In bài này

NHÓM GIỚI LUẬT THỨ NHẤT

Lượt xem: 2950

(Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích VHTT, tập 2, TG. 2010, tr. 97-182)
link sách: VHTT, tập 2

1.- GIỚI THIÊU TỔNG QUÁT NHÓM GIỚI LUẬT THỨ NHẤT

Kính thưa các bạn! Những ai muốn tu theo Phật giáo để trở thành những bậc Thánh Tăng, Thánh Ni vô lậu đều phải chấp nhận chín giới luật này. Chín giới luật đầu tiên này làm thay đổi đời sống tại gia, nên nó gọi là đời sống xuất thế gian. Ðời sống xuất thế gian là một đời sống đạo đức không làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai. Cho nên nó gồm có chín giới:

1- Cạo bỏ râu tóc.

2- Khoác áo cà sa.

3- Từ bỏ gia đình.

4- Sống không gia đình, xuất gia tu hành.

5- Sống chế ngự thân.

6- Sống chế ngự lời nói.

7- Sống chế ngự ý nghĩ.

8- Bằng lòng với nhu cầu tối thiểu, về ăn uống y áo.

9- Hoan hỉ sống an tịnh (trong sự thiếu thốn) của đời sống Phạm hạnh.

Chín giới này là những hành động đạo đức Thánh hạnh thuộc về thân tâm làm Thánh, nó chỉ rõ hình tướng lối sống của những vị tu sĩ Thánh Tăng, Thánh Ni mà người thế gian không thể sống và làm được theo hình tướng và những hạnh sống này, chỉ có những bậc ly trần thoát khổ mới chấp nhận chín đức và chín hạnh “xả thân cầu đạo, xả phú cầu bần”, mà chỉ có đạo Phật mới có mà thôi. Trên hành tinh này không có một tôn giáo nào dám chấp nhận hình tướng này.

Ðây là hình ảnh đạo hạnh của một người tu sĩ Phật giáo “CẠO BỎ RÂU TÓC”. Cạo bỏ râu tóc là giới hạnh thứ nhất của một vị Thánh Tăng, Thánh Ni mà trong kinh Sa Môn Quả đã ghi chép rõ ràng. Nếu ai không giữ trọn vẹn giới này thì không thể nào gọi là Thánh Tăng, Thánh Ni. Cho nên, giới này đã xác định về tướng mạo đạo hạnh giải thoát của bậc Thánh Tăng, Thánh Ni trong mười giới luật đầu tiên của Tỳ kheo Tăng, Tỳ kheo Ni cụ thể rõ ràng, nếu ai làm sai phạm, không đúng những giới luật trên đây đều được xem là không phải đệ tử của Phật, không phải là tu sĩ Phật giáo mà là tu sĩ của ngoại đạo.

Hai giới đầu tiên nói về tướng mạo và cách ăn mặc đạo hạnh của tu sĩ Phật giáo thì biết ngay là những người này ra khỏi nhà thế tục.

- Giới hạnh thứ nhất: “CẠO BỎ RÂU TÓC” là đức hạnh buông xả hình tướng thế tục, bởi nếu còn râu tóc là còn trang điểm, có nghĩa là râu phải cắt tỉa, tóc phải chải gỡ, thoa dầu, v.v... trang điểm làm đẹp. Cho nên, cạo bỏ râu tóc là một tướng mạo li trần thoát tục của những bậc Thánh Tăng, Thánh Ni “xả thân cầu đạo”. Cạo bỏ râu tóc cũng có nghĩa là buông xả sạch dục và ác pháp. Cho nên, cạo bỏ râu tóc cũng là cạo bỏ những trần cấu, uế trược hôi thối của thân tâm mình.

- Giới hạnh thứ hai: “ÐẮP ÁO CÀ SA”. Ðắp áo cà sa có nghĩa buông bỏ vật chất thế gian, cho nên quần áo đẹp sang cũng phải bỏ xuống hết, chỉ còn mặc quần áo vải thô xấu, vải bó thây ma, vải chuột cắn bỏ, vải mọi người bỏ, v.v... Ăn mặc mà chỉ còn ăn mặc để che kín thân không còn ăn mặc sang đẹp thì cuộc đời này còn những gì nữa mà tham đắm. Phải không các bạn?

Người tu sĩ Phật giáo ăn mặc sang đẹp là không đúng Thánh hạnh “xả phú cầu bần”. Vì thế chúng ta hãy nhìn chung quanh các chùa Ðại Thừa. Tăng, Ni thời nay là phú Tăng, chứ không phải là bần Tăng. Họ ăn mặc sang đẹp, có cả chùa to, Phật lớn, xe cộ sang trọng, nhà ở tiện nghi hơn người thế gian.

Tóm lại, hành động cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa là nói lên được Thánh hạnh buông xả đời sống thế gian. Giới hạnh chỉ rõ cho chúng ta thấy kết quả giải thoát ngay liền ở tướng mạo là không còn cực nhọc hằng ngày phải tắm gội chải gỡ cắt tỉa.

Xả bỏ râu tóc, đắp áo cà sa là có kết quả tướng mạo buông xả vật chất để có sự giải thoát ngay liền, nhờ tướng mạo buông xả ấy mà mọi người tỏ lòng tôn trọng và cung kính. Nhưng ngày nay thì không còn nữa. Tại sao vậy? Vì tất cả tu sĩ Phật giáo đều mang hình sắc tướng mạo cạo bỏ râu tóc, nhưng không đắp áo cà sa vải thô xấu, vì thế họ không còn sống đúng Phạm hạnh, hằng ngày họ luôn lo trang điểm sửa sang đầu tròn, áo vuông, ăn mặc sang đẹp hơn nhà giàu. Ðó là hình tướng dính mắc vật chất thế gian chứ không còn là hình sắc tướng mạo buông xả cao thượng tuyệt vời của người tu sĩ Phật giáo nữa.

Ngày xưa đức Phật dùng chín giới luật này để trả lời những câu hỏi của vua A Xà Thế, khiến cho nhà vua phải chấp nhận cung kính, tôn trọng, đảnh lễ những hạnh quả buông xả giải thoát của người tu sĩ Phật giáo mà trên đời này không có một vật gì sánh bằng. Vậy các bạn hãy lắng nghe vua A Xà Thế thưa hỏi Phật, rồi các bạn suy nghiệm: “Bạch Thế Tôn! Mọi người trong thế gian này ai ai cũng có nghề nghiệp làm để sống, nghề nghiệp mang đến cho họ những kết quả thiết thực cụ thể như cơm ăn, áo mặc, nhà ở, v.v... Còn kết quả của những người tu hành theo Phật Giáo thì như thế nào? Xin Ðức Thế Tôn trả lời cho biết”.

Vua A Xà Thế là một người rất thông minh và khôn ngoan đáo để, trước khi đưa ra câu hỏi về kết quả của người đi tu theo Phật giáo như thế nào, (Sa Môn Quả và Sa Môn Hạnh) thì nhà vua đã đưa ra một số kết quả của những nghề nghiệp, đem lại lợi ích thiết thực cụ thể cho mọi người, cho xã hội, cho đất nước.

Rất khó cho các tôn giáo khác khi trả lời những câu hỏi hóc búa này. Những câu hỏi này có tính cách thực tế bắt buộc người trả lời phải trả lời chính xác về kết quả lợi ích, thiết thực, cụ thể rõ ràng của các tôn giáo khi những ai theo tu hành. Nhà vua không chấp nhận những câu trả lời về kết quả tu hành mơ hồ, trừu tượng, viễn vông, trườn uốn như con lươn, v.v... mà trả lời phải chỉ rõ kết quả thực tế, cụ thể, lợi ích, thiết thực rõ ràng như những kết quả của các nghề nghiệp trong thế gian.

Phần đông các hệ phái tôn giáo khác đều trả lời quanh quẩn trườn uốn như con lươn, giống như kiểu tưởng giải của Ðại Thừa và Thiền Tông ngày nay vậy: “Sắc tức thị không, không tức thị sắc, hoặc Kiến tánh thành Phật, Bản lai diện mục hiện tiền, tánh thấy, tánh nghe, tánh biết là Phật tánh, tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, Phật là Tánh Giác và tánh không”. Trả lời như vậy vua A Xà Thế không chấp nhận.

Nếu bây giờ các hệ phái Phật giáo phát triển Ðại Thừa và Thiền Tông được hỏi như vậy và trả lời những câu như: “Chẳng niệm thiện niệm ác, bản lai diện mục hiện tien” hoặc “Kiến tánh thành Phật, v.v...”, “Ba cân gai”, “chẳng biết...” hoặc “đưa một ngón tay...”. Trả lời như vậy có thực tế, lợi ích, thiết thực, cụ thể, rõ ràng không các bạn? Lại nữa nếu Tịnh Ðộ Tông trả lời: “Thất nhật nhất tâm bất loạn danh hiệu A Di Ðà thì được vãng sanh Cực Lạc Tây Phương”, với câu trả lời này có lợi ích, thiết thực, cụ thể rõ ràng không các bạn?

Trước khi nghe đức Phật trả lời những câu hỏi của vua A Xà Thế. Xin các bạn hãy đọc lại đoạn kinh này một lần nữa rồi suy nghiệm “Bạch Thế Tôn, cũng như các công nghệ chức nghiệp: như điều tượng sư, điều mã sư, xa thuật sư, cung thuật sư, mã kỵ binh, nguyên soái, chiến sĩ, thượng sĩ quan, thám tử, dũng sĩ can đảm như voi chúa, anh hùng, trang giáp binh, nô lệ xuất thân, hỏa đầu quân, thợ hớt tóc, người hầu tắm, thợ làm bánh, nhà làm vòng hoa, thợ giặt, thợ dệt, nhà làm thúng rổ, thợ đồ gốm, nhà toán số, nhà ấn bản, các công nghiệp, chức nghiệp khác, chúng hưởng được kết quả thiết thực hiện tại công nghiệp chức nghiệp của chúng. Chúng giúp cho tự thân được sống an lạc hạnh phúc, chúng giúp cho cha mẹ được sống an lạc hạnh phúc. Chúng giúp cho vợcon được sống an lạc hạnh phúc. Chúng giúp cho bè bạn được sống an lạc hạnh phúc.

Chúng dâng các vật cúng dường cho Sa Môn, Bà La Môn sự cúng dường này có ảnh hưởng đến đời sau liên hệ đến thiên giới, thọ hưởng phước báu an lạc, thác sanh vào cõi trời. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn có thể cho biết kết quả thiết thực, hiện tại của hạnh Sa Môn chăng?”.

Nhờ có câu hỏi của vua A Xà Thế mà đời sau chúng ta mới có những bài học về giới luật, giới đức, giới hạnh và giới hành rất là tuyệt vời. Công ơn của người hỏi ấy làm sao chúng ta quên được. Phải không các bạn?

Nhất là câu trả lời của đức Phật đối đáp không thua kém câu hỏi của vua A Xà Thế. Những câu trả lời ấy lại còn hơn thế nữa, vừa nêu lên đức hạnh buông xả của một bậc Thánh giải thoát trần tục, vừa làm một cuộc cách mạng giai cấp của đất nước Ấn độ lúc bấy giờ. Những câu trả lời ấy có tính thuyết phục cao bắt buộc nhà vua phải chấp nhận cuộc cách mạng vô giai cấp đó.

Cuộc vấn đáp của vua A Xà Thế và đức Phật đã làm sáng tỏ cuộc cách mạng bốn giai cấp của đất nước Ấn Ðộ lúc bấy giờ. Nhà vua đại diện cho tư tưởng giai cấp lãnh đạo nhân dân, còn đức Phật đại diện cho tư tưởng bình đẳng vô giai cấp của nhân dân. Cho nên cuộc vấn đáp càng lúc càng làm sáng tỏ nền đạo đức nhân bản – nhân quả của con người.

Nước Ấn Ðộ lúc bấy giờ chia ra làm bốn giai cấp:

1. Tư tưởng giai cấp thống trị do Dòng Sát Ðế Lị tức là dòng vua chúa thuộc về vương pháp.

2. Tư tưởng giai cấp lãnh đạo tinh thần dòng Bà Là Môn thuộc về pháp vương.

3. Tư tưởng giai cấp công nhân, thợ thuyền, thương mãi và nông dân giai cấp bị trị .

4. Tư tưởng giai cấp Chiên Ðà La là tư tưởng giai cấp cùng đinh, làm nô lệ, tôi tớ, tay sai cho người khác.

Câu trả lời của đức Phật rất khéo léo, trả lời bằng câu hỏi trở lại để tự nhà vua phải chấp nhận sự bình đẳng vô giai cấp của con người.

Những đoạn kinh này đã xác định cho các bạn thấy rõ Phật giáo là một tôn giáo nhân bản, luôn luôn nâng cao giá trị bình đẳng của mọi người sống trên hành tinh này như nhau, dù mầu da, thứ tóc và tiếng nói có khác nhau, nhưng đều có quyền sống bình đẳng như nhau.

Những câu trả lời này là lối trả lời bắt buộc người khác phải chấp nhận mà không thể từ chối được. Do vậy, chúng ta hãy lắng nghe những câu trả lời của đức Phật: “Này Ðại Vương có thể được. Ta sẽ hỏi Ðại Vương về vấn đề này. Ðại Vương hãy trả lời tùy theo ý muốn của Ðại Vương”.

Khởi đầu cho câu trả lời bằng cách rào đón trước sau quá chặt chẽ khiến nhà vua không thể ngờ được.

Ðược nghe câu hỏi của vua A Xà Thế và câu trả lời của đức Phật mở đầu cho một cuộc cách mạng tư tưởng văn hoá tốt đẹp, phá vỡ hàng rào giai cấp của dân tộc Ấn Ðộ lúc bấy giờ: “Ðại Vương nghĩ sao? Nếu Ðại Vương có một người nô bộc, dậy sớm, thức khuya, thi hành mọi mệnh lệnh của Ðại Vương làm đẹp lòng mọi người, lời nói kính ái, chú ý từng nét mặt của Ðại Vương... sau một thời gian làm nô lệ, người nô bộc ấy muốn đi tu nên cạo bỏ râu tóc, khoác áo cà sa từ bỏ gia đình, sống không gia đình xuất gia tu hành, sau khi xuất gia như vậy, người ấy sống chế ngự thân, sống chế ngự lời nói, sống chế ngự ý nghĩ, bằng lòng với nhu cầu tối thiểu về ăn uống y áo hoan hỉ sống an tịnh.

Khi Ðại Vương biết rõ người nô bộc của mình xuất gia tu hành như vậy thì Ðại Vương có gọi người ấy đến với Ðại Vương, hãy làm lại người nô bộc, làm mọi công việc, thức khuya dậy sớm, thi hành mọi mệnh lệnh của Ðại Vương, làm đẹp lòng mọi người, lời nói kính ái, chú ý từng nét mặt”.

Xét qua câu trả lời bằng câu hỏi của đức Phật, thì chúng ta thấy rằng đức Phật là một con người tuyệt vời, đứng trước uy quyền của nhà vua Ngài đã dám đem người nô bộc của nhà vua ra hỏi, để xác định kết quả giải thoát cụ thể thực tế của một vị tu sĩ Phật giáo, luôn luôn được mọi người cung kính, tôn trọng những giới đức, giới hạnh, giới hành một cách thiết thực cụ thể đã xác định được sự giải thoát không có thời gian, đến để mà thấy..., khiến cho nhà vua phải chấp nhận và tỏ lòng cung kính, tôn trọng người tu sĩ Phật giáo, dù người đó là nô bộc của mình.

Như vậy rõ ràng là kết quả việc làm của người tu sĩ Phật giáo là sống đúng giới luật, tức là phải sống chế ngự thân, sống chế ngự lời nói, sống chế ngự ý, sống bằng lòng với nhu cầu tối thiểu về ăn uống, y áo và hoan hỉ sống an tịnh.

Người nô bộc thực hiện được những giới luật trên đây không những mọi người mà cả nhà vua cũng đều phải cung kính, tôn trọng, lúc nào họ cũng vui lòng lễ bái. Tại sao vậy? Những hành động sống đúng Phạm hạnh như trên đức Phật đã dạy thì không phải ai cũng làm được, chỉ có những người quyết tâm tìm đường thoát khổ ra khỏi mọi sự đau khổ của cuộc đời thì mới đủ gan dạ sống như vậy để đạt được mục đích cao thượng mà người đời thường gọi là bậc Thánh A La Hán hay là Phật.

Người nô bộc thuộc giai cấp hạ liệt cùng đinh của xã hội Ấn Ðộ. Lúc bấy giờ giai cấp này được mọi người dân Ấn Ðộở những giai cấp khác đều khinh thường, xem rẻ. Chính bản thân của những người giai cấp này, họ cũng xem thường họ. Họ biết thân phận của họ sinh ra và lớn lên trong giai cấp cùng đinh, hạ liệt này, nên khi gặp những người ở giai cấp khác thì họ đều phải tránh đường; phải quỳ mọp sát đất, không dám nhìn mặt những người ở giai cấp khác.

Ðặc biệt nhất ở đoạn bài pháp này là đức Phật không nói đến thần thông mà chỉ nói đến giới luật đức hạnh của người tu sĩ Phật giáo thật là tuyệt vời, khiến cho nhà vua phải chấp nhận mà không có một ý kiến chống trái lại những điều đức Phật đã nêu lên.

Ðúng vậy, chỉ có đức hạnh mới phá vỡ hàng rào giai cấp muôn đời của loài người; chỉ có đức hạnh mới phá vỡ thế giới siêu hình ảo tưởng mà đã ăn sâu vào tư tưởng của loài người thành một dấu ấn muôn đời muôn kiếp; chỉ có đức hạnh mới đem lại sự hạnh phúc an vui cho loài người trên hành tinh này vậy.

Bài pháp này được xem là một bài tuyên ngôn cách mạng tư tưởng giai cấp của nước Ấn Ðộ cách đây 2555 năm (2011). Phải nói rằng trong giai đoạn ở thế kỷ này, bài kinh của Phật là một tiếng sét đánh thức những giai cấp thống trị một cách thẳng thắn, không nhân nhượng. Vì thế, nó có một giá trị lịch sử làm thay đổi tư tưởng giai cấp Ấn Ðộ rất lớn. Người đứng ra chủ trương cuộc cách mạng này không ai khác hơn là đức Phật, là một thái tử sắp thay vua cha làm vua. Một ông vua trong hàng ngũ giai cấp thống trị lại đứng ra làm cuộc cách mạng san bằng giai cấp xã hội thật là tuyệt vời, còn ai dám chống lại. Phải không các bạn?

Vua A Xà Thế đại diện cho giai cấp sát đế lị (thống trị) phải chấp nhận những Phạm hạnh giới luật của người tu sĩ Phật giáo thật là tuyệt vời, một đức hạnh giải thoát cao thượng mà cũng không phải ai cũng làm được. Vì thế, nhà Vua trả lời: “Bạch Thế Tôn, chúng con không thể xem họ là nô bộc được nữa. Trái lại chúng con phải kính lễ những người ấy, đứng dậy trước người ấy, mời người ấy ngồi xuống ghế, cúng dường người ấy các dụng cụ như y áo, đồ ăn khất thực, sàng toạ, thuốc men trị bệnh và chúng con sẽ ra lệnh để bảo vệ che chở những người ấy đúng theo pháp luật”.

Thưa các bạn! Tại sao nhà vua lại chấp nhận phải cung kính, tôn trọng một giai cấp cùng đinh hạ liệt trong xã hội của mình như vậy?

Giới đức, giới hạnh, giới hành, được đức Phật nêu ra một đời sống Phạm hạnh của một tu sĩ Phật giáo như vậy thì trong cuộc đời này không phải ai cũng làm và sống được như trên đã nói.

Khi nào các bạn có thực hành sống đúng những giới luật này thì các bạn mới thấy vô vàn khó, nhưng không khó với những người có ý chí, có quyết tâm thoát ra cuộc đời đầy ô trược và ác pháp.

Vua A Xà Thế là người thông minh sáng suốt nghe qua những giới luật đức hạnh buông xả ấy. Người biết rằng đó là những Thánh hạnh, người phàm phu không thể sống và làm được, nên Vua A Xà Thế phải chấp nhận ngay liền và nói lên những lời cung kính tôn trọng những con người sống được những đức hạnh như vậy. Sống được những đức hạnh như vậy tức họ là những bậc Thánh, chứ không còn là những người phàm phu trong giai cấp hạ liệt nữa.

Ðọc bài kinh này chúng ta thấy đạo Phật là một tôn giáo chân thật không lừa đảo, lường gạt người khác bằng thần thông, ảo tưởng, bằng bùa ngải, chú thuật, bằng mê tín cúng tế, cầu an, cầu siêu, bằng thiền định ức chế tâm, bằng ảo tưởng Phật tánh, bằng lí luận tánh không, bằng tưởng giải bản lai diện mục hiện tiền, v.v... Người tu sĩ Phật giáo chỉ sống bằng Phạm hạnh, thiểu dục tri túc, ba y một bát, sống không nhà cửa, không gia đình, biết tỉnh thức từng thân hành, khẩu hành, ý hành, biết ly dục ly ác pháp và biết xả tâm diệt ngã. Thế mà làm chủ được bốn sự đau khổ của kiếp người: sanh, già, bệnh, chết. Thật tuyệt vời! Thưa các bạn! Các bạn đã về tu viện Chơn Như tu tập một thời gian phải chấp nhận sống đúng những giới luật này, nhưng các bạn có sống đúng những giới luật này chưa? Những giới luật này không phải là một việc dễ làm, dễ sống. Phải không các bạn?

Trong đoạn kinh này gồm có chín giới dạy rõ đức và hạnh như sau:

1/ Giới thứ nhất: Cạo bỏ râu tóc.

2/ Giới thứ hai: Ðắp áo cà sa.

3/ Giới thứ ba: Từ bỏ gia đình.

4/ Giới thứ tư: Sống không nhà.

5/ Giới thứ năm: Sống chế ngự thân.

6/ Giới thứ sáu: Sống chế ngự lời nói.

7/ Giới thứ bảy: Sống chế ngự ý nghĩ.

8/ Giới thứ tám: Sống bằng lòng với nhu cầu tối thiểu về ăn uống, y áo.

9/ Giới thứ chín: Hoan hỉ sống an tịnh trong đời sống Phạm hạnh.

Xét qua chín giới này: giới đức, giới hạnh và giới hành. Vậy giới đức, giới hạnh và giới hành là những hành động đạo đức như thế nào mà khiến cho vua A Xà Thế phải cung kính và tôn trọng như vậy?

Xin các bạn lưu ý chúng tôi sẽ cố gắng giải thích để các bạn hiểu rõ về Phạm hạnh giới luật của đức Phật, nó có một giá trị về đời sống Thánh hạnh mà người phàm phu không thể nào sống và làm được.

2. GIỚI THỨ NHẤT: CẠO BỎ RÂU TÓC

Kính thưa các bạn! Bây giờ chúng ta bắt đầu bước vào khu rừng giới luật đức hạnh của con người nói chung, của những tu sĩ Phật giáo nói riêng, những bông hoa đạo đức muôn mầu muôn sắc mang lại vẻ đẹp cho đời càng tươi thắm thêm.

“CẠO BỎ RÂU TÓC” là một hành động đạo đức làm Thánh, nó không phân biệt giai cấp nào trong xã hội, có tôn giáo hay không tôn giáo. Mọi người sống chung nhau trên hành tinh này, nếu muốn làm Thánh đều cần phải học và sống đúng đức hạnh này. Bởi vì, chỉ có Thánh mới biết tất cả các pháp thế gian là ảo tưởng, không có một vật thật có, chỉ do duyên hợp tạo thành nên mới buông bỏ sạch bằng hình tướng “CẠO BỎ RÂU TÓC” để tượng trưng cho sự thoát ly mọi sự khổ đau.

Ðây là một giới luật dạy về đức hạnh trong những đức hạnh làm Thánh mà các bạn cần phải học hiểu và sống đúng những đức hạnh này để không làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai. Có như vậy, các bạn mới xứng đáng là người đệ tử của Phật, mới xứng đáng làm gương hạnh sống đạo đức cho mọi người, mới biến cuộc sống trên hành tinh này trở thành cõi Cực Lạc, Thiên Ðàng.

A.- CẠO BỎ RÂU TÓC LÀ GIỚI ĐỨC BUÔNG XẢ TRẦN CẤU

“CẠO BỎ RÂU TÓC” là một giới đức buông xả trần cấu, giúp cho người tu hành thoát ra khỏi tâm chấp ngã, ham thích trang điểm làm đẹp. Nhờ thế, các bạn mới thoát ra khỏi qui luật của nhân quả. Bởi vì, “CẠO BỎ RÂU TÓC” là một hành động thay đổi tướng tham dục, tướng thế tục tham đắm để trở thành tướng buông xả. Nếu người mang tướng buông xả mà còn tham đắm có nhiều của cải tài sản, xe cộ, chùa to, Phật lớn, vật chất đầy đủ, ăn uống phi thời thì người thế gian sẽ kết án, khinh chê và không còn quý trọng, cung kính, họ xem những người tu sĩ này là Ma Vương đang ra tay diệt Phật Giáo.

“CẠO BỎ RÂU TÓC” là một giới đức xa lìa trần cấu, người tu sĩ Phật giáo biết lấy giới đức cạo bỏ râu tóc, làm phương tiện tiến bước vào cửa đạo để “XẢ THÂN CẦU ÐẠO”, thì con đường đạo ngày thêm tươi sáng hơn. Bởi vì hình tướng cạo bỏ râu tóc là hình tướng buông xả cuộc đời trần cấu ô trược thế gian.

Ðúng vậy, đây là cách thức buông xả trần cấu về thân đầu tiên cho người mới vào đạo, nếu không buông xả trần cấu thân tâm thì không bao giờ tìm thấy sự giải thoát thật sự. Cho nên, giới đức buông xả trần cấu “CẠO BỎ RÂU TÓC”, là một đức hạnh của người tu sĩ Phật giáo. Chỉ có Phật giáo mới có đức hạnh xả thân cầu đạo này, còn tất cả các tôn giáo khác trên hành tinh đều không bao giờ có đức hạnh này cả.

Vậy mà, nhìn chung đức hạnh xa lìa trần cấu này trong các chùa lại có một số người lợi dụng hình tướng đức hạnh này để kinh doanh làm ra của cải tài sản, làm giàu.

B.- CẠO BỎ RÂU TÓC LÀ GIỚI HẠNH XA LÌA TRẦN CẤU này thuộc về giới hạnh buông xả hình sắc tướng mạo thế gian. Cho nên những vị tu sĩ Phật giáo nào chấp nhận giới này thì mới trở thành người tu sĩ Phật giáo, còn không chấp giới hạnh này thì không thểnào thành Thánh Tăng, Thánh Ni được. Cho nên Tăng đều phải cạo bỏ râu tóc, còn Ni chỉ cạo bỏ tóc mà thôi. Nếu không giữ gìn hạnh cạo bỏ râu tóc này thì chỉ là một cư sĩ, dù đã giữ gìn tất cả các giới luật khác nghiêm chỉnh.

Hình dáng Thánh Tăng, Thánh Ni là hình dáng buông xả, “Xả thân cầu đạo”. Ðó là cạo bỏ râu tóc. Cạo bỏ râu tóc là một hình dáng của những bậc Thánh buông xả trần cấu uế trược.

Người đời mê muội không biết ý nghĩa sâu xa của giới hạnh “CẠO BỎ RÂU TÓC”, buông xả thân để mưu cầu sự giải thoát; để ra khỏi cuộc đời đầy khổ đau và cay đắng. Một sự sai lầm rất lớn do vô minh không hiểu nghĩa giới hạnh “CẠO BỎ RÂU TÓC”, nên dùng tướng mạo cạo bỏ râu tóc của Phạm hạnh để lừa đảo, lường gạt người khác, thật là tội nghiệp cho những ai đã làm tội lỗi này mà không biết; để làm danh, làm lợi cho cá nhân; để hưởng dục lạc đầy đủ như người thế gian, thậm chí có người biến Phật giáo thành nghề nghiệp sống: nghề nghiệp thuyết giảng, nghề nghiệp tụng niệm cầu siêu, cầu an. Chính nghề nghiệp tụng niệm cầu siêu, cầu an là nghề mê tín lường gạt người. Nghề thuyết giảng là nghề nói dối. Ðối với Phật giáo, hai nghề nghiệp này là nghề làm sai.

Khi tu hành chưa xong đừng vì người thuyết giảng là không đúng, là sai, chỉ khi nào tu chứng mới dạy người tu, còn dạy người tu mà mình tu chưa chứng là nói dối. Người nói được mà chưa làm được, đó là người nói dối. Nói dối xấu lắm các bạn ạ! Các bạn giảng sư có biết không?

Lại cũng có những người mượn hình sắc cạo bỏ râu tóc biến Phật giáo trở thành một cái nghề mê tín như trên đã nói cúng bái, tụng niệm, cầu siêu, cầu an, đốt tiền vàng mã, xem sao, bói quẻ, coi ngày giờ tốt xấu, v.v... Một cái nghề lường gạt người. Hành một cái nghề lừa đảo để sống như vậy các bạn có biết đó là một việc tội lỗi không?

Tội nặng lắm các bạn ạ! Các bạn ấy thật đáng thương! Thật đáng thương!!!

Những người cạo bỏ râu tóc không lo tu hành để tìm sự giải thoát cho mình mà lại lấy hình tướng cạo bỏ râu tóc làm nghề nói dối và làm nghề mê tín. Trước mặt mọi người họ gọi các bạn bằng Thầy, nhưng các bạn có thấy mình xứng đáng là Thầy của người khác chưa? Các bạn có sống hơn họ chút nào đâu mà làm thầy của họ. Phải không các bạn?

Một bậc làm Thầy Trời, Người đâu phải dễ các bạn ạ! Các bạn nên xét lại: Phạm hạnh của bậc Thầy Trời, Người các bạn có sống được chưa?

Ăn uống, ngủ nghỉ phi thời, y áo sang cả, mặc toàn vải đắt tiền. Vả lại các bạn còn ở trong chùa to Phật lớn, giường rộng nệm êm. Cuộc sống như vậy các bạn thấy sao? Hình dáng, tướng mạo, cách sống của các bạn có xứng đáng làm Thầy Trời, Người được chưa? Trước mặt các bạn họ gọi là Thầy, nhưng sau lưng các bạn họ chê bai đủ điều, các bạn có biết không?

“Xoài cà lăm nhỏ trái mà chua
Thầy tu mê gái bỏ chùa không ai coi”

Hoặc:

“Thầy chùa ăn vụng cá kho
Bà vãi bắt được đánh mo lên đầu”

Họ chê những điều các bạn đã vi phạm giới luật. Các bạn đừng tưởng họ không biết giới luật. Họ chê các bạn phạm giới như vậy là chê rất đúng các bạn ạ!.

Thà các bạn đừng đi tu mà đã đi tu tức là cạo bỏ râu tóc mà ở chùa sang đẹp như cung vàng điện ngọc, y áo thì chải chuốt bằng vải đắt tiền, thứ hàng nhập hàng ngoại, v.v... Ăn uống ngủ nghỉ phi thời, xem ca hát và ca hát như người thế tục thì còn gì là Phật giáo nữa các bạn?

Ngay từ giới đầu tiên “CẠO BỎ RÂU TÓC” mà quý thầy còn vi phạm tan nát thì các giới luật khác làm sao quý thầy không vi phạm.

Thưa các bạn! Giới hạnh Sa Môn đầu tiên mà các bạn đã sống không đúng, đã vi phạm thì tất cả hạnh Sa Môn quả làm sao các bạn có được? Nếu hạnh Sa Môn quả không có được thì làm sao các bạn xứng đáng là người tu sĩ của Phật (Thánh Tăng, Thánh Ni). Có đúng như vậy không các bạn?

Bởi vì hạnh Sa Môn ở đâu thì quả Sa Môn ở đấy, đúng như trong kinh Sa Môn Quả mà đức Phật đã dạy: “- Bạch Thế Tôn: chúng con dám đâu xem họ là người nô bộc nữa, trái lại chúng con kính lễ người ấy, đứng dậy trước người ấy, mời người ấy ngồi xuống ghế, cúng dường người ấy các dụng cụ như: y áo, đồ ăn khất thực, sàng toạ, thuốc men trị bệnh và chúng con sẽ ra lệnh để bảo vệ, che chở người ấy đúng theo luật pháp”. Chỉ vì các bạn đã lìa hạnh Sa Môn nên đã làm mất giá trị của một người tu sĩ Phật giáo. Các bạn chỉ còn là một hình thức cạo bỏ râu tóc đắp áo cà sa mà thôi. Thật là đau xót cho Phật giáo “có tiếng nhưng không có miếng”.

Những lời của vua A Xà Thế tuyên bố trên đây là đã xác định cụ thể rõ ràng: Do kết quả sống đúng Sa Môn hạnh hay là kết quả của nhóm giới luật thứ nhất mà người tu sĩ Phật giáo cần phải giữ gìn nghiêm túc... Nhờ đó mà mọi người cung kính, tôn trọng, quý mến, v.v...

Do giới hạnh và kết quả đi đôi với nhau như vậy, nên đức Phật dạy: “pháp Ta không có thời gian đến để mà thấy...”. Hạnh ở đâu là quả ở đó, hạnh làm cho kết quả ly dục ly ác pháp hiện tiền cụ thể, mà kết quả ly dục ly ác pháp hiện tiền cụ thể ở đâu thì đức hạnh phải được gắn liền với nó ở đó. Hạnh và quả không thể chia làm hai pháp. Vì thế đức Phật dạy: “Giới luật ở đâu thì tri kiến ở đó. Tri kiến ở đâu thì giới luật ở đó. Giới luật làm thanh tịnh tri kiến, tri kiến làm thanh tịnh giới luật”.

Tóm lại, giới thứ nhất: cạo bỏ râu tóc là giới tướng của người tu sĩ Phật giáo, thể hiện rõ nét buông xả. Xả thân cầu đạo. Nhất là lời nói này được nhắc đi nhắc lại mãi để khuyên răn người tu sĩ Phật giáo chớ có buông lung chạy theo dục lạc thế gian làm hư hoại đức hạnh thanh tịnh thân tâm của mình và còn làm suy đồi Phật giáo, tội ấy rất nặng các bạn ạ!.

Sống phải giữ gìn sắc tướng của người tu sĩ Phật giáo, đừng làm ô uế sắc tướng ấy. Làm ô uế sắc tướng ấy là làm ô uế Phật giáo, đấy các bạn ạ!

Ví dụ 1: Hình dáng cạo bỏ râu tóc đắp áo cà sa mà các bạn vào quán lều bên vệ đường ngồi ăn uống như người thế tục thì còn gì là oai nghi tế hạnh giới hạnh cạo bỏ râu tóc. Phải không các bạn? Hay các bạn vào tiệm ăn hoặc nhà hàng khách sạn ăn uống ngủ nghỉ như người thế tục thì Phạm hạnh cạo bỏ râu tóc của các bạn còn đâu?

Ví dụ 2: Hình dáng cạo bỏ râu tóc đắp áo cà sa mà các bạn lái xe gắn máy chạy ào ào, vượt đèn xanh đèn đỏ thì còn gì giới hạnh cạo bỏ râu tóc nữa. Phải không các bạn?

Ví dụ 3: Hình dáng cạo bỏ râu tóc đắp áo cà sa mà các bạn hút thuốc lá, uống rượu, ca hát nhảy nhót, có khi hát vọng cổ sáu câu rất là mùi mẫn, đó là hành động phạm giới, phá giới tướng cạo bỏ râu tóc làm cho Phật Giáo suy đồi, làm cho Phật giáo mất gốc. Các bạn có biết không?

Ví dụ 4: Hình dáng cạo bỏ râu tóc đắp áo cà sa mà các bạn đi du ngoạn vào những khu ăn chơi của thế tục, những khu giải trí thế gian như Ðầm Sen, Văn Thánh, Suối Tiên, Phong Nha, v.v... như vậy còn gì Phạm hạnh cạo bỏ râu tóc của người tu sĩ Phật giáo. Phải không các bạn?

Cho nên cạo bỏ râu tóc đắp áo cà sa mà ngồi lều, ngồi quán ăn uống bên đường bên vỉa hè là không đúng tư cách của những người đệ tử Phật.

Vậy các bạn phải từ bỏ, những hành động này, những hành động này đáng trách và đáng chê. Xin các bạn lưu ý, đó là những hành động làm suy đồi Phật giáo, là hành động phạm giới tướng quá nặng. Tội lỗi ấy không thể nào tránh khỏi khi thời tiết nhân duyên đến. Xin các bạn lưu ý cho những tội lỗi này.

Người tu sĩ Phật giáo phải biết đúng chỗ nào nên ăn, nên ngồi, nên nằm, nên đứng, nên ở, v.v… còn ngược lại, phải biết đúng chỗ không nên ăn, không nên ngồi, không nên nằm, không nên đứng, không nên ở, v.v.. Ðó là Phạm hạnh của người tu sĩ Phật giáo cần phải sửa sai.

C.- GIỚI HÀNH CẠO BỎ RÂU TÓC

Muốn giữ gìn “GIỚI HÀNH CẠO BỎ RÂU TÓC” thì người tu sĩ hằng ngày phải như lý tác ý: “Cạo bỏ râu tóc là một Thánh hạnh xa lìa mùi tục lụy thế gian, ta đã chấp nhận Thánh hạnh này,  khi chấp nhận thì phải giữ gìn trọn vẹn để hình sắc đầu tròn áo vuông nêu cao ánh đuốc soi đường giải thoát cho mọi người đi và làm sáng tỏ nền đạo đức nhân bản – nhân quả giúp cho con người có một lối sống cao thượng, biến cảnh thế gian thành Cực Lạc, Thiên Ðàng”.

Kính thưa các bạn! Các bạn nên nhớ thường xuyên nhắc nhở tâm mình bằng những câu tác ý này. Nhờ đó Phật giáo sẽ là nền đạo đức của loài người mãi mãi và mãi mãi.

3. GIỚI THỨ HAI: ÐẮP ÁO CÀ SA

A.- GIỚI ĐỨC ĐẮP ÁO CÀ SA là một hành động đạo đức làm Thánh, nó không phân biệt giai cấp nào trong xã hội, có tôn giáo hay không tôn giáo. Mọi người sống chung nhau trên hành tinh này, nếu muốn làm Thánh Tăng, Thánh Ni đều cần phải học và sống đúng đức hạnh này.

Ðây là một giới luật dạy về đức hạnh thanh bần, một trong những đức hạnh làm Thánh mà các bạn cần phải học hiểu và sống đúng những đức hạnh này để thiểu dục tri túc, để xứng đáng làm gương hạnh buông xả vật chất thế gian. Có như vậy, các bạn mới trở thành những ngọn đuốc soi sáng đạo đức trên hành tinh này, nhờ đó cõi thế gian này mới trở thành cõi Cực Lạc, Thiên Ðàng.

“ÐẮP ÁO CÀ SA” là một hành động đạo đức buông xả thuộc về ăn mặc trang điểm thân thể. Người nào muốn tìm cầu sự giải thoát thì phải chấp nhận giới đức này, tức là đức hạnh xả phú cầu bần còn gọi là ÐỨC THANH BẦN. Người xả phú cầu đạo là người biết buông bỏ những gì làm cho thân đẹp đẽ, làm cho thân sang trọng, quý phái. Cho nên, giới này thuộc về thân tướng đức hạnh thanh bần làm Thánh.

Ðời sống thế gian mọi người thường thích trang điểm làm đẹp, làm sang, không ai muốn mình xấu, mình nghèo, v.v... Ai cũng muốn mình đẹp và giàu sang, vì sự ham muốn ấy khiến cho đời người phải chịu nhiều khổ đau, dù có đạt được mục đích đẹp đẽ và giàu sang, đời sống vật chất có hơn mọi người, nhưng tinh thần vẫn chịu nhiều khổ đau và còn khổ đau hơn những người chưa đạt mục đích tham dục ấy.

“ÐẮP ÁO CÀ SA” là một giới luật dạy cách thức ăn mặc của những người xuất gia đã thoát khỏi sự ràng buộc của thế gian. Y áo cà sa là loại y áo của người tu sĩ Phật giáo mặc, may bằng những loại vải thô xấu, vải bỏ, vải bó thây ma, có nghĩa là người tu sĩ Phật giáo không còn ăn mặc sang đẹp những loại vải hàng đắt tiền như người thế tục, mà chỉ ăn mặc vải thô xấu, để trở thành người nghèo nhất trong xã hội. Cho nên, giới này còn gọi là “Giới đức xả phú cầu bần”, tức là buông bỏ những cái sang cái đẹp của cuộc đời để tìm một lối sống có đạo đức không làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai. Một lối sống mà chỉ có những người tu sĩ Phật giáo chân chánh mới có.

Người tu sĩ chân chánh của Phật giáo không bao giờ mặc áo cà sa vải đắt tiền, sống không xa hoa như người thế tục. Do đức hạnh này mà người tu sĩ Phật giáo được mọi người kính trọng, còn những tu sĩ ăn mặc vải hàng đắt tiền, vải nhập là những tu sĩ phạm giới, phá giới, sống không thiểu dục tri túc, thiếu đức xả phú cầu bần, họ là những Ma Ba Tuần trong Phật giáo, họ là trùng trong lông sư tử và sẽ giết sư tử chết.

B.- GIỚI HẠNH ÐẮP ÁO CÀ SA

Chính vua A Xà Thế khi nghe đức Phật dạy chín oai nghi tế hạnh này thì Ông chấp nhận ngay liền và còn xác định: dù là kẻ hầu, người nô bộc, nô tỳ trong cung điện nhà vua, nhưng khi họ đã xuất gia giữ gìn chín oai nghi tế hạnh như vậy, nhà vua cũng phải cung kính, tôn trọng, cúi đầu đảnh lễ như những vị tu sĩ khác.

Bởi vậy, giới luật là những oai nghi tế hạnh nên nó nhiếp phục được tất cả mọi người. Người tu sĩ Phật giáo sống không đúng giới hạnh thì không được mọi người cung kính, tôn trọng nhất là những Phật tử chân chánh.

Oai nghi tế hạnh xả phú cầu bần là những hành động đạo đức cao đẹp mà người thế gian không bao giờ làm được, chỉ có những người xuất gia thấy rõ các pháp thế gian là pháp vô thường, không có pháp nào là ta, là của ta, là bản ngã của ta, nên tự giác xả bỏ vật chất thế gian để sống đời Phạm hạnh, sống đời Thánh thiện không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh.

Quyết sống một đời sống Phạm hạnh nên chấp nhận những giới luật đức hạnh buông xả, dù có khó khăn đến đâu cũng vượt qua. Vì thế thường nhắc tâm mình:

“Buông xuống đi! Hãy buông xuống đi!
Chớ giữ làm chi có ích gì?
Thở ra chẳng lại còn chi nữa,
Vạn sự vô thường buông xuống đi!”

Bài kệ trên đây đã xác định Thánh hạnh xả phú cầu bần của một bậc chân tu đã ra khỏi mọi sự ràng buộc của các pháp thế gian.

Giới luật Thánh hạnh là như vậy, nhưng xét lại người tu sĩ thời nay là tu danh, tu lợi, tu chùa to, Phật lớn, tu tiền, tu bạc, tu ăn tu ngủ, tu xe hơi, tu y áo, v.v... Những tu sĩ này đã biến Phật giáo trở thành là một tôn giáo lừa đảo, chứ không còn là một tôn giáo đức hạnh nhân bản – nhân quả của loài người nữa.

C.- GIỚI HÀNH ÐẮP ÁO CÀ SA

Muốn sống đúng Thánh hạnh “GIỚI HÀNH XẢ PHÚ CẦU BẦN” thì hằng ngày phải chuyên cần siêng năng theo pháp như lý tác ý: “Muốn ra khỏi nhà sanh tử thì phải luôn luôn giữ gìn sống đúng Thánh hạnh xả phú cầu bần, nếu không giữ gìn đúng Thánh hạnh này thì dù có tu hành đến muôn ngàn kiếp vẫn hoài công vô ích, uổng phí một đời”.

Kính thưa các bạn! Tất cả những giới luật nhỏ nhặt này đều là những đạo đức và những oai nghi tế hạnh của một tu sĩ Phật giáo chân chánh, còn những tu sĩ không chân chánh thì xem thường những đức hạnh này họ thuộc về những hạng người lợi dụng tôn giáo làm cuộc đời. Hơn thế nữa có những kẻ lợi dụng sự tín ngưỡng tôn giáo của mọi người để thống lãnh toàn cầu dưới quyền sinh sát loài người trong tay họ. Xin các bạn lưu ý: tôn giáo chỉ là nền đạo đức của con người, làm lợi ích cho con người, chứ không được phép lừa đảo và không có quyền cai trị loài người bằng thần quyền, mê tín.

4.- VĂN HÓA GIỚI ĐỨC THỨ BA: “TỪ BỎ GIA ÐÌNH”

A.- GIỚI ĐỨC TỪ BỎ GIA ÐÌNH là một hành động Thánh hạnh cắt ái ly gia, thoát khỏi mọi sự ràng buộc tình cảm gia đình, gia tộc, nó không phân biệt giai cấp nào trong xã hội, có tôn giáo hay không tôn giáo. Mọi người sống chung nhau trên hành tinh này, nếu muốn làm Thánh ra khỏi sinh tử luân hồi thì cần phải học và sống đúng những đức hạnh này.

Ðây là một giới luật dạy về đức hạnh trong những đức hạnh làm Thánh mà các bạn cần phải học hiểu và sống đúng những đức hạnh này để không làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai. Có như vậy, các bạn mới biến cuộc sống trên hành tinh này trở thành cõi Cực Lạc, Thiên Ðàng.

TỪ BỎ GIA ÐÌNH là “GIỚI ÐỨC LY GIA CẮT ÁI ” là một hành động đạo đức thuộc về thân và tâm giải thoát của Phật giáo để trở thành một bậc Thánh Tăng, Thánh Ni. Giới này nghe thì dễ nhưng thực hiện nó cho bằng được thì khó vô cùng. Khi thực hiện giới này không khéo léo thiện xảo thì các bạn phạm vào giới đức nhân bản – nhân quả sống không làm khổ mình, khổ người, khổ cả hai thì “GIỚI ÐỨC LY GIA CẮT ÁI” thật là khó nan giải. Phải không các bạn?

Ở đời ai ai cũng phải có gia đình, nhưng đối với những người tu sĩ Phật giáo thì phải ly gia cắt ái. Chính gia đình là những sợi dây tình cảm của những người thân thương trói buộc rất chặt nên khó cho các bạn tu tập giải thoát.

Ðạo Phật chủ trương sống không làm khổ mình, khổ người, nhưng phải cắt ái ly gia thì tu hành mới chứng đạo. Ðiều này nghe thì dễ nhưng làm thì khó vô cùng như trên đã nói. Cắt ái ly gia mà gia đình không buồn thì làm sao được. Phải không các bạn? Ðấy là đạo đức Thánh hạnh giải thoát của Phật giáo đấy các bạn ạ!

Vậy trước tiên bạn muốn tu theo Phật giáo thì bạn phải tu học đạo đức làm người sống không làm khổ mình, khổ người, có nghĩa là các bạn phải sống nhẫn nhục, tuỳ thuận, bằng lòng như thế nào, để mọi người trong gia đình mến phục đức hạnh của các bạn và khi các bạn xuất gia mọi người thân sẽ vui vẻ không có ý cản trở sự tu hành.

Khi mọi người trong gia đình vui lòng cho các bạn đi tu, thì các bạn đừng chần chờ mà hãy mau mau rời bỏ gia đình để thực hiện ở giai đoạn hai của Phật giáo, để trở thành người tu sĩ Phật giáo chân chánh “TỪ BỎ GIA ÐÌNH”.

“TỪ BỎ GIA ÐÌNH” là một đức hạnh làm Thánh ly gia cắt ái. Vì thế, các bạn không có quyền làm khổ những người thân trong gia đình.

Bằng mọi cách các bạn phải sống với họ như thếnào? Và đối xử như thế nào để họ vui lòng chấp nhận cho các bạn xuất gia tu hành. Ðó mới gọi là “GIỚI ÐỨC LY GIA CẮT ÁI”. Chỉ cần các bạn không ý thức đức hạnh về điều này thì gia đình các bạn tan nát và khổ đau, và như vậy các bạn phạm vào giới “TỪ BỎ GIA ÐÌNH” tức là “GIỚI ÐỨC LY GIA CẮT ÁI ” không bao giờ được viên mãn.

B.- GIỚI HẠNH LY GIA CẮT ÁI

“TỪ BỎ GIA ÐÌNH” là một Thánh hạnh giải thoát không còn ái kiết sử trói buộc. Vì vậy, người tu hành tìm cầu sự giải thoát mà còn vướng bận gia đình thì làm sao giải thoát được. Sự thương, sự nhớ cũng làm cho các bạn tu hành rất khó khăn. Phải không các bạn?

Mục đích của Phật giáo là sống trong thế gian mà vượt ra ngoài thế gian, sống bình thường nhưng lại phi thường, vì dục và ác pháp không còn tác động vào thân tâm các bạn được, nhưng các bạn cũng không phải sống trơ trơ như đá.

Các bạn có biết không? Gia đình là một chùm nhân quả, vì thế muốn sống không gia đình như trong giới luật đã dạy thì các bạn không được quyền bỏ gia đình, bỏ cha mẹ, vợ con v.v.., nhưng khi muốn đi tu thì các bạn phải được sự đồng ý của những người này. Ðồng ý cho các bạn đi tu không phải vì sự bắt buộc của các bạn, mà vì người thân trong gia đình đã tự giác ngộ đời người là đau khổ. Khi mọi người trong gia đình đồng ý cho các bạn đi tu là họ đã hiểu được con đường giải thoát của Phật giáo là đạo đức nhân bản - nhân quả, sống không làm khổ mình, khổ người... Con đường ấy có đủ khả năng nội lực làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi.

Một người tu sĩ của Phật giáo có vợ con thì đó là phạm vào giới hạnh sống không gia đình.

Cho nên, mọi người thấy một người tu sĩ Phật giáo có vợ con thì đó là một cư sĩ trọc đầu. Thật ra người cư sĩ trọc đầu là một tu sĩ phạm giới, phá giới, là một loại trùng trong lông sư tử, nó sẽ giết chết sư tử, nó sẽ giết chết đạo Phật. Ðó là một loài Ma trong Phật giáo. Xin các bạn lưu ý và cảnh giác những hạng tu sĩ này, họ là những người mượn tôn giáo làm đời sống.

“SỐNG KHÔNG GIA ÐÌNH” là một Thánh hạnh giải thoát của người tu sĩ Phật giáo. Người tu sĩ Phật giáo phải chấp nhận một đời sống du Tăng khất sĩ, một đời sống phiêu lưu nay đây mai đó, sống không gia đình, không nhà cửa. Ðây là một cuộc sống trái ngược với cuộc sống thế gian. Cuộc sống thế gian là phải có gia đình, một mái ấm tình thương. Ngược lại, đời sống tu sĩ Phật giáo phải ly gia cắt ái, tức là sống không gia đình.

Ðó là Phạm hạnh của người tu sĩ Phật giáo, sống trong trần lao mà đã ra khỏi trần lao, nếu ai không chấp nhận Thánh hạnh này thì đừng nên xuất gia. Xuất gia có nghĩa là ra khỏi nhà thế tục, sống một đời giải thoát không còn bị ai trói buộc các bạn bằng bất cứ điều gì.

“SỐNG KHÔNG GIA ÐÌNH” là giới hạnh giải thoát của những bậc Thánh Tăng, Thánh Ni, nếu ai muốn tu theo Phật giáo mà không chấp nhận giới hạnh ly gia cắt ái này thì không bao giờ trởthành người tu sĩ Phật giáo chân chánh được.

“SỐNG KHÔNG GIA ÐÌNH” là giới cụ túc thứ ba nó thuộc về giới hạnh ly gia cắt ái, nếu không có giới hạnh ly gia cắt ái thì làm sao thoát khỏi sự trói buộc của nhân quả ái kiết sử. Làm sao ra khỏi nhà sanh tử và chấm dứt luân hồi. Giới này là giới luật cắt tất cả những sợi dây ái kiết sử.

Vậy các bạn nên lưu ý: Thánh hạnh giải thoát là đây, ngoài Thánh hạnh này đi tìm sự giải thoát không có.

Ngày xưa, đức Phật đã chấp nhận giới này nên Ngài mới bỏ cung vàng điện ngọc vợ đẹp con thơ. Khi bỏ đi tu như vậy mới ra khỏi sự trói buộc của những sợi dây ái kiết sử.

Chúng ta nói thì dễ nhưng mấy ai làm được, khó lắm các bạn ạ! Khi đã có gia đình là điều khó bỏ, khó vô cùng khó.

Làm được như đức Phật phải là người có nghị lực, có gan dạ, có ý chí, có quyết tâm cao, chứ hạng tầm thường thì chẳng bao giờ dứt áo ra đi được, cuộc sống trách nhiệm bổn phận trong gia đình luôn luôn kéo dài mãi lê thê trong tình trạng như kéo cưa. Vì thế, sự tu hành chỉ dậm chân tại chỗ, không tiến sâu vào định và cũng không thể vượt ra khỏi không gian và thời gian của nhân quả.

Nếu ngay giới hạnh thứ ba “SỐNG KHÔNG GIA ÐÌNH” này các bạn đã sống đúng nghiêm chỉnh thì đã nhận ra được sự giải thoát khỏi mọi sự ràng buộc của gia đình vợ con hay chồng con. Ðó là một sự ràng buộc mà những nhà tu hành gọi đó là nhà tù khổ sai chung thân. Nói như vậy có quá lời không các bạn? Nếu các bạn có gia đình thì các bạn sẽ biết nỗi khổ này, hạnh phúc gia đình chỉ là bong bóng nước, khổ nhiều mà sự an vui chẳng có bao nhiêu. Phải không các bạn?

Nếu giới hạnh thứ ba “SỐNG KHÔNG GIA ÐÌNH” này các bạn không chấp nhận thì giới thứ nhất và giới thứ hai chỉ là một hình thức một tu sĩ Phật giáo suông mà thôi. Cuộc đời của các bạn mang hình thức tu sĩ Phật giáo mà không dám lìa xa các ái kiết sử thì cũng phí một đời tu hành của các bạn mà thôi.

Cuộc đời tu hành theo Phật giáo lấy sự giải thoát làm đầu, cho nên tất cả sự việc trên thế gian này đều buông xả sạch nhờ có buông xả sạch nên mới làm chủ được nhân quả. Còn gia đình là một nhân quả đã vay trả trải qua nhiều đời kiếp, chứ không phải chỉ có một đời nay. Các bạn nên nhớ.

“TỪ BỎ GIA ÐÌNH, SỐNG KHÔNG GIA ÐÌNH” là một việc làm rất khó, bỏ mà có đạo đức, bỏ mà không làm khổ mình, khổ người thì mới gọi là bỏ.

Xin các bạn nên lưu ý, giới thứ nhất và giới thứ hai:  “CẠO BỎ RÂU TÓC, ÐẮP ÁO CÀ SA” giúp các bạn thay đổi hình sắc thế gian, bằng hình sắc xuất thế gian để nhắm hướng giải thoát đi đến. Vì thế, giới thứ ba dạy việc đầu tiên là các bạn phải buông xả chùm nhân quả gia đình: “TỪ BỎ GIA ÐÌNH, SỐNG KHÔNG GIA ÐÌNH”.

Khi từ bỏ gia đình sống không gia đình thì các bạn tìm thấy được sự giải thoát ngay liền không còn bị trói buộc những sợi dây ái kiết sử nữa. Ðó là pháp thực tế hiện tại không có thời gian đến để mà thấy.

Quả giải thoát ngay liền nhưng việc làm được như vậy không phải là một việc dễ làm như đã nói ở trên. Vì nó là giới hạnh ly trần tục, thoát kiếp đời khổ đau.

Khi nghe đức Phật trình bày kết quả giải thoát của vị Sa Môn thì vua A Xà Thế phải chấp nhận ngay liền. Sự chấp nhận của Vua A Xà Thế cũng là một kết quả của Sa Môn hạnh hay nói cách khác là kết quả giới hạnh làm Thánh của những người tu theo Phật giáo.

Học giới luật đến đây các bạn thấy giới luật của Phật là một pháp môn tuyệt vời, mỗi giới đều có mỗi đức, mỗi hạnh. Mỗi đức, mỗi hạnh đều nhắm vào mục đích ly dục, ly ác pháp để đi đến quả giải thoát hoàn toàn.

Kính thưa các bạn! Giới luật là một pháp môn dạy về đức hạnh, đâu phải là chiếc bè đưa qua sông như các nhà Ðại Thừa đã hiểu. Các bạn tu học giới luật là để thấm nhuần đức hạnh làm Người làm Thánh. Khi thấm nhuần giới luật đức hạnh thì các bạn trở thành giới luật đức hạnh.

Như vậy giới luật là chiếc bè sang sông thì không đúng các bạn ạ! Cho nên lời dạy: “Chánh pháp còn phải bỏ huống là phi pháp” lời dạy này không đúng xin các bạn đừng nghe theo, đó là lời phi pháp để diệt chánh pháp của đức Phật.

A.- GIỚI HÀNH SỐNG KHÔNG GIA ĐÌNH

Muốn sống không gia đình thì hằng ngày các bạn nên tư duy: “Gia đình là sợi dây ái kiết sử, khiến cho các bạn rất khổ đau vì lòng yêu thương những người thân trong gia đình”.

Thưa các bạn! Vì lòng thương yêu đối với những người thân trong gia đình mà biết bao nhiêu lần các bạn phải khổ đau với họ. Những sự khổ đau ấy gồm có:

1/ Khi những người thân bệnh tật các bạn phải chăm sóc thức khuya dậy sớm, phải cho ăn cho uống thuốc, phải dìu dắt tiêu tiểu bồng bế, phải giặt giũ quần áo, v.v.. chịu biết bao vô vàn cực khổ khi ở nhà cũng như đến bệnh viện.

2/ Khi những người thân bị tai nạn thì các bạn lo lắng, buồn rầu ăn không ngon, ngủ không yên, v.v…

3/ Khi có những người thân rượu chè say sưa, cờ bạc, điếm đàng, v.v... là một tai hoạ cho gia đình rất lớn các bạn sẽ khổ đau biết chừng nào.

4/ Khi con cái không nghe lời cha mẹ, bỏ học trốn học, bê tha chơi bời với những bè bạn hư thân mất nết thì các bạn làm cha mẹ rất là khổ tâm.

5/ Khi vợ hay chồng ngoại tình là một nỗi khổ tâm nhất cho những người thân trong gia đình, không những người lớn mà con cái cũng đau khổ.

6/ Khi trong gia đình có người mất là một nỗi khổ đau buồn bã nhất, không còn ai thích ăn, thích ngủ, thích làm, thích vui chơi, v.v… Thật là một nỗi trời sầu đất thảm.

7/ Những lời khuyên răn, những lời dạy bảo, những lời nói ngăn cản không cho người thân làm những điều sai trái thì dường như những lời ấy làm nghịch ý, sinh ra những chướng ngại trong gia đình khiến mọi người không vui. Ðấy cũng là một sự khổ đau, buồn phiền.

Kể ra sống trong gia đình là một cuộc sống khổ đau triền miên bất tận, phải nói rằng khổ đau thì nhiều mà sự an vui thì không bao nhiêu.

Bởi vậy muốn thoát ra khỏi mọi sự khổ đau trên cuộc đời này thì gia đình là nơi mà các bạn cần phải xa lìa trước nhất. Do đó, những giới đầu tiên của Phật giáo cho người xuất gia đều nhắm vào ái kiết sử, vì thế, phải giữ gìn nghiêm chỉnh giới “SỐNG KHÔNG GIA ÐÌNH”.

Muốn sống không gia đình thì các bạn thường tác ý: “Gia đình là ái kiết sử, là nỗi khổ đau bất tận của loài người, là lộ trình của qui luật nhân quả để tiếp tục tái sinh luân hồi khổ đau mãi mãi, ta phải cố gắng bằng mọi cách vượt ra mạng lưới của gia đình”.

Tóm lại, người tu sĩ và người cư sĩ Phật giáo phải thông suốt mạng lưới ái kiết sử gia đình, để tìm mọi cách thoát ra và chấm dứt sợi dây vô hình luôn luôn trói buộc bằng tình thương và đau khổ muôn đời mà mọi người trên thế gian này không ai tránh khỏi.

5.- VĂN HÓA GIỚI ĐỨC THỨ TƯ: SỐNG KHÔNG NHÀ CỬA

“SỐNG KHÔNG NHÀ CỬA” là một hành động đạo đức thuộc về thân và tâm làm Thánh, nó không phân biệt giai cấp nào trong xã hội, có tôn giáo hay không tôn giáo, mà mọi người sống chung nhau trên hành tinh này đều cần phải học hiểu để biết lối sống của một vị Thánh Tăng, Thánh Ni xả bỏ lối sống thế gian để đi vào lối sống Thánh thiện của một bậc phi phàm. Ðây là một giới luật dạy về đức và hạnh trong những đức hạnh làm Thánh mà các bạn cần phải học hiểu và sống đúng những đức hạnh này để không làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai.

Có như vậy, các bạn mới biến cuộc sống trên hành tinh này trở thành cõi Cực Lạc, Thiên Ðàng.

A.- GIỚI ĐỨC LY GIA SỐNG KHÔNG NHÀ CỬA

“SỐNG KHÔNG NHÀ CỬA” là một đức hạnh sống lìa bỏ sanh y của những bậc Thánh Tăng, Thánh ni ly dục ly ác pháp, chứ không phải như một số người sống du mục như dân Bắc Cực, Nam Cực. Dân Bắc Cực, Nam Cực sống không nhà cửa là vì họ sống trên băng tuyết nên tìm lối sống bằng cách săn hải cẩu hoặc bằng cách chăn nuôi dê, cừu, bò v.v.. Do sống như vậy nên phải chấp nhận đời sống du mục.

“SỐNG KHÔNG NHÀ CỬA” là một đức hạnh giải thoát sống ly gia, một đời sống Du Tăng Khất Sĩ. Nhờ lối sống như vậy nên mới buông xả được mọi vật chất trên thế gian này. Do đức sống ly gia mà thân tâm mới được giải thoát, đời sống mới có thanh thản, an lạc và vô sự.

Ai cũng biết Phật giáo có một nền đạo đức nhân bản - nhân quả, sống không làm khổ mình, khổ người. Nếu sống không làm khổ mình, khổ người mà không sống đúng đức hạnh giải thoát ly gia cắt ái thì không thể nào sống trọn vẹn được.

B.- GIỚI HẠNH LY GIA SỐNG KHÔNG NHÀ CỬA

“SỐNG KHÔNG NHÀ CỬA” là một hành động sống hạnh từ bỏ nhà cửa, tức là ly tất cả các pháp trên thế gian này. Vì tất cả các pháp trên thế gian này đều là do duyên hợp mà thành, nên không có pháp nào là ta, là của ta, là bản ngã của ta. Do biết rõ thật như vậy nên các bạn mới chấp nhận sống không nhà cửa. Sống không nhà cửa là sống thoát ly mọi vật chất trên thế gian này, nó có nghĩa là sống buông xả sạch.

“Buông xuống đi! Hãy buông xuống đi!
Chớ giữ làm chi có ích gì?
Thở ra chẳng lại còn chi nữa,
Vạn sự vô thường buông xuống đi!”

Nhờ buông xuống mà thân tâm được thanh thản an lạc và vô sự; nhờ buông xuống mà sống giải thoát sanh tử luân hồi.

“SỐNG KHÔNG NHÀ CỬA” là một Thánh hạnh ly gia cắt ái của những người đã thông suốt lý duyên hợp của các pháp. “Các pháp thế gian là pháp sinh diệt. Sinh diệt diệt rồi tịch diệt là vui”. Ðúng vậy, người thấu suốt lý nhân duyên thì sống không nhà cửa, còn những người chưa thấu suốt lý nhân duyên thì sống nhà cao cửa rộng, chùa to Phật lớn, sống đầy đủ vật chất nhưngười thế gian, sống dính mắc vật chất, sống thiếu đức hạnh thanh bần buông xả, “xả phú cầu bần xả thân cầu đạo”.

Nếu cuộc đời tu hành mà sống không đúng giới hạnh này thì không phải là người tu sĩ Phật giáo. Vì người tu sĩ Phật giáo là người ly gia cắt ái.

“SỐNG KHÔNG NHÀ CỬA” là một Thánh hạnh tuy rất tầm thường nhưng rất quan trọng cho việc tu hành tìm cầu sự giải thoát. Xin các bạn nên lưu ý giới hạnh này, có sống đúng thì mới có sự giải thoát chân thật rõ ràng cụ thể.

C.- GIỚI HÀNH LY GIA SỐNG KHÔNG NHÀ CỬA

Muốn ly gia cắt ái để xuất gia tu hành cho dễ dàng hơn thì nên đối xử với những người thân thương trong gia đình của mình, nhất là phải biết nhẫn nhục, tuỳ thuận và bằng lòng trong mọi nghịch cảnh, phải biết lắng nghe và tôn trọng, thương yêu và tha thứ cho họ khi họ có những lời và những hành động ngăn cản chống đối lại việc tu hành của mình. Do hoàn cảnh nghịch như vậy các bạn nên tuỳ thuận, nhưng không bị lôi cuốn vào ác pháp có nghĩa là các bạn phải giữ gìn tám giới (Bát Quan Trai) cho nghiêm túc và cố gắng tu tập 18 đề mục Ðịnh Niệm Hơi Thở, Ðịnh Vô Lậu và đi kinh hành Chánh Niệm Tỉnh Giác Ðịnh.

Sống trong gia đình các bạn phải luôn luôn siêng năng làm mọi việc, vui vẻ với mọi người, nhưng phải giữ lập trường cho thật vững, họ nói gì, làm gì có vẻ không đồng ý ngăn cản về sự giữ giới luật thì các bạn nên cương quyết giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, không hề vi phạm, nhưng rất cởi mở không tỏ ra lầm lầm lì lì khó chịu, v.v... Có giữ gìn sự hài hoà như vậy thì mới có ngày thực hiện được ý nguyện.

Muốn có sự hài hoà làm vui lòng mọi người như vậy, hằng ngày các bạn phải dùng pháp như lý tác ý: “Ta phải biết giữ lập trường cho vững, nhất định ta phải vượt ra vòng cương tỏa của ái kiết sử, nhưng luôn luôn sống hài hoà với mọi người trong gia đình không nên làm khổ họ”. Có tác ý và tu tập như vậy thì nhân duyên đủ các bạn sẽ được toại nguyện. Ðó là giới hành “SỐNG KHÔNG NHÀ CỬA”. Ðời sống không gia đình không nhà cửa thì thân tâm dễ dàng thanh thản, an lạc và vô sự các bạn ạ! Sự tu hành theo Phật giáo không phải dễ, thường gặp nghịch cảnh hơn là thuận cảnh, đó là một sự thử thách trong đời tu của các bạn, các bạn đừng nản lòng, hãy tinh tấn lên phía trước là một chân trời giải thoát đang chờ các bạn.

6.- VĂN HÓA GIỚI ĐỨC THỨ NĂM: SỐNG CHẾ NGỰ THÂN

“SỐNG CHẾ NGỰ THÂN” là một hành động Thánh hạnh đạo đức sống ngăn ngừa mỗi hành động của thân, để điều khiển thân, không cho thân hành động chạy theo dục nhiễm thế gian, khiến cho thân được thanh thản, an lạc và vô sự.

“SỐNG CHẾ NGỰ THÂN” nó là một đức hạnh có ích lợi rất lớn cho mọi người, nhờ nó mà mọi người sống không làm khổ mình, khổ người. Vì thế, nó không phân biệt giai cấp nào trong xã hội, có tôn giáo hay không tôn giáo, mọi người sống chung nhau trên hành tinh này, nếu muốn làm người có đạo đức không làm khổ mình, khổ người và để thoát ra khỏi mọi sự khổ đau trong cuộc đời này và chấm dứt sinh tử luân hồi thì cần phải học hiểu biết và sống đúng đức hạnh “SỐNG CHẾ NGỰ THÂN”.

“SỐNG CHẾ NGỰ THÂN”, đây là một giới luật dạy về đức và hạnh trong những đức hạnh làm Người, làm Thánh mà các bạn cần phải học hiểu và sống đúng những đức hạnh này cho trọn vẹn để có đạo đức nhân bản - nhân quả. Có như vậy, các bạn mới biến cuộc sống trên hành tinh này trở thành cõi Cực Lạc, Thiên Ðàng.

A.- GIỚI ĐỨC SỐNG CHẾ NGỰ THÅN

Giới thứ năm “SỐNG CHẾ NGỰ THÂN”, là một giới luật dạy mọi người phải thường sống có đạo đức biết ngăn chặn thân không cho thân chạy theo dục lạc. Vậy sống đạo đức chế ngự thân là sống như thế nào?

Trước khi muốn hiểu nghĩa câu này thì các bạn nên hiểu từ chế ngự. Vậy chế ngự nghĩa là gì? Chế ngự nghĩa là ngăn chặn làm cho đối phương phục tùng, làm cho kẻ khác phải đầu hàng, làm cho giảm bớt, khiến đối phương phải làm theo ý lệnh của mình.

“SỐNG CHẾ NGỰ THÂN”, là một Thánh hạnh đạo đức tức là sống ngăn chặn và điều khiển thân không cho thân hành động làm những điều ác, luôn làm những điều thiện. Thân làm những điều lành là làm những điều có đạo đức, làm những điều không làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai.

Như vậy giới “SỐNG CHẾ NGỰ THÂN” dạy các bạn sống làm chủ thân mình. Làm chủ thân mình đó là một Thánh hạnh sống đúng đạo đức nhân bản - nhân quả không làm khổ mình, không làm khổ người và không làm khổ cả hai. Một hành động giới luật sống ngăn chặn mỗi hành động của thân không cho nó làm ác như vậy là một hành động đạo đức cao thượng tuyệt vời mà mọi người trong thế gian này cần phải học và tu tập rèn luyện đức hạnh này.

B.- GIỚI HẠNH SỐNG CHẾ NGỰ THÅN

“SỐNG CHẾ NGỰ THÂN” là một Thánh oai nghi tế hạnh của một người tu sĩ Phật giáo, luôn luôn sống ngăn chặn không cho thân làm những điều ác như trên đã nói. Nghe dạy đến đây các bạn đừng hiểu lầm sống chế ngự thân là sống ức chế thân, khiến cho thân phải khổ sở, khiến cho thân phải hy sinh mạng sống vì tìm cầu sự giải thoát, vì tôn giáo của mình, vì những ước vọng điên đảo để được lên Thiên Ðàng, Cực Lạc, Niết Bàn mà bắt buộc thân phải làm những điều cực ác. Ðó là những ảo tưởng, cuồng tín chấp chặt những giới cấm thủ, những giáo điều điên đảo của ngoại đạo. Cho nên mới có những cuộc Thánh chiến tàn sát con người chết lớp lớp, xương chồng chất như núi, máu chảy như sông của những người cuồng tín gây thương đau cho loài người hiện có mặt trên hành tinh này mà lịch sử loài người còn ghi chép lại những trang sử đẫm máu của những tôn giáo thống trị loài người một cách kinh hoàng.

Muốn được sống Thánh hạnh chế ngự thân như vậy, khi thân muốn làm một điều gì thì phải phản ảnh lại hành động của thân, nghĩa là phải tư duy suy nghĩ những hành động của thân trước khi khởi làm. Có như vậy các bạn mới chủ động điều khiển mỗi thân hành mà không bị nghiệp ác lôi.

Nhưng dựa vào đâu mà chúng ta biết thân hành làm đúng, thân hành làm sai?

Thưa các bạn! Các bạn muốn biết điều này không khó. Khi suy nghĩ thân hành thấy thân hành nào làm khổ mình, làm khổ người và làm khổ cả hai thì đó là những thân hành sai, thân hành ác, nhất định không nên làm những thân hành đó. Không làm những thân hành đó là các bạn sống chế ngự thân. Sống chế ngự thân là hành động đạo đức không làm những điều ác hại mình, hại người, hại cả hai.

Cứ theo giới luật sống chế ngự thân như vậy thì các bạn sẽ có một kết quả giải thoát không còn khổ đau phiền não giận hờn, v.v… rất là thiết thực cụ thể. Sống chế ngự thân là một việc làm không thua gì mọi nghề nghiệp trên thế gian này. Vì mọi nghề nghiệp trên thế gian này mang đến sự sống như cơm ăn, áo mặc, nhà ở, thuốc thang đầy đủ, thì việc chế ngự thân cũng vậy nó mang đến cho các bạn với một thân tâm thanh thản, an lạc và vô sự.

Tóm lại, giới thứ nhất, giới thứ hai, giới thứ ba, giới thứ tư và giới thứ năm đều mang lại một kết quả hiện tại giải thoát thiết thực cụ thể thật sự đem đến sự an lạc hạnh phúc cho con người. Vì thế vua A Xà Thế phải chấp nhận và tán thán giới luật của Phật: “Bạch Thế Tôn! Như vậy chính là kết quả thiết thực hiện tại của Sa Môn hạnh”, mà không ai dám phủ nhận được những giới luật này

C.- GIỚI HÀNH SỐNG CHẾ NGỰ THÅN

“SỐNG CHẾ NGỰ THÂN” là một giới hành ly dục ly ác pháp tuyệt vời, vì thế các bạn hằng ngày phải nghiêm chỉnh giữ gìn giới này. Do nghiêm chỉnh giữ gìn giới luật này nên mỗi khi thân làm một việc gì thì các bạn đều phải suy tư xem xét trước khi nó làm. Do kiểm tra xem xét như vậy nên thân làm việc các bạn đều biết rõ. Do biết rõ từng hành động của thân mình nên các bạn làm bất cứ việc gì đều không có lỗi lầm. Tại sao vậy?

Trước khi muốn làm một việc gì các bạn đã biết việc làm đó thiện hay ác. Nếu việc đó ác, nhất định các bạn sẽ không làm. Vậy làm sao biết việc thiện, việc ác? Biết việc thiện, việc ác không khó các bạn ạ! Khi các bạn làm một việc mà việc đó không làm khổ mình, không khổ người và không khổ cả hai là việc thiện. Còn ngược lại là việc ác như trên đã dạy.

Muốn giữ gìn giới này nghiêm chỉnh thì hằng ngày các bạn nên nhớ dùng pháp như lý tác ý: “Phải tỉnh giác trên từng thân hành, không được để thân hành làm theo thói quen”. Với câu này các bạn phải nhắc thường xuyên tác ý hoặc các bạn tác ý một câu khác: “Với tâm định tỉnh tôi biết tôi hít vô, với tâm định tỉnh tôi biết tôi thở ra” hoặc “Ðưa tay ra tôi biết tôi đưa tay ra, đưa tay vào tôi biết tôi đưa tay vào” hoặc “Ði kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành”. Ðó là tập tỉnh thức trên thân hành tức là thân làm việc gì đều biết thân làm việc nấy.

Ðiều cần thiết trong giới hành này là các bạn phải tập chánh niệm tỉnh giác để kiểm soát những hành động trước khi các bạn muốn làm một điều gì mà trong kinh sách đức Phật thường nhắc nhở: “PHẢN TỈNH THÂN HÀNH”. Phản tỉnh thân hành là “GIỚI HÀNH SỐNG CHẾ NGỰ THÂN”. Xin các bạn lưu ý: Trong bộ Văn Hoá Truyền Thống tập I đã có dạy giới hành Sa Di này, nó có tên là GIỚI THÂN HÀNH.

7.- VĂN HÓA GIỚI ĐỨC THỨ SÁU: SỐNG CHẾ NGỰ LỜI NÓI

“SỐNG CHẾ NGỰ LỜI NÓI ” là một hành động đạo đức thuộc về khẩu hành làm Người, làm Thánh, nó không phân biệt giai cấp nào trong xã hội, có tôn giáo hay không tôn giáo, mọi người sống chung nhau trên hành tinh này đều cần phải học hiểu để biết lối sống của một vị Thánh Tăng, Thánh Ni và Thánh cư sĩ bằng tất cả đức hạnh buông xả, từ bỏ lối sống thế gian, từ bỏ những thân hành ác, từ bỏ những lời nói ác để thực hiện vào lối sống Thánh thiện.

A.- GIỚI ĐỨC SỐNG CHẾ NGỰ LỜI NÓI

“SỐNG CHẾ NGỰ LỜI NÓI” là một đức hạnh ngôn ngữ để thực hiện Thánh đức im lặng. Người ở đời thường hay dục ăn, dục nói, ít khi có ai chịu suy nghĩ lời nói trước khi nói ra. Khi đã nói ra lời nói không ái ngữ thường đem đến sự khổ đau cho mình, cho người và cho cả hai. Biết rõ điều này hơn ai hết nên đức Phật dạy: “Sống chế ngự lời nói”. Sống chế ngự lời nói là một hành động ngăn chặn và hạn chế lời nói ác, lời nói khiến mình khổ, người khác khổ. Nhờ có hạn chế và ngăn chặn lời nói ác nên cuộc sống mới được yên vui, an lạc và vô sự.

Người nào biết sống chế ngự lời nói ác là người có đạo đức về ngôn ngữ, họ luôn luôn ít nói nhưng khi nói ra thì nói những lời êm ái, dịu dàng, ôn tồn, nhã nhặn thường mang lại sự an vui, hạnh phúc cho mình, cho người và cho cả hai.

Muốn được vậy thì phải tu tập và sống đúng giới đức, giới hạnh, giới hành này nghiêm chỉnh, nhờ có tập sống như vậy lâu ngày mới thành thói quen im lặng, ít nói, hạn chế và ngăn chặn lời nói, càng ít nói, càng hạn chế và ngăn chặn lời nói thì càng yên vui và hạnh phúc hơn. Sự im lặng ít nói thường mang lại hạnh phúc, yên vui nhiều hơn cho mình và cho mọi người.

“SỐNG CHẾ NGỰ LỜI NÓI” là người biết sống cho mình, cho người. Bởi vậy người biết sống cho mình, cho người là người phải nói ít, khi muốn nói ra một điều gì đều phải có sự suy nghĩ kỹ lưỡng rồi mới nói như trên đã dạy. Khi suy nghĩ kỹ lưỡng thấy lời nói ra không có hại mình, hại người, hại cả hai thì mới nói, như trong kinh Giáo Giới La Hầu La đức Phật dạy: “Này La Hầu La, khi con muốn nói một lời nói gì thì hãy suy nghĩ lời nói ấy như sau: lời nói này của ta, có thể đưa đến làm khổ ta, có thể đưa đến làm khổ người khác, có thể đưa đến làm khổ cả hai. Lời nói này bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ. Một lời nói như vậy, này La Hầu La nhất định chớ có nói, con ạ!”.

Ðoạn kinh trên đây đã xác định cho các bạn thấy rằng: “SỐNG CHẾ NGỰ LỜ I NÓI” là một giới đức để thực hiện đức ái ngữ.

Một người muốn sống có đạo đức về lời nói thì phải chế ngự và ngăn chặn lời nói ác. Chế ngự và ngăn chặn lời nói ác là một hành động đạo đức về ngôn ngữ. Cho nên làm người ai ai cũng phải học, hiểu và rèn luyện đạo đức này, nếu thiếu đức hạnh này thì cuộc sống không bao giờ có hạnh phúc, không bao giờ có tâm thanh thản, an lạc và vô sự.

Cho nên, ngôn ngữ là một vấn đề quan trọng khi giao tiếp với mọi người, lời nói không khéo sẽ mang đau khổ cho mình cho người, vì thế nên cẩn ngôn nói ít chứ đừng nói nhiều là hay nhất.

B.- GIỚI HẠNH NGÔN NGỮ SỐNG CHẾ NGỮ LỜI NÓI

Thưa các bạn! Chúng ta là những người hậu học, có đầy đủ phước duyên với chánh pháp của đức Phật, nên mới được nghe những lời dạy quý báu đầy thương yêu tha thiết của một người cha lành đang dạy những đứa con mà chắc chắn trên đời này chúng ta khó gặp, khó tìm được một người cha như vậy.

Ðọc những lời dạy giới luật trên đây của đức Phật các bạn có thấy mình giống như La Hầu La không? Một đứa con độc nhất của đức Phật. Theo chúng tôi nghĩ: các bạn hiện giờ cũng giống như La Hầu La đứa con duy nhất của đức Phật đang được nghe những lời dạy êm ấm đầy lòng thương yêu. Phải không các bạn?

Ngày xưa đức Phật trực tiếp dạy La Hầu La. Ngày nay những lời dạy ấy vẫn còn trực tiếp dạy chúng ta. Chúng ta là những đứa con một của đức Phật đang lắng nghe những lời dạy ấy và chúng ta cũng cảm nghĩ thấy mình chính là La Hầu La đang lắng nghe những lời dạy êm ái, nhẹ nhàng đầy tình thương yêu của năm xưa.

“SỐNG CHẾ NGỰ LỜI NÓI” là một oai nghi tế hạnh tuyệt vời, nó mang đầy đủ Phạm hạnh của một người tu sĩ và cư sĩ Phật Giáo về lời nói, nó nói ra luôn luôn ôn tồn, nhã nhặn, êm ái, dịu dàng, v.v… tràn đầy ái ngữ.

“SỐNG CHẾ NGỰ LỜI NÓI” là một oai nghi tế hạnh mang đầy đủ những hành động đức hạnh về ngôn ngữ của một bậc Thánh Tăng, Thánh Ni và Thánh cư sĩ. Vậy các bạn hãy cố gắng tu tập rèn luyện cho thành một thói quen chủ động điều khiển Thánh giới hạnh ngôn ngữ đức hạnh này.

Kính thưa các bạn! Chỉ có những bậc Thánh Tăng, Thánh Ni và Thánh cư sĩ là những đệ tử của đức Phật thì mới chấp hành những oai nghi tế hạnh chế ngự lời nói, còn ở thế gian thì mọi người không thể sống chế ngự lời nói. Như các bạn đã biết: nhờ sống Phạm hạnh chế ngự lời nói khiến ai nấy đều kính trọng và quý mến. Do đó vua A Xà Thế là một người rất thông minh nên khi nghe đức Phật nói xong, ông liền tán thán ca ngợi: “Bạch Thế Tôn! Không như vậy, trái lại chúng con kính lễ người ấy, đứng dậy trước người ấy, mời người ấy ngồi xuống ghế...”.

“SỐNG CHẾ NGỰ LỜI NÓI” là một oai nghi tế hạnh của bậc Thánh Tăng, Thánh Ni và Thánh cư sĩ, nên nói thì dễ mà sống được như vậy rất khó. Cho nên, chỉ những người có quyết tâm cao muốn chuyển đổi cuộc sống thế gian này trở thành cõi Thiên Ðàng, Cực Lạc thì mới cố gắng thực hành sống đúng giới hạnh này.

Sống giới hạnh chế ngự lời nói là một pháp hành ngăn ác diệt ác về khẩu nghiệp thật là tuyệt vời. Nó giúp cho hành giả tâm vô lậu về khẩu nghiệp hoàn toàn thanh tịnh.

“SỐNG CHẾ NGỰ LỜI NÓI” là một oai nghi tế hạnh tuyệt vời đầy đủ Phạm hạnh về ngôn ngữ của một người có đạo đức nhân bản - nhân quả. Những lời nói ra, nó mang đầy đủ những đức và hạnh về ngôn ngữ.

C.- GIỚI HÀNH NGÔN NGỮ SỐNG CHẾ NGỰ LỜI NÓI

“SỐNG CHẾ NGỰ LỜI NÓI” là một giới hành về đức hạnh ngôn ngữ thứ nhất của sự im lặng. “Im lặng như Thánh” đó là lời đức Phật đã nhắc nhở cho các đệ tử của mình. Giới hạnh ngôn ngữ là sự im lặng như Thánh. Sư im lặng như Thánh mang đầy đủ tính chất thanh thản, an lạc và vô sự. Lời nói im lặng như Thánh mang đầy đủ một trạng thái tâm không phóng dật, một trạng thái tâm vô lậu, một trạng thái tâm Niết Bàn. Ðó là đạo đức ngôn ngữ hành thứ nhất của Phật giáo.

“SỐNG CHẾ NGỰ LỜI NÓI” là đức hạnh ngôn ngữ ít nói. Khi nói ra lời nào thì lời nói ấy phải ngọt ngào, êm ái, dịu dàng, ôn tồn, nhã nhặn, không xưng hô phách lối, không gọi tên xách khoé, không thiếu lễ độ, thiếu văn hoá trong lời nói, v.v... Ðó là ngôn ngữ hành thứ hai của Phật giáo.

“SỐNG CHẾ NGỰ LỜI NÓI” là đức hạnh ngôn ngữ thành thật, thẳng thắn, trực ngôn, không nói lời a dua, nịnh bợ, không nói tránh né, không nói trườn uốn như lươn, v.v... Ðó là ngôn ngữ hành thứ ba của Phật giáo.

“SỐNG CHẾ NGỰ LỜI NÓI ” là một hành động sống Thánh hạnh trong đạo Phật. Bởi vậy những người tu theo Phật giáo cần phải lưu ý những Thánh hạnh ngôn ngữ này mà tu tập và rèn luyện cho thuần thục, cho nhuần nhuyễn thì sẽ thấy những kết quả vô lậu của giới hành này.

Ðây là một giới hành quan trọng cho bước đường tu tập để đi đến giải thoát hoàn toàn của Phật giáo. Nếu những ai đã xem thường những giới hành này thì con đường tu tập không bao giờ tu tập đi đến nơi đến chốn. Nếu tu tập không đi đến nơi đến chốn thì tu tập để làm gì? Tu tập để đời chẳng ra đời, đạo chẳng ra đạo thì có ích lợi gì? phải không các bạn? Thà trở về đời sống thế tục, sống như bao nhiêu người khác, sống có đạo đức nhân bản - nhân quả còn tốt hơn.

Chỉ mới bắt đầu vào đạo, sống những giới hạnh như vậy mà vua A Xa Thế còn phải chấp nhận đứng dậy chào hỏi và mời ngồi... tỏ ra rất cung kính và tôn trọng, huống là tu hành giữ gìn giới luật trọn vẹn, sống đúng những Thánh hạnh thì sẽ lợi ích cho mình cho người biết là dường nào.

Giới này đức Phật đã dạy cho La Hầu La trong bộ sách Văn Hoá Truyền Thống tập I “GIỚI KHẨU HÀNH” tức là “SỐNG CHẾ NGỰ LỜI NÓI”, xin các bạn lưu ý: đó là một giới hành đạo đức ngôn ngữ tuyệt vời nó không riêng cho giới tu sĩ mà ngay cả những người cư sĩ nói riêng, nói chung cho tất cả mọi người dù bất cứ tôn giáo nào, có tôn giáo hay không tôn giáo.

8.- VĂN HÓA GIỚI ĐỨC THỨ BẢY: SỐNG CHẾ NGỰ Ý NGHĨ

“SỐNG CHẾ NGỰ Ý NGHĨ” là một hành động đạo đức thuộc về ý làm Người, làm Thánh, nó không phân biệt giai cấp nào trong xã hội, có tôn giáo hay không tôn giáo, mọi người sống chung nhau trên hành tinh này đều cần phải học hiểu để biết lối sống của một vị Thánh Tăng, Thánh Ni và Thánh cư sĩ bằng tất cả đức hạnh buông xả, từ bỏ lối sống thế gian, từ bỏ những thân hành ác, từ bỏ những lời nói ác, từ bỏ ý nghĩ ác để thực hiện đi vào lối sống Thánh thiện của người đệ tử Phật.

A.- GIỚI ĐỨC SỐNG CHẾ NGỰ Ý, TỰ CHỦ Ý NGHĨ

“SỐNG CHẾ NGỰ Ý” là một giới luật để thực hiện ÐỨC TỰ CHỦ Ý NGHĨ. Người đời thường hay sống không chế ngự ý nghĩ, mọi ý nghĩ khởi lên là họ đều chạy theo ý nghĩ ấy liền, có nghĩa là họ chấp nhận ý nghĩ đó, khi chấp nhận ý nghĩ đó tức là họ chấp nhận lòng tham muốn của họ và sẵn sàng làm theo lòng ham muốn đó. Do đó, mà họ phải chịu biết bao điều đau khổ của kiếp làm người.

“SỐNG CHẾ NGỰ Ý ” là sống làm chủ ý, sống không buông lung, không chạy theo lòng ham muốn của các bạn tức là không chạy theo dục lạc thế gian. Còn ngược lại là chạy theo dục lạc, chạy theo dục lạc là chạy theo sự khổ đau. Cho nên, “SỐNG CHẾ NGỰ Ý” là một đức hạnh tuyệt vời, chỉ có con người mới thực hiện được. Người nào chế ngự được ý là một bậc Thánh tại thế gian này, họ sống đời sống không bao giờ làm khổ mình, khổ người, họ là hiện thân của tâm bất động, sống với trạng thái thanh thản, an lạc và vô sự.

“SỐNG CHẾ NGỰ Ý” là một hành động đạo đức mà mọi người cần phải chấp hành triệt để, để mang lại sự an vui hạnh phúc cho muôn người trên hành tinh này. “SỐNG CHẾ NGỰ Ý” là sống làm chủ được ý căn. Sống làm chủ được ý căn là sống làm chủ được sự sống chết của mình.

B.- GIỚI HẠNH SỐNG CHẾ NGỰ Ý

“GIỚI HẠNH CHẾ NGỰ Ý” là những oai nghi tế hạnh rất tuyệt vời về ý. Khi một ý nghĩ khởi lên các bạn nên chế ngự ý nghĩ đó, nếu không chế ngự ý nghĩ là các bạn chạy theo dục và các ác pháp.

Ví dụ: Khi tâm muốn ăn phi thời mà các bạn không dừng ngay ý nghĩ đó thì các bạn sẽ ăn phi thời. Khi các bạn phạm vào giới ăn phi thời thì tất cả những giới khác coi chừng sẽ vi phạm. Nếu các bạn không cảnh giác thì các bạn sẽ phạm nhiều giới và làm mất oai nghi tế hạnh của một người tu sĩ có đức hạnh không làm khổ mình, khổngười. Còn nếu các bạn phạm giới chế ngự ý là các bạn sẽ phạm tất cả những giới sau đây:

1/ Phạm giới chế ngự ý.

2/ Phạm giới ăn phi thời.

3/ Phạm giới độc cư.

4/ Phạm giới nói lời chân thật.

5/ Phạm giới không sáng suốt.

6/ Phạm giới ly tham.

7/ Phạm giới mất oai nghi tế hạnh.

8/ Phạm giới ngồi lều ăn quán.

... và nhiều giới khác nữa.

“GIỚI HẠNH CHẾ NGỰ Ý” là những oai nghi tế hạnh sống ly dục, ly ác pháp, sống diệt ngã xả tâm. Vì vậy, những oai nghi tế hạnh sống chế ngự ý là Thánh đức bất động tâm trước các pháp và các cảm thọ.

“GIỚI HẠNH CHẾ NGỰ Ý” là những oai nghi tế hạnh sống ngăn ác diệt ác pháp tức là sống đoạn diệt lòng ham muốn của mình. Ðoạn diệt lòng ham muốn của mình là sống đúng chân lý Diệt Ðế. Diệt Ðế là Niết Bàn. Cho nên, khi nghe nói đến những oai nghi tế hạnh này thì Vua A Xà Thế nghĩ rằng chỉ có những bậc Thánh mới sống như vậy, chứ những kẻ phàm phu không thể nào sống nổi với những oai nghi tế hạnh Sa Môn giải thoát tuyệt vời này. Vì thế, vua A Xà Thế phán rằng: “Bạch Thế Tôn! Không như vậy, trái lại chúng con kính lễ người ấy, đứng dậy trước người ấy, mời người ấy ngồi xuống ghế, cúng dường người ấy các dụng cụ như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, thuốc men trị bệnh và chúng con sẽ ra lệnh để bảo vệ che chở người ấy đúng theo pháp luật”.

C.- GIỚI HÀNH CHẾ NGỰ Ý

“GIỚI HÀNH CHẾ NGỰ Ý” là một phương cách ngăn lại sự ham muốn. Cho nên, khi có một ý nghĩ ham muốn một điều gì ác khởi lên thì các bạn ngăn chặn ngay liền không cho ý nghĩ đó biến ra hành động thân hoặc lời nói của các bạn. Nếu ý nghĩ ấy các bạn không ngăn và diệt, thì nó sẽ dẫn đến hành động thân hoặc lời nói, lúc đó tâm của các bạn đang chạy theo dục lạc thế gian. Chạy theo dục lạc thế gian là chạy theo các ác pháp. Và như vậy tâm các bạn sẽ chịu nhiều sự khổ đau.

Người biết sử dụng “GIỚI HÀNH CHẾ NGỰ Ý” là người biết tu tập tâm xả vô lượng pháp. Do xả tâm vô lượng pháp nên tâm ly dục ly ác pháp hoàn toàn. Tâm ly dục ly ác pháp hoàn toàn là tâm nhập vào dòng Thánh (Tu Ðà Hoàn).

“GIỚI HÀNH CHẾ NGỰ Ý” là những hành động làm chủ ý. Khi một ý nghĩ khởi lên các bạn nên chế ngự ý nghĩ đó, nếu không các bạn sẽ bị nó sai các bạn như tên nô lệ.

Muốn sống đúng “GIỚI HÀNH CHẾ NGỰ Ý” nghiêm chỉnh thì các bạn luôn luôn phải phản tỉnh lại tâm các bạn, mỗi khi có một ý nghĩ khởi lên là phải mau mau tư duy ngay liền, không được bỏ qua, dù một niệm không đáng kể.

Hằng ngày các bạn nên như lý tác ý: “Phải tỉnh giác từng ý niệm, phải làm chủ từng ý niệm, phải ngăn và diệt từng ý niệm ác, không được bỏ sót một ý niệm nào”.

Giới luật đức hạnh là những pháp môn quan trọng nhất của Phật giáo cho bước đường tu tập để tìm cầu sự giải thoát. Chúc các bạn tu tập thành tựu viên mãn trong giới pháp này.

9.- VĂN HÓA GIỚI ĐỨC THỨ TÁM: THIỂU DỤC TRI TÚC

THIỂU DỤC TRI TÚC là “BẰNG LÒNG VỚI NHU CẦU TỐI THIỂU VỀ ĂN UỐNG, VỀ Y ÁO” là một hành động đức hạnh ly tham thuộc về ý làm Người, làm Thánh, nó không phân biệt giai cấp nào trong xã hội, có tôn giáo hay không tôn giáo, mọi người sống chung nhau trên hành tinh này đều cần phải học hiểu để biết lối sống của một bậc Thánh Tăng, Thánh Ni và Thánh cư sĩ bằng tất cả giới hạnh buông xả, từ bỏ lối sống thế gian, từ bỏ những thân hành ác, từ bỏ lời nói ác, từ bỏ những ý hành ác, bằng lòng tối thiểu về ăn uống về y áo để đi vào lối sống Thánh thiện.

A.- GIỚI ĐỨC THIỂU DỤC TRI TÚC

Bởi con người sinh ra là chỉ để chạy theo năm món dục lạc trên thế gian: “danh, lợi, sắc, thực, thùy”. Suốt cuộc đời làm nô lệ cho năm món dục lạc này, đến khi xuôi tay trở về lòng đất chẳng mang theo một món gì, chỉ còn lại nghiệp thiện và nghiệp ác mà thôi. Thật là uổng phí cho sự hiện hữu của một đời người chẳng làm lợi ích gì cho mình, cho người. Sống như vậy có đáng trách không các bạn?

Thưa các bạn! Ðời người sinh ra lớn lên làm bất cứ nghề nghiệp nào, dù nghề nghiệp ấy có vất vả gian nan, có chịu biết bao nhiêu cực khổ, để làm ra nhiều vật chất, có nhiều vật chất cũng chỉ để phục vụ cho ăn, ngủ và dâm dục. Ðể phục vụ cho ăn, ngủ và dâm dục thì còn có ý nghĩa gì cao đẹp. Phải không các bạn?

Ăn là để tiêu hóa phân phối những chất bất tịnh hôi thối bên ngoài để nuôi thân tứ đại vô thường cũng bất tịnh hôi thối và đầy dẫy đau khổ, chứ có lợi ích những gì đâu, chỉ là những thứ bất tịnh nuôi thân bất tịnh. Vậy mà mọi người cũng không ai tránh khỏi qui luật này, mà lại còn đam mê ăn, ngủ, dâm dục. v.v…

Ngủ là một trạng vô tri để trở thành người ngu si, mê muội, đần độn, lười biếng, nhút nhát, v.v…

Dâm dục làm tiêu hao sức khoẻ con người. Tinh khí thần hao tổn. Vì dâm dục mà Trụ Vương mất nước, U Vương và Ðường Vương Lý Trị chết một cách thê thảm.

Vì thế, giới luật đức hạnh của đạo Phật đã dạy: “Ăn uống và mặc phải sống thiểu dục tri túc, nghĩa là ít muốn, biết đủ về ăn, về mặc thì đời sống mới thoát ra khỏi năm thứ dục lạc đầy cám dỗ của cuộc đời”. Thế mới biết đức thiểu dục tri túc rất cần thiết cho đời sống của mọi người.

B.- GIỚI HẠNH THIỂU DỤC TRI TÚC

Người tu sĩ Phật giáo ăn ngày một bữa là đủ nuôi sống thân mạng trong một ngày một đêm, đâu có cần phải ăn nhiều bữa, cho nên giới hạnh thứ tám có tên: “Bằng lòng tối thiểu về ăn uống, về y áo”. Bằng lòng với nhu cầu tối thiểu, về ăn uống là một giới hạnh của người tu sĩ Phật giáo. Cho nên, không những ăn ngày một bữa mà còn chấp nhận ăn ngày một bữa để sống, chứ không phải sống để chạy theo ăn uống, ăn mặc sang đẹp. Vì thế ăn không tham đắm những thực phẩm cao lương mỹ vị; mặc không tham đắm những hàng vải lụa là sang đẹp. Ðó là những oai nghi tế hạnh trong ăn uống và ăn mặc của người đệ tử Phật.

“GIỚI HẠNH LY THAM VỀ ĂN VÀ MẶC”, xin các bạn lưu ý với những cụm từ của giới này: “Nhu cầu tối thiểu về ăn uống, về y áo”. Nhất là cụm từ tối thiểu, có nghĩa là ăn uống chỉ đủ để sống, sống để tu tập chứ không phải sống để ăn uống thừa dư mập khoẻ. Y áo cũng vậy cũng vừa đủ hai bộ ngắn, bộ này đem giặt bộ kia mặc vào, không được dư ba bộ, y thượng và áo tràng cũng vậy chỉ được một cái mà thôi không được thừa hai cái. Cho nên, giới này có tên là “Bằng lòng với nhu cầu tối thiểu về ăn uống, về y áo”.

Vì thế, người tu sĩ Phật giáo phải tự nguyện sống một đời sống đức hạnh tối thiểu về ăn uống và về y áo, nếu không bằng lòng sống như vậy thì không nên xuất gia làm tu sĩ. Các bạn nên hiểu: Trong đạo Phật không có ai bắt ép và quyến rũ các bạn tu hành đâu. Vì các bạn tu là đem lại lợi ích cho các bạn, chứ không phải đem lợi cho Phật, cho Thầy hay cho Phật giáo. Xin các bạn hiểu cho. Khi tu hành các bạn đừng nhắm vào chỗ kết quả cao làm chủ sanh tử luân hồi mà hãy nhắm vào từng giới luật đức hạnh. Vì mỗi giới luật đức hạnh là mỗi sự giải thoát cho các bạn.

Làm tu sĩ Phật giáo khó lắm các bạn ạ! Nếu sống đúng giới luật tức là sống đúng Phạm hạnh. Sống đúng Phạm hạnh thì các bạn tìm thấy sự giải thoát ngay liền, còn ngược lại các bạn sống không đúng Phạm hạnh, sống theo kiểu thế gian thì các bạn đừng nên theo Phật giáo tu hành. Vì có tu tập cũng chẳng có ích lợi gì cho các bạn. Các bạn đừng mượn chiếc áo người tu sĩ Phật giáo mà làm hại Phật giáo các bạn ạ! Các bạn đừng tưởng những cấp bằng cao học Phật học của bạn là giải thoát, không đâu các bạn ạ! Học và tu là hai con đường song song không thể gặp nhau trên một giao điểm được.

Hình thức của các tu sĩ Phật giáo Ðại Thừa và Thiền Tông là hình ảnh tu sĩ sa đoạ đang phá hoại Phật giáo tận cùng, họ đang giết chết Phật giáo trên thế gian này. Vậy họ giết chết Phật giáo như thế nào? Họ sống ăn uống phi thời, xem tivi, phim ảnh, ở chùa to Phật lớn, tụng niệm ê a như ca hát, cầu siêu, cầu an.

Và cái tệ hại nhất là các Thầy Ðại Thừa và Thiền Tông thường đi bác sĩ, nằm bệnh viện, trong khi giáo pháp của Phật dạy làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Vậy mà có bệnh các Thầy lại đi bác sĩ, nằm bệnh viện thì còn gì thể thống Phật giáo nữa.

Ðó là đời sống thiếu Phạm hạnh, không thiểu dục tri túc của các vị Sư Thầy trong Phật giáo hiện nay, rất đáng trách các bạn ạ! Nhưng các bạn cũng nên thương xót cho họ, vì họ là những người lầm đường lạc lối tu theo pháp tà giáo ngoại đạo mà không biết. Vì thế giới luật đức hạnh không tròn đủ.

C.- GIỚI HÀNH THIỂU DỤC TRI TÚC

Các bạn có nghe pháp môn Tứ Niệm Xứ dạy khắc phục bệnh đau trên thân không? Kinh dạy: “Trên thân quán thân để khắc phục tham ưu”. Ðó là dạy các bạn đẩy lui bệnh tật, làm chủ bệnh, khiến cho thân các bạn không còn bệnh tật tác động vào nữa. Vậy mà Ðại Thừa nói Phật còn đau lưng, nói như vậy có đúng không? Các bạn trả lời đi! Câu nói đó là phỉ báng Phật giáo các bạn có biết không?

Chỉ có những người chưa am tường Phật giáo còn chịu ảnh hưởng ngoại đạo Ðại Thừa nên sống thiếu chánh tri kiến và chánh tư duy nên mới cúng dường cho những nhà sư chạy theo dục lạc thế gian như vậy.

Nhìn đời sống ăn uống và ăn mặc y áo của tu sĩ là các bạn biết rõ người nào tu đúng, người nào tu sai, người nào tu theo Phật, người nào tu theo tà giáo ngoại đạo.

Chỉ trong tám giới này đã xác định rõ ràng từ hình tướng, lẫn tinh thần đến đời sống hằng ngày của một tu sĩ chân chánh Phật giáo. Người nào phạm vào tám giới này thì không phải tu sĩ Phật giáo mà là Ma Ba Tuần đội lốt tu sĩ Phật giáo để diệt Phật giáo.

Bởi vậy, làm tu sĩ Phật giáo khó lắm các bạn ạ! Nếu dễ dàng như Ðại Thừa thì một số người lợi dụng Phật giáo để sống hưởng thụ dục lạc bằng cách dựng lên thế giới siêu hình để lừa đảo mọi người. Hành nghề sống mê tín, sống nói láo.

Phải sống đúng tám giới luật đầu tiên này, thì mới đúng là tu sĩ Phật giáo. Nhưng muốn sống đúng những giới luật này là phải tự nguyện, chứ không do sự bắt buộc của ai cả, nếu có sự bắt buộc là không đúng với tinh thần tự nguyện, tự giác của đạo Phật. Chính bản thân của mỗi người vì sự sống thiểu dục tri túc, nên phải tự nguyện sống đời Phạm hạnh, nguyện không hề vi phạm những lỗi nhỏ nhặt nào trong giới luật. Cho nên những tu sĩ phạm phải những giới này, họ là những người chưa hiểu Phật giáo, vì họ đang chịu ảnh hưởng tư tưởng của Bà La Môn Ðại Thừa giáo. Cuộc đời tu hành của họ chẳng bao giờ nếm được mùi vị giải thoát, rất uổng thay và tiếc thay!!!

Hằng ngày các bạn nên nhớ dùng pháp như lý tác ý câu: “PHẢI BẰNG LÒNG VỚI NHU CẦU TỐI THIỂU VỀ ĂN UỐNG, VỀ Y ÁO. PHẢI SỐNG THIỂU DỤC TRI TÚC MỚI XỨNG ÐÁNG LÀ NGƯỜI TU SĨ PHẬT GIÁO”. Chúc các bạn nghiêm trì giới luật này, nó sẽ mang lại hạnh phúc an vui cho các bạn.

10.- VĂN HÓA GIỚI ĐỨC THỨ CHÍN: HOAN HỈ SỐNG AN TỊNH

“HOAN HỈ SỐNG AN TỊNH” là một hành động đạo đức thuộc về tâm làm Người, làm Thánh, nó không phân biệt giai cấp nào trong xã hội, có tôn giáo hay không tôn giáo, mọi người sống chung nhau trên hành tinh này đều cần phải học để biết lối sống của những bậc Thánh Tăng, Thánh Ni và Thánh cư sĩ, họ luôn sống bằng tất cả giới hạnh buông xả, từ bỏ lối sống thế gian, từ bỏ những thân hành ác, từ bỏ lời nói ác, từ bỏ những ý hành ác, bằng lòng tối thiểu về ăn uống, về y áo, hoan hỉ sống an tịnh để đi vào lối sống Thánh thiện.

A.- GIỚI ĐỨC HOAN HỈ SỐNG AN TỊNH

Muốn hiểu nghĩa của giới luật này thì trước tiên chúng ta phải hiểu nghĩa của những từ: hoan hỉ và an tịnh. Vậy hoan hỉ và an tịnh nghĩa là gì? Hoan hỉ nghĩa là vui mừng. An tịnh nghĩa là yên ổn và thanh tịnh, trong sạch.

Giới này dạy chúng ta lúc nào sống trong cảnh thuận hay cảnh nghịch đều phải giữ gìn tâm vui vẻ, nhờ có giữ gìn tâm được vui vẻ nên tâm an ổn và thanh tịnh. Người giữ gìn được giới này thì lúc nào cũng đang tu tập tâm hoan hỉ.

Kinh Bát Thành có dạy: “Lại nữa này gia chủ, Tỳ kheo an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với hỷ: cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ 3, cũng vậy phương thứ 4, như vậy cùng khắp thế giới trên dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, khắp vô biên giới, vị ấy an trú, biến mãn với tâm câu hữu với hỉ, quảng đại vô biên, không hận, không sân, vị ấy suy tư và được biết: “Hỷ tâm giải thoát này là pháp hữu vi do suy tư tác thành, thời sự vật ấy là vô thường, chịu sự đoạn diệt”, vị ấy vững trú ở đây, đoạn trừ các lậu hoặc,... chưa được chứng đạt được chứng đạt”.

Như vậy “GIỚI ÐỨC HOAN HỈ SỐNG AN TỊNH” tức là Ðức Phật dạy các bạn tu tập tâm hoan hỉ. Tu tập tâm hoan hỉ tức là tu Bốn vô lượng tâm. Bốn pháp vô lượng tâm đó là từ, bi, hỉ, xả. Ở đây tu tập tâm hoan hỉ tức là tu tập hỉ vô lượng tâm. Tu tập hỉ vô lượng tâm là giữ gìn nghiêm chỉnh “GIỚI ÐỨC HOAN HỈ SỐNG AN TỊNH”.

Chỉ có một giới luật này thôi, nếu các bạn sống nghiêm chỉnh không hề vi phạm thì nó cũng đem đến cho các bạn một sự giải thoát an lạc và hạnh phúc chân thật như trong trạng thái cảnh giới Niết Bàn.

Có một đời sống hoan hỉ an tịnh như vậy là vì biết sống đúng giới đức hoan hỉ nghiêm chỉnh. Sống đúng giới đức hoan hỉ nghiêm chỉnh này thì các bạn sẽ tìm thấy sự an vui chân thật của Phật Giáo thật là tuyệt vời.

B.- GIỚI HẠNH HOAN HỈ SỐNG AN TỊNH

Thưa các bạn! “Giới hoan hỉ sống an tịnh” còn có một nghĩa khác nữa đó là Thánh hạnh của Phạm Thiên. Thánh hạnh của Phạm Thiên tức là vui vẻ sống an ổn một mình, sống cho mình. Bởi vì chỉ có sống một mình mới sống cho mình. Sống cho mình tức là sống độc cư cô đơn, nhưng độc cư thì có mà cô đơn thì không các bạn ạ! Khi chúng ta biết sống một mình thì trong ta có một người đang đàm thoại với ta. Như vậy đâu phải ta sống cô đơn. Phải không các bạn?

Do hiểu biết sự thanh thản, an lạc như vậy nên những người nào muốn tu theo Phật giáo đều phải tự nguyện chấp nhận sống vui vẻ, an ổn một mình. Sống vui vẻ và an ổn một mình, tức là đời sống của người tu sĩ Phật giáo biết hoan hỉ sống an tịnh như giới thứ chín này đã dạy.

Chính giới hạnh này là một pháp môn tuyệt vời, giúp cho người tu sĩ phòng hộ sáu căn, để không dính mắc sáu trần, nhờ đó tâm hành giả không còn phóng dật. Tâm không phóng dật là một trạng thái Niết Bàn đấy các bạn ạ!

Thưa các bạn! Chữ an tịnh trong giới luật này có nghĩa là thân an ổn và tâm thanh tịnh, vì thân được an ổn, tâm được thanh tịnh nên người tu sĩ Phật giáo tìm cầu sự giải thoát, ra khỏi bốn sự khổ đau của kiếp người, thì dù bắt buộc hay không bắt buộc các bạn cũng phải chấp nhận sống một mình (độc cư). Vì chỉ có sống một mình thì thân tâm mới an ổn và thanh tịnh. Phải không các bạn?

Một người muốn sống thân tâm an ổn và thanh tịnh mà lại sống nơi ồn náo, nơi thường tụ tập đông người, nơi thường tập họp nói chuyện, thì làm sao sống hoan hỉ an tịnh được? Cho nên chỉ có nơi thanh vắng, yên lặng, không có người nói chuyện ồn náo thì mới chính là nơi thanh tịnh, nơi sống độc cư, nơi hoan hỉ sống an tịnh trong giới luật Phật. Dù ngoại cảnh được thanh tịnh vắng lặng nhưng nội tâm chưa hoan hỉ sống an tịnh (độc cư) thì giới luật này được xem là vi phạm.

Những giới luật trên đây các bạn còn vi phạm mà muốn sống làm Thánh Tăng, Thánh Ni thì chỉ là giấc mộng mà thôi.

Ðối với những giới luật này các bạn sẽ không bao giờ giữ gìn được trọn vẹn và như vậy những đức hạnh này không bao giờ thành hiện thực được trong đời sống của các bạn. Muôn đời ngàn kiếp con đường tu tập để tìm cầu sự giải thoát của các bạn đang theo chỉ là con đường dài vô tận.

Khi các bạn bước chân vào đạo Phật thì các bạn phải tự nguyện chấp nhận vui vẻ sống an tịnh một mình, có chấp nhận sống vui vẻ an tịnh một mình là các bạn nên biết đó là Thánh hạnh Phạm Thiên như đã nói ở trên. Thánh hạnh Phạm Thiên là những hành động sống ra khỏi sự chi phối của qui luật nhân quả. Ra khỏi sự chi phối của qui luật nhân quả thì tái sanh luân hồi chấm dứt. Vì thế, đạo Phật không bắt buộc ai phải sống như Phật: “HOAN HỈ SỐNG AN TỊNH”. Chỉ có những người thấy rõ đời người khổ đau như thật, thì mới tự nguyện chấp nhận sống đời Phạm hạnh, sống vui vẻ một mình như Phật. Do ý thức tự nguyện của mọi người chấp nhận sống đời Phạm hạnh, do đó đức Phật không có chế giới cấm mà chỉ dạy giới hạnh, giới đức, giới hành trong tạng kinh, không có một bài kinh nào mà đức Phật không dạy về giới luật đức hạnh làm Người, làm Thánh. Ngài đã dạy rất đầy đủ, không thiếu, không thừa. Còn giới cấm của các Tổ sau này chế ra rồi gán cho Phật thuyết, chứ sự thật đức Phật không chế giới cấm. Chế giới cấm là đi sai lòng tự giác tự nguyện của mọi người đến với đạo Phật. Bởi vì, giới luật là đức hạnh của con người đã sẵn có trong mỗi con người. Ðức Phật chỉ cần khơi dậy, làm sống lại để con người nhận ra, chứ đức Phật không có dạy giới luật đức hạnh mới. Cho nên, nói Phật chế giới luật là sai. Có đúng như vậy không các bạn?

“HOAN HỈ SỐNG AN TỊNH” là giới hạnh độc cư. Người ở đời ít ai dám sống một mình, vì sống một mình rất cô đơn, tâm thường buồn bã khổ sở, nhớ nghĩ lung tung và thường hay sợ hãi, sợ bóng đêm âm u, sợ rừng núi, sợ sấm sét mưa gió, sợ ma, sợ quỉ thần, sợ mọi vật v.v.. Chỉ có những người quyết tâm tìm cầu sự giải thoát ra khỏi khổ đau của thân phận làm người, của qui luật nhân quả, nên mới chấp nhận sống độc cư cô đơn một mình như vậy. Sống độc cư cô đơn một mình là sống Phạm hạnh của những bậc Thánh Tăng, Thánh Ni như đã nói ở trên.

Cho nên, muốn làm những bậc Thánh Tăng, Thánh Ni thì phải tự nguyện chấp nhận vui vẻ đời sống như vậy, chứ chẳng có ai bắt buộc mình cả. Còn nếu bị bắt buộc, thì chẳng bao giờ có ai sống được giới này cả. Do giới cấm của các Tổ bắt buộc tu sĩ phải sống đúng giới luật mà không giải rõ nghĩa đức hạnh của nó nên tất cả tu sĩ đều phạm giới, phá giới, bẻ vụn giới, v.v…

Giới thứ chín đã xác định điều này rất rõ ràng: “Nếu Thánh Tăng, Thánh Ni thích hội họp nói chuyện, thích chỗ đông người là phạm giới”. Người tu sĩ nào phạm giới là không phải Thánh Tăng, Thánh Ni mà chính họ là những Ma Ba Tuần trong đạo Phật. Họ chẳng tu được gì mà còn phá hoại Phật giáo. Cho nên, quý Phật tử cần phải tránh xa những hạng tu sĩ này.

Khi vua A Xà Thế nghe Phật thuyết chín giới cụ túc đầu tiên của Tỳ Kheo Tăng và Tỳ Kheo Ni như vậy, nhất là giới thứ chín này thì nhà vua quá kính phục và tôn trọng, Ngài biết rằng: những người nào sống được như vậy, là những bậc phi phàm, những bậc Thánh, những bậc ra khỏi nhà sanh tử và chấm dứt luân hồi. Cho nên, dù vua quan hay những nhà tỷ phú giàu nhất thế gian này cũng không thể đem ra so sánh được với những bậc này. Những bậc này là những con người có được lối sống vượt ra ngoài dòng thế tục. Những người sống vượt ra khỏi dòng thế tục ở trên đời này thì không có một vật quý báu gì đem ra so sánh với họ được. Tại sao vậy?

Tại vì họ là những người biết sống an vui một mình, biết sống cho mình. Người biết sống an vui một mình, đó là những người có một lối sống mà ít ai trên thế gian này làm được. Một nếp sống ít ai làm được là một nếp sống đúng giới luật Phạm hạnh của Phật giáo, một nếp sống ly dục ly ác pháp tuyệt vời mà chỉ Phật giáo mới có những Thánh hạnh này. Ngoài Phật giáo đi tìm nếp sống này thì không bao giờ có.

“HOAN HỈ SỐNG AN TỊNH” là một nếp sống tuyệt vời của những bậc tu hành chân chánh. Ðây là một giới luật cụtúc trong chín giới luật đầu tiên của đạo Phật. Giới luật này không bắt buộc một ai hết, nhưng những ai muốn trở thành một tu sĩ Phật giáo thì người ấy phải tự bắt buộc mình, khép mình trong khuôn khổ Phạm hạnh.

Từ đó các bạn mới nhận ra được sự giải thoát chân thật của những giới đức này. Trước khi bước chân vào đạo các bạn phải chấp nhận đời sống này, nếu không chấp nhận các bạn sẽ không thành tu sĩ Phật giáo.

Nếu dựa vào giới luật này mà xét nét những tu sĩ Phật giáo hiện giờ thì chúng ta biết rất rõ người tu sĩ nào là tu sĩ Phật giáo và người tu sĩ nào là tu sĩ ngoại đạo một cách dễ dàng. Chỉ cần nhận xét người tu sĩ nào vi phạm những giới hạnh này thì họ là những người tu sai pháp, có nghĩa là họ sống không nổi với những giới luật này, họ là tu sĩ ngoại đạo mượn danh Phật giáo.

Những người về chùa Am (tu viện Chơn Như) tu tập đụng đến những giới hạnh này thì càng thấy rõ giới này rất khó giữ gìn, phần đông họ đều vi phạm. Vi phạm nên họ tu tập không kết quả, do tâm chưa thanh tịnh nên nội lực chưa có. Nội lực chưa có thì không bao giờ nhập thiền định được.

“HOAN HỈ SỐNG AN TỊNH” giới luật đức hạnh này nghe thì dễ dàng, rất tầm thường, nhưng có sống với nó mới thấy khó vô cùng. Chỉ có những người quyết tâm cao, tha thiết tìm cầu sự giải thoát chân thật thì mới sống nổi. Còn những người đời không muốn bỏ mà đạo lại muốn thêm thì chỉ sống được ít hôm, liền cuốn gói về đời.

Tu tập giới này mà vi phạm thì con đường tu của các bạn không bao giờ đến đích.

Tóm lại, chín giới luật đầu tiên của Tỳ Kheo Tăng và Tỳ Kheo Ni này, nếu vị nào muốn tu theo Phật giáo giữ gìn trọn vẹn thì vịấy mới trở thành đệ tử của Phật, còn ngược lại là đệ tử của ma. Ðó là một sự xác định chắc chắn như vậy. Nếu tu sĩ phạm chín giới này, họ chỉ là cây chùm gửi ăn bám vào Phật tử để sống thật là nhục nhã.

Thưa các bạn! Người tu hành theo Phật chỉ cần giữ gìn tu tập sống đúng chín giới đầu tiên này thì người ấy cũng đã trở thành những bậc Thánh Tăng, Thánh Ni. Có đúng như vậy không các bạn?

Bởi vì chín giới này là chín giới buông xả. Giới thứ nhất và giới thứ hai là buông xả vật chất. Giới thứ ba, giới thứ tư, giới thứ năm, giới thứ sáu, giới thứ bảy, giới thứ tám và giới thứ chín là giới buông xả tinh thần. Vật chất và tinh thần đều buông xả thì kết quả giải thoát ngay liền chỗ buông xả. Chỗ buông xả là tâm vô lậu.

Bởi vậy, khi nghe đức Phật trình bày kết quả của chín giới này quá cụ thể, rõ ràng và thực tế, sự trình bày không có một kẽ hở sai sót khiến cho người nghe dù có ác ý cũng không lý luận bẻ gãy được chín giới hạnh này. Khi được nghe lời dạy này xong vua A Xà Thế quá thán phục và cho rằng dù người đó là nô bộc của mình, mình cũng phải cung kính tôn trọng. Bất cứ người nào tu tập và sống đúng chín giới này thì nhà vua khi gặp họ cũng phải đứng dậy trước chào hỏi và mời người ấy ngồi.

Ðây là chín giới vô lậu đầu tiên, là pháp thực tế, cụ thể hiện tại, không có thời gian của Phật giáo đến để mà thấy Thánh quả ngay liền, chứ không phải như kinh sách Ðại Thừa, tu nhiều kiếp mới có giải thoát. Thật ra giáo pháp Ðại Thừa và Thiền Tông mơ hồ trừu tượng không đáng cho chúng ta tin tưởng và kính trọng.

C.- GIỚI HÀNH HOAN HỈ SỐNG AN TỊNH

Các bạn giữ gìn giới đức hoan hỉ là các bạn đã tu tập tâm hỉ vô lượng. Tu tập tâm hỉ vô lượng là giữ gìn tâm lúc nào cũng hoan hỉ vui vẻ khi gặp ác pháp cũng như gặp thiện pháp.

Muốn tu tập tâm hoan hỉ như vậy thì tất cả pháp đến với các bạn. Các bạn phải chia ra làm ba loại:

1. Pháp ác

2. Pháp thiện

3. Pháp không thiện không ác

Ba pháp này đến với các bạn khiến cho thân tâm bất an. Muốn cho thân tâm được an ổn khi gặp các pháp này thì các bạn chỉ còn cách theo pháp như lý tác ý: “TÂM HÃY HOAN HỈ TRƯỚC TẤT CẢ CÁC PHÁP”, dù các pháp ấy có cay đắng như thế nào; có ngọt ngào như thế nào; có đau khổ như thế nào, các bạn cũng nên xem nó là pháp hữu vi, vô thường, không đáng cho các bạn phải bận tâm. Các bạn hãy luôn luôn phải giữ gìn tâm vui vẻ, thanh thản, vô sự v.v.. xem như các pháp ấy không có mặt ở đây. Nếu các bạn có hoan hỉ được như vậy thì mới thấy giải thoát thật sự.

Muốn được như vậy hằng ngày các bạn nên tu tập tâm hoan hỉ. Tu tập tâm hoan hỉ thì các bạn phải có lòng tha thứ và yêu thương, dù các pháp ấy có cực ác tột cùng, nhưng các bạn cũng nên mở rộng lòng yêu thương và tha thứ thật sự.

Có mở rộng lòng thương yêu và tha thứ thật sự thì phải có một phương pháp để giữ gìn tâm luôn luôn được hoan hỉ. Phương pháp ấy là pháp “NHƯ LÝ TÁC Ý”. Nhờ pháp như lý tác ý tâm các bạn luôn luôn được hoan hỉ sống trong cảnh nghịch cũng như cảnh thuận của đời người; nhờ pháp như lý tác ý mà tâm các bạn luôn được vui sống an tịnh.

Muốn được sống giải thoát như vậy nên Ðức Phật đã cô đọng sự sống hạnh phúc ấy bằng một cái tên “HOAN HỈ SỐNG AN TỊNH” rất đầy đủ ý nghĩa giải thoát. Cho nên, các bạn thường tác ý câu này và như vậy các bạn sẽ thấy ngay sự giải thoát: “HOAN HỈ SỐNG AN TỊNH”.

Ðúng vậy, giới thứ chín này có một cái tên rất tuyệt vời trong giáo pháp của đức Phật. Bởi vậy, những đệ tử nào đã thọ cụ túc giới đều phải sống đầy đủ những đức hạnh giới luật giải thoát này.

Ở đây, các bạn thấy rõ ràng mỗi giới luật của Phật đều mang tên đúng nghĩa giải thoát của nó. Giới luật là những phương pháp sống trực diện với kiếp sống của con người đầy sóng gió bão bùng. Nếu các bạn sống không đúng giới luật thì các bạn sẽ bị sóng gió danh, lợi, sắc, thực, thuỳ nhận chìm xuống tận đáy biển khổ đau.

“HOAN HỈ SỐNG AN TỊNH”. Cái tên hoan hỉ sống an tịnh, đẹp làm sao! Phải không các bạn? Cuộc đời này có những vật gì đáng cho các bạn bận tâm. Vì tất cả các pháp trên thế gian này đều vô thường, đều khổ đau. Nếu các bạn biết buông xả, bỏ xuống hết, sống đúng như tên của giới luật này thì thế gian đâu còn đau khổ nữa. Chính nơiđây là Thiên Ðàng tại thế gian. Phải không các bạn?

“HOAN HỈ SỐNG AN TỊNH” là phương pháp tu tập hỉ tâm vô lượng như trên đã nói, đấy các bạn ạ! Giới luật của Phật chính là những phương pháp để các bạn học tập và rèn luyện thân tâm các bạn từ phàm phu trở thành Thánh nhân, từ xấu xa trở thành tốt đẹp, từ khổ đau trở thành hạnh phúc, từ hung ác trở thành thiện lành, từ sân hận trở thành thương yêu, v.v...