• phattuvandao3
  • ttl3
  • tranhducphat
  • chanhungphatgiao
  • vandaptusinh
  • ThayTL
  • daytusi
  • thanhanhniem2
  • amthat1
  • thanhanhniem3
  • toduongtuyetson
  • thanhanhniem1
  • lopbatchanhdao
  • amthat3
  • tinhtoa2
  • benthayhocdao
  • ttl1
  • lailamtoduong1
  • huongdantusinh
  • tamthuphattu
  • tinhtoa1
  • khatthuc1
  • amthat2
  • vandao2
  • phattuvandao1
  • quetsan
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Am thất
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
In bài này

Người Tu Sĩ Cần Phải Ghi Nhớ

Lượt xem: 5647

(Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích NLGPD.4, TG. 2011, tr.339-348)

Nguồn: Sách: Những Lời Gốc Phật Dạy - Tập 4

LỜI PHẬT DẠY:

1- Thân thường thể hiện hạnh từ bi.
2- Miệng thường nói lời nhân từ.
3- Ý thường tâm niệm thương xót, không ôm lòng thù hận thêm bớt.
4- Chỉ nhận sự cúng dường vừa đủ.
5- Giữ gìn giới của Thánh hiền không tổn khuyết.
6- Nhận đạo Thánh hiền quyết dứt hết gốc khổ.

CHÚ GIẢI:

1.- Ðức Phật dạy: “Thân thường thể hiện hạnh từ bi”. Lời dạy này đức Phật thường nhắc nhở chúng ta mỗi hành động nơi thân đều thể hiện lòng yêu thương sự sống của muôn loài. Vì thế, người đệ tử của Phật, dù cư sĩ hay tu sĩ, đều phải sống giữ gìn từng mỗi hành động của thân mình, làm bất cứ một việc gì đều phải cẩn thận, ý tứ, tỉnh thức để tránh những hành động vô tình hay hữu ý làm tổn thương đau khổ tất cả những loài vật đang sống quanh chúng ta. Vạn vật và chúng ta đang sống trên hành tinh này đều sinh ra từ một môi trường sống, cùng lớn lên trong môi trường ấy, nên chúng ta phải yêu thương nhau như anh em trong một nhà cùng cha cùng mẹ. Muốn được lòng yêu thương ấy đối với tất cả mọi người mọi loài trên hành tinh này thì chúng ta thường tác ý nhắc tâm: “Thân thường thể hiện hạnh từ bi, thân không được làm điều ác luôn luôn phải thực hiện điều thiện, phải chánh niệm tỉnh giác trong từng hành động, tránh làm đau khổ mình, đau khổ người và đau khổ các loài vật khác”. Khi nhắc tâm như vậy chúng ta thấm nhuần hạnh từ bi và tâm rất tỉnh thức. Nhờ đó cuộc sống của chúng ta lúc nào cũng thanh thản, an lạc và vô sự.

Nếu chúng ta quyết tâm thân thường thể hiện hạnh từ bi thì phải suy tư cho cặn kẽ về sự sống của muôn loài thì chúng ta hiểu rằng: “Tất cả những loài vật đang sống trên hành tinh này đều là anh em, chị em cùng cha, cùng mẹ chung trong một nhà nhân quả” như đã nói ở trên, chứ đâu phải vạn vật trên hành tinh này là xa lạ. Nhưng khi sinh ra, tùy theo duyên hợp mà có sự sai khác hình hài, tính tình. Do đó, chúng ta lầm chấp, phân chia ra nhiều loài khác nhau, rồi lại ăn thịt lẫn nhau, “con vật lớn giết con vật nhỏ, người mạnh ăn hiếp người yếu”. Vì thế, đức Phật thường răn nhắc chúng ta: “Thân thường thể hiện hạnh từ bi”.

Thân thường thể hiện hạnh từ bi, tức là thân thường hành động không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh. Nhất là không bao giờ ăn thịt lẫn nhau thì mới gọi là thân thường thể hiện hạnh từ bi.

Theo đúng như lời Phật đã dạy: “Thân thường thể hiện hạnh từ bi” tức là mỗi hành động phải thực hiện lòng yêu thương sự sống của muôn loài trên hành tinh này thì cuộc đời này sẽ hạnh phúc biết bao! Thế gian này là thiên đàng, cực lạc. Có đúng như vậy không quý vị?

2.- Ðức Phật dạy: “Miệng thường nói lời nhân từ”. Vậy nói lời nhân từ như thế nào? Muốn hiểu rõ câu này thì nên hiểu hai chữ NHÂN TỪ. Vậy nhân từ là gì?

Nhân là con người; từ là lòng yêu thương. Cho nên: “Miệng thường nói lời nhân từ” tức là nói lời yêu thương đến với mọi người và với mọi loài chúng sanh. Lời nói yêu thương là lời ái ngữ. Lời nói ái ngữ là lời nói ôn tồn, nhã nhặn, êm dịu, thanh lịch, lịch sự có văn hóa nhẹ nhàng, an ủi mọi người, mọi loài vật khi gặp tai nạn, bệnh tật khổ đau hoặc những điều làm cho khiếp đảm, sợ hãi. Sống trong cuộc đời này người người đối xử với nhau đều dùng lời nói nhân từ thì hạnh phúc biết bao; thì làm sao có thù hận, có tị hiềm, ganh ghét, v.v...

Lời nói dối là lời nói không thật, nói không đúng sự thật là lời nói không nhân từ, lời nói không có ái ngữ, lời nói làm mất lòng tin của mọi người.

Lời nói li gián là lời nói khiến cho mọi người sống không hòa hợp, không đoàn kết, khiến cho mọi người thù hận ganh ghét nhau, đó là lời nói không nhân từ, lời nói hung ác, lời nói gây chia rẽ, gây đau khổ cho người khác.

Lời nói thêu dệt là lời nói trau chuốt, là lời nói lừa đảo người khác, lời nói như vậy là lời nói không nhân từ, lời nói không ái ngữ, lời nói mà mọi người đều chê trách, lời nói ác khẩu, lời nói hung ác mà người có đạo đức không bao giờ chấp nhận. Lời nói hung dữ là lời nói chưởi mắng, mạ lị, mạt sát, hăm dọa, dọa nạt người, làm cho người khác khiếp đảm sợ hãi. Ðó là những lời nói không nhân từ, không ái ngữ, ác khẩu, lời nói hung ác mà người có đạo đức không bao giờ chấp nhận. Lời nói hung dữ là lời nói chưởi mắng, mạ lị, mạt sát, hăm dọa, dọa nạt người, làm cho người khác khiếp đảm sợ hãi. Ðó là những lời nói không nhân từ, không ái ngữ. Làm người, chúng ta nên tránh xa và từ bỏ nói những lời hung ác, kém văn hóa, không đạo đức, v.v... luôn luôn thực hiện lời nói nhân từ, lời nói ái ngữ. Trong cuộc đời này vì lòng tham lam vô độ nên con người sanh tâm ganh đua hơn thiệt, thấy ai hơn mình thì sanh tâm ganh ghét, tị hiềm thường thêm bớt nói xấu người, nói lời li gián gây chia rẽ người này với người kia. Cho nên, ý thường tâm niệm thương xót người khác tức là lòng “BI”. Lòng bi là lòng thương xót chúng sanh khi thấy chúng sanh trong cơn hoạn nạn hay bệnh tật khổ đau hoặc đứng trước cái chết sắp đến, chúng ta không thể làm ngơ được. Cho nên, chúng ta luôn nhớ lời Phật dạy: “Ý thường tâm niệm thương xót, không ôm lòng thù hận thêm bớt”. Ðó là một tâm niệm thiện, tâm niệm giải thoát, tâm niệm khiến mình và tất cả chúng sanh được an vui giải thoát, tâm niệm không làm khổ đau mình, người, cả hai và tất cả chúng sanh; tâm niệm không hận thù; tâm niệm buông xả tất cả các ác pháp; tâm niệm của người có lòng từ, bi, hỷ, xả. Ðó là một tâm niệm cao thượng, một tâm niệm của những bậc Thánh Hiền.

3.- Ðức Phật dạy: “Ý thường tâm niệm thương xót, không ôm lòng thù hận thêm bớt”. Lời dạy này chúng con xin hằng ngày ghi nhớ để sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh; để đền đáp ơn chư Phật; ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha. Ðó là một tâm niệm đẹp đẽ và cao thượng tuyệt vời mà làm người ai ai cũng cần phải tu học.

4.- Ðức Phật dạy: “Chỉ nhận sự cúng dường vừa đủ”. Ðây là lời khuyên của đức Phật đối với những đệ tử xuất gia. Khi đi khất thực thì nhận sự cúng dường vừa đủ, không nên tham nhiều, không nên đòi hỏi món này, món kia, ai cho gì mình ăn nấy, dở ngon không cần, chỉ ăn để sống, sống để tu hành, chứ không phải sống để ăn. Sống để ăn tức là chạy theo dục lạc về ăn uống. Vì thế, ăn không phải cần ngon; ăn không để mập, để béo, để hưởng thụ tất cả dục lạc trên cõi đời này. Ăn như vậy thì giống như người thế gian. Ăn uống mà giống như người thế gian thì còn nghĩa lý gì là người tu sĩ Phật giáo. Phải không quý Phật tử? Người tu sĩ Phật giáo ăn để sống như uống một thứ thuốc đắng để trị bệnh đói. Vì thế, người tu sĩ Phật giáo “Chỉ nhận sự cúng dường vừa đủ”. Ðó là lời khuyên của Phật đối với những người đệ tử của Ngài, để những tu sĩ này đều sống ly dục ly ác pháp; để những tu sĩ này luôn luôn sống trong hạnh thiểu dục tri túc; để những tu sĩ này luôn luôn sống đúng phạm hạnh. Nhất là để những tu sĩ đang tu tập tại tu viện Chơn Như hãy lấy câu này làm lời răn nhắc cho mình khi ăn uống cũng như khi đi khất thực “Chỉ nhận sự cúng dường vừa đủ”. Phật dạy như vậy xin tất cả tu sĩ Phật giáo dù ở các hệ phái Bắc tông như: Ðại thừa, Thiền tông, Mật tông, Tịnh độ tông, v.v...

Các hệ phái Nguyên thủy như: Nam tông, Khất sĩ phải lấy câu này làm phương châm, làm các câu tác ý tự kỷ ám thị hằng ngày để nhắc nhở tâm mình ít muốn biết đủ (thiểu dục tri túc). Nhờ đó giới luật mới nghiêm chỉnh không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào; nhờ đó tâm mới ly dục ly ác pháp; nhờ đó tâm mới thanh thản, an lạc và vô sự; nhờ đó conđường tu hành của Phật giáo ngày một thêm sáng lạng; nhờ đó mới chứng đạt chân lí.

5.- Ðức Phật dạy: “Giữ gìn giới của Thánh hiền không tổn khuyết”. Muốn hiểu lời dạy này, trước tiên chúng ta nên hiểu giới của Thánh Hiền là gì? Không tổn khuyết là gì?

Giới của Thánh Hiền gồm có: Ngũ giới cư sĩ, Bát quan trai giới cư sĩ, Thập thiện giới cư sĩ, Thập giới Sa Di tăng ni, 250 giới tỳ kheo tăng, 348 giới tỳ kheo ni, kinh Phạm Võng, kinh Sa Môn Quả, kinh Giáo Giới La Hầu La, v.v...

Không tổn khuyết là không sức mẻ; là không bẻ vụn giới; là không phạm những giới nhỏ nhặt.

Nghĩa của toàn bộ câu “Giữ gìn giới của Thánh hiền không tổn khuyết” là giữ gìn giới luật nghiêm nhặt không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào. Tại sao lại phải giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh như vậy? Vì giới luật là pháp môn ly dục ly ác pháp; vì giới luật là đức hạnh nhân bản - nhân quả sống không làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai; vì giới luật là pháp môn đầu tiên để tu tập thiền định. Nhờ giới luật Thánh Hiền mà chúng ta tu tập mới có đủ Tứ Thần Túc; nhờ có Tứ Thần Túc mới nhập Bốn thiền và thực hiện Tam minh; nhờ thế chúng ta mới làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt tái sanh luân hồi.

Giới luật Thánh Hiền lợi ích lớn như vậy, thế mà người tu sĩ thời nay tu theo Phật giáo mà phạm giới, phá giới, bẻ vụn giới, xem thường giới, vì thế mà phí bỏ một đời tu tập chẳng đạt được gì, uổng thay! uổng thay!!!

6.- Ðức Phật dạy: “Nhận đạo Thánh hiền quyết dứt hết gốc khổ”. Muốn hiểu lời dạy này chúng ta phải hiểu các từ Thánh Hiền, gốc khổ. Vậy Thánh Hiền gốc khổ nghĩa là gì? Như chúng ta đã biết đạo Phật có một nền đạo đức nhân bản – nhân quả sống không làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai. Vì thế, Thánh ở đây có nghĩa là người đã sống trọn vẹn đức hạnh nhân bản – nhân quả không làm khổ mình, khổ người; còn Hiền ở đây có nghĩa là người đang tập sống đạo đức nhân bản – nhân quả không làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai.

Cho nên, lời dạy: “Nhận đạo Thánh hiền quyết dứt hết gốc khổ” tức là chấp nhận học tập và rèn luyện đạo đức nhân bản - nhân quả sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh thì tất cả khổ của loài người trên hành tinh này đều dứt hết. Lời dạy này rất đúng, nhưng có những người còn nghi ngờ nên tự hỏi. Tại sao vậy? Vì không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh thì còn đâu nỗi khổ nữa. Phải không thưa quý vị?

Lời dạy tuy ngắn gọn, nhưng rất đầy đủ ý nghĩa của đạo giải thoát. Nếu ai hiểu mà không làm đúng theo nghĩa này thì lời dạy chỉ là lời nói suông. Vì thế, lời nói của đức Phật chỉ có những người muốn thoát ra bốn nỗi khổ của kiếp làm người và những người chứng đạt chân lí thì mới hiểu được nghĩa lý giải thoát này.

***

Đang có 21 khách và không thành viên đang online

Lượt xem
451
Các bài viết
1441
Số lần xem các bài viết
8864034