• phattuvandao3
  • amthat1
  • toduongtuyetson
  • ttl1
  • phattuvandao1
  • tamthuphattu
  • thanhanhniem3
  • khatthuc1
  • lopbatchanhdao
  • huongdantusinh
  • amthat2
  • lailamtoduong1
  • thanhanhniem2
  • quetsan
  • tinhtoa2
  • ttl3
  • daytusi
  • benthayhocdao
  • tinhtoa1
  • ThayTL
  • vandaptusinh
  • thanhanhniem1
  • chanhungphatgiao
  • tranhducphat
  • amthat3
  • vandao2
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Am thất
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
In bài này

Pháp Tu Cư Sĩ - Thập Thiện (tiếp 3)

Lượt xem: 8847

TRƯỞNG LÃO THÍCH THÔNG LẠC

GIÁO ÁN TU ĐẠO PHẬT


II.- PHÁP TU CƯ SĨ

THẬP THIỆN (tiếp 3)

6.- THẬP THIỆN THEO SÁU PHƯƠNG

Người cư sĩ nên biết rõ ý nghĩa của sáu phương. Nghĩa là nếu không được dạy điều này thì chúng ta thấy Đông, Tây, Nam, Bắc, Trên, Dưới thì không biết nó thuộc về cái gì. Vì vậy chúng ta phải rõ để chúng ta đối xử như thế nào cho đúng cách với phương hướng của nó.

Phương Đông tượng trưng cho Cha Mẹ.

Phương Nam tượng trưng cho sư trưởng, tức là cho các vị Thầy của mình.

Phương Tây tượng trưng cho thê thiếp, tức là vợ con của mình.

Phương Bắc tượng trưng cho bè bạn, những người bạn của mình.

Phương Dưới tượng trưng cho tôi tớ, những người làm công, những người mình sai làm việc trong nhà của mình.

Phương Trên tượng trưng cho những người hiền đức, những bậc tu hành, những bậc chân tu, những người đức hạnh.

Ở đây, giai đoạn của người cư sĩ, đức Phật dạy cho chúng ta biết cách sống, thực hiện cho đúng là phải hiểu biết, hiểu biết để tu tập, hiểu biết để đem lại an vui, hạnh phúc cho chính gia đình mình, cho chính bản thân mình.

1. Phương Đông tượng trưng cho Cha Mẹ.

a. Người con có hiếu có 5 điều kính thuận cha mẹ.

- Một: Cung phụng, hiếu dưỡng cha mẹ không để thiếu thốn. Nghĩa là khi cha mẹ mình còn sống thà là mình nhịn ăn, nhịn mặc để cung phụng những gì cha mẹ cần thiết như thực phẩm, đồ ăn, hoặc là y áo, hoặc là những cần thiết khác để cha mẹ dùng. Người cư sĩ cố gắng cung phụng những gì cha mẹ cần, nhất là khi cha mẹ già yếu thì mình cần cung phụng đầy đủ để cha mẹ yên tâm không còn lo nghèo, lo đói, lo sợ bệnh tật hoặc là không thuốc thang. Đó là cái thứ nhất của người con đối với cha mẹ.

- Hai: Phàm làm điều gì, phải thưa cho cha mẹ biết trước. Khi mình còn cha mẹ, mỗi khi mình muốn làm một điều gì thì mình phải thưa với cha mẹ để cha mẹ biết, để người không lo. Người đã lớn tuổi đã đi qua trong cuộc đời, nếu cha mẹ có những lời khuyên thì mình nghe lời khuyên đó, suy xét đúng hay sai rồi mình cố gắng chấp hành những lời khuyên của cha mẹ mình. Chứ không phải nghĩ mình lớn rồi muốn làm gì làm, ông bà chẳng cần biết gì hết. Hay nghĩ rằng ông bà là nông dân không có hiểu gì hết, già rồi đâu có hiểu biết cái gì mà thưa hỏi. Như vậy, khi mình làm việc gì có hữu sự thì cha mẹ mình lo lắng, khổ sở lắm, cho nên mình phải thưa hỏi trước, làm cho cha mẹ biết được việc làm của mình. Đó là thứ hai của người con đối với cha mẹ.

- Ba: Cha mẹ làm điều gì mình phải kính thuận, không được chống báng, không được chống lại. Ví dụ trong nhà, cha mẹ mình muốn dời cái bàn này hoặc muốn đặt cái ghế kia theo ý của ông bà vì ông bà thích như vậy, mà ý mình không thích như vậy nhưng là người con hiếu thì không nên chống lại, nói: "Ba má đừng có đặt cái này, chỗ này nó thế này thế khác" làm cho ông bà không vui, thì đó là mình không phải là đứa con kính thuận. Mình kính thuận là mình không chống lại những việc làm của cha mẹ. Mình chỉ góp ý với ông bà mà thôi chứ không nên chống trái, tùy theo ông bà muốn làm gì thì làm, nhưng mình góp ý: "Cái này con thấy như ba má định làm cái này con e nó thất bại ba má xét kỹ lại chứ con không có ý gì chống báng ba má hết". Đó là những điều kính thuận. Mình không có nghịch lại cái ý của cha mẹ.

- Bốn: Không trái với việc làm của cha mẹ. Nghĩa là mình không làm một điều gì đụng chạm đến việc làm của cha mẹ mình hết. Ví dụ như ông cuốc đất làm vườn, muốn trồng cái gì đó trong khu vườn đó, thì mình lại làm trái lại, mình không muốn như vậy, mình làm trái ý cha mẹ mình. Mình không nên làm điều gì khiến cha mẹ mình buồn phiền trong lòng.

- Năm: Không ngăn cản việc lành của cha mẹ. Cha mẹ làm việc lành, ví dụ như cha mẹ nói: "Ờ, bữa nay tao đi chùa lạy Phật" thì đừng có ngăn cản. Hoặc là "Hôm nay tao đi nghe thuyết pháp", hoặc là "Hôm nay tao đi mua ít cá phóng sanh". "Hôm nay là ngày ăn chay tao mua ít thực phẩm ăn chay về ăn" thì đừng ngăn cản. Nhiều khi mình cho rằng cha mẹ bây giờ già yếu rồi mà ăn chay chắc chắn là cha mẹ không đủ sức khỏe đâu, cha mẹ phải ăn thịt cá thì nó mới bồi dưỡng. Tuy nghĩ như vậy là mình thương cha mẹ, nhưng không nên thương như vậy. Việc làm của cha mẹ là việc lành mà mình ngăn cản thì không đúng, để cho cha mẹ mình giữ gìn được một ngày chay không phạm vào cái lỗi ăn thịt chúng sanh thì đó là một điều tốt. Nên làm.

Vì vậy người cư sĩ phải học năm điều hiếu hạnh này đối với cha mẹ của mình, như vậy mới là người con có hiếu.

Hôm nay quý thầy được học lời dạy của Phật về 5 điều hiếu hạnh mà người cư sĩ cần giữ gìn đúng thì nó sẽ đem đến an vui, hạnh phúc cho cha mẹ và cho chính bản thân của người cư sĩ, làm cho con thì hiếu thảo, cha mẹ thì nồng nàn thương con vì con mình rất có hiếu.

Ngược lại, cha mẹ cũng phải có 4 điều đối xử với con mình, còn người con thì có 5 điều đối với cha mẹ. Cho nên rõ ràng Phật dạy rất kỹ: Người con đối với cha mẹ có 5 điều mà cha mẹ chăm sóc con thì có 4 điều. Không phải chỉ nói con phải hiếu kính cha mẹ 5 điều mà cha mẹ lại không có bổn phận gì đối với người con thì đó cũng là cái sai. Vậy cha mẹ phải có bổn phận chăm sóc con của mình như thế nào?  Ở đây Phậtnói bậc làm cha mẹ có 4 điều phải thực hiện để làm tròn bổn phận của cha mẹ đối với con. Vậy 4 điều đó là gì?!

- Một: Ngăn con, không cho nghe và làm điều ác, nghĩa là ngăn cản con mình đừng có làm điều ác. Như chúng đã học thập thiện thì chúng ta biết rõ 10 điều ác và 10 điều lành. Vậy nếu người con làm những điều lành trong 10 điều lành này thì cha mẹ chấp nhận, cha mẹ luôn luôn sung sướng. Nhưng khi thấy con mình làm những điều ác trong 10 điều ác thì cha mẹ ngăn chặn liền không cho con làm các điều ác, tức là bổn phận làm cha làm mẹ thì phải ngăn con mình không được làm các điều ác, không được nghe theo các điều ác. Đó là cái thứ nhất.

- Hai: Chỉ dạy con làm điều lành, nghĩa là không những ngăn không cho con làm 10 điều ác mà còn dạy con phải làm 10 điều lành. Chúng ta đã học thập thiện, do vậy mà cha mẹ cũng phải thông suốt được 10 điều lành, 10 điều ác này để chỉ dạy cho con, để làm hết bổn phận của cha mẹ đối với con mình.

- Ba: Phải thương yêu con thắm thiết. Đứa con nào cũng phải thương hết chứ không phải đứa thương, đứa ghét. Đứa nào mình cũng phải thương, thương thắm thiết, dạy nó những điều lành, ngăn chặn nó làm những điều ác. Thấy nó làm ăn thì coi sự làm ăn đó có ác hay không, những cái gìmình có thể góp ý với nó. Nếu nó đi ăn trộm, ăn cắp thì phải ngăn cản những việc làm đó. Nó làm nghề đồ tể, nghề bắt cá, săn bắn thì mình cũng phải ngăn chặn không cho nó làm những nghề đó vì đó là những nghề ác. Và đó cũng là nỗi lòng thương con thắm thiếtcủa cha mẹ, chứ không phải thương con thắm thiết bằng cách ngồi ngó mong ra ngoài chờ con đi về. Không phải như vậy đâu. Thương con thắm thiết là thấy con mình làm được những điều lành, tránh những điều ác thì đó là lòng thương thắm thiết của cha mẹ đối với con mình.

- Bốn: Tùy thời cung cấp cho con những đồ cần dùng. Ví dụ nó còn đi học thì tùy lúc cha mẹ phải cung cấp giấy mực hoặc là những thực phẩm đồ ăn gì đó để cho nó ăn, cho nó đạt được sở nguyện, cho nó nên được cái nghề nghiệp chuyên môn, để cho cuộc sống nó không thua ai, đem lại sự an vui, hạnh phúc cho gia đình. Làm cha mẹ phải cung cấp cho con những đồ đạc cần dùng. Cần dùng khi đi học, cần dùng khi nó lớn khôn. Khi nó cần dùng cái gì thì cha mẹ giúp đỡ nó. Ví dụ khi cha mẹ giàu có,có con học đỗ ra bác sĩ mà không có tiền mở phòng mạch, thì cha mẹ cung cấp tiền bạc mở phòng mạch cho con để cho nó có cơ sở làm ăn. Như vậy là tùy thời cung cấp. Như con muốn hành cái nghề đó, mà nó không có tiền bạc để bỏ ra làm ăn, vì vậy cha mẹ giúp cho con tiền bạc, vốn liếng, cung cấp cho con phương tiện để cho nó hành nghề nghiệp. Chẳng hạn bây giờ mình có những đứa con không có ruộng rẫy thì làm sao mà nó làm được, cho nên cha mẹ phải mua đất ruộng để cho nó. Hoặc bây giờ nó có ruộng rẫy mà không có phương tiện như máy cày, máy kéo hoặc là máy gặt, máy hái thì mình là cha mẹ giàu có nên bỏ tiền giúp cho con mình có đủ phương tiện làm ăn. Như vậy tức là giúp những đồ cần dùng, giúp những đồ cần thiết cho đời sống của nó.

Đó là 4 điều cha mẹ chăm sóc con cái.

2. Phương Nam tượng trưng cho quan hệ thầy và đệ tử

Bây giờ nói về Phương Nam là sư trưởng. Sư trưởng là bậc thầy.

Vị đệ tử đối với Thầy có 4 điều, nghĩa là người học trò đối với Thầy có 4 điềumới xứng đáng là người học trò.

- Một: Hầu hạ Thầy, cung cấp điều cần thiết cho Thầy. Mình luôn luôn gần thầy, hầu hạ thầy và mình thấy thầy cần cái gì đó thì mình cung cấp cho thầy những vật dụng đó. Như bây giờ Thầy đặt vấn đề Thầy thiếu cuốn tập để viết thì người học trò cư sĩ sẽ mua cho Thầy cuốn tập hay cuốn sổ để Thầy viết. Hay Thầy không có cây viết thì người học trò cư sĩ lại mua một cây viết cho Thầy để Thầy viết. Bởi vì Thầy là người tu theo đạo Phật thì chẳng có một vật gì hết mà khi Thầy cần dùng một vật gì thì mình là người hầu hạ, người đệ tử cư sĩ của Thầy thì mình cung cấp ngay cho Thầy của mình những vật dụng đó. Sau khi dùng xong ông cũng xả bỏ, không nhận cái gì hết. Hay thấy y áo của thầy mình rách hết rồi thì mình cung cấp y áo khác cho thầy để thầy mặccho lành lẽ hoặc là thấy y áo thầy rách cần phải vá thì mình vá lại cho thầy mặc được kín đáo. Đó là những bổn phận của người học trò hầu hạ thầy như vậy, chứ không phải là đứng hầu hạ quạt hoặc làm này kia. Cái đó là hình thức phong kiến, không đúng.Hầu hạ có nghĩa là mình giúp đỡ thầy mình, ví dụ như thầy bệnh đau không giặt y áo được thì mình đem y áo dơ của thầy ra giặt, đó là mình hầu hạ thầy trong khi thầy bịnh. Hầu hạ thầy là mình làm công việc giúp thầy, chứ không phải đứng gần quạt cho thầy hoặc bưng nước hay bưng này kia trong khi thầy mạnh khỏe. Cái đó không phải là hầu hạ thầy, mà là nịnh bợ Thầy.

Hầu hạ theo chỗ Thầy hiểu là giúp thầy những điều cần thiết khi thầy làm điều đó không được. Còn khi thầy làm được thì cứ để thầy tự nhiên làm những công việc đó. Khi thầy không làm được thì mình mới làm giúp thầy, đó là sự hầu hạ. Hiểu như vậy chúng ta mới thấy được tinh thần bình đẳng của đạo Phật. Người hầu hạ thầy không có nghĩa là hầu hạ theo kiểu vua quan, mà hầu hạ ở đây theo nghĩa của sự giúp đỡ của mình đối với bậc thầy mà mình rất tôn kính.

- Hai: Cung kính cúng dường, tôn trọng và quý mến thầy. Luôn luôn lúc nào lòng của mình cũng cung kính thầy, lúc nào mình cũng có những vật khi thầy cần thiết thì mình cúng dường thầy, lúc nào mình cũng có lòng tôn trọng thầy và quý mến thầy. Đó là bổn phận của người đệ tử đối với thầy.

- Ba: Thầy dạy bảo điều gì phải kính thuận, không chống trái. Nghĩa là thầy dạy điều đó mình cố gắng làm theo lời thầy dạy, chứ không nói: "Ờ, thầy dạy cái đó không đúng, thầy dạy cái đó sai", chống lại bằng cách biện luận cái này, cái nọ cái kia để bác thầy. Điều đó không phải mình là người kính trọng thầy, không phải quý mến thầy. Nhiều khi còn đem cái sở học hơn Thầy để lý luận bài bác thầy mình, chê bai Thầy bằng cách này bằng cách khác, không những chê bai trước mặt mà còn nói với người này người nọ kia lén lút chê bai thầy sau lưng, thì đó là cái không kính thuận, không tôn trọng thầy. Dù một ngày mình đến với thầy thì cũng là thầy của mình. Dù một chữ mình học với thầy cũng là thầy của mình.

Thầy nhớ khi xưa, Thầy còn học lớp 1, lớp 2 gì đó, có một câu chuyện ở bên Pháp nói ông Các-Nô khi còn nhỏ ông học với ông thầy lớp 1, sau này ông Các-Nô làm quan, khi ông trở về thăm thầy thì ông thầy đã tóc bạc, ông đến nắm tay thầy, ông nhắc lại ông thầy: "Thầy có nhớ em không? Em là Các-Nô đây. Em luôn luôn lúc nào cũng nhớ Thầy". Đó là sự kính trọng dù ông ta làm quan, ông vẫn không xem thường ông thầy lớp 1 của mình; dù ông đã đỗ bằng tiến sĩ, bằng thạc sĩ như thế nào thì ông vẫn kính trọng ông thầy lớp 1.

Còn học trò đời nay, khi họ học cao rồi, họ đỗ tiến sĩ rồi, thì họ chẳng xem ông thầy giáo hay là cô giáo dạy mình ở lớp 1, mới ráp chữ A, B. Họ coi thường thầy mình học dở chưa bằng mình cho nên họ khinh dễ thầy. Vì vậy mà thiếu lòng cung kính, tôn trọng là ở chỗ đó. Nhờ có ông thầy đầu tiên sửa miệng, sửa môi của mình, nhờ ông thầy đầu tiên nắm tay mình viết từng chữ. Cái ơn nghĩa đó biết bao đời mình quên được thế mà người ta dễ quên cái ơn của ông thầy; người ta không nhớ ơn của ông thầy cũ.

Và đồng thời quý thầy về đây được học với Thầy, Thầy chỉ dạy cho con đường để làm chủ sanh tử, chấm dứt sự luân hồi, thoát ra khỏi kiếp đời lầm than, cái khổ sở của con người thì cái ơn đó biết bao nhiêu mà nghĩ, cái ơn đó hơn cái ơn sanh thành của cha mẹ. Vì cha mẹ sanh chúng ta ra, nuôi lớn chúng ta nhưng đời chúng ta phải thọ lấy những khổ, còn Thầy thì đem cho các con thoát khỏi cảnh khổ, cái ơn đó biết muôn vàn nào mà đền đáp cho cùng. Thế mà có người không nghĩ đến ơn nghĩa đó mà lại bài bác Thầy, nói thế này hoặc nói thế khác. Thời nay thật ra khó tìm người đệ tử có lòng kính thuận, tôn kính, tôn trọng thầy, quý mến thầy. Tuy có nhiều đệ tử nhưng nhìn lại chẳng mấy ai có lòng tôn kính kính trọng thầy, may ra chỉ có một hai người là cùng.

- Bốn: Theo thầy nghe pháp nhớ kỹ không quên, luôn luôn ghi khắc không quên lời thầy dạy. Ví dụ như Thầy dạy bảo độc cư, phải nhẫn nhục, phải tùy thuận, phải bằng lòng, phải ăn ngày một bữa, không nên ăn phi thời, phải cố gắng khắc phục, đừng có ham ngủ. Và những lời Thầy dạy thì nhớ kỹ không bao giờ quên, cố gắng khắc phục mình từng phút từng giây để làm đúng y theo lời Thầy dạy. Khi thấy học trò mình thực hiện đúng lời dạy, Thầy luôn luôn lúc nào cũng rất sung sướng vì các học trò của mình biết nghe lời thầy. Còn các học trò không biết nghe lời thầy, ông thầy âm thầm mỏi mệt và đau khổ. Cho nên Thầy nghĩ sau những năm tháng hướng dẫn các thầy tu hành, nhiều khi các thầy không nghe lời Thầy dạy, làm sai, không đúng, Thầy thấy sao mình mỏi mệt quá, hết muốn dạy, và cũng chính ngày hôm nay Thầy không còn muốn hướng dẫn ai nữa hết là Thầy quá mệt mỏi rồi. Thầy quá mệt mỏi với số người đệ tử của mình làm cho Thầy không muốn ở trên thế gian này nữa.

Đó là những điều mà Phật dạy để cho chúng ta biết 4 cách người đệ tử đối với Thầy như thế nào đúng, như thế nào sai. Chúng ta cần phải nhớ, không quên những điều này.

Thầy đối với đệ tử. Vị Thầy cũng phải có 4 điều chăm sóc lại đệ tử của mình. Nghĩa là vị Thầy cũng có bổn phận chứ không phải bỏ quên người đệ tử của mình.

- Một: Dạy dỗ có phương pháp. Nghĩa là dạy dỗ đệ tử mình có cách thức, có phương pháp. Như Thầy vạch ra cái giáo án hôm nay tức là dạy dỗ các con, các thầy có phương pháp hẳn hoi. Cho nên là một bậc thầy dạy dỗ phải có phương pháp, nếu dạy dỗ không có phương pháp, người đệ tử của mình tu không được, rồi nó sẽ bất mãn, nó sẽ đau khổ, phí hết cuộc đời của nó.

- Hai: Dạy những điều chưa biết. Người học trò mình chưa biết điều gì thì bậc thầy nên dạy cho người học trò mình biết để tu tập, để sửa đổi tâm tánh, để người học trò mình trở thành người tốt. Còn những gì người học trò mình đã hiểu biết thì bậc thầy sách tấn, khích lệ để cho người học trò thực hiện được những sự hiểu biết đó càng lúc càng tiến tới con đường giải thoát.

- Ba: Giới thiệu bạn lành cho đệ tử. Nghĩa là bậc thầy biết những người nào tốt, bậc thầy giới thiệu cho người học trò. Ví dụ như ở đây có những người bạn tu hành tốt, giữ gìn kỷ luật tốt thì Thầy thường giới thiệu với quý thầy để quý thầy lấy gương hạnh đó mà nỗ lực tu tập. Nhưng có khi quý thầy không nhận thấy cái điều đó mà nói rằng Thầy khen người này, người kia, đem cái lòng ganh tị, tị hiềm trở thành chướng ngại. Nhưng ở đây Phật dạy: Bậc thầy phải giới thiệu những bạn lành tốt, tức là những người tu tốt, để cho những người đệ tử của mình lấy cái gương hạnh đó mà tu tập theo. Còn nếu bậc thầy không giới thiệu những người bạn tốt như vậy thì người đệ tử của mình biết lấy ai mà làm gương, biết lấy ai mà nương theo. Cho nên làm bậc thầy cũng nên giới thiệu những người đã tu tốt, những người đã làm được những cái gì mà họ đã đi qua, để giới thiệu cho những người khác biết, để họ đủ niềm tin đi tới. Nhưng có người khi nghe Thầy giới thiệu người đó tu như vậy như vậy thì lại có tâm ganh tị làm cho Thầy rất khó chịu.

- Bốn: Làm sáng tỏ điều hiểu biết của đệ tử. Khi người đệ tử chưa hiểu biết thì bậc thầy phải moi óc, moi tất cả những kinh nghiệm để làm cho người để tử của mình phải hiểu biết. Con đường thiền định rất khó cho nên bao lần Thầy trầm ngâm suy nghĩ để tìm, vạch ra cho được lối đi, làm cho đường lối tu tập hợp với sức quý thầy, làm cho quý Thầy hiểu được rõ ràng đường lối tu tập, cách thức tu tập. Đó là bao nhiêu sức lực của Thầy đưa ra để làm cho các đệ tử, cho các thầy hiểu rõ, biết được những điều mà quý thầy đang muốn biết để tu tập. Cho nên Thầy cũng phải đem hết sức mình, chứ không phải không đem hết sức mình, có như vậy mới vạch ra được đường lối này.

Những bài kinh Thầy giảng dạy hôm nay, Thầy cũng phải suy ngẫm rất kỹ. Những bài kinh đó phải chọn đúng giai đoạn nào để giảng dạy cho đúng ở trong một bài giảng của Phật dạy.

Ở đây, Phật dạy vị thầy phải có 4 điều để dạy dỗ đệ tử của mình, thì Thầy cũng đem hết sức mình để làm hết bổn phận của mình đối với đệ tử. Vì vậy, nếu từ ngày đầu tiên mà Thầy dạy những pháp quá cao, những cách tu tập quá sức của quý thầy thì sẽ làm cho quý thầy không thể tu tập nổi, quý thầy không thể tu tập trong sức của quý thầy được. Như nếu Thầy đem những điều tu tập của thầy mà dạy ngay cho quý thầy thì chắc chắn quý Thầy sẽ không tu được. Do vậy Thầy phải chẻ nhỏ ra, làm cho nhỏ ra, nhỏ rất nhiều ra, để rồi dẫn dắt quý thầy từng chút, từng chút bước lên, thì Thầy thấy quý thầy tu có những kết quả. Đó là làm sáng tỏ những điều để cho đệ tử mình hiểu biết, để cho đệ tử mình tu tập được. Hôm nay quý thầy đã thấy rõ đường lối tu tập ở đây rất cụ thể. Cái cụ thể đó là do vị thầy hết sức tìm, chứ không phải có ai vạch sẵn đường lối tu sẵn, mà chính vị thầy đó phải hết sức vìtrách nhiệm, vì bổn phận của bậc thầy đối với đệ tử mình, cho nên phải đem hết sức của mình ra để làm sao cho đệ tử mình hiểu được cách thức tu tập và mình phải tìm hiểu từng người đệ tử, về căn cơ, về sự hiểu biết của họ. Nhiều khivị thầy đó nói ra điều nào nhưng người đệ tử lại hiểu qua cái hiểu của họ, không hiểu được ý của vị thầy, từ đó họ tu tập sai. Do vậy, vị thầy cần cận kề, theo sát người đệ tử của mình, không để người đệ tử của mình tự tu, tự tập vì sợ họ tu lạc mất, thì trách nhiệm, bổn phận của vị thầy đối với đệ tử không được đầy đủ.

Người đệ tử đối với thầy có 4 cách, vị thầy đối với đệ tử cũng có 4 cách. Như vậy chúng ta mới thấy được con đường của đạo Phật dạy từng chút. Dạy cha mẹ đối với con như thế nào và con đối với cha mẹ như thế nào; rồi học trò đối với thầy, thầy đối với học trò như thế nào để đúng con đường của Đạo Phật.

Ở ngoài đời người ta cũng có cách thức dạy con cái đối với cha mẹ ra sao nhưng không phải đúng vào con đường của đạo Phật. Cho nên Thầy phải lấy những gì Phật dạy, rồi đem dạy cho quý thầy để quý thầy hiểu biết rõ ràng khi đi trên con đường của đạo Phật phải đối xử với nhau như thế nào cho đúng cách, chứ không khéo thì quý thầy không hiểu rồi có những cái lệch lạc làm cho nó không đúng con đường của Đạo Phật.

3. Phương Tây tượng trưng cho thê thiếp tức quan hệ giữa chồng vợ.

Nghĩa là trong gia đình người cư sĩ thì có vợ, có chồng. Đức Phật dạy rất rõ:

Chồng đối với vợ có 5 điều:

- Một: Lấy lễ mà đối với nhau. Nghĩa là không được coivợ như là tôi tớ trong nhà mà phải lấy cái lễ đối xử với nhau.

- Hai: Oai nghiêm, đĩnh đạc đối với vợ mình, không được cười cợt bằng cách này, bằng cách khác khiến vợ coi chồng không ra gì. Chồngphải nghiêm nghị, nhưng không phải là khó khăn đối với vợ để cho vợ quá sợ hãi, mà chồng nói lời nói nào cũng đúng cách, không được đùa giỡn ở trong lời nói đối với vợ của mình. Cho nên chồng dạy vợ, dạy con mới biết nghe lời. Còn người chồng nói năng không đúng cách, cười cợt với vợ thì vợ không coi người chồng ra gì. Cho nên điều thứ hai này Phật dạy người chồng đối với vợ phải oai nghiêm, đĩnh đạc tức là ăn nói, đối xử phải có sự nghiêm nghị chứ không phải là khó khăn, chứ không phải như một ông quan đối với dân, người chồngđối với gia đình có sự đĩnh đạc, đúng đắn, khiến cho vợ an ổn, yên ổn chứ không làm cho người vợ quá sợ hãi.

- Ba: Ăn mặc tùy thời. Nghĩa là tùy thời mà mình ăn mặc chứ không nên cố chấp. Ví dụ người chồng cố chấp mặc áo dài đội khăn đóng như ngày xưa thì nó không tùy thời. Cho nên người chồng phải ăn mặc tùy thời.

- Bốn: Trang sức hợp thời. Nghĩa là trong thời đại của chúng ta, sự trang sức cho người đàn ông như thế nào thì phải ăn mặc, trang sức cho hợp thời đó. Nếu người chồnglè phè, không cần sự ăn mặc cho hợp thời, trang sức cho hợp thời thì người vợ biết lo cho chồng rất buồn khổ vì cách thức trang sức ăn mặc ra ngoài của chồng mình không hợp thời, làm cho người khác chê cười chồng mình thế này thế khác.

- Năm: Giao phó việc nhà. Người chồng phải tin tưởng vợ mình, giao phó tiền bạc hoặc giao phó việc nhà. Khi người chồng đi xa thì tin tưởng vợ mình giao phó.

Ở đây Thầy thấy có Chánh Đức rất tin tưởng người vợ mình, cho nên khi vào đây, đã giao phó hết sự buôn bán, nhà cửa này kia cho vợ rồi yên tâm vào đây tu tập 3 tháng, rồi 5 tháng. Chánh Đức vẫn an nhiên mà không thấy bận tâm lo lắng gì hết là vì tin tưởng vợ mình đảm đương được công việc đó. Và mình giao phó như vậy vợ mình mới đem hết khả năng ra làm tròn bổn phận khi chồng vắng mặt. Người chồng tin tưởng vợ mà giao phó như vậy thì người vợ rất sung sướng, còn cái gì người chồng cũng quản lý hết, cái gì người chồng cũng làm hết, sợ vợ mình làm hư, làm hao, làm này kia thì người vợ thấy mình sống như là một người đầy tớ, không có quyền hạn gì trong nhà hết thì bà ta cũng rất buồn khổ. Như vậy thì gia đình không hạnh phúc.

Cho nên 5 điều đức Phật dạy chồng đối với vợ rất là cụ thể và rõ ràng để tạo hạnh phúc sống cho gia đình. Và vì vậy sống trong thập thiệnmà Phật đã dạy, người cư sĩ cũng còn cần phải biết những cách thức lo lắng, chăm sóc cho nhau. Chứ nếu người cư sĩ chỉ học 10 thập thiện, mà không học những cách thức đối xử nhau như quan hệ giữa cha mẹ, quan hệ giữa chồng vợ,... phải như thế nào? Người cư sĩ không học thì chắc chắn không biết, nhưng đã học thì phải biết, phải sống theo.

Nhưng trong chúng chúng ta quý thầy cũng thấy được có những người không học mà họ đã làm được, như Chánh Đức chưa học mà đã làm được chuyện đó, đã giao phó việc nhà cho vợ, vì vậy hạnh phúc gia đình rất là đầm ấm. Do sự hạnh phúc gia đình đó mà nếu người vợ hiểu hơn một chút nữa thì Chánh Đức sẽ tu hành rất tốt.

Như vậy, quý thầy thấy những điều Phật dạy rất thực tế và cụ thể rõ ràng. Phật dạy người chồng phải luôn luôn có sự nghiêm nghị với vợ con, nói năng đĩnh đạc, ăn mặc tề chỉnh, vợ mới phục mình và kính trọng người chồng, còn không khéo thì người vợ sẽ không kính trọng. Rồi giao phó việc nhà cho vợ, rồi biết chăm sóc từ cái ăn mặc, từ cái trang sức, nhưng cũng không cười cợt với vợ con.Lấy cái lễ mà đối với nhau.

Ở đây Thầy thấy Phật dạy 5 điều này làm cho hạnh phúc gia đình ngày càng tươi đẹp và an ổn thêm.

Phần vợ đối với chồng có 6 điều.

Vậy 6 điều như thế nào?Người vợ muốn được chồng giao phó, được chồng chăm sóc từ cái ăn mặc, cái trang sức cho hợp thời trang, lấy cái lễ mà đối với vợ mình cho đàng hoàng thì người vợ phải có 6 điều kiện. Người vợ mà không có 6 điều kiện này thì chắc chắn người chồng không thể nào đối xử như những điều ở trên được.

- Một: Người vợ phải dậy trước chồng.

- Hai: Phải ngủ sau chồng. Nghĩa là người phải lo lắng để chồng mình làm việc này kia để cho ông ta ngủ trước mình, phải dọn dẹp ở trong nhà đâu ra đó hết rồi mình mới đi ngủ. Mà thức dậy thì phải dậy trước để lo nước nôi hoặc là nấu cái này cái kia để cho chồng mình dậy có thực phẩm điểm tâm hay như thế nào, thì người vợ phải dậy trước và ngủ thì ngủ sau. Ngủ sau như vậy để làm gì? Ông chồng đi làm về mệt quá ông bật lưng ở trên giường ông ngủ mình, mùng màn gì ông cũng không xả xuống thì mình ngủ sau mới thấy được điều đó, chứ ngủ trước làm sao thấy được, do đó mình ngủ sau mình buông màn cho chồng. Thì như vậy đức Phật dạy chúng ta thấy rõ ràng từng hành động của người vợ mà đối với chồng như vậy thì làm sao người chồng không lo cho vợ mình bằng mọi cách.

- Ba: Nói lời hòa nhã. Luôn luôn người vợ không cộc cằn với chồng, luôn dùng lời hòa nhã đối với chồng, thì như vậy làm sao mà ông chồng không thương vợ mình.

- Bốn: Kính nhường. Luôn luôn kính nhường chồng mình. Chồng mình có ý kiến này, ý kiến kia thì mình nhẹ nhàng góp ý chứ không dùng ý kiến của mình hoặc là sự học hỏi của mình lanh lợi, rồi mình lấn lướt chồng mình, chống trái lại thế này thế khác. Cho nên mình luôn luôn kính nhường chồng mình bằng ý. Như thí dụ như chồng mình muốn dời dọn ở trong nhà, cái bàn này đặt chỗ này, cái ghế kia đặt chỗ kia thì mình cũng nên kính nhường cái ý kiến đó để cho vợ chồng hòa hợp, mặc dù nó có trái với cái ý của mình.

- Năm: Phải tùy thuận. Vợ phải tùy thuận mọi ý của chồng. Cho nên kính nhường rồi còn phải tùy thuận. Nếu vợ tùy thuận mà không kính nhường thì trong lòng của vợ không an đâu. Cho nên vợ kính nhường, chồng có ý gì thì vợ nhường ý đó cho chồng để chồng mình vui vẻ. Và đồng thời phải tùy thuận để tâm mình nó xả, để nó không bị ý kiến của mình mà trói buộc, nó làm cho mình bất an. Cho nên cái thứ 4 là mình kính nhường, cái thứ 5 là tùy thuận.

- Sáu: Nhận lãnh ý của chồng. Nghĩa là chồng giao mình cái gì đó thì mình nhận lãnh cái ý đó mình làm, không có sai ý chồng. Nghĩa là chồng bảo bữa nay phải làm cái gì đó thì mình nhận lãnh cái ý đó của chồng mình làm, chứ không từ chối bằng cách này, bằng cách khác. Ví dụ như Chánh Đức vào đây thì người bạn đời của mình nhận lãnh những việc buôn bán, hoặc nhà cửa, hoặc coi sóc cho con cái. Như vậy là nhận lãnh cái ý của chồng.

Như vậy chúng ta thấy nếu một người vợ đối với chồng đúng 6 điều này thì gia đình đó rất là hạnh phúc.

Người cư sĩ phải nhớ những lời dạy này của Phật để giữ gìnhạnh phúc gia đình của mình, để thực hiện 10 điều lành mà tránh xa 10 điều ác mới được. Còn nếu trong nhà mà vợ chồng không kính nhường, không tùy thuận, không nói lời hòa nhã với nhau thì dù có học Thập Thiện cũng chẳng qua là học để mà chơi chứ không thể thực hiện Thập Thiện được; học để mà nghe cho vui chứ không thể nào thực hiện được Thập Thiện. Khi người cư sĩ có những cách thức đối xử giữa vợ chồng với nhau, sống với nhau đúng thì người cư sĩ mới áp dụng được thập thiện. Nếu người cư sĩ sống không đối xử với nhau tốt như vậy thì Thập Thiện chẳng qua là để trang trí cho thêm tủ kinh sách của mình chứ chẳng ích lợi gì hết.

4. Phương Bắc tượng trưng cho bè bạn. Quan hệ với bà con

Có 5 điều thân kính đối với bà con.

Khi chúng ta có gia đình, có vợ, có chồng, thì xung quanh chúng ta có những bà con, chứ đâu phải không có bà con. Những bà con đó chúng ta nên đối xử như thế nào? Ở đây Phật dạy chúng ta cách thức đối xử với bà con. Có 5 điều chúng ta đối xử với bà con.

- Một là giúp đỡ tiền bạc cho những bà con nghèo, túng thiếu. Giúp đỡ những bà con đó không có nghĩa là chúng ta cho họ, không có nghĩa là chúng ta giúp họ vốn liếng rồi họ lấy luôn, không trả lại cho mình, như vậy không có nghĩa là giúp đỡ; đó là cho họ chứ không phải là giúp đỡ. Cònở đây, chúng ta giúp đỡ là giúp cho họ có vốn liếng, rồi họ làm ăn họ trả lại cái vốn của mình chứ không lấy lời một đồng nào hết, mới gọi là giúp đỡ. Còn nếu chúng ta lấy lời thì không được gọi là giúp đỡ mà là cho vay, nó khác đi rồi. Cho nên phải hiểu: Cho nghĩa là người ta không trả lại mình; giúp đỡ thì người ta trả lại mình. Còn cho vay thì người ta trả lại vốn và lời theo vốn đó nữa cho mình. Còn ở đây giúp đỡ bà con trong họ của mình tiền bạc để người đó có vốn làm ăn; sau đó một năm, hai năm, hay 5 năm, 10 năm, tùy theo trường hợp họ làm có họ trả, chỉ trả lại cái vốn đó cho mình, chứ chúng ta không vội vàng đòi trả gấp, như vậy là giúp đỡ dòng họ của mình.

- Hai là nói lời điều hòa. Tức là trong thân tộc của mình có những sự xích mích nhau, có điều này thế kia thì mình dùng lời ôn hòa, điều hòa làm cho thân tộc vui vẻ để không có sự chống trái nhau, không có sự hiềm khích nhau. Điểm thứ hai này là dùng lời nói ôn hòa, nhã nhặn, điều hòađối với nhau khiến cho không để xẩy ra sự xích mích với nhau.

- Ba: Làm việc lợi ích. Nghĩa là mình khuyến khích, hoặc là mình góp ý cho người khác, hoặc là mình chỉ cho họ cách thức để cho họ làm có lợi ích cho họ. Cho nên điều thứ 3 này là chúng ta góp ý, hoặc là chúng ta chỉ bảo những điều kiện làm, hoặc là chúng ta hướng dẫn cho họ có những nghề nghiệp để họ sốngkhông đói khổ, khiến cho trong thân tộc của mình không có người thất nghiệp, không có người vô nghề nghiệp. Hoặc là chúng ta giới thiệu cho họ những công ăn việc làm trong cơ xưởng này hoặc nhà máy kia. Đó là làm cho họ có những nghề nghiệp để cho họ sống, không đói khổ.

- Bốn: Chung làm chung hưởng. Nghĩa là có khi chúng ta thấy người này không có vốn mà mình có vốn, bây giờ mình mở một hiệu buôn hoặc là một nhà máy thì mình mời người bà con của mình đến cùng nhau làm. Không những mình trả tiền công sòng phẳng cho họ, nhưng ngoài ra khi mình thấy công lao của bà con mình đem thêm cái lợi cho mình thì mình thưởng họ, hoặc là mình chia thêm cho họ để họ có thêm, chứ mình không nên cướp mồ hôi nước mắt của bà con. Ở đây Phật dạy: Chung làm chung hưởng, nghĩa là cùng nhau làm thì cùng hưởng với nhau, chứ đừng đối xử với người bà con mình như một người lao công, một công nhân làm cho xưởng chỉ biết ăn lương mà thôi. Ở đây chúng ta đối xử với người bà con, ví dụ chúng ta làm giám đốc mà người đó làm những việc gì đó, đem về cái lợi cho công ty của mìnhthì mình chia thêm cho bà con của mình, cho họ khá hơn một chút, chứ không phải chỉ có tiền lương thôi, để cho đời sống của họ không còn chật vật với số lương quá ít ỏi.

- Năm: Không hề khi dễ. Tức là trong dòng họ của mình, dù người ngu dốt, dù người điên khùng, dù người trong dòng họ mình như thế nào cũng đừng nên khinh dễ, đừng nên khinh bà con của mình, vì bàn tay chúng ta có ngón dài, ngón ngắn. Trong thân tộc của chúng ta cũng có người vầy kẻ khác, người thì say rượu, người thì bài bạc, chúng ta khuyên được thì chúng ta khuyên giúp họ, chứ chúng ta đừng khinh dễ họ. Đừng lấy dòng họ của mình ra nói với người khác: Anh của chú tôi, hay anh của bác tôi, hay em của chú tôi làm cái điều này, điều kia, tầm bậy tầm bạ..., nói ra thì người ta cười chê cho trong dòng họ mình, chẳng có ích lợi gì hết. Khi mình nói như vậy là mình khinh người bà con đó lắm; mình khinh người bà con mình lắm, mình mới đem việc của họ ra nói với người này, người kia. Không nên làm điều đó. Không nên khinh dễ người bà con nào hết. Trái lại, mình nên thương họ, nên thương dòng họ của mình hơn. Có những cái mà vì họ chưa hiểu cho nên họ làm phiền muộn ở trong lòng, thì mình nên thương họ, chứ đừng thấy họ như vậy rồi mình khinh dễ họ như thế này, thế khác. Cho nên ở đây Phật dạy chúng ta đối xử không khi dễ những người thân của chúng ta để tạo niềm sống đoàn kết trong thân tộc, không có sự chia rẽ trong đó.

Thực hiện toàn bộ 5 điều này sẽ đem lại cho gia tộc chúng ta được an vui, được hạnh phúc, trong dòng họ biết thương nhau, biết chia sẻ nhau từng chút.

Về phần bà con, đối xử lại với mình và với những người bà con như thế nào?

- Thứ nhất là hộ vệ khiến cho không phóng dật. Nghĩa là ở trong dòng họ của mình có người nào ham chơi hoặc phóng dật thì mình luôn tìm mọi cách khuyên lơn họ đừng có nên chơi bời, đừng nên phóng dật mà hãy lo làm ăn, đừng ham đi chơi, mà phải siêng năng làm ăn để cho cuộc sống có đạo đức hơn. Còn khi phóng dật chạy theo, đua đòi theo thế gian rồi tiêu phí tài sản, trong nhà lần lượt bị nghèo đói. Khi thấy người bà con của mình siêng năng làm thì mình khích lệ người ta làm, thấy người ta đi chơi hoang phí thì mình nên khuyên người ta, giúp cho người ta trở về con đường chính. Trừ ra mình khuyên mà họ không nghe thì mình đành chịu. Mình chỉ hộ vệ họ khiến cho họ đừng phóng dật.

- Hộ vệ về sự phóng dật, nghĩa là người này, thí dụ họ đã ham mê cờ bạc, hoặc họ phóng dật theo khiêu vũ, họ thích đàn ca xướng hát... khi họ phóng dật như vậy, thì mình sợ có người khác ganh ghét. Có thể khi đánh bài thắng thì người ta có thể giết hại người bà con của mình, cho nên mình theo sát một bên để mình phòng hộ cho người này thoát khỏi sự hiểm nghèo đó. Đó gọi là phòng hộ về sự phóng dật. Người đó phóng dật, làm cái chuyện gì đó mà mình khuyên họ chưa được, khi đó mình phải phòng hộ, giúp đỡ cho họ vượt qua những khó khăn, nguy hiểm có thể xẩy ra cho họ, vì những người phóng dật là những người dễ bị người khác đánh đập, dễ bị người khác uy hiếp, cho nên mình tìm cách để hỗ trợ họ, để họ thoát khỏi điều kiện xấu khi họ đang phóng dật.

Khi hộ vệ cho họ xong như vậy thì chúng ta mới trở về phần 1 là khuyên họ, khuyến khích họ đừng nên phóng dật như vậy, vì phóng dật nó xảy ra khổ sợ như vậy.

Đó là người bà con biết mình là người tốt, hay giúp đỡ họ; lở khi mình có say mê bài bạc thì người bà con đó thường cảnh giác, đề phòng để giúp đỡ mình. Đó là người bà con tốt. Người bà con mình biết mình là người tốt: Anh này làm ăn rất tốt, lương thiện nhưng vì có tiền có bạc Anh này mở ra công xưởng này hay nhà máy kia rồi Anh này sanh tâm phóng dật. Do người bà con đó đã được mình giúp đỡ, bây giờ họ sợ người giúp đỡ họ phóng dật sẽ bị du đảng đánh, hoặc cướp, hoặc giết, cho nên người bà con đó luôn luôn hộ vệ và khuyên giúp mình để cho mình đừng phóng dật nữa gọi là hộ vệ về sự phóng dật.

- Ba: Khuyên răn nhau lúc ở chỗ không người, nghĩa là chỗ vắng người. Nghĩa là khi người bà con của mình từng giúp mình mà bây giờ anh này đang làm việc ở chỗ nào vắng, hoặc đi ngang qua cái truông nào vắng, thì mình khuyên người bà con đừng nên đi ở chỗ đó, đi ở chỗ đó nguy hiểm, nếu đi thì phải có haiba người, chứ đi qua chỗ đó một mình thì không được. Đó là lời khuyênở những chỗ không người sẽ có nguy hiểm xảy ra cho người bà con của mình. Đó là người được mình giúp đỡ thì nay người đó phải có những hành độnggiúp đỡ lại người đã giúp đỡ mình. Cho nên tình em trong dòng họ rất thắm thiết. Qua những lời Phật dạy này Thầy thấy nếu mình đối xử với bà con được như vậy thì là thiên đàng chứ không phải địa ngục nữa.

- Bốn: Thường khen ngợi nhau. Mình thường đem lời khen ngợi không có nghĩa là mình khen ngợi theo cách nịnh bợ, mà vì thấy việc làm của người này hay người kia tốt thì mình khen ngợi và mình thưởng quà tặng để giúp cho sự tốt đó càng ngày càng tốt hơn, chứ không phải mình khen để mình nịnh bợ. Như khi người ta làm sai, khi người ta bài bạc cũng khen, không ngăn cản. Đó là nịnh bợ. Đó là mình chỉ cho người đã từng giúp mình để họ chạy theo phóng dật thì đó là mình không có hộ vệ phóng dật cho người bạn mình, không có ngăn cản sự phóng dật đó. Thường thường khi khen một người nào là khi mình thấy thật sự họ là người tốt. Khen như vậy là để mình sách tấn và khích lệ người khác trên đường làm ăn cũng như trên đường đạo đức, tu học. Cũng như khi quý thầy nghe Thầy nói Minh Tông, Mật Hạnh, Chơn Huệ hay Thiện Thuận như vầy như vầy mà quý thầy nhận thấy: "Ờ, những người này tu đúng, Thầy nói những điều này mà mình cũng nhận xét thấy những vị này ở khía cạnh này rất đúng. Những người tu tập như vậy thì rất quý, phải chi mình cố gắng được như vậy thì mình cũng được tốt." Đó là quý thầy khen chứ không phải là quý thầy chê.

Đó là những cái phải học hiểu để biết lúc nào mình dùng lời khen của mình cho đúng lúc và đúng cách.

5. Phương Dưới tượng trưng cho tôi tớ. Quan hệ giữa chủ và người làm.

Bây giờ về phần chủ đối với tôi tớ, Phật cũng dạy người chủ đối với tôi tớ có 5 điều:

- Một: Tùy khả năng tôi tớ mà sai khiến.Người chủ biết người tôi tớ trong nhà của mình, người làm công cho mình, khả năng họ tới mức độ nào thì sai khiến đến mức đó, đừng sai khiến quá khả năng người ta, rồi họ làm không được, làm sai, làm hư, rồi chừng đó mình đánh đập, chửi người ta thì rất tội. Mình phải tùy khả năng của họ để sai khiến họ làm, thì chắc chắn mọi công việc đềutốt đẹp, cho nên tôi tớ không làm cho mình trở thành hung ác. Tức là khi mình sai quá khả năng người ta, người tớ làm không tròn nhiệm vụ, rồi lúc bấy giờ khẩu nghiệp của mình trở thành hung ác, mình chửi mắng hoặc là mình xài xễ thậm tệ người ta, do chỗ đó, mình không giữ được thập thiện. Cho nên tùy khả năng người làm mà mình giao cho họ nhiệm vụ, nếu nhiệm vụ hợp với khả năng của họ thì họ làm đượctốt công việc. Do đó mình không mắng chửi họ, không trách móc họ, cho nên mình không có lời ác.

Như vậy thì quý thầy thấy rằng, qua những điều Phật dạy từng chút, từng chút, ứng dụng thập thiện trong cuộc sống hàng ngày chung đụng từ chủ đối với tôi tớ, rồi tôi tớ đối với chủ, để người cư sĩ hiểu biết cho rõ ràng. Từ đó người cư sĩ mới áp dụng thập thiện vào cuộc sống cho đúng, chứ nếu không được dạy, người cư sĩ khó mà áp dụng được Thập Thiện.

- Hai: Tùy thời cho ăn uống. Nghĩa là chúng ta tùy cái công việc của người làm mà cho họ ăn uống, tại sao? Bây giờ người đó làm công việc nặng nhọc quá, thí dụ như phải vác cây, khiêng đá này kia thì phải cho họ ăn uống nhiều hơn một chút. Còn họ làm những công việc nhẹ nhàng bình thường như quét sân hay dọn cỏ thì mình cũng tùy công việc lúc đó mình cho họ ăn uống đúng với tiêu chuẩn của họ. Như vậy Thầy thấy ở đây Phật dạy người cư sĩ đối xử với tôi tớ trong việc cho họ ăn. Có khi chúng ta bắt tôi tớ làm quá nhiều mà cho ăn quá ít, cái đó là không đúng. Cho nên Phật dạy người cư sĩ tùy thời mà cho ăn uống. Người ta làm nặng thì phải cho ăn uống nhiều, hoặc là uống thêm sữa hoặc là nước chanh đường hoặc là nước ngọt, vì người ta đã tiêu phí nhiều ca-lo trong công việc làm nặng nhọc, vì vậy mà mình phải bồi dưỡng thêm cho người ta những chất để cho người ta phục hồi lại sức khỏe của người ta. Nhiều người có tôi tớ bắt làm thôi đủ thứ mà cho ăn thì kham khổ, rất là kham khổ, nhưng vì nghèo phải đi làm tôi tớ cho người ta thì đành chịu. Nhưng khi người chủ biết đối xử tốt với tôi tớ như Phật dạy thì tôi tớ chắc là kính trọng ông chủ vô cùng.

- Ba: Tùy thời mà thưởng công. Nếu ngày đó người tôi tớ làm công việc nặng nhọc nhiều, ví dụ như ngày hôm đó, người ta làm nặng nhọc mà mình trả công cho người ta như ngày làm thường Ví dụ như Thầy ở đây Thầy nhờ một vài người đến đây phụ rẫy cỏ, công lao rẫy cỏ hàng ngày, ví dụ: 20.000đ/ngày thôi nhưng hôm nay Thầy lại nhờ họ đào mấy gốc cây, hoặc đào đất đắp nền nhà, hoặc nền chùa,... mà công lao đào đất thì nặng hơn rẫy cỏ. Xét thấy những việc làm nặng nhọc thì chúng ta không nên trả công họ 20.000 mà phải trả họ 25.000 hay 30.000 để xứng với công họ làm, còn khi họ chỉ rẫy cỏ mình chỉ trả họ 20.000 mà thôi vì rẫy cỏ nhẹ nhàng hơn. Và đồng thời khi họ làm nặng thì chúng ta có thể bồi dưỡng họ thêm những thuốc bổ, hoặc là cho ăn nhiều hơn, cho ăn chất ngọt nhiều hơn vì họ phải tiêu phí nhiều ca-lo ở trong công việc, mồ hôi họ ra rất nhiều vì họ làm nặng.

Cho nên Phật dạy chúng ta tùy thời mà thưởng công, tức là chúng ta đừng có lấy cái giá nhất định nào đó mà bắt người ta làm rồi không nghĩ tới công lao nặng nhọc của họ. Bởi vì tuy người ta làm cho mình có một ngày nhưng sức người ta phải tốn hao một ngày rưỡi hoặc 2 ngày trong đó. Cho nên mình phải xét thấy mà trả công. Khi người chủ đối với tôi tớ, đối với những người làm công của mìnhnhư vậy, thì chắc khi muốn làm gì, chỉ nói một tiếng thì mọi người sẽ đến làm, không bao giờ phải khó khăn đi tìm người. Ở đây Phật dạy thật là tỉ mỉ.

- Bốn:Khi những người tôi tớ của mình, những người làm công của mìnhbị bệnh đau thì mình hãy thuốc thang cho họ, vì số tiền họ làm hàng ngày thì chỉ đủ nuôi sống gia đình họ. Cho nên khi họ bệnh đau họ không có tiền thang thuốc. Do đó khi họ làm việc với mình, họ là tôi tớ trong nhà mình, mà bị bệnh đau thì mình nên lo thang thuốc cho họ như là những người thân trong gia đình. Hãy lo lắng thuốc thang cho đầy đủ vì mọi người ai cũng sợ bệnh tật. Vì họ nghèo khổ, họ đến làm tôi tớ mình thì chắc chắn mình phải có bổn phận chăm sóc họ khi bịnh, cũng như chăm sóc đứa con của mình, mình thương yêu họ cũng như thương yêu đứa con của mình. Cho nên khi thấy họ nhức đầu sổ mũi, nóng lạnh thì mình lo thuốc thang; nếu họ bị đau nặng thì mau mau chở đi nhà thương chữa bệnh, chứ đừng thấy đau năng rồi cho họ nghỉ đi trong khi họ vừa bệnh đau cần đi nhà thương mà tiền thang thuốc không có. Vì vậy mình hãy cung cấp cho họ tiền bạc hoặc là mọi thứ cần thiết để họ đi nhà thương trị những bệnh nặng. Như vậy là khi bệnh thì lo thang thuốc cho họ, ở đây đức Phật dạy như vậy. Đó là lòng thương của chúng ta đối với những người tôi tớ trong nhà của mình, cũng như những người làm công của mình.

- Năm: Để cho tôi tớ có thì giờ ngủ nghỉ. Nhiều khi chúng ta có tôi tớ, chúng ta sai họ làm đủ thứ, bắt làm cho thật nhiều, không có thì giờ nghĩ ngơi gì hết, thì như vậy là không tốt. Ở đây Phật nói: nên có thì giờ cho tôi tớ mình nghỉ ngơi, chứ không nên bắt tôi tớ làm quá sức của họ, mà không cho họ nghỉ, thì rất tội.

Đó là 5 điều chủ đối với tôi tớ. Cách đối xử với những người thấp hơn mình, nghèo hơn mình, khổ hơn mình mà được như vậy thì chắc chắn đó là cách đối xử như với con cái trong gia đình rồi, không còn là tôi tớ nữa. Qua 5 điều này Thầy thấy rất rõ Phật dạy chúng ta đối xử với tôi tớ cũng như đối xử với con của mình, chứ không phải đối với người xa lạ nữa.

Về phần tôi tớ thì có 5 điều đối xử lại với chủ,nghĩa là phần tôi tớ phải đối xử với chủ như thế nào? Nhiều khi tôi tớ thấy chủ mình đã lo cho mình như vậy rồi sanh ra lười biếng không chịu làm. Ăn rồi ngủ, ngủ rồi đi chơi chứ không bao giờ làm việc thì điều đó không đúng, cho nên ở đây tôi tớ phải lấy 5 điều đối xử với chủ mình.

- Một: Người tôi tớ thì phải dậy sớm, chứ không phải thấy chủ mình đối xử tốt với mình như vậy, rồi ngủ tới trưa trờ trưa trật mới dậy thì không được, phải dậy sớm lo những công việc hàng ngày chủ đã giao cho mình, phải lo làm cho hết những công việc đó.

- Hai: Làm việc phải cẩn thận. Nghĩa là làm đâu phải ra đó, phải làm cho cẩn thận việc nấy, không khéo lụp chụp làm bể đồ hoặc là hư hao cái này kia của chủ, cho nên làm việc phải cẩn thận.

- Ba là của không cho thì không lấy. Nghĩa là mình ở trong nhà của chủ không được ăn cắp đồ của chủ, hoặc tiền hoặc vật dụng. Chừng nào chủ mình cho thì mình lấy mà không cho thì không lấy. Người tôi tớ phải đối xử với chủ như vậy, coi tiền bạc của chủ như là của mình, phải bảo vệ giữ gìn, không được trộm lấy của chủ.

- Bốn: Làm việc có thứ tự. Nghĩa là làm việc nào trước, việc nào sau, sắp xếp đâu ra đó, ngăn nắp hẳn hoi đàng hoàng. Trong nhà chỗ nào cái gì, cái gì thì đặt ngay thứ tự của nó, không được làm rối trật tự. Chẳng hạn như trong nhà đặt bộ sa lông như vậy, mà trong khi quét dọn mình đưa cái thì bên đây, cái thì bên kia, không sắp xếp lại thứ tự sau khi quét xong, rồi khi có khách đến thì bàn ghế ngổn ngang trong phòng, như vậy là thiếu thứ tự, thiếu ngăn nắp. Cho nên làm việc gì, người tôi tớ phải có ngăn nắp, sắp xếp cho đâu ra đó,không được bừa bãi, không được lộn xộn, ở trong nhàđồ đạc không được thiếu trật tự.

- Năm: Thường phải khen ngợi danh đức của chủ. Chủ đối xử với mình như vậy thì mình phải ca ngợi cái đức của người chủ. Người chủ tốt quá, đối với người tôi tớ trong nhà mà xem như con, như người thân của người chủ.

Qua 5 điều người chủ đối với tôi tớ thì chúng ta thấy rằng người chủ quá tốt, không thể nào tưởng tượng được. Vì vậy cho nên người tôi tớ lấy những danh đứccủa ông chủ mình thường khen ngợi với người này, với người khác: "chủ tôi là người rất là nhân đức, đối xử với tôi như con ở trong nhà, luôn lúc nào cũng xem là một đứa con mà không bao giờ mà bạc đãi chúng tôi một cái gì hết". Đó là mình khen ngợi danh đức ông chủ.

6. Phương Trên tượng trưng cho người hiền đức. Quan hệ giữa người Phật tử và bậc tu hành, hiền đức

Người Phật tử đối với những bậc tu hành, hiền đức có 5 điều. Nghĩa là người Phật tử đối với những bậc tu hành, không phải mình là đệ tử của vị Thầy đó, nhưng mà mình đối xử với những bậc tu hành, hiền đức. Ví dụ như Hòa Thượng Tâm Tịnh ở ngoài Hà Nội, Hòa Thượng có những đức tính hiền lành, những đức nhẫn nhục, những đức tu hành, những đức giới luật, do đó mọi người Phật tử không phải là đệ tử của Hòa Thượng nhưng vẫn là phải có sự đối xử với Hòa Thượng cho đúng cách. Vì vậy Phật dạy người Phật tử phải đối với những bậc hiền lành, những bậc đức giới, những bậc thiền đức thì phải đối họ như thế nào?

- Một: Thân luôn luônphải từ thiện, hành động của thân khi đến các vị đó thì luôn luôn từ thiện. Nghĩa là thân chúng ta không được làm động các vị đó, làm ồn náo ở nơi các vị đó ở, mà phải nhẹ nhàng, êm ái, luôn lúc nào cũng có lòng biết thương, biết kính trọng các vị đó.

- Hai: Phật dạy miệng nói từ thiện đối với những vị hiền đức, thiền đức. Nghĩa là chúng ta phải ăn nói với những vị đó lời lẽ nhẹ nhàng, không được làm động trong chỗ các ngài ở, nên gọi là lời nói từ thiện.

- Ba: Ý nghĩ thiện. Ví dụ như Hòa Thượng có giới đức rất là nghiêm túc, Hòa Thượng có những thiền đức rất là sâu thì khi chúng ta thấy Hòa Thượng có những bệnh đau, khó khăn thì chúng ta không lấy những cái đó mà nghĩ rằng Hòa Thượng như thế này, thế khác. Chúng ta hãy nghĩ Hòa Thượng là một người kiếp trước đã có những hành vi nào mà bất thiện cho nên kiếp này Hòa Thượng tu hành, Hòa Thượng phải trả nghiệp đó chứ không phải Hòa Thượng làm ác một điều gì để trả nghiệp bệnh đau này.

Cho nên ý nghĩ chúng ta là phải nghĩ thiện, Hòa Thượng là một người đáng kính nhưng Hòa Thượng mang thân bệnh là do hành động ở tiền kiếp nên nay Hòa Thượng phải chịu trả cái quả, không biết chừng do trên bước đường hóa độ chúng sanh, Hòa Thượng đã trải qua những điều ác nào đó để độ người, để cho người thoát khỏi nạn, thì Hòa Thượng hôm nay cũng phải lãnh lấy quả do những điều đó. Ví dụ như trên một chuyến đò qua sông trong tiền kiếp của Hòa Thượng có gặp một bọn cướp ở trên sông, nó bắt mọi người, giết hoặc cướp hết tài sản thì lúc bấy giờ Hòa Thượng vì muốn phải bảo vệ một số người trên đò này, vì mọi người cho nên HT phải ra tay để giết tên cướp này, do vậy, trong kiếp này Hòa Thượng phải thọ lấy cái thân của mình bị bệnh để trả nghiệp đau đớn khi xưa Hòa Thượng đã đánh và giết tên cướp này. Theo luật nhân quả khi giết người thì không thể nào thoát khỏi sự đau khổ này. Mặc dù làm thiệnsẽ hưởng được những phước thiện của nó. Ví dụ như những người ở trên thuyền này đã bảo vệ được tài sản, của cải không mất và sinh mạng họ không mất thì kiếp sau họ sẽ trở thành những người đệ tử thân tín, luôn luôn cung cấp cho Hòa Thượng tất cả cuộc sống đầy đủ, thì đó là những nhân thiện thì Hòa Thượng phải thọ hưởng, mà cái nhân ác thì Hòa Thượng cũng phải chịu đau đớn. Do đó chúng ta đừng thấy Hòa Thượng bị bệnh đau mà cho rằng Hòa Thượng làm điều ácnày kia. Trước mặt chúng ta thấy Hòa Thượng giữ gìn giới rất nghiêm túc, thiền định rất sâu, mà Hòa Thượng vẫn yên vui trong cơn bệnh của mình, không thấy có cái gì thay đổi. Chúng ta đừng lấy cái bệnh của Hòa Thượng mà nêu lên những điều xấu của Hòa Thượng thì như vậy chúng ta không có những ý nghĩ xấu không tốt, không thiện.

Do những điều Phật dạy như vậy để chúng ta đừng xét qua một hành động nhỏ hoặc một sự kiện xảy ra của một vị giới đức nào đó mà chúng ta đánh giá họ một cách lầm lạc, làm cho lòng cung kính của chúng ta không giữ trọn được, thiếu sự cung kính, nó làm cho chúng ta mất niềm tin đối với những bậc thiền đức, đó là chính chúng ta có ý nghĩ đến điều ác của người thiền đức, làm chúng ta không được nương theo những đức hạnh trong hiện tại của người, mà chính hiện tại của người có những đức hạnh đó giúp chúng ta tu tập trên con đường đạo, làm chúng ta được giải thoát. Trái lại nếu chúng ta nghĩ quấy một điều thì những hành động đức hạnh của vị đó sẽ tiêu tan trong đầu óc của chúng ta. Cho nên đức Phật dạy phần thứ 3 này là ý nghĩ phải thiện, nghĩa là chúngta lúc nào cũng nghĩ thiện đến những bậc thiền đức này, chứ không được nghĩ ác.

- Bốn: Đúng thời cúng dường. Ở đây đức Phật dạy những bậc thiền đức đó không phải lúc nào chúng ta đem cúng dường là được hết đâu, phải đúng thời. Bây giờ Thầy đang mặc cái bộ y áo này, chưa có rách mà quý Phật tử đem đến cúng dường Thầy thì cái đó là cái sai, làm cho Thầy không giữ được giới hạnh của mình. Phải khi nào thấy cái y áo của Thầy rách bưa hết rồi, không thể nào còn xài được nữa, cho nên mình về may cái y áo mới, đem đến, mình cúng dường cho bậc hiền đức đó. Đó là cúng dường đúng thời. Còn cúng dường không đúng thời thì vị thiền đức đó sẽ trao cái y áo này cho một người khác, cúng dường cho một người khác, chứ vị đó có nhận cũng nhận tâm mà thôi chứ không xài cái y áo đó được là vì một người tu sĩ phải tiết kiệm tối đa, chừng nào mà y áo rách mặc không được nữa rồi thì mới bỏ, mới nhận cái mới. Còn quý thầy thấy nếu có những bậc thiền đức nào luôn luôn nhận y, may áo do phật tử cúng dường quá nhiều, chất cả rương, ngập cả tủ, cúng dường đó là không đúng thời.

Cũng như Thầy ăn cơm ngọ ngày một bữa, sau bữa ăn cơm ngọ rồi thì có người đem đến cho Thầy 1 ly sữa để cúng dường, thì cái ly sữa này là ly sữa phi thời, cúng dường không đúng thời. Cũng như bây giờ buổi chiều, có một người đến dâng Thầy một dĩa bánh, xin Thầy thọ sự cúng dường này của họ, thì Thầy không bao giờ thọ dụng những cái này vì cúng dường không đúng thời. Như buổi sáng này chưa phải lúc ăn mà có người làm cho Thầy 1 tô mì hoặc một cái bánh hoặc ly sữa, thì cái đó là cái cúng dường không đúng thời. Quý thầy hiểu, cúng dường đúng thời là lúc Thầy đang thọ trai buổi trưa, đúng ngọ, lúc bấy giờ có người xin cúng dường Thầy cái bánh, Thầy thọ trai và Thầy ăn luôn thì đó là đúng thời. Thầy nói như vậy để quý Thầy thấy sự cúng dường của người cư sĩ, tức là người Phật tử hay cúng dường phi thời làm cho vị thầy mình phi thời, phạm vào giới. Cho nên cúng dường đó là cúng dường không đúng, cúng dường đúng là cúng dường không phi thời.

Cũng như vừa rồi ở đây mấy cô nghĩ là Thầy nói cũng khan tiếng cho nên làm một ly nước chanh đường để đây để cho Thầy thấm giọng từ từ để mà Thầy thuyết giảng, Thầy tưởng một ly nước suông thôi, không ngờ khi vô miệng, Thầy nghe chất ngọt và chất chua của chanh, lỡ ngậm làm sao Thầy nhổ ra được, thôi Thầy đành nuốt nhưng Thầy nghĩ rằng người phật tử cúng dường Thầy trong lúc này không đúng thời cho nên Thầy không uống mà Thầy xin 1 ly nước khác. Các con có nghe trong băng Thầy có nói đó. Thầy thấy cái giờ đó không phải là giờ uống nước này nếu mình uống nước này tức là phi thời, không giữ đúng ăn uống của một người tu cho nên cúng dường như vậy là cúng dường phi thời. Và vì vậy Thầy không nhận ly nước này tức là Thầy dạy cho họ 1 bài học là cúng dường phải đúng thời.

Ở đây Phật dạy cho chúng ta thấy rằng cúng dường đúng thời là phải đúng lúc, về ăn uống thì phải đúng ngọ, về áo thì phải rách, về nhà cửa thì phải lũng nát bị dột, không còn chỗ ẩn, thì chúng ta cúng dường cho vị Thầy đó lá hoặc cây để sửa lại. Còn bây giờ nhà của vị thầy đó không bị dột, không có gì hết mà đem tiền xin cúng dường để cất chùa, cất này kia, điều đó là cúng dường phi thời, cúng dường không đúng cách cho những bậc thiền đức này vì những bậc giới đức và thiền đức này không bao giờ nhận sự cúng dường phi thời đó.

Cũng như các con thấy tiền bạc mà cúng dường cho một bậc thiền đức hay là giới đức thì làm sao họ nhận tiền bạc đó được. Màcúng dường tiền bạc đó rất là phi thời. Phật dạy chúng ta chỉ nhận thực phẩm mà thôi, nhưng nếu phật tử muốn cúng dường tiền bạc cho các vị thiền đức thì các vị đó có một người cư sĩ, hoặc là chỗ nào nhận sự cúng dường tiền bạc thì cứ đem đến đó mà cúng dường, như vậy cúng dường tiền bạc cho chư Tăng chứ không phải cho vị thiền đức đó.

Người ta sử dụng tiền bạc cúng dường đó mua vật liệu thực phẩm, rồi làm ra thực phẩm để dâng lêncúng dường cho chư Tăng, trong đó có những vị thiền đức. Vậy nó mới là cúng dường đúng thời. Cúng dường không đúng thời tức là cúng dường không đúng cách.

Tại sao những người tu sĩ Phật giáo từ lâu không dạy cho phật tử cúng dường đúng thời mà luôn luôn cứ để phật tử cúng dường phi thời, thực hành sự cúng dường phi thời.

Nay trong chùa Thầy đặt cô Út là cư sĩ, người nhận lãnh tiền bạc hoặc tất cả những vật thực do phật tử cúng dường để lo lắng cho chư Tăng và chư Ni tu tập ở đây, vậy phật tử cứ gặp cô Út xin cúng dường chư Tăng ở đây, chứ cần gì đến gặp Thầy. Nhưng Thầy thấy hầu hết cư sĩ đến gặp Thầy, cúng dường cho Thầy. Cúng dường thực phẩm có khi kéo cả xe thực phẩm để trước mặt Thầy; đó là cúng dường phi thời. Thầy đâu có ăn hết được, nhưng nếu Thầy nói từ chối thì họ buồn bã, họ khổ sở, mà nhận thì họ vui mừng. Nhưng nhận như vậy thì Thầy trở thành phi thời rồi. Thầy chỉ ngày ăn có một bát mà bây giờ để 10 cái thùng mì, rồi hai ba bao gạo, rồi đồ ăn, rồi năm mười lít dầu; vật dụng để đầy buồng này buồng kia, tất cả những vật dụng để sống hàng ngày quá nhiều. Giới luật đâu có cho Thầy nhận để dành đâu? Chỉ có người cư sĩcó trách nhiệm nấu nướng cho chư Tăng thì người ta dám nhận, còn Thầy là người tu thì làm sao Thầy dám nhận. Phật tử làm sai hết mà không ai dạy cho họ biết cách cúng dường đúng; tất cả những cái cúng dường như trên là không đúng.

Cho nên ở đây các thầy được học, các thầy thấy rằng sự cúng dường phải đúng thời. Chúng ta không phải là người còn ham mê tiền bạc, ham mê những sự ăn uống đó nữa. Hàng ngày chúng ta đã quán biết rõ thực phẩm thì bất tịnh, thân chúng ta cũng bất tịnh, có gì đâu mà chúng ta lại ham; còn tiền bạc thì chúng ta đã quán thấy nó là rắn độc, nó sẽ giết chúng ta chết, nó sẽ sai bảo chúng ta mọi thứ tham đắm và ham dục cho nên chúng ta phải lìa xa tất cả những thứ này. Tại sao người cư sĩ cứ đặt một bao thơ 5.000, 10.000 có khi cả trăm ngàn, hay cả triệu bạc, thậm chí bảy tám triệu bạc 1 lần. Họ đặt cái bao thư đầy tiền như vậy mà họ rất là hãnh diện là cúng dường cho một bậc thiền đức, một bậc giới đức. Như vậy làm sao cho đúng được giới đức của vị thiền đức được?

Cho nên ở đây chúng ta phải hiểu rất rõ những điều đó là những điều sai. Mà bây giờ chúng ta thấy đâu đâu cũng đều quen như vậy hết rồi. Quý thầy nhận tiền mà không thấy xấu hổ, nhận thực phẩm không đúng thời mà không thấy xấu hổ. Thế mà quý thầy cứ thản nhiên mà nhận, chứ không nghĩ gì hết. Ở đây Phật dạy người phật tử cúng dường phải đúng thời và cúng dường phải đúng lúc, không phảicúng dường sai như vậy.

- Năm: Đến nhà không ngăn đón. Người thiền đức, giới đức khi họ đến nhà mình thì có điều gì đó người ta mới đến, thế mà mình sợ thế này thế khác mình không cho họ đến. Như có lần ra Hà Nội, Thầy muốn đến thăm bác Thức thì bác Thức nói với Chánh Đức "Không được đâu, nhà tui còn chưa cất xong hoặc là thế này thế khác, không thể rước Thầy về được, Chánh Đức hãy tìm cách ngăn Thầy đừng đến nhà tui". Như vậy là không nên, những bậc thiền đức không phải nhìn ở cái bề bộn hay sửa sang nhà cửa xấu tốt đâu mà người ta đến đây có nghĩa là người ta đến với tâm tốt, người ta đến đem lại những đức hạnh, những phước báu cho mình thì mình không nên ngăn như vậy mà nên vui vẻ đón tiếp người vì mình đã xét những người đó là bậc thiền đức. Thí dụ như Hòa Thượng Tâm Tịch là người thiền đức, mà Hòa Thượng muốn đến thăm nhà mình, nếu mình ngăn, mình nói: "Ờ, nhà con đang xây cất bề bộn quá,Hòa Thượng chờ con xây cất rồi con sẽ rước Hòa Thượng thì cái đó là cái sai, không đúng. Lúc bấy giờ Hòa Thượng muốn đến nhà mình là Hòa Thượng muốn chỉ cho mình cách thức xây cất như thế nào cho đúng đó, nhưng mình không có tâm tốt, mình nghĩ rằng nhà mình còn bề bộn, không xứng đáng chỗ rước Hòa Thượng vì vậy cho nên mình ngăn lại, nhưng không ngờ Hòa Thượng đến đó là để góp ý cho mình trong việc xây dựng một ngôi nhà vìHòa Thượng biết điều kiện khi xây cất nhà cần phải như thế nào cho đúng để tạo thêm phước đức.

Chúng ta phải hiểu biết được 5 điều Phật dạy người phật tử là như vậy mới đúng, còn không như vậy là không đúng.

Rồi những bậc thiền đức, giới đức này đối xử với người phật tử phải có 6 điều kiện, chứ không phải người phật tử đối với bậc thiền đức, giới đức như vậy rồi các vị này thản nhiên, không có cách thức đối xử lại với phật tử. Ở đây Phật cũng dạy cho chúng ta biết rằng các vị thiền đức đó phải đối xửtốt với những người phật tử như sau:

- Một: Phòng hộ không cho làm ác. Vậy các bậc thiền đức đó luôn luôn răn nhắc người phật tử đừng có làm điều ác, đừng có phạm giới. Cũng như ở đây Thầy thường nhắc quý thầy đừng phạm lỗi, đừng phạm những điều này kia và nhắc quý thầy phải thường tu tập Định vô lậu làm cho các pháp ác không còn vào trong tâm của quý vị được. Cho nên đó gọi là phòng hộ, không cho làm các pháp ác. Đó là những bậc thiền đức dạy cho mình tránh xa các pháp ác, ly xa các pháp ác, từ giã các pháp ác, đoạn dứt các pháp ác. Đó là thứ nhất những bậc thiền đức chỉ dạy cho người cư sĩ.

- Hai: Chỉ dạy điều lành. Nghĩa là những bậc thiền đức lúc nào cũng dạy chúng ta phải làm cái này, làm cái kia hoàn toàn ở trong việc lành.

- Ba: là những bậc thiền đức dạy chúng ta giữ tâm lành, nghĩa là luôn luôn giữ cái tâm chúng ta không được khởi nghĩ những điều ác hoặc suy tư những điều ác mà phải suy tư những việc lành. Như chúng ta đã học biết trong thập thiện thì có 10 điều lành và ngược lại đó là 10 điều ác. Vì vậy mà chúng ta nắm rất rõ, biết ác như thế nào mà thiện như thế nào, chứ đâu phải chúng ta không biết. Khi học thập thiện rồi chúng ta mới thấy 10 ác và 10 thiện rất rõ. Do vậy chúng ta luôn luôn giữ được tâm mình trong cái lành, không nên để cho một niệm ác nào ở trong tâm của mình.

- Bốn: Làm cho họ nghe điều chưa nghe. Ví dụ như từ lâu nay các thầy chưa từng nghe người nào nói con người sinh ra đây do cái gì, rồi sau khi chết đi về đâu, các thầy cũng chưa nghe điều đó. Nay Thầy đã giảng nghiệp để cho các thầy thấy chúng ta từ nghiệp mà sanh ra, chúng ta thừa tự nghiệp, chúng ta nối dòng họ nghiệp, rồi từ cái nghiệp sanh ra đó, chúng ta sống lên thì chúng ta lại tạo ra nghiệp, rồi từ nghiệp nó lại trở lại sinh chúng ta. Như vậy là chúng ta biết rằng từ nghiệp sanh con người, rồi từ con người sanh ra nghiệp. Tức là như thế này: Từ ở chỗ nghiệp mà chúng ta sanh ra người, rồi khi chết chúng ta trở về cái nghiệp, chứ chúng ta không trụ xứ ở chỗ nào được hết.

Đó là những điều mà các con chưa nghe, chưa từng nghe mà hôm nay được nghe. Cũng như các con từ lâu chưa từng nghe rằng người tu thiền làm chủ các hành ở trong thân, chưa từng nghe người tu thiền tịnh chỉ hơi thở, nhưng hôm nay được giảng dạy, được nghe khi nhập định Tứ Thiền phải tịnh chỉ hơi thở. Quý thầy chưa từng nghe điều này bao giờ. Hôm nay mới được các bậc thiền đứcnói cho mình nghe để mình biết được con đường tu đúng là phải như vậy, muốn làm chủ được sanh tử là phải như vậy. Chứ từ lâu mình nghĩ rằng tu phải như thế này, thế khác làm để chủ sanh tử chứ không ngờ rằng phải tịnh chỉ các hành, phải làm cho hơi thở ngưng, tập luyện cho nó ngưng, hơi thở phải ngưng hoàn toàn không thở nữa thì đó mới là làm chủ được sanh tử. Cho nên cái chưa được nghe thì các bậc thiền đức này nói cho quý vị được nghe điều chưa được nghe.

- Năm: Điều đã được nghe làm cho họ hiểu rõ ra. Như từ lâu Thầy nói phải tịnh chỉ hơi thở, tịnh chỉ các hành để làm chủ sự sống chết. Trong khi quý thầy nghe như vậy nhưng không rõ được ngưng các hành là sao, nay thì các thầy nghe mà hiểu rõ là nhờ bây giờ Thầy nói ở đây Minh Tông hoặc Thiện Thuận đã tịnh chỉ được hơi thở, đã ngưng được các hành bằng cách là xả được nửa thân rồi, còn nửa thân hoàn toàn chưa xả được. Những điều quý thầy chưa rõ thì nay rõ, như từ hôm đó đến nay Thầy không tuyên bố thì các thầy chỉ nghe biết rằng ngưng hơi thở thì phải ngưng các hành, nhưng các thầy chưa rõ được ngưng các hành là sao, hôm nay dạy thêm để các thầy thấy rõ được việc đó. Như vậy là chúng ta biết được sự hít thở, con đường đi của không khí, mà ngưng rồi thì khi muốn thở trở lại để phục hồi sự sống thì phải bằng cách nào cho đúng cách. Như vậy bây giờ quý thầy lại rõ thêm phần nữa.

Cho nên ở đây các bậc thiền đức dạy cho người ta nghe những điều chưa được nghe, đã nghe rồi thì bây giờ lần lượt vị thầy đó họ lại làm cho họ hiểu rõ ra, và cái hiểu rõ này phải có những người làm được thì mới hiểu rõ ra được, mới tin tưởng được. Còn bây giờ Thầy làm cho các con hiểu rõ, mà các con chưa tu tới đây thì chưa tin được, mà khi chưa tin được thì làm sao lại nói cái thân của mình mà nó ngưng một khúc, còn khúc kia không ngưng. Điều đó các con chưa tin được đâu. Nhưng bây giờ các con đã rõ,các con thấy rõ rồi, đâu còn gì sai nữa, vì có người đã thực hiện được, có người chứng minh được điều đó, chứ một mình Thầy nói, không có người chứng minh thì các con sẽ nghĩ quấy thầy, nghĩ Thầy nói vọng ngữ mà thôi. Nhưng mà bây giờ có người chứng nghiệm được thì chắc chắn là lời nói của Thầy không vọng ngữ rồi. Các con thấy Thầy phải theo từng bậc mới giảng lần lượt cho các con chứ nếu Thầy nói trước cái điều mà các con chưa có kinh nghiệm, chưa sống ở trong đó được, thì các con nói Thầy chỉnói vọng ngữ, nói láo mà thôi.

- Sáu: Mở bày con đường thiện. Luôn luôn lúc nào cũng vạch ra nhắc nhở, vạch ra một lối đi cho những người Phật tử đi trên con đường thiện. Đi trên con đường thiện tức là sống ở trong cuộc sống thiện, đó là Phật dạy. Người thiền đức, giới đức này rất thương yêu người Phật tử, luôn phải tập cho họ phải sống như thế nào đúng là con đường thiện. Cho nên mở bày con đường thiện cho họ sống, tức là đời sống của họ phải là đời sống thiện chứ không phải là đời sống ác nữa. Vì vậy mà giúp cho người cư sĩ được giải thoát hoàn toàn đúng pháp môn để cho họ sống được hạnh phúc an vui trong gia đình của họ.

Như vậy, quý thầy đã thấy rõ tất cả những điều Phật dạy cho người cư sĩ cúng dường cho Phật phải cúng dường như thế nào là đúng và cúng dường như thế nào sai, cúng dường như thế nào là không phi thời, cúng dường như thế nào là phi thời.Và đến khi các vị thiền đức đó dạy quý vị mà đem những điềuquý vị chưa nghe, chưa hiểu, thì quý vị biết đâu mà nghe hiểu được nữa. Cho nên quý vị còn những bước đường rất xa. Cũng như bây giờ có những cái mà Thầy hiểu nhưng Thầy chưa nói ra tại vì chưa có người đến đó. Chưa có người đến đó mà nói ra thì quý thầy sẽ nghĩ rằng Thầy chỉ nói dối mà thôi. Cho nên ngày xưa đức Phật nói như thế này: "Nếu Ta dạy các đệ tử Ta mà dùng thần túc thông, nghĩa là muốn hóa mưa hóa gió, muốn một thân hóa nhiều thân nói ra, thì lúc bây giờ có người cư sĩ sẽ nói: "Có thần chú cũng làm được như vậy", thì lời nói đó là phỉ báng lại lời nói của Phật rồi. Cho nên đức Phật nói ta dạy đệ tử của ta không phải dạy thần túc thông mà dạy "phải ở nơi thanh vắng, độc cư, giữ đặt niệm trước mặt của mình, nỗ lực thực hiện quét sách những lậu hoặc, làm cho tâm được giải thoát, chuyên môn sống trong sự thầm lặng" đó là Ta dạy những người đệ tử. Và bây giờ khi có những người thấy đệ tử ta sống độc cư, không nói chuyện, sống trong thầm lặng, chuyên môn đặt niệm trước mặt, ngồi thiền rồi đi kinh hành thì không có người nào có thể nói Ta dạy cái đó là sai được. Có những người không do ta dạy mà họ đã sống đúng như vậy thì người đó vẫn được xem là người làm đúng. Còn nếu ta dạy ta nói biến hóa ra lửa phải làm thế này thế khác, thì có người sẽ nói: Có thần chú cũng biến hóa ra lửa như thế thì cần gì phải học cái này. Nhưng cái mà ta dạy thì người nào làm được thì sẽ thấy sự giải thoát, chứng nghiệm cho người đó.

Đó là lời Phật dạy như vậy thì chúng ta thấy rất là cụ thể và thực tế. Đức Phật không bao giờ dạy chúng ta có thần thông, mà đức Phật còn dạy khi chúng ta có những công đức nào đạt được trong bước đường tu tập thì hãy dấu, tức là hãy che đậy lại, đừng phô bày ra; những điềuđó không tốt. Nghĩa là trên bước đường tu tập, khi chúng ta đạt cái gì thì không nói ra cho một ai biết hết, hoàn toàn không khoe khoang, và vì vậy mới thực hiện được cái đạo lâu dài, còn nếu chúng ta mở miệng nói ra thì cái đạo không lâu dài được.

Tại sao Thầy tuyên bố có 4 vị ở đây tu tốt, mà lẽ ra thì Thầy không nên tuyên bố như vậy, nhưng vì Thầy thấy quý thầy có những sai phạm lệch lạc nho nhỏ, chưa phải là lớn, cho nên Thầy muốn nêu ra để cho quý thầy lấy cái gương của huynh đệ mình mà tu vì những người đó đang làm được những điều này. Quý thầy lấy những cái đó để thực hiện, vấn đề là chúng ta còn đi tới nữa chứ không phải lấy cái đó làm cái chuẩn của chúng ta đạt tới, và cũng không phải đem ra ca ngợi những người đó để làm gì. Quý thầy nào được Thầy nói đến những điều mình làm được không phải lấy đó mà thấy rằng mình hơn mọi người, không phải vậy, con đường mình đi đến là phải giải thoát chứ không phải tới đó là dứt. Quý Thầy nhớ những điều này.

Đang có 33 khách và không thành viên đang online

Lượt xem
451
Các bài viết
1441
Số lần xem các bài viết
9253065