• ThayTL
  • amthat1
  • phattuvandao1
  • phattuvandao3
  • thanhanhniem2
  • daytusi
  • benthayhocdao
  • ttl3
  • vandaptusinh
  • tinhtoa2
  • khatthuc1
  • amthat3
  • thanhanhniem3
  • toduongtuyetson
  • tranhducphat
  • ttl1
  • huongdantusinh
  • lopbatchanhdao
  • tamthuphattu
  • vandao2
  • lailamtoduong1
  • thanhanhniem1
  • chanhungphatgiao
  • amthat2
  • quetsan
  • tinhtoa1
  • Thầy Thông Lạc
  • Am thất
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
In bài này

Tứ Niệm Xứ

Lượt xem: 9861

(Trích Diễn Đàn Chơn Như 6)

TÌM HIỂU Ý NGHĨA VÀ PHƯƠNG PHÁP TU TẬP QUA KINH TỨ NIỆM XỨ

Kính gửi các bạn tu tập theo Phật Giáo Nguyên Thủy ở bốn phương! Đức Phật từ khi xuất hiện trên hành tinh này, đã đem đến cho nhân loại một nền đạo đức nhân bản tuyệt vời - nền đạo đức không làm khổ mình, khổ người. Ngài đã để lại cho chúng ta một nếp sống văn hóa cao quí - một nền minh triết - đó là những tinh hoa thâm thúy nhất của tư tưởng nhân loại, nhờ đấy mà con người có thể hiểu thấu rõ mọi nguồn gốc của khổ đau do đâu mà có, từ đâu mang đến cho mình, nhờ hiểu thấu rõ như vậy, nên tìm cách diệt trừ, để đem lại một cuộc sống an lạc ngay trong hiện tại và trong tương lai.

Đạo Phật làm được điều này là vì Đạo Phật được xây dựng trên luật nhân quả và lấy thiện pháp làm căn bản.

Nhiều đệ tử của Phật nương nhờ chánh pháp, dù ở căn cơ trình độ nào, nếu tu tập đúng, đều đạt được kết quả giải thoát rõ ràng, nhiều người còn đạt được chánh trí, chứng ngộ Niết Bàn ngay trong hiện tại.

Nhưng từ khi Đức Phật nhập diệt, nhiều vị Thánh đệ tử của Phật cũng nhập diệt, trong Phật Giáo đã không còn người chứng đắc để lãnh đạo đồ chúng, vì thế Đạo Phật càng ngày càng bị hiểu sai lệch. Nhiều luận thuyết ngoại đạo len lỏi vào trong Đạo Phật, dìm mất những chân lý cao quí, những phương pháp tu tập đúng đắn của Đạo Phật, bằng những kinh sách tưởng giải, để bóp méo xuyên tạc Đạo Phật, khiến nhiều Phật tử chân chính bỏ cả cuộc đời tu theo Phật, mà kết quả chẳng ra gì "đời chẳng ra đời, đạo chẳng ra đạo" đến dở khóc dở mếu, bỏ cả cuộc đời để tu, mà vẫn không làm chủ nổi sinh già bịnh chết, cuối cùng vẫn phải chết trong khổ đau vì bệnh tật và phải chịu tái sanh luân hồi.

May mắn thay cho chúng sinh, vào cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, có Chơn Sư Thông Lạc ở Tu Viện Chơn Như - Trảng Bàng, Tây Ninh đã nương vào chánh pháp của Đạo Phật, thông qua kinh Nguyên Thủy là những lời dạy chân chính của Đức Phật để tu tập mà thành đạo.

Từ khi đạt đạo, Chơn Sư đã không ngừng đấu tranh không mệt mỏi với các tà thuyết của ngoại đạo đang len lỏi trong Phật Giáo, để trả lại cho Đạo Phật những gì trong sáng đúng đắn của Đạo Phật.

Dưới sự chỉ dẫn của Chơn Sư, hàng ngày đệ tử của Phật đang ở trong nước cũng như đang ở nước ngoài, có duyên may được gặp chánh pháp tu theo đường lối Nguyên Thủy của Đạo Phật, đều nỗ lực tinh tấn tu hành, để được hưởng hương vị giải thoát cụ thể mà Đạo Phật đã mang tới cho họ.
Là một người có duyên may được gặp chánh pháp và Chơn Sư ân cần chỉ dẫn, chúng tôi đã cố gắng nỗ lực tu tập, nên có được một chút kết quả. Để đền đáp ân sâu của Phật và Chơn Sư, chúng tôi muốn được chia sẻ với các bạn, sau những kinh nghiệm hiểu biết về ý nghĩa và phương pháp tu tập trên Tứ Niệm Xứ, mạn đàm trao đổi với các bạn, cùng nhau hiểu sâu hơn pháp tu Tứ Niệm Xứ của Đạo Phật theo đường lối Nguyên Thủy.

Các bạn thân mến, nếu nói rằng các Phật tử chúng ta tu theo Đạo Phật đi cầu giải thoát, thì chính là chúng ta hiện nay phải lựa chọn cho bản thân một đường lối và phương pháp để sống và tu tập theo đường lối và phương pháp đó của Đạo Phật.

Nhưng hiện trong Phật Giáo tồn tại rất nhiều các tông phái và hệ phái, mỗi tông phái, hệ phái có một đường lối và phương pháp tu tập riêng. Có điều chắc chắn dù cho có những vị tu sĩ hay cư sĩ chân chánh nhất của các tông phái và hệ phái này, dẫu có nỗ lực tu hành đến mấy, thì cũng chẳng bao giờ làm chủ nổi sinh, già, bịnh, chết, bởi vì những đường lối và phương pháp này không phải của Đạo Phật.

Trong bất kỳ một sự nghiệp nào, nếu không có một đường lối và phương pháp đúng, thì sự nghiệp ấy chẳng bao giờ thành tựu. Tu học Phật cũng vậy, nếu có một đường lối và phương pháp tu tập đúng của Đạo Phật, bản thân chúng ta nỗ lực tinh cần nhất định sẽ đạt được đạo quả.

Như ban đầu chúng tôi đã trình bày với các bạn, người tu học Phật phải quay trở về nương tựa vào những lời dạy chân chính của Đức Phật thông qua kinh Nguyên Thủy, hoặc nương tựa vào kinh nghiệm thực chứng của Chơn sư, qua chính lời chỉ dạy của Chơn sư để mà tu tập. Con đường của Đạo Phật chân chính chỉ là con đường Giới, Định, Tuệ, được phân chia ra làm tám lớp học, gọi là Bát Chánh Đạo, phương pháp tu tập của Đạo Phật là phương pháp rèn luyện ý chí để thực hiện cho kỳ được ba cấp: Giới, Định, Tuệ, và tám lớp Bát Chánh Đạo mà thôi. Cũng qua việc thực hiện giới, định, tuệ và Bát Chánh Đạo mà ý chí của người tu trở nên mạnh mẽ, thành một đạo lực phi thường, giúp vượt thoát phiền não và sinh tử luân hồi.

Các bạn đã biết khi bước chân vào Đạo Phật, mọi Phật tử chúng ta đều thông hiểu nghiệp là do ý tạo ra, cho nên tu là chuyển nghiệp, cũng là chuyển các ý xấu về ý tốt, chuyển cái ác trở về cái thiện. Như kinh Phật đã dạy:

"ý đứng đầu vạn tội, ý cũng đứng đầu vạn thiện."

Thực ra phương pháp tu tập rèn luyện ý chí, để chuyển nghiệp nhân quả, đã được Đức Phật xác định rất rõ, chỉ dạy cách tu tâp cụ thể, trong bài kinh Niệm Xứ. Nhưng vì các nhà Đại Thừa đã cố tình thay thế phương pháp tu tập của Phật bằng các pháp tu khác không phải của Đạo Phật, cho nên người tu không có kết quả. Thực ra ngay chính các nhà học giả của phái Đại Thừa cũng không có người có kinh nghiệm tu chứng để hiểu được những lời dạy thâm sâu của Đức Phật trong bài kinh này, nên đã phớt lờ đi bài kinh Tứ Niệm Xứ. Đây là bài kinh cốt tủy của Đạo Phật, vì vậy người tu theo chánh pháp Nguyên Thủy cần phải hiểu thấu đáo để tu tập.

Như chúng ta đã biết Tứ Niệm Xứ là bốn nơi chốn: Thân, thọ, tâm, pháp trên con người cụ thể của chúng ta. Vì đối tượng tu tập của người tu, chính là tu tập trên bốn chỗ này để đẩy lùi ác pháp, tăng trưởng thiện pháp, làm cho thân tâm trở nên thanh tịnh.

Đức Phật chỉ dạy cách thức tu tập cụ thể, như thế nào để rèn luyện ý chí, tạo thành đạo lực cho chúng ta? Chúng tôi xin trích dẫn phần đầu kinh Niệm Xứ, để giải thích về cách thức tu tập mà Đức Phật mà bây giờ là Chơn Sư đem ra chỉ dạy cho chúng ta về "Thân Hành Niệm":

"Này các Tỳ Kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sinh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ niết bàn. Đó là Bốn Niệm Xứ".

"Thế nào là bốn? Này các Tỳ Kheo, ở đây Tỳ Kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời".

"Và này các Tỳ Kheo, thế nào là Tỳ Kheo sống quán thân trên thân? Này các Tỳ Kheo, ở đây Tỳ Kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống vắng, và ngồi kiết già, lưng thẳng và an trú chánh niệm ở trước mặt. Tỉnh giác, vị ấy thở vô, tỉnh giác vị ấy thở ra. Thở vô dài vị ấy tuệ tri "tôi thở vô dài", hay thở ra dài, vị ấy tuệ tri "tôi thở ra dài", hay thở vô ngắn, vị ấy tuệ tri. Tôi thở vô ngắn", hay thở ra ngắn vị ấy tuệ tri " tôi thở ra ngắn". Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô "vị ấy tu tập". Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra" vị ấy tu tập". An tịnh toàn thân tôi sẽ thở vô" vị ấy tu tập an tịnh toàn thân tôi sẽ thở ra, vị ấy tu tập".

"Này các Tỳ Kheo, như người thợ quay hay người học trò người thợ quay thiện xảo khi quay dài, tuệ tri "tôi quay dài", hay khi quay ngắn, tuệ tri tôi quay ngắn. Cũng vậy, này các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo khi thở vô dài, tuệ tri tôi thở vô dài" hay khi thở ra dài, tuệ tri ' tôi thở ra dài" hay khi thở ra ngắn tuệ tri " tôi thở vô ngắn". Cảm giác toàn thân tôi sẽ thở ra" vị ấy tu tập: "Cảm giác toàn thân tôi sẽ thở vô" vị ấy tập: "An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở vô" vị ấy tập, "An tịnh toàn thân tôi sẽ thở ra" vị ấy tập".

"Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân, hay sống quán thân trên ngoại thân, hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân hay vị ấy sống quán tính sanh khởi trên thân, hay sống quán tính diệt tâm trên thân, hay sống quán tính sanh diệt trên thân. "Có thân đây, vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy không nương tựa, không chấp trước một vật gì ở trên đời. Này các Tỳ Kheo, như vậy là Tỳ Kheo sống quán thân trên thân".

"Lại nữa này các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo đi, tuệ tri tôi đi, hay đứng tuệ tri tôi đứng, hay ngồi tuệ tri tôi ngồi, hay nằm tuệ tri tôi nằm. Thân thể được sử dụng như thế nào, vị ấy tuệ tri thân thể như thế ấy, vị ấy sống quán thân trên nội thân, hay vị ấy sống quán thân trên ngoại thân hay vị ấy sống quán thân trên nội thân, ngoại thân, hay vị ấy sống quán tính sanh khởi trên thân, hay sống quán tính diệt tâm trên thân, hay sống quán tính sanh diệt trên thân. Có thân đây, vị ấy an trú chánh niệm, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì ở trên đời, như vậy là Tỳ Kheo sống quán thân trên thân".

"Lại nữa, này các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo khi bước tới bước lui biết rõ việc mình đang làm, khi co tay, duổi tay biết rõ việc mình đang làm, khi đi, đứng, nằm, ngồi, ngủ, thức, nói, im lặng, biết rõ việc mình đang làm; khi ăn uống, nhai, nếm, biết rõ việc mình đang làm; khi đại tiện, tiểu tiện, biết rõ việc mình đang làm, khi mang áo Sanghanti (tăng già lê) mang bát, mang y, biết rõ việc mình đang làm".

"Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân, hay sống quán thân trên ngoại thân, hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân hay sống quán tính sanh khởi trên thân, hay sống quán tính diệt tận trên thân, hay sống quán tính sanh diệt trên thân "Có thân đây" vị ấy an trú chánh niệm, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy không nương tựa, không chấp trước một vật gì ở trên đời. Như vậy là sống quán thân trên thân". (KINH NIỆM XỨ)

Qua đoạn văn kinh nêu trên, nhiều người nếu chưa được thiện hữu trí thức chỉ dẫn, rất khó hình dung ra cách tu tập, và nếu không suy nghĩ thấu đáo, tìm hiểu kỹ lưỡng cũng rất khó triển khai nổi pháp hành, bởi Đức Phật đã trình bày ngắn gọn, không giải thích thêm.

Với kinh nghiệm và hiểu biết còn hạn chế không thể hiểu hết ý của Đức Thế Tôn dạy, nhưng có tu tập nên chúng tôi cố gắng trình bày một ít kinh nghiệm như sau:

Phần đầu của bài kinh: Đức Phật đã xác quyết tính quan trọng của việc tu tập trên Bốn Niệm Xứ - muốn thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết Bàn, mà không tu trên bốn chỗ này, thì không thể nào thành tựu được. Vì thế không tu tập chuyên cần, không nhiệt tâm tỉnh giác, thì bốn nơi chốn: thân, thọ, tâm, pháp này luôn bị uế nhiễm. Do đó, đây là con đường độc nhất của chúng sinh từ uế trược đến thanh tịnh.

Phần thứ hai: Đức Phật giới thiệu với chúng ta về cách thức tu tập có kết quả, không bị ai quấy nhiễu, người tu đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống vắng, và ngồi kiết già, lưng thẳng, và an trú chánh niệm trước mặt. Làm xong các bước chuẩn bị như trên, tỉnh giác vị ấy thở vô, tỉnh giác vị ấy thở ra. Tỉnh giác ở đây có nghĩa là chúng ta phải để ý vào hơi thở, cho nên chúng ta thường được ý thức hướng dẫn, khi mới bước vào tu hơi thở; "thở vào, tôi biết tôi thở vào" "thở ra tôi biết tôi thở ra. Đó là câu pháp hướng dẫn sự chú ý của chúng ta vào hơi thở.

Chúng ta cần nên hiểu vì sao Đức Phật lại chọn cách luyện ý trên hơi thở. Hàng ngày tâm ý chúng ta thường bị chi phối bởi ngoại cảnh và phóng dật theo ngoại cảnh, như kinh Phật thường ví như "tâm viên ý mã" có nghĩa là tâm ý chúng ta như con vượn nhẩy trên cành, như con ngựa chạy trên đồng hoang. Có câu "nhất tâm trụ xứ, vạn sự thành công". Muốn tu ý để chuyển nghiệp, mà lấy đối tượng bên ngoài để tu tập, rất dễ thất bại. Đức Phật đã lấy chính thân thể hành của ta làm đối tượng để luyện tâm ý (sự tỉnh giác).

"Tỉnh giác tôi thở vô, tỉnh giác tôi thở ra." Do tỉnh giác mà ta theo dõi chặt chẽ được hơi thở, kiểm soát được hơi thở, cho nên Đức Phật mới dạy:

Này các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo thở vô dài, tuệ tri "tôi thở vô dài" hay thở ra dài, tuệ tri tôi thở ra dài, hay thở vô ngắn, tuệ tri "tôi thở vô ngắn" hay thở ra ngắn, tuệ tri "Tôi thở ra ngắn".

Thở vào dài hay ngắn, thở ra dài hay ngắn mà tuệ tri được có nghĩa là biết rõ ràng trạng thái: vào ra dài ngắn của hơi thở, là chúng ta đã kiểm soát hơi thở chặt chẽ. Tu đến đây Đức Phật chỉ dạy tiếp:

"An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở vô", "An tịnh toàn thân tôi sẽ thở ra" vị ấy tu tập.

Khi đã kiểm soát từng hơi thở vào, ra, dài, ngắn, một cách chặt chẽ, là có bước tiến về sự tỉnh thức, đến đây chúng ta hãy hướng sự chú ý vào nhận diện các cảm giác (thọ) qua việc tu tập hơi thở, khi thở vào cảm giác xuất hiện trên thân thế nào phải biết rõ, khi thở ra, cảm giác xuất hiện trên thân thế nào phải biết rõ.

Đức Phật lại dạy tiếp chúng ta:

"An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở vô" vị ấy tập; "An tịnh toàn thân tôi sẽ thở ra" vị ấy tập.

Xin được giải thích để các bạn hiểu thế nào là thân an lạc và tâm thanh tịnh. Khi ta thở vào hay ra, dài hay ngắn, mà cảm giác trên thân xuất hiện sự khó chịu (thọ khổ) là tu sai, thân không an; khi ta thở vào hay ra, dài hay ngắn, mà cảm giác trên tâm xuất hiện sự thanh thản (tâm), sự an lạc (thân) và vô sư (thân và tâm); lúc đó là trạng thái bất động của tâm xuất hiện hay nói cách khác là tâm thanh tịnh, nói tắt là tâm tịnh.

"An tịnh toàn thân tôi sẽ thở vô" vị ấy tập "an tịnh toàn thân, tôi sẽ thở ra" vị ấy tập.

Đó là mục tiêu mà những người tu cần phải phấn đấu qua đường dây hơi thở.

Đến đây trong bài kinh Niệm Xứ, Đức Phật đưa ra một ví dụ rất hay về việc sử dụng ý thức (tác ý) có mục đích:

"Này các Tỳ Kheo, như người thợ quay hay người học trò người thợ quay thiện xảo, khi quay dài, tuệ tri, tôi quay dài, hay khi quay ngắn, tuệ tri tôi quay ngắn, cũng vậy, này các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo thở vô dài, tuệ tri tôi thở vô dài, hay thở ra dài, tuệ tri tôi thở ra dài" hay khi thở vô ngắn, tuệ tri tôi thở vô ngắn hay khi thở ra ngắn, tuệ tri tôi thở ra ngắn, "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô" vị ấy tập, "Cảm giác toàn thân tôi sẽ thở ra, "vị ấy tập, "An tịnh toàn thân tôi sẽ thở vô, vị ấy tập; "An tịnh toàn thân tôi sẽ thở ra" vị ấy tập ".

Người thợ gốm, muốn chế tái sản phẩm, cần có một bàn quay để chuốt nặn hình, cần quay một bàn quay dài hay ngắn, mạnh hay nhẹ để chế tái, người thợ gốm phải biết rất rõ mình cần cái gì ở bàn quay, mà tác ý quay bàn quay dài hay ngắn, mạnh hay nhẹ, để có đà quay của bàn quay mà chuốt hình như ý muốn. Cũng vậy ở đây người tu, sau khi đã kiểm soát được hơi thở, tiến tới sử dụng hơi thở như một công cụ để làm chủ bản thân với mục đích ly tham, ly sân tiến tới an và tịnh toàn thân.

Như chúng ta đã biết: hơi thở vào, thở ra là một đối tượng của ý thức, để tu tập tỉnh thức, có tỉnh thức thì không bị tham dục chi phối (tham thùy miên). Vì vậy trong giai đoạn tu tập để ly dục ly ác pháp thì hơi thở là một điều rất là quan trọng trong việc ly tham. Muốn ly tham thì phải nhờ hơi thở để giữ gìn ý thức, nhờ ý thức mới dẫn tâm vào đạo, mới dẫn tâm ly tham ly ác pháp. Như các bạn đã biết: hiện giờ dục tham, dục sân, dục si đều do ý thức dục. Bởi vì có ba loại thức dục:

1. Ý thức dục
2. Tưởng thức dục
3. Tâm thức dục

Ý thức dục và tưởng dục là loại dục hạ đẳng còn Tâm thức dục là dục thượng đẳng. Trong ba loại dục này Đạo Phật không chấp nhận, dù là tâm thức dục tức là dục Tam Minh, dục Niết Bàn, v.v... Còn dục tức là chưa phải là chân lý diệt đế của con người.

Chúng tôi xin trở lại đường dây hơi thở của Nhị Thiền. Đường dây hơi thở của Nhị Thiền là phải dùng ý thức dẫn hơi thở bằng Trạch Pháp Giác Chi diệt tầm tứ nhập Nhị Thiền. Muốn ra khỏi Nhị Thiền thì phải dùng tưởng thức dẫn hơi thở bằng Trạch Pháp Giác Chi để ly 18 loại hỷ tưởng (ly hỷ trú xả) nhập Tam Thiền. Muốn ra khỏi Tam Thiền thì phải dùng tâm thức dẫn hơi thở bằng Trạch Pháp Giác Chi để xả lạc xả khổ xả niệm thanh tịnh (Tịnh chỉ hơi thở) nhập Tứ Thiền. Đến đây hơi thở đã tịnh chỉ nên không còn dùng đường dây hơi thở nữa.

Trong khi muốn nhập vào bất động tâm thì chúng ta dùng đường dây hơi thở và pháp Như lý tác ý để ly tham, sân, si, mạn, nghi như:

"Quán ly tham tôi biết tôi thở vô", "Quán ly tham tôi biết tôi thở ra" - đây trong bài kinh Niệm Xứ, Đức Phật đưa ra một ví dụ rất hay về việc sử dụng ý thức (tác ý) có mục đích. Nhưng luôn luôn người tu phải tác ý theo hơi thở: thở vô ngắn, tuệ tri "tôi thở vô ngắn" hay thở ra ngắn tuệ tri "tôi thở ra ngắn".

Trong quá trình tu tập, khi ta tác ý thở vô hay thở ra ngắn, mà thân tâm được thanh thản, là ta đã sử dụng hơi thở đúng pháp, phù hợp với thể trạng của ta, thân được an lạc. Còn nếu ta tác ý thở vô hay thở ra ngắn, mà thân tâm cảm thấy khó chịu, bức xúc là tu sai pháp, sự khó chịu này là khổ thọ, là sân thùy miên (phản ứng của cơ thể khi bị hao hơi, hụt khí) có nghĩa là hơi thở đó không phù hợp, cần phải thay thế một trạng thái hơi thở khác, phù hợp với đặc tướng của chúng ta hơn. Lúc này câu pháp hướng "Quán ly sân, tôi biết tôi thở vô", "Quán ly sân tôi biết tôi thở ra ngắn" có tác dụng. Nếu người tu tác ý: thở vào dài tuệ tri tôi thở vô dài", hay thở ra dài tuệ tri tôi thở ra dài. Đây chính là ý nghĩa của câu pháp hướng mà Chơn sư đã chỉ dạy chúng ta qua cách thức xả tâm qua đường dây hơi thở.

Phần thứ ba Đức Phật giới thiệu chúng ta về cách thức tu tập luyện ý chuyển nghiệp trên "thân hành niệm ngoại. Có hai ý để tu tập.

Dùng phương cách niệm tỉnh giác (sự chú ý) để kiểm soát từng hành vi của chúng ta... "Tỳ Kheo đi, tuệ tri "tôi đi", hay đứng tuệ tri "tôi đứng" hay nằm tuệ tri "tôi nằm". Thân thể được sử dụng như thế nào, vị ấy tuệ tri thân thể thế ấy..." (tác ý) có mục đích: kết hợp với kiểm soát là sử dụng các hành vi ấy có tính mục đích... "Tỳ Kheo khi bước tới, bước lui biết rõ việc mình đang làm, khi đi, đứng, nằm, ngồi, ngủ thức, nói, im lặng, biết rõ việc mình đang làm, khi đại tiểu tiện biết rõ việc mình đang làm, khi mang áo sanghati (tăng già lê), mang bát, mang y, biết rõ việc mình đang làm…"

Dát được hơi thở, cho nên Đức Phật mới dạy.

Do kiểm soát, các hành vi bên ngoài của thân thể chúng ta, hành vi ấy được sử dụng một cách có ý thức, và có tính mục đích rõ ràng, ví dụ: khi đi kinh hành, ta biết mình đang đi, và biết rõ ràng từng bước chân, được tuệ tri kiểm soát, vì thế có ý thức tránh dẫm đạp lên chúng sinh, hoặc khi nói do biết rõ việc mình cần phải nói, vì lý do nào, mà kiểm soát được lời nói của chúng ta có nên nói hay không, và nói những lời nói như thế nào; hợp thời hay phi thời, có ích hay vô ích.

Nhờ các hành vi được kiểm soát chặt chẽ, nên ta phân biệt được đâu là hành vi đúng, đâu sai, để sử dụng các hành vi của chúng ta có ý thức, có mục đích rõ ràng. Đó là ý nghĩa của việc rèn luyện tâm ý, chuyển đổi nhân quả chúng ta trong việc ly dục, ly ác, bất thiện pháp, tăng trưởng thiện pháp. Cũng qua việc rèn luyện tâm ý mà Giới, Định, Tuệ và Bát Chánh Đạo nhờ thế chóng được viên mãn, thành tựu đạo giải thoát hoàn toàn.

Đức Phật vì lòng thương tưởng, đã chỉ cho chúng ta Tứ Niệm Xứ, là chổ tu tâp mầu nhiệm để đưa đến thanh tịnh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí.

Thưa các bạn! Ở đây, với kinh nghiệm và hiểu biết còn hạn chế, chúng tôi chỉ dám mạn đàm trao đổi với các bạn, về sự hiểu biết về ý nghĩa về kinh nghiệm tu tập luyện tâm ý của chúng tôi trên Thân Hành Niệm nội và ngoại, để các bạn cùng tham cứu. Còn các phần khác trong kinh Niệm Xứ, chúng tôi không dám có tham vọng đề cập tới bài viết này. Chỉ mong rằng các bạn hãy tinh tấn tu tập "Thân Hành Niệm" làm cho nó trở nên sung mãn, lúc đó các bạn có đạo lực mạnh mẽ, sức tỉnh giác nhạy bén, đủ sức để khám phá và hiểu biết rõ hơn, những nguyên lý cấu tạo và sự vận hành của thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta. Hiện nay Chơn Sư đang cho triển khai pháp tu tập Thân Hành Niệm, đây là pháp tu kết hợp, giữa hành tướng nội và ngoại (thở 5 hơi thở, đứng dậy đi kinh hành 20 bước) (các bạn xem lại bài giảng của Chơn Sư về cách tu tập "Thân Hành Niệm" trong Giáo Án Cho Người Cư Sĩ Vì Chánh Phật Pháp - tập 3).

Với những kinh nghiệm về hiểu biết qua tu tập "Thân Hành Niệm" của chúng tôi, Chơn Sư đã thiện xảo để triển khai cho chúng ta một pháp môn đơn giản mang lại kết quả lớn, nhưng rất khó tu. Pháp môn này, Chơn Sư chỉ đem ra triển khai, sau khi đã giúp chúng ta tu tập qua các pháp môn: Tứ Chánh Cần, Tứ Niệm Xứ, Tứ Vô Lượng Tâm. Nếu quí bạn nào chưa thực sự diệt được ngã, xả được tâm, mà bước qua pháp môn "Thân Hành Niệm" của Chơn Sư hướng dẫn, chắc rằng kết quả sẽ không được như ý. Pháp tu "Thân Hành Niệm" rất cần thiết và lợi ích với những bạn có đủ nghị lực, gan dạ, quyết tâm tu tập, bám chặt vào pháp tu với sự tỉnh giác cao độ không một kẻ hở, thì Bảy Năng Lực Giác Chi xuất hiện đầy đủ thì tâm viên ý mã sẽ dừng hẳn, con đường đi đến viên mãn giải thoát không còn xa nữa.

Cuối cùng kính chúc các bạn tu tập xả tâm tốt.

Kính thư,

Minh Đạo
Hà Nội ngày 4 tháng 1 năm 2004

 

Đang có 137 khách và không thành viên đang online

Lượt xem
451
Các bài viết
1441
Số lần xem các bài viết
8863857