• amthat2
  • tamthuphattu
  • ttl3
  • lailamtoduong1
  • tinhtoa2
  • amthat3
  • toduongtuyetson
  • ttl1
  • daytusi
  • amthat1
  • thanhanhniem1
  • lopbatchanhdao
  • phattuvandao3
  • vandao2
  • quetsan
  • tinhtoa1
  • ThayTL
  • benthayhocdao
  • khatthuc1
  • chanhungphatgiao
  • tranhducphat
  • thanhanhniem2
  • vandaptusinh
  • huongdantusinh
  • phattuvandao1
  • thanhanhniem3
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Am thất
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
JGLOBAL_PRINT

1/ TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO CHÂN CHÍNH; 2/ PHÁ HÔN TRẦM, THÙY MIÊN

COM_CONTENT_ARTICLE_HITS

(Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích ĐVXP.1, TG. 2011, tr.43-45; 324-327)
link sách: ĐVXP.1

1/ TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO CHÂN CHÍNH

Do sự hiểu biết không thâm sâu về đạo Phật, hiểu biết một cách nông cạn. Vì thế, tín đồ Phật giáo có thể chia làm năm loại:

1. Người tín đồ đến chùa cúng bái, cầu an, cầu siêu, xin xăm, bói quẻ, xem ngày tốt xấu, cúng sao, giải hạn, v.v... (Phật tử mê tín).

2. Người tín đồ đến chùa cúng dườngchư Tăng, nghe thuyết pháp giảng kinh để tìm hiểu đạo Phật. Những người này có học thức nhưng lại thiếu cân nhắc, nghe giảng pháp nào cũng tin ngay pháp nấy, không biết pháp đó đúng hay sai với pháp của đạo Phật, cứ nghe giảng có lý là tu tập. Do thế, sanh ra kiến chấp, tranh luận hơn thua... (Phật tử nông nỗi).

3. Người tín đồ đến chùa ít cúng dường chư Tăng, ít lễ Phật, ít cúng bái, chỉ chuyên nghe thuyết giảng kinh điển, học thuộc làu nghĩa lý và thỉnh nhiều loại kinh sách của các nhà học giả nghiên cứu sưu tầm soạn ra; lấy đó làm tiêu chuẩn, rồi cũng tự kiến giải nghĩa lý ấy, theo quan điểm riêng tư của mình, tìm các bậc tu hành tranh luận hơn thua để hạ nhục họ và tự cho mình như một bậc Thầy thông suốt lý đạo. Ðôi khi, còn tỏ ra như mình đã tu chứng (Phật tử kiêu căng).

4. Người tín đồ đến chùa không cúng bái Phật, không cúng dường chư Tăng, không nghe thuyết giảng kinh, chỉ móc nối làm ăn (Phật tử mượn danh làm ăn).

5. Người tín đồ đến chùa cúng bái Phật, cúng dường chư Tăng, nghe thuyết giảng kinh điển để tìm hiểu và cân nhắc pháp môn nào đúng, pháp môn nào sai, để chọn lấy pháp môn chân chánh của đạo Phật rồi mới tu tập (Phật tử chân chánh).

Trong năm loại Phật tử, chỉ có loại Phật tử thứ năm, mới chính là tín đồ Phật giáo thuần thành, chấp hành nghiêm túc theo đúng lời dạy của đức Phật, còn bốn loại Phật tử kia, là tín đồ không hiểu đạo Phật chịu ảnh hưởng tà giáo ngoại đạo khiến Phật giáo suy vong, nhất là hạng Phật tử mê tín.

Nếu không là đệ tử của đức Phật thì thôi, nhưng khi đã là đệ tử của đức Phật, thì phải có sự sáng suốt, ngăn ngừa bảo vệ không cho tà giáo ngoại đạo xâm chiếm vào Phật giáo mới đúng. Đàng này thì khác, đệ tử của đức Phật mà lại nối giáo cho ngoại đạo để diệt Phật giáo mới thật là đau lòng.

Kính thưa quý vị!

Không phải quý vị hiện giờ đang thực hành và ca ngợi giáo pháp của ngoại đạo sao?

Những điều quý vị đến chùa cúng bái, cầu siêu, cầu an, cúng sao giải hạn, xem ngày giờ tốt xấu, v.v... như vậy, quý vị có làm đúng như lời Phật dạy không?

Quý vị hằng ngày ngồi Thiền, niệm Phật đã được những kết quả giải thoát gì? Tâm có hết tham, sân, si chưa? Hay chỉ ngồi kiết già ba bốn tiếng đồng hồ, quý vị cho đó là kết quả ư!

Chính khi quý vị tin theo hay tu tập theo những giáo pháp này, đã biến quý vị trở thành những con chiên ngoan đạo, quý vị có biết không?

Những quý vị tin theo hay tu tập theo giáo pháp này, đã biến Phật giáo thành tà giáo ngoại đạo, mê tín, lạc hậu, thiếu khoa học, không logic. Các vị có tin lời nói của chúng tôi không? Ðó là, một sự thật hiển nhiên, xin các vị suy ngẫm lại.

2/ PHÁ HÔN TRẦM, THÙY MIÊN

Hỏi: Kính thưa Thầy! Làm thế nào để phá hôn trầm, thùy miên sạch?

Ðáp: Muốn quét sạch hôn trầm, thùy miên, vô ký thì trước tiên con phải tập đi kinh hành Chánh Niêm Tỉnh Giác cho nhuần nhuyễn, kế đó phải tu tập pháp Thân Hành Niệm. Nếu hai pháp này không thắng nỗi hôn trầm, thùy miên thì con nên quan sát lại xem về giới luật. Chỉ có một pháp duy nhất phá được hôn trầm, thùy miên, hôn tịch, vô ký, ngoan không tuyệt gốc. Ðó là “GIỚI LUẬT”.

Theo sự nhận xét của Thầy thì người tu hành thời nay bị hôn trầm, thùy miên nặng, vì giới luật sống không nghiêm chỉnh, thường vi phạm vào những lỗi nhỏ nhặt, những giới trọng thì bẻ vụn nát tan để vi phạm không ai biết, sống như đời thường thế tục, nhất là ăn ngủ phi thời, phạm vào giới ăn uống phi thời. Thường thuyết giảng kinh sách mà mình chưa tu chứng, đó là phạm vào giới vọng ngữ. Tứ thời tụng niệm thường tụng kinh ê, a giọng cao giọng thấp theo tiếng chuông, tiếng mõ như ca hát, đó là phạm vào giới ca hát. Hiện giờ các Thầy đều còn cất giữ tiền bạc, đó là phạm giới cất tiền. Y áo toàn của quý Thầy thường mặc những thứ vải đắt tiền, chứ không mặc y phấn tảo như đức Phật ngày xưa, vì thế các thầy phạm vào giới không trang sức. Thường thấy người khác phái còn sinh tâm sắc dục, đó là phạm vào giới dâm. Còn thấy ưa thích những vật dụng thế gian, vật này tốt vật kia xấu, đó là phạm vào giới tham. Thấy muỗi, kiến cắn còn nỡ tâm giết hại chúng chưa có lòng từ bi, thì đó là phạm vào giới sát sanh.

Những sự sống phạm giới, phá giới như vậy là những tu sĩ hiện giờ chịu ảnh hưởng của giáo pháp hệ phái phát triển cho rằng giới luật Phật thời nay không phù hợp, lỗi thời, chứ họ không ngờ giới luật là một pháp phá hôn trầm, thùy miên, vô ký tuyệt vời, chỉ có giới luật mới phá nổi tâm si của con người mà thôi. Tâm si tức là hôn trầm, thùy miên, vô ký, hôn tịch, ngoan không. Nếu không sống đúng giới luật thì không bao giờ phá nổi tâm si (hôn trầm, thùy miên, vô ký). Vậy chúng ta hãy nghe đức Phật dạy: “Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỳ Kheo, đưa đến hôn trầm thùy miên chưa sanh không sanh khởi, hay hôn trầm thùy miên đã sanh đã sanh được đoạn tận, này các Tỳ Kheo, như tinh cần giới, tinh tấn giới, dõng mãnh giới. Người tinh cần, tinh tấn, dõng mãnh, này các Tỳ Kheo, hôn trầm thùy miên chưa sanh không sanh khởi, hôn trầm thùy miên đã sanh được đọan tận”. (Kinh Tăng Chi Bộ, tập 1, trang 13, tạng kinh Việt Nam).

Ðọc qua đoạn kinh này nhất là câu: “Ta không thấy một pháp nào khác”, chỉ có Giới là pháp duy nhất mới quét sạnh hôn trầm,thùy miên, vô ký. Ðây là lời xác quyết của đức Phật. Vậy khi bị hôn trầm thùy miên nặng thì nên trở về giới luật, sống đúng Phạm hạnh, không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào thì đúng như lời Phật dạy hôn trầm, thùy miên sẽ được quét sạch.

Thưa các bạn! Lời dạy trên đây các bạn có tin không? Chứ riêng bản thân chúng tôi đã có kinh nghiệm trên sự tu tập này. Do chúng tôi sống đúng giới luật không hề vi phạm một lỗi lầm nhỏ nhặt nào, nên chúng tôi không bị hôn trầm, thùy miên đến thăm như các bạn.

Hôn trầm, thùy miên là một lọai bệnh lười biếng rất khó trị và dai dẳng, nếu không giới luật thì không có pháp nào trị dứt được. Cho nên, chấp nhận cuộc sống tu hành theo Phật giáo thì giới luật là pháp môn ly dục ly ác pháp đệ nhất.