương người.”

Đó là câu thứ 5.

Câu 6:

“Nói láo là một tánh xấu cực ác, ta phải chấm dứt ngay.”

Câu đó cũng là câu ngắn gọn để chúng ta ra lệnh chấm dứt nói láo. Quý thầy là đệ tử của Phật phải tu tập chánh hạnh ngôn ngữ, phải rèn luyện chánh hạnh ngôn ngữ, dù bất cứ trong trường hợp nào, dù chết nát thây các thầy cũng không được nói lời thiếu chân thật. Khi chúng ta đã nhận mình là đệ tử của Phật thì chúng ta không được nói thiếu lời chân thật, dù lúc bấy giờ người ta bắt buộc mình phải nói lời dối, cho dù họ có giết mình thì mình thà chết chứ không nói dối, không nói láo. Đó mới là người tu sĩ của đạo Phật.

Cho nên xưa đức Phật có một thời tu tập ở trong núi, có một nhà vua đi săn nai, đuổi theo con nai; con nai chạy ngang qua chỗ đức Phật rồi chui vào hang dưới chỗ tảng đá đức Phật đang ngồi mà trốn. Nhà vua chạy đến hỏi ông có thấy con nai của tôi ở đây không thì ông Phật làm thinh. Nếu nói con nai chạy luôn thì là nói vọng ngữ, mà nói con nai chui trốn trong hang dưới cục đá của mình đang ngồi, là nói thật thì không vọng ngữ nhưng ông vua sẽ bắt con vật mà giết đi, thì mình mang cái tội sát sanh vì chỉ cho người ta giết chúng sanh. Cho nên ông Phật không dám nói gì hết, ông làm thinh. Bởi vì 2 giới này, 2 pháp ác này nó kèm vào trong một trường hợp, cho nên ông Phật chỉ làm thinh mà chịu. Nhà vua cắt 2 lỗ tai ông cũng chẳng nói, móc 2 con mắt cũng chẳng nói, chặt tay cũng chẳng nói. Cho nên cuối cùng thì ông Phật thành tựu chỗ giữ gìn giới luật nghiêm túc. Các con thấy gương người tu hành giữgiới không nói láo và không sát sanh mà người ta chịu chết. Chúng ta là đệ tử của Phật thì chúng ta cũng hoàn toàn giữ giới giống như Phật.

Sau khi học Tứ bất hoại tịnh thì thân Phật sống như thế nào, ý của Phật như thế nào, chúng ta phải sống như vậy, mới chính là thực hành Tứ bất hoại tịnh pháp. Bây giờ chưa tới, Thầy chưa giảng dạy, chứ giảng dạy thì những câu chuyện này được nhắc đi nhắc lại cho quý thầy để rèn luyện mình sống đúng như Phật, tức là niệm Phật đó.

Hằng ngày phải rèn luyện, phải siêng năng theo pháp Tứ Chánh Cần mà tu tập. Nghĩa là phải siêng năng vì pháp này là pháp siêng năng, mà siêng năng thì mới dứt ác, mới tăng thiện được. Còn nếu không siêng năng chưa chắc gì chúng ta đã dứt ác được. Cái tâm của chúng ta là cái tâm tích lũy, tâm tích trữ những pháp ác nhiều đời nhiều kiếp nên mới có thọ thân này, nếu nó tích thiện thì đâu có thọ thân này, nó phải thọ hóa thân. Nghĩa là nó sẽ biến hóa ra cái thân, chứ không phải nó có cái thân sanh chỗ bẩn thỉu, sanh chỗ dục. Cho nên thân chúng ta ở đây là thân do chỗ thai sanh, vì tâm của chúng ta có những ác pháp cho nên nó mới sanh trong thai sanh. Còn những người chỉ có thiện pháp, như Phật ví dụ, những người ở cõi trời thì thân của họ là thân hóa sanh, họ không có thai sanh.

Cho nên có người hỏi Thầy có hóa sanh hay không? Thật sự có hóa sanh. Bởi vì các thầy cứ nghĩ người tu tập như chúng ta mà khi thân định trên tâm, tâm định trên thân rồi, nhập được Tứ thiền rồi, khi người ta ra lệnh thì cái thân này sẽ biến ra muôn ngàn cái thân, thì đó là hóa thân. Ngồi đầy rừng này, ngồi đầy khu đất này, hàng trăm hàng vạn ông thầy mặt nào cũng giống y như Thầy hết. Bây giờ Thầy dùng Dục như ý túc, muốn cái thân này lớn bằng cả nửa bầu trời này, thì nó tự nhiên sẽ lớn như vậy đó. Như vậy, các thầy nghĩ có phải là hóa thân không? Nếu không hóa làm sao làm được chuyện đó. Cái thân bây lớn đây mà hóa đứng nửa bầu trời này thì quý thầy nghĩ như thế nào? Cái chân nó thò xuống là kể như trái đất này nhẹp đi. Thì đó không phải là hóa sao? Vậy cho nên có thế giới hóa thân, chứ đâu phải không có thế giới hóa thân. Cho nên Phật nói là cõi trời. Khi chúng ta hướng tâm về thiện thì chúng ta sẽ sanh vào hóa thân, mà chúng ta hướng tâm về dục thì chúng ta phải sanh về thai sanh. Đó, các thầy phải thấy được 4 cái sanh của con người. Cho nên các thầy nghĩ rằng khi chúng ta hoàn toàn dứt dục, không còn tình dục nữa thì chắc chắn con người trên thế gian này không có. Làm sao lại không có, chúng ta hóa sanh mà, như bây giờ Thầy muốn có 100 người ngồi trong khu đất này, Thầy chỉ cần nhập cái định đúng nó Thầy câu hữu Dục như ý túc thì ngay đó có 100 người chứ đâu phải một người. Quý thầy ngạc nhiên. Quý thầy chưa đến chỗ này nên quý thầy chưa thấy. Khi nào ở đây trong chúng có người tới đó rồi thì quý thầy sẽ trực tiếp thấy, còn bây giờ đem ra biểu diễn cho quý thầy coi thì cái chuyện đó coi như làm xiếc, là chuyện mê hoặc, chuyện làm cho người ta không đi vào cái chánh của Phật pháp.

*4. Các thầy nên nhớ chỉ có tùy pháp Tứ Chánh Cần mà quý thầy dứt ác, nghĩa là tùy theo, nương theo Tứ Chánh Cần. Bởi vì nương theo pháp Tứ Chánh Cần mà dứt được các ác pháp, tăng trưởng các thiện pháp. Các thầy nên nhớ chỉ có tùy pháp Tứ Chánh Cần mà quý thầy dứt ác, làm thiện. Đó là con đường đạo đức nhơn quả chơn chánh của đạo Phật. Con đường đạo đức chơn chánh của đạo Phật thì chỉ có Tứ Chánh Cần là nó giúp cho quý thầy thực hiện được nhơn quả chân chánh của nó, nghĩa là đem lại những quả thiện, nhân thiện. Chính đức Phật đã xây dựng đạo pháp của mình, giáo lý của mình trên con đường của nhân quả, trên nền tảng của đạo đức nhân quả.

Quý thầy phải lấy những câu trên mà thầy đã trạch ra pháp để quý thầy dùng nó hướng tâm như lý tác ý. Hằng ngày phải siêng năng tinh tấn đặt niệm trước mặt, đừng để thất niệm, chuyên cần tu tập, như vậy tâm quý thầy thanh tịnh. Quý thầy  sẽ "chỉ" được các hành trong thân, nhập chánh định, dẫn tâm đến Tam minh, quý thầy thành tựu đạo giải thoát. Nghĩa là chỉ cần tu Tứ Chánh Cần, thực hiện được trí tuệ, thực hiện được các pháp thiện thì tâm quý thầy sẽ thanh tịnh. Mà khi tâm thanh tịnh thì quý thầy  mới "chỉ" được các hành ở trong thân của quý thầy. Mà khi quý thầy "chỉ" được các hành trong thân thì thân tâm mới nhập các định được, mà nhập định được thì quý thầy mới hướng tâm đến Tam minh, mới thành tựu được đạo giải thoát vô lậu. Nó không đơn giản, chỉ cần bắt đầu vô từng pháp đã có những hiệu quả của nó, cho nên chúng ta càng đi sâu thì chúng ta thấy pháp này bổ túc cho pháp kia. Nhưng mục đích của nó là nhắm vào dứt ác mà tùng thiện, tăng trưởng thiện để thực hiện được tâm thanh tịnh, không còn một chút ác pháp trong đó. Do vậy nó mới thanh tịnh, nó mới "chỉ" được các hành, làm chủ được sự sống chết ở trong thân của chúng ta.

*5. Quý thầy là những người tu sĩ đạo Phật, quý thầy phải giữ gìn chánh hạnh trong ngôn ngữ, quý thầy không được nói xấu ác, không được đặt điều ra nói xấu hoặc vu khống cho người. Phần nói về ác xấu, nói về chánh hạnh của ngôn ngữ thì nó có 4 phần, những phần trước thì quý thầy đã học rồi, bây giờ tới cái phần nói xấu người khác.

Người trau luyện giữ gìn chánh hạnh ngôn ngữ thì không được nói xấu ai, người ta làm xấu thì người ta xấu, mình không được đặt điều ra nói xấu người khác hoặc là vu khống cho người khác, người ta không làm việc đó mà mình nói người ta làm. Ví dụ người ta không ăn trộm, mình nói người ta ăn trộm; người ta không lấy của của mình, mình nói người ta lấy, thì điều đó là điều mình vu khống, vu oan cho người ta. Người trau dồi chánh hạnh ngôn ngữ thì không được nói những điều đó.

Đây là pháp ác thứ 5 quý thầy cần phải tu tập trau dồi tâm mình để đoạn dứt, từ bỏ, xa lánh tánh ác này. Có nhiều người lấy sự nói xấu người hoặc đặt điều ra nói xấu người, họ thích lắm, họ làm cái đó họ thấy thích thú lắm. Cho nên họ thường hay đem chuyện của người này nói chuyện với người kia, họ nói xấu người ta, cái tánh đó là cái xấu ác, ngôn ngữ đó không phải là chánh hạnh trong ngôn ngữ, mà đó là những ngôn ngữ tệ hại, những ngôn ngữ không có ra gì.

Câu 1:

"Đem chuyện xấu của người nói cho người khác biết là một điều ác, làm cho người khác đau khổ, ta phải dứt trừ, từ bỏ viễn ly tật xấu ác này."

Đó là câu thứ 1 của pháp hướng

Câu 2:

"Đặt điều ra nói xấu người là một pháp ác, là một tánh xấu tệ của ta, ta phải dứt trừ, ta phải từ bỏ như bệnh cùi."

Đó là câu thứ 2 của pháp hướng

Câu thứ 3:

"Nói lời vu khống oan ức khiến người ta tức tối sanh ra tự tử, quyên sinh hoặc oan ức tù tội tử hình đó là một pháp ác, một pháp cực ác, ta phải từ bỏ, dứt bỏ vĩnh viễn."

Đó là câu 3.

Câu 4:

"Ta là tu sĩ đạo từ bi, thương khắp chúng sinh nỡ nào đem chuyện xấu của người nói cho người khác biết để cho người khổ sở như vậy, là ta làm mất từ bi nên ta phải dứt bỏ tật xấu ác này vĩnh viễn."

Đó là những điều kiện mà ta cần phải dùng pháp hướng này để trau dồi và để dứt bỏ tâm ác của chúng ta trong những ngôn ngữ thiếu chánh hạnh.

Câu 6:

"Ta là người trau dồi lòng thương khắp chúng sanh nỡ nào ta đặt điều nói xấu người. Nói xấu người là một điều cực ác, như vậy ta không còn là con người biết thương chúng sanh. Vậy từ đây ta phải bỏ tật xấu này."

Đó là một câu để chúng ta ngăn ngừa ngôn ngữ không được chánh hạnh.

"Vu khống, nói oan ức cho người là một hành động tà ngôn hạnh, giết người bằng gươm miệng rất là ác độc."

Mình vu khống người ta là mình giết người ta bằng cái lưỡi gươm miệng của mình, cho nên mình phải dứt bỏ.

"Người tu sĩ đạo từ bi thương khắp chúng sanh ta phải dứt trừ vĩnh viễn tà hạnh ngôn ngữ này để thực hiện lòng thương yêu phủ trùm vạn hữu."

Câu này là câu trau dồi tâm thương yêu của chúng ta. Ở đây quý thầy nhớ kỹ lấy những câu trạch pháp này làm pháp hướng như lý tác ý để thường xuyên dứt bỏ và trau dồi lòng thương yêu chúng sanh rộng lớn. Phải nghiêm chỉnh tu tập đừng để thất niệm, có như vậy quý thầy mới chứng được đạo quả bồ đề.

Đến phần này chúng ta đã dứt được 4 khẩu nghiệp không chánh hạnh, cho nên phải cố gắng mà trau dồi. Người ta bị tai họa xảy ra đều do cái miệng lưỡi của chúng ta. Cho nên hầu như quý thầy không thấy hạnh độc cư, vì hạnh độc cư nó giúp cho quý thầy ngăn chặn được 4 điều xấu ác của cái miệng. Người mà làm thinh thì không bao giờ xảy ra 4 cái ác khẩu này, người hay nói chuyện thì luôn luôn xảy ra 4 ác khẩu này. Nghĩa là người này nói nặng nói nhẹ người, từ bỏ người này, từ bỏ người kia, thì đó là những ác khẩu chứ không phải những thiện khẩu. Vì thiện khẩu thì thương yêu nhau làm sao có từ bỏ nhau, làm sao có từ khước nhau. Đó là những điều ác khẩu. Cho nên ở đây những người dùng ác khẩu thì chúng ta biết là những người nhiều chuyện, hay nói chuyện, mà người không dùng ác khẩu là người không nói chuyện, mà không nói chuyện tức là độc cư. Dù các thầy có nói lời lành đi nữa, nhưng lời lành đó chưa hẳn đã là lành vì trong đó có hàm ý những gì cá nhân của mình trong đó, mà những lời nói có hàm ý cá nhân trong đó thì chắc là không phải lành rồi.

Quán xét cho cùng chúng ta thấy lời nói là một tai hại rất lớn cho loài người, nếu mọi người không nói thì chắc chắn cảnh giới ở thế gian này có thể gọi là thiên đàng. Lời nói là để diễn tả ý nghĩ của chúng ta, nhưng ý nghĩ sao lại là thương, là tốt; lời nói để mọi người hiểu ý ta mà sao lại làm cho đau khổ, thì cảnh giới thế gian này trở thành địa ngục.

*7. Lời nói hung ác là lời nói dữ tợn làm cho người ta khiếp sợ, chửi rủa, mạ nhục, lời nói nạt nộ làm cho người ta khiếp đảm, hăm dọa, đe dọa nói chung là lời nói hung dữ. Làm cho chúng sanh sợ hãi đó là lời nói tội rất ác lớn khiến cho ta sợ hãi bất an, vì thế chúng ta là những người tu sĩ đạo Phật luôn luôn phải giúp chúng sanh đừng sợ hãi. Phải cho họ những lời nói, những hành động yêu quý khiến cho họ không sợ và được an ổn vui mừng. Muốn được ban vui cứu khổ phò nguy cho chúng sinh thì ta phải luôn luôn tu tập dứt bỏ lời nói hung dữ.

Câu hướng tâm thứ nhất

"Lời nói hung dữ là lời nói cực ác làm cho chúng sinh sợ hãi, ta hãy mạnh dạn quyết tâm từ bỏ xa lìa đoạn dứt lời nói hung dữ."

Đó là câu hướng tâm thứ nhất.

Câu hướng tâm thứ 2:

"Từ đây về sau ta không được to tiếng, lớn tiếng bất kỳ với ai vì to tiếng lớn tiếng là lời nói hung dữ. Ta phải dứt bỏ và từ giã nó để chúng sinh không còn sợ hãi nữa."

Đó là câu 2.

Câu 3:

"Ta là người tu sĩ đạo Phật phải biết thương người, cớ sao ta lại dùng lời nói hung dữ để làm cho mọi người sợ hãi, từ đây thương người ta không được nói lời hung dữ nữa."

Đó là câu 3.

Câu 4:

"Tâm ta luôn luôn thương khắp chúng sinh, ban rải lòng từ khắp cùng, không làm cho chúng sinh sợ hãi. Vậy ta phải luôn luôn có những lời nói ôn tồn, nhã nhặn, từ hòa, sáng suốt, đúng thời."

Đó là câu 4.

Này quý thầy, quý thầy phải siêng năng dùng những câu pháp hướng này, đã trạch pháp tốt đẹp, cứ tùy theo pháp, tùy theo tâm, tùy theo sức mà nỗ lực tu tập trau dồi cho đúng cách.

Đến đây thì Thầy nói cho quý thầy thấy, bây giờ mình đặt ra rất nhiều câu nhưng mình phải lựa câu nào hợp với mình, rồi tùy sức khỏe của mình, chứ không phải điên khùng thấy câu nào cũng ngồi trau dồi liên tục, mà hướng tâm nhắc thế này thế khác đâu. Ngồi riết cơ thể của quý thầy mỏi mệt, rồi quý thầy đâm ra có ác pháp ở trong đó chứ không phải là thiện pháp nữa. Cho nên chúng ta lượng sức của mình, mỗi ngày chúng ta dùng một câu hoặc 2 câu cũng đủ lắm rồi, đâu cần phải tu cho nhiều. Tu mà vừa sức với chúng ta thì mới thấy có sự an lạc, tu quá điên đầu, muốn tu cho mau thành Phật thì chuyện đó là chuyện sai. Chúng ta trau dồi đâu có nghĩa là trong một bữa. Muốn huấn luyện một con vật chúng ta cũng phải từ từ, 5 tháng, 3 tháng nó mới trở thành thuần thục, chớ chúng ta đừng vội vàng nghe như vậy rồi ngồi li bì, rồi quán li bì, rồi hướng lu bù. Tu không biết cơ thể mình ra sao, không biết sức khỏe mình ra sao. Tu riết chán nản, hết muốn tu nữa. Đó là cái sai, cái không đúng, cho nên Thầy thường nhắc nhở là mình phải tùy theo sức của mình, nghĩa là mỗi ngày mình chia ra tu 1 lần, 2 lần là đủ lắm rồi. Để cho mình được xả nghỉ, tâm hồn mình được thanh thản, tâm mình nó có sức gom lại. Còn mình tu vừa gom đó bây giờ gom nữa, gom riết, đầu óc nó đen tối, đầu óc rối loạn không còn bình tĩnh sáng suốt, nó mệt nhọc, nằm đâu thì nó muốn ngủ đó rồi. Đi từ cái sai này đến cái sai khác, cuối cùng thì quý thầy chẳng thấy đạo, mà thấy mình gần như muốn điên. Nói thì nhiều nhưng chọn ra những câu đúng để chúng ta tùy theo căn cơ của mình mà lấy những câu pháp hướng đó tu tập cho chín chắn và nó phải hợp thời, hợp lý, hợp sức khỏe. Những điều này Thầy lưu ý quý thầy rất nhiều. Quý thầy nhớ kỹ như vậy thì quý thầy trau dồi, tu tập mới có kết quả lớn.

Đây thầy nhắc lại: Này quý thầy, quý thầy phải siêng năng dùng những câu pháp hướng này, đã trạch pháp tốt đẹp, cứ tùy theo pháp, tùy theo tâm, tùy theo sức mà nỗ lực tu tập trau dồi cho đúng cách thì kết quả đến với quý thầy rõ ràng. Vì quý thầy thường dùng pháp hướng nên pháp này có hiệu quả rất lớn, nghĩa là hàng ngày quý thầy cứ dùng pháp hướng tu tập thì nó có hiệu quả rất lớn cho quý thầy. Pháp hướng là pháp dùng tinh thần để điều khiển, quý thầy nên lưu ý điều đó. Nếu quý thầy vận dụng tập trung nghĩa là quý thầy dùng sức tập trung, mặc dù nó có tinh thần tập trung thật nhưng nó ức chế. Mà quý thầy còn phải dùng cơ để thở cách này cách khác đó là sự ức chế. Tu như vậy không phải đâu. Khi dùng pháp hướng thì chúng ta dùng tinh thần, chúng ta hét lên một tiếng rồi chúng ta thản nhiên như thường, cho nên nó không kéo dài sự tập trung, cho nên không ức chế gì hết. Mà sức tinh thần ra lệnh thì mạnh hơn sức ức chế của chúng ta nhiều. Khi dùng sức tập trung thì càng ngày nó làm cho cơ thể chúng ta mất đi sức khỏe và nó không đạt đến độ cao như sức tinh thần của chúng ta. Cho nên khi quý thầy dùng pháp hướng mà tu tập như vậy thì sau này pháp hướng rất là hiệu quả, mà nó rất hiệu quả thì tới chừng quý thầy muốn nhập định nào chỉ cần dùng pháp hướng ra lệnh là nó nhập định đó ngay, dùng pháp hướng bảo các hành phải ngưng, hơi thở phải ngưng là nó ngưng liền, thì quý thầy sẽ nhập được tứ thiền liền. Vì quý thầy thường dùng pháp hướng nên pháp hướng có hiệu quả rất lớn, về sau quý thầy chỉ cần hướng tâm là quý thầy đã nhập định Tứ thiền tức khắc, không phải chờ đợi lâu dài.

Cho nên quý thầy nghe ở trong kinh điển Phật dạy, có nhiều người họ tu họ quét sạch vô lậu mà họchỉ dùng pháp hướng, pháp tùy thôi, ví dụ như chỉ có pháp trên thân quán thân họ thôi, rồi họ dùng pháp hướng như vậy, cuối cùng họ nương theo pháp tùy của TỨ NIỆM XỨ hoặc là TỨ VÔ LƯỢNG TÂM, họ dùngpháp hướng như vậy cho nên pháp hướng của họ có hiệu quả, đến khi vô bốn thiền họ chỉ ra lệnh là nhập bốn thiền liền. Cho nên trong vòng tuần lễ hoặc là nửa tháng là họ đã nhập xong bốn thiền. Mình thấy trời ơi sao mình tu lâu quá, mà muốn nhập bốn thiền vất vả vô cùng, mà sao quý tỳ kheo trong thời đức Phật họ tu dễ vậy. Đó là tại vì mình tu không đúng cách, chớ không phải là nó khó. Pháp hướng là pháp truyền lệnh của tinh thần rất mạnh, còn pháp mình đang tu đây là mình ức chế tâm của mình để vào bốn thiền cho nên nó rất khó khăn, đâu phải dễ.

BÀI KỆ.

Để làm sáng tỏ sự trau dồi tu tập các hành động thân tâm của quý thầy về hướng thiện pháp thì quý thầy cần phải lưu ý bài kệ này để thực hiện Từ Vô Lượng Tâm và Tứ Chánh Cần cho được viên mãn. Đây, Thầy xin đọc bài kệ này để quý thầy biết được Tứ Chánh Cần với Từ Vô Lượng Tâm, hai cái nó kết hợp để thành ra một bài kệ, chúng ta theo đó mà tu tập các thiện pháp:

Từ tình thương ta được sinh ra
Do tình thương ta được nuôi lớn
Có tình thương ta sống chan hòa
Nhờ tình thương chúng ta giải thoát

Từ tình thương ta được sinh ra. Nếu cha mẹ không thương nhau thì làm sao có mình đây. Cho nên từ tình thương cha mẹ mới sinh mình ra.

Do tình thương ta được nuôi lớn. Nếu cha mẹ sinh con ra mà không thương thì quăng nó ngoài đồng chứ làm gì nuôi bồng, ôm ẵm nó quá cực khổ như vậy. Bây giờ thử hỏi quý vị ẵm con của người ta mà nuôi vất vả cực khổ, nếu không thương quý thì quý vị có ôm ẵm nổi không? Cho nên do tình thương mà ta được nuôi lớn.

Có tình thương ta sống chan hòa. Quý thầy thấy rõ, nếu chúng ta không có tình thương thì chúng ta không sống với vạn hữu đâu. Cho nên có từ bi hỉ xả, là tình thương của chúng ta, thì chúng ta mới sống chan hòa với vạn hữu. Chúng ta phải tập luyện cho có nó chứ không thể nào tự nhiên có tình thương đó được.

Nhờ tình thương chúng ta giải thoát. Chúng ta thực tập như vậy đó, do có tình thương chúng ta đối với các pháp nên chúng ta được giải thoát, không có bị chướng tâm, không có bị chướng ngại gì nữa.

Trong tình thươngđó mà có bài kệ “Từ Do Có Nhờ”. Nhờ bốn chữ “Từ Do Có Nhờ” mà chúng ta được giải thoát. Nếu thiếu tình thương thì chúng ta không giải thoát. Không có tình thương cha mẹ sinh ta ra thì ta có con người này đâu để tu tập, phải không? Cho nên Phật gọi người sinh mình ra là người đại bố thí. Do tình thương ta mới được nuôi lớn, nếu không có tình thương của cha mẹ thì làm sao nuôi ta khôn lớn. Do đó:

Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Có ơn nào bằng ơn sinh thành dưỡng dục đâu. Cho nên đó là cái lớn, cái đại bố thí cho chúng ta.

Rồi bây giờ chúng ta muốn được an ổn, được hạnh phúc, được an vui, được sự giải thoát nơi tâm hồn của mình thì phải tu tập rèn luyện tình thương để sống chan hòa được trong vạn hữu, với mọi người. Quý thầy đâu có thương mọi người, quý thầy thương quý thầy nên động ai quý thầy cũng xạc hết, cũng mắng, cũng chửi người ta được hết, như vậy là có hòa chan sự sống với ai được đâu? Cho nên chúng ta phải tu tập Tứ Vô Lượng Tâm. Mà tu tập Tứ Vô Lượng Tâm thì phải dứt bỏ các pháp ác; nếu không dứt bỏ các pháp ác thì không thể có được Tứ Vô Lượng Tâm; muốn có Tứ Vô Lượng Tâm thì phải có Tứ Chánh Cần. Câu dưới chúng ta thấy con đường tu của chúng ta rất rõ: “Nhờ tình thương chúng ta giải thoát”. Do đó chúng ta mới thấy con đường giải thoát chúng ta là cho đến khi có tâm bất động trước mọi cảnh. Mục đích giai thoát của đạo Phật là tâm bất động trước mọi cảnh chứ đâu phải do thiền định, đâu phải do cái gì.

Đó là chỗ chúng ta hiểu được 4 câu kệ này để theo đó mà tu tập Tứ Vô Lượng Tâm và Tứ Chánh Cần, cho nên cặp pháp này phải song song với nhau, chúng ta phải tu tập kết hợp với nhau. Bài kệ này quý thầy phải hiểu:

- Từ tình thươngcha mẹ thương nhau mới sinh chúng ta, chúng ta mới ra đời, ơn đó rất nặng, nên Phật gọi cha mẹ là những người đại bố thí.

- Do tình thương chúng ta được nuôi lớn: khi sinh chúng ta ra, cha mẹ thấy mặt ta tự nhiên sinh lòng thương con hơn thương một vật gì khác trên đời này, nên tận tụy hy sinh mình, cha chịu vất vả dầm sương giãi nắng chịu cực khổ nuôi dưỡng con. Mẹ ăn đắng nằm cay chịu ướt, chịu hôi, chịu thối để con được lớn khôn nên người, làm sao kể xiết công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Cha mẹ chỉ vì lòng thương mà chẳng bao giờ than thân trách phận, thấy con mạnh khỏe an vui là sung sướng nhất cho mình. Vì lòng thương, cha mẹ phải vượt qua bao nỗi nhọc nhằn, khổ đau.

- Có tình thương ta sống chan hòa. Tình thương có 2 loại: một loại thương hạn hẹp, thương cá nhân mình, do tình thương này mà tạo ra muôn ngàn thứ đau khổ cho mình, cho người. Tình thương này gọi là tình thương ích kỷ, tình thương nhỏ mọn. Tình thương hạn hẹp chỉ biết thương mình, chẳng biết thương ai, đó là tình thương rất nhỏ. Chỉ có lo cho mình thôi. Như nhà vua mà nói thương bà hoàng hậu, mà nếu bà đi với ai thì nhà vua giết bà. Đó là thương ích kỷ, thương nhỏ chớ không phải thương lớn đâu. Hai: tình thương rộng lớn, từ bi vô lượng,Tứ Vô Lượng Tâmđó, là tình thương rộng lớn vô lượng, vô cùng, tình thương này giải thoát cá nhân thoát khỏi bản ngã con người; tình thương bao la vô bờ bến. Nó làm chúng ta thoát ra khỏi cái cá nhân của mình, cái ích kỷ của mình.

Hai câu trên là tình thương hạn hẹp, nghĩa là thương cha mẹ, thương con, thương này kia đó là thương hạn hẹp, nó cũng xuất phát từ lòng thương, nhưng lòng thương yêu này là lòng thương yêu vô minh. Phải xếp lòng thương yêu hạn hẹp đó là lòng thương yêu vô minh, không thấy xa, nên thương mà khổ, gói ghém trong ích kỷ. Nhưng cũng nhờ có tình thương này mà ta mới có mặt trên hành tinh này, nghĩa là dù nó hạn hẹp nhưng nó có tình thương chúng ta mới có sự hiện hữu ở trên hành tinh này. Từ tình thương cá nhân nhỏ hẹp này ta chuyển biến trau dồi lần lần bằng trí tuệ minh mẫn để thoát khỏi tính ích kỷ nhỏ mọn, hẹp hòi, biến tình thương hạn hẹp này trở thành tâm từ bi vô lượng. Bây giờ chúng ta thấy có 2 tình thương khác nhau nhưng chúng ta biến dần, biến dần làm cho tình thương của chúng ta sáng suốt ra không còn vô minh nữa, cho đến khi dẹp được những nhỏ mọn ích kỷ của chúng ta thì chúng ta có tâm từ bi vô lượng rộng lớn ra. Khi đã thấm nhuần lòng đại từ bi vô lượng này thì tâm hồn chúng ta bất động trước vạn pháp.

Vừa nãy chúng ta mới trau dồi được các pháp thiện thứ 7, rồi chúng ta đọc bài kệ để biết từ tình thương ích kỷ chúng ta tu tập biến dần biến dần nó thành tình thương rộng lớn, tâm từ bi hỷ xả rộng lớn vô lượng. Từ đó chúng ta mới thấy mục đích của thiền định là không có tập thiền định chút nào hết, chỉ có dùng pháp hướng mà chúng ta đã nhập thiền định và từ đó chúng ta biết câu hữu tất cả những gì chúng ta muốn với Dục như ý túc là nó theo ý muốn của chúng ta.

Bây giờ quý thầy tiếp tục tu tập dứt trừ các pháp ác thứ 8 và trau dồi các pháp thiện thứ 8. Bây giờ chúng ta học về phần ý, ý nó có 3 pháp ác. Do ý có 3 pháp ác thì chúng ta phải xem pháp ác nào của nó trước.

8. Tham lam là một tánh xấu cực ác, nó thường khiến ta ham muốn nhiều. Đó, tham lam này là cái dục đó. Thầy sẽ phân tích ra từng khía cạnh cái tâm tham của chúng ta, để quý thầy thấy.

Tham lam là một tánh xấu cực ác, nó khiến ta ham muốn nhiều, thấy cái gì cũng muốn. Do sự ham muốn này, đầu tiên ta tự tạo cho mình khổ, kế đến là tạo cho người khác khổ. Vì mình ham muốn cái này cái kia là nó đã tạo cho mình khổ rồi. Chạy theo nó, mình phải làm ra cho có tiền có bạc để sắm nó. Muốn cái này, muốn cái kia; cái nào nó cũng tạo cho chúng ta khổ. Rồi nếu không có tiền có bạc thì sanh ra trộm cướp, mới lấy của người, mới biển thủ cái này cái kia, mới gian lận để có tiền mua sắm những ham muốn đó.

Đó là những tội ác do tâm tham này sinh ra, muôn vàn tội ác không có cái nào không do từ tâm tham sanh ra. Tất cả những tội gì ác là nó làm sạch hết. Phật gọi tâm ham muốn này là dục, là nguồn gốc khổ của loài người. Tâm ham muốn là nguồn gốc khổ, nó tập hợp tất cả những pháp ác lại để nó thực hiện được sự ham muốn của nó, cho nên tâm ham muốn là nguồn gốc khổ. Vậy chúng ta hãy truy ra coi từ đâu mà có dục. Mình phải truy ra xem từ đâu sinh ra cái dục này? Từ đâu mà có tham lam? Phải truy ra, nếu không truy ra thì chúng ta nghe nói dục nhưng chẳng hiểu tham từ đâu sanh ra, mình không biết cái gốc của nó thì làm sao mình đốn được cái gốc? Mình phải biết được cái gốc, rồi từ cái gốc đó nó đi ra như thế nào, chừng đó chúng ta phải chặt tỉa như thế nào để tới gốc, mới đốn sạch nó mới được. Tham ở trong bụng của mình, nó ham muốn là nó muốn.

Như Phật đã dạy: do duyên Thủ mà mình Có, thủ là mình giữ lại. Bây giờ giữ lại cái ghế, cái bàn kia, do duyên đó mà nó mới có ra dục thủ, là muốn giữ. Mình muốn có cái này kia tức là phải có dục thủ ở trong đó. Hai là kiến thủ, là những hiểu biết của mình về cái gì đó mà mình giữ lại, khi mình giữ lại ý kiến của mình là kiến thủ. Thứ 3 là giới cấm thủ, giới cấm thủ nghĩa là cái giới hạn, ai mà chạm đến thì không được. Đó, lần lượt mình sẽ triển khai ra tất cả những cái này để thấy được từ chỗ mình có cái tham, cái dục như thế đó. Bốn là Ngã chấp thủ. Bây giờ từ chỗ đó nó có xây xung quanh rồi, xây xung quanh của mình đồ đạc này kia rồi, rồi bắt đầu từ đó mình có cái ngã chấp. Do cái chấp thủ này có 3 loại hữu, đức Phật chia nó ra làm 3 loại hữu. Bởi vì thủ rồi nó mới có hữu. Cho nên do chấp thủ đó nó mới sanh ra 3 cái hữu.

- Một là dục hữu.
- Hai là sắc hữu.
- Ba là vô sắc hữu.

Nó chia ra làm 3 như vậy. Dục hữu là lòng muốn có của mình. Sắc hữu là vật đó có hình tướng mà mình muốn có. Vô sắc hữu là những vật không có hình tướng mà mình tưởng tượng ra để rồi mình chạy theo nó.

Do hữu mới có ái; ái thì gồm có 6 cái. Nó đi tuần tự tuần tự rồi tới chỗ các thầy sẽ thấy, nó đi từng phần, từng phần. Ái thì gồm có 6 cái:

1.- Sắc ái, bây giờ mình thấy cái bàn cái ghế này mình thích đó là sắc ái.

2. Thanh ái, mình nghe âm thanh mình thích.

3.- Hương ái, mình nghe cái mùi hương thơm mình thích.

4.- Vị ái, mình ăn miếng gì ngon ngọt mình thích.

5.- Xúc ái, mình chạm mình nghe êm ái thích thú, thì đó là xúc ái.

6.- Pháp ái, mình nghe cái gì mà vừa tai, nghe cái gì mà nó thích thú ở trong lòng của mình, ví dụ như người ta nói: có một vật gì thường hằng hoặc có 1 thế giới Cực lạc Tây phương nào đó. Mình nghe rồi nghĩ mình chết cũng sanh về đó đó, thì đó là pháp ái.Cho nên nghe cái đó rồi mình chấp cái đó đi, mình chết về đó sung sướng như vậy, thích thú như vậy, ở đócó nhà cửa lầu đài hoặc là ăn uống gì đầy đủ như cõi Cực Lạc vậy, thì do đó là mình bị pháp ái.

*1. Do ái mà sinh ra thọ. Có ái thì nó mới sinh ra thọ. Thọ gồm có 6 thọ. Lần lượt mình truy ra chỗ nào đó đặng mình biết được cái gốc của nó mình đoạn dứt:

1/- Nhãn xúc sở sanh thọ. Cái mắt của mình nó chạm vào một cái vật gì đó, như bây giờ Thầy thấy cái đồng hồ đây, tức con mắt Thầy chạm vào đó thì nó sinh ra thọ, nó sinh ra cái thọ tức là nó muốn cái vật đó.

2/- Nhĩ xúc sở sanh ra thọ. Cái lỗ tai mình tiếp xúc với âm thanh nó sanh ra thọ thích cái âm thanh đó.

3/- Tỷ xúc nó sinh ra thọ. Tỷ là cái lỗ mũi mình, thì nó xúc với cái hương thơm nó mới sinh ra cái thọ hương thơm.

4/- Thiệt xúc thì nó sở sinh ra thọ. Thì thiệt, cái lưỡi của mình mà nó chạm xúc với đồ ăn nó thấy ngon thì nó sinh ra cái thọ ngon.

5/- Thân xúc nó sở sinh ra thọ. Cái thân xúc của mình nó chạm vào chỗ êm ấm hoặc là nóng mát, nó sinh ra cái thọ biết nóng mát, biết êm ấm, đó là nó sinh ra cái thọ.

6/- Ý xúc sở sinh ra thọ. Ý của mình tiếp xúc với các pháp thì nó sinh ra đó là pháp đúng, pháp sai; đó là pháp thiện pháp ác. Đó ái sinh ra cái thọ đó.

Như vậy chúng ta đã thấy lần lượt ái đã sở sanh ra những cái thọ như vậy. Do có ái mà sanh ra thọ. Có 11 duyên kế tiếp để tạo thành ác pháp, bất thiện pháp trong thế gian này.

Bây giờ chúng ta thấy từ cái ái này nó sẽ tiếp tục sinh ra các pháp, có 11 duyên kế tiếp để sinh ra các ác pháp, mà bây giờ chúng ta đang tu tập TỨ VÔ LƯỢNG TÂM, tu tập TỨ CHÁNH CẦN để diệt trừ các ác pháp đó trong thế gian này. Vậy thì chúng ta biết ở đâu sinh ra các ác pháp này: Do ái mà chúng sanh ra các pháp ác. Bởi vì do tất cả những cái ái này các ác pháp mới sinh ra. Đến đây thì chúng ta biết do có thọ mà sinh ra các pháp ác. Chúng ta sẽ tiếp tục để thấy do có duyên nào mà nó sinh ra cái gì đây.

Ái thì nó có 11 cái ái. Do duyên có ái mà sanh ra thọ. Bắt đầu mình thấy do duyên có ái mới sanh ra thọ. Chúng ta biết được có 11 điều kiện ái để sanh ra các ác pháp, các bất thiện pháp.

2./ Duyên ái mà có tìm cầu, có cái ái là có cái ưa thích của mình. Bây giờ Thầy ưa cái đồng hồ thì Thầy phải tìm cái đồng hồ; Thầy ưa thích cái máy này thì Thầy phải tìm cầu có cái máy này; Thầy ưa thích phụ nữ thì Thầy đi tìm cầu người vợ. Đó là đi tìm cầu. Chúng ta thấy do có ái sanh ra đi tìm cầu, đi chỗ này chỗ kia để tìm cầu.

3./ Do tìm cầu mà lợi sanh. Do mình tìm cầu mà có lợi sanh ra. Hồi đó mình không có gì hết, bây giờ do tìm cầu mà mình tích lũy có vợ, có con, có này kia đủ thứ hết, có tiền bạc, có của cải tài sản... Đó là những cái lợi do tìm cầu sanh ra.

4./ Do lợi sanh ra thì phải tiêu dùng. Bây giờ mình có tiền bạc thì mình phải dùng, có cái bàn này thì mình phải sử dụng để làm cái gì, có cái nhà này phải làm như thế nào, phải xài nó như thế nào, phải sử dụng nó làm sao cho hợp, trang hoàng như thế nào cho hợp với đời sống của mình. Đó là sự tiêu dùng.

5./ Do sự tiêu dùng mà dục sanh ra, do sự tiêu dùng này mình thấy nó thích thú. Sự ham muốn của mình mới sinh ra. Do sự ham muốn này nó mới sanh ra có cái này cái kia.

Ở trên chỉ mới có ái thôi, mà tới đây thì chúng ta mới thấy được cái dục. Hồi nãy chúng ta chỉ biết tham lam là dục (là lòng ham muốn của chúng ta), bây giờ chúng ta biết thêm do sự tiêu dùng này mới sinh ra ham muốn, cái tham muốn này là tham lam, tham dục.

6./ Do tham dục sanh thì đắm trước sanh. Hễ có sự ham muốn thì sự dính mắc đắm trước mới sanh. Do lòng ham muốn của mình, thấy cái đồng hồ mới thích, mới sanh ra đắm trước đồng hồ, nó mới dính. Có dính mới mua về.

7./ Do đắm trước sanh thì chấp thủ sanh. Mua về mới giữ, tức là có giữ lại, tức là sanh ra chấp thủ.

8./ Chấp thủ sanh thì hà tiện sanh. Bắt đầu mình thấy: từ hồi nào đến giờ thì mình chưa có hà tiện đâu, nhưng khi mình bị dính mắc rồi thì người ta xin đồng hồ mình không cho đâu. Tức là hà tiện tới rồi đó. Rồi mình bắt đầu hà tiện nữa, người ta đến xin tiền, mình chấp thủ, mình dính rồi cho nên mình đâu dám bỏ tiền ra cho họ, cho nên hà tiện mới sanh.

9./ Hà tiện sanh thì thủ hộ sanh. Tức là khi hà tiện sanh rồi tức có sự giữ gìn bảo vệ, không cho mất mát, nghĩa là làm chín đồng muốn kiếm thêm đồng nữa bỏ vô, không dám lòi ra ăn nữa. Đó là thủ hộ sanh.

10./ Do thủ hộ sanh một số ác pháp, bất thiện pháp sanh. Bắt đầu muốn giữ gìn nó mà muốn bảo vệ nó bằng cách này bằng cách khác thì ác pháp sanh.

11./ Do ác, bất thiện pháp sanh thì trượng kiếm đao búa gậy gộc, tranh đấu tranh luận, đấu khẩu, ác khẩu, vọng ngữ sanh. Khi có tất cả những cái đó là bắt đầu có thập ác, thập ác mới sinh ra.

Như vậy, quý thầy thấy được con đường đi của đức Phật vạch từ duyên này đến duyên khác để cho thấy các pháp ác sinh ra từ đâu. Vậy thì chúng ta biết muốn dứt trừ những ác pháp này thì chúng ta phải bắt đầu từ đâu? - Chúng ta sẽ lần lượt dứt trừ các ái, các thọ của chúng ta đó. Cho nên khi chúng ta dứt trừ tất cả các ái, các thọ thì duyên sanh tử ưu bi sầu khổ dứt trừ, chứ có gì. Mà đi từ chỗ nào? - Đi từ chỗ các ác pháp này sanh ra. Mà dứt trừ các ác pháp này chính từ chỗ nó sanh ra là đốn sạch những ác pháp này cho nên TỨ VÔ LƯỢNG TÂM và TỨ CHÁNH CẦN là pháp cần thiết để cho chúng ta dứt các ác pháp. Chúng ta biết rõ được cái gốc của nó thì đi từ cái gốc đó mà chúng ta đốn dần thì cái cây khổ này nó phải tuyệt diệt, nó phải đoạn dứt, chúng ta không còn khổ nữa. Nếu không hiểu được như vậy thì chúng ta cứ tu lòng vòng, lòng vòng ở đâu mà tưởng là dứt khổ, nhưng sự thật là không dứt khổ được. Vì chúng ta chưa biết ác pháp là gốc khổ, chớ không phải lòng ham muốn của chúng ta là gốc khổ đâu. Tại vì có lòng ham muốn nên nó mới sanh ra ác pháp. Vậy thì chúng ta đi từ chỗ tu TỨ CHÁNH CẦN và TỨ VÔ LƯỢNG TÂM thì ác pháp nó sẽ dứt. Ác pháp dứt thì giải thoát, sanh tử dứt.

Ở đây quý thầy cần phải hiểu: Do tiêu dùng mà tham dục sanh, nếu tiêu dùng không có bất cứ loại nào thì tiêu dùng diệt, mà tiêu dùng diệt thì tham dục diệt, tham dục diệt thì sân diệt, sân diệt thì si diệt. Biết rõ như vậy nên Phật dạy sanh đã đoạn thì phạm hạnh mới xong, con người mới giải thoát. Tại sao vậy? Bởi vì như quý thầy đã thấy, lộ trình thứ 2 Thầy đã vạch ra đó: Đời sống tu sĩ trắng bạch như vỏ ốc, tức là chúng ta đã không có tiền bạc để tiêu dùng, đã diệt sạch tiêu dùng rồi. Vì chúng ta đâu có tiền bạc mà tiêu dùng, muốn gì cũng đâu có được. Cho nên ngay đó là sanh đã tận rồi; ngay đó chúng ta đã thấy bước chúng ta đoạn dứt các pháp ác là ngay trong đời sống của chúng ta, chúng ta phải sống đời phạm hạnh. Mà đời sống phạm hạnh là đời sống không còn tiền bạc tiêu dùng, không còn muốn gì được nữa hết. Nghĩa là đi xin ăn rồi, bây giờ người ta cho thức ăn ngon thì ăn ngon, cho thức ăn dở thì ăn dở chứ không nói: cho tôi ăn như vậy là không được, thiếu dưỡng chất chết tôi đi thì tôi tu không được, mấy ông không có phước đâu. Cho tôi ăn cho ngon, tôi tu được đặng mấy ông có phước, thì cái đó là cái sai. Cho nên ở đây chúng ta phải đoạn diệt tiêu dùng để đoạn trừ cho được cái tham dục của mình. Đoạn diệt sự tiêu dùng trước. Người tu sĩ thì không còn tiêu dùng nữa rồi. Ba y một bát, thiểu dục tri túc rồi, còn cái gì nữa mà tiêu dùng. Không có thì chúng ta đến xin Phật tử. Họ có cho thì nhận mà không cho thì chúng ta cũng chịu thôi. Thí dụ cái y này rách rồi, đã mục rồi mà đến xin, người ta nói bây giờ tôi chưa có để rồi hôm nào có tôi sẽ cúng dường cho thầy. Thì mình cũng thôi, về chắp vá lại mà mặc, để cho kín thân chứ đừng để lõa lồ thôi, chứ không dám đòi hỏi ai hết. Đó là mình đâu có tiêu dùng được, đâu có muốn được. Còn bây giờ các vị có tiền đâu đó, thôi cái này rách bỏ đi, đi ra chợ mua may sắm cái khác, chớ để gì mà rách rưới như vậy. Còn mình không tiền bạc thì đâu có tiêu dùng được, cho nên phải chắp vá lại mà sống.

Đó là đời sống của tu sĩ như vậy. Cho nên trong thời đức Phật các thầy thấy có những vị tỳ kheo bảy, tám mươi tuổi đi lụm khụm mà vẫn phải đi xin ăn chớ không được tỳ kheo khác xin về cho các vị đó ăn. Cho nên nghe qua các bài kệ của trưởng lão ni kệ hoặc trưởng lão tăng kệ chúng ta thấy sao mà đời tu sĩ lúc bấy giờ đi xin quá khổ như vậy, mà đi đường non núi nữa, quá vất vả, phải nương cây gậy lụm cụm mà đi xin ăn, lẽ ra thì họ nhập diệt cho rồi chứ để chi sống lê thê như vậy. Bởi vì người ta đã thấy nhơn quả của người ta, người ta vui vẻ để trả chứ không phải người ta không thấy. Biết rõ như vậy nên Phật dạy: Sanh đã đoạn thì phạm hạnh mới xong, con người mới giải thoát.

Chúng ta truy tìm biết như vậy, bây giờ chúng ta mới biết đâu là sống đúng đời sống của người tu sĩ đạo Phật. Trắng bạch như vỏ ốc, không còn triền phược và những sợi dây vật chất, thương ghét trói buộc, chỉ còn một lòng từ bi vô bờ bến. Tuy là biết rõ như vậy, trước là để lập hạnh sống xuất gia 3 y 1 bát, sống vô gia đình không nhà cửa, không chùa to tháp lớn, một thân một mình, tiêu diêu an lạc, có duyên thì giúp người không duyên thì ẩn bóng.

Nhưng lúc ta còn đang tu thì phải siêng năng dứt bỏ pháp ác và trau dồi pháp thiện. Như hồi nãy thầy đã kể ra: tham là do dục mới có tham. Vậy chúng ta phải trạch pháp câu này để dứt bỏ:

"Tham lam là một tánh xấu cực ác, nó làm cho ta đau khổ và người khác đau khổ. Từ đây đứng trước mọi vật dù miếng ăn ngon dở, manh áo tốt xấu ta cũng phải từ khước viễn ly xa lìa lòng tham, xem nó là rắn độc, là quỷ dữ, là ác thú trong tâm ta."

Đó là câu pháp hướng để quý thầy nhắc nhở cho cái tâm mình đừng có tham ăn, tham mặc, tham y tham áo, tham của cải tài sản, tham tiền, tham bạc, để chúng ta dứt bỏ tất cả những cái đó, để chúng ta không còn bị tâm tham nữa. Bởi vì tâm tham làm cho ta khổ và người khác khổ.

Nhớ nhắc đi nhắc lại câu này nhiều lần cho đến khi trước cái ăn và tất cả những vật dụng gì khác mà ta không còn ham muốn gì hết thì mới xong. Nghĩa là đứng trước cái ăn, tức là các vật thực hàng ngày của mình, và tất cả những vật dụng hàng ngày cần thiết cho đời sống tu hành của mình thì tâm ta chẳng còn ham muốn một vật gì hết. Lúc bấy giờ chúng ta mới thiểu dục tri túc, mới biết đủ. Vậy phải nghiêm chỉnh tu hành đừng xem thường nó.

Tham được đức Phật gọi nó là một loại độc trong 3 thứ độc. Cái tham đức Phật gọi nó là một loại độc chứ không phải là nó thứ thường, trong tam độc tham sân si, tham là cái độc đầu tiên của 3 thứ độc đó. Vậy thì quý thầy đã hiểu được nó là thứ độc chứ không phải là cái thứ thường.

Đến phần này gọi là trau dồi ý hành, nó rất vi tế và khó khăn vô cùng. Vậy quý thầy cần phải siêng năng đừng để thất niệm nhưng cũng phải tu vừa với sức của mình. Một lần nữa Thầy nhắc quý thầy, tu vừa sức của mình mà nhớ đừng để thất niệm. Khi đang tu thì đừng để thất niệm, đừng để vọng tưởng xen vô. Lúc bấy giờ quý thầy đặt cái niệm cho vững chắc không được để thất niệm. Cho nên trong kinh điển của Phật dạy khi đặt niệm rồi thì không được thất niệm, phải luôn luôn ở trong cái niệm đó cho rõ ràng, cho tỉnh táo chớ không được để nó lờ mờ nữa. Sự tu của quý thầy có thành tựu hay không thành tựu là do ở chỗ quyết tâm, có muốn ra khỏi cuộc đời dục lạc đầy cạm bẫy này hay không. Nếu quý thầy không muốn xa lìa cuộc đời dục lạc thế gian thì xin quý thầy đừng tu hành theo đạo Phật, vì chẳng có ích lợi gì cho những người còn say mê dục lạc thế gian. Nếu quý thầy còn ham mê dục lạc thế gian, còn thích ăn thích ngủ, còn thích nói chuyện thì quý thầy đừng có theo đạo Phật, tu uổng công lắm, mất thì giờ mà chẳng lợi ích cho mình, lại còn nợ đàn na thí chủ nữa. Cho nên khi quý thầy thấy còn thích, còn ham mê dục lạc thế gian, thì thôi, quý thầy đừng đi tu. Bởi vì cuộc đời thế gian quý thầy phải đoạn dứt nó. Chứ quý thầy mà còn ham thích nó một chút xíu thôi thì không có thể tu được. Sau này Thầy sẽ đọc một bài kệ nói về một chú Sadi đi tu mà chú nhớ mẹ chú, do chỗ này mà chú không thành tựu được đạo giải thoát. Các thầy biết một chú Sadi 7, 8 tuổi mà đi tu làm sao không nhớ mẹ mình, vậy mà về nhà được bà mẹ khuyên, chú về chùa nỗ lực rời bỏ tình thương đó để rồi chú trở thành một bậc Alahán. Đó là những mẩu truyện của Trưởng lão tăng kệ trong thời đức Phật như vậy đó.

2./ Sân là lòng giận dữ, lòng giận dữ rất khó dằn, nó là pháp ác. Tâm ý khi nó tức giận người ta, nó có thể giết người không gớm tay, không sợ tù tội và cũng không sợ chết. Do thế mới biết lòng sân rất dữ. Khi người ta giận người ta không còn sợ chết, sợ tù sợ tội gì hết, người ta giết người người ta không có gớm tay đâu, cho nên cái lòng sân dữ lắm, không phải hiền lành đâu. Cho nên chúng ta thấy bây giờ người ta chửi mình, người ta mắng mình, mình sân lên nhưng mình ráng nén xuống chớ trong lòng tức lắm. Còn người đời người ta không nhẫn, người ta không nén, người ta ăn thua đủ, người ta không nhịn ai hết, cái sân này tới cái sân khác, nó đưa đi đến chỗ có thể giết nhau, đi nằm nhà thương hay đi ở tù. Muốn biết người tu hành, nghĩa là mình muốn biết người tu hành được giải thoát ở mức độ nào thì chúng ta chỉ cần nhận ở cái lòng sân của họ là dễ biết. Thấy họ sân là biết họ tu ở mức độ nào rồi. Cho nên có nhiều vị tu hành rất lâu năm, ở rừng ở núi mà khi đụng việc chúng ta thấy tâm sân họ bùng khởi lên thì chúng ta biết là họ chẳng có được gì hết, chỉ qua cái hình thức ép của họ, qua cái sự tu tập của họ có cái vẻ khổ hạnh bằng cách này cách khác nhưng tâm sân của họ chưa xả được, tham sân si đều còn đủ chứ chưa hết.

Lòng sân còn thì lòng tham còn. Lòng sân còn thì ngu si còn. Bởi vì chính mình ngu si nên chưa có Minh được. Do vậy cái si còn thì tham còn, sân còn. Người ta nói xấu nhau cũng vì lòng sân thù hận, người ta giết nhau cũng vì lòng sân thù hận, người ta cướp đoạt của nhau cũng vì lòng sân thù hận. Bởi vậy sân là một pháp ác, một pháp cực ác lớn. Trong 10 điều ác, lòng sân là ác nhất. Muốn tu tập dứt bỏ lòng sân ta hãy tu tập và trau dồi TỨ VÔ LƯỢNG TÂM, khi nào lòng Từ bi hỉ xả có được thì lòng sân mới hết được. Nhưng TỨ CHÁNH CẦN cũng có pháp tu. Vậy ta phải trạch pháp ra câu này để dùng nó mà hướng tâm tu tập:

“Ý sân là một hành động cực ác, đầy tội lỗi, làm cho ta khổ, người khác khóc, ta phải từ bỏ, dứt trừ, phải mạnh dạn và quyết tâm xa lìa nó, từ bỏ nó, xem nó như thú dữ ác độc, như quỷ dữ la sát.”

Đó là câu hướng tâm để chúng ta thấy lòng sân của chúng ta dữ tợn lắm, như quỷ dữ vậy, như la sát vậy. Khi dùng câu này hướng tâm Như Lý Tác Ý thì phải ngồi kiết già lưng ngay thẳng, bởi vì chúng ta biết những pháp ác, cực ác thì chúng ta càng ngồi yên tĩnh, ngồi kiết già để thân tâm gom lại một điểm mà xua đuổi, chúng ta đánh đuổi nó mới được. Chứ còn chúng ta ngồi như ngồi trên cái ghế này mà để xả cái tâm tham, tâm sân, tâm si của chúng ta thì không được. Như bình thường chúng ta ngồi trên cái ghế thường như thế này mà chúng ta tập trung niệm ở trước mặt để chúng ta xả cái tâm đừng giết hại chúng sinh thì còn có thể được. Nhưng đến khi cái ý mà dừng tham sân si, 3 cái ác độc này nó không đơn giản đâu cho nên phải ngồi khoanh chân gom tâm lại, tập trung cái niệm lại, do đó mới đủ sức dùng pháp hướng để đánh mạnh nó ra được.

Cho nên chúng ta phải biết cách thức tu, chứ nếu không biết cách thì chúng ta tu không có kết quả đâu. Phải ngồi kiết già lưng ngay thẳng, đặt pháp hướng trước mặt, dùng hết sức tinh thần xua đuổi như xua đuổi một con chó điên. Nghĩa là mình biết nó, biết cái tham sân si của mình là con chó điên, nếu mình không xua đuổi mạnh thì nó cắn mình chết, nó cắn mình điên đó. Cho nên mình phải đem hết sức của mình ra xua đuổi như xua đuổi một con chó điên. Như vậy chúng ta phải biết cách thức chúng ta ngồi kiết già là chúng ta gom hết toàn lực đánh đuổi một con chó điên đem lại cho chúng ta tai họa là điên khùng.

2. “Ý sân từ đây phải chấm dứt, phải từ bỏ không được phóng khởi”.

Nghĩa là mình nhắc cái ý sân từ đây bất kỳ hoàn cảnh nào không được phóng khởi ra. Đó là câu mình hướng tâm để đoạn dứt ý sân.

3. “Ý sân phải chấm dứt ngay.”

Đó, mình chỉ nói câu ngắn như vậy: chấm dứt ngay. Ra lệnh như vậy lâu ngày chúng ta dùng cái sức tinh thần của chúng ta, cái pháp hướng nó sẽ hiệu quả đến cùng. Cho nên đến cuối cùng thì ngay cái chỗ người ta vừa chửi mình thì ngay đó nó chấm dứt ngay liền, ở trong đầu của mình nó phóng ra chấm dứt ngay. Ngay đó tâm mình thản nhiên không sân nữa. Quý vị thấy pháp hướng nó hiệu quả đến mức độ đó. Nó ngắn chừng nào thì lực của nó lại mạnh chừng nấy. Mà câu hướng mà dài thì cái lực nó yếu chừng nấy. Cho nên khi muốn dứt, từ bỏ, thì pháp hướng càng ngắn thì lực càng mạnh, cái tinh thần càng mạnh. Còn pháp hướng mà dài thì đó là pháp hướng trau dồi chứ không phải pháp hướng dứt trừ.

Đó là Thầy nhắc như vậy để sau này quý thầy trí tuệ thông minh sáng suốt tùy theo đó mà trạch ra những pháp hướng cho nó đúng với môi trường, đúng với tâm của mình cho mình tu tập.

4. Bây giờ trau dồi cái tâm thương yêu của mình. Trau dồi lòng thương yêu để phát triển tâm lành ngăn ngừa tâm ác, quý thầy phải trạch pháp dùng pháp hướng dẫn tâm thương yêu chúng sanh:

“Ý sân giận dữ chửi mắng nạt nộ người khiến cho người ta sợ hãi, đau khổ. Ta phải thương yêu họ, không được làm cho họ sợ hãi. Vậy từ đây ta không nên chửi mắng, la hét mà phải thương yêu an ủi, giúp đỡ họ đừng sợ hãi.”

Đó là câu trau dồi tâm thương yêu của mình. Cho nên câu này không dùng nạt nộ hay ra lệnh mà chỉ xoa dịu nhẹ nhàng, an ủi nó, để cho lòng thương yêu lần lượt lớn lên mà không có la hét. Mỗi khi chúng ta tức giận la hét gì đó thì chúng ta nhớ phải thương người, cho nên nó dịu xuống liền tức khắc, không có la hét.

5. "Đời là khổ cho nên sân lại làm cho người khác, vật khác đều khổ thêm. Thấy ai sân ta nên thương họ, ta phải tập thương họ cho chân thật."

Đó là những điều làm cho tâm của chúng ta thấy người sân là chúng ta thương. Nhắc nhở chúng ta thấy người giận dữ là chúng ta thương. Và chúng ta cũng biết trạch pháp ra: Đời đã là khổ rồi, cho nên sân lại làm cho người khác, vật khác đều khổ theo, vì vậy mà cái tâm không được làm vậy nữa, phải thương yêu. Đó là câu ám thị để trau dồi tâm thương yêu của chúng ta, để nó phá đi tâm ác của chúng ta là tâm sân.

Đến đây thì chúng ta lại còn phải dùng Định Vô Lậu mà tu Tứ Chánh Cần nữa. Các thầy thấy công trình tu tập của chúng ta phải sử dụng liên tục những cái định, trừ ra có định Hiện tại an lạc trú là 4 thiền là chúng ta không sử dụng ở trong này thôi. Dùng Định Vô Lậu tu Tứ Chánh Cần là ta phải ngồi kiết già lưng thẳng, đặt niệm sân trước mặt rồi tác ý đi tìm cái sân từ đâu có, từ đâu sanh, từ đâu diệt, cứ như thế chúng ta phát sinh tri kiến giải thoát, làm cho ta hiểu rõ ý sân, bẻ vụn ý sân, làm cho tan vỡ ý sân không còn đất đứng nơi tâm ta nữa. Nghĩa là trong khi chúng ta quán xét tự nó phóng ra, nó làm cho chúng ta thấu suốt được cái sân từ đâu đến, từ đâu có, từ đâu không, cho nên chúng ta biết rất rõ. Do biết rất rõ thì đó là nó bẻ vụn cái ý sân của chúng ta, nó làm cho tan nát cái ý sân ra, nó làm cho ý sân không còn đất đứng nơi tâm ta. Đó là chúng ta dùng Định Vô Lậu mà phá tâm sân. Chúng ta áp dụng Định Vô Lậu ở trong Tứ Chánh Cần, ở đây Định Vô Lậu không bao giờ dùng pháp hướng mà nó dùng tri kiến quét sạch lậu hoặc, nó suy tư, nó đi tìm nguồn gốc của tâm sân, từ cái sân đó nó đem lại khổ như thế nào, làm sao nó quét sạch ra. Nó làm cho tâm của chúng ta không còn sân đứng được ở đó. Phải đặt niệm này trước mặt, đừng cho thất niệm, cho tới lúc nào chúng ta thấu suốt được cái sân rồi chúng ta mới xả nghỉ, còn chưa thấu suốt được thì chúng ta đừng có xả nghỉ ngang, mà chúng ta phải quán liên tục, đừng có để thất niệm trong thời gian truy tìm cái sân thì nó mới được.

Phải đặt niệm sân này trước mặt đừng cho thất niệm, có như vậy là tu Tứ Chánh Cần câu hữu Định Vô Lậu. Bắt đầu chúng ta tu Tứ Chánh Cần mà câu hữu qua Định Vô Lậu thì mình phải khéo léo, phải áp dụng cho đúng cách, chứ nếu cứ tu Tứ Chánh Cần thôi, không dùng Định Vô Lậu thì mình không thông suốt được cái tham sân si của mình. Do đó mà mình tác ý ở ngoài da của nó thì không có thấm đâu. Cho nên chúng ta dùng Định Vô Lậu, nhìn cho thấu cái lậu hoặc tham sân si này như thế nào, vì vậy mà chúng ta đốn sạch sân ở tại gốc nó, đập tan nó từ trong gốc sân của nó, dứt được ý sân của nó. Quý thầy thấy tuyệt diệu không? Cho nên mình phải biết câu hữu được pháp này với pháp kia, do mình câu hữu với Định Vô Lậu mà đạt được như ý nguyện của mình là tâm sân dứt. Như vậy là Thầy dạy quý thầy có cách thức để tu tập, có cách thức để câu hữu, chứ đâu phải là thiếu cái sự câu hữu đó. Nếu mình tu Định Vô Lậu là mình cứ tu Định Vô Lậu, còn tu Tứ Chánh Cần là cứ chỉ tu Tứ Chánh Cần. Không phải như thế đâu. Chính vừa nãy khi chúng ta tu tập Tứ Chánh Cần mà chúng ta tu tập lòng thương yêu của mình tức là câu hữu với TứVô Lượng tâm đó. Những cái chúng ta câu hữu Thầy nhắc thì quý thầy mới biết, mà Thầy không nhắc thì quý thầy không biết đâu. Đó là những cái chúng ta câu hữu với nhau, pháp này câu hữu với pháp kia để chúng ta thực hiện cho đạt được mục đích của chúng ta là giải trừ tâm ác của chúng ta, 10 điều ác ra khỏi tâm của chúng ta, không còn đất đứng ở đó.

Si. Bây giờ đến cái phần ngu si của ý chúng ta đây. Si là vô minh, là trạng thái ham ngủ, ham ăn. Tức là cái si của chúng ta nó hiện ra trạng thái ham ăn ham ngủ. Đó là cái si đó. Vì vậy mà chúng ta biết cái trạng thái ham ăn ham ngủ của chúng ta là si. Người nào còn thích ăn, thích ngủ là người đó đang si, chứ chưa phải là thông minh. Mặc dù bây giờ họ là thông minh, là nhà bác học đi nữa, là tiến sĩ đi nữa mà còn ham ăn, ham ngủ thì đó là những người si chứ không phải là những người không si đâu. Muốn đoạn dứt pháp ác này quý thầy phải tu Chánh Niệm Tỉnh Thức Định.

Đó, bây giờ muốn đạt được cái chỗ không si này chỉ có Chánh Niệm Tỉnh Thức Định nó mới có sức tỉnh thức, chứ còn nếu không có Chánh Niệm Tỉnh Thức Định, nó ham ăn ham ngủ. Mà khi có tỉnh thức mới tu Định Vô Lậu để diệt trừ cái ăn, nó mới quét sạch được cái ăn, nó mới thấy cái ăn là bất tịnh. Từ chỗ nó câu hữu cái này với cái kia, nó kết hợp lại, nó làm cho chúng ta có một lộ trình tu tập rất là chặt chẻ, rất là kỹ lưỡng, rất là dày mịch không để cho các pháp ác xen vô được. Bởi vì chúng ta có những pháp làm như mạng lưới, không cho pháp ác rơi trên đó được; nó đánh bại, nó đánh bạt pháp ác ra hết, không còn chỗ nào để pháp ác lọt vào tâm chúng ta được. Nhờ chúng ta câu hữu liên tục các pháp này mà chúng ta đánh các pháp ác ra khỏi tâm chúng ta. Vì vậy đưa chúng ta ra con đường giải thoát rất rõ ràng và cụ thể. Cho nên khi tu Chánh Niệm Tỉnh Thức là chúng ta phải đi kinh hành nhiều, theo hành động đi mà chúng ta tỉnh thức thì không còn lười biếng, không còn buồn ngủ nữa. Nó phá cái trạng thái si của chúng ta rất rõ.

Muốn phá và dứt ác pháp si mê này thì quý thầy phải phá vô minh. Hồi nãy là đi kinh hành là để tỉnh thức thôi. Chúng ta si tức là vô minh chứ gì. Muốn phá vô minh thì phải làm sao? Chớ đâu phải là tỉnh thức không? Tỉnh thức không mà nó không hiểu gì hết thì cái tỉnh thức đó để ngồi suốt ngày chơi cho nó thanh thản thôi chứ có làm gì. Bây giờ chúng ta phải dùng sức tỉnh thức này để chúng ta tu tập Định Chánh Niệm Tỉnh Thức, làm cho chúng ta có sức tỉnh thức, từ sức tỉnh thức đó chúng ta mới phá Vô Minh. Mà phá Vô Minh thì nó có Minh. Muốn phá Vô Minh quý thầy phải học hiểu những lời Phật dạy, Thầy dạy. Muốn phá được vô minh đó thì mình phải là người học, chớ mình không học thì không biết, mà không biết thì biết đâu mà làm. Chẳng hạn bây giờ nói rằng đời khổ, quý thầy cho rằng đời đâu có khổ. Đó là cái vô minh của quý thầy. Nhưng khi nghe nói khổ, vạch ra từng ly từng tý mới thấy thật đây là khổ. Quý thầy mới thấy được cái khổ, mà thấy được cái khổ là vén được cái vô minh. Vậy quý thầy đã Minh. Minh là nhờ sự học hỏi những cái gì của người ta đi qua rồi người ta dạy lại cho mình, để mình thấy được, mà mình thấy được đó là cái Minh của mình. Cái nào chưa hiểu cần phải hiểu cho rõ, nghĩa là lời dạy đó cái nào chưa hiểu thì mình phải hiểu cho rõ, hiểu cho rõ là phải hiểu cho đúng vì hiểu sai tức là Vô Minh. Những điều từ lâu quý thầy chưa biết, bây giờ được học hiểu quý thầy đã biết và biết rất rõ, đó là phá si, dứt trừ si, tức là phá vô minh. Phá vô minh tức là minh, Minh là hiểu rõ cái nào ác, cái nào thiện.

Như hồi nào tới giờ thầy chưa có dạy Thập thiện, cho nên quý thầy đâu nghe nói là các pháp ác rồi các pháp thiện. Bây giờ dạy các pháp ác, các pháp thiện thì quý thầy biết có 10 pháp ác, có 10 pháp thiện; biết rõ sao là ác, sao là thiện; thì như vậy là quý thầy đã Minh rồi đó. Đã biết được 10 rồi, còn hồi đó thầy chưa nói 10 các thầy biết pháp ác chứ chưa biết nó có 10 hay 20 hay bao nhiêu, chưa có biết đâu. Còn bây giờ đã được học, các thầy biết đó là pháp ác, đó là pháp thiện. Mười cái pháp ác này, 10 cái pháp thiện này, hoặc là tất cả các pháp khác như thế nào như thế nào, như vậy quý thầy bắt đầu Minh rồi đó. Vì vậy Minh tức là mình không theo ác pháp mà Vô Minh thì mình theo ác pháp, mình bị sai lệch. Minh là hiểu rõ cái nào ác, cái nào thiện, cái nào đúng chân lý, cái nào sai chân lý, cái nào đúng nhân, cái nào đúng quả, cái nào cần trau dồi, cái nào không cần trau dồi, cái nào cần dứt bỏ, cái nào không cần dứt bỏ, cái nào tùy, cái nào chỉ, cái nào ức, cái nào quán, cái nào diệt, cái nào xả, cái nào hướng, cái nào ly, cái nào khởi, cái nào diệt, cái nào khổ, cái nào không khổ, cái nào còn khổ, cái nào hết khổ, cái nào sân, cái nào không sân, cái nào tham, cái nào không tham và biết rất rõ các cái đó, đó là minh. Tất cả những cái mình biết rõ như Thầy kể ở trên thì đó gọi là Minh. Mình biết cái này khổ, cái này không khổ, cái này tham, cái này không tham, cái này ác, cái này không ác, biết những cái đó gọi là Minh. Nhờ có Minh mà si hết. Nghĩa là mình rõ rồi thì cái si kia hết rồi, mình không có lầm nữa cho nên gọi là hết.

Khi có minh thì chúng ta hãy tinh tấn chuyên cần tu tập, không phí bỏ thời gian vô ích, một lòng quyết tâm, quyết dứt bỏ các pháp ác. Bây giờ mình đã minh rồi mà lười biếng thì các pháp ác có còn không? Còn. Cho nên khi mình đã biết rõ rồi thì mình mới chuyên cần siêng năng tu tập để trau dồi thân tâm của mình dứt bỏ thì nó mới hết chớ, không phải biết rồi rồi để khơi khơi rồi tự nó hết đâu. Bởi cái minh này là cái minh của mình huân tập sự hiểu biết của người khác, mình chỉ mới hiểu thôi, cho nên cái này Phật dạy đó là cái tri kiến chứ chưa phải là tri kiến giải thoát. Còn tri kiến giải thoát của mình là cái mà Thầy nói ngồi để phá cái vô lậu, tự nó phóng ra, rồi tự nó tìm hiểu ra, rồi nó quán xét thấu suốt được cái lý đau khổ hoặc cái lý nào đó, rồi nó xả cái lý đó đi, nó làm cho không còn lậu hoặc thì cái đó gọi là tri kiến giải thoát. Còn bây giờ cái Minh này mới chỉ là cái Tri Kiến của chúng ta thôi. Tức là chúng ta nhai lại những hiểu biết của người khác để cho mình hiểu cái đó đúng sai thôi, đó là cái tri kiến đúng, còn nếu mình nhai lại cái tri kiến sai thì nó thành kiến chấp, tà chấp hay thân chấp, do đó nó đưa chúng ta đi lầm lạc tới chỗ càng gây thêm pháp ác nữa, cho nên càng đem đến sự khổ đau.

Quý thầy ngồi kiết già lưng ngay thẳng, trước mặt tưởng ánh sáng ngày như đêm rồi dùng pháp hướng Như Lý Tác Ý:

"Tâm u tối si mê như đêm đen, ta hiện giờ thấy nó sáng suốt như ban ngày không còn đen tối nữa."

Đây là tu Định Sáng Suốt đây, để cho chúng ta từ đó nó mới có sự sáng suốt. Nó mới như cái lý nó tác ý ra, những tri kiến giải thoát của chúng ta mới phát ra được. Vậy thì khi tu Định Sáng Suốt này thì thứ nhất chúng ta được tỉnh thức. Chúng ta ngồi giữ tâm thanh thản thì nó sáng suốt ngày như đêm, đêm như ngày. Còn nếu chúng ta chưa có đủ sức tỉnh thức thì chúng ta phải tu tập dùng cái tưởng để thấy cái tâm chúng ta si mê như đêm đen, bây giờ nó sáng suốt ngày như đêm, đêm như ngày, nó sáng suốt như ngày, nó không còn u tối nữa. Do tưởng sáng suốt này nó làm cho tâm của chúng ta luôn ở trong chỗ sáng suốt và nó phát triển tâm thanh thản tức là tâm tỉnh thức. Chúng ta phải thấy được mấu chốt tu chỗ này gọi là tu tâm sáng suốt hoặc tu Định Sáng Suốt. Chỗ này là chỗ thêm phần để quý thầy biết chứ còn trước kia Thầy dạy quý thầy giữ cái tâm thanh thản tức là giữ cái tâm sáng suốt của mình. Còn bây giờ là chúng ta chưa đủ tỉnh thức, chưa đủ Chánh Niệm Tỉnh Giác cho nên sức tỉnh chưa có thì giữ tâm thanh thản không có được lâu, do đó chúng ta mới ngồi, mới tưởng là cái tâm của chúng ta si mê đen tối mà bây giờ nó phải sáng suốt như ban ngày, nó không còn đen tối nữa. Đó là chúng ta dùng tác ý nhắc nó để ngồi đây chúng ta dùng cái tưởng thấy luôn luôn lúc nào cũng sáng suốt ở trước mắt của chúng ta. Do ánh sáng tưởng tượng đó mà nó giúp cho chúng ta sáng suốt.

Những bài này đã được Phật dạy các Tỳ Kheo trong thời đức Phật, rất lâu và rất nhiều chứ không phải Thầy đặt ra đâu. Có dịp quý thầy nghiên cứu về kinh tạng Pali hoặc là kinh tạng A Hàm thì quý thầy sẽ thấy được những điều Phật dạy này.

Trong Tứ Chánh Cần dứt bỏ 10 pháp ác, bây giờ mình đã tới cái si là đã chấm dứt 10 pháp ác rồi. Cho nên để chấm dứt bài Tứ Chánh Cần nầy, Thầy xin đọc lại một bài kệ của đức Phật tóm lại cái ý của bài Tứ Chánh Cần nầy như thế nào. Đây là bài kệ của đức Phật:

Ai phản lại chánh pháp
Tham sân si nuôi lớn
Thanh danh bị sứt mẻ
Như trăng khuyết đêm đen

***

Ai không phản chánh pháp
Tham sân si đoạn dứt
Thanh danh được tròn đủ
Như trăng tròn mười sáu

Bây giờ mình hiểu được cái chánh cái tà rồi, cái ác cái thiện rồi mà nếu mình còn phản lại thì là một cái tội rất lớn. Nghĩa là biết rồi mà mình còn phạm phải thì coi như con người của mình bị sứt mẻ, không còn thanh danh nữa. Các thầy biết rằng trăng khuyết nó nhỏ xíu, thì ánh sáng đâu có mà đêm đen nữa thì nó mờ tối vô cùng. Người phản lại chánh pháp này, phản lại các pháp thiện, thì tham sân nuôi lớn, thì thanh danh bị sứt mẻ như trăng khuyết đêm đen.

Đó, quý thầy thấy bài kệ của đức Phật, nếu chúng ta đi vào chánh pháp thì 3 cái pháp tham sân si này đoạn dứt thì 7 cái pháp ác kia nó cũng sẽ mất đi. Do đó chúng ta sống như trăng tròn 16, tròn đầy không có thiếu khuyết một chỗ nào nữa hết. Trăng rằm còn khuyết một chút chứ trăng 16 thì nó tròn thiệt tròn, không có thiếu chỗ nào, tức là giải thoát hoàn toàn. Chánh pháp giúp cho quý thầy thấu rõ chơn lý của đời người, đó gọi là Minh. Các thầy không rõ chánh pháp nên không thấy chân lý đời là ác pháp, là khổ đau nên phóng tâm chạy theo vật chất, ham muốn thế gian pháp, cái không hiểu này gọi là Vô Minh. Mình chạy theo cái ham muốn như vậy, gọi là Vô Minh. Còn cái mình hiểu đúng chánh pháp thì gọi là cái Minh. Do không hiểu nên lầm chấp ác pháp là thiện pháp. Do không hiểu tưởng đời sống con người là hạnh phúc, nào ngờ là khổ đau, là không hạnh phúc. Người đời vì lầm nên xây dựng an vui hạnh phúc trên mảnh đất vô thường, không vững chắc, thay đổi liên tục không dừng nghỉ. Vì thế công trình kiến tạo và xây dựng hạnh phúc, an lạc cho nhân loại là một công trình Dã Tràng.

Như quý thầy thấy người ta phát minh cái này cái kia để đem hạnh phúc cho con người chứ gì, nhưng mà càng phát minh thì càng đem lại sự đau khổ càng nhiều cho con người, đó là chúng ta xây dựng trên mảnh đất vô thường. Mọi vật đều vô thường mà người ta nghĩ đó là thường, người ta lầm chấp cho nên người ta càng cố gắng xây dựng lên thì càng đem lại nỗi khổ cho nhân loại. Càng xây dựng văn minh thì con người lại càng khổ bấy nhiêu chỉ vì do họ xây dựng ngọn mà không xây dựng gốc. Do vô minh này mà loài người trên hành tinh này không lúc nào được hòa bình, chỗ này không chiến tranh thì chỗ khác chiến tranh. Càng khoa học, càng máy móc tinh vi thì chúng ta thấy trên thế giới lúc nào cũng có nước chiến tranh chứ không bao giờ hết. Tưởng là phục vụ cho nhân loại, cho con người được thanh bình, được an vui, được thương nhau nhưng cuối cùng họ vẫn giết chóc nhau. Họ vẫn tìm mọi cách: về quân sự thì họ tìm mọi cách giết nhau bằng súng đạn, mà về kinh tế thì họ cũng tìm mọi cách để hại các cơ xưởng, các công trình của kẻ khác, làm cho suy sụp kinh tế của kẻ khác xuống. Đó là những hậu quả của sự văn minh, sự tiến bộ mà xây dựng trên cái ngọn, không xây dựng ở cái gốc. Vì xây dựng trên cái ngọn là xây dựng trên mảnh đất vô thường, trên các vật vô thường thì làm sao có sự hạnh phúc an vui vĩnh cửu được. Vì hỷ lạc của cuộc đời nên người ta mê mệt, đắm đuối theo nó.

Do đó đức Phật có phân tích cho chúng ta biết có 4 loại đam mê, hỷ lạc thấp kém hạ liệt, thuộc về những phàm phu, không xứng thánh hạnh, không có lợi ích, không có hướng đến yểm ly, vô tham, tịch diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ và Niết Bàn. Nghĩa là vì có những sự hỷ lạc của cuộc đời, tức là cái làm cho chúng ta thích thú đó, nó làm chúng ta khả ái, khả hỉ đó cho nên con người mê si mới đắm đuối nó, chạy theo nó. Do mọi người mê si đắm đuối chạy theo nó, nhưng đức Phật là một người giác ngộ cho nên Ngài thấy được, Ngài phân tích cho chúng ta có 4 loại đam mê hỷ lạc thấp kém này. Nó hạ liệt, nó làm cho chúng ta không có viễn ly, không có hướng đến sự yểm ly, vô tham, tịch diệt được, an tịnh được cho nên càng lúc càng khổ. Trong khi con người đang xây dựng hạnh phúc cho mọi người lại là đưa mọi người vào cái chỗ chạy theo những hỷ lạc của cuộc đời, mê mệt theo nó, đắm đuối theo nó.

Đây quý thầy nghe lời của Phật dạy và quý thầy sẽ thấy chính những sự ngu si của chúng ta đã xây dựng những cái đau khổ đó.

"Này quý thầy, quý thầy có thấy chăng, có hạng người ngu si, sau khi giết hại chúng sanh, ăn thịt chúng sanh, tự mình sung sướng hoan hỷ thích thú, đó là hỷ lạc thứ nhất."

Các thầy thấy rõ không, ngay bây giờ, có nhiều người bắt gà bắt vịt, họ làm thịt, họ giết đi, phải không? Họ thích thú ngay sự giết rồi họ ăn thịt chúng sanh họ lại cho là ngon nữa: chà bữa nay ăn rất ngon, vợ chồng mình bữa nay làm bữa ăn thích quá, mai mốt có dịp làm nữa, ăn nữa. Có phải thích không? Nếu không thích thì làm sao họ làm vậy. Đức Phật phân tích cho chúng ta biết giết hại chúng sanh, ăn thịt chúng sanh là cái hỷ lạc thấp hèn thứ nhất. Đức Phật phân tích cho chúng ta thấy rõ đó là cái hỷ lạc của dục thứ nhất đó.

"Này các thầy, các thầy có thấy chăng, có người sau khi lấy của không cho hoặc trộm cướp của người, tự mình sung sướng, hoan hỷ thích thú."

Đó là hỷ lạc thứ hai. Có không? Thằng trộm nào mà lấy xe đạp hay xe Honda của người ta về bán lấy tiền mua quần mua áo, mua đồ đạc ăn uống cho vợ con, nó thích thú lắm chứ. Nó đâu có nghĩ người ta mất của người ta khổ đâu. Nó sung sướng lắm. Trời ơi bữa nay mình làm vố này là cả tháng khỏi đi. Có phải thích không? Đó là đức Phật cho chúng ta thấy sự thích thú thứ 2, hỷ lạc thứ 2 của con người chúng ta.

"Này quý thầy, quý thầy có thấy chăng, có người sau khi tự mình nói láo gạt người, sung sướng, hoan hỷ."

Đó là hỷ lạc thứ 3. Có không? Nói láo người ta, gạt người ta được, về cười hỷ hả sung sướng lắm, đó không phải là thích thú sao? Đó là cái hỷ lạc thứ 3. Hoặc là mình nói xấu người, hoặc là mình nạt nộ người làm cho người ta sợ hãi, về nhà mình thích thú. Hồi nãy tao nạt tiếng, trời nó run lẩy bẩy trông thấy khoái. Phải không? Các con thấy cái điều đó là một bằng chứng cụ thể mà ông Phật ông nói, Thầy thấy không có gì sai hết. Còn ghét người nào đó mình đặt điều nói xấu người đó. Mình thấy người đó ngồi khóc lu bù. Bởi họ không có xấu mà nghe người ta nói mình vậy, tức quá khóc luôn. Thì lúc bấy giờ mình thích lắm, thấy người đó rầu rỉ khóc lóc vậy, khoái lắm. Đó không phải là cái hỷ lạc sao? Đó là cái hỷ lạc thứ 3 của mình đó.

"Này quý thầy, quý thầy có thấy chăng, người say đắm, đam mê vây quanh 5 thứ dục lạc: sắc, danh, lợi, thực, thùy."

Nghĩa là bây giờ chúng ta nhìn chung, chúng ta sẽ thấy này: sắc là nữ sắc, là sắc dục, danh là ông này bà kia, ông lớn bà lớn, lợi là tiền của, ăn ngon, ngủ muốn ngủ hồi nào thì ngủ. Đó là người ta vây quanh 5 thứ dục lạc này. Do đó nó có những hỷ lạc. Mà những hỷ lạc này đức Phật gọi là hỷ lạc thứ tư. Ở trên kia nó là những hỷ lạc nằm trong ác pháp thật, nó có thật sự. Rồi đến 5 thứ dục lạc này mà vây quanh họ thì chúng ta có thấy họ hỷ lạc không? Họ khoái lắm chớ, làm sao mà không khoái điều này, ăn miếng ngon là thấy thích rồi thì tức là đã có hỷ lạc thứ 4 rồi. Rồi mình ngủ, mình ngủ mình lười biếng li bì nằm vật tới vật lui  thì đó cũng là hỷ lạc của cái thứ ngủ rồi. Có tiền nhiều thì mình cũng thấy vui, có danh làm ông lớn thì mình cũng thấy thích, thì đó là dục lạc rồi. Có sắc đẹp, nữ sắc thì lại thích thú. Tất cả những cái đó đều là hỷ lạc thứ 4. Ông Phật nói Thầy thấy không sai ở chỗ nào hết. Do chỗ hỷ lạc đó mà người ta không bỏ cuộc đời, không dứt cuộc đời ra được. Mình là người hiểu biết thì có dứt ra được không? Phải dứt đi chớ, mình đã hiểu lời Phật dạy quá rõ rồi. Thầy đã dạy đây thì chắc chắn không còn thiếu chỗ nào hết, mà không còn thiếu thì mình thấy đó là khổ hay vui? Cái đó là vui giả tạm, vui không thật đâu, chúng ta hãy tìm cái vui chân thật.

Đây là 4 thứ hỷ lạc phàm phu đầy đau khổ và tội ác. Chắc đến đây quý thầy thấy rõ lộ trình thế gian pháp là say mê chìm đắm trong 4 thứ hỷ lạc đê tiện, thấp hèn, hạ liệt thuộc về hạng phàm phu, không xứng với thánh hạnh. Quý thầy đã nhận ra những thứ hỷ lạc ở trên là những hỷ lạc của tội lỗi.

Bài học này dài dòng vì phải nói cho đủ, nói cho quý thầy hiểu được giáo án, hướng nào cho rõ hướng nấy. Cho nên tuy là nói giai đoạn thứ nhất của người cư sĩ nhưng sự thật giáo án đã cho quý thầy thấy gần như thông suốt con đường đi của đạo Phật. Còn về phần tu hành chúng ta có hỷ lạc không? Có chớ, sao lại không. Phật cũng có dạy chúng ta biết chớ.

“Này quý thầy, có 4 loại hỷ lạc nhất định đưa đến yểm ly, vô tham, tịch diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ và Niết bàn.”

Đây là nói 4 thứ hỷ lạc của pháp giải thoát trong lộ trình thứ 2 mà chúng ta sẽ bước vào. Ở trên kia các hỷ lạc đó chỉ đem đến đau khổ, không đem được an tịnh cho cuộc đời chúng ta. Chúng như cái bóng chớ không phải là những miếng mồi thật, còn 4 cái hỷ lạc này là cái thật, đưa chúng ta đến giác ngộ và niết bàn, tâm hồn an tịnh. Vậy 4 loại hỷ lạc này là gì và ở đâu?

1. Chúng ta phải xét xem các hỷ lạc này nằm ở chỗ nào để chúng ta tìm hỷ lạc của pháp giải thoát, chứ nếu không, chúng ta cứ chạy theo hỷ lạc của dục lạc thế gian. Chúng ta tu mà không có hỷ lạc thì chúng ta tu làm gì, ít ra nó cũng đem cho chúng ta một cái gì thích để chúng ta tiến bước trên con đường giải thoát chứ. Nếu tu quá khổ, luôn luôn bị hành hạ thì chúng ta làm sao ham tu nổi. Cho nên đức Phật cho chúng ta thấy có 4 loại hỷ làm chúng ta thích, làm chúng ta mạnh tiến trên con đường tu, dù đường tu rất khổ nhưng nó có những cái an ủi cho chúng ta, khuyến khích chúng ta tiến tới không có lùi bước. Bốn loại hỷ này là gì?

"Các thầy ly dục, ly ác pháp, chứng và trú sơ thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ, đó là hỷ lạc thứ nhất."

Đó, quý thầy thấy chưa, dục chạy theo ác pháp thì nó cũng sinh ra các hỷ lạc là 4 các loại hỷ lạc trên. Còn bây giờ mình đi ngược lại, thì nó cũng có sanh hỷ lạc cho mình. Những hỷ lạc này khác các hỷ lạc kia rất nhiều. Nó tuyệt diệu hơn rất nhiều vì nó đưa lại tâm hồn an tịnh, thắng trí, giác ngộ, niết bàn, tịch diệt. Nó làm cho tâm chúng ta vô tham, vô sân, vô si; nó làm cho mình không có khổ nữa. Cho nên, mình muốn có hỷ lạc đó thì phải ly dục ly ác pháp để chứng và trú Sơ thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh. Đây là hỷ lạc thứ nhất trên con đường tu tập của chúng ta, trong lộ trình thứ 2. Vì an lạc cho nên nó có cái lạc, mà cái lạc này chứng qua 4 trạng thái, đây là trạng thái hỷ lạc thứ nhất của một loại định mà đức Phật gọi là Hiện tại an lạc trú. Bây giờ nói về hỷ lạc thứ nhì.

2. Quý thầy tịnh chỉ tầm tứ (Tịnh chỉ tức là ngưng lại, không cho tầm tứ còn nữa.) chứng và trú thiền thứ 2 một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ nội tĩnh nhất tâm. Đây là hỷ lạc thứ 2, nó có rõ ràng. Quý thầy thấy do định sanh hỷ lạc, nó không giống cái hỷ lạc do ly dục sanh hồi nãy, mà đây là cái hỷ lạc do định sanh, trạng thái hỷ lạc này nó khác hơn nhưng nó không phải khác xa chỗ hỷ lạc do ly dục đó sanh đâu. Bởi vì ly dục là tâm thanh tịnh, mà cái nhất tâm này không tầm không tứ cũng là tâm thanh tịnh, cho nên hỷ lạc ở đây không khác xa, nhưng mà nó sâu hơn, nó nhiều hơn hỷ lạc do ly dục sanh.

3. Bây giờ mình tới cái hỷ lạc thứ 3 thì quý thầy xa tất cả các trạng thái tưởng. Quý thầy lìa xa các trạng thái tưởng. Xa cho đến khi mà xa giấc mộng chiêm bao của quý thầy luôn nữa. Quý thầy lìa xa các trạng thái tưởng, trú ở hơi thở, ly sạch 6 loại tưởng, chứng và an trú thiền thứ 3. Đó là hỷ lạc thứ 3. Ở trong kinh thì Phật nói ly hỷ trú xả, chứng thiền thứ 3, còn Thầy thì nói một cách rõ ràng hơn để cho quý thầy nhận ra được là do chúng ta lìa xa các trạng thái tưởng, bởi vì lúc này chúng ta đã diệt tầm tứ rồi cho nên ý thức đã ngưng, do vậy tưởng thức hoạt động. Do tưởng thức hoạt động mới sinh ra những trạng thái làm chúng ta thích, vui cho nên gọi là hỷ, nghĩa là khi đó có cái này xảy ra, có cái kia xảy ra làm chúng ta vui. Ví dụ thấy hào quang, thấy mình bay bổng lên trời, thấy mình có thiên nhãn, thần nhãn. Do những cái thấy này làm cho mình thích thú; làm mình thích thú tức là vui. Cho nên Phật mới nói ly hỷ, Thầy nói tận gốc còn Phật nói là cái trạng thái vui. Nhưng mà cái gì làm cho chúng ta vui? Phải có gì làm cho có vui. Ở đây Thầy nói cái trạng thái làm cho chúng ta vui mà không nói hỷ, nhưng mà nói trạng thái đó là tưởng làm cho chúng ta vui, cho nên chúng ta phải lìa tất cả các trạng thái (tưởng) xảy ra mà làm cho chúng ta vui đó. Đó là chúng ta ly hỷ (như đức Phật dạy). Vậy thì chúng ta phải xả sạch, ly sạch 6 cái tưởng này thì chúng ta mới chứng và an trú thiền thứ 3, do vậy hỷ lạc thứ 3 sanh. Chúng ta mới có cái hỷ lạc thứ 3 sanh

4. Đến đây quý thầy tiếp tục để thấy cái loại hỷ lạc thứ 4 khi Quý thầy tịnh chỉ hơi thở, nhập tứ thiền. Phật nói xả hỷ xả lạc xả niệm thanh tịnh là nhập Tứ thiền. Ở đây Thầy không nói vậy, Thầy nói rất rõ ràng cụ thể, quý thầy hướng tâm làm cho hơi thở ngưng là nhập Tứ thiền chứ không cần phải xả lạc xả khổ. Mà ngưng hơi thở tức là xả hỷ xả lạc rồi, có phải dễ không. Các thầy thấy chỗ Thầy dùng thì dễ hiểu và rõ, còn nói xả hỷ xả lạc thì quý thầy không biết xả làm sao cho hết hỷ, xả làm sao cho hết lạc, xả làm sao cho hết niệm thanh tịnh, thì nó hơi khó. Nhưng ở đây thầy chỉ cần nói tịnh chỉ hơi thở là nhập Tứ thiền. Mà nhập tứ thiền thì hỷ lạc thứ 4 sinh ra. Có gì đâu, cái hỷ lạc đó ai tới đó mới biết cái hỷ lạc đó, chớ bây giờ nói hỷ lạc dục lạc như là ăn miếng ngon thì sai rồi, ăn miếng ngon mà thấy ngon thì đó là dục lạc, là trật rồi. Bởi cái hỷ lạc đó đâu có ăn ngon. Cho nên có nhiều người nói tôi nhập định, tôi thấy sung sướng lắm, sảng khoái lắm, điều đó là dục lạc chứ không phải hỷ lạc của thiền định. Phải hiểu cho đúng cách thì chúng ta mới thấy con đường tu của chúng ta đúng, còn nếu không thì chúng ta sẽ không thấy.

Bốn loại hỷ này nhất định đưa tới yểm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, niết bàn, hỷ lạc này xứng thánh hạnh. Cái hỷ lạc này là cái hỷ lạc của bậc Thánh người ta thọ hưởng hỷ lạc này, chứ phàm phu thì không bao giờ rớ tới nó được. Bây giờ quý thầy nghe nói ly dục ly bất thiện pháp để sanh hỷ lạc thì quý thầy có biết cái hỷ lạc nó ở đâu đâu. Bởi vì quý thầy chưa có ly dục, tâm còn ham muốn cái này cái kia, làm sao quý thầy biết cái hỷ lạc do ly dục sanh, chừng nào quý thầy ly sạch dục rồi quý thầy mới biết. Đó là những cái quý thầy chưa làm được cho nên quý thầy chưa thấy hỷ lạc do ly dục đó. Cũng như bây giờ người ta nói ăn miếng bánh này ngon quá, mà mình chưa có ăn mình biết ngon làm sao. Chỉ nghe làm sao, nói làm vậy thôi, chừng nào mình bỏ vô miệng, mình nhai, mình nuốt, chừng đó mới thật biết. Nhưng đó là hỷ lạc của dục. Mình ăn mình mới biết nó ngon, nó ngọt, nó đắng cay trong đó. Còn bây giờ chưa ăn nghe người ta nói cái bánh này ngon lắm, cái bánh này làm đâu bên Hoa Kỳ đó, mới đem về đây, thợ làm bánh này rất khéo, rất ngon, ăn cái mùi vị đặc biệt không có cái bánh nào ngon bằng. Người ta nói vậy chứ lưỡi mình chưa nếm, mình chưa biết. Cũng vậy, 4 cái hỷ lạc của pháp này các thầy chưa có biết, chưa có từng trải được. Mà từng trải được rồi quý vị mới biết mùi vị của nó, nó không phải ngon như cái bánh mà chúng ta ăn có vị ngọt ở trong miệng đâu. Ngọt ở trong miệng đó là dục lạc chứ không phải gì. Bởi vậy khi có tu tới đó rồi người ta nói thì biết, nói thì biết liền. Mà chưa tới thì nghe nói gì chúng ta tưởng tượng ra cũng không nổi, mà tưởng tượng ra nó thành ra dục lạc. Cho nên quý thầy khi ngồi thiền, do sức tưởng ra mới ngồi mà nghe khinh an, mới nghe nhẹ nhàng, thoải mái, sung sướng. Cái đó là hỷ dục chứ hỷ lạc gì. Đó là cái sai, không có đúng.

Ở đây chúng ta có 8 loại hỷ lạc, 4 loại thuộc về phàm phu thường sanh ác pháp, 4 loại thuộc về bậc thánh thường sanh các thiện pháp. Bây giờ quý thầy đã rõ hỷ lạc nào đúng và hỷ lạc nào sai, thì quý thầy hãy chọn cái đúng mà đi, cái sai thì bỏ đi, để kiếp kiếp đời đời thoát khỏi khổ đau. Cái sai thì nó luôn luôn gắn liền với khổ đau, mà cái đúng thì nó mới thoát ra khỏi khổ đau. Thầy vạch quá rõ còn đi hay không đi là quyền của quý thầy, muốn hay không muốn là do quý thầy chứ Thầy không có cõng quý thầy đi được. Quý thầy nhớ Phật ngày xưa cũng nói: Các con tự thắp đuốc lên mà đi, ta không thắp đuốc cho các con đâu. Quý thầy hiểu điều đó, bây giờ quý thầy rõ rồi đó. Thầy vạch ra 2 lộ trình rất rõ, đầu tiên thì giảng nói cái này kia, nhưng bây giờ tới giai đoạn này thì quý thầy biết Thầy đã chỉ cho thấy rõ ràng 2 cái lộ trình. Phải bước 1 lộ trình chứ không thể nào bước 2 lộ trình được.

***

Đang có 39 khách và không thành viên đang online

Lượt xem
451
Các bài viết
1441
Số lần xem các bài viết
9253082