• tinhtoa1
  • thanhanhniem1
  • tranhducphat
  • khatthuc1
  • ttl1
  • amthat1
  • amthat2
  • daytusi
  • tinhtoa2
  • vandaptusinh
  • tamthuphattu
  • thanhanhniem3
  • ThayTL
  • phattuvandao1
  • thanhanhniem2
  • quetsan
  • chanhungphatgiao
  • benthayhocdao
  • ttl3
  • lailamtoduong1
  • phattuvandao3
  • amthat3
  • huongdantusinh
  • lopbatchanhdao
  • toduongtuyetson
  • vandao2
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc
  • Am thất
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
In bài này

Lòng Tin Phải Có Căn Cứ

Lượt xem: 6905

(Trưởng Lão Thích Thông Lạc, trích NLGPD.4, NXB.TG 2011, tr.175-186)


L
I PHT DY

- "Thưa tôn giả Gotama, câu chú thuật của các Tổ Bà La Môn, y cứ tiếng đồn, truyền thống và Thánh tạng Bà La Môn. Và ở đây các vị Bà La Môn chắc chắn đi đến kết luận: “Chỉ đây là sự thật, ngoài ra đều sai lầm”. Ở đây Gotama nói gì?

- Nhưng này Bhàradvàja, có một vị tôn sư nào giữa các Bà La Môn đã nói như sau: “Tôi biết việc này, tôi thấy việc này. Chỉ đây là sự thật ngoài ra đều là sai lầm”?

- Thưa không, Tôn Giả Gotama!

- Nhưng này Bhàradvàja, có một tôn sư nào của các vị Bà La Môn, cho đến vị tôn sư của các vị tôn sư trở lui cho đến 7 đời. Các vị đại tôn sư đã nói như sau: “Chỉ đây là sự thật, ngoài ra đều là sai lầm”?

- Thưa không, Tôn Giả Gotama!

- Nhưng này Bhàradvàja, có một tôn sư nào của các vị Bà La Môn, cho đến vị tôn sư của các vị tôn sư trở lui cho đến 7 đời. Các vị đại tôn sư đã nói như sau: “Chỉ đây là sự thật, ngoài ra đều là sai lầm”?

- Thưa không, Tôn Giả Gotama!

- Nhưng này Bhàradvàja thuở xưa những vị ẩn sĩ giữa các Bà La Môn, những các tác giả các chú thuật, những nhà tụng táng của chú thuật, đã hát đã nói lên, đọc lên giống như các vị trước đã làm như là Atthaka, Vamaka, Vamadeva, Vasettha, Vessamitta, Yamataggi, Angirase, Bhàradvàja, Kassapa, Bhagu, những vị ấy đã nói như sau: “Chỉ đây là sự thật ngoài ra đều là sai lầm”?

- Thưa không, Tôn Giả Gotama!

- Này Bhàradvàja. Ta nghĩ rằng lời nói của các Bà La Môn, cũng giống như một chuỗi người mù, người trước không thấy, người giữa cũng không thấy, người cuối cũng không thấy. Này Bhàradvàja, Ngươi nghĩ thế nào? Sự kiện là như vậy, có phải lòng tin của các vị Bà La Môn trở thành không căn cứ?”. (Kinh 95 Canki,Trung Bộ II, Canki Sutta, MN.95)

 

CHÚ GII:

Một thanh niên Bà La Môn Bhàradvàja tên là Kapathika hỏi đức Phật về lòng tin vào Thánh tạng kinh điển chú thuật truyền thống từ xa xưa của Bà La Môn: “Tôi biết việc này, tôi thấy việc này. Chỉ đây là sự thật, ngoài ra đều là sai lầm”. Và Tôn giả Gotama nói gì về vấn đề này?

Khi được hỏi câu này đức Phật trả lời bằng một câu hỏi khác ngay với những vị Bà La Môn hiện có mặt tại cuộc họp này.

- “Các vị có ai dám xác định rằng: “Tôi biết việc này, tôi thấy việc này, chỉ đây là sự thật, ngoài ra đều là sai lầm”.

Tất cả các vị Bà La Môn đều im lặng không ai dám trả lời, chỉ có Ba La Môn Kapathika là người có uy tín nhất trong các vị Bà La Môn nên đại diện trả lời.

- “Thưa không, Tôn giả Gotama!”.

Ở đây các bạn nên hiểu câu hỏi của đức Phật rất quả quyết và mạnh mẽ về Thánh tạng Vệ Ðà của Bà La Môn đúng hoặc sai. Câu hỏi này chỉ có một trong hai cách trả lời:

1- xác định

2- phủ định

Ở đây các bà La Môn không dám xác định mà trả lời phủ định vì trả lời phủ định là thành thật. Nếu trả lời xác định: Tôi biết việc này, tôi thấy việc này” thì đức Phật sẽ hỏi: “biết việc này như thế nào?”

Về vấn đề kinh tạng Vệ Ðà, đức Phật đã thấu suốt kinh tạng chú thuật này chỉ là thuyết ngôn ngữ suông, chưa có một vị nào chứng đắc chân lí ấy, nên làm sao biết đâu trả lời cho chính xác. Nếu trả lời biết thấy mà không chính xác rõ ràng thì đức Phật bác bỏ. Mục đích của kinh Vệ Ðà là những lí luận mơ hồ, ảo tưởng không thực tế, không cụ thể, nên làm sao lại dám bảo rằng: “Chỉ đây là sự thật, ngoài ra đều là sai lầm‛? Cho nên, câu hỏi của đức Phật tuy đơn giản nhưng trả lời rất khó khăn. Ở đoạn kinh này chỉ có những người tu chứng đạo mới dám trả lời: “Tôi biết việc này, tôi thấy việc này, chỉ đây là sự thật, ngoài ra đều là sai lầm”. Còn những người tu chưa chứng chân lí thì không bao giờ dám nói lời này.

Câu hỏi tiếp của đức Phật:

Có tôn sư vị Bà La Môn nào, dù cho đến 7 đời tôn sư và những vị Bà La Môn Tổ sư sáng tạo ra kinh sách Vệ Ðà và chú thuật đã chứng được chân lí đó chưa?”.

Do thấu suốt toàn bộ Thánh kinh Vệ Ðà là một loại kinh tưởng, không thực tế; mục đích mơ hồ, ảo tưởng. Một chân lí không rõ ràng như vậy thì làm gì có người tu chứng chân lí ấy? Do đó, đức Phật mới có câu hỏi: tôn sư bảy đời và những tôn sư sáng tạo ra kinh sách này có dám nói rằng: “Tôi biết việc này, tôi thấy việc này (tức là chứng đạo), chỉ đây là sự thật ngoài ra đều sai lầm”?

Người hỏi câu này là người đã chứng chân lí mới dám hỏi. Nếu chưa chứng chân lí thì không dám hỏi câu này. Tại sao vậy? Vì có chứng chân lí mới biết chân lí. Biết chân lí mới dám hỏi người khác.

Nghiệm xét qua đoạn kinh trên các bạn nhận xét về Thầy Thông Lạc. Tại sao Thầy Thông Lạc dám nói kinh sách Ðại Thừa và Thiền Ðông Ðộ sai? Nếu Thầy Thông Lạc tu hành chưa chứng được chân lí giải thoát của đạo Phật thì Thầy có dám nói kinh sách Ðại Thừa và Thiền Tông sai không? Nếu Thầy tu chưa chứng thì chỉ có thuyết giảng như các Thầy Ðại Thừa khác mà thôi. Vì thế, người tu chứng chân lí mới dám xác nhận pháp nào sai, pháp nào đúng. Ngày xưa đức Phật dám nói thẳng điều này, ngày nay Thầy Thông Lạc cũng vậy, khi tu chứng mới thấy được cái sai cái đúng.

Trên hành tinh này, loài người chỉ có bốn chân lí, bốn chân lí ấy phải chân thật, thực tế, cụ thể rõ ràng như chân lí của Phật giáo KHỔ, TẬP, DIỆT, ÐẠO mới thật là chân lí, dù mọi người tu chưa chứng đạo nhưng vẫn nhận thấy biết rõ ràng cụ thể, không có mơ hồ, trừu tượng, ảo tưởng.

Bởi vậy, kinh sách Ðại Thừa sai là vì chân lí của Ðại Thừa mơ hồ, ảo tưởng, trừu tượng cũng giống như kinh sách Vệ Ðà của Bà La Môn.

Lấy câu hỏi của Phật trong kinh Canki, kinh 95 Trung Bộ mà hỏi các vị Hoà Thượng, Thượng Tọa, Ðại Ðức Tăng, Ni tu theo kinh sách Ðại Thừa và Thiền Tông đã có ai chứng được chân lí giải thoát làm chủ 4 sự khổ đau: sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi chưa? Hay chỉ là chứng những chân lí ảo tưởng “Phật tánh, Bản lai, Cực Lạc Tây Phương” do chứng những chân lí ảo tưởng nên chẳng biết phương pháp nào chuyển bệnh, làm chủ sự sống chết rõ ràng, cụ thể, v.v…

Phần đông đứng trước bệnh tật sống chết các Ngài chỉ khéo lí luận “Chẳng muội nhân quả” để che đậy và lừa đảo Phật tử. Hay càng tu hành thì càng phải trả nghiệp, dồn nghiệp, v.v…

Chân lí của Phật là chân lí chuyển nghiệp, chứ đâu phải trả nghiệp, dồn nghiệp. Nếu trả nghiệp, dồn nghiệp thì còn đâu là chân lí. Phải không các bạn?

Người chứng được chân lí của Phật giáo Nguyên Thủy đều thấy biết cái sai của Ðại Thừa rất rõ ràng. Nhờ có tu chứng như vậy mới dám nói: “Tôi biết việc này, tôi thấy việc này chỉ đây là sự thật, ngoài ra đều sai lầm”.

Ðức Phật đã chứng đạt chân lí giải thoát thật sự. Vì thế, mới có bài kinh Canki lưu lại cho đến ngày nay, Ngài chỉ rõ cho mọi người thấy chân lí của loài người chỉ có Tứ Diệu Ðế. Tứ Diệu Ðế gồm có: khổ, tập, diệt, đạo, ngoài ra không còn có chân lí nào khác nữa.

Một lần nữa đức Phật đã xác định trong kinh Ðại Bát Niết Bàn, kinh 16 Trường Bộ:

“Này Subhadda, trong pháp luật nào không có Bát Chánh Ðạo thời ở đấy không có Sa Môn thứ nhất, thứ nhì, thứ ba và thứ tư”.

Câu nói này có nghĩa là trong giáo pháp nào không có Bát Chánh Ðạo thời giáo pháp ấy không có tu chứng giải thoát sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi như đã nói trên, còn giáo pháp nào có Bát Chánh Ðạo thì giáo pháp ấy có tu chứng. Cho nên, những vị Tổ Sư Tăng, Ni biên soạn và viết ra kinh sách Ðại Thừa, không có vị Tổ Sư nào dám bảo rằng: Ta chứng được chân lí như đức Phật. Họ chỉ khéo lí luận bằng câu “Người nào còn thấy mình tu chứng là chưa chứng”. Thường các Tổ hay dùng câu: “Vô sở đắc”. Ðó là lối che đậy lừa đảo tín đồ dễ nhất. Không có vị Tổ sư nào dám nói: “Tôi biết việc này, tôi thấy việc này, chỉ đây là sự thật ngoài ra đều là sai lầm”.

Ðọc hết kinh sách Ðại Thừa các bạn không bao giờ thấy có lời dạy như trong kinh sách Nguyên Thủy. Ở đây trong kinh sách Nguyên Thủy các bạn thường thấy đức Phật và các vị đệ tử của Phật khi tu chứng thường tuyên bố: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, sau đời này sẽ không có đời sống khác nữa”.

Kính thưa các bạn! Khi các bạn đọc kinh sách Ðại Thừa có thấy vị Tổ sư nào dám to tiếng tuyên bố: “Tôi biết việc này, tôi thấy việc này, chỉ đây là sự thật ngoài ra đều là sai lầm” như trong kinh Nguyên Thủy này không?

Trong kinh sách Nguyên Thủy thường nhắc đến các vị chứng đạt chân lí tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ đều tuyên bố như Phật đã tuyên bố: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, sau đời này sẽ không có đời sống khác nữa”. Khi nghe lời tuyên bố như vậy là biết người đó đã tu xong. Người đã tu xong mới dám nói câu này: “Tôi biết việc này, tôi thấy việc này, chỉ đây là sự thật ngoài ra đều là sai lầm”. Người nói như vậy mới thật sự là đệ tử của Phật. Khi tu chưa chứng thì thấy lỗi mình không thấy lỗi người, nhưng khi đã tu chứng thì không hèn nhát, không sợ hãi, dám nói thẳng, nói thật như đức Phật ngày xưa. Ðúng là nói đúng, sai là nói sai; không tư vị, không xu nịnh ai cả, cũng chỉ vì một mục đích duy nhất là bảo tồn Chánh pháp của Phật.

Trong kinh Nguyên Thủy, những đệ tử của đức Phật, khi tu chứng đạt chân lí đều nói những lời trên đây. Vị đệ tử cuối cùng của đức Phật, lúc Phật sắp nhập Niết Bàn, sau khi nghe thuyết giảng xong liền buông xả sạch các pháp thế gian, chứng đạt chân lí, ông dõng dạc tuyên bố trước mọi người và đức Phật: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, sau đời này sẽ không có đời khác nữa”.

Kính thưa các bạn! Từ khi có kinh sách Ðại Thừa cho đến nay, các bạn chưa từng nghe các bậc tôn túc Tổ sư, từ người khởi sự biên soạn kinh sách Ðại Thừa cho đến hiện nay các vị tôn túc Hòa Thượng, Thượng Tọa, Ðại Ðức Tăng Ni đều đã học và tu tập giáo pháp kiến giải, chưa có vị nào dám tuyên bố. “Tôi đã tu chứng đạo, làm chủ sanh, già, bệnh, chết, chấm dứt luân hồi”. Chính vì con đường của Ðại Thừa không thể tu chứng được, cho nên họ đâu dám nói: “Tôi biết việc này, tôi thấy việc này, chỉ đây là sự thật ngoài ra đều là sai lầm”.

Mục đích giải thoát của Ðại Thừa mù mờ, ảo tưởng không rõ ràng, không cụ thể. Vì thế, các Thầy Ðại Thừa giống như những người mù, một chuỗi người mù ôm lưng nhau, người trước không thấy, người giữa cũng không thấy và người cuối cũng không thấy. Cho nên đâu dám bảo: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, sau đời này sẽ không có đời khác nữa”. Riêng Phật giáo Nguyên Thủy khi chứng đạt đều nói câu này mà còn dám nói: “Tôi biết việc này, tôi thấy việc này, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là sai lầm”.

Không thấy mục đích giải thoát cho nên lòng tin của các Thầy Ðại Thừa trở thành không có căn cứ, nhưng lại muốn che đậy những điều sai lầm này nên các Tổ sư Ðại Thừa bảo như trên đã nói: “Ai thấy mình tu chứng đắc là chưa chứng đắc (vô sở đắc), chứng đắc không thấy mình đắc mới là chứng đắc”. Lời dạy này là một lối lý luận khéo léo gian xảo. Từ đó về sau các Thầy Ðại Thừa thường dùng những từ “vô sở đắcnày khi nghe ai nói chứng đắc. Cho nên, người Phật tử khó phân biệt người tu sĩ của Phật giáo tu chứng hay chưa tu chứng, còn xét về giới luật thì các Ngài Đại thừa lý luận: “Hạnh trực thì đâu cần giữ giới”, cho nên “Tự tại vô ngại, đói ăn, khát uống, mệt ngủ”. Do lí luận này nên mới có Nam Tuyền sát miêu, Lâm Tế chém rắn, Thượng Sĩ Tuệ Trung ăn thịt uống rượu và Tế Ðiên Hòa Thượng ăn thịt chó uống rượu li bì.

Giáo pháp tu hành phải có căn cứ rõ ràng, cụ thể, thực tế để đặt trọn lòng tin, chứ không thể chỉ có lòng tin suông được. Nếu chỉ có lòng tin suông là lòng tin mù quáng. Từ lâu quý Phật tử đã đặt trọn lòng tin vào kinh sách Ðại Thừa không có căn cứ vững chắc. Kinh Ðại Thừa là một loại kinh sách có một mục đích giải thoát mơ hồ, trừu tượng, ảo tưởng, không thực tế, không cụ thể. Cho nên, đức Phật dạy:

“Lời nói của các Bà La Môn cũng giống như chuỗi người mù, người trước không thấy, người giữa không thấy, người cuối cùng cũng không thấy. Này Bhàradvàja, Ngươi nghĩ thế nào? Có phải lòng tin của các Bà La Môn trở thành không có căn cứ?”.

Xưa đức Phật vạch rõ giáo pháp của Bà La Môn sai như vậy. Hiện giờ chúng tôi cũng vậy, vạch trần bộ mặt thật của Ðại Thừa, từ bao thế kỷ nay biết bao nhiêu thế hệ trẻ đã bị lừa, chẳng có ai tu hành ra gì, chỉ toàn là tu danh, tu lợi, tu chùa to, Phật lớn, tu ăn tu ngủ. Thật là đau lòng. Phải không các bạn?

May sao chúng ta còn có những bài kinh Nguyên Thủy để so sánh, xác chứng kinh sách Ðại Thừa là kinh sách của ngoại đạo lồng vào giáo pháp của đức Phật để lừa gạt tín đồ Phật giáo, biến tín đồ Phật giáo thành tín đồ ngoại đạo mê tín, lạc hậu, chỉ có tin một cách mù quáng, để làm tay sai cho những người đầu cơ tôn giáo làm giàu trên mồ hôi nước mắt của hàng ngàn tín đồ. Và họ thiêu hủy biết bao nhiêu tiền của do lòng mê tín của đồng bào cả nước cúng dường.

***

Đang có 18 khách và không thành viên đang online

Lượt xem
451
Các bài viết
1441
Số lần xem các bài viết
8861918