• ttl1
  • tinhtoa2
  • chanhungphatgiao
  • lopbatchanhdao
  • huongdantusinh
  • phattuvandao1
  • vandao2
  • vandaptusinh
  • quetsan
  • amthat3
  • phattuvandao3
  • ThayTL
  • daytusi
  • khatthuc1
  • lailamtoduong1
  • tamthuphattu
  • toduongtuyetson
  • amthat1
  • thanhanhniem1
  • ttl3
  • benthayhocdao
  • tinhtoa1
  • tranhducphat
  • amthat2
  • thanhanhniem3
  • thanhanhniem2
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Am thất
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
In bài này

Tham Vấn - Mở Cổng Thiền

Lượt xem: 6305

Hòa Thượng Chơn Như và người Đệ Tử thưa hỏi

Kính bạch Hòa Thượng: "Con dùng đề mục thứ tư của Định Niệm Hơi Thở để đẩy lùi được thọ ấm, chân đau tê buốt. Cũng như những lần về trước, lần nầy con nhận thấy có tiến bộ hơn. Ở nhà công chuyện đa đoan của người cư sĩ, con ngồi hơn một giờ không đau nhưng khi về đây Thọ Bát Quan Trai lần nào cũng vậy, một hai ngày đầu nó khảo như muốn gãy đôi chân. Càng khảo con càng vận dụng "An tịnh thân hành…" và nhiếp tâm miên mật hơn, thì con thắng được nửa giờ. Ngày thứ ba con an tịnh được một giờ và lập đi, lập lại nhiều lần đều được như vậy. Ở tư thế đó con dẫn tâm tu tập Tứ Niệm Xứ định tỉnh vững vàng, con hướng tâm tác ý: "Thân, tâm như cục đất, ly dục, ly ác pháp, nhập Sơ Thiền. Tâm đoạn diệt ngũ triền cái, Thất kiết sử". Tu tập như vậy xong rồi con tiếp tục thực tập Định Vô lậu quán xương trắng v.v... Như vậy con tu có đúng không?

Hòa Thượng Chơn Như dạy: Con tu như vậy đúng, tốt lắm, vì nương vào thân hành con xả được tâm. Lần đầu tiên con đã thắng nghiệp, nhưng còn biết bao nghiệp trùng trùng tác động vào thân, tâm và làm cho tâm con phóng dật. Nhất là cư sĩ công việc của các con còn đa đoan, cho nên khi vào tu tập thật nhiều lần thì sẽ nhiếp phục được tâm, chứ tu một lần, hai lần thì không phải dễ nhiếp phục đâu!!. Vì thế Đức Phật đã trang bị cho chúng ta những phương pháp "An tịnh thân và tâm". Nhờ thế thân tâm được an lạc và giảm đi sự phóng dật. Tâm không phóng dật là một điều rất quan trọng trong việc tu tập theo Phật Giáo.

Như trong kinh Pháp Cú Đức Phật cũng thường nhắc chúng ta tâm không phóng dật và trong kinh Di Giáo lời di chúc cuối cùng cũng dạy: "Ta thành Chánh Giác là nhờ tâm không phóng dật". Danh từ phóng dật người ta hiểu qua loa, cạn cợt chứ không hiểu rõ nghĩa như thật, tâm không phóng dật như thế nào? Ví như thân vừa đau nhức là nó biết chỗ đau nhức đó liền, như vậy rõ ràng tâm phóng dật trên đau nhức đó chớ gì? Khi thân đang ngồi tu an ổn, chúng ta cảm nghe thân và tâm có trạng thái khinh an, hỷ lạc, là biết liền trạng thái khinh an, đó là tâm phóng dật. Khi chúng ta tu tập, ôm chặt pháp đừng lưu ý các pháp xung quanh thân tâm, dù có nghe thấy biết nhưng không rời pháp đang tu là tâm không phóng dật.

Thí dụ: Thân hành nội là hơi thở, hoặc là sự hoạt động của thân, thân hành ngoại như đi kinh hành. Lúc bây giờ mình để ý trên thân hành thôi. Nếu bắt đầu có trạng thái khinh an hay cảm thọ khổ xảy ra, chúng ta không có chuẩn bị trước kỹ lưỡng thì tâm ta sẽ phóng dật ngay liền, hoặc khi bị hôn trầm, thùy miên, ngồi bị gục tới, gục lui, đó là tâm bị hôn trầm, tâm bị hôn trầm là tâm không tỉnh thức, tâm không tỉnh thức là tâm vô ký. Do đó chúng ta chỉ cần ôm chặt pháp tu, tức là tâm nhiếp phục luôn trong cái thân hành thì tất cả các pháp đến đều sẽ vượt qua.

Thí dụ: Thân con bị đau, con nên ôm cho chặt pháp, thì tâm con không phóng dật. Kế đó con chỉ tác ý: "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô", "An tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra" Ở đề mục thứ tư nếu con tác ý một lúc sau tâm sẽ an trú vững vàng trong hơi thở, thì cái đau sẽ giảm xuống và hết đau. Cho nên con mới khởi tu mà lực đã có phần nào làm giảm cảm thọ hết đau của con, nhưng mà đến khi nào con tu tập có đầy đủ lực của Bảy Giác Chi thì bệnh trên thân của con khỏi ngay liền. Khiến cho thân con bình yên.

Vì vậy vào Đạo Phật ngay phần tu tập đầu tiên là chúng ta phải ly dục, ly ác pháp. Nhờ ly dục, ly ác pháp sẽ giải trừ được tâm giận hờn, phiền não, không còn rối ren, không còn khổ đau nữa. Đó là giải quyết đời sống của chúng ta lúc nào tâm và thân cũng thanh thản, an lạc và vô sự. Khi tâm và thân thanh thản, an lạc và vô sự thì sẽ làm chủ được sự già yếu. Người mà tâm hồn vui vẻ, an ổn thì cái thân ít bệnh, không già. Thân bệnh ta lại có phương pháp đẩy lui bệnh tật khổ đau, thì sự già không thể già được. Con có thấy rõ điều này không? Đã làm chủ được sự già, là do làm chủ được tâm không phiền não, đau khổ, giận hờn. Cho nên tâm không phiền não, đau khổ, giận hờn thì thân không bị già. Thân không bị già là làm chủ được bệnh của thân. Vậy con thấy rõ ràng làm chủ được sự già, là do làm chủ được bệnh của thân và tâm. Làm chủ được bệnh của thân và tâm là làm chủ được sự sống chết. Biết rõ sự lợi ích lớn như vậy chúng ta phải chịu khó tu tập cho đến khi nào Bảy Giác Chi xuất hiện đầy đủ, thì lúc bây giờ chúng ta muốn chết hồi nào là chết hồi nấy, muốn sống hồi nào là sống hồi nấy. Đó là chúng ta đã làm chủ được hơi thở.

Mục đích đi theo Đạo Phật là để giải thoát bốn cái đau khổ của cuộc đời mình, mình không đòi hỏi cái gì nữa hết. Cư sĩ chúng con tu tập làm chủ được ba cái như bệnh thì con cũng đẩy lui được chút chút, và trong đời sống bây giờ người ta có chưởi con, con cũng nhịn được rồi có phải không? Hồi nào tới giờ con chưa biết tranh danh, đoạt lợi gì với ai, con không làm điều gì ác thì con làm chủ được đời sống con rồi. Con không bị cái dục, cái tham muốn nó sai con được nữa. Cho nên đời sống con tự thấy đã làm chủ được. Hồi đó cái bệnh làm chủ thấy khó, nhưng mà bây giờ làm chủ được cái bệnh thì không khó. Làm chủ được bệnh thì cơ thể mình luôn luôn vui vẻ không khổ đau, không thấy già. Nếu mình nỗ lực một thời gian năm tháng hay một năm thì ba cái khổ này mình làm chủ rõ ràng. Nhưng hơi thở chưa làm chủ được, bởi vì nó đòi hỏi các lực phải sung mãn trọn vẹn mới làm chủ được. Khi các lực sung mãn thì muốn hơi thở lúc nào nó tịnh chỉ ngưng thì nó liền ngưng. Nhờ mình làm chủ được sanh, già, bệnh thì cái chết cũng đâu phải khó nữa. Phải không các bạn? Chỉ cần mình siêng năng, khéo léo trau luyện trên pháp Tứ Niệm Xứ thì sẽ thành công.

Con luôn luôn lưu ý điều mà Đức Phật hằng chỉ dạy là TÂM KHÔNG PHÓNG DẬT và con phải đạt cho được phần này. Còn tất cả những trạng thái nào xảy ra thì tâm sẽ phóng dật trên những trạng thái đó. Như những trạng thái hỷ lạc, khinh an hay những trạng thái thọ khổ, đau nhức đều làm cho tâm dễ phóng dật. Mặc dù là thọ lạc nhưng cũng làm tâm phóng dật, chứ đâu phải chỉ có thọ khổ mới phóng dật sao? Cho nên mục đích giải thoát là tâm không phóng dật chứ không phải chỗ thọ lạc. Có phải vậy không các bạn? Do hiểu biết rõ như vậy, con cứ ôm chặt pháp Thân Hành Niệm là thấy hơi thở ra, vô rõ ràng và thân hành ngoại cũng rất tỉnh thức. Hành động bước đi, hành động ngồi, chỉ có hành động nằm là con chưa tập tu. Nhưng trong Định Niệm Sáng Suốt thư giản có nằm. Vậy khi lúc cần thiết nằm thì con vẫn nằm và giữ tâm không phóng dật. Từ pháp môn nầy con chuyển qua pháp kia làm sao gắng giữ gìn đừng cho tâm phóng dật. Thường thường tâm bị phóng dật trên các pháp ấy, khi từ pháp này chuyển qua pháp khác.

Thí dụ: Con tu pháp Định Niệm Hơi Thở rồi bắt đầu con chuyển qua pháp Thân Hành Niệm, tức là con tu tập trên từng hành động thì con thấy nó có hai pháp môn cách biệt nhau, nhưng con nhớ rằng khi con đang tu hơi thở là đang hít thở con biết con hít… thở... Muốn chuyển cho qua Thân Hành Niệm thì ngay đó là con đang ngồi kiết già, đang tu Định Niệm Hơi Thở thì con chuyển qua đừng xả nghỉ. Khi chuyển qua phải giữ gìn tâm không phóng dật. Đang tư thế ngồi con bảo đưa tay trái ra, rồi đưa tay phải ra, chân trái, chân phải, và tay chống đứng dậy theo tư thế Thân Hành Niệm, tức là nối liền với pháp Thân Hành Niệm có những động tác đưa tay, duỗi chân. Trong pháp đi Thân Hành Niệm cũng có hơi thở. Bây giờ con muốn ngồi xuống nghỉ, ngồi trên ghế hay kiết già cũng được. Tu Tứ Niệm Xứ thì con cũng chuyển từ cái ngồi đó rồi bắt đầu con ngồi con quán sát. Tứ Niệm Xứ thì tâm luôn luôn định trên hơi thở. Vì vậy từ pháp môn này chuyển qua pháp khác, biến thành một pháp. Cho nên tâm không phóng dật được.

Thí dụ: Như con tu pháp Thân Hành Niệm xong xả nghỉ, đó là lúc mới đầu tu. Khi nghỉ ngơi là để chuẩn bị tu tập qua pháp môn khác, coi như có một khoảng cách thời gian, trong khoảng cách đó tâm có phóng dật. Còn nếu tu rốt ráo như Mỹ Châu đã thuần thục, nên từ pháp nầy nối liền pháp khác như một pháp rất dễ dàng, giúp tâm không phóng dật trong một thời gian dài. Cho nên nó nối liền pháp nầy qua pháp khác, diễn biến rất khéo léo mà trong phương pháp Thân Hành Niệm đã có đủ các pháp hết. Con thấy từ đó đi sâu vô là tâm không phóng dật. Vì tâm không phóng dật nên con tu từ pháp nầy qua pháp khác rất dễ dàng. Nếu như trong suốt mười hai tiếng đồng hồ thì Bảy Giác Chi sẽ xuất hiện đủ là nhờ tâm không phóng dật. Còn như mới đầu con tu tập, nó thường phóng dật, nên con phải siêng năng lôi nó vào.

Thí dụ: Bây giờ cái chân của con nó tê. Con tác ý bảo: "Cái tâm quay vô". Rồi con tiếp tục bảo: "tê chân là cảm thọ, cảm thọ là vô thường, tê chân mặc nó đừng có sợ" khi ra lệnh xong con lôi tâm vô Thân Hành. Trong giai đoạn tu tập này là tâm phóng ra, mình lôi vô. Còn sau đó tự nó, nó không phóng ra nữa chân tê hay đau nó cứ biết có hơi thở. Khi nó đã biết chỉ có hơi thở, hoặc biết thân hành ở đây thì nó không có đau tê nữa thành ra tâm không còn phóng dật. Còn bây giờ nó còn bị đau tê, tức là tâm còn bị phóng ra. Do đó mình tác ý lôi nó lại: "Cái thọ là vô thường, cái tê tâm đừng có lưu ý nó, tâm hãy lưu ý hơi thở" và cứ tiếp tục tu như vậy cho đến khi tâm hoàn thành không phóng dật. Tâm hoàn thành không phóng dật là con đã thành công là nó sẽ ngưng liền. Hễ tâm không phóng dật được rồi thì có một trạng thái mà chúng ta biết được rằng : "Chúng ta làm chủ được sanh tử". Từ đó cái đầu (tâm) không phóng dật, nó sáng lắm, nó biết nó có đủ năng lực. Tự biết như vậy thì con chỉ cần tác ý ra nó sẽ làm liền. Có như vậy thôi!!!

Pháp Phật rất đơn giản, chỉ cần thành tâm chịu khó sống độc cư một trăm phần trăm. Nhưng khổ thay! Cuộc đời cư sĩ quá nhiều gia duyên trói buộc chưa có dứt khoát được. Nếu dứt khoát được thì mỗi ngày chỉ cần một bữa cơm như ở trong tu viện vậy. Thật ra ở khắp mọi nơi không có chùa nào như ở Chơn Như, nhập thất ba tháng hay sáu tháng thì có chùa còn chấp nhận, còn nhập thất lâu dài hơn nữa thì không có chùa nào chấp nhận, phải đi làm công quả cái này hay cái kia để kiếm sống mà tu. Ngược lại có người giúp mình, thì mình hãy bỏ hết đi! Biết được Phật pháp; biết được cách tu; biết được mục đích để đạt là tâm không phóng dật để thành Chánh Giác. Biết rằng: Tâm thanh tịnh không còn tham, sân, si thì có năng lực sẽ làm chủ được sự sống chết mà không cần phải tu thêm cái gì khác nữa. Tu tập tới đó đã đủ rồi, chỉ cần dùng năng lực để nhập các định và thực hiện Tam Minh… Khi chưa có năng lực đó chúng ta không thể nhập định được. Bây giờ đã có rồi chúng ta sẽ làm được tất cả. Những cái mà chúng ta gọi là khó, thì bây giờ không còn khó nữa.

Cho nên trong giai đoạn đầu tu học để có năng lực thì cái đó rất là khó, nhưng khi có năng lực rồi thì cứ áp dụng vào làm chủ sống, chết và triển khai Trí Tuệ Tam Minh. Các con hãy nỗ tu thì các con sẽ được kết quả tốt thôi!!

Kính Bạch Hòa Thượng: khi con tu Tứ Niệm Xứ con chỉ còn biết hơi thở như con thoi và định trên đó có đúng không? và gọi đó là trạng thái gì?

Hòa Thượng: Vậy là đúng đó con! –Trạng thái đó gọi là "An Trú" hay gọi là "Tâm Định Trên Thân."

Kính Bạch Hòa Thượng: Khi con chỉ biết hơi thở và tác ý: "diệt ngã xả tâm…, tâm như cục đất, ly dục, ly ác pháp, đoạn dứt thất kiết sử, nhập Sơ Thiền và ngay đó có lồng kính ánh sáng bảo bọc xung quanh. Tâm con biết đó do tưởng nên không duyên theo mà ôm chặt pháp hành. Kính bạch HT như vậy có đúng không?"

Hòa Thượng: Đúng! Nếu không biết mà duyên theo là phóng dật. Mai nầy các cháu lớn khôn có nghề nghiệp vững chắc, gánh vác cơ nghiệp, các con sẽ rảnh không còn lo âu, các con sẽ tu tập rất tốt, còn bây giờ lở đã sanh ra chúng, mà bỏ đi tu là chưa tròn trách nhiệm thì rất tội lỗi. Mặc dù Phật nói tu tập tối đa là bảy năm, nhưng Thầy thiết nghĩ hai, ba năm là xong, nếu tu xả tâm đúng cách. Nhất định phải xong trong đời này, như các con đã biết Phật pháp, biết cách tu, bỏ chiếc áo cư sĩ, sống đời tu sĩ, nép mình trong khuôn khổ của giới luật là tu tập sẽ đến nơi đến chốn.

Hiện tại ở tu viện nói về ăn và ngủ phi thời thì có một vài vị tu tập rất tốt. Về phần độc cư thì chưa được một trăm phần trăm. Vì khi còn viết một bức thư hay cảm hứng lấy viết tả một bài thơ, một bài văn, tức nhiên việc làm ấy là phóng dật, đó là không giữ giới độc cư trọn vẹn.

Kính Bạch Hòa Thượng: Khi con ngồi một hồi lâu thân con nóng nhè nhẹ lên như cổ máy, rồi con mới vào an trú được. Có đúng không?

Hòa Thượng: Đúng! Khi tâm mình chưa vận hành mà mình cố gắng ép buộc nó vận hành thì sẽ mất năng lượng. Chỉ có ngồi yên lặng một lúc, nhiệt lượng trong người xuất hiện thì an trú dễ dàng. Còn các tưởng đến thì mặc nó, đừng để ý, cứ ôm pháp bắt trớn vận hành tới thì sự an trú hiện tiền. Mặt trận thọ ấm là mặt trận lớn và còn nhiều mặt trận khác nữa. Như mình đang ngồi tu, đang an trú thì tâm khởi niệm bảo rằng: tu bao nhiêu đó cũng đủ rồi, nghỉ đi. Ngay đó liền bỏ pháp để đi ngủ hay đi nói chuyện. Đó là nó đã đánh mình bằng đòn tâm lý và liền đó có cảm thọ, đau đớn cũng ùa vào tiếp tục tấn công. Như vậy giặc sanh tử tấn công con hai mặt: Chánh trị và quân sự. Cảm thọ là một loại vũ khí đánh gắt gao nhất. Hôn trầm, thùy miên đánh còn vừa vừa … còn đánh chiến thuật tâm lý là nó lý luận tuyên truyền rất hay. Mặt trận sanh tử này, đánh đủ mọi đòn, mọi chiến thuật và chiến lược. Nếu mình gan dạ, dũng cảm, chẳng sợ, cứ ôm pháp cho thật chắc, đừng rời vị trí chiến đấu thì giặc đánh mãi không được thì phải rút lui. Hầu hết quí Thầy về đây được Thầy trang bị các cách đánh giặc, đánh từ từ cho đến đánh gay gắt, được Thầy truyền dạy cho biết các loại cảm thọ. Nên khi gặp cảm thọ nào thì quí Thầy cũng vượt qua được. Khi vượt qua được cảm thọ thì cơ thể không còn đau và thường an lạc một cách tuyệt vời. Đừng sợ cảm thọ, sau khi thắng một vài trận rồi thì chúng ta không còn sợ bệnh tật nữa. Chúng ta phải biết mặt trận sanh tử, mỗi lần chiến tháng được cảm thọ là chuyển được nghiệp nhân quả của đời mình. Nó càng đánh mình càng chuyển, là càng mau hết ác pháp và dục. Nhờ thế mà tâm hết phóng dật, chứ không phải tu tập gì hết. Chỉ có kiên nhẫn chiến đấu sẽ thành công. Bởi tâm không phóng dật là có Bảy Năng Lực Giác Chi xuất hiện. Con nhớ tu tập an trú, nhiếp phục tâm, dẫn tâm vào hơi thở. An trú Tâm hành và an trú Thân hành là hai đề mục rất căn bản và cần thiết nhất, khi tu tập Tứ Niệm Xứ để khắc phục tham ưu trên thân, thọ, tâm và pháp. Hai đề mục này rất quan trọng, khi đạt được là đã có căn bản trong việc ly dục ly ác pháp.

PHẦN CHÚ THÍCH:

Cảm giác thân hành là cảm nhận sự rung động theo nhịp hơi thở vô, ra. Hơi thở hít vô, ra là có nhịp rung động toàn thân, chính là cảm nhận cái rung động đó, chứ đừng cảm nhận bằng tưởng hơi thở luồn trong cơ thể, như vậy là sai, dù cho sự cảm nhận đó nghe mát khoẻ.

An tịnh tâm hành là cái tâm vắng lặng không khởi niệm tưởng. Hành của tâm có hai dạng: động và tịnh. Động là có niệm khởi; tịnh là không niệm. Khi mình hít vô thì quan sát cái động hay cái tịnh của tâm theo hơi thở vô. Nếu tịnh thì tâm yên lặng không niệm, nếu động thì quan sát niệm động đó. Cho nên quan sát từng hơi thở ra, vô trong cái tịnh thì nó tịnh không niệm. Nếu không quan sát kỹ thì tâm có niệm, không tịnh. Nhưng khi tâm tịnh thì có thanh thản, hoan hỷ, còn tâm động thì không thanh thản, hoan hỷ. Cho nên khi tác ý: "An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô ". Vì khi hít vô thì quan sát tâm rất kỹ. Quan sát tâm rất kỹ thì không có niệm tức là không động, chỉ có niệm hơi thở vô; kế hơi thở thứ hai là hơi thở ra, hơi thở ra tâm cũng không động; kế hơi thở thứ ba cũng không động. Khi từ năm đến mười hơi thở mà không niệm khởi tức là không động. Không động tức là tịnh. Tịnh thì sẽ có sự an trú của nó liền, nhưng phải thỉnh thoảng tác ý nhắc: "An tịnh tâm hành…", thì tâm sẽ an trú được trong hơi thở lâu dài với trạng thái thanh thản, hoan hỷ.

Cảm giác tâm hành: là cảm giác sự động hay tịnh của tâm, xem động tịnh có hay không? Thí dụ: Bây giờ hít vô tôi cảm giác tâm hành của tôi xem coi có hành động gì không? Một hơi thở hoặc năm hơi thở hay mười hơi. Mỗi hơi thở là một niệm, mười hơi thở là 10 niệm. Mười niệm không vọng khởi, lúc bây giờ tiếp tục tu tập ba mươi phút. Trong ba mươi phút này còn có một, hai, hay là mười niệm, như vậy là tâm chưa an trú trọn vẹn. Nhưng khi tu tập đến đề mục thứ sáu thì tâm sẽ hoàn toàn an tịnh "An tịnh tâm hành…". Tu tập quan sát tâm quen rồi, nên chú ý quan sát sự động, tịnh của tâm thì lại dễ dàng hơn. Khi quan sát tâm thì ngay đó là tâm tịnh. Phương cách đầu tiên là tập quan sát cái động tịnh của tâm thôi, và ghi nhận cho được có mấy lần hành động tịnh, có mấy lần hành động không tịnh trong một thời tu. Trước kia con chưa biết cách quan sát tâm, sau này mới biết quan sát, khi quan sát được rồi thì nó không niệm, không hành động tịnh, không hành động động. Khi tâm tịnh thì lúc bây giờ có sự an tịnh luôn. Sự an tịnh luôn là có niềm hoan hỷ, hỷ lạc. Niềm hoan hỷ, hỷ lạc là niềm vui của tâm. Có niềm vui của tâm thì tâm thấy từng hơi thở thật là an lạc. Bởi vì thân đã an trú trong hơi thở, và tâm thì thường tỉnh thức nên quan sát được rõ ràng từng hơi thở ra, vô. Cho nên niềm vui an trú trong hơi thở xuất phát ra khiến tâm hoan hỷ và an lạc. Cho nên đề mục thứ tư trong Định Niệm Hơi Thở là an trú được thân hành, thì đến đề mục thứ sáu rất dễ dàng. Còn đề mục thứ năm chẳng qua là để cảm nhận tâm động và tịnh của tâm mà thôi, sau đó mới dẫn tâm vào chỗ an. Do dẫn tâm vào chỗ an, trong khi tu tập chúng ta cảm nhận sự an lạc của thân và tâm. Lúc bấy giờ từ một hơi thở, hai hơi thở, ba hơi thở chúng ta đều cảm nhận sự xuất hiện an tịnh của thân tâm. Khi thân an, tâm an thì chúng ta cảm thấy thân tâm đều an trú trong hơi thở. Bây giờ con chưa cảm nhận được, nhưng tu tập kỹ một thời gian rồi sau đó từ từ con sẽ cảm nhận ra được sự an trú ấy rất rõ ràng và cụ thể.

Thành kính đội ơn Hòa Thượng Bổn Sư ngày mai con trở về để trả cho hết nợ đời nhân quả và con sẽ cố gắng dành nhiều thời giờ tu tập liên pháp như một pháp và lưu ý về tâm phóng dật để không phụ lòng Hòa Thượng Bổn Sư.

Kính ghi,

Minh Đức

Đang có 14 khách và không thành viên đang online

Lượt xem
451
Các bài viết
1441
Số lần xem các bài viết
8862704