• lopbatchanhdao
  • thanhanhniem1
  • phattuvandao1
  • huongdantusinh
  • thanhanhniem2
  • lailamtoduong1
  • vandao2
  • toduongtuyetson
  • amthat2
  • ttl3
  • thanhanhniem3
  • tinhtoa1
  • tinhtoa2
  • ThayTL
  • amthat1
  • phattuvandao3
  • tranhducphat
  • amthat3
  • khatthuc1
  • ttl1
  • quetsan
  • chanhungphatgiao
  • tamthuphattu
  • vandaptusinh
  • benthayhocdao
  • daytusi
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc
  • Am thất
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
JGLOBAL_PRINT

1.- NGƯỜI MỚI TU, CẦN TU TẬP 20 PHÁP; 2.- HỒI HƯỚNG; 3.- THÂN THƯỜNG BỊ BỆNH LÀ DO NGHIỆP NÀO

COM_CONTENT_ARTICLE_HITS

(Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích ĐVXP, tập 8, TG.2011, tr.40-43; 180-183; 269-274)
link sách: ĐVXP, tập 8

1.- NGƯỜI MỚI TU, CẦN TU TẬP 20 PHÁP

1- Trong mọi thời gian, không bỏ sót một phút giây nào cả, đều phải nhắc tâm:

“Tâm như cục đất phải ly dục ly ác pháp, không giận hờn thương ghét ai hết, phải thanh thản, an lạc và vô sự; phải bất động tâm trước các ác pháp và các cảm thọ”.

2- Một ngày đêm phải tu tập ngồi kiết già hay bán già lưng thẳng hoặc bất cứ một tư thế ngồi nào trong bốn thời, miễn sao cách thức ngồi phải thoải mái dễ chịu, v.v... Người mới tu mỗi thời năm phút dần dần tăng lên 30 phút. Và tất cả các thời gian khác trong ngày đêm đều có thể chia ra trong nhiều tư thế: đi, đứng, nằm, ngồi nào cũng được, miễn tư thế ấy phải tĩnh giác, thoải mái dễ chịu để nhiếp tâm và an trú tâm.

3- Người mới bắt đầu tu tập hơi thở, mỗi ngày tập bốn lần, mỗi lần mười hơi thở, hai mắt tập nhìn chóp mũi, chú ý nơi nhân trung cạnh chân mũi, chỗ hơi thở đi ngang ra vào. (Nếu có căng đầu thì dừng lại không được tu tập tiếp phải thưa hỏi kỹ lại pháp tu).

4- Tập thở hơi thở bình thường, mười hơi thở rồi nhắc tâm: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, tiếp tục tu năm phút xả nghỉ, lần lượt tăng dần lên đúng ba mươi phút.

5- Tập đi kinh hành mười bước đếm đúng mười bước thì lại hướng tâm: “Tôi đi kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành”. Chỗ này phải lưu ý: đừng chú tâm vào hai nơi, một là hơi thở và hai là bước đi. Ở đây chỉ chú tâm vào bước đi thì mới đúng nghĩa là đi kinh hành. Chú ý tâm trên bước đi tức là cảm nhận bước đi. Tu tập trên pháp môn Tứ Niệm Xứ Phật dạy: Ði kinh hành là thân hành niệm ngoại còn gọi là Chánh niệm tỉnh giác định.

Hơi thở là thân hành niệm nội còn gọi là Ðịnh niệm hơi thở. Các Tổ không rõ Ðịnh niệm hơi thở nên gọi Ðịnh niệm hơi thở là quán niệm hơi thở (Sổ tức quán). Khi đã tập được mười hơi thở không có một tạp niệm xen vào thì lại tiếp tục đứng dậy đi kinh hành đếm hai mươi bước đi kế tiếp. Trước khi đi thì phải hướng tâm “Tôi đi kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành”. Hướng tâm xong rồi bước đi từ bước thứ nhất cho đến bước hai mươi, cứ mười bước lại hướng tâm một lần nữa, khi đếm hai mươi bước thì lại tiếp tục hướng tâm. Hướng tâm xong, thì lại tiếp đếm bước hai mươi mốt cho đến ba mươi, cứ đếm như vậy cho đến 100 bước. Nếu đếm như vậy thấy không tiện thì nên đếm từ một đến mười rồi đếm trở lại một đến mười.

Nếu có tạp niệm xen vào thì nên lui lại 50 bước, 50 bước còn có tạp niệm xen vào thì lui lại 10 bước xả nghỉ. Xả nghỉ năm phút rồi đi kinh hành lại.

6- Quán xét thực phẩm bất tịnh để tâm không còn ưa thích ăn uống ngon béo ngọt bùi.

7- Quán xét đời sống con người khổ để xa lìa tâm tham đắm vật chất thế gian.

8- Quán xét thân vô thường sự sống chết như chỉ mành treo chuông để tinh tấn tu tập diệt ngã xả tâm ly dục ly ác pháp.

9- Quán xét bệnh là khổ để siêng năng tinh tấn tu hành, tập làm chủ bệnh.

10- Quán xét tâm tham, sân, si, mạn, nghi là ác pháp, là nguy hiểm, là đau khổ. Ðể tâm được thanh thản, an lạc và vô sự.

11- Quán xét thân bất tịnh để phá tâm sắc dục không ham thích phụ nữ.

12- Quán xét tâm vô thường để không bị lầm chấp tâm là linh hồn, là Phật Tánh, là Bản thể vạn hữu.

13- Quán xét thọ vô thường để tâm bất động khi gặp thọ khổ chẳng hề sợ hãi.

14- Quán xét các pháp vô thường để tâm không tham đắm và dính mắc, không sinh ra năm dục trưởng dưỡng.

15- Quán tâm từ để không làm đau khổ chúng sanh, để tâm không sân hận.

16- Quán tâm bi để không làm thương tổn chúng sanh.

17- Quán tâm hỷ để tha thứ lỗi lầm của kẻ khác và không thù oán ai hết.

18- Quán tâm xả để tâm thanh thản an lạc vô sự và bất động trước các ác pháp và các cảm thọ.

19- Khi mọi hoàn cảnh bất an hoặc tai nạn, bệnh tật thì quán xét nhân quả.

20- Mỗi ngày ít nhất phải nhắc tâm một lần, tức là như lý tác ý: “chỉ trong đời này ta phải tu tập làm chủ sanh, già, bệnh, chết”.

2.- HỒI HƯỚNG

Hỏi: Kính thưa Thầy! Hết mỗi giờ tu con hồi hướng cầu siêu, cầu an và phát nguyện như vậy có đúng không thưa Thầy? Trong kinh sách Ðại Thừa dạy, mỗi khi ăn cơm xong cũng như ngồi tu thiền hoặc niệm Phật, tụng kinh, v.v… đến khi xả ra đều hồi hướng cho tất cả chúng sanh được sanh về Tịnh Ðộ, chúng con đã từng quen hồi hướng như vậy có đúng không xin Thầy chỉ bảo cho chúng con được rõ?

Ðáp: Tâm con còn phàm phu, tham, sân, si, mạn, nghi, còn ngăn che, thương, ghét, giận, hờn, phiền não, v.v... còn rất nhiều sự đau khổ, gặp duyên còn chướng ngại, chính hiện giờ, con đang chung sống với chị em, thế mà con còn không tùy thuận được để mọi người vui vẻ với nhau. Tâm con chưa thanh tịnh, chưa trong sạch, còn ô nhiễm quá nhiều, vậy con hồi hướng cầu siêu, cầu an cho người khác, với tâm như vậy thì phỏng có ích lợi gì được cho ai? Hay chỉ là một hình thức suông. Sự hồi hướng như vậy chẳng ích lợi gì cho con mà cũng chẳng ích lợi gì cho người khác, chỉ nói lên sự không thành thật, sự dối trá của con mà thôi.

Con đang tu tập, tâm con chưa thanh tịnh mà con muốn hồi hướng cho người khác thì hồi hướng tâm nào? Tâm xấu hay tâm tốt, tâm tốt thì con chưa có, còn đang tu tập, còn tâm xấu thì không lẽ hồi hướng cho họ sao?

Tâm con chưa thanh tịnh, còn quá nhiều khổ đau mà hồi hướng cho người thì hóa ra con hồi hướng sự bất tịnh, uế nhiễm, sự khổ đau cho người khác, như vậy có đúng không?

Người tu sĩ đạo Phật làm thật, nói thật, nghĩ thật, cớ đâu lại làm giả, nói giả, nghĩ giả.

Con đừng nghe theo kinh sách phát triển, những gì kinh sách phát triển đều dạy chúng ta làm những hình thức từ bi, bác ái bên ngoài, đó là làm giả, nghĩ giả, nói giả để lừa đảo, lường gạt người thiếu hiểu biết, nên lầm tưởng làm như vậy là trải tâm từ bi vô lượng, vô biên thương xót khắp cùng chúng sanh, để tỏ ra mình là BồTát thừa (Bồ Tát thừa là xe lớn có nghĩa là chở nhiều người, hướng dẫn mọi người tu tập) độ (là chở, là dạy cho biết cách tu hành, là giúp đỡ mọi mặt (từ thiện)).

nhiều người, đó làmột điều đi ngược lại và phỉ nhổ vào Phật giáo Nguyên Thủy. Ý đồ của kinh sách phát triển là dìm Phật giáo Nguyên Thủy xuống cho là ngoại đạo Tiểu Thừa (xe nhỏ) ích kỉ, nhỏ hẹp chỉ chở một mình, không độ ai hết, không làm từ thiện, không thương xót ai cả, không dạy người tu hành chỉ lo tu cho mình.

Chủ trương của Phật giáo Nguyên Thủy là khi tu xong mới độ người, còn chưa tu xong thì không dám độ ai. Vì độ như vậy là tự giết mình mà còn giết người khác, bằng chứng hiển nhiên hiện giờ, các nhà kinh sách phát triển đã giết mình mà còn giết nhiều người khác nữa, không những giết một đời người mà còn giết nhiều thế hệ con người.

Bởi sự lừa đảo của kinh sách phát triển tự dối mình, dối người bằng những ngôn ngữ lặp đi lặp lại của lời người xưa, để rồi chịu chết trong sự đau khổ từ kiếp này sang kiếp khác, không có làm chủ được sanh, già, bệnh, chết.

Sự hồi hướng của kinh sách phát triển dạy là sự dối trá, để kết thúc câu trả lời này, con hãy đọc lại bài kinh Ước Nguyện của Phật đã dạy trong kinh Trung Bộ: “Khi nào chúng ta giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh thì sẽ hồi hướng cho mình, cũng như cho người khác sẽ có kết quả tốt đẹp”. Ðó chính là hồi hướng tâm thanh tịnh tốt của chúng ta đến mọi người, còn giới luật chưa nghiêm chỉnh thì xin đừng hồi hướng cho ai hết.

Mười bảy điều ước nguyện trong kinh Sa Môn Quả thuộc Trường Bộ kinh nên sống đúng giới luật đừng vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào thì ước nguyện cho mình cho người đều có hiệu quả.

3.- THÂN THƯỜNG BỊ BỆNH LÀ DO NGHIỆP NÀO

Hỏi: Kính thưa Thầy! Thân thường bị bệnh là nghiệp gì? Phải làm sao thân không bệnh?

Ðáp: Ðã sinh làm người, làm loài động vật là đã mang thân nghiệp. Thân nghiệp tức là thân nhân quả. Thân nhân quả tùy theo nhân quả thiện ác mà thọ chịu quả khổ đau phiền não, giận hờn thương ghét, v.v... nặng nhẹ hoặc thọ hưởng sự phước báo yên vui, an ổn, ít bệnh tật, ít tai nạn, v.v... chứ không ai mang thân nhân quả nghiệp báo mà không đau khổ, mà không có an vui bao giờ.

Thân thường bị bệnh là do nghiệp sát sanh tức là nguyên nhân giết hại và ăn thịt chúng sanh. Người có thân thường hay bị bệnh từ lúc mới sinh ra cho đến già sắp bỏ thân này là do kiếp trước giết hại và ăn thịt chúng sanh quá nhiều nên phải chịu trả quả báo thọ thân bệnh khổ đau liên miên như vậy.

Muốn thoát ra thân bệnh tật khổ đau và những tai nạn thì phải thọ Tam Quy Ngũ Giới.

Thọ Tam Quy Ngũ Giới là phải giữ gìn đúng những lời Phật dạy thì mới có kết quả thân không còn bệnh tật và tai nạn nữa.

Vậy Thọ Tam Quy Ngũ giới là gì? Và thọ bằng cách nào? Thọ Tam Quy tức là nương theo Phật, Pháp, Tăng. Nương theo Phật là phải sống như Phật; nương theo Pháp là phải sống đúng theo lời dạy của Phật; nương theo Tăng là phải thân cận thiện hữu tri thức thường thưa hỏi và sống theo gương hạnh hòa hợp của những vị Tăng để hằng ngày sống trọn vẹn đạo đức nhân bản – nhân quả tự không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh. Ðó là Quy Y Tam Bảo, con nên ghi nhớ.

Thọ ngũ giới là gì? Thọ ngũ giới là chấp nhận sống năm đức hạnh nhân bản - nhân quả tự không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh.

Năm giới đức hạnh đó là:

1- Giới thứ nhất không giết hại và ăn thịt chúng sanh, đó là đức hiếu sinh tức là lòng thương yêu sự sống trên hành tinh này vậy.

2- Giới thứ hai không tham lam trộm cắp, cướp giựt, không lấy của không cho, từ bỏ lấy của không cho, đó là đức buông xả, đức thiểu dục tri túc tức là xả ly lòng không tham lam, ích kỷ, nhỏ mọn, từ bỏ lấy của không cho.

3- Giới thứ ba không tà dâm tức là đức chung thủy. Ðức chung thủy là lòng thương yêu một vợ một chồng, không lang chạ với người khác. Ðức chung thủy tạo nên một gia đình đầm ấm, hạnh phúc chồng thương vợ, vợ thương chồng với một lòng thương yêu chân thật, một tình nghĩa keo sơn gắn bó. Sống đồng tịch đồng sàng, thác đồng quan đồng quách. Ðây là một đạo đức gia đình mà mọi người trên thế gian này cần phải học và sống cho đúng để không làm khổ những người thân thương đầu áp tay gối của mình.

4- Giới thứ tư không nói dối tức là đức thành thật. Ðức thành thật là một đức hạnh tạo cho mình có đầy đủ lòng tin đối với mọi người. Vì thế chuyện thấy nói thấy, chuyện không thấy nói không thấy; chuyện có nghe nói có nghe, chuyện không nghe nói chuyện không nghe, chứthấy nói không thấy, chứ nghe nói không nghe là nói dối. Người không có đức hạnh thành thật thường đem chuyện của người này nói cho người khác nghe hoặc đem chuyện người khác nói cho người này nghe hoặc nói thêu dệt, nói lật lọng đều là những người thiếu đức thành thật và đức tôn trọng mình tôn trọng người.

5- Giới thứ năm không uống rượu, uống cà phê, không hút thuốc lá thuốc lào, thuốc phiện, v.v... đó là đức minh mẫn. Ðức minh mẫn là một đức hạnh sáng suốt. Ðức minh mẫn sáng suốt là tự biết mình, làm chủ mình mình không để mình nghiện ngập rượu, thuốc lá, thuốc lào, cà phê, thuốc phiện, v.v... Vì những loại xa xỉnày đem tai hại và khổ đau cho bản thân mình và gia đình mình như cha, mẹ, vợ, con.

Trong năm đức này người có thân bệnh cần phải giữ gìn cho trọn vẹn đừng vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào trong năm giới này thì ước nguyện thân bệnh tật sẽ được chuyển hóa và tiêu trừ. Khi giữ gìn năm giới trọn vẹn thì phải tu tập các pháp Thân Hành Niệm, Ðịnh Niệm Hơi Thở bằng cách dùng cánh tay đưa ra đưa vào và tác ý câu: “An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra, an tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay vô” tác ý xong liền đưa tay ra vô năm lần rồi tiếp tục tác ý như câu trên. Tu tập như vậy đúng 30 phút, xả nghỉ 30 phút rồi lại tiếp tu tập lại nữa chừng nào hết bệnh mới thôi.

Nếu người có duyên với hơi thở thì nên tu tập theo hơi thở và tác ý câu: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Nương theo hơi thở mà tu tập như vậy một thời gian thì bệnh sẽ được đẩy lui. Trước khi tu tập hơi thở như vậy thì nên tác ý câu: “Thọ là vô thường cái bệnh nhức đầu (bệnh gì thì nên nói rõ tên bệnh ấy) này phải chấm dứt, phải rời khỏi thân ta”.

Ðó là một phương pháp chuyển nghiệp nhân quả tuyệt vời, nếu con tin tưởng thì hãy tu tập theo đúng lời dạy trên đây thì kết quả sẽ được như ước nguyện.

Ðạo Phật tu tập không những làm chủ bệnh tật mà còn làm chủ bốn sự khổ đau của kiếp người, đó là làm chủ sanh, già, bệnh, chết.