• phattuvandao3
  • khatthuc1
  • quetsan
  • amthat3
  • ThayTL
  • daytusi
  • thanhanhniem2
  • amthat2
  • thanhanhniem1
  • ttl3
  • lopbatchanhdao
  • huongdantusinh
  • toduongtuyetson
  • tamthuphattu
  • thanhanhniem3
  • vandaptusinh
  • ttl1
  • lailamtoduong1
  • vandao2
  • benthayhocdao
  • chanhungphatgiao
  • tranhducphat
  • amthat1
  • tinhtoa1
  • tinhtoa2
  • phattuvandao1
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Tranh đức Phật
  • Am thất
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
JGLOBAL_PRINT

PHÁP TU TRONG NGÀY THỌ BÁT QUAN TRAI

COM_CONTENT_ARTICLE_HITS

(Trưởng lão Thich Thông Lạc, trích NCĐTHCNCS, TG. 2011, tr. 200-284)
link sách: NCĐTHCNCS

Phần giới luật quý phật tử đã học tập xong, và hứa khả sẽ giữ gìn trọn vẹn trong một ngày đêm. Còn đây là phần tu tập trong ngày Thọ Bát Quan Trai Giới.

Pháp tu trong ngày Thọ Bát Quan Trai Giới gồm có bốn pháp:

1- Ðịnh Chánh Niệm Tỉnh Giác.

2- Ðịnh Vô Lậu.

3- Ðịnh Niệm Hơi Thở.

4- Ðịnh Sáng Suốt.

Xin quý phật tử hãy lắng nghe, Thầy sẽ giảng dạy để quý vị biết cách tu tập trong ngày Thọ Bát Quan Trai Giới cho đúng chánh pháp của Phật. Như quý phật tử đã biết, đạo Phật là đạo đức nhân bản - nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người và khổ chúng sanh. Vì thế giới luật là hàng đầu trong các pháp tu tập, cho nên quý phật tử phải giữ gìn tám giới nghiêm túc, không được vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào trong tám giới này. Nhờ có giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh thì tu tập bốn pháp định này mới có hiệu quả. Xin quý phật tử hãy nhớ: Giới luật là pháp môn quan trọng nhất cho con đường tu tập để tìm cầu sự giải thoát.

l. ĐỊNH CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC

Pháp tu tập Ðịnh Chánh Niệm Tỉnh Giác gồm có hai phần:

A- Tu tập Tỉnh thức trong khi đi.

B- Tu tập Tỉnh thức trong những hành động sống hằng ngày.

A.- TU TẬP TỈNH GIÁC TRONG KHI ĐI

Tu tập tỉnh giác trong khi đi gồm có bốn giai đoạn tu tập:

Giai đoạn thứ nhất: Ði kinh hành như người vô sự. Trước khi đi quý phật tử nên tác ý như sau: “Ði kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành”. Khi chân trái bước thì đếm một; chân phải bước đếm hai; chân trái bước đếm ba; chân phải bước đếm bốn... cứ như vậy, mỗi bước chân đếm tăng lên một số cho đến 20. Ðúng hai mươi bước thì đứng lại tác ý: “Ði kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành”. Rồi tiếp tục đi lại như cũ. Và cứ tu tập như vậy cho đến khi đúng 30 phút thì xả nghỉ.

Giai đoạn thứ hai: Ði kinh hành như giai đoạn thứ nhất, nhưng đi đúng 20 bước thì đứng lại tác ý câu: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”. Tác ý xong liền hít vô thở ra 5 hơi thở (hít thở bình thường). Khi hít thở 5 hơi thở xong liền tác ý: “Ði kinh hành tôi biết tôi đang đi kinh hành”. Tác ý xong lại bước đi kinh hành như trước.

Ði kinh hành 20 bước cộng năm hơi thở suốt thời gian 30 phút rồi xả nghỉ. Ðó là tu tập chánh niệm tỉnh giác giai đoạn thứ hai.

Giai đoạn thứ ba: Ði kinh hành như giai đoạn thứ nhất, nhưng đi đúng 20 bước thì đứng lại rồi ngồi xuống theo kiểu bán già hoặc kiết già, giữ lưng thẳng, mắt nhìn phía chóp mũi, tác ý: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”. Tác ý xong liền hít vô thở ra 5 hơi thở (hít thở bình thường). Khi hít thở 5 hơi thở xong thì đứng dậy rồi tác ý: “Ði kinh hành tôi biết tôi đang đi kinh hành”. Tác ý xong lại bước đi kinh hành như trước.

Ði kinh hành 20 bước cộng thêm tư thế ngồi hít thở 5 hơi thở. Tu tập như vậy suốt thời gian 30 phút rồi xả nghỉ. Ðó là tu tập chánh niệm tỉnh giác giai đoạn thứ ba.

Giai đoạn thứ tư: Ði kinh hành theo pháp môn “Thân Hành Niệm”. Pháp môn Thân Hành Niệm là một phương pháp tu tập tỉnh thức thứ tư. Phương pháp này tu tập theo lệnh truyền của pháp môn như lý tác ý. Ðây là một mẫu truyền lệnh của pháp môn Thân Hành Niệm: (Quý phật tử lưu ý: Tác ý truyền lệnh xong, rồi thân mới thực hiện hành động)

- Co tay trái để sau lưng!

- Tay phải để lên tay trái!

- Chân trái (chuẩn bị)!

- Dở gót (lên)!

- Dở chân (lên)!

- Ðưa (chân) tới!

- Hạ chân (xuống)!

- Hạ gót (xuống)!

- Chân phải (chuẩn bị)!

- Dở gót (lên)!

- Dở chân (lên)!

- Ðưa (chân) tới!

- Hạ chân (xuống)!

- Hạ gót (xuống)!

. . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Ðến bước thứ 20 thì thêm hành động “Kéo (chân) về!”, trước hành động “Hạ chân (xuống)!”, để hai bàn chân hạ xuống đứng ngang bằng nhau. Khi đứng lại xong, tiếp tục truyền lệnh cách thức ngồi:

- Tay phải buông thõng xuống!

- Tay trái buông thõng xuống!

- Tay trái đưa thẳng ngang mặt!

- Tay phải đưa thẳng ngang mặt!

- Hai chân co ngồi xuống!

- Tay trái chống đất sau lưng!

- Tay phải chống đất sau lưng!

- Hạ thân ngồi xuống!

- Chân trái duỗi ra!

- Chân phải duỗi ra!

- Chân trái co lại! (kiểu bán già)

- Chân phải co lại gác lên chân trái! (kiểu bán già)

- Tay phải đặt lên giữa hai bàn chân!

- Tay trái đặt lên tay phải!

- Lưng thẳng (lên)!

- Hít thở năm hơi!

(Hít thở bình thường, mỗi một lần “Hít vào - Thở ra” thì đếm 1 lần, đếm từ 1 đến 5)

Ðếm đủ 5 hơi thở xong tiếp tục truyền lệnh cách thức đứng lên:

- Tay trái chống đất sau lưng!

- Tay phải chống đất sau lưng!

- Chân phải duỗi ra!

- Chân trái duỗi ra!

- Chân phải co lại!

- Chân trái co lại!

- Ngồi lên!

- Tay trái đưa thẳng ngang mặt!

(Hoặc: Tay trái chống gối trái!)

- Tay phải đưa thẳng ngang mặt!

(Hoặc: Tay phải chống gối phải!)

- Hai chân đứng lên!

Khi đứng lên xong quý phật tử tiếp tục đi 20 bước vòng thứ 2... và cứ tu tập như vậy cho đến 30 phút thì xả nghỉ.

Pháp môn Thân Hành Niệm là pháp môn tu tập tỉnh thức ở giai đoạn thứ tư có công năng tỉnh thức rất cao, phá hôn trầm, thùy miên vô ký rất tuyệt vời. Pháp môn này đối với quý phật tử còn nhiều gia duyên, tâm ly dục ly ác chưa tròn đủ thì không nên tu tập nhiều, vì tu tập nhiều sẽ rơi vào các loại tưởng thì rất nguy hiểm, sẽ rối loạn thần kinh, thành tẩu hoả nhập ma. Ðó là một loại bệnh điên. Xin quý phật tử lưu ý: Chỉ tu tập 30 phút mà thôi!

CĂN BẢN KHI ĐI KINH HÀNH

Ði kinh hành để chánh niệm tỉnh giác thì mới đầu đừng nhìn xuống chân, vì nhìn xuống chân như vậy sức gom tâm mạnh quá, tập trung quá, mặc dù biết rằng cái biết bước chân đi rất rõ, bởi vì mắt ta nhìn ở đâu thì ý tập trung ở đó. Mới tập luyện thì chỉ nên tập để biết bước đi.

Nếu đếm trước khi bước đi thì số đếm đó là một lệnh. Khi ra lệnh để bước thì sức tỉnh giác cao hơn đếm sau bước đi. Tác ý: “Tôi đi tôi biết tôi đi”, rồi ra lệnh: “Bước!”. Ra lệnh rồi mới bắt đầu đi sau lệnh đó. Mắt thì nhìn tới trước độ 2 hay 3 mét nhưng ý thì lắng nghe bước đi của mình. Nên nhớ ý lắng nghe bước đi còn con mắt thì hãy nhìn ra xa để thư giãn bớt sự tập trung, nhờ thế sẽ thấy thoải mái dễ chịu nhưng ý không rời biết bước chân. Nếu gom mắt, tai, thân, ý vào bước đi thì ức chế quá.

Ði kinh hành thì cần phải nhiếp phục tâm và an trú tâm được xong quý vị đi mới không bị hao năng lượng. Nếu chưa nhiếp phục tâm và an trú tâm thì bị hao năng lượng khi đi, vì thế lúc đầu mới tập quý vị bị hao năng lượng nên cần phải ngủ để bù đắp. Khi nhiếp phục và an trú tâm được rồi thì bắt đầu từ đó sự tập luyện sẽ phát sinh ra năng lượng cho quý vị. Lúc đó nó sẽ tự động làm giảm giờ ngủ, tăng giờ tập luyện lên, quý vị sẽ đạt được kết quả vững vàng, sung mãn và thâm sâu trong các pháp tu và sức tỉnh giác tăng cao.

Không phải là khi đạt được không niệm khởi trong 20 bước hay trong 10 bước và tất cả mỗi 20 bước đều không niệm khởi thì tăng số đếm bước lên. Không phải vậy. Vẫn giữ số 20 bước và tập luyện làm sao để tâm được an trú trong số bước đó, khoan tăng số bước lên. Nếu tăng số đếm bước lên thì quý vị bị hao năng lượng nhiều hơn nữa, như vậy quý vị sẽ bị hôn trầm thuỳ miên, không tập luyện được. Tập luyện cho đến khi chỉ cần bước vài bước là quý vị đã an trú được, có sự an lạc trong bước đi, trong thân tâm, nên không bị hao năng lượng. Sự an trú sẽ từ từ tăng, từ thấp lên cao, càng ngày càng mạnh, rõ ràng và mau đạt được. Phải hoàn toàn chủ động nhiếp cho được, muốn nhiếp là nhiếp được. Tập luyện 20 bước chứ càng tập luyện quý vị càng khoẻ.

Pháp Phật tập luyện đúng rồi thì năng lượng ngày càng được sung mãn; xả tập luyện ra thấy trong người khoẻ khoắn thích thú, trong khi tập luyện thì được an vui, an lạc.

Căn bản là ngay từ đầu tập luyện ta phải biết cách chế ngự cho đúng, đừng rơi vào ức chế mà cho là chế ngự. Thường sáu thức: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý bị ức chế thì tưởng thức mới hoạt động. Sự ức chế là nguyên do là động lực làm tưởng thức hoạt động.

Quý vị đừng đi nhanh, mà phải đi chậm, nhắc từng bước đi của chân: “Trái bước!”, “Mặt bước!”, rồi dở chân đi và lưu ý từng bước. Quý vị tập luyện như vậy thì năng lực rất cao. Cái ý biết điều khiển tổng thể bước đi. Các động tác đi có sự điều khiển của ý. Ý phải tác động lên hành động đi, nên nó phải đi trước hành động thân.

Ðếm số bước là để làm sao trong số bước đó ý phải điều khiển để không còn vọng tưởng xen vô. Tập luyện như vậy thì chất lượng rất cao. Nếu trong 20 bước mà vọng tưởng vẫn còn thì quý vị lùi lại 15 bước; 15 bước vọng tưởng vẫn còn thì lùi lại 10 bước; nếu còn vọng tưởng thì lùi lại còn 5 bước đi. Như vậy mới là tập luyện kĩ.

B.- TỈNH GIÁC TRONG MỌI CÔNG VIỆC ĐANG LÀM

Quý phật tử phải nhớ tu tập tỉnh thức trọn một ngày một đêm Thọ Bát Quan Trai cho nên phải tu tập tỉnh thức trong những hành động sống hằng ngày trong mọi hành động của thân, và câu hữu với pháp môn Tứ Chánh Cần để ngăn các pháp ác và diệt trừ các pháp ác. Quý vị tu trong mỗi hành động thân, khẩu, ý.

Với mọi công việc như quét sân, nấu cơm, lặt rau, v.v... đều tu tập được cả. Quý vị nên nhớ kỹ, phải dùng pháp hướng tâm để tập tỉnh thức trong hành động. Thí dụ, khi đang quét sân thì quý phật tử hướng tâm (tác ý): “Quét sân, tôi biết tôi đang quét sân”. Khi đang lặt rau thì quý vị hướng tâm (tác ý): “Lặt rau, tôi biết tôi đang lặt rau”. Khi đang nấu cơm thì quý vị hướng tâm (tác ý): “Nấu cơm, tôi biết tôi đang nấu cơm”. Có nghĩa là quý phật tử không suy nghĩ gì khác, chỉ "biết" công việc đang làm. Ðó là quý vị đã tu tập tỉnh thức trong hành động quét sân, lặt rau, nấu cơm.

Sau đó, để xả tâm tham, sân, si, mạn, nghi của mình trong hành động quét sân, lặt rau, nấu cơm thì quý vị dùng câu pháp hướng: “Quán ly tham...” Thí dụ, đang quét sân mà muốn tu tập lìa xa tâm tham thì quý phật tử hãy nhắc tâm: “Quán ly tham, tôi biết tôi đang quét sân”.

Khi quý vị đang lặt rau mà muốn tu tập lìa xa tâm tham thì hãy nhắc tâm: “Quán ly tham, tôi biết tôi đang lặt rau”. Khi quý vị đang nấu cơm mà muốn tu tập lìa xa tâm tham thì hãy nhắc tâm: “Quán ly tham, tôi biết tôi đang nấu cơm”.

Với tâm tham, sân, si, mạn, nghi quý phật tử đều nương vào những hành động làm việc hằng ngày của mình mà tu tập như vậy thì tâm sẽ ly dục ly ác trọn vẹn. Cho nên quý phật tử làm việc gì đều có thể tu tập được cả.

Thầy sẽ cho những câu ví dụ sau đây:

“Quán ly sân, tôi biết tôi đang quét sân”.

“Quán tâm như đất, tôi biết tôi đang lặt rau”.

“Quán tâm ly tham, tôi biết tôi đang đi”.

“Quán tâm ly sân, tôi biết tôi đang đi”.

“Quán tâm vô thường, tôi biết tôi đangnấu cơm”.

“Quán tâm vô thường, tôi biết tôi đang lặt rau”.

“Quán tâm vô thường, tôi biết tôi đang quét sân”.

“Quán tâm vô thường, tôi biết tôi đang đi”.

Xin quý phật tử lưu ý: Quý vị đang làm công việc gì thì quý vị hãy tỉnh thức ngay trong hành động làm công việc đó, và quý vị luôn luôn kèm theo câu pháp hướng (vô thường, khổ, vô ngã...) để xả tâm tham, sân, si của mình. Ðó là pháp tu xả tâm trong thời gian tu tập thọ Bát Quan Trai.

Khi đi kinh hành quý vị cũng tu tập như vậy:

“Quán ly tham, tôi biết tôi đang đi kinh hành”.

“Quán ly sân, tôi biết tôi đang đi kinh hành”.

“Quán ly si, tôi biết tôi đang đi kinh hành”.

“Quán tâm như đất, tôi biết tôi đang đi kinh hành”.

“Quán tâm vô ngã, tôi biết tôi đang đi kinh hành”.

“Quán thân vô thường, tôi biết tôi đangđi kinh hành”.

“Quán thân vô ngã, tôi biết tôi đang đi kinh hành”.

Hoặc làm tất cả mọi công việc, quý vị cũng có pháp hướng xả tâm (nhắc tâm theo công việc ấy). Ví dụ khi đang nấu cơm thì: “Quán thân vô thường, tôi biết tôi đang nấu cơm”, hay là: “Quán thân vô ngã, tôi biết tôi đang nấu cơm”. Khi đang lặt rau thì: “Quán tâm vô ngã tôi biết tôi đang lặt rau”, hoặc “Quán pháp vô ngã, tôi biết tôi đang lặt rau”.

Ðó là vừa tu tập tỉnh thức trên Tứ Niệm Xứ: thân, thọ, tâm, pháp trong từng hành động, theo mọi công việc làm, mà lại vừa xả tâm mình.

Trên đây là pháp môn tu tập tỉnh thức trong mọi hành động, câu hữu với pháp xả tâm ly dục ly ác pháp để diệt ngã, xả tâm trong ngày Thọ Bát Quan Trai.

Chúc quý phật tử tu tập viên mãn, đạt được tâm thanh thản, an lạc và vô sự.

*****

ll.- ĐỊNH VÔ LẬU

Sau khi xả nghỉ để cơ thể trở lại bình thường, thì quý vị tu tập Ðịnh Vô Lậu. Ðịnh Vô Lậu chuyên nhất vào sự tư duy, suy xét, hay gọi là quán. Quán những sự việc xảy ra trong đời sống hàng ngày của quý phật tử.

Khi quán xét thấy trong tâm mình đang mắc phải một pháp nào đó, khiến cho tâm bất an và bất toại nguyện, thì quý vị hãy cố gắng dùng pháp hướng mà xả nó đi. Hãy dùng pháp hướng tâm ra lệnh, để làm cho tâm bất toại nguyện, ưu phiền đó rời khỏi tâm quý vị.

Ví dụ 1: Khi đang giận ai thì ta phải dùng pháp hướng như sau: “Quán ly sân tôi biết tôi hít vô, quán ly sân tôi biết tôi thở ra”. Với pháp hướng như thế quý vị thở vào, thở ra 5 hơi chậm và nhẹ thì quý vị sẽ thấy cơn giận bắt đầu giảm cường độ. Tiếp theo quý vị có thể dùng câu pháp hướng: “Quán từ bỏ tâm sân tôi biết tôi hít vô, quán từ bỏ tâm sân, tôi biết tôi thở ra”. Thở 5 lần rồi lặp lại câu pháp hướng ấy, và thở 5 hơi nữa thì ta sẽ thấy cơn giận đã giảm đi quá nửa.

Ví dụ 2: Khi thân bị bệnh đau đầu, quý phật tử muốn xả lậu hoặc đau đầu này thì phải dùng đề mục thứ năm của Ðịnh Niệm Hơi Thở bằng câu tác ý: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô; an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Nhiếp tâm và an trú tâm trong hơi thở và tác ý như vậy thì bệnh đau đầu sẽ hết. Bệnh đau đầu hết tức là vô lậu.

Khi tâm đã vô lậu thì quý phật tử nên đưa ra một đề tài khác như: nhân quả, các pháp vô thường, thân vô thường hay thân bất tịnh, thực phẩm bất tịnh, v.v... Quý vị tư duy quán xét những pháp này cho thấu suốt. Tư duy quán xét những pháp này cho thấu suốt đó là tu tập Ðịnh Vô Lậu. Còn những ví dụ trên là quý phật tử áp dụng vào các pháp môn khác để tâm được vô lậu. Ðấy cũng là tu tập Ðịnh Vô Lậu.

Quý phật tử hãy thực hành pháp quán Vô Lậu theo những đề tài đã được dạy trong lớp Chánh Kiến dưới đây:

1- Ðường đi nhân quả

2- Nhân quả thảo mộc.

3- Nhân quả con người qua:

a) Thân hành.

b) Khẩu hành.

c) Ý hành.

4- Ái ngữ.

5- Giới thiệu đạo đức nhân bản nhân quả.

6- Thực phẩm bất tịnh.

7- Thân bất tịnh.

8- Các pháp vô thường.

9- Tứ vô lượng tâm:

a) Tâm từ vô lượng.

b) Tâm bi vô lượng.

c) Tâm hỷ vô lượng.

d) Tâm xả vô lượng.

Và những đề tài có thể được triển khai thêm, nhưng chưa được học:

1- Tất cả các loài hữu tình do các món ăn mà an trú.

2- Tất cả các loài hữu tình do các hành mà an trú.

3- Năm triền cái.

4- Ít muốn - Biết đủ.

5- Danh và sắc.

6- Tàm và quý.

7- Ba ác hạnh: thân ác hạnh, khẩu ác hạnh, ý ác hạnh.

8- Ba thiện hạnh: thân thiện hạnh, khẩu thiện hạnh, ý thiện hạnh.

9- Năm tâm hoang vu.

10- Năm hạ phần kiết sử.

11- Năm thượng phần kiết sử.

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Ðịnh Vô Lậu là một phương pháp tu tập rộng lớn vô cùng, khi chúng ta sử dụng một pháp môn nào để tâm vô lậu bất động; để tâm thanh thản, an lạc và vô sự là tu tập Ðịnh Vô Lậu. Ðịnh Vô Lậu nhằm triển khai tri kiến giải thoát. Ai có tri kiến giải thoát là có tâm vô lậu.

Tám lớp tu học (Bát Chánh Ðạo) của Phật giáo là tám lớp tu học tâm vô lậu. Cho nên, Ðịnh Vô Lậu bao gồm tất cả 37 phẩm trợ đạo cũng nhằm mục đích tâm vô lậu. Sự chứng đạt của Phật giáo cũng nhằm chứng đạt tâm vô lậu. Quả A La Hán là quả vô lậu. Vì chính tâm vô lậu mà đạo Phật tu tập xả tâm, ai xả tâm giỏi là người ấy dễ chứng đạo, do vô lậu mà đạo Phật tu tập không có khó khăn, không có mệt nhọc, chỉ cần biết cách thức xả tâm là chứng đạo ngay liền, đâu phải đợi 7 ngày, 7 tháng, 7 năm. Phải không quý phật tử?

*****

lll.- ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ

Bây giờ quý phật tử tiếp tục tu tập pháp môn thứ ba: “Ðịnh Niệm Hơi Thở”. Quý vị ngồi xuống, ngồi kiết già (hoặc bán già), thẳng lưng, quay mặt vào vách, hai mắt nhìn xuống chót mũi. Quý vị bắt đầu hít vào một hơi thở chậm, dài. Khi nào hít vào hết sức thì quý vị thở ra cũng chậm, nhẹ và dài. Khi thở ra hết thì quý vị trở lại hơi thở bình thường, kèm theo pháp hướng tâm: “Tôi thở, tôi biết tôi đang thở”. Khi thở đúng 5 hơi thở thì quý vị lại nhắc tâm: “Tôi thở, tôi biết tôi đang thở”. Rồi lại tiếp tục thở bình thường như trên. Khi thấy hơi thở ra vào đều đều, tâm gom tại nhân trung thì quý vị không cần phải nhắc câu: “Tôi thở, tôi biết tôi đang thở” nữa, mà phải nhắc bằng câu khác để xả tâm mình trong khi đang thở.

Thí dụ nhắc tâm bằng câu: “Quán ly tham, tôi biết tôi đang thở”, rồi quý vị thở 5 hơi thở. Sau đó lại nhắc tâm: “Quán ly sân, tôi biết tôi đang thở”. Rồi thở tiếp 5 hơi, và nhắc tâm: “Quán ly si,  tôi biết tôi đang thở”. Rồi quý vị cứ tiếp tục 5 hoặc 10 hơi thì một lần hướng tâm (tác ý) như sau:

“Quán đoạn dứt tâm tham, tôi biết tôi đang thở”.

“Quán đoạn dứt tâm sân, tôi biết tôi đang thở”.

“Quán đoạn dứt tâm si, tôi biết tôi đang thở”.

Như thế, cứ cách 5 hơi thở thì một lần hướng tâm. Sao cho không có niệm khác xen vào trong khi ta thở và tác ý. (Nếu có niệm xen vào thì rút bớt số hơi thở giữa 2 lần tác ý xuống)

Khi tu tập định niệm hơi thở như vậy độ 10 phút thì quý vị xả nghỉ. Nếu quý vị có sức ngồi tu tập bền lâu thì nên tu tập 30 phút rồi xả nghỉ. Suốt trong ngày đêm Thọ Bát Quan Trai Giới, quý vị cứ tu tập từng hành động, trong công việc làm, hay lúc đi kinh hành, luôn luôn tu tập Ðịnh Niệm Hơi Thở kèm theo pháp hướng để xả tâm thì tâm hồn quý vị sẽ được thanh thản.

Sau đây là bài tham khảo thêm về “Giới Niệm Hơi Thở Ra, Hơi Thở Vô”, để quý phật tử nghiên cứu. Pháp môn Giới Niệm Hơi Thở Ra, Hơi Thở Vô là một pháp môn mang lại lợi ích rất lớn cho công cuộc chiến đấu với mặt trận sinh tử luân hồi của nhân quả.

A.- CÁCH NGỒI KHI TU TẬP ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ

Như trên đã dạy, khi tu tập Ðịnh Niệm Hơi Thở thì phải ngồi kiết già (nếu chưa quen thì tạm thời ngồi bán già, nhưng phải tập ngồi kiết già cho được); giữ lưng ngay thẳng, không khòm, không nghiêng tới trước hay ngã sang bên, cũng không rướn người quá cao, chỉ giữ ở mức thoải mái mà thẳng lưng. Lúc này quý phật tử phải kiểm soát lưng cho thẳng sau mỗi vài phút.

Ðầu ngửng lên thẳng với lưng, không cúi tới trước, không nghiêng sang bên. Quý phật tử cũng phải kiểm soát giữ đầu thẳng sau mỗi vài phút.

Mắt nhìn xuống phớt thấy chóp mũi, ý tập trung ở điểm giữa nhân trung để cảm nhận hơi thở đi vào và đi ra ngang qua điểm này.

Hai tay úp trên đầu gối, hay buông thõng trước hai ống chân, hoặc để ngửa chồng lên nhau tựa sát bụng đặt trên hai gót chân. Ðể tay đâu cũng được, miễn sao cho thoải mái.

Sau khi ngồi đúng tư thế xong, không nhúc nhích động đậy nhưng không gồng cứng cơ bắp nào, giữ yên tĩnh toàn thân ít nhất vài phút, thoải mái cảm nhận toàn thân và cảm nhận hơi thở vô ra tự nhiên, lưu ý và giữ sự tự nhiên này của hơi thở.

Chuẩn bị như thế xong, quý phật tử mới bắt đầu tu tập theo các đề mục của Ðịnh Niệm Hơi Thở:

B.- TU TẬP HƠI THỞ

Bắt đầu học, tu tập và muốn đạt được một đời sống “giới hành niệm hơi thở ra, hơi thở vô” nghiêm chỉnh, thì phải thông hiểu giới đức, giới hạnh và giới hành của nó. Vậy giới đức, giới hạnh và giới hành của Giới Niệm Hơi Thở Ra, Hơi Thở Vô là gì?

Giới đức niệm hơi thở ra, hơi thở vô là những lời dạy đạo đức về đời sống đạo đức của con người trong hơi thở, tức là Chánh nghiệp.

Giới hạnh niệm hơi thở ra, hơi thở vô là những lời dạy về Phạm hạnh, tức là oai nghi tế hạnh thường thể hiện qua giới hành niệm hơi thở ra, hơi thở vô như: nói, nín, tiếp giao với mọi người, v.v... Những oai nghi tế hạnh như vậy được gọi là Chánh nghiệp.

Trước khi muốn tu tập về giới hành niệm hơi thở ra, hơi thở vô thì các bạn hãy lắng nghe lời đức Phật dạy La Hầu La:

“Này La Hầu La, hãy tu tập sự tu tập về niệm hơi thở vô, hơi thở ra, làm cho sung mãn, nên được quả lớn, được lợi ích lớn. Và này La Hầu La, thế nào là tu tập niệm hơi thở ra, hơi thở vô làm cho sung mãn nên được quả lớn, được lợi ích?”. (Kinh Trung Bộ, tr.329, Kinh Giaó Giới La Hầu La)

Ở đây, lời dạy này có những danh từ khó hiểu như: làm cho sung mãn, được quả lớn,được lợi ích lớn. Vậy làm cho sung mãn như thế nào? Ðược quả lớn, được lợi ích lớn như thế nào?

Chữ “sung mãn” có nghĩa là đầy đủ, sung túc, tràn đầy, dư thừa không thiếu hụt. Tóm lại, trước khi thực hiện nghĩa này thì phải tập an trú tâm trọn vẹn trong hơi thở. An trú tâm trọn vẹn trong hơi thở tức là biết hơi thở vô, hơi thở ra một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, thoải mái, an lạc, đó là làm cho tràn đầy, sung túc, dư thừa, không thiếu về niệm hơi thở.

Quả lớn là gì? “Quả lớn” có nghĩa là kết quả to lớn của sự tu tập về hơi thở vô, hơi thở ra. Quả lớn còn nghĩa là kết quả của sự tu tập đạt được sự giải thoát một cách cụ thể rõ ràng, hay nói cách khác là làm chủ được sanh, già, bệnh, chết, tức là tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ.

Ðược lợi ích lớn là gì? “Lợi ích lớn” có 5 nghĩa là:

1- Ðời sống được an vui, hạnh phúc, không có ác pháp nào làm dao động được tâm, tâm luôn luôn thanh thản, an lạc và vô sự, thường thản nhiên trước mọi dục lạc thế gian, mọi sự cám dỗ vật chất, mọi ác pháp, v.v...

2- Làm chủ được tuổi già, có nghĩa là khỏe mạnh quắc thước như một thanh niên cường tráng.

3- Làm chủ được mọi bệnh tật, không sợ ốm đau như người thường tục.

4- Làm chủ được sự sống chết, muốn sống thì sống, muốn chết thì chết.

5- Chấm dứt tái sanh luân hồi.

Trên đây là năm điều lợi ích lớn của kiếp sống làm người do tu tập hơi thở vô, hơi thở ra.

Vậy, trước khi muốn tu tập giới hành hơi thở vô, hơi thở ra thì chúng ta hãy lắng nghe đức Phật dạy La Hầu La: “Ở đây này La Hầu La, vị Tỳ kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống và ngồi kiết già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt. Tỉnh giác, vị ấy thở vô, tỉnh giác, vị ấy thở ra”.

Ðọc đoạn kinh này chúng ta cần lưu ý những từ sau đây: khu rừng, gốc cây, ngôi nhà trống, ngồi kiết già, lưng thẳng, an trú chánh niệm trước mặt, tỉnh giác. Vậy khu rừng, gốc cây, ngôi nhà trống là địa điểm để tu tập, có nghĩa là tìm nơi chốn yên tịnh, vắng vẻ để tu tập hơi thở vô, hơi thở ra. Nếu địa điểm không tìm được như trên đức Phật đã dạy, thì sự tu tập về hơi thở vô hơi thở ra rất khó khăn. Các phật tử lưu ý những lời dạy này, vì nó rất cần thiết cho sự tu tập của quý vị, xin quý vị nên nhớ kỹ. Quý vị đừng cho rằng bất cứ nơi đâu tu cũng được, thì đức Phật dạy điều này để làm gì? Có quan trọng đức Phật mới dạy như vậy. Ðừng nghe theo những nhà Ðại thừa và Thiền tông. Họ chỉ nói suông: “Bất cứ chỗ nào tu cũng được, tu trong bốn oai nghi, tu trong công việc làm”. Lời nói này đi ngược lại lời dạy của đức Phật.

Ngồi kiết già là gì? “Ngồi kiết già” là tư thế ngồi xếp bằng tréo hai chân đan vào nhau. Ðó là tư thế ngồi của người tu thiền định. Tư thế ngồi này rất vững chắc để thân tâm dễ gom vào một đối tượng thân hành nội (hơi thở).

Ví dụ: Ði, đứng, nằm ngồi, co tay, duỗi chân, ngước nhìn, nói nín, ăn, nhai nuốt, hơi thở vô, hơi thở ra, v.v... đều là thân hành, nhưng phải rõ tất cả thân hành của thân là thân hành ngoại, chỉ trừ có hơi thở là thân hành nội. Như vậy chúng ta phải hiểu rõ mới có thể tu tập được.

An trú chánh niệm là gì? “An trú chánh niệm” là ở yên ổn trong niệm chân chánh.

Niệm chân chánh là gì? Trong đạo Phật có bốn chỗ niệm chân chánh:

1- Niệm thân.

2- Niệm thọ.

3- Niệm tâm.

4- Niệm pháp.

Chữ chánh niệm ở đây gồm chung có 4 niệm, như vậy an trú chánh niệm tức là an trú trong bốn niệm. Vậy an trú bốn niệm một lần có được không? An trú bốn niệm một lần là tu tập Tứ Niệm Xứ. Cho nên Tứ Niệm Xứ còn gọi là Chánh Niệm.

Ngoài bốn niệm: thân, thọ, tâm, pháp còn có niệm nào khác nữa không?

Trên thân gồm có hai niệm:

1- Thân hành niệm nội.

2- Thân hành niệm ngoại.

Trên thọ gồm có ba niệm:

1- Niệm thọ lạc.

2- Niệm thọ khổ.

3- Niệm thọ bất lạc bất khổ.

Trên tâm gồm có hai niệm:

1- Niệm tịnh.

2- Niệm động.

Trên pháp gồm có hai niệm:

1- Niệm thiện.

2- Niệm ác.

Ở đây, bài pháp này đức Phật đang dạy La Hầu La về hơi thở vô, hơi thở ra, vì thế chánh niệm ở đây phải hiểu là thân hành niệm nội, tức là hơi thở vô hơi thở ra. Vậy “an trú chánh niệm trước mặt” tức là an trú hơi thở vô, hơi thở ra ở trước mặt.

Tỉnh giác nghĩa là gì? “Tỉnh giác” nghĩa là biết rất rõ ràng từng chi tiết nhỏ, biết rất kỹ lưỡng, biết không có mờ mịt một chút xíu nào cả. Ở đây, chúng ta nên hiểu đức Phật dạy La Hầu La phải biết rất kỹ từng hơi thở vô, từng hơi thở ra.

Người giữ gìn giới hành hơi thở vô hơi thở ra có nghĩa là tu tập an trú trong hơi thở vô hơi thở ra phải biết rất rõ ràng, không được để quên, để mất, để mờ mịt hơi thở vô ra.

Vì tâm chúng ta hay quên (vô ký) nên phải dùng pháp tác ý, dẫn tâm tỉnh giác mãi mãi, làm cho tâm sáng suốt thấy biết rất rõ ràng từng hơi thở vô, ra: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”. An trú được trong hơi thở là đạt được căn bản về phương pháp tu Ðịnh Niệm Hơi Thở.

Ðể thực hiện giới hành này chúng ta nên theo lời đức Phật dạy Tôn Giả La Hầu La mà tu tập như sau:

Trước tiên chúng ta tìm nơi vắng vẻ, yên tịnh, rồi tập ngồi kiết già lưng thẳng, sau khi tập ngồi kiết già lưng thẳng được, có nghĩa là ngồi tréo chân mà không thấy khó chịu, hoặc đau hoặc tê chân chừng nửa tiếng đồng hồ.

Khi ngồi được nửa tiếng đồng hồ yên ổn thì mới đặt niệm hơi thở vô, hơi thở ra trước mặt và tác ý như sau: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”. Khi tác ý xong câu này ta truyền lệnh: “Hít!”. Truyền lệnh xong ta mới hít vô, tỉnh giác rất kỹ theo hơi thở vô. Sau khi hơi thở vô hết ta truyền lệnh: “Thở!”. Khi truyền lệnh xong ta mới thở ra và phải sáng suốt tỉnh giác theo hơi thở ra.

Cứ như vậy mà tu tập 1 phút. Nếu tu tập 1 phút sức tỉnh giác rất tốt không quên hơi thở nào, có nghĩa là trong một phút không bao giờ ta quên hơi thở, mà cũng có nghĩa là trong một phút không có một niệm vọng tưởng nào xen vào được.

Nếu một phút tu tập tốt, ta tăng lên 2 phút, rồi 3 phút, rồi 4, 5 phút. Sau khi đạt được 5 phút rất tỉnh giác hơi thở ra vô, ta tăng lên 6, 7, 8, 9, 10 phút. Sau khi tăng lên10 phút ta soát xét xem lại toàn bộ cơ thể có xảy ra trạng thái gì không ?

Ví dụ: nặng đầu, nặng mặt, choáng váng chóng mặt, v.v... Khi có những trạng thái như vậy xảy ra thì nên báo cho thiện hữu tri thức biết để kịp thời sửa lại cho đúng cách tu tập, để tâm không bị ức chế, cơ bắp và thần kinh không bị rối loạn, v.v...

Trong giới hành về hơi thở vô, hơi thở ra có 19 đề mục tu tập. Mười chín đề mục Ðịnh Niệm Hơi Thở được chia ra làm hai phần:

1- Bảy đề mục đầu nhiếp tâm và an trú tâm.

2- Mười hai đề mục sau đẩy lùi các ác pháp.

1.- BẢY ĐỀ MỤC NHIẾP TÂM VÀ AN TRÚ TÂM

1.- ĐỀ MỤC THỨ NHẤT: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”.

Ðó là đề mục thứ nhất để tu tập nhiếp tâm trong hơi thở. Ðề mục này tập trung tâm tại nhân trung giữa hai lỗ mũi, biết hơi thở ra vô tại chỗ đó, chứ không được theo hơi thở vô lồng ngực và ngược lại hơi thở từ lồng ngực chạy ra. Nếu các bạn nhiếp tâm được 30’ mà không quên hơi thở, tức là không có tạp niệm xen vào thì đó là các bạn đã tu tập viên mãn đề mục thứ nhất. Khi tu tập viên mãn đề mục thứ nhất thì quý phật tử nên xin Thầy kiểm tra hơi thở, rồi mới xin Thầy cho tu tập tiếp đề mục thứ hai...

Mới làm quen với hơi thở thì quý phật tử không nên tu tập nhiều, mà chỉ nên tu tập thời gian ngắn từ 1 phút đến 5 phút, rồi xả nghỉ 5 phút. Khi nghỉ 5 phút xong lại tiếp tục tu tập.

Bắt đầu tu tập chỉ tu tập 1 phút để đạt được chất lượng, tức là nhiếp tâm và an trú tâm cho được, có nghĩa là không còn có một niệm nào xen vào trong hơi thở, và lúc bấy giờ tâm chỉ duy nhất biết có hơi thở ra vào một cách nhẹ nhàng, thoải mái và dễ chịu.

Ðấy là quý phật tử tu tập đúng pháp, còn ngược lại có chướng ngại pháp, hô hấp rối loạn, tức ngực, đau đầu, khó thở... thì đó là tu sai pháp, có phần ức chế tâm, cần phải dừng lại không nên tu tập nữa, phải chờ Thầy kiểm tra lại hơi thở, chừng nào Thầy cho phép thì mới tu.

Hơi thở là thân hành nội nên khi tu tập phải có một vị thầy có kinh nghiệm về hơi thở hướng dẫn, còn nếu không có người hướng dẫn thì quý phật tử đừng nên tự ý tu tập, nó rất nguy hiểm. Xin quý phật tử lưu ý!

2.- ĐỀ MỤC THỨ HAI: “Hít vô dài tôi biết tôi hít vô dài; thở ra dài tôi biết tôi thở ra dài”.

Ðề mục này là đề mục vận dụng điều khiển hơi thở, nó có mục đích làm giảm nhẹ nơi tập trung tâm, và sức tập trung rất cao để đạt được chất lượng nhiếp tâm và an trú trong thời gian tu tập không bị tạp niệm xen vào. Ðó là một phương pháp gom tâm đệ nhất. Nhưng quý phật tử nên nhớ, tu theo Phật giáo không được tập trung tâm một chỗ, vì tập trung tâm một chỗ rất nguy hiểm, có thể làm rối loạn các cơ và thần kinh gây ra bệnh tưởng, bệnh tẩu hỏa nhập ma, khiến con người mất trí. Khi tu tập đề mục này thì chú ý vào hơi thở chậm và nhẹ, vì khi tác ý như vậy thì hơi thở bắt đầu thở chậm và nhẹ một cách tự nhiên, chứ không dùng các cơ vận dụng thở chậm và nhẹ. Dùng các cơ vận dụng thở chậm và nhẹ là sai. Ở đây chỉ cần tác ý hơi thở chậm nhẹ thì tự động hơi thở sẽ thở chậm nhẹ, lúc bấy giờ chúng ta chỉ cần tác ý theo đề mục đã trạch pháp câu: “Hít vô dài tôi biết tôi hít vô dài; thở ra dài tôi biết tôi thở ra dài”.

3.- ĐỀ MỤC THỨ BA: “Hít vô ngắn tôi biết tôi hít vô ngắn; thở ra ngắn tôi biết tôi thở ra ngắn”.

Ðó là đề mục thứ ba của Ðịnh Niệm Hơi Thở, khi chúng ta muốn hơi thở ngắn thì tác ý câu này: “Hít vô ngắn tôi biết tôi hít vô ngắn; thở ra ngắn tôi biết tôi thở ra ngắn”. Ðây là cách điều khiển hơi thở ngắn bằng pháp như lý tác ý. Xin các bạn lưu ý: Do tu tập về hơi thở nên phải làm chủ được hơi thở. Muốn thở dài thì hơi thở dài, muốn thở ngắn thì hơi thở ngắn. Khi nào chúng ta thở dài, thở ngắn mà không thấy có sự rối loạn hô hấp, đó là chúng ta đã làm chủ hơi thở thành công.

Riêng về phần tu tập hơi thở thì nên tu tập hơi thở bình thường là tốt nhất, không nên vận dụng hơi thở dài hoặc hơi thở ngắn.

4.- ĐỀ MỤC THỨ TƯ: “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô; cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra”.

Ðây là đề mục dời tụ điểm không còn thấy hơi thở ra, vô tại nhân trung nữa. Mỗi lần hít thở cảm nhận sự rung động toàn thân. Trong pháp Thân Hành Niệm dạy: “Cảm giác thân hành tôi biết tôi hít vô; cảm giác thân hành tôi biết tôi thở ra”. Chỗ này tu tập khi nào từng hơi thở cảm nhận được sự rung động của toàn thân, thì đó là kết quả của đề mục này.

5.- ĐỀ MỤC THỨ NĂM: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô; an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”.

Ðây là một đề mục rất quan trọng trong sự tu tập mà đức Phật thường nhắc nhở: “Nhiếp tâm và an trú tâm”. Từ đề mục thứ nhất đến đề mục thứ tư là những đề mục nhiếp tâm, còn đề mục thứ năm này là đề mục an trú tâm, chứ không còn là đề mục nhiếp tâm nữa. Ðề mục này rất quan trọng và lợi ích to lớn trong việc đẩy lui các chướng ngại pháp trên thân, thọ, tâm và pháp. Ðề mục này tu xong cũng giống như người lính đánh trận có chiến hào, vì thế tất cả cảm thọ không thể tấn công được. Ðây là phương pháp làm chủ bệnh mà Tứ Niệm Xứ thường dạy: “Trên thân quán thân để khắc phục tham ưu”. “Trên tâm quán tâm để khắc phục tham ưu”. “Trên thọ quán thọ để khắc phục tham ưu”. “Trên pháp quán pháp để khắc phục tham ưu”. Quý phật tử nên lưu ý đề mục này, nó rất quan trọng trong sự tu tập làm chủ sanh, già, bệnh, chết.

“An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô; an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Ðề mục này tu tập an trú tâm vào hơi thở để diệt trừ các bệnh khổ. Khi thân có bệnh thì nó là nơi ẩn núp để chiến đấu với giặc bệnh, tử. Cho nên, “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô; an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”, rồi nương vào hơi thở: hơi thở thứ nhất biết thân mình đang an ổn; hơi thở thứ hai thân mình đang an ổn; hơi thở thứ ba, thứ tư, thứ năm, cũng vậy. Nhắc câu tác ý lại một lần nữa, rồi từng hơi thở kĩ lưỡng nương vào mà cảm nhận thân an ổn. Chưa an ổn thì tiếp tục nương nó nữa, cảm nhận nữa, cứ 5 hơi thở thì lại tác ý.

6.- ĐỀ MỤC THỨ SÁU: “Cảm giác tâm hành tôi biết tôi hít vô; cảm giác tâm hành tôi biết tôi thở ra”.

Ðề mục này là để hướng dẫn chúng ta ý thức nhận xét sự hoạt động của tâm theo từng hơi thở ra vô, chứ không phải biết hơi thở ra vô bình thường. Do đó, mỗi lần hít vô hay thở ra chúng ta đều lắng nghe tâm đang có niệm hay không niệm. Khi tu tập lắng nghe tâm từng hơi thở mà thấy tâm lặng lẽ bất động, không một niệm xen vào trong suốt 30’ hay 1 giờ là chúng ta đã đạt được kết quả tu tập về đề mục này.

7.- ĐỀ MỤC THỨ BẢY: “An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô; an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra”.

Khi tâm chúng ta đang bị động mà không có cách nào làm cho nó an được, thì chúng ta sử dụng ngay đề mục này bằng phương pháp như lý tác ý: “An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô; an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra”. Cứ mỗi lần tác ý như vậy là chúng ta cảm nhận như tâm chúng ta có một sự an ổn trong im lặng, và mỗi lần hơi thở ra, vô là tràn ngập sự an ổn của thân và tâm. Nếu kết quả này kéo dài từ một giờ đến hai giờ là chúng ta đã hoàn thành đề mục này.

Chính trạng thái tâm an tịnh này tạo nên năng lực đẩy lui các cảm thọ trong tâm dễ lắm, không còn tạp tưởng, dù có những tư tưởng mạnh như thế nào đi nữa cũng đẩy lui được hết.

2.- MƯỜI HAI ĐỀ MỤC LI ÁC PHÁP

Mười hai đề mục Ðịnh Niệm Hơi Thở về sau là phần quán ly tham, ly sân, ly si. Muốn ly tham, sân, si, mạn, nghi và các chướng ngại pháp khác, đều phải ở trong trạng thái an tịnh của thân tâm thì mới phá 5 triền cái và các ác pháp rất dễ dàng, không còn khó khăn, mệt nhọc.

Mười hai đề mục Ðịnh Niệm Hơi Thở ly ác pháp và các chướng ngại này gồm có:

ĐỀ MỤC LI ÁC PHÁP THỨ NHẤT

7.- ĐỀ MỤC THỨ BẢY: “Quán thân vô thường tôi biết tôi hít vô; quán thân vô thường tôi biết tôi thở ra”.

Khi thân tâm được an trú trong hơi thở vô, hơi thở ra, thì suốt trong thời gian tu tập hơi thở quý vị thỉnh thoảng tác ý câu này: “Quán thân vô thường tôi biết tôi hít vô;quán thân vô thường tôi biết tôi thở ra”.

Nương vào hơi thở vô ra và tác ý như vậy thì giúp cho quý phật tử có một nội lực mạnh mẽ, cảm thấy thân vô thường thật sự. Từ đó thân kiến kiết sử bị đoạn dứt. Ðây là tu tập đề mục Ðịnh Niệm Hơi Thở câu hữu với pháp tác ý các pháp vô thường để diệt ngã, xả tâm. Quán thân vô thường có nghĩa là thấy thân thay đổi từng phút, từng giây như thật, thân không còn chỗ nào là thường còn, bất di bất dịch. Cho nên biết thân vô thường là biết thân này không phải là Ta, không phải của Ta, không phải bản ngã của Ta. Do biết rõ như vậy là nhờ hằng ngày tác ý đề mục thứ tám của Ðịnh Niệm Hơi Thở: “Quán thân vô thường tôi biết tôi hít vô; quán thân vô thường tôi biết tôi thở ra”.

ĐỀ MỤC LI ÁC PHÁP THỨ HAI

8.- ĐỀ MỤC THỨ TÁM: “Quán thọ vô thường tôi biết tôi hít vô; quán thọ vô thường tôi biết tôi thở ra”. Ðề mục này tu tập như đề mục thứ tám: “quán thọ vô thường”, để thấm nhuần thọ là vô thường thật sự, khiến cho khi thân có bệnh tật khổ đau tâm không dao động, không sợ hãi. Ðó là mục đích của đề mục này. Vậy, muốn tâm bất động trước các cảm thọ thì đề mục này phải cần siêng năng tu tập không được biếng trễ. Ðây là tu tập Ðịnh Niệm Hơi Thở câu hữu với pháp tác ý: “Quán thọ vô thường”.

Cảm thọ mà biết nó thật sự vô thường thì quý phật tử không còn lo sợ khi thân có bệnh. Vả lại thường tác ý: “Quán thọ vô thường tôi biết tôi hít vô; quán thọ vô thường tôi biết tôi thở ra”, và an trú trong hơi thở ra vô nên bệnh tật tức khắc đã biến mất.

Ở đây, có ba đề mục Ðịnh Niệm Hơi Thở gom lại thành một nội lực rất mạnh. Ðó là:

1- Ðề mục thứ năm của Ðịnh Niệm Hơi Thở: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô; an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”.

2- Ðề mục thứ bảy của Ðịnh Niệm Hơi Thở: “An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô; an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra”.

3- Ðề mục thứ chín của Ðịnh Niệm Hơi Thở: “Quán thọ vô thường tôi biết tôi hít vô; quán thọ vô thường tôi biết tôi thở ra”.

Ðây là ba đề mục diệt trừ ác pháp cảm thọ, khiến chúng không còn tác động vào thân tâm quý phật tử được nữa. “Một cây làm chẳng nên non, ba cây dụm lại nên hòn núi cao”. Nếu quý phật tử tu tập ba đề mục này có chất lượng đầy đủ, thì không có bệnh khổ nào dám bén mảng vào thân quý vị được.

Ðây là pháp môn tu tập Ðịnh Niệm Hơi Thở kết hợp với pháp môn Tứ Niệm Xứ để diệt trừ các bệnh khổ nơi thân tâm của quý vị.

Lợi ích lớn như vậy cho đời người, xin quý vị hãy cố gắng tu tập cho thuần thục, đừng tu tập lấy có, chẳng giải quyết được những gì, phí thời gian và công sức.

ĐỀ MỤC LI ÁC PHÁP THỨ BA

10.- ĐỀ MỤC THỨ MƯỜI: “Quán tâm vô thường tôi biết tôi hít vô; quán tâm vô thường tôi biết tôi thở ra”.

Người ở ngoài đời cũng như các tôn giáo khác, trong đó có Ðại thừa, Thiền Tông, Tịnh Ðộ Tông, Pháp Hoa Tông, Mật Tông, v.v... đều cho tâm này là linh hồn, là Phật tánh, là tánh Không, là Chơn như, là trí tuệ Bát Nhã, là bản thể của vạn hữu, v.v... Ðó là một sự hiểu biết lầm lạc bằng ảo tưởng, tâm là một xứ trong Tứ Niệm Xứ: thân, thọ, tâm, pháp.

Cho nên, “quán tâm vô thường” cũng như quán thọ, hay quán thân vô thường vậy.

Hằng ngày quán tâm vô thường để chúng ta không bị kiến chấp Linh hồn, Phật tánh thường hằng của tà giáo ngoại đạo. Và luôn nhờ có quán tâm vô thường nên từng tâm niệm sanh khởi chúng ta không bị dính mắc và chấp đắm. Ðây là tu tập Ðịnh Niệm Hơi Thở câu hữu với Tứ Niệm Xứ.

ĐỀ MỤC LI ÁC PHÁP THỨ TƯ

11.- ĐỀ MỤC THỨ MƯỜI MỘT: “Quán các pháp vô thường tôi biết tôi hít vô; quán các pháp vô thường tôi biết tôi thở ra”.

Ðây là một đề mục tu tập hơi thở trong pháp môn Tứ Niệm Xứ, để thấm nhuần các pháp đều vô thường, nhờ thế các pháp đến với chúng ta là chúng ta đều buông xả sạch, vì chúng ta hiểu: “Buông xuống đi! Hãy buông xuống đi! Chớ giữ làm chi, có ích gì? Thở ra chẳng lại, còn chi nữa, Các pháp vô thường, buông xuống đi!” Ðề mục này siêng năng tu tập khi đã thấm nhuần thì có ích lợi rất lớn, đó là nhìn các pháp mà không dính mắc, không chấp trước; nhìn các pháp để tìm lỗi mình không tìm lỗi người; tìm lỗi mình để sửa mình không còn phiền não khổ đau; tìm lỗi mình để biết thương yêu mọi người; tìm lỗi mình để mình trở nên người thiện, người hiền, người tốt, người làm chủ được tâm mình.

ĐỀ MỤC LI ÁC PHÁP THỨ NĂM

12.- ĐỀ MỤC THỨ MƯỜI HAI: “Quán ly tham tôi biết tôi hít vô; quán ly tham tôi biết tôi thở ra”.

Theo lời đức Phật dạy, chỉ cần từ bỏ được tâm tham là nhập vào Niết Bàn, chấm dứt tái sanh luân hồi. Như vậy, hằng ngày quý phật tử thường tác ý câu: “Quán ly tham tôi biết tôi hít vô; quán ly tham tôi biết tôi thở ra”, rồi nương vào hơi thở nhiếp tâm và an trú như các đề mục trên đã dạy, thì ngũ triền cái: tham, sân, si, mạn, nghi sẽ bị diệt trừ một cách dễ dàng trong đề mục này. Khi tâm tham đã được ly ra thì tâm chúng ta luôn luôn thanh thản, an lạc và vô sự. Tâm thanh thản, an lạc và vô sự là tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ.

ĐỀ MỤC LI ÁC PHÁP THỨ SÁU

13.- ĐỀ MỤC THỨ MƯỜI BA: “Quán ly sân tôi biết tôi hít vô; quán ly sân tôi biết tôi thở ra”. Nếu tâm sân đã được từ bỏ sạch thì Niết Bàn ở tại đó. Chỉ cần chuyên tu tập một đề mục này để từ bỏ được tâm sân thì con đường tu của Phật giáo đâu mấy khó khăn. Phải không quý phật tử? Như lời dạy dưới đây, đức Phật đã bảo đảm với chúng ta: “Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A La Hán nói đến. Và tôi đã được nghe. Này các Tỳ kheo, hãy từ bỏ một pháp, Ta bảo đảm cho các Ngươi không đi đến lại (tái sanh). Thế nào là một pháp? Sân, này các Tỳ kheo, là một pháp các Ngươihãy từ bỏ. Ta bảo đảm cho các Ngươi khôngđi tái sanh. Thế Tôn nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến”. Theo lời dạy trên của Ngài A Nan, chúng ta chỉ cần tu tập một đề mục này cũng đủ chứng đạo quả giải thoát, chấm dứt tái sanh luân hồi chỉ trong một đời này mà thôi.

ĐỀ MỤC LI ÁC PHÁP THỨ BẢY

14.- ĐỀ MỤC THỨ MƯỜI BỐN: “Quán từ bỏ tâm tham tôi biết tôi hít vô; quán từ bỏ tâm tham tôi biết tôi thở ra”.

Ðề mục này tu tập cũng giống như đề mục “Quán ly tham...”, nhưng ở đây “Từ bỏ” mạnh hơn. Vậy khi tu tập ly được tâm tham thì chúng ta lại kế tiếp tu tập từ bỏ tâm tham thì lại thấm nhuần nhiều hơn, và tâm tham sẽ bị diệt trừ.

Khi tu tập ly được tâm tham thì phải cố gắng tu tập từ bỏ tâm tham. Như vậy quý phật tử thấy rất rõ ràng, muốn diệt trừ một ác pháp nào trong tâm của chúng ta đều phải từ dễ đến khó. Từ ly đến từ bỏ là một đoạn đường tu tập để diệt trừ lòng tham dục của chúng ta. Chính nó là gốc sinh ra muôn vàn sự khổ đau của loài người. Mong quý phật tử hiểu rõ những điều này để nhiệt tâm tu tập, ngõ hầu được ra khỏi mọi sự khổ đau của kiếp làm người.

ĐỀ MỤC LI ÁC PHÁP THỨ TÁM

15.- ĐỀ MỤC THỨ MƯỜI LĂM: “Quán từ bỏ tâm sân tôi biết tôi hít vô; quán từ bỏ tâm sân tôi biết tôi thở ra”. Ðề mục này tu tập cũng giống như đề mục “Quán ly sân...”, nhưng ở đây nó mạnh hơn là do “Quán từ bỏ tâm sân”. Nếu người nào bền chí tu tập, chỉ một đề mục này thôi cũng đủ làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi.

Ở đây, quý phật tử thấy, có hai tâm mà cần phải tu tập xả ly, từ bỏ và diệt trừ, đó là tâm tham và tâm sân. Có hai tâm này mà đã chiếm bốn đề mục tu tập của Ðịnh Niệm Hơi Thở:

1- Ly tâm tham.

2- Ly tâm sân.

3- Từ bỏ tâm tham.

4- Từ bỏ tâm sân.

Bốn đề mục này quý phật tử tu tập nhuần nhuyễn rồi mới tiến tới tu tập đề mục thứ mười sáu.

ĐỀ MỤC LI ÁC PHÁP THỨ CHÍN

16.- ĐỀ MỤC THỨ MƯỜI SÁU: “Quán đoạn diệt tâm tham tôi biết tôi biết tôi hít vô; quán đoạn diệt tâm tham tôi biết tôi thở ra”.

Ðề mục tu tập này có một sự quyết liệt mạnh mẽ hơn những đề mục trên vì “đoạn diệt tâm tham”. Ở trên chỉ có “ly” và “từ bỏ”, mà chưa làm cho nó tiêu diệt. Tại sao chỉ có tâm tham mà phải ba đề mục tu tập cẩn thận như vậy?

Kính thưa quý phật tử! Tâm tham dục là một nguyên nhân sinh ra muôn thứ khổ đau của loài người như trên đã nói, Vì thế nó quan trọng đệ nhất trong các pháp ác. Cho nên tu tập tới đề mục này quý phật tử phải có sự quyết định mạnh mẽ không thể lôi thôi với tâm tham dục được.

Ðây là một pháp môn quyết liệt diệt trừ tâm tham, vì chính tâm tham dục của loài người mà con nguời phải chịu khổ đau vô vàn.

Ðề mục thứ 16 này là một pháp môn quyết định con đường tu tập của đạo Phật, diệt trừ tận gốc đau khổ. Vậy quý phật tử hãy cố gắng lên, đây là pháp môn cứu cánh thoát kiếp khổ đau của con người, mà mọi người phải tự thắp đuốc lên mà đi, không ai đi thay thế cho ai được.

Một phương pháp quá đơn giản: “Quán đoạn diệt tâm tham tôi biết tôi biết tôi hít vô; quán đoạn diệt tâm tham tôi biết tôi thở ra”. Cứ như thế nương vào hơi thở tu tập từ 1 phút đến 30 phút, sự tu tập ấy quá dễ dàng, không có khó khăn, không có mệt nhọc, chỉ còn có siêng năng tu tập là đạt kết quả mĩ mãn.

ĐỀ MỤC LI ÁC PHÁP THỨ MƯỜI

17.- ĐỀ MỤC THỨ MƯỜI BẢY: “Quán đoạn diệt tâm sân tôi biết tôi hít vô; quán đoạn diệt tâm sân tôi biết tôi thở ra”.

Ðề mục này cũng có một sự quyết định cuộc đời tu hành của mình, được hay không được. Nếu một người tu hành mà tâm sân còn thì có nghĩa lý gì là một tu sĩ Phật giáo. Phải không quý phật tử?

Sân là một tính rất xấu và cực ác, lúc sân nó có thể giết người, làm bất cứ một việc gì; lúc sân, nó cũng không sợ bất cứ một thứ gì.

Biết sự nguy hiểm của tâm sân như vậy, nên chúng ta quyết liệt đoạn diệt tâm sân tận gốc, không còn để một chút xíu trong tâm. Phải chấm dứt ngay liền. Chính dứt được tâm sân là Niết bàn ngay liền tại đây, đâu có xa gì? Vì tâm sân diệt là tâm tham diệt; tâm sân còn là tâm tham còn. Trong hai tâm này diệt một tâm này thì tâm kia phải diệt. Biết rõ điều này nên đức Phật đưa vào Ðịnh Niệm Hơi Thở sáu đề mục liên tục để diệt trừ tâm tham và tâm sân.

“Quán đoạn diệt tâm sân tôi biết tôi hít vô; quán đoạn diệt tâm sân tôi biết tôi thở ra”. Ðó là một câu tác ý nương theo hơi thở để diệt tâm sân một cách tuyệt vời. Nếu quý phật tử chuyên cần tu tập hằng ngày, rảnh giờ nào tu tập giờ nấy. Suốt thời gian tu tập một năm tâm sân của quý vị sẽ bị diệt trừ. Tâm quý vị sẽ như đất, không còn chướng ngại pháp nào làm quý vị sân được.

ĐỀ MỤC LI ÁC PHÁP THỨ MƯỜI MỘT

18.- ĐỀ MỤC THỨ MƯỜI TÁM: “Quán tâm định tỉnh tôi biết tôi hít vô; quán tâm định tỉnh tôi biết tôi thở ra”.

Ðây là đề mục phá tâm si. Quý phật tử phải cố gắng tu tập với đề mục này cho nhuần nhuyễn. Khi tu tập đã nhuần nhuyễn thì không bao giờ có hôn trầm thùy miên và vô ký đến thăm quý vị nữa. Nếu quý phật tử tu tập chưa nhuần nhuyễn thì quý vị sẽ bị hôn trầm thùy miên đánh gục. Hôn trầm thùy miên là một pháp cực ác đối với những người tu hành theo Phật giáo.

Cho nên, trước khi muốn tu tập một pháp môn nào, có thể sử dụng đề mục này trước để giữ tâm được tỉnh táo, không bị những trạng thái si mê xen vào trong lúc tu tập. Nếu quý phật tử diệt trừ tâm tham, tâm sân ở các đề mục trên, thì đến đề mục thứ 18 này tâm si cũng đã bị diệt mất. Vì thế khi tu tập đề mục này, quý phật tử chỉ cần tác ý: “Quán tâm định tỉnh tôi biết tôi hít vô; quán tâm định tỉnh tôi biết tôi thở ra”, là tâm định tỉnh có ngay liền.

ĐỀ MỤC LI ÁC PHÁP THỨ MƯỜI HAI

19.- ĐỀ MỤC THỨ MƯỜI CHÍN: “Với tâm giải thoát tôi biết tôi hít vô; với tâm giải thoát tôi biết tôi thở ra”.

Ðây là đề mục cuối cùng của Ðịnh Niệm Hơi Thở, khi tất cả các đề mục trên đều đã hoàn tất viên mãn thì đến đề mục này là tâm bất động hoàn toàn, có nghĩa là tâm lúc nào cũng thanh thản, an lạc và vô sự, tức là tâm ở trạng thái không phóng dật. Xưa đức Phật đã xác định cho chúng ta biết, trạng thái này là cứu cánh Niết Bàn: “Ta thành Chánh Giác là nhờ tâm không phóng dật, muôn pháp lành cũng đều nơi đó sinh ra”.

Ðây là đề mục thứ 19 của Ðịnh Niệm Hơi Thở. Một đề mục chỉ cho trạng thái Niết Bàn: “Với tâm giải thoát tôi biết tôi hít vô; với tâm giải thoát tôi biết tôi thở ra”. Khi tâm ở trong trạng thái bất động Niết Bàn thì tâm không phóng dật theo các pháp, nên tâm luôn luôn tự nhiên ở trên hơi thở ra, hơi thở vào. Cho nên câu tác ý: “Với tâm giải thoát tôi biết tôi hít vô; với tâm giải thoát tôi biết tôi thở ra”, là chỉ rõ tâm bất động là luôn luôn biết hơi thở ra vào nhẹ nhàng êm ái, mà không do dụng công chút nào cả, nếu còn dụng công để tâm biết hơi thở ra vào là chưa giải thoát.

Ðịnh Niệm Hơi Thở rất tuyệt vời, nếu người nào cứ theo đúng 19 đề mục của Ðịnh Niệm Hơi Thở này tu tập, mỗi đề mục đều có kết quả thì đến đề mục thứ 19 sẽ nhập vào chỗ tâm bất động một cách dễ dàng. Chỗ tâm bất động là Niết Bàn, là cứu cánh của Phật giáo. Tác ý đề mục: “Với tâm giải thoát tôi biết tôi hít vô; với tâm giải thoát tôi biết tôi thở ra” này, cũng như quý phật tử tác ý: “Tâm thanh thản, an lạc và vô sự”.

*****

IV.- ĐỊNH SÁNG SUỐT

Sau thời gian tu tập quá mệt nhọc (vì đã ra sức dụng công), cơ thể và tinh thần của quý vị đã mỏi mệt, thì hãy tu tập Ðịnh Sáng Suốt, tức là phương pháp thư giãn. Muốn tu tập phương pháp này thì quý phật tử buông xả các pháp ra, có nghĩa là quý vị không còn tu tập pháp nào cả, tìm một nơi an tịnh ngồi buông thả tay chân ra và tác ý: “Các cơ và tinh thần buông xuống! Buông xuống hết!”. Quý vị nhắc như vậy để rồi toàn thân sẽ thư dãn, và tinh thần sẽ thấy thoải mái, an lạc và dễ chịu.

Tập luyện các pháp môn Chánh Niệm Tỉnh Giác và Ðịnh Niệm Hơi Thở là để quý phật tử định tỉnh và ngăn ác diệt ác pháp trên thân tâm, Nhưng tập luyện kéo dài sẽ bị ức chế. Vậy thì phải có giờ nghỉ. Chính giờ nghỉ là giờ quan trọng. Ðiểm quan trọng nhất là pháp xả tâm trong giờ nghỉ.

Trong giờ nghỉ, tâm quý phật tử khởi lên niệm gì, thí dụ muốn nói chuyện, muốn làm cái này cái kia thì nhất định không làm theo nó. Ðó là pháp thư giãn Xả Tâm.

Thật sự ra không cần phải tập luyện pháp gì khác, mà tối ngày giữ mình là người vô sự, không làm gì hết, cứ ngồi mà xả tâm thôi, niệm gì khởi lên cũng xả hết, riết rồi mình có cái lực khiến cho đủ cả 7 Giác Chi xuất hiện. Cái tâm lúc đầu khởi lên sai bảo mình vậy, sau đó nó không sai bảo được nữa là mình đã phá sạch các dục, tức là thư giãn xả tâm. Tâm sạch hết các dục, các lậu hoặc thì tâm thanh tịnh. Ðó là điều quan trọng nhất của đời người tu tập. Thầy gọi là “Xả tâm”. Còn đức Phật nói là “Ðẩy lui chướng ngại pháp”. Thời nào cũng đẩy lui chướng ngại pháp. Tất cả các thời khóa biểu mà đức Phật đã để lại đều nhắc nhở, dạy phải “đẩy lui các chướng ngại pháp”. Cái tâm suy nghĩ, sai sử chính là chướng ngại pháp. Nó làm cho mình không vô sự. Cho nên phải nhớ giờ thư giãn chính là giờ xả tâm. Quý phật tử cứ làm lặt vặt, làm cho khuây khoả thì đó là phóng dật.

Cách giữ tâm vô sự, thư giãn thì điểm quan trọng cần biết là mỗi niệm khởi lên đều mang theo tính chất sai bảo mình làm, hoặc không có tính chất sai bảo làm. Quý vị phải nhớ là khi niệm nào sai bảo mình làm gì thì nhất định không làm. Không làm theo niệm tức là ly dục. Khi niệm muốn quý vị làm tức là có niệm dục, thì nhất định không làm là ly dục. Không làm là không bị phóng dật.

Quý vị cần phân biệt niệm dục và niệm “tào lao”. Niệm tào lao là niệm không sai bảo mình làm gì hết. Thí dụ quý vị nhớ bạn bè, hay những tư tưởng này kia thì điều đó không quan trọng; chỉ có niệm sai bảo quý vị làm gì thì đó mới là niệm dục.

Trong giờ tập luyện Thư Giãn, không có niệm gì hết là tốt. Cứ để cho nó không niệm. Còn khi có niệm thì quý vị phải suy xét coi để phân biệt niệm nào là niệm dục. Phải nắm cho vững điều này quý phật tử mới tập luyện Ðịnh Thư Giãn được.

Vừa tập luyện xong Ðịnh Niệm Hơi Thở thì qua tập luyện Ðịnh Thư Giãn, tức là Ðịnh Sáng Suốt để có thời gian nghỉ ngơi, tiếp tục tập luyện Chánh Niệm Tỉnh Giác, rồi Ðịnh Sáng Suốt lại. Như vậy là tập luyện liên tục, không có nghỉ. Nghỉ là tập luyện Ðịnh Sáng Suốt, giữa hai pháp tập luyện kia cần xen Ðịnh Sáng Suốt (Thư Giãn) vào giữa. Cách thức thư giãn không phải dễ thực hành đâu, coi chừng bị ức chế mà không hay. Thư giãn là nghỉ ngơi, phải để thân và tâm hoàn toàn nghỉ ngơi. Phải tác ý cho nó xả chứ không thì làm như tập luyện mà không có thời gian nghỉ ngơi, sẽ đi đến chỗ ức chế tâm. Cứ tác ý thư giãn theo định Sáng Suốt để không bị kẹt vào các pháp tập luyện khác, mà tập cho nó lìa ra khỏi các pháp để nghỉ ngơi. Nghỉ thì ra nghỉ; tập luyện thì ra tập luyện. Thư giãn cũng là tập luyện, không phải nói thư giãn là thư giãn được liền đâu; phải tập luyện.

Ðịnh Thư Giãn (hay Ðịnh Vô Sự, cũng là Ðịnh Sáng Suốt) hơi khó, vì khi yên lặng thì tâm thường gom vào hơi thở khi ngồi, còn nếu đang đi thì nó lại gom vào bước đi. Làm sao để nó không gom về hai cái đó. Thư Giãn thì phải làm như mình không biết tập luyện là gì hết, phải xả ra.

Khi đi thư giãn thì phải nhắc tâm đừng tập trung tâm dưới bước chân, mà nhìn cái này cái kia nếu đi trong thất, còn đi ngoài trời thì nhìn cây cối, trời mây. Ðừng lưu ý bước chân, đừng lưu ý hơi thở, đi như người vô sự. Thư giãn thì trở về trạng thái như khi không tập luyện gì hết. Tác ý để cơ bắp, thần kinh lơi ra, thư giãn ra. Nói chung thư giãn thì không tập trung trong pháp, phải trở về cái bình thường, không được ở trong ác pháp. Nó sai bảo mình làm gì thì không làm theo.

Ðó là ly dục. Chỉ có vậy thôi.

Tóm lại, giai đoạn đầu tiên tập luyện Ðịnh Sáng Suốt, hay Ðịnh Thư Giãn thì quý Phật tử tập như thế cho biết, để sau này tu tập tới giai đoạn hai là 4 Niệm Xứ trên 4 Niệm Xứ mới dễ. Khi bước qua tu 4 Niệm Xứ tức là tập luyện tỉnh giác, có nghĩa là “Trên thân quán thân để khắc phục tham ưu”, thì quý phật tử ở trên đó mà quét sạch chướng ngại pháp trên bốn chỗ: thân, thọ, tâm, pháp.

Một ngày một đêm mà tu tập như vậy quý phật tử sẽ ước nguyện cho gia đình được bình an, và bệnh tật sẽ được chuyển đổi, khiến cho gia đình được thay đổi, đem đến sự yên vui hạnh phúc.

Với một lòng tin vững chắc không gì thay đổi; với một tâm tha thiết tìm cầu sự giải thoát chân thật trong pháp môn của Phật giáo, thì quý phật tử sẽ thấy kết quả giải thoát ngay liền, khiến cho thân tâm vô sự và an lạc. Cuộc sống không còn biết lo lắng, sợ hãi và bận rộn về mọi việc.

Vì thế quý phật tử phải cố gắng tu tập, như lời Thầy đã dạy Thọ Bát Quan Trai. Thọ Bát Quan Trai là tu thiện pháp, luôn luôn lúc nào cũng ngăn ác và diệt ác pháp, để cho cuộc sống lúc nào cũng sanh thiện và tăng trưởng thiện pháp. Cho nên không cần phải tụng niệm, cúng lễ và sám hối niệm hồng danh chư Phật theo các nghi thức ngày xưa, của kinh sách phát triển. Nếu quý vị chuyên cần tu tập và sống đúng giới hạnh thì trong một ngày một đêm, quí vị sẽ thấy kết quả giải thoát đau khổ của kiếp người rất rõ ràng và cụ thể.

Nếu biết giới luật Phật có lợi ích không lường thì quý vị nên phát khởi thiện tâm, tu tập rốt ráo, liền được thiện giới thanh tịnh. Khi tu tập và trau dồi thân tâm như vậy, là quý vị đã thực hiện giới thể theo pháp môn bốn định như Thầy đã dạy ở trên, thì chứng quả giải thoát đâu còn xa, chỉ ở trong tầm tay của quý phật tử. Phải cố gắng lên, tu tập để không phí uổng một kiếp làm người.

*****

LỜI NHẮC NHỞ SAU CÙNG

Thưa quý vị phật tử! Trong một ngày một đêm vừa qua, quý vị đã cố gắng thực hiện đúng đời sống của một bậc chân tu. Ðó là sự gieo duyên để sau này có đủ duyên trở thành bậc chân tu giải thoát của Phật giáo, làm gương sáng cho mọi người soi, làm gương hạnh giải thoát cho mọi người tu. Ngày nay quý vị mới gieo duyên, ngày mai quý vị sẽ là những bậc Thánh tăng. Phải cố gắng một tháng chọn lấy một ngày tu tập sống làm Phật, thì mới mong có ngày làm Phật thật sự, tức là giải thoát hoàn toàn, tâm bất động hoàn toàn.

Một ngày một đêm quý vị có thấy khổ sở không? Quý vị có thích sống như vậy không? Ðời sống giải thoát là phải như vậy. Nếu không sống như vậy thì làm sao giải thoát được? Vì chỉ có lối sống này mới tìm được sự giải thoát của kiếp người. Phải nỗ lực, kiên trì, vì cuộc sống con người toàn là khổ đau, toàn là trói buộc, không lối thoát.

Một đêm, một ngày quý vị đã sống đúng, sống được, và tìm được nguồn an lạc trong cuộc sống này là một điều đáng khích lệ. Quý vị đã bắt đầu thực tập sống một cuộc sống mới, cuộc sống giải thoát khỏi bao nhiêu sợi dây triền phược của thế gian. Bây giờ có lẽ quý vị cũng ước nguyện cho mọi người được an lạc khi thọ Bát Quan Trai như quý vị. Xin hãy chia xẻ pháp lạc này với các huynh đệ của mình.

Chúc quý vị đạt kết quả tốt trên đường tu tập.

Tu Viện Chơn Như, 
Mùa An Cư năm 2004