• amthat1
  • amthat3
  • amthat2
  • huongdantusinh
  • vandaptusinh
  • ttl1
  • thanhanhniem2
  • toduongtuyetson
  • tinhtoa1
  • tranhducphat
  • thanhanhniem1
  • tamthuphattu
  • khatthuc1
  • chanhungphatgiao
  • quetsan
  • tinhtoa2
  • thanhanhniem3
  • phattuvandao3
  • vandao2
  • benthayhocdao
  • daytusi
  • lailamtoduong1
  • ttl3
  • ThayTL
  • phattuvandao1
  • lopbatchanhdao
  • Am thất
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
JGLOBAL_PRINT

THẾ GIỚI SIÊU HÌNH KHÔNG CÓ

COM_CONTENT_ARTICLE_HITS

(Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích NLGPD, tập 3, TG. 2010, tr. 152-154; tr. 198-200; tr. 251-253)
Link sách: NLGPD, tập 3

1.- THẾ GIỚI SIÊU HÌNH KHÔNG CÓ 

LỜI PHẬT DẠY:

“Này Hiền giả Channa, tôi tận mắt nghe Thế Tôn, tận mắt nhận lãnh từ Thế Tôn giáo giới này cho tôn giả Kaccànaghotta:

“Thế giới này dựa trên hai quan điểm, này Kaccàna, hiện hữu và không hiện hữu. Ai thấy như thật với chánh trí tuệ sự tập khởi của thế giới, thì không chấp nhận là thế giới không hiện hữu! Nhưng này Kaccàna, ai thấy như thật với chánh trí tuệ sự đoạn diệt của thế giới, thì không chấp nhận là thế giới có hiện hữu. Thế giới này phần lớn, này Kaccàna là chấp thủ các phương tiện và bị trói buộc bởi những thành kiến. Với ai không đi đến chấp thủ, không an trú vào chấp thủ các phương tiện, tâm không an trú và thiên kiến tùy miên, vị ấy không nói: “Ðây là tự ngã của tôi”. Với ai nghĩ rằng: “Cái gì khởi lên là đau khổ, cái gì diệt là đau khổ”, vị ấy không có phân vân nghi hoặc. Trí ở đây không mượn nhờ người khác. Cho đến như vậy, này Kaccàna là Chánh trí”.

CHÚ GIẢI:

Ðọc đoạn kinh này chúng ta thấy rất rõ ràng đức Phật đã xác định thế giới hữu hình và thế giới siêu hình không có thật.

Con người trên hành tinh này đều dựa trên hai quan điểm cực đoan “có” và “không” mà cho rằng: “Có hai thế giới hữu hình và vô hình”. Cho nên có người chấp nhận “có hiện hữu” thì không chấp nhận “không hiện hữu”. Nhưng sự hiện hữu do duyên hợp mà có nên thành không có. Con người không có chánh trí tuệ, nên điên đảo lầm chấp là thật có hai thế giới hữu hình và siêu hình.

Con người đau khổ vì thế giới không có thật mà cứ nghĩ tưởng là có thật, do đó chấp chặt không dám buông xuống.

Cho nên có hiểu biết sắc là vô thường, là khổ, là vô ngã, nhưng biết là để biết, từ bỏ thì không từ bỏ, vẫn thấy sắc là mình, là của mình, là bản ngã của mình.

Ðức Phật đã xác định thế giới siêu hình không có thật là tuyệt vời: “Ai thấy như thật với chánh trí tuệ sự tập khởi của thế giới, thì không chấp nhận là thế giới không hiện hữu! Nhưng này Kaccàna, ai thấy như thật với chánh trí tuệ sự đoạn diệt của thế giới, thì không chấp nhận thế giới có hiện hữu”.

Khi đọc đoạn kinh này chúng ta cần phải hiểu rõ nghĩa những từ. Vậy thế giới không hiện hữu là gì? Và thế giới có hiện hữu là gì?

Thế giới không hiện hữu là thế giới không có hình sắc, thế giới không hình sắc tức là thế giới vô hình.

Thế giới có hiện hữu là thế giới có hình sắc, tức là thế giới mà chúng ta đang sống đang có mặt. Hai thế giới này đều do tưởng tri dựng lên, nó đều không như thật. Nếu người nào chấp nó thì phải thọ chịu lấy những sự khổ đau.

2.- THẦN THÔNG

LỜI PHẬT DẠY:

“Ta quyết không bao giờ chỉ dạy Tỳ kheo tu tập niệm ra thần túc thông. Ta chỉ dạy cho các đệ tử nên ở chỗ thanh vắng, yên lặng tư duy về đạo lý. Nếu có công đức nào thì tự che giấu, nhưng có lỗi lầm nào thì phải tự mình bày tỏ sám hối”.

CHÚ GIẢI:

Lời dạy trên đây của đức Phật đã xác định Ðạo Phật là một tôn giáo dạy đạo đức, chứ không phải là một tôn giáo dạy thần thông, mang đầy tính chất huyền bí, ảo giác, trừu tượng, mê tín, thần thông, pháp thuật, như Ðại Thừa, Mật Tông, v.v... mà từ lâu người ta đã nghĩ. Do nghĩ sai về Phật giáo quá nhiều nên người ta các nhà Ðại Thừa xây dựng Phật giáo thành một tôn giáo kỳ quái. Theo kinh sách phát triển Ðại Thừa, mỗi khi đức Phật đăng đàn thuyết pháp thì nhập vào tam muội phóng hào quang rực rỡ đủ màu sắc, rồi hiện Phật hoá thân từ trên trời bay xuống.

Những lời dạy giàu tưởng tượng như vậy không đúng là lời Phật dạy. Vì bài kinh trên đây đã xác định điều đó. Phải không các bạn? Thế mà các Tổ dám bịa đặt chẳng có cơ sở.

Chúng tôi xin lập lại lời dạy trên đây của Phật, để xác định cho các bạn thấy rằng: Phật giáo thiết thực, cụ thể, không có dạy những điều mê tín, mơ hồ, trừu tượng v.v… mà lời nói của Ngài rất quả quyết và nhất định không có dạy thần thông. Cho nên, các bạn đến với Ðạo Phật là đến với nền đạo đức nhân bản – nhân quả: “Ta quyết không bao giờ chỉ dạy Tỳ kheo tu tập niệm ra thần túc thông. Ta chỉ dạy cho các đệ tử nên ở chỗ thanh vắng, yên lặng tư duy về đạo lý. Nếu có công đức nào thì tự che giấu, nhưng có lỗi lầm nào thì phải tự mình bày tỏ sám hối”.

Thưa các bạn! Các bạn có nghe chăng lời khuyên dạy này: “Nên ở chỗ thanh vắng tư duy về đạo lý”. Nên ở chỗ thanh vắng tư duy về đạo lý là ý đức Phật muốn dạy chúng ta tu tập pháp môn nào?

Câu trên đây đức Phật dạy chúng ta tu tập Ðịnh Vô Lậu. Ðịnh Vô Lậu tức là sự tư duy về đạo lý. Do người nào biết tu tập Ðịnh Vô Lậu thì cuộc sống ở thế gian chính là đang ở Thiên đàng, Cực Lạc, v.v…

Câu kế đức Phật dạy: “Nếu có công đức nào thì tự che giấu, nhưng có lỗi lầm nào thì phải tự mình bày tỏ sám hối”. Lời dạy này quá tuyệt vời. Khi tu tập có kết quả thì không được nói ra, vì nói ra là do tâm ngã mạn. Tâm ngã mạn khiến cho sự tu hành càng thêm dục. Thay vì ly dục ly ác pháp, diệt ngã xả tâm thì lại nuôi lớn bản ngã và dục. Tu hành khi có công đức nào thì chỉ có trình cho vị Thầy hướng dẫn mình để Người xác định những công đức đó đúng hay sai, ngõ hầu tránh sự tu sai cho mình. Còn thấy mình tu tập có lỗi lầm nào, thì phải tự mình bày tỏ sám hối với vị Thầy để Người khuyến cáo và sách tấn giúp mình có nghị lực khắc phục những ác pháp ấy cho bằng được. Nhờ đó, con đường tu tập mỗi ngày mỗi tiến về phía trước hơn.

3.- THẾ GIỚI QUAN CỦA PHẬT GIÁO 

LỜI PHẬT DẠY:

“Này Bà La Môn, năm dục trưởng dưỡng này được gọi là thế giới trong luật của bậc Thánh”.

CHÚ GIẢI:

Thế giới quan của Phật giáo là năm dục trưởng dưỡng. Vậy năm dục trưởng dưỡng là gì? Năm dục trưởng như dưỡng trong kinh Tăng Chi Bộ tập 4 trang 184 dạy: “Các sắc do con mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái liên hệ đến dục, hấp dẫn. Các tiếng do tai nhận thức... Các hương do mũi nhận thức... Các vị do lưỡi nhận thức... Các xúc do thân nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn”. Thế giới quan của Phật giáo rất thực tế không có mơ hồ trừu tượng. Ðó là một thế giới khổ đau, nếu muốn cho thế giới này hết khổ đau thì tu tập từ pháp ly dục ly ác pháp đến pháp Tam Minh thì cả thế giới này mới chấm dứt khổ đau.

Nói nghe đơn giản nhưng tu tập không đơn giản chút nào. Khi nhãn căn tiếp xúc nhãn trần sinh ra cảm thọ, từ cảm thọ sinh ra khả ái, khả lạc. Một thế giới quan hiện bày đầy đủ tính đau khổ. Muốn cho thế giới này không hiện bày thì người tu sĩ phải ngay nơi căn trần xúc chạm sinh ra thọ thì ngay nơi thọ lạc ta không bị lôi cuốn, nhưng khi thọ khổ thì ta đừng sợ hãi, dao động tâm. Chỉ nơi duyên thọ mà tâm ta bất động thì thế giới quan sẽ bị diệt. Thế giới quan bị diệt thì con đường đau khổ sẽ chấm dứt.

Nói đến: “Năm dục trưởng dưỡng này được gọi là thế giới trong luật của bậc Thánh”. Trong luật của bậc Thánh là 12 nhân duyên, nói đến 12 nhân duyên là nói đến thế giới quan của Phật giáo. Nói đến thế giới quan của Phật giáo là nói đến bậc Thánh Duyên Giác. Bậc Thánh Duyên Giác là người xông thẳng vào cửa THỌ giữ tâm bất động: THỌ LẠC không tham; THỌ KHỔ không sợ. Chỗ tâm bất động này phá vỡ các duyên khác như: ái, hữu, thủ, sanh, ưu, bi, sầu, khổ, bệnh, tử, chấm dứt. Từ đó, thế giới quan đau khổ của Phật giáo bị sụp đổ tan tành. Người ấy chứng Thánh quả Duyên Giác A La Hán đầy đủ Tam Minh, Lục Thông. Cho nên đức Phật gọi: “Năm dục trưởng dưỡng này được gọi là thế giới trong luật của bậc Thánh”.