• amthat1
  • ttl3
  • tinhtoa2
  • phattuvandao3
  • chanhungphatgiao
  • lailamtoduong1
  • vandao2
  • amthat3
  • ThayTL
  • amthat2
  • ttl1
  • tamthuphattu
  • tranhducphat
  • thanhanhniem3
  • benthayhocdao
  • khatthuc1
  • phattuvandao1
  • thanhanhniem2
  • daytusi
  • quetsan
  • vandaptusinh
  • huongdantusinh
  • lopbatchanhdao
  • tinhtoa1
  • toduongtuyetson
  • thanhanhniem1
  • Am thất
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
In bài này

HỌC ĐẠO ĐỨC

Lượt xem: 3084

(Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích ĐVXP, tập 4, TG.2011, tr.220-225; tr.201- 203; tr.294-296)
link sách: ĐVXP, tập 4

1.- HỌC ĐẠO ĐỨC

Bây giờ chúng ta quay trở lại vị trí tu hành. Trước tiên chúng ta phải học đạo đức.

Ðạo đức không làm khổ mình, không làm khổ người, đạo đức nhân bản - nhân quả. Ðó là một điều quan trọng đem đến lợi lạc cho quý vị sống trong gia đình đối xử với nhau, hoàn toàn đưa gia đình đến an vui, hạnh phúc chân thật.

Ví dụ: Bây giờ mình muốn đi tu, mà vợ con không cho đi, nhất định chúng ta không được đi. Tại sao vậy? Mình đi tu vợ con mình đau khổ, nhớ thương, cho nên mình không đi. Mình không đi không có nghĩa là mình không tu. Vì đạo Phật dạy ta tu tập nhẫn nhục, tùy thuận. Nhẫn nhục trước sự không bằng lòng của vợ con, nhưng chúng ta tùy thuận không bị lôi cuốn vào con đường ái kiết sử, đó là cách khéo léo đưa dần cả gia đình đến với Phật pháp. Cả gia đình chúng ta là một cụm nhân quả. Chúng ta không thể bỏ đi tu để vợ con buồn khổ như thế này được. Cho nên, chúng ta phải sống trong gia đình. Chúng ta phải làm những gương hạnh gì để dẫn dắt vợ con mình theo đường lối đạo đức của Phật giáo. Mình phải làm gương hạnh đạo đức hẳn hoi để giúp cho gia đình mình an vui, vợ con đồng hướng theo một hướng tốt. Chờ đến khi đủ duyên chúng ta ra đi vợ con rất sung sướng, là vì mong cầu cho chồng mình đi tu, còn con cái ước ao người cha của mình thực hiện được đạo giải thoát để về dìu dắt mẹ và anh chị em mình cùng đi trên con đường đó. Nếu cả gia đình đều đồng ý thì hạnh phúc biết bao! Vậy mình phải sống như thế nào, để sống đúng đạo đức làm gương trong gia đình. Không những làm gương cho gia đình mình mà còn làm gương cả xóm giềng chung quanh mình nữa. Vậy sống như thế nào để mình dẫn dắt những người chung quanh xóm giềng của mình.

Ví dụ: Một nhà hàng xóm bên cạnh ngay trước nhà mình, thường hay ném rác bẩn sang nhà mình, mình cứ xách chổi ra quét dọn sạch sẽ không la lối chửi mắng ai cả. Và như vậy chúng ta đã dạy cho họ một bài học đạo đức, chắc chắn một ngày nào đó họ sẽ trở thành người tốt. Người ta đã vô minh không hiểu đạo đức vệ sinh, người ta chỉ nghĩ đến cá nhân chứ không nghĩ đến ai hết. Ðạo đức dạy chúng ta nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng. Vì thế, tốt hơn hết mình cứ vui vẻ, quét dọn sạch sẽ và nghĩ rằng: đây là nhân quả đời trước của mình, mình có nợ với người này, người này mới xả rác như vậy thì mình cứ vui vẻ làm đi, làm cho sạch, làm cho người đó họ ngạc nhiên và tự hỏi: Tại sao ông ta không tức giận mình? Nếu người khác lùa rác, lùa chất bẩn vô nhà mình, thì mình có giận không? Mình tin chắc sớm muộn gì người ta cũng ý thức được điều đó, chứ không phải không. Nhưng mình phải bền chí để giáo dục đạo đức cho người. Khi nhân quả thiện của mình tạo ra đến lúc chín muồi, nó sẽ chuyển đổi thì người ta sẽ hối hận tức khắc và sẽ đến xin lỗi mình.

Bởi vì nhân quả nó chuyển đổi, chứ không phải cố định. Ví dụ bây giờ thấy người ta đổ rác làm bẩn nhà mình, mình tức giận tức là mình bị nhân quả chuyển, chuyển từ nhân đến quả. Còn mình chuyển nhân quả thì mình không tức giận, do đó mình trả hết các nợ nhân quả đời trước. Khi nhân quả trả hết thì không bao giờ người ta làm bẩn trong nhà mình nữa.

Mình phải thấy rằng nhân quả nó chuyển biến, chuyển biến để làm cho cuộc sống từ bất yên ổn trở thành yên ổn, thanh tịnh, hoà hợp với nhau, nó không làm động nhau nữa.

Chỗ tu tập của đạo Phật Nguyên Thủy không có dạy người ta vào chùa tụng kinh, gõ mõ, lạy sám hối để cầu chư Phật phù hộ cho chúng ta bình an, tai qua nạn khỏi. Chúng ta có lầm lỗi, nhưng biết sự lầm lỗi đó là ác pháp.

Do đó, chúng ta nhất quyết không làm lỗi nữa. Khi không làm lỗi nữa là phải tự mình, chứ không ai giúp mình hết làm lỗi, cho nên đức Phật bảo: “Các con hãy tự thắp đuốc lên mà đi!”. Bây giờ mình không thắp đuốc lên đi, mà cứ vô chùa tụng kinh cầu chư Phật phù hộ cho mình được sao? Tại sao mình đi ngược lại lời dạy của đức Phật như vậy? Làm sai như vậy mà bảo mình tu theo Phật giáo. Cái đó là cái sai.

Tu theo Phật giáo là chúng ta phải tự lực. Mỗi một ác pháp đến làm cho tâm chúng ta chướng ngại, thì ngay đó chúng ta xả, xả tức là chúng ta chuyển đổi được nhân quả. Ðể nhắc lại ví dụ trên: Có người đưa rác làm bẩn nhà mình, mình cứ vui vẻ quét hốt, dọn dẹp sạch sẽ, không tức giận, tức là đầu tiên mình chuyển được tâm nhân quả của mình, kế đó nữa mình thấy được cái nhân quả của mình và tự nguyện sẽ hốt sạch rác này, cho đến khi trả hết nghiệp. Khi hết nghiệp, chắc chắn chúng ta sẽ cảm hoá được người làm bẩn nhà mình, nếu tôi cảm hoá được người này thì họ không còn là người xấu. Họ không còn là người xấu thì tôi rất mừng, vì tôi đã dẫn dắt họ vào con đường đạo đức. Do đó, tôi phải bền chí tôi làm việc này, một tháng chưa xong, hai tháng chưa xong, một năm, hai năm, cho đến ba năm, chắc chắn tôi sẽ cảm hoá được người này bằng những hành động vui vẻ không giận hờn người này. Như vậy, rõ ràng chúng ta đang theo pháp Phật dạy: ngăn ác diệt ác pháp. Ðó là cách thức tu tập của chúng ta, có giải thoát ngay liền.

Ðây là một ác pháp nữa. Ví dụ: Người ta chửi mình, mình giận dữ tức là mình đem ác pháp vào trong tâm của mình, mình tự làm khổ mình, chứ có lợi ích gì đâu. Nếu người ta chửi mình, mình không giận tức là mình không đem ác pháp vào tâm mình, mình không làm khổ mình và như vậy mình có lợi ích lớn cho mình.

Tóm lại, một người tâm bất động trước các ác pháp là người sống có đạo đức với mình với mọi người.

2.- LÒNG HIẾU SINH

Nếu dạy người cư sĩ không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống rượu thì chưa đủ, vì một trăm giới chúng học là một trăm giới đạo đức làm người, còn năm giới cấm này thật sự quá khó giữ gìn, không phải dễ. Bởi vì cuộc sống con người đang bị ô nhiễm bởi những ác pháp, mà đưa ra những giới luật cấm này thì chúng ta chỉ có thọ cho có hình thức, chứ giữ trọn vẹn thì chỉ có những bậc Thánh Tăng. Nghĩa là nói cấm sát sanh thì phải nói lòng thương yêu chúng sanh. Nói đến lòng yêu thương chúng sanh là nói đến lòng hiếu sinh, lòng hiếu sinh là hiếu sự sống của muôn loài, tức là thương yêu sự sống. Nếu không dạy cho chúng ta có lòng thương yêu sự sống, mà dạy chúng ta không sát sanh thì không thể nào chúng ta không sát sanh. Vì chúng ta chưa có lòng yêu thương sự sống thì chắc chắn chúng ta không tránh khỏi sự sát sanh. Lòng hiếu sinh là lòng thương yêu rộng lớn vô bờ bến đối với muôn loài. Lòng thương yêu sự sống ấy chỉ có những bậc Thánh Tăng và Thánh Ni mới thể hiện được, vì đời sống của họ ba y một bát, thiểu dục tri túc nên không hề vi phạm sát sanh, làm khổ đau chúng sanh.

Nếu chúng ta là một bậc Thánh thì không nói vọng ngữ, không vọng ngữ chỉ có bậc Thánh mới làm được, chứ một con người nhưchúng ta khó mà làm được. Tuy rằng chúng ta nói vọng ngữ không hại mình hại người khác, nhưng đó cũng là một điều kiện làm cho chúng ta mất uy tín với mọi người, nó làm cho người khác xem thường, không tin tưởng mình.

Nhưng khi chúng ta hiểu đó là đức hạnh uy tín làm người, làm Thánh. Dù lời nói vọng ngữ đó không hại ai hết nhưng chúng ta cũng không nói, huống là nói dối hại mình hại người thì lại càng không được nói. Nếu chúng ta nói thật mà làm hại người thì sao? Chúng ta có quyền không nói chứ? Không nói tức là che giấu tội ác của kẻ khác ư?

Giới luật đạo đức của đạo Phật khó như vậy, vì thế chúng ta phải được học hỏi và tu tập rèn luyện dần dần mới thành thói quen đạo đức được, mới trả lời được những câu hỏi trên.

Thầy thiết nghĩ, muốn đi vào con đường của đạo Phật thì phải đi vào con đường giới luật, tức là con đường đức hạnh. Khi chúng ta có đức hạnh rồi thì chúng ta mới có thiền định.

Ðức Phật nói: khi tâm ly dục ly ác pháp thì tâm định tỉnh, nhu nhuyễn, dễ sử dụng. Lúc tâm nhu nhuyễn, dễ sử dụng thì muốn nhập các định dù bất cứ định nào cũng không có khó khăn, không có mệt nhọc. Trong các kinh đức Phật đã xác định rõ ràng như vậy. Thế chúng ta sống giới luật không nghiêm chỉnh, ăn uống phi thời như người giàu có, danh lợi cuốn mình vào trong cái lớp áo giàu sang thì làm sao mình ly dục ly ác pháp được. Muốn ngồi thiền nhập định mà không ly dục ly ác pháp thì làm sao nhập định được. Cho nên, do không sống đúng giới luật thì không bao giờ nhập định được như trên Thầy đã nói.

Tóm lại, lòng hiếu sinh là một đức hạnh cao quý tuyệt vời của con đường giải thoát mà người đệ tử đạo Phật dù tu sĩ hay cư sĩ đều phải thực hiện cho bằng được, nhờ thực hiện cho bằng được thì từ đó chúng ta có một tâm hồn biết chan hoà tình thương yêu với sự sống muôn loài trên hành tinh này thì không còn làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh nữa.

3.- LẠY LỄ HỒNG DANH CHƯ PHẬT KHÔNG TIÊU TRỪ TỘI CHƯỚNG, TAI QUA NẠN KHỎI

Hỏi: Kính thưa Thầy! Có người dạy: chúng con phải lạy lễ sám hối chư Phật thì có nhiều phước báo, tội chướng tiêu trừ, tai qua nạn khỏi và ngồi thiền hết vọng tưởng. Như vậy có đúng không. Xin Thầy chỉ dạy chúng con được rõ.

Ðáp: Câu này Thầy đã trả lời câu hỏi ở trên rồi, nhưng Thầy sẽ giải thích thêm để quý vị rõ hơn.

Nhiều người lạy lễ sám hối nhưng mà rốt cùng họ cũng chẳng tiêu trừ, tội chướng, tai qua nạn khỏi. Họ lạy hồng danh chư Phật, cứ vào ngày rằm, ngày 30 là họ đến chùa lạy Phật. Niệm mỗi hồng danh Phật là họ lạy một lạy, tháng nào cũng vậy nhưng nhìn lại gia đình họ cũng chưa hết khổ mà còn có khổ đau nhiều hơn.

Những lời dạy này đi ngược lại lời dạy của đức Phật. Phật dạy: “Hãy tự thắp đuốc lên mà đi”. Thế mà bây giờ lại nghe các nhà tu hành Phật giáo phát triển Bà La Môn dạy lạy lễ hồng danh sám hối thì được phước báo tiêu trừ tội khổ và ngồi thiền không vọng tưởng. Lời dạy này không đúng như trong kinh sách Nguyên Thủy. Phật dạy: “Ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp” hay “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành”. Lời dạy như vậy rất thực tế và cụ thể, đem lại lợi ích thiết thực cho con người. Còn dạy lạy lễ hồng danh sám hối thì quá mơ hồ, trừu tượng, không thực tế, thiếu khoa học.

Lối dạy như vậy là dạy mê tín, dắt con người vào thế giới tưởng. Có ông Phật nào dám ban phước ban lành cho họ khi họ làm điều ác. Phước báo hay tiêu trừ tội khổ đều do chính nơi họ, họ có làm lành thì họ sẽ hưởng được phước báo, còn họ làm ác thì họ phải lãnh những tai họa tội khổ.

Có bao giờ người ta lạy lễ hồng danh chư Phật mà nhập định được, chỉ có kinh sách học giả mới dạy như vậy mà thôi. Lạy lễ hồng danh chư Phật nhập được là nhập đồng, nhập cốt, nhập cô, nhập cậu.

Tóm lại, những lời dạy lạy lễ hồng danh chư Phật để được phước báo, tiêu trừ tội chướng, tai qua nạn khỏi và ngồi thiền nhập định, đó là những lời dạy không đúng lời dạy của đức Phật, nếu không cảnh giác lời dạy này mà thực hành sẽ biến mình trở thành những người phi đạo đức, mê tín, thì chỉ uổng phí cho một đời tu hành mà chẳng đến đâu cả.

Lạy lễ hồng danh chư Phật là để tỏ lòng biết ơn đối với những bậc cao quý này, chứ không có giải quyết vấn đề tiêu trừ tội chướng tai qua, nạn khỏi hoặc nhập thiền nhập định, v.v…

Đang có 37 khách và không thành viên đang online

Lượt xem
451
Các bài viết
1441
Số lần xem các bài viết
8819106