• quetsan
  • thanhanhniem1
  • tinhtoa1
  • tranhducphat
  • ttl3
  • lopbatchanhdao
  • amthat1
  • vandao2
  • khatthuc1
  • ttl1
  • thanhanhniem3
  • phattuvandao1
  • daytusi
  • ThayTL
  • chanhungphatgiao
  • amthat2
  • vandaptusinh
  • amthat3
  • tinhtoa2
  • huongdantusinh
  • toduongtuyetson
  • benthayhocdao
  • phattuvandao3
  • lailamtoduong1
  • thanhanhniem2
  • tamthuphattu
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Am thất
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
In bài này

1.- TRÍ TUỆ; 2.- TRÍ TUỆ THẾ GIAN

Lượt xem: 4849

(Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích ĐVXP.1, TG. 2011, tr.276-279; 284-291)
link sách: ĐVXP.1

1.- TRÍ TUỆ

Hỏi: Kính thưa Thầy! Khi tu Ðịnh Vô Lậu tri kiến giải thoát phóng ra đó có phải là trí tuệ không?

Ðáp: Tu tập Ðịnh Vô Lậu giúp cho sự hiểu biết thông suốt bản chất thực của các pháp thế gian và xuất thế gian, để không hiểu sai lệch, không đúng lý, không bị lầm chấp. Do sự hiểu biết các pháp không lệch lạc thấy đúng, biết đúng như thật, để tâm không bị lầm chấp dính mắc nên gọi là trí tuệ tri kiến giải thoát. Hiểu biết đúng các pháp như thật, tâm không dính mắc, lầm chấp nên không còn phiền não đau khổ, giận hờn, bất toại nguyện gọi là giải thoát.

Người chưa tu Ðịnh Vô Lậu là chưa có trí tuệ giải thoát, trí tuệ giải thoát gọi đúng nghĩa của nó là tri kiến giải thoát.

Vô lậu là không còn đau khổ, trí tuệ hiểu biết không còn đau khổ là trí tuệ vô lậu, trí tuệ vô lậu mới bắt đầu tu tập là tri kiến giải thoát, gọi trí tuệ ở đây không đúng nghĩa lắm. Vì theo đạo Phật xác định Giới sanh Ðịnh; Ðịnh sanh Tuệ nhưng chúng ta mới tu tập giới chưa thanh tịnh thì làm sao có định mà định chưa có thì làm sao có tuệ mà gọi là tuệ được. Phải không con?

Người tu hành muốn có được tri kiến giải thoát này, thì không phải tự trên trời rơi xuống mà chính mình phải biết ngăn ác diệt ác pháp, phải biết lìa lòng ham muốn.

Biết ngăn ác diệt ác pháp chia ra làm tám phần:

1- Phòng ngừa các ác pháp bên ngoài tức là tránh duyên cảnh bên ngoài (độc cư).

2- Phòng hộ sáu căn tức là giữ gìn mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý không cho dính mắc sáu trần: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp (độc cư).

3- Ngăn ngừa không cho việc ác sanh khởi trong tâm như thường tu các định thực hiện về thân hành niệm.

4- Dùng pháp Hướng Tâm - Như Lý Tác Ý để tạo thành nội lực tỉnh thức, buông xả.

5- Diệt các pháp ác đã sanh bằng Ðịnh Vô Lậu.

6- Diệt các pháp ác bằng quán xét nhân quả.

7- Diệt các ác pháp bằng tâm từ, bi, hỷ, xả.

8- Diệt các ác pháp bằng nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng hoặc trầm lặng, từ khước.

Trong tám pháp tu tập này, thì bốn pháp ngăn ngừa là trên hết. Người ta bảo: “Ngừa bệnh hơn trị bệnh”. Cho nên, tri kiến giải thoát là tri kiến phòng hộ, tri kiến phòng hộ là đệ nhất, tri kiến phòng hộ tức là giới luật. Phật dạy: “Tri kiến ở đâu là giới luật ở đó. Giới luật ở đâu thì tri kiến ở đó. Giới luật làm thanh tịnh tri kiến, tri kiến làm thanh tịnh giới luật”. Ðoạn kinh này, tức là đức Phật nói pháp ngăn ác, nói pháp ngăn ác tức là nói pháp độc cư, pháp độc cư là bí quyết thành công thiền định của đạo Phật vì nó là pháp ngăn ác tuyệt vời.

Tóm lại, muốn có tri kiến giải thoát thì phải tu tập “Bát Chánh Ðạo”: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Ðịnh. Ðó là con đường dẫn đến tri kiến và trí tuệ giải thoát.

2.- TRÍ TUỆ THẾ GIAN

Hỏi: Kính bạch Thầy! Sự suy tư trong việc làm, để làm việc không thất bại, đó có phải là trí tuệ hay không? Trí tuệ đó có bằng tri kiến giải thoát trong đạo Phật không? Xin Thầy chỉ dạy cho chúng con được rõ.

Ðáp: Sự suy tư trong hành động để làm việc không gặp thất bại, đó là tri kiến thế gian, nó thường mang theo những hành động thiện và ác, nên khi biến ra hành động việc làm thường mang theo quả khổ vui của tri kiến đó, nó không phải là tri kiến giải thoát của đạo Phật, nó là tri kiến dính mắc khổ đau, còn tri kiến dùng để quán xét xả tâm diệt ngã, ly dục ly ác pháp, đó là tri kiến dùng để tu tập Ðịnh Vô Lậu trong từng tâm niệm, từng hành động việc làm để xả tâm tham ưu, phiền não, do sự quán xét tư duy này nên tâm được giải thoát an vui, thanh thản và vô sự, đó là tri kiến giải thoát.

Tu tập trong tâm niệm và việc làm, tức là tu tập Thân Hành Niệm, đó là một pháp môn đệ nhất của đạo Phật về việc chánh niệm tỉnh thức, nhưng đây là giai đoạn đầu của pháp Thân Hành Niệm.

Tu tập Ðịnh Vô Lậu giúp chúng ta sống trong chánh niệm diệt trừ tà niệm.

Tu tập Ðịnh Chánh Niệm Tỉnh Giác là giúp chúng ta tỉnh thức phá trừ si mê hôn ám và thường sống trong thiện pháp. Ðể xác định một lần nữa về trí tuệ thế gian và trí tuệ giải thoát. Trí tuệ là sự hiểu biết và tư duy đều giống nhau cả. Nhưng sự tư duy suy nghĩ một điều gì mà do lòng ham muốn và nghiệp tham, sân, si thúc đẩy thì đó gọi là trí tuệ thế gian; còn sự tư duy, suy nghĩ đó mà đi ngược lại với lòng ham muốn và nghiệp tham, sân, si thì đó là trí tuệ giải thoát, còn gọi là tri kiến giải thoát.

Do sự phân tích và xác định này thì tri kiến giải thoát không phải ngoài trí tuệ thế gian mà có, không phải do tu tập Thiền định mà sanh ra theo kiểu Thiền Ðông Ðộ đã nghĩ tưởng. Ngồi yên lặng không niệm thiện niệm ác, tức là không có vọng tưởng thì trí tuệ phát sanh. Trí tuệ đó không phải là trí tuệ giải thoát mà là tưởng tuệ.

Có một câu chuyện xảy ra trong thế kỷ này, người ta ca ngợi về Thiền Ðông Ðộ một cách huyền thoại: Họ nói rằng trong thời chiến tranh Việt Nam có một vị Ðại Sứ Mỹ C.B.L. khi được Tổng Thống Mỹ đưa sang Việt Nam để giải quyết vấn đề Phật giáo năm 1962-1963, thì Ông phải đi sang Nhật Bổn học Thiền một khoá rồi mới đến Việt Nam giải quyết. Người ta bảo rằng mỗi khi có gặp một vấn đề khó khăn không giải quyết được, thì Ông tọa Thiền khoảng 30 phút là trí tuệ Ông phát ra và hôm sau Ông giải quyết sự việc một cách tốt đẹp, đó cũng là một trò lừa bịp.

Khi nghe trong Kinh điển đức Phật dạy: “Giới sanh định, định sanh tuệ”. Do định sanh tuệ, rồi người ta lại tưởng ra và hiểu một cách sai lệnh về định, cho rằng: ngồi Thiền giữ tâm không vọng tưởng là định và khi ngồi im lặng được không vọng niệm xen vào thì trí tuệ phát sanh, trí tuệ này do định sanh rất thông minh. Người ta chưa biết định là gì, nên đã hiểu lầm chữ định sanh tuệ trong nhà Phật. Chữ định trong nhà Phật, là chỉ cho tâm ly dục ly ác pháp, nếu tâm chưa ly dục ly ác pháp thì tri kiến đó là tri kiến thế gian, còn tâm đã ly dục ly ác thì tri kiến ly dục ly ác pháp đó là tri kiến giải thoát, tri kiến giải thoát tức là định, tức là tâm ly dục ly ác pháp, tâm ly dục ly ác pháp là tâm thanh tịnh, tâm thanh tịnh tức là tâm bất động, tâm bất động tức là định, định tức là tri kiến giải thoát. Như vậy, đức Phật gọi định sanh tuệ, chứ không phải ngồi như con cóc không niệm thiện niệm ác rồi mới phát sanh trí tuệ. Ðó là, một sự hiểu sai lệch, hiểu theo tưởng tri của các nhà học giả xưa và nay.

Hằng ngày, con tu tập diệt ngã xả tâm, ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp là con đã tu tập tri kiến giải thoát. Nhờ tu tập trí tuệ tri kiến giải thoát này tâm con nhuần nhuyễn, bén nhạy, phản ứng tự nhiên, khi gặp các ác pháp khiến tâm con thanh thản và an lạc thì đó gọi là tri kiến giải thoát. Cho nên, một sự tư duy suy nghĩ nào, mà khiến cho tâm ly dục ly ác pháp là trí tuệ tri kiến giải thoát của con chứ không phải ngồi Thiền mà phóng ra trí tuệ đó được. Muốn có trí tuệ tri kiến giải thoát, thì ngày nào con cũng tu tập quán xét, suy tư để đẩy lùi các chướng ngại pháp trong thân tâm đó là con tu tập rèn luyện trí tuệ tri kiến giải thoát, nó lớn mạnh dần theo sự tu tập của con là con đã khắc phục được tâm tham ưu khổ não của mình, tức là con khắc phục được sanh tử luân hồi.

Những việc tu tập này đức Phật gọi là Thiền định: “Này các Thầy Tỳ Kheo, đối với các pháp ác bất thiện chưa sanh, khởi lên ý muốn không cho sanh khởi, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng... Ðối với các pháp ác, bất thiện đã sanh, khởi lên ý muốn đoạn tận, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng... Ðối với các pháp thiện chưa sanh, khởi lên ý muốn làm cho sanh khởi, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng... Ðối với pháp thiện đã sanh, khởi lên ý muốn làm cho an trú, không cho vong thất, làm cho tăng trưởng, làm cho quảng đại, tu tập, làm cho viên mãn, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng...”. Trên đây, là một bài Kinh trong 37 phẩm trợ đạo mà đức Phật đã dạy chúng ta tu Thiền định thuộc Tăng Chi Bộ Kinh Tập 1, trang 82, bài 14-17, tựa là Thiền Ðịnh.

Tóm lại, từ định sanh ra trí tuệ tri kiến giải thoát thì phải ở trong thân hành niệm mà tu tập. Nhờ có tu tập pháp Thân Hành Niệm, thì mới đủ năng lực đẩy lùi các ác pháp và nội lực tham dục, sân dục và si dục. Những dục tham, sân, si này rất mạnh, nếu một người tu hành mà không hành pháp Thân hành Niệm thì chẳng bao giờ có nội lực để đương đầu với nội lực ác pháp tham, sân, si, chúng có một sức mạnh kinh khủng là vì chúng ta đã tập tham, sân, si nhiều đời nhiều kiếp chứ không phải có một đời này.

Thân Hành Niệm, là tên pháp môn gồm chung nhiều pháp môn tu tập, rèn luyện về trí tuệ tri kiến giải thoát, về nội lực bảy Giác Chi, về lệnh Tứ Như ý Túc.

Do sự suy tư tu tập này, chúng ta suy ra mới thấy rõ đường lối tu tập của đạo Phật là chuyển từ tri kiến thế gian để trở thành tri kiến giải thoát, từ tri kiến giải thoát chuyển thành tâm ly dục ly ác pháp, từ tâm ly dục ly ác pháp chuyển thành tuệ Tam Minh, chứ không phải từ sự yên lặng nào mà sanh ra được.

Ðạo Phật là đạo trí tuệ, là đạo chuyển hóa tâm phàm phu trở thành tâm Thánh. Vậy các con có muốn mình có trí tuệ tri kiến giải thoát hay không? Muốn đượcnhư vậy không phải dễ đâu! Phải bằng nước mắt, xương và máu của chúng ta, có nghĩa là chúng ta phải chết đi một lần và sống lại.

Nếu không có sự quyết tử ấy thì cuộc đời tu hành của chúng ta hoài công vô ích mà thôi. Bởi tâm Thánh không thể dành cho những kẻ còn ham sống sợ chết, đàng nào rồi các con cũng phải chết, nhưng chết trong đau khổ và mãi mãi khổ đau. Ngược lại, người sống mà như đã chết thì sẽ sống mãi, sống mãi muôn đời và không còn khổ đau nữa.

Đang có 29 khách và không thành viên đang online

Lượt xem
451
Các bài viết
1441
Số lần xem các bài viết
9253104