• ttl1
  • tranhducphat
  • lopbatchanhdao
  • benthayhocdao
  • ThayTL
  • daytusi
  • tinhtoa2
  • lailamtoduong1
  • toduongtuyetson
  • chanhungphatgiao
  • tinhtoa1
  • amthat3
  • thanhanhniem1
  • amthat1
  • phattuvandao3
  • khatthuc1
  • vandao2
  • thanhanhniem2
  • vandaptusinh
  • phattuvandao1
  • huongdantusinh
  • tamthuphattu
  • amthat2
  • thanhanhniem3
  • ttl3
  • quetsan
  • Thầy Thông Lạc
  • Tranh đức Phật
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Am thất
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
In bài này

Pháp Tu Cư Sĩ - Tứ Chánh Cần (Bài 1)

Lượt xem: 14302

TRƯỞNG LÃO THÍCH THÔNG LẠC

GIÁO ÁN TU ĐẠO PHẬT


II.- PHÁP TU CƯ SĨ

TỨ CHÁNH CẦN (Bài 1/2)

Bây giờ chúng ta tiếp tục học Tứ Chánh Cần.

Vậy Tứ Chánh Cần là gì? Tứ Chánh Cần là bốn pháp dùng để trau dồi dứt trừ các ác pháp. Tứ Chánh Cần là bốn pháp siêng năng, cần mẫn, tinh tấn, hợp với đạo lý nhân quả để giúp cho con người thoát ra khỏi cảnh khổ, bất hạnh của cuộc đời; để giúp cho con người thoát kiếp trầm luân khổ ải; để giúp cho con người mọi hành động không làm khổ mình khổ người và để giúp cho mọi người trau dồi rèn luyện thân tâm đạo đức nhân quả.

Như vậy chúng ta phải hiểu Tứ Chánh Cần là bốn pháp chuyên cần để giúp cho chúng ta thoát cuộc đời bất hạnh, để giúp cho chúng ta không làm khổ mình khổ, người và để giúp cho mọi người trau dồi thân tâm đạo đức trong nhân quả; thì chúng ta phải biết pháp Tứ Chánh Cần này trau dồi đạo đức nhân quả như thế nào? Bởi vì dạy về nhân quả mà không dạy về Tứ Chánh Cần thì chắc chắn người ta chưa biết pháp hành, cho nên người ta nói nhân quả suông mà không có hành nhân quả.

Ở đây Thầy chưa dạy về nhân quả, nhưng trước đây Thầy có giới thiệu cho chúng ta biết về nghiệp. Nghiệp là cái nhân đem đến cho chúng ta quả của nó, từ cái nhân đến cái quả, khi chuyển kiếp những cái nghiệp lôi cuốn chúng ta trong vòng sanh tử luân hồi. Nhân quả là như vậy.Nhưng dạy về nhân quả, đạo đức nhân quả thì phải có một giáo án riêng của nó. Vì nó là đạo đức, thì cái đạo đức này phải có tuần tự từ thấp đến cao, cách thức tu học như thế nào của nhân quả. Vì vậy có dịp Thầy sẽ soạn giáo án đạo đức nhân quả giúp cho mọi người có đường lối trau dồi, học tập đạo đức nhân quả để đem lại sự an lành, thanh bình cho con người trên thế gian này. Nhưng bây giờ thì chúng ta không có thời gian để viết đạo đức nhân quả thành giáo án.

Tứ Chánh Cần chia làm bốn vai trò để trau dồi các hành trong thân. Nghĩa là nó có bốn phận sự để trau dồi các hành, trau dồi các hành động trong thân, không phải là trau dồi cái trừu tượng như chúng ta trau dồi Tứ vô lượng tâm đâu. Các hành động trong thân như thế nào thì Thầy sẽ giải bày để chúng ta thấy được các hành động trong thân của chúng ta.

Một: siêng năng cần mẫn ngăn ngừa những điều ác chưa phát sanh.Ở đây là cái lý thôi, nói cái lý là ngăn ngừa; rồi cần mẫn ngăn ngừa như thế nào thì chắc chắn đó là danh từ rỗng, không đúng; nhưng phải nói cho quý thầy biết, phải nói cho quý thầy hiểu để quý thầy có những cái lý mà ngăn ngừa. Sau đó chúng ta hành thì chúng ta mới biết biến ra các hành động ngăn ngừa như thế nào và phòng ngừa nó như thế nào.

Hai: phải siêng năng cần mẫn dứt trừ những điều ác đã phát sanh. Dứt trừ đây chỉ nói danh từ suông, đó là cái lý nói dứt trừ, chứ dứt trừ phải bằng hành động, phải bằng cách tập luyện như thế nào để dứt trừ các pháp ác. Đó là cách thức đoạn dứt pháp ác chứ không thể nói dứt trừ suông mà nó dứt các pháp ác được. Cho nên chúng ta phải giảng cái lý của pháp rồi mới giảng cái hành của pháp, mới thấy từ chỗ hiểu nó, tới chỗ hành nó như thế nào cho đúng.

Ba: là siêng năng cần mẫn trau dồi những điều lành chưa phát sanh. Bây giờ mới nói đến mình phải trau dồi những điều lành, chứ còn khi không làm sao có điều lành trong tâm mình được. Cho nên phải trau dồi những điều lành đó. Những điều lành đó chưa phát sanh thì phải trau dồi nó cho nó phát sanh. Trau dồi nó một thời gian thì tất cả những pháp lành nó phát sanh ra.

Bốn: Khi trau dồi một thời gian cho nó phát sanh ra thì đến giai đoạn thứ tư phải siêng năng cần mẫn tiếp tục trau dồi những điều lành đã phát sanh đó. Bây giờ những điều lành đã lớn rồi, nó đã khởi ra rồi thì mình phải trau dồi cho nó lớn mạnh lên để giúp cho người, để giúp cho mình, làm cho mình vui, làm cho người khác vui.

Trên bước đường tu học phải đi từng bước, từ hiểu cái lý pháp cho đến hành của pháp, Thầy dạy đâu thì nó có những bước căn bản như vậy, chứ không phải dạy chung chung được, lý pháp với hành pháp phải đi song song như vậy chúng ta hiểu mới rõ.

Bây giờ Thầy xin ôn lại những điều lành Thầy đã dạy quý thầy ở lộ trình thứ nhất, để chúng ta thấy mình đã học, đã hiểu những pháp lành nào, những điều lành nào để cho mình biết.

PHẦN 1

*1. Như mình biết mười điều lành, tức là thập thiện đó, quý thầy đã học rồi phải không. Rồi bốn tâm vô lượng, quý thầy cũng đã học rồi. Bây giờ chúng ta mới đem áp dụng mười điều lành vô Tứ Chánh Cần này. Còn bốn Tâm vô lượng mình đã trau dồi bằng các pháp hướng để làm cho tâm từ bi hỷ xả của mình rộng lớn hơn. Thì cái hành của Tứ vô lượng tâm đã có rồi.

Bây giờ Thầy xin nhắc lại mười điều lành này.

Hồi trước Thầy chỉ giảng cái lý của Mười điều lành chứ chưa dạy quý thầy hành mười điều lành này. Bây giờ thì quý thầy mới hành mười điều lành này, mới hiểu biết rằng khi Thầy dạy thập thiện tức là để chúng ta biết mười điều lành và mười điều ác. Và khi biết rồi, thì bây giờ mới đem nó áp dụng vào Tứ Chánh Cần để chúng ta thực hiện mười điều lành, diệt trừ mười điều ác. Bởi vì trong Tứ Chánh Cần Phật dạy các pháp ác chưa sanh thì không cho nó sanh, mà đã sanh thì đoạn dứt. Còn các pháp thiện chưa sanh thì phải cho khởi sanh, mà đã sanh thì tăng trưởng. Cho nên chúng ta biết được phải làm như vậy, vì vậy mà Thầy dạy các pháp ác như thế nào, các pháp thiện như thế nào để chúng ta hiểu, để chúng ta áp dụng vào Tứ Chánh Cần cho đúng đắn.

Qua mười điều lành và bốn tâm vô lượng quý thầy đã quan niệm rõ nét về điều dữ và điều lành trong đạo Phật rất cụ thể. Mỗi khi ai đã học xong những điều Thầy đã dạy ở trên mà không hiểu được điều lành, điều dữ thì người đó quá là si mê. Nghĩa là Thầy dạy rồi mà không hiểu được thì thật là si mê. Nếu Thầy dạy điều lành, điều dữ mà người nào không hiểu thật rõ thì thật đáng thương cho người đó, người đó là kẻ si mê tận cùng. Thầy dạy như vậy Thầy tin chắc chắn một người ngu si như thế nào mà học xong rồi thì cũng phải thấy rõ những điều Thầy dạy, chứ không phải là không thấy rõ.

Bởi vậy, trước khi làm một điều lành, tránh một điều dữ chúng ta phải hiểu rõ thế nào là lành, thế nào là dữ. Những điều dữ là những điều có thể làm tổn hại cho mình, cho người trong hiện tại cũng như mai sau. Điều lành là làm cho mình vui, làm cho lợi người; điều dữ thì làm cho mình khổ, làm cho người khác khổ. Quý thầy thấy những điều lành, điều dữ như thế nào thì đó là những đặc tánh của điều dữ và điều lành. So sánh ta mới thấy rất rõ và nhận định chính xác không lầm. Nếu đem so sánh, đối chiếu nhau mười điều dữ và mười điều lành, thì ai ai cũng rõ. Bây giờ mình để điều dữ trước và điều lành sau thì chúng ta thấy.

Một là sát sanh. Sát sanh thì người đó phải cầm dao, cầm gậy đánh cho chết người hoặc làm hại con vật này. Còn không sát sanh là không giết hại, không làm đau khổ, không làm chết chóc chúng sanh. Đó là lành, đúng không? Bởi vì lành là không làm khổ ai hết thì đó gọi là lành.

Thứ hai là trộm cắp. Trộm cắp là lấy của người ta không cho, làm cho người mất của người ta buồn rầu, khổ sở; thì cái đó có khổ không - đó là ác. Cho nên mình thấy rõ pháp ác, đâu có gì là không ác. Còn mình không trộm cắp, tức là không lấy của của người thì người ta đâu có mất của, đâu cólàmcho người ta khổ. Do đó mình thấy không có khổ, vì vậy đối chiếu lại thì ta thấy trộm cắp là pháp ác, mà không trộm cắp là lành.

Ba là tà dâm. Người tà dâm là người có vợ con rồi mà đến nhà người ta dê vợ người ta, hoặc làm thế này thế khác làm cho gia đình người ta tan nát. Gia đình tan nát như vậy có khổ không. Đó là pháp ác, là pháp làm cho đau khổ mình, đau khổ người. Còn không tà dâm thì gia đình hạnh phúc yên vui, nhà người ta có tan nát cửa không. Đó là mình vui thì người khác cũng vui. Do đó không tà dâm là pháp thiện, mà tà dâm là pháp ác.

Bốn là nói dối, nói không thật. Nói không thật là tức gạt người ta chứ gì. Ví dụ con người ta không có té giếng chết, mình chạy về mình nói: con bà đi ra coi trâu ngoài ruộng nó té giếng chết, nó lọt giếng chết rồi, làm cho bà ta sợ hãi, khóc lóc chạy ra coi con mình có chết không, ai dè thấy nó ngồi trên bờ ruộng. Do đó nói láo như vậy làm cho người ta khổ. Như vậy có ác không? Cho nên nói láo làlàm cho người ta khổ, là pháp ác. Còn mình không có nói dối, không có gạt ai hết thì có ác không. Không có làm cho ai khổ sở hết thì cái đó là pháp lành. Cho nên chúng ta phải nhớ so sánh để chúng ta biết nên giữ cái nào mà dứt cái nào.

Năm là nói thêu dệt. Nói thêu dệt là nói cái này cái kia làm cho người ta thù hằn nhau, người ta giận nhau, người ta ghét nhau; thì cái đó là pháp ác hay pháp thiện? Vì làm cho người ta giận hờn ghét nhau, do đó là pháp ác, làm cho người ta đau khổ, người ta tức giận, đó là pháp ác. Còn mình không nói thêu dệt thì đâu có làm cho ai khổ. Mình không có nói xấu người khác thì không có làm ai khổ hết. Do vì vậy nó là pháp thiện.

Sáu là nói lời phù phiếm, nói lời phù phiếm là mình nói cái này cái kia không đúng cách. Nó làm cho người ta nghe chuyện này rồi dính mắc vào chuyện kia, đi làm chứng làm trái này kia, làm cho người ta phải mất thì giờ, làm cho người ta tổn phí công sức để ngồi nghe những chuyện tào lao không đúng. Đó là pháp ác. Còn mình không nói lời phù phiếm thì có phải người ta không mất thì giờ không, người ta không có ngồi nghe chuyện tào lao, cho nên người ta không có hao tổn tinh thần, cũng như hao tổn thời gian của người ta. Như vậy là thiện pháp.

Bảy là nói lời hung dữ. Nói lời hung dữ là mình chửi mắng, mình rủa người ta, mình nạt nộ làm cho người ta giận tức, làm cho người ta đau khổ, thì đó là pháp ác phải không. Do vì vậy đó là pháp ác. Còn chúng ta không nói lời hung dữ thì đâu có làm ai khổ sở, cho nên đó là pháp thiện.

Tám là tham lam. Tham lam là ham muốn cái này cái kia, sanh ra những cái đạt được thì mình mừng vui một chút, còn không đạt được thì nó khổ sở, nó lo toan đủ thứ hết trong đầu của mình. Do đó tham muốn cái này cái kia làm cho chúng ta phải lo lắng. Như vậy sự lo lắng ở trong tâm của mình, đó là pháp ác. Còn người không tham lam, không ham muốn thì họ có an ổn không. Họ thanh thản, họ an vui cho nên pháp đó là pháp thiện.

Chín là sân. Quý thầy thấy người sân có giận dữ không? Giận dữ thì tức tối, mặt đỏ, tay chân múa may. Do như vậy mà người sân là người quá khổ. Sân là khổ, như vậy đó là pháp ác. Còn người không sân thì có khổ không? Không có khổ, không có giận dữ, không có múa may, không có chửi mắng, không có la lớn thì người đó là người không khổ. Còn người kiasân là người trong pháp ác cho nên khổ.

Mười là Si. Si là ngu si, không thấy. Thấy ai uống rượu thì mình vô cùng uống rượu. Thấy người ta giết gà thì mình cũng a tùng vô giết gà ăn thịt, hoặc làm những việc trộm cướp, theo những điều mà người ta không thấy tội lỗi. Cho nên do những si mê đó đưa con người ta đến những khổ đau liên tục. Chúng ta phải biết đó là các pháp ác. Người không si là người thấy điều đúng, điều sai để tránh không tạo khổ và làm khổ cho người khác khổ. Người đó là người không si. Không si là pháp thiện.

Do bảng so sánh mười pháp này để cho quý thầy thấy rõ mà nhận định điều ác mình cần phải dứt bỏ, điều lành mình cần tăng trưởng và nuôi lớn. Như vậy chúng ta sẽ nuôi lớn mười điều thiện này. Không làm mười điều ác, trong khi chúng ta phải tu tập, trau dồi để thực hiện tăng trưởng được mười pháp lành, đoạn dứt được mười pháp ác này, đó là điều quan trọng. Chứ không thể nói, rồi chúng ta dứt được liền đâu, rất là khó chứ không phải dễ. Tuy là nói như vậy, so sánh như vậy để chúng ta hiểu nhưng đến khi thực hành tu tập là một điều mà chúng ta phải rèn luyện, dứt bỏ, trau dồi, phải quyết tâm chúng ta mới dứt được, chứ không phải muốn dứt là chúng ta dứt ngay liền được đâu, nó thật là khó chứ không phải dễ. Vì vậy giáo án này Thầy phải ghi lại cho được đầy đủ các pháp hành để chúng ta thực hành dứt trừ các pháp ác, tăng trưởng các pháp lành,làm cho chúng ta càng ngày càng tiến bước trên con đường giải thoát. Như vậy những điều lành ở đây khởi sự bắt đầu cho người mới tu thực hành dứt bỏ mười điều ác, tăng trưởng nuôi lớn mười điều lành.

Nói đến mười điều lành của đạo Phật mà không dạy con người trau dồi bốn tâm vô lượng cao quý tuyệt đỉnh lành trong các pháp là Từ, Bi, Hỷ, Xả. Nói về pháp ác, pháp lành mà không dạy người ta trau dồi tâm từ bi hỷ xảnhư Thầy. Tại sao Thầy không dạy các thầy tu Tứ Chánh Cần trước; dạy Thập thiện rồi lẽ ra Thầy phải dạy Tứ Chánh Cầnliền, tại sao Thầy không dạy Tứ Chánh Cần mà lại dạy Tứ vô lượng tâm? Tại vì muốn dứt trừ các pháp ác phải có tâm Từ - Bi - Hỷ - Xả thì mới dứt trừcác pháp ác được. Mà dứt trừ được thì phải nuôi lớn những tâm nào, trau dồi những tâm nào để tăng trưởng các pháp lành. Nếu không tăng trưởng các pháp lành thì làm sao các pháp lành khởi sự ra được. Đó là những điều quan trọng, phải biết sắp xếp pháp nào tu trước pháp nào tu sau mà Thầy từng nhắc đi nhắc lại trên con đường xây dựng giáo án này.

Bởi vậy, Tứ vô lượng tâm là pháp lành cao nhất của đạo Phật mà cũng là bài học vỡ lòng tuyệt thiện pháp cho tất cả loài người. Mình phải hiểu muốn dứt trừ các pháp ác thì phải học Tứ vô lượng tâm. Tu tập Tứ vô lượng tâm là bài học vỡ lòng đầu tiên mà cũng là tuyệt đỉnh của thiện pháp cho tất cả con người ở trên thế gian này nếu muốn đi vào con đường của đạo Phật. Nếu ai chưa học pháp vỡ lòng này thì khó có thể vứt bỏ mười điều ác. Nghĩa là chúng ta nói như vậy nhưng chúng ta chưa trau dồi được tâm từ bi hỷ xả thì chắc chắn mười điều ác này chúng ta khó dứt bỏ. Nhờ có trau dồi Tứ vô lượng tâm ta mới có thể thương yêu tất cả chúng sanh, nhờ đó ta mới dứt trừ tận gốc các ác pháp.

Nếu ta xây dựng giáo án tu tập theo đạo Phật mà đặt sai vị trí pháp tu thì cũng như người viết giáo trình học tập văn hóa thay vì lớp một đem đặt thành lớp hai. Vậy thì học sinh mới vào trường phải học lớp hai làm sao chúng học được. Chưa biết A, B, C mà đã đọc chữ thì học như vậy có được hay không? Cho nên người viết giáo trình phải là người am hiểu, có nhiều kinh nghiệm trong ngành giáo dục.

Cũng vậy, nếu người soạn giáo án của đạo Phật mà không có thực hành, không có kinh nghiệm thì giáo án ấy không thể áp dụng vào đời sống tu hành của tu sĩ được, vì không đem lại kết quả thiết thực cụ thể. Đạo Phật bây giờ không có một giáo án tu tập, nên đời sống tu sĩ ương ương gàn gàn, đời chẳng ra đời đạo chẳng ra đạo. Bởi vậy, sắp xếp lại những pháp môn tu hành của đạo Phật từ thấp đến cao, từ dễ đến khó là một công trình phải được xem là khó khăn nhất. Nếu sai đi, chỉ cần một chút cũng làm mất thời gian của người tu rất lớn và cũng phí bỏ cuộc đời tu hành của họ, chẳng có ích gì cho chính bản thân họ mà còn làm cho người khác đau khổ, tốn công tốn của, tiêu phí bao nhiêu mồ hôi nước mắt của đàn na thí chủ mà chẳng ra gì cả. Cho nên quý thầy thấy trên bước đường tu tập từ ngày Thầy biết đạo tới giờ vì không có giáo án thiết thực cụ thể từ bước thấp đến bước cao nên nhìn chung các thầy, các huynh đệ cùng nhau tu mà chẳng ai ra gì cả, đời chẳng ra đời mà đạo chẳng ra đạo. Dở chết dở sống trên chiếc áo tu sĩ, cười thì cũng cười chẳng được mà khóc thì khóc cũng chẳng xong, cho nên cuộc đời tu hành lỡ dở.

Ở đây quý thầy phải hiểu những điều lành là những điều có thể lợi ích cho mình, cho người trong hiện tại cũng như trong tương lai. Chúng bao giờ cũng hợp với tâm từ bi, bình đẳng, bác ái và luôn luôn đầy đủ trí tuệ và lúc nào cũng phải đúng với chơn lý của đạo Phật. Nghĩa là nói về pháp thiện chúng ta phải hiểu là nó luôn luôn phải hợp với tâm từ bi, bình đẳng, bác ái; nó phải có thêm trí tuệ mà phải đúng với chơn lý của đạo Phật.

Cho nên khi Thầy dạy Tứ vô lượng tâm từ bi hỷ xả thì Thầy thấy hầu hết qúy thầy có một số sai lạc rất lớn, họ sai lạc rất lớn, cỏ không dám nhổ, cũng không dám đạp lên. Đó là cái sai lạc rất lớn thứ nhất, cái sai lạc thứ hai là họ đem cơm đem thực phẩm cho kiến cho này kia ăn. Họ sai lạc, nhiều cái sai lạc lắm, họ không có biết một cái gì bởi vì trí tuệ của con người sao mà nó mờ mịt, nó ngu tới mức độ Thầy không có tưởng được. Mà cái người không được nghe, được học mà lại hiểu được Thầy. Đó là cô Út. Mình đâu phải làdu tăng khất sĩ thế mà họ làm như họ là du tăng khất sĩ. Họ tưởng tượng ra họ như Phật rồi nên từ đó họ không dám đạp cỏ, không dám nhổ cỏ. Mai mốt cái thất của họ như đống rác. Bởi vậy cho nên khi chúng ta chưa phải là du tăng khất sĩ thì chúng ta từ từ tập, thân chúng ta đâu phải một ngày nó Từ liền, hay nó Bi liền được mà phải qua cả một quá trình tu tập, cả một thời gian dài tu tập. Chừng nào chúng ta biết chúng ta đã buông xảhết. Bây giờ nhìn trong thất chúng ta còn bao nhiều đồ chúng ta có dám quăng ném ra không. Thế mà quý thầy muốn làm ông Phật liền. Chúng ta muốn làm ông Phật ngay liền, thiệt là cái tâm tưởng tượng. Chúng ta phải hiểu được hiện tại chúng ta sống trong chiếc áo này thì phải làm cái gì, tu tập từ bi hỷ xả như thế nào cho nó phù hợp, cho nó đúng. Chứ bây giờ chúng ta ngay liền muốn không có đạp cỏ, không có giết cỏ, không có làm gì hết, mà còn lấy cơm thiên hạ cho kiến ăn nữa thì thử nghĩ quý thầy như thế nào. Ông Phật nói ăn còn dư ổng bỏ ra đất trắng. Thực ra, chắc chắn là ông Phật nghĩ của đàn na thí chủ làm ra bằng mồ hôi nước mắt chưa chắc ổng xin thừa để bỏ đâu. Còn một chút cũng ráng ăn cho hết chứ chưa chắc bỏ đâu. Còn chúng ta nghe nói vậy, ăn thấy hơi no no bụng mà cái đó bộ không ngon, thôi đem bỏ đi, phí của đàn na thí chủ. Chứ không phải quý vị tưởng cái đó là quý vị bố thí cho chúng sanh đâu. Bởi vì chúng sanh nó có cái nghiệp riêng của nó, nó phải chịu khổ chịu sở là do cái nghiệp của nó; chứ đâu cần phải chúng ta bố thí. Cho nên khi bố thí là làm cho chúng sanh mang thêm nghiệp nữa. Cho nên ông Ca Diếp nói: “Nếu bà cúng dường cho tôi thì bà sanh vào sự đầy đủ hơn mà tôi bố thí cho bà thì bà càng khổ sở hơn”. Cho nên người thường nhận của bố thí của chúng ta lại nghèo khổ hơn. Mà người đời được cái an lạc có một chút thôi mà tiếp tục thọ sự nghèo khổ, tiếp tục khổ hơn nữa. Vì mình thọ của người tu, mà không thấy được kết quả đó. Các thầy đem cơm, đem thức ăn cho con kiến ăn. Con kiến còn khổ hơn nữa; nó lại sanh làm những con khác vật nhỏ hơn nữa, đói khổ hơn nữa, chớ đâu phải mình làm như vậy là mình làm nó no đâu. Nó no có một chút đó mà nó nợ của người ta biết bao nhiêu. Quý thầy tưởng làm điều đó là quý thầy từ bi nhưng không ngờ quý thầy lại giết nó thêm một kiếp khác nữa.

Hôm nay Thầy nói như vậy để quý thầy biết rằng tu Tứ vô lượng tâm như thế nào đúng như thế nào sai. Thầy nghĩ giảng như vậy là quý thầy đã hiểu vai trò, cái thân phận hiện tại của mình là như thế nào. Mình có thành Phật được chưa. Bởi vậy, lời nói là một lẽ mà hiểu đạo lại là một lý. Không thể nào hiểu sai như vậy được. Nếu không có Thầy nhắc đi nhắc lại thì chắc quý thầy đã lầm lạc trong sự hiểu biết này.

Thầy xin nhắc lại, ở đây quý thầy phải hiểu, những điều lành là những điều có thể lợi ích cho mình, cho người trong hiện tại cũng như trong tương lai, chúng bao giờ cũng hợp với tâm từ, bi, bình đẳng, bác ái và luôn luôn đầy đủ trí tuệ. Quý thầy nhớ từ bi bác ái phải đầy đủ trí tuệ. Và lúc nào cũng phải đúng với chơn lý của đạo Phật. Phải áp dụng đúng chân lý của Đạo Phật, nghĩa là đúng không gian, thời gian, đúng thời điểm phải ứng dụng là ứng dụng cái gì cái gì, chứ quý vị ứng dụng cách đó là quý vị ứng dụng sai, không có đúng cách. Cho nên làm sao đạt được cái đạo giải thoát này. Nó khéo léo, nó thiện xảo áp dụng pháp đó vào đời sống của mình đúng lúc đó, đúng thời điểm đó thì mới có kết quả.

Nếu không đúng chân lý của Đạo Phật thì xem như đó là điều ác đó. Đó, giống như quý thầy đem cơm, đem này kia bỏ cho kiến, không dám đạp lên cỏ, không dám quét sân, đi lúm túm lúm túm làm như người bị cúm vậy, thì như vậy đó là cái sai của quý thầy rồi. Cái tu đó là cái tu sai rồi, chứ đâu phải là cái tu đúng. Đó là thiếu trí tuệ, không đúng chân lý của Đạo Phật, đó là cái sai. Những hành động đó được xem là những hành động ác, làm cho người ta thêm khổ nữa, làm cho người ta chuyển kiếp thêm cái nợ nần của người ta nữa. Đạo Phật là đạo từ bi, thiếu từ bi là ác pháp. Từ bi đúng cách nó mới đúng, còn từ bi không đúng cách là ác pháp. Quý thầy hiểu chỗ đó, nếu quý thầy thực hiện từ bi không đúng cách là ác pháp. Quý thầy cứ đem cơm đem gạo cho người khác tức là quý thầy làm cho người ta đói khổ hơn chứ chưa hẳn đã hết. Vì đó là cái nợ mà.

Như chúng ta đã được biết, có ba nơi hành động xuất phát thiện hay ác, tức là xuất phát các pháp. Như Thầy đã nói có ba nơi hành động trong thân chúng ta mà xuất phát pháp thiện hay pháp ác ở đó để chúng ta biết nó chúng ta trau dồi những hành động ở đó chứ. Còn nếu không biết thì chúng ta làm sao trau dồi nó được, cũng như tu tập trong các hành động đó được. Nó không phải thường. Như ở đây Thầy chưa nói ba nơi đó ở đâu, ba nơi đó ở chỗ nào.

-   Một là ý hành, là cái ý mình suy nghĩ ở trong đầu của mình.

-   Hai là khẩu hành, là cái miệng mình hay nói lép nhép, đó là khẩu hành.

-   Ba là thân hành, là đi đứng nắm, bắt, nằm, ngồi.

Đó là ba chỗ để lưu xuất thiện pháp, ác pháp. Như vậy chúng ta đã biết ba chỗ xuất phát đó. Nhưng chúng ta phải hiểu rằng, ý hành là trung tâm xuất phát điều lành, điều dữ. Ý hành cũng là trung tâm xuất phát, sai khiến cái miệng, sai khiến cái thân của chúng ta làm, nó điều khiển, nó chỉ huy tất cả. Nói cho đúng ý hành là bộ chỉ huy các pháp ác cũng như các pháp thiện. Khi còn vô minh thì nó chỉ huy làm các điều ác. Khi mình vô minh, mê mờ thì nó chỉ huy thì mình cứ cho là tốt, là đẹp, là hỷ lạc, khả ái, khả hỷ, khả lạc, là thích, là thú cho nên làm những điều ác mà không thấy, vì vậy gọi là vô minh. Khi vô minh thì ý hành chỉ huy các thầy làm các điều ác mà các thầy không hay biết gì hết. Khi ý hành đã minh, tức là nó đã hiểu rõ rồi, thì nó chỉ chỉ huy làm các điều lành. Cũng như bây giờ chúng ta hiểu Tứ vô lượng tâm, chúng ta hiểu mười điều ác, mười điều lành, đó là chúng tađã minh rồi đó. Phải hiểu chữ minh và vô minh. Minh là mình đã hiểu rõ cái nào là ác, cái nào là lành, cái nào đúng, cái nào sai mình phải hiểu rõ - đó là minh.

Bây giờ ý hành của chúng ta bắt đầu điều khiển để làm các điều lành mà vì mình đã minh rồi thì mình làm các điều lành là đúng lành, không có sai. Còn khi mình chưa có minh nên mình làm các điều ác mà mình cứ tưởng đó là lành. Cũng như mình ăn trộm ăn cắp về có tiền để nuôi con, mình tưởng là lành, vợ con mình được êm ấm. Không ngờ người mất của thì người ta khổ. Mình cứ ngỡ tưởng là lành không ngờ đó là điều ác, thì đó là vô minh. Còn khi minh là mình không làm khổ mình khổ người. Đó là pháp thiện.

Vì thế chúng ta bắt buộc bộ chỉ huy phải tập huấn mười điều lành. Nghĩa là bắt buộc nó phải học tập. Bắt ý thức của chúng ta phải học tập cho nó biết cái nào là lành, cái nào là dữ. Vậy đó, phải bắt buộc, phải tập huấn nó, cho nó học tập cho biết rõ. Còn nếu không bắt ý hành chúng ta học tập thì nó chỉ huy tầm bậy, chỉ huy sai, nó đưa đến chúng ta nhiều điều đau khổ. Và chúng ta còn phải huấn luyện quân đội tức trau dồi Tứ vô lượng tâm để áp dụng chiến đấu với mặt trận lành và dữ. Nghĩa là bây giờ mình phải trau dồi cho được cái tâm của mình nữa. Ý thức của mình bây giờ đã minh rồi, đã hiểu rồi nhưng mình phải huấn luyện bốn cái tâm vô lượng của mình. Chứ nếu không huấn luyện trau dồi bốn cái tâm vô lượng của chúng ta thì chúng ta lấy đâu mà chiến đấu với mặt trận lành dữ này được. Chúng ta thấy cả một mặt trận để chúng ta mở màn cho một cuộc chiến, một trận đánh cái lành cái dữ ở trong cuộc đời của chúng ta, để chúng ta trở thành những con người chiến thắng.

Nãy giờ chúng ta biết nội dung của Tứ Chánh Cần. Nghĩa là hồi nãy tới giờ mình đã học biết Tứ Chánh Cần là như vậy rồi nhưng bây giờ phải xem xét nội dung Tứ Chánh Cần như thế nào, để giải rõ ra. Nãy thì đại khái cho chúng ta biết là nó có bốn phần, nhưng chưa giải rõ ra. Còn bây giờ chúng ta phải giải cho nó rõ ra nội dung Tứ Chánh Cần có những pháp nào. Hồi nãy thì khái lược bốn nội dung đó.

PHẦN 2

*1.- Siêng năng cần mẫn ngăn ngừa điều ác chưa phát sanh. Đại khái nó như vậy. Bây giờ mình giải thích ra cho rõ cái đại khái đó như thế nào. Nơi ý hành lúc khởi ác, lúc không khởi ác. Nơi ý hành của chúng ta lúc thì nghĩ ác, lúc thì không nghĩ ác, ta phải biết làm sao ngăn ác cho được? Mà trong kinh dạy ngăn ngừa các điều ác. Hầu hết các kinh sách giảng đến đây không thấy pháp hành, chỉ nói ngăn ngừa, ráng giữ gìn. Ngăn ngừa và ráng giữ gìn thì tâm không hình sắc lại không có dây dàm làm sao mà nắm giữ nó được. Cho nên lời nói ngăn ngừa và ráng giữ gìn chỉ là lời nói suông. Muốn ngăn ngừa và giữ gìn không cho có ý hành ác pháp thì phải áp dụng tu tập, trau dồi tâm bằng pháp, tu bằng tâm pháp, bằng hai pháp, bởi vì ngăn ngừa và giữ gìn thì chúng ta phải trau dồi bằng hai cái pháp: một là tùy pháp, hai là hướng pháp, nghĩa là khi chúng ta muốn trau dồi bằng phần ngăn ngừa và giữ gìn này thì chúng ta phải vạch ra cho nó rõ để mình biết các pháp hành như thế nào thì mình mới hành được. Chứ bây giờ nói hướng pháp không thì quý thầy cũng không biết, mà nói tùy pháp không thì quý thầy cũng không biết. Mà tùy pháp không thì không đủ, mà hướng pháp không cũng không đủ. Cho nên ở đây chúng ta phải câu hữu hai cái pháp này lại để chúng ta tu tập, để chúng ta trau dồi, đểchúng ta đoạn dứt các pháp ác, tăng trưởng các pháp lành.

Tùy pháp là như thế nào, mà hướng pháp là như thế nào? Tùy pháp là pháp tu tập như thế nào, hướng pháp tu tập như thế nào, chúng ta phải hiểu pháp tùy, pháp hướng là như thế nào.

Tùy pháp là phải nương theo cái pháp mà đức Phật đã chỉ dạy. Bây giờ có cái pháp sẵn mình phải tùy theo, bây giờ chưa pháp thì làm sao mà tùy. Các thầy phải hiểu chỗ đó. Như vậy chúng ta đã được Phật dạy những pháp nào thì chúng ta phải tùy theo cái pháp đó, tức là theo cái pháp đó, nương theo cái pháp đó mà tu tập hằng ngày trau dồi mình theo cái pháp đó. Để hằng ngày theo cái lý đó mà trau dồi các hành thân, khẩu, ý của mình để ngăn chặn các pháp ác không cho sanh. Đó là có cái pháp để chúng ta trau. Ví dụ Phật dạy pháp Tứ vô lượng tâm mà Thầy vừa dạy, quý thầy đã học và đã trau dồi tâm mình để tâm của quý thầy phát sanh lòng từ bi hỷ xả. Khi tâm từ bi hỷ xả này đã phát sanh thì tâm của quý thầy không còn khởi ác pháp. Nghĩa là khi quý thầy đã tu tập bốn vô lượng tâm này thì các ác pháp không còn khởi sanh ở trong đó nữa. Các hành động hằng ngày mà quý vị trau dồi tâm từ bi hỷ xả là hành động ngăn ngừa giữ gìn các pháp ác. Cái hành động mà mình trau dồi tâm thương yêu của mình đó, cái tâm buông xả của mình đó, tâm vui theo đó thì đó là hành động ngăn ác. Bởi vì mình có thương yêu mình mới làm cho người ta không đau khổ, cho nên đó là hành động ngăn ác, mình biết đó là ngăn ngừa. Mà ở đây nói ngăn ngừa là chỉ nói danh từ suông thì chúng ta biết cái gì mà ngăn ngừa. Chúng ta không trau dồi tâm từ bi hỷ xả thì làm sao chúng ta ngăn ngừa được. Quý thầy thấy rõ không, bởi vì thấy rõ như vậy mới biết đó là cái pháp ngăn ngừa.

Khi quý thầy vứt bỏ ác pháp hay nói một cách khác là đoạn dứt các pháp ác nơi tâm của quý thầy. Nghĩa là tâm từ bi hỷ xả của quý thầy có rồi tức là quý thầy đoạn dứt các pháp ác. Đó là đoạn dứt nó đó. Bởi vậy Phật dạy các pháp ác cần phải vứt bỏ, cần phải đoạn trừ. Ở đây lộ trình của người cư sĩ cần phải trau dồi tâm mình trong pháp môn Tứ vô lượng tâm thì đó là pháp dứt ác tăng trưởng pháp lành, chớ không phải Tứ Chánh Cần. Nghĩa là bắt đầu chúng ta trau dồi Tứ vô lượng tâm của mình là mình đã ngăn ngừa cái tâm ác của mình. Tức là không cho nó phát sanh ra, thì đó là Tứ vô lượng tâm. Còn Tứ Chánh Cần là chúng ta dùng nó để đoạn dứt. Nhưng trong Tứ Chánh Cần cũng còn có pháp ngăn ngừa chứ không phải chỉ riêng có Tứ vô lượng tâm mới có pháp ngăn ngừa mà thôi.

Đến đây Thầy sẽ giảng thêm điều mà quý thầy cần phải phân biệt về Tứ Chánh Cần và Tứ vô lượng tâm. Chứ nếu không giảng chỗ này thì quý thầy tưởng tu Tứ vô lượng tâm không ăn nhập gì với Tứ Chánh Cần. Nó không phải đâu. Tứ vô lượng tâm là pháp ngăn ngừa các pháp ác. Chúng ta phải hiểu như vậy mới đúng. Và Tứ Chánh Cần cũng có pháp ngăn ngừa riêng của nó nữa, chứ không phải Tứ Chánh Cần không có pháp ngăn ngừa đâu. Có pháp ngăn ngừa và nó cũng có pháp đoạn dứt nữa. Ở đây chúng ta thấy đức Phật nhắm cho chúng ta đi trên con đường thiện cho nên chúng ta hoàn toàn dứt ác để tâm chúng ta tịnh. Do vậy mà chúng ta làm chủ luân hồi chứ không phải là chúng ta ức chế tâm. Chúng ta phải hiểu đường lối của đạo Phật là như vậy. Tu màức chế tâm là tu điên, tu sai, tu không đúng. Nếu tu mà ngồi nhiều, không chịu đi kinh hành là tu điên, tu khùng.

Đến đây quý thầy thấy rõ Tứ vô lượng tâm và Tứ Chánh Cần là như hai anh em song thai, như hai cánh tay mặt và tay trái. Nếu thiếu một tay thì không làm nên việc được. Có pháp Tứ vô lượng tâm mà không có pháp Tứ Chánh Cần thì tuyệt nhiên ta tu hành còn thiếu lớn, còn khiếm khuyết rất lớn. Cho nên Thầy xếp hai pháp môn này đứng gần bên nhau để chúng ta thực hiện được pháp thiện. Còn nếu chúng ta xếp nó vào các pháp khác thì nó không thể đúng được.

Tứ Chánh Cần là bốn pháp bắt buộc chúng ta phải tu hành, phải siêng năng cần mẫn; luôn luôn tu tập không được bỏ qua cho nên gọi nó là chánh cần, tức là siêng năng trong chánh pháp thiện, diệt trừ tà pháp ác. Nghĩa là luôn luôn lúc nào tu Tứ Chánh Cần chúng ta cũng còn siêng năng hơn Tứ vô lượng tâm nữa. CẦN nghĩa là Chánh tinh tấn đó. Bởi vậy khi đức Phật nói tấn lực, tức là nói Tứ Chánh Cần. Cho nên nói về pháp siêng năng nhất trong các pháp của Phật thì phải nói là Tứ Chánh Cần là siêng năng nhất. Mà siêng năng nó mới trừ được cái ác, dứt được cái ác, nó mới tăng trưởng được cái thiện. Còn nếu không siêng năng thì nó không dứt trừ được ác, không tăng trưởng được thiện. Vì vậy cuộc đời ta tu chỉ hoài công mà thôi. Cho nên pháp này ở trong Bát chánh đạo thì Chánh tinh tấn nằm trong Tứ Chánh Cần. Nếu người siêng năng hằng ngày tu luyện để dứt ác mà tăng trưởng thiện thì người này gọi là Chánh tinh tấn. Chứ không phải người này chánh tinh tấn là ngồi thiền nhiều, nhiếp tâm nhiều hoặc ngồi nhập định nhiều là chánh tinh tấn đâu. Chánh tinh tấn là dứt ác mà tăng trưởng thiện, đó là chánh tinh tấn. Cho nên ở đây Thầy giảng pháp này nó có leo qua những pháp khác để chúng ta hiểu được Phật pháp. Cái đúng cái sai của nó chứ không khéo chúng ta không biết ở chỗ nào.

Tứ Chánh Cần có pháp tu riêng không phải trau dồi tâm mình như Tứ vô lượng tâm. Thầy nhắc lại cho quý thầy thấy rằng Tứ Chánh Cần có cái pháp tu riêng của nó, chứ không phải là chỉ có ở trong cái pháp Tứ vô lượng tâm đâu, nó có sự riêng của nó.

Trước khi nghe Thầy giảng tiếp tục giáo án, hôm nay Thầy nhắc nhở quý thầy để cho quý thầy áp dụng cho đúng giới luật. Nhiều khi mới đầu chúng ta nghe giới luật chúng ta thích lắm, nhưng khi chúng ta áp dụng một vài ba ngày, hoặc trong một tuần hay một tháng thì lần lượt cái tâm phàm phu của chúng ta sống theo thói quen của nó là vui. Do đó nó tìm mọi cách, tìm cơ hội - vì trong sống chung nhau nên có những cơ hội - để chúng ta phạm phải những lỗi lầm trong giới luật. Tuy rằng những lỗi lầm đó nhỏ nhặt nhưng nó sẽ dẫn đi đến những lỗi lầm lớn. Cho nên ở đây qua hạnh độc cư mà xét thì quý thầy từ duyên nhỏ nhỏ như mình dọn cơm, sẽ có cái duyên để tập hợp, rồi từ cái duyên đó sanh ra nói chuyện. Từ nói chuyện nhỏ ít (mới đầu chỉ vài ba tiếng nói thôi) nhưng sau đó quen đi, nó bắt đầu tiếp tục làm cho nơi chúng ta tu hành bị bất an, bị động. Cho nên đức Phật ngày xưa thích trầm lặng, Ngài sống trong trầm lặng, Ngài đi kinh hành ở trong trầm lặng, Ngài ca ngợi sự trầm lặng. Còn chúng ta thì không như vậy, thói quen của chúng ta ngoài đời là thích vui. Cho nên khi hở ra một chút là quên đi, tức là thiếu sức tỉnh thức. Do tu mà không có sức Chánh niệm tỉnh thức, cho nên cái tâm chúng ta dễ buông lung theo thói quen. Từphạm cái duyên nhỏ nhỏ rồi chúng ta sẽ phạm đến cái duyên lớn, rồi đến cái hạnh độc cư bị tan nát, hư hoại. Do đó chúng ta không sống trầm lặng được nữa. Vì vậy mà chúng ta phải thường cảnh giác như thầy Minh Tông ở đây, hễ thấy ai gần rề rề là thầy lo đi tránh chỗ khác. Thầy biết từ cái duyên đó sẽ tạo ra phạm lỗi. Cho nên Phật dạy chúng ta phải sợ hãi trước các lỗi nhỏnên nó không bước đến các lỗi lớn. Còn chúng ta không sợ hãi lỗi nhỏ chúng ta xem thường lỗi nhỏ thì từ đó chúng ta sẽ phạm phải những giới luật khó hơn. Và do vậy con đường tu chúng ta sẽ mất đi phạm hạnh, không còn đúng là người tu sĩ nữa. Vì vậy cho nên Thầy nhắc nhở.

Cái duyên như buổicơmtrưa, ai có nhiệm vụ dọn cơm thì hai ba thầy, hay năm ba thầy đến dọn cơm xong. Nếu dọn cơm sớm quá thì chúng ta để ở dưới đất, mùa này mưa thì đất không có bụi, nhưng mùa nắng, gió thoáng qua thì bụi làm thực phẩm dơ bẩn đi, đó là cái mình phải thấy. Khi dọn xong rồi khoảng độ năm phút là mình đánh kiểng, thì thời gian chờ đợi ngắn. Nhưng nếu dọn ra chờ quá lâu thì rủi mà chó, hoặc mèo, hoặc con vật chạy ngang làm bẩn thực phẩm của chúng ta. Đó là những cái mà chúng ta phải cảnh giác, chúng ta phải thấy.Và đồng thời khi dọn xong sớm mà chờ cho tới giờ ăn lâu thì mình phải ngồi chờ, trong khi ngồi chờ mà cô đơn thì không chịu được thành ra mình có những chuyện để nói chuyện với nhau. Đó, mình phải đề phòng và ngừa đừng cho chuyện đó xẩy ra. Còn quý thầy không có nhiệm vụ thì cứ ở thất mình tu, khi nghe kiểng đổ thì lần lượt mình đến, thì nó không sao. Nếu đến trước Thầy thì mình chào Thầy, mà đến sau mà chưa có chào Thầy đồng một lượt thì khi Thầy vào đứng thì mình cũng xá Thầy, có gì đâu mà phải vội vàng. Cho nên chúng ta phải thấy được điều đó để chúng ta tránh những lỗi nhỏ. Mà Thầy đã nói rằng bí quyết của thiền định tức là độc cư. Muốn được tâm vô lậu, muốn đạt được sức thiền định làm chủ sự sống chết, mà nếu không sống thầm lặng, không sống độc cư thì khó đi đến chỗ thành tựu được. Vì vậy mà quý thầy cần phải nhớ kỹ những lời Thầy dạy, bởi vì còn Thầy thì Thầy nhắc nhở, không còn Thầy thì cái thói quen của chúng ta lần lượt nó sẽ quen đi rồi nó buông lung theo, nó làm cho chúng ta phạm những giới nhỏ, rồi từ đó những giới lớn chúng ta cũng không giữ gìn được.

Cho nên trước khi giảng tiếp bài này, Thầy nhắc nhở quý thầy cố gắng thực hành để tu tập trong có mấy tháng chứ không lâu. Còn sống bên thầy thì cố gắng giữ gìn độc cư cho trọn vẹn. Bởi vì kỷ luật của Tu viện, giới độc cư là một trong ba giới nòng cốt của Tu viện. Ăn ngủ độc cư là các giới nòng cốt. Cho nên cố gắng giữ gìn.

Lấy kinh nghiệm những điều Thầy vừa nhắc đó mà giữ gìn về sau, giúp chúng ta nỗ lực thực hiện cho được tốt. Vì vậy quý thầy phải ráng cố gắng hơn để thực hiện lời Thầy dạy khi còn Thầy hiện tiền trước mặt. Còn sau khi Thầy đã ẩn bóng rồi thì chắc chắn không có ai nhắc nhở.

Chỉ khi các thầy đã có quyết tâm, sống độc cư đúng cách, khi tu hành gặp khó khăn, có tâm tha thiết thành khẩn cầu Thầy hộ trì thì lúc bấy giờ Thầy mới cảm thông được điều đó. Còn nếu quý thầy phạm giới mà khi tu hành gặp khó khăn, kêu thầy hộ trì thì chắc chắn là Thầy không hộ trì được. Vì giới thanh tịnh làm cho tâm thanh tịnh nó mới cảm ứng được Thầy. Còn nếu thân huệ mạng của quý thầy không thanh tịnh thì không làm sao cảm ứng với chư Phật được, không làm sao cảm ứng với Thầy được, thì làm sao mà Thầy đến hộ trì các thầy được. Bởi vì tâm quý thầy phạm giới thì không thanh tịnh, còn có uế trược, còn ham vui theo dục lạc thế gian thì làm sao Thầy cảm thông được. Thầy chỉ cảm thông với những người tâm thanh tịnh, giới luật thanh tịnh không phạm phải mà thôi. Và sự cảm thông của Thầy chỉ giúp đỡ quý thầy đó trên con đường tu tập có nhiều gian nan và khó khăn. Cho nên quý thầy càng giữ giới luật thanh tịnh bao nhiêu, cho dù quý thầy có ở xa thầy bao nhiêu thì Thầy lại gần quý thầy bấy nhiêu. Vì giới hạnh thanh tịnh là bậc thầy của quý thầy mà Thầy cũng ở trong cái giới thanh tịnh đó cho nên dễ cảm thông. Còn nếu quý thầy phạm phải những giới luật nhỏ nhặt, mà khi phạm phải là tâm quý thầy đi theo con đường của dục giới, theo cái tâm ham muốn rồi, của cái vui theo dục lạc thế gian rồi. Vì vậy tâm không thanh tịnh thì làm sao chư Phật, chư vị Bồ tát, chư bậc Alahán và các bậc giới luật nghiêm túc cảm thông với quý thầy được. Cho nên từ giờ phút này quý thầy phải giữ hạnh thanh tịnh trong hạnh độc cư. Để làm gì, để cho lỗi nhỏ lỗi lớn tâm quý thầy không còn tiếp duyên ra ngoài. Vì còn tiếp duyên ra ngoài thì sẽ còn các lỗi nhỏ, lỗi lớn, do đó, khó có thể giúp cho quý thầy đạt được con đường của đạo Phật.

Đó là những lời Thầy nhắc nhở, quý thầy cảnh giác từng phút từng giây trong khi còn Thầy nhắc nhở. Nếu Thầy không nhắc nhở thì còn ai nhắc nhở cho quý thầy nữa. Mọi người đang sống vui theo dục lạc thế gian thì người ta thích nói chuyện, người ta thích bàn bạc cái này, thích làm cái kia. Còn mình, ở đây tu hành thanh tịnh thì không thích làm gì hết, chỉ biết tu mà thôi, chỉ thích tu mà thôi. Suốt ngày tập tỉnh thức để cho tâm chúng ta có tỉnh thức để chúng ta thấy những lỗi nhỏ mà sợ hãi. Do chỗ này, Thầy xét qua sự tu tập của quý thầy về Chánh niệm tỉnh thức thì thấy quá kém.

Quý thầy tưởng nghĩ rằng mình đi một vòng, hai vòng xung quanh Tu viện, trên đường hành thiền mà không thấy có niệm vọng tưởng nào xen vào, luôn luôn liên tục biết bước chân mình đi kinh hành, hoặc hành động làm hằng ngày, quý thầy tưởng đó là tỉnh thức rồi. Chưa đâu. Chỉ khi nào quý thầy tỉnh thức đến độ quý thầy không nhắc nó mà quý thầy ngồi với một tâm thanh thản, không có một niệm gì khởi trong đó hết, suốt ngày này qua ngày khác vẫn không có một niệm gì thì sức tỉnh thức của quý thầy mới đạt, lúc bấy giờ quý thầy mới ở trong Sơ thiền. Nếu quý thầy chưa được như vậy thì quý thầy phải dùng độc cư để cách ly, để tạo cho mình có sức tỉnh thức trong định Chánh niệm tỉnh giác, chứ quý thầy cứ nói chuyện thì quý thầy làm mất sức tỉnh thức của mình rồi. Quý thầy cứ tập trung nhau mà nói chuyện thì quá là tai hại cho quý thầy.

Quý thầy hãy suy xét rằng Tu viện chúng ta đã tạo cho quý thầy có những nơi sinh hoạt riêng như phòng vệ sinh riêng, hoặc là phòng tắm rửa riêng, hoặc là khu rửa bát rửa chén riêng. Tại sao vậy? Tại vì muốn cho quý thầy sống độc cư, muốn cho quý thầy sống trọn vẹn trong sự tu tập của quý thầy để quý thầy cách ly những thói quen của mình còn đang mang nặng trong tâm tư của mình. Do vì vậy mà quý thầy phải cảnh giác rất nhiều. Khi ăn cơm xong thì mỗi người mang bát về sân, về thất của mình mà rửa. Tự tại, ung dung, cô độc sống một cuộc đời tu hành, sống chỉ biết một mình mình mà thôi, thầm lặng trong cuộc sống một mình, an vui trong cuộc sống một mình. Chừng nào cái tâm của quý thầy quay được vào trong sống thầm lặng thì lúc bấy giờ quý thầy mới hưởng được Chánh niệm tỉnh thức, sức tỉnh thức của quý vị mới rất cao. Còn bây giờ quý thầy còn thấy vui ra ngoài, còn thấy thích điều này, còn suy luận điều kia để thưa hỏi Thầy thì chắc chắn là quý thầy chưa tỉnh thức đâu. Người tỉnh thức chỉ khi gặp khó khăn người ta mới thưa hỏi, không bao giờ người ta đem cái chuyện tào lao mà thưa hỏi. Còn hầu như quý thầy có nhiều chuyện thưa hỏi tào lao.

Riêng Chánh Đức vì trách nhiệm của nó phải thu băng những lời của Thầy nên nó phải trực tiếp đến hỏi Thầy cái này cái kia. Đó là vấn đề công vụ, việc làm của nó. Vả lại nó cũng chưa đủ duyên, vì gia duyên còn rất nhiều nên chỉ làm công việc Phật sự để giúp cho việc ghi băng giáo án thành tựu mà thôi. Quý thầy đừng thấy nó như vậy mà mượn cớ đó. Quý thầy đến đây là chuyên tu, không có nhiệm vụ gì hết, còn nó có nhiệm vụ khác, nó phải làm cho trọn. Ví dụ như quý thầy nhờ nó sang băng thì nó giúp cho quý thầy có những lời dạy của Thầy, cho nên nó phải bận rộn, nó không tu như quý thầy được. Quý thầy phải cảnh giác từng chút từng chút như vậy, mới cách ly được những tạp khí, những thói quen của mình. Quý thầy từng đã sống ở trong cuộc đời nhiều năm chứ không phải một hai năm đâu. Không những nhiều năm mà còn nhiều kiếp nữa.

Thầy nhắc nhở quý thầy như vậy và bây giờ chúng ta tiếp tục bài giảng để thu ngắn thời gian. Thầy sẽ tranh thủ trong thời gian còn một tháng mấy nữa cho hết giáo án này. Còn dài lắm. Để tiếp tục buổi học hôm nay, thầy xin nhắc lại mục đích tu hành của đạo Phật Thầy đã giảng dạy từ lâu.

Này quý thầy, mục đích tu hành của đạo Phật không phải làm Phật, làm Tổ, làm Bồ tát, làm Alahán; cũng không phải làm Viện trưởng, Viện chủ, Tăng thống, Phó tăng thống hoặc bất cứ một hàng giáo phẩm nào; cũng không phải vì lợi ích cho ai; cũng không phải vì lợi dưỡng; không phải vì lợi ích thành tựu Giới đức; cũng không phải vì lợi ích thành tựu Thiền định; cũng không phải thành tựu tri kiến giải thoát; cũng không phải lợi ích thành tựu Tam minh; cũng không phải vì thoát kiếp đau khổ sanh tử luân hồi này. Này quý thầy, chính tâm giải thoát bất động trước các ác pháp là mục đích phạm hạnh của đạo Phật, là mục đích cuối cùng của phạm hạnh. Hôm nay Thầy xác định tất cả những điều chúng ta đã tu tập là để chúng ta đạt được tâm bất động giải thoát trước các pháp, trước các cảm thọ. Đó là phạm hạnh của đạo Phật. Chứ không phải phạm hạnh là giữ gìn giới luật, đạt được giới luật, đắc được giới luật. Không phải. Phạm hạnh của đạo Phật là để đạt được tâm giải thoát bất động trước các pháp, trước các thọ của quý vị. Đó là mục tiêu cuối cùng của phạm hạnh. Quý vị nhớ điều này để xác định mục đích đến của chúng ta.

Nhiều thầy cứ nghĩ rằng phải tu thiền định, nhập Bốn thiền, thực hiện Tam minh đó là mục đích của mình. Không phải đâu. Mục tiêu cuối cùng của chúng ta phải thấy là tâm bất động của chúng ta. Hiểu được như vậy chúng ta mới biết rằng con đường từ Tứ thiền để làm chủ sống chết cho đến chấm dứt luân hồi sanh tử này chỉ là quãng đường chúng ta đi để thực hiện tâm giải thoát bất động, chứ không phải con đường đó là mục đích để chúng ta đạt nó. Do đó chúng ta không phải lấy thiền định làm mục đích, cũng không phải lấy tri kiến giải thoát làm mục đích, mà chỉ lấy tâm giải thoát bất động của chúng ta trước các pháp và trước các thọ làm mục đích mới đúng. Chỉ lấy tâm giải thoát bất động của chúng ta làm mục đích chính của phạm hạnh của đạo Phật, là mục tiêu cuối cùng của đạo Phật. Chứ không phải chúng ta tu để thấy một cảnh giới nào đó, hoặc có Phật tánh, hay có cái gì đó để chúng ta thường lạc ngã tịnh ở trong đó mãi mãi. Không có mục đích đó. Mục đích mà có tức là còn, còn có kiến chấp, còn bị cái thân kiến - đó là cái sai.

Thầy nhắc lại bài học vừa rồi: Trong chánh pháp thiện nó diệt trừ tà pháp ác. Tứ Chánh Cần có pháp tu riêng, cái này chắc có lẽ đã học rồi nhưng Thầy nhắc lại. Tứ Chánh Cần có pháp tu riêng không phải trau dồi tâm mình như Tứ vô lượng. Nghĩa là pháp Tứ Chánh Cần có sự tu riêng của nó, trau dồi các thiện pháp riêng, dứt đoạn các pháp ác riêng. Chứ nó không phải như Tứ vô lượng tâm.

Tứ Chánh Cần lấy mười điều ác và mười điều thiện mà tu tập theo tùy pháp thập thiện và tùy pháp thập ác. Rồi dùng pháp hướng như truyền lệnh để cho tâm mình không sanh ác pháp và dứt bỏ ác pháp, chỉ sanh khởi pháp lành, tăng trưởng pháp lành. Người tu sĩ phải nhận rõ pháp mà trạch ra thành câu hướng tâm Như lý tác ý để đoạn dứt tâm sanh khởi ác pháp.

Thì quý thầy nhớ trong vấn đề tu tập về pháp này thì chúng ta phải theo pháp tùy và pháp hướng mà áp dụng vào Tứ Chánh Cần này thì chúng ta có pháp đoạn dứt và pháp trau dồi để cho các thiện pháp sanh khởi.

Trước khi đến phần thực hành, Thầy sẽ đọc bài kệ của Phật để nhớ mà tu tập. Đây là bài kệ, quý thầy nhớ kĩ bài kệ này:

Mười pháp cần dứt bỏ
Mười pháp cần tăng trưởng
Siêng tu tập như thế
Sống yên vui hạnh phúc
Được gọi bậc hiền nhân

Nghĩa là chúng ta biết dứt bỏ mười pháp ác và tăng trưởng mười pháp lành bằng cách theo pháp hướng và pháp tùy mà tu tập thì chúng ta sẽ được gọi là bậc hiền nhân. Như vậy chỉ cần tu Tứ Chánh Cần là chúng ta đã được giải thoát, đã được là bậc hiền chứ không xa lạ nữa. Không cần tu nhiều, chỉ cần tu bao nhiêu đó cũng thấy an vui hạnh phúc của đời sống này rồi. Vậy thì qua pháp hành như thế nào, bây giờ quý vị phải trạch pháp câu này.

Câu thứ nhất, đây là câu ta chọn làm pháp hướng dứt bỏ:

"Giết hại chúng sanh, ăn thịt chúng sanh là pháp ác, chúng ta phải đoạn dứt, đoạn trừ. Phải đoạn trừ tận gốc cái tâm khả hỷ khả ái này."

Tức là tâm thích thú giết hại chúng sanh, tâm thích thú ăn thịt chúng sanh chúng ta phải đoạn trừ, đoạn dứt nó, không được thích thú ăn thịt chúng sanh, giết hại chúng sanh nữa. Hằng ngày chúng ta đều nương vào câu này mà tu tập nhắc tâm để chúng ta dứt bỏ không còn thích ăn thịt chúng sanh, không còn thích giết hại chúng sanh. Có thích giết hại chúng sanh chúng ta mới giết được chứ không phải là miễn cưỡng mà giết đâu. Cho nên người ta bắt con gà, người ta lấy con dao sắt cắt cổ con gà một cách rất tự nhiên. Một con vật la hét, một con cá giẫy dụa mà họ vẫn thản nhiên đập thêm mấy cái nữa. Họ đập trong sự sung sướng chứ không phải trong sự không sung sướng nên Phật gọi là đó là hành động khả ái, khả hỷ. Hành động đau đớn, giết hại con vật như thế mà họ rất sung sướng, cho nên chúng ta dùng câu pháp hướng này để nhắc tâm của mình đoạn dứt hành động ác đó. Đó là câu pháp hướng để đoạn dứt tâm ác của mình.

Câu thứ hai:

“Chúng sanh có mạng sống như ta nên cũng sợ đau, sợ chết như ta. Ta phải thương yêu chúng như thương yêu chính bản thân ta, như thương yêu con ta vậy”.

Ở đây đến chỗ “như con ta” thì đó là câu để trau dồi thiện pháp. Quý thầy nhớ một câu thì dứt bỏ, một câu thì trau dồi tăng trưởng thiện pháp. Hai câu này song song, chúng ta trạch pháp hai câu này trong một điều ác để thực hiện cho được điều lành. Bởi vì không giết hại chúng sanh đó là điều thiện, mà thương yêu chúng sanh chúng ta mới làm điều thiện được; nếu không yêu chúng sanh thì chúng ta không làm điều thiện được. Do đó chúng ta trau dồi tâm chúng ta thương yêu tức là trau dồi tăng trưởng thiện pháp. Thiện pháp chưa sanh thì kiếm đâu ra thiện pháp cho nó sanh hoặc cho nó tăng trưởng. Nói như vậy là danh từ suông, nên ở đây chúng ta phải nhắc cái tâm của mình như câu thứ hai:

“Chúng sanh có mạng sống như ta nên cũng sợ đau, sợ chết như ta. Ta phải thương yêu chúng như thương yêu chính bản thân ta, như thương yêu con ta vậy”.

Câu đó để chúng ta nhắc nhở trau dồi tình thương yêu của chúng ta. Thân ta bị sự chết hay bị sự đau khổ, ta cũng biết sợ và chúng sanh cũng biết sợ như vậy. Câu này nhắc nhở để chúng ta giao cảm được nỗi khổ đau chung nhau,để chúng ta không nỡ giết chúng sanh, cũng không nỡ ăn thịt chúng sanh. Đó là câu thứ hai.

Câu thứ nhất là câu dứt bỏ, phải dùng mệnh lệnh. Câu sau là trau dồi thân của mình nên không dùng mệnh lệnh. Các thầy thấy chỗ nào mà chúng ta cần nhấn mạnh thì cái chỗ đó là dứt, bắt buộc phải dứt, thì dùng mệnh lệnh. Còn chỗ nào chúng ta chưa dùng hướng lệnh thì chúng ta xoa dịu, nhắc nhở êm ái cho tâm chúng ta. Cũng như khi chúng ta muốn dụ dỗ một con vật để rèn luyện nó, như con ngựa, con bò, con trâu mình muốn nó kéo cày thì mình phải dụ dỗ nó; chứ la hét đánh đập nó thì chắc chắn mình gắt óc mình cày không được đâu. Cho nên mình cho cỏ, hay cho này kia cho nó ăn. Các thầy thấy các nhà xiếc cọp, voi hay một con vật gì, họ cũng cho nó ăn rồi lần lượt dụ dỗ nó, rồi họ dạy nó múa, nó làm gì cũng được hết. Thì tâm của chúng ta cũng vậy, vốn nó tích lũy những cái ác, cho nên bây giờ chúng ta dụ dỗ nó nhẹ nhàng, nó nghe được rồi thì từ đó nó sửa lần, sửa lần, nó thấm nhuần được lòng thương yêu chứ không được nạt nộ nó. Cho nên câu thứ nhất là nạt nộ, bắt buộc, ra lệnh, câu thứ hai thì xoa dịu, êm ái, nhẹ nhàng làm cho tâm chúng ta được nhẹ lại để trau dồi tâm thương yêu của chúng ta, lòng từ bi của chúng ta.

Những câu như vậy quý thầy phải hiểu được lúc nào thì dùng nó. Sau khi ra lệnh rồi thì bây giờ phải xoa dịu nó, chứ nếu quý thầy chỉ ra lệnh thôi thì chừng đó nó sẽ như thế nào? Nó cứng đầu, nó chống lại, nó không chịu phục tùng đâu. Cho nên có khi tác ý để dứt bỏ, và có khi tác ý để xoa dịu an ủi nó, cho nó thấu đạt được lòng thương yêu. Câu thứ nhất là dùng để đoạn trừ dứt bỏ pháp ác, câu thứ hai dùng để trau dồi, ngăn ngừa pháp ác, tức là phóng khởi pháp thiện. Khi tâm chưa phóng khởi điều ác thì ta phải hằng ngày trau dồi tâm ta bằng pháp hướng đến sự thương xót. Nghĩa là tâm của mình chưa phát ra những điều ác, nó đang sống yên lành thì chúng ta phải tu tập. Nhưng khi nó đang có những điều ác, nó đang có những hành động ác thì chúng ta phải truyền lệnh để ngăn dứt nó liền. Đó là chúng ta dùng pháp dứt để ngăn dứt khi có sự kiện ác xảy ra. Cho nên phải biết áp dụng, Thầy nói phải biết áp dụng pháp hướng.

Như khi bây giờ mình có một sự việc gì đó, chẳng hạn khi mình thấy con rắn, rồi mình đập, mình đã giết một con rắn rồi đó, thì lúc bấy giờ mình phải dùng pháp hướng ra lệnh dứt trừ sự giết đó: từ nay về sau phải chấm dứt. Đó là dùng pháp hướng đúng chỗ, đúng thời điểm. Còn bây giờ mình chưa có giết gì hết mà bảo tâm: “đừng giết, đừng giết, dứt đi” thì cái lệnh đó là sai, truyền lệnh sai. Bây giờ mình chưa có làm gì đau khổ chúng sanh hết thì nên dùng pháp thương yêu chúng sanh mình nhắc nhở, trau dồi lòng thương của mình để cho mai mốt có gặp con vật dữ nó không có giết. Đó là chúng ta áp dụng đúng. Chứ không phải lúc nào cũng ra lệnh, lúc nào cũng hét hò trong tâm của chúng ta thì cái đó là chúng ta làm cho nó rối loạn, không biết cái nào mà làm hết. Nó có làm ác đâu mà răn nó dữ vậy.

Các thầy phải hiểu như thế. Cho nên sự tu tập khó là ở chỗ chúng ta biết áp dụng. Nếu không khéo áp dụng thì không có hiệu quả, không có kết quả cho quý thầy. Quý thầy đừng nói sao pháp không có vi diệu. Nó không có vi diệu là do chính chỗ quý thầy áp dụng sai. Cho nên khi gần Thầy, các thầy sai, Thầy biết thì Thầy sửa. Còn không gần Thầy là một điều rất bất lợi cho quý thầy, vì áp dụng pháp hướng và pháp tùy này không đúng cách thì nó trở thành sai mất đi, không đơn giản được.

Khi tâm chưa phóng khởi điều ác thì ta phải hằng trau dồi tâm ta bằng pháp hướng đến sự thương xót chúng sanh để triển khai lòng từ bi của ta thì mới mong nó không sanh khởi ác pháp. Pháp hướng để trau dồi lòng thương xót, ví như sợi dây buộc mũi con trâu, nhờ nó mà tâm không khởi ác pháp. Nghĩa là các pháp hướng như chúng ta cột sợi dây, chúng ta muốn lôi đi đâu thì nó cũng theo hết. Còn pháp dứt thì khác. Pháp dứt là khi đã hướngthuần thục rồi thì chúng ta mới dứt. Còn bây giờ nó chưa thuần thục, nhưng khi nó làm điều ác, chúng ta phải dứt, phải la hét nó. Như bây giờ mình có nuôi con chó chưa thuần thục, nó hay đi bắt gà người ta, thì mình la hét nó, mình chặn nó trước đi, sau đó mình tìm cách mình dụ dỗ nó để cho nó thuần hóa trong thiện pháp, nó không bắt gà người ta nữa. Như vậy là mình biết nuôi chó, mình biết dạy chó. Pháp mà chúng ta trau dồi tâm mình như vậylà pháp trau dồi tâm từ bi thương yêu chúng sanh. Nó là một phương pháp ngừa bệnh. Còn pháp dứt bỏ là pháp hướng đoạn dứt tận gốc bằng sức lực tinh thần, làm cho nó không còn ác pháp trong tâm ta nữa.

Hai pháp đó thì phải song hành, bởi vì trong Tứ Chánh Cần thì quý thầy đã thấy đức Phật dạy: các pháp ác chưa sanh thì không cho sanh, đã sanh thì phải đoạn dứt, mà các pháp thiện chưa sanh thì phải khởi sanh, đã sanh thì tăng trưởng. Rõ ràng bốn chánh cần này liên tục, chúng phải có sự song hành, chứ không thể nào không có sự song hành được. Không phải làm cho dứt các pháp ác xong rồi mới tăng trưởng pháp lành. Nghĩ như vậy là quý thầy nghĩ sai. Vừa dứt pháp ác, thì cũng phải sanh các pháp thiện liền tức khắc. Bởi vì không giết hại chúng sanh tức là thiện rồi, ngay đó đã khởi thiện rồi. Rồi từ đó chúng ta tác ý để càng trau dồi thiện thêm, tức là làm cho nó tăng trưởng lên, không làm ác nữa.

PHẦN 3

*1. "Trộm cắp, cướp giật, lấy của không cho là một điều cực ác, ta phải dứt trừ, từ bỏ viễn ly, xa lánh vĩnh viễn."

Câu này là cũng là câu để dứt trừ. Như vậy, khi nào nghe nói dứt trừ, đoạn bỏ, viễn ly, xa lánh vĩnh viễn thì đó là câu hướng để tu tập dứt trừ, đoạn dứt cái tâm ác của chúng ta. Câu này chưa được đầy đủ, quý thầy nên thêm câu dưới đây:

"Trộm cắp, cướp giật lấy của không cho dưới mọi hình thức nào cũng đều là một tội lỗi cực ác, phải dứt trừ, từ giã, xa lìa, từ bỏ, viễn ly, đoạn tận."

Bởi vì câu trên mặc dù chưa được đầy đủ nhưng nó ngắn gọn hơn để chúng ta ra lệnh nhanh chóng, khi chúng ta đã thông suốt. Còn câu dưới, trong nghĩa của trộm cắp lấy của không cho có nhiều hình thức lắm: như ăn lo hối lộ thế này thế khác, biển thủ, là những tội trộm cắp, chứ không phải là không trộm cắp. Lường gạt người ta, cũng là nằm trong tội trộm cắp cướp giật. Cho nên ở câu thứ hai trọn vẹn đầy đủ để nhắc nhở chúng ta không có làm những điều ác như vậy. Điều đó là điều ác, điều không tốt cho nên phải viễn ly đoạn tận nó đi, từ giã, từ bỏ đi, dứt trừ đi. Đó là những câu đoạn dứt.

Thế cho nên nghe nói mình dứt ác, các pháp ác đã sanh thì dứt liền. Thật sự ra nếu không trau dồi thì khi cơn sân nổi lên,quý thầy có dứt được nó không. Đâu có dễ gì dứt được, cơn sân làm cho chúng ta điên khùng trong tâm rồi còn đâu mà biết, đâu còn sáng suốt nữa mà dứt. Cho nên bây giờ chúng ta chuẩn bị cho mình những tư tưởng dứt bỏ bằng sự thấu được cái lý của pháp ác. Vì vậy khi chúng ta đã thấu được cái lý của pháp ác đó, nhờ pháp hướng nhắc đi nhắc lại, và đồng thời chúng ta còn tu tập pháp quán để suy xét những tâm niệm sân giận sanh như thế nào, nó bừng bốc như lửa như thế nào, nó làm cho con người sân giận đó trở nên như thế nào. Vì vậy tất cả những sự tu học chúng ta phải có quán, rồi có hướng, rồi có tùy, mới đúng. Cho nên định Vô lậu phải kèm theo định Chánh niệm tỉnh thức. Vì vậy sự tu tập luôn luôn lúc nào cũng dùng pháp hướng, pháp tùy. Trong sự tu tập của chúng ta không xa lìa các hành động tu tập này. Cho nên khi chúng ta chưa rõ các pháp ác như thế nào thì chúng ta đặt niệm pháp ác đó trước mặt. Như bây giờ chúng ta đặt niệm ăn trộm, ăn cắp đó trước mặt rồi chúng ta dùng tri kiến phóng ra chúng ta quan sát, theo dõi, xem xét. Trong khi xem xét chúng ta mới thật hiểu đó là pháp ác vì làm cho người ta đau khổ, làm cho người mất của chết dở sống dở ở trong cuộc đời, làm cho người mất của có thể tự tử. Khi quán sát được như vậy thì chúng ta thấy nó là cực ác. Mà cực ác thì chúng ta phải đoạn dứt. Vì vậy chúng ta mạnh mẽ đoạn dứt nó, không làm các điều ác đó.

Bởi Định vô lậu là để chúng ta quánnhìn thấu suốt các pháp. Định vô lậu là định dùng quán chớ không phải là dùng hướng. Như vậy chúng ta cần phải biết lúc nào dùng pháp hướng, lúc nào dùng pháp tùy, lúc nào dùng pháp quán, có như vậy mới có hiệu quả trên bước đường tu tập của chúng ta. Chớ không phải muốn tu như thế nào là cái tâm tham sân si của mình cũng hết được liền. Hoặc là các pháp ác cũng dứt trừ được liền. Không phải nói đơn giản mà được những cái đó, mà phải cả một công trình tu tập. Không phải dễ đâu.

Đây là những câu pháp hướng nhắc tâm Như lý tác ý dẫn tâm vào đạo giải thoát ác pháp, quý vị phải biết trước khi dùng pháp này tu hành dứt bỏ các ác pháp thì phải tâm chuyên nhất cảnh. Tâm chuyên nhất cảnh nghĩa như thế nào? Thầy xin nhắc lại để quý thầy nhớ: Không được đụng đâu ngồi đó, nghĩa là muốn tâm chuyên nhất cảnh thì không được đụng đâu ngồi đó,và không được dùng Pháp Tùy, Pháp Hướng, pháp này kia lộn xộn. Muốn tu một pháp nào thì phải tìm một nơi ngồi cho nghiêm chỉnh. Bởi vì Pháp không phải là đồ chơi, không phải đụng đâu mình cũng có thểtu được mà đây là những pháp để cứu mình ra khỏi những pháp ác, cứu mình khỏi những đau khổ cuộc đời cho nên phải xem nó là những vật quý báu. Trước khi dùng một câu hướng sự quán xét nào cũng phải nghiêm chỉnh thì nó mới có kết quả. Còn nếu chúng ta đụng đâu ngồi đó, thì không phải là người tu. Người tu là trước khi khởi muốn một cái gì phải chủ động điều khiển, phải ngồi xếp bằng lưng ngay thẳng đàng hoàng nơi cảnh yên tịnh chớ không được ngồi giữa chợ - ngồi chỗ đó như tìm công ăn hoặc là tìm cách mưu mô kế này kế kia để lường gạt người để lấy của - thì điều đó không được. Ở đây là chỗ làm cho chúng ta xa lìa các pháp ác thì phải tìm nơi yên tĩnh tịch mịch, rồi ngồi kiết già lưng thẳng, hít thở 10 hơi bình thường. Nghĩa là mình thở hơi bình thường, không được thở chậm, cũng không được thở nhanh. Thở bình thường cho đến khi tâm gom lại theo hơi thở bình thường đó và tâm chuyên nhất trong hơi thở. Sau khi tâm đã bám chặt trong hơi thở chuyên nhất rồi, thì quý vị đặt niệm hướng tâm này ngay trước mặt mà dẫn tâm dứt trừ các ác pháp.

Trong khi tu tập quý vị không nên để mất niệm (thất niệm). Nghĩa là quý vị không được quên cái niệm đang đặt trước mặt. Quý vị không được một lát thì nhớ hơi thở, một lát thì nhớ chuyện khác, một lát thì không nhớ gì hết. Nếu tâm quý vị như vậy là quý vị bị thất niệm. Cho nên Phật dạy thất niệm là tu không đạt được kết quả gì hết. Vì mất niệm tức là thất niệm mà thất niệm thì tâm mê, tâm dao động thì sự tu không có kết quả. Khi đặt niệm trước mặt là phải tập trung trên niệm đó. Hồi nãy là mình tập trung trong hơi thở để gom tâm của mình lại. Nhưng khi đã đặt niệm trước mặt rồi, thì mình nhìn chăm chăm cái niệm đó để quán xét, để suy tư cái niệm đó, tìm ra ý nghĩa và nguồn gốc cái niệm đó để rồi chúng ta thấu suốt cái niệm đó. Có tu như vậy kết quả vĩ đại mới đến với quý vị, lậu hoặc của quý vị mới quét sạch. Còn quý vị tu không nghiêm chỉnh thì ngàn đời quý vị cũng chẳng đạt được cái đạo này đâu.

Câu này quý thầy dùng nó làm niệm, khi niệm hướng vừa dứt thì quý thầy tiếp một niệm nữa nhưng phải có một khoảng cách. Nghĩa là cái niệm đặt trước mặt quý vị quán xét rồi, quán xét thông suốt rồi thì quý vị xả nghỉ không được tiếp tục liền theo niệm khác nữa.

Ngay như về pháp hướng thì quý vị đặt cái niệm đó để trạch câu pháp hướng đó ra. Quý vị hướng tâm, nhắc cái tâm mình, câu này xong rồi thì cần có một khoảng thời gian xả nghỉ, quý vị mới đặt câu khác thay vào đó để trau dồi tâm của mình, trau dồi lòng thương yêu của mình, hay là dứt bỏ mạnh hơn nữa, thì cũng phải có một khoảng cách, chớ không phải câu này xong rồi đọc tiếp câu khác, đọc câu khác nữa. Quý vị tác ý liên tục như vậy thì chẳng khác gì một người muốn huấn luyện voi, bò trâu mà ra lệnh liên tục, làm vậy thì con voi, bò trâu cũng điên đầu, không biết đâu mà làm nữa. Phải tập thuần thục cái này, rồi để một chút cho cái tâm nó yên tịnh trở lại rồi mới đặt câu khác. Quý thầy tiếp một niệm nữa nhưng phải có một khoảng cách giữ tâm yên lặng theo hơi thở ra, hơi thở vào.

Hôm nay Thầy dạy như vậy các thầy mới biết cách tu chứ không khéo các thầy tu điên, tu khùng nữa. Bởi vậy không có kinh nghiệm tu thì làm sao hướng dẫn người ta tu hành được. Mà không hướng dẫn người ta tu được thì Phật pháp mai một, không còn ở trong thế gian này nữa. Quý vị nhớ ông Phật dạy rất kỹ chỗ này. Bởi vì người ta không nghiên cứu được giáo pháp của đức Phật.

Khi muốn tu Định vô lậu, cũng như định Chánh niệm tỉnh thức, cũng như tất cả mọi thứ định để cho tâm gom lại, Phật nói định niệm hơi thở ra hơi thở vô khéo tác ý là như thế nào?

Bây giờ quý vị đi kinh hành mà muốn tâm gom tập trung vô trong bước đi thì hơi thở là đối tượng trước mặt quý vị tập trung rất dễ. Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra. Nhắc như vậy, hướng tâm như vậy làm tâm của quý vị gom vô hơi thở. Bây giờ quý vị nói: Tôi đi kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành. Rồi quý vị bước đi, tâm quý vị tập trung vô bước đi liền, nó rời hơi thở nó tập trung vô bước đi đó liền. Đi một lát nữa rồi quý vị lại tác ý: Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra. Tức là quý vị gom tâm vào thân vì hơi thở nằm trong thân, do đó quý vị gom tâm vào thân. Rồi quý vị nhắc: Đi kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành. thì ngay đó tâm tập trung vô hành động thân của quý vị. Như vậy sức tỉnh thức của quý vị càng ngày càng rõ ra.

Bởi vì các vị phải hiểu, Thầy dạy quý vị hơi thở có cái tụ điểm ở nhân trung để lúc nào tâm cũng gom nằm đó quan sát tất cả các hành động của thân chớ không phải nó nằm dưới chân của quý vị. Nếu nó nằm dưới chân của quý vị thì nó bị thất niệm, cho nên tỉnh giác của quý vị chỉ tỉnh giác mơ hồ chớ chưa phải là tỉnh giác. Vì vậy nhìn qua trong một tháng nay, sự sống của quý vị thiếu tỉnh giác cho nên phá Độc cư. Quý vị thấy rõ. Cho nên sự tu của quý vị có kết quả hay không, là một người thiện hữu tri thức có kinh nghiệm, người ta biết được quý vị tu đúng, tu sai.

Lời đức Phật dạy vậy, cho nên khi nhập Diệt Thọ Tưởng Định chúng ta cũng phải dùng hơi thở mà đi tới, không bao giờ lìa xa hơi thở, vì hơi thở là tụ điểm của chúng ta. Đó là những cái Thầy đã hiểu biết được Phật và qua kinh nghiệm tu hành của mình đã làm được những gì, đã thành tựu được những gì, bằng chính kinh nghiệm của Thầy đã hiểu biết được. Nhờ có nương bám chặt hơi thở thì lúc bấy giờ tạp niệm mới không xen vào. Nhờ vậy hơi thở ra tôi biết hơi thở ra, hơi thở vào tôi biết hơi thở vào. Khoảng cách giữa hơi thở ra, hơi thở vào quý vị nhớ phải giữ tâm không để cho tạp niệm xen vào. Khoảng độ 10 hơi thở thì quý vị lại nhắc câu dưới này để trau dồi lòng thương yêu của quý vị, để ngăn ngừa lòng tham lam của quý vị. Quý vị trạch câu này ra và dùng pháp hướng nhắc tâm như lý tác ý:

“Của cải tài sản của ta mất ta còn buồn khổ, có thể ta đi đến quyên sinh tự tử, lẽ nào ta lấy của người bằng mọi hình thức cho được.”

Câu này để chúng ta tu tập trau dồi tâm chúng ta biết thương người mất của, làm cho chúng ta không còn bao giờ nỡ tâm lấy của của người nữa. Đó là trau dồi tâm của mình biết nỗi khổ của người mất của đau khổ cũng như mình mất của. Cứ như vậy mà tu tập, trong sự thực hành tu tập thì quý vị phải theo như lời Thầy dạy vừa nãy thì mới có kết quả.

Câu trước là dứt đoạn, câu này là trau dồi tâm biết thương người, vì thương người nên không lấy của người. Do vậy mà phải có khoảng cách câu trên với câu dưới bằng 10 hơi thở. Và 10 hơi thở đó gom tâm vào tụ điểm ở nhân trung làm sức tỉnh thức cho chúng ta, và chúng ta hướng câu kế trau dồi tâm thương yêu của đối với muôn người vì vậy mà chúng ta không lấy của không cho. Các thầy thấy Thầy dạy có cách thức hẳn hòi, có pháp hành rõ ràng. Nếu quý thầy tu sai thì quý thầy chịu trách nhiệm chứ thầy không chịu trách nhiệm ở sự tu sai đó. Thầy dạy quý thầy làm đúng thì quý thầy tu có kết quả mà không đúng thì quý thầy phải chịu lấy.

Câu 3:

“Tà dâm là một thứ sắc dục không chơn chánh, làm tan cửa nát nhà người và cả mình. Làm đau khổ gia đình mình và gia đình người. Ta phải chấm dứt thói sắc dục bất chánh này, ta ly khai, từ bỏ, xa lánh, viễn ly vĩnh viễn.”

Đó là câu đoạn dứt tâm ưa sắc dục, ưa đi ve vợ người khác, ưa đi làm những chuyện đồi bại phá gia cang người khác. Đó là hành động tội ác cực lớn làm tan nhà nát cửa người, chứ không phải là nhỏ đâu. Cho nên chúng ta lấy câu này mà nhắc tâm mình hằng ngày để trau dồi tâm đoạn dứt, không cho nó phạm vào tội ác này. Đây là một câu trạch pháp dùng hướng tâm đoạn dứt pháp ác, trừ thói xấu tà dâm. Quý vị nào có căn bệnh này thì phải ngày đêm chuyên cần tu tập pháp hướng. Bởi vì có nhiều người mang tật này dữ lắm, mang tật này rất nặng, thấy vợ con người ta là thích tới. Đó là những hạng người chuyên môn tà dâm. Cái tâm rất là tệ bạc. Còn nhiều người không có.

Câu thứ 2

"Tà dâm là một tánh rất xấu làm cho con người mất thể diện, thọ tiếng xấu bạc tình bạc nghĩa muôn đời. Ta phải dứt bỏ như dứt bỏ một vật thối tha bẩn thỉu nhất."

Đó là câu dứt nữa đó, câu pháp hướng này là câu dứt nữa chớ không phải là câu trau dồi. Cho nên ở đây chúng ta phải nhận ra những câu pháp hướng trạch pháp ra câu nào cho đúng nghĩa của nó. Và đồng thời trong một thời gian mà tu 2 câu này thì chúng ta phải có một khoảng cách nó ra để tập trung gom tâm lại rồi dùng lực tinh thần của chúng ta mà ra lệnh để cho nó dứt bỏ thì sau này tâm chúng ta nó mạnh dạn, nó xa lìa các pháp ác, nó không còn làm cái đó nữa. Bởi vì thói quen tà dâm như vậy thì nó có thói quen thích thú của nó, nó có khả hỷ khả lạc nó làm cho chúng ta thích cho nên nó sai khiến chúng ta, vì vậy mà chúng ta không dằn được nó, mà không dằn được nó thì chúng ta phạm phải tội ác rất lớn là phá gia cang gia đình của kẻ khác. Cho nên hàng ngày chúng ta tập luyện như vậy. 2 câu, câu trước và câu sau này chúng ta thường phải nhắc nhở khi chúng ta có tật xấu đó.

Câu thứ3:

Tiếp tục quý thầy dùng câu thứ3 này làm pháp hướng để răn nhắc tâm mình thường xuyên xa lìa tánh xấu ác đó:

"Đời người thường ao ước được hạnh phúc cuộc sống lứa đôi, bên nhau trung thành mãi mãi. Chẳng bạc tình bạc nghĩa vậy ta hãy biết thương người, mong cầu đem lại hạnh phúc cho người. Tánh tà dâm là một tánh xấu đem lại ta khổ người khổ, gia đình tan nát. Biết thương mình thương người, ta hãy dứt trừ tánh xấu này."

Đây là câu pháp hướng gợi lòng thương yêu người của mình mà không làm hại gia đình mình, không làm hại gia đình người. Đó là câu pháp hướng trau dồi tâm chúng ta thương yêu mình, thương người để không làm cho gia đình tan nát. Đây là câu trạch pháp để hướng tâm nuôi lớn lòng thương yêu với sự an vui hạnh phúc của mọi người, nghĩa là có của mình của người ở trong đó nữa. Cho nên thường xuyên nhắc tâm của mình câu này. Khi dùng 2 câu trạch pháp trên để đoạn dứt tâm tà dâm thì chúng ta phải dùng câu dưới này để an ủi. Chúng ta thấu suốt được lòng thương yêu chúng ta đối với sự làm tan nát cả đôi bên gia đình.

Sự tu tập trau dồi và rèn luyện như vậy gọi là dứt ác mà tăng trưởng thiện.

***

Đang có 33 khách và không thành viên đang online

Lượt xem
451
Các bài viết
1441
Số lần xem các bài viết
9253108