• phattuvandao3
  • lailamtoduong1
  • ttl1
  • tamthuphattu
  • khatthuc1
  • toduongtuyetson
  • daytusi
  • phattuvandao1
  • amthat1
  • amthat2
  • vandao2
  • benthayhocdao
  • thanhanhniem1
  • lopbatchanhdao
  • tranhducphat
  • chanhungphatgiao
  • vandaptusinh
  • ThayTL
  • amthat3
  • tinhtoa2
  • thanhanhniem2
  • thanhanhniem3
  • ttl3
  • huongdantusinh
  • quetsan
  • tinhtoa1
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Am thất
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
JGLOBAL_PRINT

1/ TỨ NIỆM XỨ VÀ TỨ NIỆM XỨ; 2/ TÂM BẤT AN; 3/ THIẾU NGHỊ LỰC, NHIỆT TÂM VÀ ÁM THỊ

COM_CONTENT_ARTICLE_HITS

(Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích ĐVXP.1, TG. 2011, tr.136-142; tr.201-206; tr.221-229)
link sách: ĐVXP.1

1/ TỨ NIỆM XỨ VÀ TỨ NIỆM XỨ

Cũng vì đời sống thế gian không bỏ được, nên hầu hết tu sĩ Phật giáo khắp nơi trên thế giới, năm châu không thể nhập Tứ Niệm Xứ Vô Lậu Thánh Ðịnh và Tứ Thánh Hiện Tại An Lạc Trú Ðịnh được,

họ chỉ còn lý thuyết kiến giải loanh quanh “Tứ Niệm Xứ” bằng một cái tên “Minh Sát Tuệ, Trái Tim Thiền Ðịnh, Bốn Lãnh Vực Quán Niệm v.v...” Tứ Niệm Xứ Vô Lậu Thánh Ðịnh là loại Thiền định của đạo Phật, hành giả chuyên cần tu tập sẽ quét sạch lậu hoặc đưa tâm con người ly dục ly ác pháp, giải thoát hoàn toàn chấm dứt được sự tái sanh luân hồi. Nhưng quý vị, đừng hiểu theo tưởng giải của các nhà học giả mà tu hành chẳng đi đến đâu, họ lý luận đủ loại nhưng cuối cùng chỉ ức chế tâm chứ không có khắc phục tham ưu chút nào được.

Muốn thực hiện Thiền định này mà quý vị không chịu rời bỏ “duyên sanh” thì làm sao thực hiện được. Tứ Thánh Hiện Tại An Lạc Trú Ðịnh cũng vậy “duyên sanh” mà không lìa bỏ thì hành giả đừng nên tu tập đến nó, vì có tu tập quý vị cũng chẳng đạt đến đâu, còn làm rối loạn thần kinh vì ức chế tâm, chẳng ích lợi gì còn có tai hại hiểm nguy khác nữa, là rối loạn thần kinh điên khùng.

Từ khi đức Phật và các vị Thánh Tăng đã nhập diệt, lần lượt về sau không còn ai tu tập và thực hiện nhập được Tứ Niệm Xứ Vô Lậu Thánh Ðịnh và Tứ Thánh Hiện Tại An Lạc Trú Ðịnh, nên được xem như hai loại Thiền định này đã mất gốc, không còn ai biết đường tu tập đúng pháp.

Nhìn cuộc sống của tu sĩ Phật giáo hiện giờ, phần đông sống trong danh lợi, ăn ngủ phi thời, cách thức ăn mặc và lối sống như vua chúa thời phong kiến, chùa xây cất như cung vàng điện ngọc to lớn đồ sộ vĩ đại. Thấy cách thức sống xác định tâm họ lậu hoặc còn đầy dẫy, ham thích cái này cái nọ tốt, sang, đẹp và chú trọng đến danh tiếng. Vì thế, Tứ Thánh Hiện Tại An Lạc Trú Ðịnh không có một vị nào nhập được, chỉ còn là những danh từ suông trong kinh sách Nguyên Thủy. Không còn có một vị nào có kinh nghiệm tu tập được. Hầu hết, các tu sĩ Phật giáo Bắc Tông hiện giờ đang trụ khắp nơi trên thế giới đều cho Tứ Thánh Hiện Tại An Lạc Trú Ðịnh là Thiền định ngoại đạo, Thiền phàm phu, Thiền Tiểu Thừa, Nhị Thừa.

Theo quan niệm Phật giáo Ðại Thừa hiện giờ họ cho Tứ Thánh Hiện Tại An Lạc Trú Ðịnh là Thiền ngoại đạo của các tôn giáo khác. Vậy, chúng ta nên tìm tôn giáo nào có bốn loại Thiền định này:

1- Yoga.

2- Hồi Giáo.

3- Bà La Môn Giáo.

4- Ấn Ðộ Giáo.

5- Thiên Chúa Giáo

6- Tin Lành Giáo.

7- Thiền Ðông Ðộ.

8- Cao Ðài Giáo.

9- Hòa Hảo.

10- Bửu Sơn Kỳ Hương.

11- Lão Tử.

12- Trang Tử.

13- Mặc Tử.

14- Khổng Giáo.

15- Lạt Ma Giáo.

16- Khí Công.

17- Nội Công.

18- Trường Sinh Học.

19- Khoa Học.

20- Lục Sư Ngoại Ðạo, v.v…

Trong thời đức Phật chỉ thấy trong kinh có ghi lại 62 luận thuyết của ngoại đạo mà không thấy nói đến Tứ Thánh Ðịnh.

Xét tận cùng, từ xưa đến nay các tôn giáo hiện có mặt trên thế gian này, trong kinh sách của họ không thấy có dạy tu tập “Tứ Thánh Hiện Tại An Lạc Trú Ðịnh” chỉ có kinh sách Phật giáo Nguyên Thủy mới có dạy.

Nhưng xét cho kỹ, trước đức Phật thì loại Thiền định này cũng đã có, nhưng là của ngoại đạo. Tu tập theo đường lối bốn Thiền ức chế tâm, nên khi lúc còn bé, đức Phật ngồi dưới cội cây jambu hướng tâm ly dục ly ác pháp theo đường lối bốn Thiền ức chế tâm này.

Hiện giờ hầu hết các tu sĩ Phật giáo và ngoại đạo đều không có người nào nhập được Tứ Thánh Ðịnh.

Các nhà học giả xưa và nay nghiên cứu đến Thiền định này, họ chẳng triển khai nổi các pháp hành, chỉ dựa vào một số danh từ đã có sẵn trong kinh sách, giảng dạy không rõ ràng, lờ mờ nhưngười đi đêm không đèn, không đuốc, nhất là cố tránh né lướt qua, không dám đụng đến nó.

Tại sao, chúng ta biết không có người nhập được Thiền định này?

1- Toàn bộ kinh sách hiện giờ đang được lưu hành dạy về Thiền định, không thấy có kinh sách nào dạy tu tập Thiền định này.

2- Rất ít kinh sách xưa cổ nói về bốn loại Thiền định này, dù có nói đến như kinh sách Phật giáo Nguyên Thủy, nhưng các nhà học giả không có tu hành và nhập được các loại định này nên cũng chỉ nói sơ sài qua loa, nói theo tưởng, không có kinh nghiệm, không có pháp hành cụ thể.

3- Khắp trên thế giới chưa có tin tức người nào nhập được Thiền định này.

4- Khắp trên thế giới chưa nghe có người nào nhập Tứ Thiền, tịnh chỉ hơi thở từ 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng cho đến 1 năm, 2 năm, 3 năm không ăn không uống mà không chết.

5- Nhập các loại định này, hơi thở và các hành trong thân đều phải ngưng nghỉ.

6- Sau khi nhập định xong từ 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng cho đến 1 năm, 2 năm, 3 năm, khi xuất định vẫn phục hồi sự sống lại như thường.

Ðó là những loại Thiền định khó thấy ở thế gian này và khó tu tập hơn các loại Thiền định khác.

Người nào không chịu moi đầu động não để nghiên cứu Tứ Thánh Ðịnh mà chỉ dựa vào Thiền định này của ngoại đạo, đó là những người vuốt đuôi kẻ khác chẳng có trí tuệ.

Qua sự sưu tầm và nghiên cứu nhiều loại kinh sách, chúng ta quả quyết xác định “Tứ Hiện Tại An Lạc Trú Thánh Ðịnh và Tứ Niệm Xứ Vô Lậu Thánh Ðịnh” chỉ có Phật giáo mới có mà thôi và kinh sách Nguyên Thủy đã dạy rất kỹ từ những phương pháp nhỏ nhặt và dễ dàng nhất đến để thực hành cho có kết quả ngay liền, cho đến những phương pháp khó nhất để tịnh chỉ hơi thở, làm chủ sự sống chết.

2/ TÂM BẤT AN 

Hỏi: Kính thưa Thầy! Khi làm xong việc, con vào cốc tu tập, tâm con cũng chưa được an?

Ðáp: Khi vào cốc tu tập, tâm chưa được an, tức là xả tâm chưa được sạch. Nếu tâm xả chưa được sạch thì không nên tu Ðịnh Niệm Hơi Thở, mà phải tu Ðịnh Vô Lậu, quán triệt cho thông suốt lý chân thật của các pháp.

Ở đây, con làm xong việc, rồi mới vào thất tu, như vậy làm việc và tu là hai việc khác nhau, do hiểu như vậy và tu như vậy nên tâm con bất an là phải. Thầy thường dạy: “Tu là sống, sống là tu” nghĩa là tu tập trong mỗi hành động, việc làm chứ không phải đợi vào cốc ngồi tu, thế mới là tu. Con không nhớ lời đức Phật dạy sao? Phải tu ngay trong thân hành niệm con ạ! Lúc nào thân có động dụng thì phải tu ngay trong hành động ấy, đó là tu tỉnh thức chánh niệm.

Ở đời, người ta thường hiểu tu là vào chùa cạo đầu, mặc áo tu sĩ là tu, hiểu như vậy là sai hoặc người ta thấy ai gõ mõ tụng kinh, niệm chú, lần chuỗi niệm Phật, ngồi Thiền họ cho đó là tu thì còn sai hơn nữa; đó là những  hình thức của tôn giáo, chứ đâu phải tu hành là vậy. Tu ở đây theo đạo Phật, có nghĩa là sửa đổi những thói hư tật xấu; sửa đổi những hành động ác, không làm ác nữa tức là không làm khổ mình, khổ người, không làm khổ mình, khổ người tức là tu, nhưng không muốn làm khổ mình, khổ người thì phải tu tập tỉnh thức trong mỗi hành động việc làm mà đức Phật gọi là “thân hành niệm”.

Tâm bất an tức là tâm vẫn còn trong chướng ngại pháp, tâm chưa xa lìa lòng ham muốn và các ác pháp; tâm chưa xa lìa lòng ham muốn và các ác pháp mà vào thất ngồi tu, đó là cách thức ức chế tâm, nén tâm. Tu như vậy làm sao có giải thoát được, con phải tu trở lại cho đúng pháp.

Muốn tu cho tâm được an, thì phải theo lời đức Phật đã dạy: “Tỉnh thức trong thân hành niệm ngoại”, tức là đi, đứng, nằm, ngồi, làm tất cả mọi việc đều phải tỉnh thức trong mọi hành động, việc làm của mình. Tỉnh thức trong hành động ngoại để làm gì? Ðể khắc phục tham ưu tức là lìa các chướng ngại pháp trong tâm. Lìa chướng ngại pháp trong tâm thì tâm được an ổn. Muốn đượcnhư vậy, thì tâm luôn luôn phải tỉnh thức trên thân hành, và luôn luôn phải tác ý ly tham, đoạn ác pháp. Cho nên, tu trong thân hành niệm tức là lấy hành động của thân để tỉnh thức mà xả các niệm ác, xả các chướng ngại pháp để tâm không còn bất an.

Tâm con bất an thì Tổ Sư Thiền Ðông Ðộ sẽ bảo: “Lấy tâm ra đây ta an cho” thì tâm con sẽ an liền, như Huệ Khả đã được Bồ Ðề Ðạt Ma an tâm cho, đó là một lối nói để người nghe dùng tưởng mà nhận ra tâm đã an, nhưng kỳ thật, không bao giờ có tâm an. Bởi vì, tâm đã huân thành nghiệp bất an lâu đời, nên hở ra một pháp nào va chạm vào tâm là tâm chướng ngại bất an liền, cho nên cần phải siêng năng tu tập xả tâm, chứ không phải nhìn lại chỗ bất an mà tâm an.

Ví dụ: khi chúng ta bị nhức đầu, tâm chúng ta bất an, bấy giờ chúng ta tìm chỗ tâm bất an, thì tâm chúng ta có hết bất an không, khi mà đầu chúng ta còn đau nhức?. Bởi người ta hiểu tâm và nghiệp là hai, nhưng kỳ thực tâm và nghiệp là một, nghiệp là tâm, tâm là nghiệp. Các nhà học giả hiểu tâm và nghiệp là hai nên bảo rằng: “Nghiệp dẫn tâm đi tái sanh luân hồi”. Không có dẫn tâm đi luân hồi, mà nghiệp luân hồi, tức là nghiệp tạo duyên luân hồi. Nghiệp tạo duyên vô minh. Ví dụ: Như một người nam và một người nữ do đắm nhiễm tình dục, nên tạo thành nghiệp ái dục, nghiệp ái dục tức là sự ưa thích tình dục cho nên họ hành động gần gũi nhau để rồi tạo ra thức. Họ không biết tình dục sau đó, là một sự khổ đau, sự khổ đau tức là ác pháp. Họ không biết ác pháp khổ đau nên họ lấy nhau, đó là vô minh của nghiệp ái dục tạo nên duyên hành “lấy nhau”. Do hành động lấy nhau, tạo duyên thức, thức này là thức nghiệp ái dục. Nên loài động vật sinh ra, không ai dạy dâm dục cho nó, nhưng con vật nào cũng dâm dục, con người cũng vậy. Dâm dục tức là nghiệp. Cho nên, người tu hành mà không đoạn dâm dục thì chẳng bao giờ có giải thoát. Vì thế, tâm là nghiệp, nghiệp là tâm, nó không phải là hai. Nên đức Phật dạy: “lìa nghiệp ác, đoạn diệt nghiệp ác vì nghiệp ác tạo ra muôn thứ khổ đau, còn nghiệp thiện, không làm khổ mình, khổ người thì nên giữ và tăng trưởng nó”.

Ví dụ: Chúng ta tu pháp Như Lý Tác Ý như câu: “Tâm như cục đất” tức là tạo nghiệp thiện, mà nghiệp thiện đã có thì nghiệp ác không có. Nghiệp ác không có thì không có sự khổ đau tức là giải thoát (Niết Bàn).

Con người khổ vì nghiệp ác, nghiệp ác là những hành động ác đã lập đi lập lại nhiều lần và đã đắm nhiễm hay nói cách khác là đã thành thói quen khó bỏ, các nhà Ðại Thừa gọi là “tạp khí”. Khi tu tập tâm bất an, là tu sai không đúng pháp. Pháp của đức Phật dạy, là pháp ngăn ác diệt ác pháp, cho nên tâm lúc nào cũng được an ổn, vì tâm không an ổn là tại không biết sử dụng pháp đúng cách.

Do chỗ đẩy lùi các ác pháp trong tâm nên đức Phật dạy: “Pháp Ta tu là có kết quả ngay liền không có thời gian, có khả năng hướng thượng”. Kết quả ngay liền là tâm không còn bất an. Tâm còn bất an là còn không xả tâm, muốn xả tâm thì tu tập phải có đối tượng. Nhờ có đối tượng mà biết tâm xả hay chưa xả. Người tu hành theo đạo Phật, mà tránh né đối tượng, thì tu chẳng bao giờ có giải thoát.

Cho nên, muốn tu tập giải thoát thì ngay nơi ác pháp ngăn và diệt, ngăn và diệt là dùng pháp như lý tác ý, nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng.

Giải thoát của đạo Phật không phải chỗ có thần thông phép tắc, chỗ thấy Tánh, chỗ ngồi Thiền 5, 7 ngày, một đôi tháng mà chỗ đẩy lui chướng ngại pháp trong thân và tâm. Hằng ngày, từng phút, từng giây siêng năng chuyên cần đẩy lui các chướng ngại pháp thì làm sao tâm con bất an được. Tâm không còn bất an tức là giải thoát của đạo Phật hay gọi là tâm bất động.

3/ THIẾU NGHỊ LỰC, NHIỆT TÂM VÀ ÁM THỊ

Hỏi: Kính thưa Thầy! Tại sao con buông xả quá chậm, nay được mai mất, con chưa làm chủ được gì? Con không biết tìm biện pháp nào mạnh hơn? Dùng Ðịnh Vô Lậu, tu pháp Hướng Tâm sao chưađược thấy kết quả hay con đã quán xét, tư duy chưa thấu triệt, tu tập pháp hướngchưa đúng mức?

Ðáp: Ðúng vậy, tất cả sự tu tập của con chưa chuyên nhất.

1- Dùng pháp Hướng Tâm còn yếu, chưa nhạy bén.

2- Ðịnh Vô Lậu quán triệt chưa thông suốt lý các pháp, lý nhân quả.

3- Mức tỉnh thức chưa đủ sức.

4- Chánh niệm còn kém (thiện pháp).

5- Nghị lực và nhiệt tâm còn yếu kém, chưa dũng mãnh.

6- Chưa quán triệt thấu suốt kiếp sống của con người: “khổ như thật – thật khổ”.

7- Không có sự quyết định dứt khoát mạnh mẽ.

8- Không có sự tích cực trong sự dứt khoát xả bỏ thói quen. Nói xả bỏ hay nói ly dục ly ác pháp là nói chứ chưa phải xả, đến khi xả là chúng ta mới thấy khó vô cùng.

Buông xả là một danh từ suông, thật sự xả bỏ một điều gì không đơn giản như chúng ta nói, nếu một người không quyết tử thì khó mà xả bỏ được.

Ví dụ, như ăn ngày một bữa để xả bỏ hai bữa ăn kia, nếu một người không quyết tử thì cũng khó mà ăn một bữa được, đó là cái ăn nó dễ dàng như vậy mà nó còn khó xả huống là xả dục và các ác pháp.

Ví dụ, như một người ăn thịt cá quen, bây giờ bắt đầu ăn chay, nếu không quyết tử thì việc ăn chay cũng không dễ dàng.

Ví dụ, như một người nghiện thuốc lá nếu anh ta không quyết tử thì cũng không bao giờ bỏ được thuốc lá. Ðó là những sự buông xả tầm thường mà còn phải quyết tử huống là con quyết bỏ tâm tham, sân, si thì đâu phải là một việc dễ làm. Mỗi lần vấp ngã là mỗi lần đứng lên, dũng mãnh hơn, liều chết, cắn chặt răng, đưalưỡi lên nóc họng quyết tử với tâm tham, sân, si của mình thì mới mong chiến thắng nó được. Ðức Phật dạy: “Thắng trăm trận không bằng thắng mình, thắng mình mới là chiến công oanh liệt”. Có nghĩa lời xác định này, xả tâm rất khó, khó vô cùng, khó chứ không phải dễ, nếu không xem mình là một tử thi, thì không thể nào xả bỏ được tham, sân, si.

Nhất là tâm si, trạng thái tâm si là hôn trầm, thùy miên, hôn tịch, vô ký, ngoan không, khi các hiện tượng này xảy ra nếu không có một nghị lực kiên cường, một ý chí dũng mãnh thì không bao giờ thắng chúng được. Hầu hết, các tu sĩ về đây tu tập, đều đầu hàng giặc si này, mọi người đều cuốn cờ rút chạy dài, đầu hàng vô điều kiện.

Người ta đọc câu Kinh Pháp Cú ai cũng thấy kinh này quá hay, nhưng cái hay của nó ở danh từ chứ việc làm của nó thì gần hết như con người trên hành tinh này, mấy ai là người đã làm được.

Con hãy quán xét thử khắp trong thế gian này, người ta có thể tu tập có thần thông, có sự linh thiêng huyền diệu, mầu nhiệm, có sự đình chỉ hơi thở thật sự, nhưng ít ai hoặc không có người đình chỉ tâm tham, sân, si. Ðình chỉ lòng tham, sân, si tức là ly dục ly ác pháp, ly dục ly ác pháp là một đạo đức tuyệt vời của con người. Ðạo đức không làm khổ mình, khổ người, khổ cả hai. Thế mà, một việc làm có lợi ích lớn như vậy, tại sao người ta không làm được?

Người ta nói tu, nhưng người ta không hiểu tu là làm gì? Phần đông người ta hiểu tu là tụng kinh, trì chú, ngồi Thiền, niệm Phật hoặc làm những việc lành từ thiện, bố thí cúng dường hoặc luyện bùa, niệm chú hoặc tập luyện Yoga hơi thở bằng cách này hoặc bằng cách khác để có thần thông, những việc làm như vậy họ gọi là tu. Ðối với đạo Phật sự tu không phải như vậy, mà là một cuộc sống, một hành động sống không làm khổ mình, khổ người.

Chúng ta sống như thế nào mà không làm khổ mình, khổ người, thì đó là một sự tu của đạo Phật. Sự tu ấy trong đạo Phật gọi là tịnh chỉ lòng tham, sân, si; còn gọi là xả bỏ ly tham đoạn diệt ác pháp.

Muốn đoạn diệt lòng ham muốn và các ác pháp đang làm cho đời sống của chúng ta đau khổ, nay chuyện này mai xảy ra chuyện khác thì phải có đầy đủ nghị lực và nhiệt tâm. Nếu chúng ta biết đời là khổ mà không quyết tâm buông bỏ những sự đau khổ đó. Cũng nhưngười ăn trộm cắp, biết trộm cắp là sẽ bị tù tội và sẽ bị người ta bắt được đánh đập mình và có khi còn giết mình, thế mà người ăn trộm cắp không bỏ được, không ly được thì quý vị nghĩ sao?

Biết ác pháp và lòng ham muốn là khổ, mà không chịu bỏ thì có ai bỏ dùm mình được không?

Ví dụ: Biết nói chuyện là tâm không ly dục ly ác pháp, tâm không bao giờ hết phóng dật, thế mà không bỏ được sự nói chuyện thì có ly dục ly ác pháp được không? Nếu không ly dục ly ác pháp thì làm sao hết tham, sân, si. Vậy mà, ngay bây giờ không chịu bỏ nói chuyện, thì tu làm gì, cho mất công và cũng chẳng có ích lợi gì.

Cho nên, tu là buông xả chứ không phải ngồi Thiền, niệm Phật, tụng kinh mà buông xả được. Chúng ta thử xem lại thời gian đã qua, các bậc Thầy Tổ của chúng ta từ xưa đến giờ, họ đã từng tụng kinh, niệm Phật, trì chú, ngồi Thiền, mà có người nào xả bỏ tham, sân, si được chưa? Ngoài hình thức bệ vệ trong chiếc áo cà sa, Thầy Tổ của chúng ta vẫn còn tham danh đắm lợi. Không tham danh đắm lợi sao họ lại xây cất chùa to Phật lớn như vậy? Không tham danh đắm lợi sao họ lại ăn uống phi thời, sống một đời vật chất quá đầy đủ như một nhà giàu có. Phật dạy: “Ba y, một bát, sống không nhà cửa, không gia đình”. Thế mà, Thầy Tổ có sống được như vậy không?

Thưa các bậc tôn túc Tăng và Ni cũng như quý vị cư sĩ hãy thành thật với mình, với những tín đồ Phật Giáo, có phải chúng ta đã ly tham ly ác pháp? Có phải chúng ta sống đúng Phạm hạnh của những bậc Thánh Tăng, Thánh Ni hay cuộc sống của chúng ta không khác gì với những người phàm phu, cũng danh, cũng lợi, cũng tham, cũng sân, cũng si mê dính mắc: sắc, danh, lợi, thực, thùy?

Có nghị lực, có nhiệt tâm xả bỏ, có chấp nhận một cuộc sống buông xả giải thoát; có chấp nhận Phạm hạnh giới đức của Phật Giáo; có biết rõ đời sống thiểu dục tri túc là đời sống đạo của đạo Phật, là đời sống giải thoát không?

Hỡi các vị tôn túc! Xin quý vị hãy nhìn lại đời sống của mình có xứng đáng là người tu sĩ đạo Phật hay không; có đầy đủ nghị lực; có nhiệt tâm xả bỏ ly tham ly ác pháp chưa? Phải thành thật với mình, với tín đồ Phật Giáo, để làm sáng tỏ lại Phật giáo. Ðừng vì danh, vì lợi, vì cuộc sống thế tục mà dựa theo kinh sách phát triển bưng bít những lỗi lầm đáng sợ, tai hại cho mình và cho Phật Giáo.

Trước khi làm những gì, chúng ta hãy suy nghĩ đến hậu quả của nó. Hậu quả của những người tu, chúng ta trực tiếp đã thấy quá rõ ràng. Thầy Tổ của chúng ta trước khi chết phải thọ lấy sự đau khổ vô cùng, chỉ vì sống không đúng Phạm hạnh của đạo Phật nên phải gánh chịu sự đau khổ vô vàn. Ðó là vì, chúng ta không nhìn thấy sự tu hành giả dối của chúng ta, nhân giả dối lừa đảo thì quả phải khổ đau.

Thưa quý vị, quý vị nói chứ quý vị có xả đâu, quý vị đừng ôm thêm, ôm thêm để mà khổ quý vị ạ!

Hãy buông xả! Buông xả với một nhiệt tâm nồng cháy; với một nghị lực kiên cường; với một sự hiểu thông suốt: “Dục là ác pháp là khổ”, thì quý vị mới xả bỏ được, mới tìm thấy sự giải thoát chân thật của đạo Phật.

“Buông xuống đi! Hãy buông xuống đi!
Chớ giữ làm chi có ích gì
Thở ra chẳng lại còn chi nữa
Vạn pháp vô thường buông xuống đi

--o0o--

Buông xuống đi! Hãy buông xuống đi!
Tâm hồn thanh thản chẳng sầu bi
Cuộc đời ngắn ngủi trong chớp mắt
Còn có vui gì chẳng bỏ đi

--o0o--

Buông xuống đi! Hãy buông xuống đi!
Trò đời như mộng có còn chi
Tứ đại trả về cho tứ đại
Thanh nhàn an lạc lúc phân ly”

Muốn cho có một nội lực sung mãn, để khắc phục tâm tham ưu của mình; để có kết quả tâm bất động trước các pháp; để ly được dục ly được ác pháp; để tâm không phóng dật và cuối cùng tâm định trên thân, thì thường xuyên con nên dùng pháp Hướng Tâm - Như Lý Tác Ý, ám thị tâm con khi con muốn tâm con phải làm một điều gì như con muốn.

Ví dụ: như con muốn tâm con không còn giận hờn, thương ghét, hay không cho nó nói chuyện, để sống trầm lặng một mình, thì con nên trạch pháp một câu: “Tâm như cục đất, không nên nói chuyện với ai cả để sống đúng chánh hạnh, để được an vui, thanh thản và vô sự”. Câu hướng tâm này, con phải sống với nó  như bóng với hình, lúc nào, giờ nào con cũng phải nhớ ám thị, đừng nên quên thì sẽ có hiệu quả xả tâm rất tốt. Nhớ kỹ, ám thị cho đến chừng nào có hiệu quả mới thôi.