• vandaptusinh
  • ttl3
  • thanhanhniem2
  • lailamtoduong1
  • ttl1
  • thanhanhniem1
  • huongdantusinh
  • amthat2
  • quetsan
  • tranhducphat
  • ThayTL
  • amthat3
  • tinhtoa1
  • toduongtuyetson
  • tinhtoa2
  • lopbatchanhdao
  • khatthuc1
  • chanhungphatgiao
  • phattuvandao1
  • tamthuphattu
  • daytusi
  • vandao2
  • amthat1
  • benthayhocdao
  • thanhanhniem3
  • phattuvandao3
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Am thất
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
In bài này

CÓ NĂM CÁCH SỐNG

Lượt xem: 4029

(Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích NLGPD, tập 3, TG. 2010, tr. 51-76)
link sách: NLGPD, tập 3

LỜI PHẬT DẠY

1/ Ta phải sống với tâm không cótưởng.

2/ Ta phải sống với tâm không động chuyển.

3/ Ta phải sống với tâm không chấn động.

4/ Ta phải sống với tâm không lý luận.

5/ Ta phải sống với tâm từ bỏ ngã mạn.

CHÚ GIẢI:

CÁC LOẠI TƯỞNG

Ðức Phật nhắc nhở chúng ta có năm cách sống của một người tu theo Phật giáo, nhưngtrước tiên chúng ta phải tìm hiểu các loại tưởng như Phật đã dạy: Ta phải sống với tâm không có tưởng. Vậy bằng cách nào chúng ta sống với tâm không có tưởng?

Muốn sống với tâm không có tưởng thì phải hiểu biết có bao nhiêu thứ tưởng. Tưởng gồm có 33 loại tưởng:

1/ Sắc tưởng

2/ Thinh tưởng

3/ Hương tưởng

4/ Vị tưởng

5/ Xúc tưởng

6/ Pháp tưởng

7/ Vọng tưởng

8/ Mộng tưởng

9/ Giới tưởng

10/ Ðịnh tưởng

11/ Tuệ tưởng

12/ Nhãn tưởng

13/ Nhĩ tưởng

14/ Tỷ tưởng

15/ Thiệt tưởng

16/ Thân tưởng

17/ Ý tưởng

18/ Nhãn tưởng thông

19/ Nhĩ tưởng thông

20/ Tỷ tưởng thông

21/ Thiệt tưởng thông

22/ Thân túc tưởng thông

23/ Tha tưởng thông

24/ Không vô biên xứ tưởng định

25/ Thức vô biên xứ tưởng định

26/ Vô sở hữu xứ tưởng định

27/ Phi tưởng phi phi tưởng xứ định

28/ Khí công tưởng

29/ Nội công tưởng

30/ Ngoại công tưởng,

31/ Nhân điện tưởng

32/ Khinh công tưởng

33/ Trọng công tưởng

Ba mươi ba loại tưởng này do đâu mà có? Do hằng ngày sống trong tâm tư có nhiều ảo vọng, trừu tượng nuôi dưỡng bằng niềm tin, nên tưởng uẩn hoạt động như: đồng, cốt hoặc do bệnh tật ngặt nghèo; hoặc do tai nạn đột ngột khiến cho tưởng uẩn hoạt động như: các nhà ngoại cảm; hoặc do dùng tưởng tập luyện như: các nhà tập Nhân điện, Khí công, Võ công, các nhà Thôi miên, các nhà sư Mật Tông, Thiền Tông, Tịnh Ðộ Tông, Nam Tông, v.v... những tôn giáo cầu cơ, cầu hồn và các thầy phù thủy đánh thiếp, đi thiếp, v.v…

1.- Sắc tưởng nghĩa là gì?

Sắc tưởng là những hình ảnh đã qua của mọi người còn lưu lại từ trường trong không gian do tưởng uẩn bắt gặp.

Sắc tưởng là những hình ảnh do tưởng uẩn trong ta biến hóa lưu xuất hiện hình như: nhà, cửa, sông, núi, đất, đá, ánh sáng, hào quang, người, vật, Thần, Thánh, ma, quỷ, linh hồn người chết, cõi Cực Lạc, Thiên Ðàng, Tiên, Phật, Ngọc Hoàng Thượng Ðế, Chúa Trời, v.v…

2.- Thinh tưởng nghĩa là gì?

Thinh tưởng là những âm thanh do tưởng uẩn trong ta biến hóa lưu xuất hiện hành phát ra âm thanh như: tiếng nói chư Thiên, tiếng kêu, tiếng hú, tiếng la, tiếng thét, tiếng chuông, tiếng mõ, tiếng khóc, tiếng rên, tiếng tụng kinh, niệm chú, tiếng nói đối đáp trong ta, tiếng gọi tên, tiếng tác ý, v.v.. mà chỉ có mình ta nghe, hoặc một vài người nghe được do có tu tập tưởng định, hoặc do hoang tưởng, hoặc do rối loạn thần kinh.

3.- Hương tưởng nghĩa là gì?

Hương tưởng là những mùi thơm hay mùi thối do tưởng uẩn trong ta biến hóa lưu xuất hiện hành phát ra mùi hương thơm hay thối như vậy. Mùi hương này nhận được chỉ có người có tưởng hoạt động, hay người tu thiền sai pháp lọt vào định tưởng mà nhận được mùi hương này.

4.- Vị tưởng nghĩa là gì?

Vị tưởng là những mùi vị cay, đắng, mặn, ngọt… do tưởng uẩn trong ta biến hóa lưu xuất hiện hành phát ra mùi vị ấy như vậy. Mùi hương này nhận được chỉ người có tưởng hoạt động, hay người tu thiền sai pháp lọt vào định tưởng mà nhận ra được mùi vị này.

5.- Xúc tưởng nghĩa là gì?

Xúc tưởng là những cảm giác nơi thân, nóng, lạnh, đau, nhức, ngứa, tê, mệt nhọc, v.v… do tưởng uẩn trong ta biến hóa lưu xuất hiện hành phát ra những cảm thọ như vậy. Xúc tưởng này nhận được chỉ có người có tưởng hoạt động, hay người tu thiền sai pháp lọt vào định tưởng mà nhận được cảm thọ này. Cảm thọ này có ba cách:

1- Thọ lạc

2- Thọ khổ

3- Thọ bất lạc bất khổ

6.- Pháp tưởng nghĩa là gì?

Pháp tưởng là những lời nói, câu kinh tiếng kệ có nghĩa lý mơ hồ, trừu tượng, không rõ ràng thường khéo léo xảo luận để lừa đảo người khác do tưởng uẩn trong ta lưu xuất hiện hành phát ra ngôn ngữ như vậy. Pháp tưởng này có được là nhờ có tưởng hoạt động, hay do tu thiền sai pháp lọt vào định tưởng nên pháp tưởng hiện ra.

7.- Vọng tưởng nghĩa là gì?

Vọng tưởng là những niệm khởi trong tâm của chúng ta, do thất tình lục dục thúc đẩy ý thức tưởng sinh ra.

8.- Mộng tưởng nghĩa là gì?

Mộng tưởng là giấc chiêm bao thực hiện qua sự hoạt động của tưởng uẩn theo tâm trạng thất tình lục dục.

9.- Giới tưởng nghĩa là gì?

Giới tưởng là những giới luật của ngoại đạo đặt ra để tu hành. Ví dụ: Giới hạnh của con bò, giới hạnh của con chó, giới hạnh ngồi thiền đau chân cũng phải ngồi cho hết giờ, giới hạnh ngâm mình trong nước lạnh, giới hạnh tu đứng, giới hạnh tu ngồi, giới hạnh tu nằm, giới hạnh tu đứng một chân, giới hạnh ăn quá ít, giới hạnh lõa thể, giới hạnh ăn phân bò... Tất cả những giới hạnh này gọi là giới khổ hạnh do tưởng uẩn nghĩ ra và bảo rằng: ai giữ gìn sẽ được giải thoát, sau khi chết sẽ được cộng trú với Trời Phạm Thiên. Nhưng sự thật không ai giữ giới này có giải thoát, thường là chịu khổ đau và cũng không cộng trú với Phạm Thiên được.

10.- Ðịnh tưởng nghĩa là gì?

Ðịnh tưởng là một loại thiền định ức chế tâm như: Thiền Ðại Thừa, Thiền Ðông Ðộ, Niệm Phật Tịnh Ðộ Tông, niệm chú Mật Tông, Thiền Minh Sát Tuệ, Lục Diệu Pháp Môn, Quán Niệm Hơi Thở, Sổ Tức Quán, Chăn trâu, Công Án, Tham Thoại Ðầu, Thiền Tri Vọng, v.v…

11.- Tuệ tưởng nghĩa là gì?

Tuệ tưởng là những sự hiểu biết do tưởng uẩn hoạt động nghĩ ra. Tất cả những triết học, những giáo lý của các tôn giáo, những sự mê tín trong dân gian đều do tưởng tuệ của con người.

12.- Nhãn tưởng nghĩa là gì?

Nhãn tưởng là cái nhìn thấy của tưởng uẩn không phải bằng nhãn thức (nhục nhãn) của chúng ta.

13.- Nhĩ tưởng nghĩa là gì?

Nhĩ tưởng là cái nghe âm của tưởng uẩn không phải bằng nhĩ thức (nhục nhĩ) của chúng ta.

14.- Tỷ tưởng nghĩa là gì?

Tỷ tưởng là cái ngửi mùi của tưởng uẩn không phải bằng tỷ thức (nhục tỷ) của chúng ta.

15.- Thiệt tưởng nghĩa là gì?

Thiệt tưởng là cái nếm mùi vị của tưởng uẩn không phải bằng thiệt thức (nhục thiệt) của chúng ta.

16.- Thân tưởng nghĩa là gì?

Thân tưởng là cái cảm xúc của tưởng uẩn không phải bằng cảm xúc thân thức (nhục thân) của chúng ta.

17.- Ý tưởng nghĩa là gì?

Ý tưởng là cái nghĩ ngợi phân biệt của tưởng uẩn không phải bằng ý thức (ý căn) của chúng ta.

18.- Nhãn tưởng thông nghĩa là gì?

Nhãn tưởng thông là một loại thần thông của ngoại đạo thấy mọi vật cách xa ngàn dặm còn gọi là thiên nhãn tưởng thông.

19.- Nhĩ tưởng thông nghĩa là gì?

Nhĩ tưởng thông là một loại thần thông của ngoại đạo nghe âm thanh xa ngàn dặm còn gọi là thiên nhĩ tưởng thông.

20.- Tỷ tưởng thông nghĩa là gì?

Tỷ tưởng thông là một loại thần thông của ngoại đạo ngửi mùi hương xa ngàn dặm còn gọi là thiên tỷ tưởng thông.

21.- Thiệt tưởng thông nghĩa là gì?

Thiệt tưởng thông là một loại thần thông của ngoại đạo nếm được mùi vị cách xa ngàn dặm còn gọi là thiên thiệt tưởng thông.

22.- Thân túc tưởng thông nghĩa là gì?

Thân tưởng thông là một loại thần thông của ngoại đạo biến hóa muôn hình, vạn trạng còn gọi là thần túc tưởng thông.

23.- Tha tưởng thông nghĩa là gì?

Tha tưởng thông là một loại thần thông của ngoại đạo hiểu biết chuyện quá khứ vị lai của mọi người còn gọi là tha tâm tưởng thông.

24.- Không vô biên xứ tưởng định nghĩa là gì?

Là một loại định không vô biên xứ tưởng trong bốn định vô sắc của ngoại đạo.

25.- Thức vô biên xứ tưởng định nghĩa là gì?

Là một loại định thức vô biên xứtưởng trong bốn định vô sắc của ngoại đạo.

26.- Vô sở hữu xứ tưởng định nghĩa là gì?

Là loại định vô sở hữu xứ tưởng trong bốn định vô sắc của ngoại đạo.

27.- Phi tưởng phi phi tưởng xứ định nghĩa là gì?

Là loại định phi tưởng phi phi tưởng xứ tưởng trong bốn định vô sắc của ngoại đạo.

28.- Khí công tưởng nghĩa là gì?

Khí công tưởng là người dùng tưởng uẩn điều khiển khí lực.

29.- Nội công tưởng nghĩa là gì?

Nội công tưởng là người dùng tưởng uẩn điều khiển nội lực.

30.- Ngoại công tưởng nghĩa là gì?

Ngoại công tưởng là người dùng tưởng uẩn điều khiển ngoại lực.

31.- Nhân điện tưởng nghĩa là gì?

Nhân điện tưởng là người dùng tưởng uẩnđiều khiển điện lực trong thân người.

32.- Khinh công tưởng nghĩa là gì?

Khinh công tưởng là người dùng tưởng uẩn điều khiển sức nhẹ như bông.

33.-Trọng công tưởng nghĩa là gì?

Trọng công tưởng là người dùng tưởng uẩn điều khiển sức nặng như núi đá.

Tóm lại, trên đây là 33 loại tưởng mà đức Phật đã dạy cho chúng ta đừng tu tập, đừng ham mê, mà luôn luôn phải sống trong ý thức.

1/ Ta phải sống với tâm không có tưởng. Xin các bạn nhớ lời dạy này trong khitu tập.

Như vậy, khi tu tập thiền định có những trạng thái an lạc, có những ánh sáng hào quang và các loại sắc tưởng; có những tiếng nói và những âm thanh kỳ lạ; có những mùi hương thơm cũng như mùi thối; có những mùi vị cam lộ hay những mùi cay đắng; có ngộ những pháp tưởng dù lời Phật dạy, Tổ dạy cũng đều không chấp trước phải bỏ xuống. Dù quý bạn tu tập có lục thông thì như lời Phật dạy các bạn cũng đừng chấp trước mà hãy buông bỏ sạch. Các bạn đừng cho đó là định tướng mà cứ ôm định tướng đó là các bạn sẽ chết theo Ma. Thiền định mà các bạn tu tập có những trạng thái tưởng lưu xuất thì các bạn nên cảnh giác, coi chừng lạc vào tà thiền, tưởng định mà trở thành bệnh thần kinh (điên khùng). Chứ không có ích lợi gì cho bạn đâu.

Xin các bạn lưu ý, thiền định của Phật không tu tập như vậy mà phải luôn luôn tác ý ly dục, ly ác pháp, xả tâm diệt ngã. Tu tập rất bình thường không ức chế, với một tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ, chứ không có định tướng và thần thông nào cả. Cuối cùng, chúng tôi xin lưu ý các bạn hãy nên nhớ lời Phật dạy: “Ta phải sống với tâm không có tưởng”.

2/ Ta phải sống với tâm không động chuyển.

Mục đích của Ðạo Phật là tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ. Muốn đạt được mục đích này, nên đức Phật đã dạy chúng ta phải sống với tâm không động chuyển. Vậy muốn sống với tâm không động chuyển là phải sống như thế nào? Sống với tâm không động chuyển, dùng ngôn ngữ và lời nói thì dễ, nhưng với việc tu hành để đạt được tâm không động chuyển không phải là dễ.

Lời nói của Phật thì cô đọng, ngắn gọn, nhưng chúng ta cần phải hiểu cho rõ ràng, vì đó là một pháp môn phải tu tập hằng ngày.

Như vậy nó là pháp môn gì? Ðó là pháp môn như lý tác ý các bạn ạ! Và lời dạy trên đây là một câu tác ý.

Vậy các bạn hằng ngày nên nhắc tâm mình: “Ta phải sống với tâm không động chuyển, dù bất cứ một ác pháp nào, một cảm thọ nào có tác động vào thân tâm ta đến đâu, ta nhất định chết bỏ, luôn luôn phải sống với tâm không động chuyển”.

Tóm lại, hằng ngày thường phải nhớ nhắc tâm câu pháp hướng này thì kết quả sẽ thấy ngay liền là tâm không động chuyển.

3/ Ta phải sống với tâm không chấn động.

Lời dạy này như thế nào? Làm sao sống với tâm không chấn động? Có pháp môn nào tu tập để tâm không chấn động không? Ðể trả lời những câu hỏi trên đây: Ðạo Phật ra đời nhằm để hướng dẫn con người thoát ra bốn sự khổ đau của kiếp làm người. Ðó là sanh, già, bệnh, chết. Muốn làm chủ sanh, già, bệnh, chết thì trước tiên chúng ta phải tập sống với tâm không động chuyển trước các ác pháp và các cảm thọ. Muốn sống với tâm không động chuyển trước các ác pháp và các cảm thọ thì chúng ta phải tu tập Tứ Chánh Cần. Khi Tứ Chánh Cần đã viên mãn thì tâm chúng ta đã ly dục ly ác pháp phần thô mà về phần vi tế thì chưa xong. Do đó chúng ta phải tiếp tục tu tập Tứ Niệm Xứ. Khi Tứ Niệm Xứ tu tập được viên mãn thì phần ly dục ly ác pháp vi tế đã được quét sạch, do đó tâm ta mới bất động. Và lúc bây giờ ta mới sống với tâm không động chuyển. Có đạt được kết quả tâm không động chuyển thì chúng ta mới có khả năng tiến tu lên tâm không chấn động, như lời đức Phật đã dạy: “Ta phải sống với tâm không chấn động”. Vậy tâm không chấn động như thế nào? Chấn động là một sự tác động mạnh vào trong tâm, nếu trong cuộc sống bình thường ta vẫn thấy tâm mình bình tĩnh, nhưng khi trong gia đình, tới những người thân có một sự kiện gì xảy ra quá đột ngột thì tâm ta sẽ bị chấn động.

Ví dụ: Ðược nghe một cú điện thoại do phòng Công an báo: “Ðứa con trai đi học ở thành phố HCM bị xe đụng chết”. Khi được tin ấy chúng ta ngất xỉu, đó là tâm bị chấn động. Chúng tôi có một người chị đảm đương lo trong ngoài cả gia đình chồng con và bảo bọc luôn cả cha mẹ ruột và các em. Chị thường hay bị chóng mặt, một hôm đi bác sĩ, khi khám xong bác sĩ bảo: “Chị sắp chết đến nơi rồi”. Lúc bây giờ chị té xỉu và hôn mê vài hôm chị mất. Ðó là tâm chị bị chấn động. Ðược tin cha hay mẹ mất hay một sự việc gì đột ngột xảy đến, bỗng dưng nước mắt tuôn trào không dừng được. Ðó là tâm bị chấn động.

Chúng tôi có một đứa cháu trai, khi cha cháu chết, giờ sắp sửa đem an táng thì cháu nức nở khóc mà không cách nào cầm giữ được nước mắt. Ðó là tâm bị chấn động. Chúng tôi có biết một người cư sĩ rất thuần thành theo Hòa Thượng Thanh Từ tu thiền Ðông Ðộ, ông thường nhập thất ngồi tu thiền rất nhiều giờ, nhưng khi người cha mất, ông cũng không cầm giữ được nước mắt của mình. Bình thường không có việc gì làm ông khóc được, thế mà trước cảnh mất cha, ông không sao tránh khỏi tâm lý tình cảm thường tình của mọi người. Ðó là tâm bị chấn động.

Do những ác pháp tác động vào tâm thình lình, khiến tâm mất bình tĩnh nên bị chấn động. Những tâm lý này nếu không được tu tập đúng pháp, đúng cách thì khó có người nào không bị chấn động. Vì thế, đức Phật trang bị cho chúng ta một pháp môn như lý tác ý: “Ta phải sống với tâm không chấn động”. Ðây là câu pháp hướng tâm, nếu hằng ngày thường xuyên tác ý như vậy thì tâm sẽ không bị chấn động. Tâm không bị chấn động thì tâm được bình tĩnh và an ổn.

Tóm lại, tâm bị chấn động là tâm khổ đau. Muốn cho tâm được giải thoát không còn khổ đau, nên đức Phật dạy chúng ta những phương pháp giúp cho tâm được bình an, vô sự, bằng phương pháp dẫn tâm vào chỗ giải thoát.

4/ Ta phải sống với tâm không lý luận.

Bản chất con người là hay hơn thua, muốn hơn mọi người thì phải có lý luận. Khi lý luận thì phải có sự tranh cãi, tranh chấp. Vì thế, người nào cũng muốn hay, muốn giỏi nên phải cố gắng học tập và nghiên cứu đọc sách cho thật nhiều, đó là cố thu thập những kiến thức hay của mọi người để dựa vào đó lý luận, cho mình là hay, là giỏi. Cái hay cái giỏi đó là cái ngu, cái bắt chước, chứ không phải cái hay của chính mình.

Cho nên kẻ hay lý luận hơn thua là kẻ nhai lại bã mía của người khác; kẻ hay lý luận hơn thua là kẻ nuôi tự ngã vĩ đại.

Muốn diệt ngã, xả tâm thì hằng ngày phải sống với tâm không lý luận. Lý luận có hai cách:

1/ Lý luận với người khác

2/ Tự lý luận với mình

Ở đây đức Phật khuyên ta phải sống với tâm không lý luận. Lý luận có ảnh hưởng gì cho sự tu tập của chúng ta mà đức Phật khuyên như vậy!

Bởi tu theo Ðạo Phật mục đích phải đạt được là bất động tâm, ngược lại, sống một mình mà tâm hay lý luận, điều này điều khác thì tâm làm sao bất động được. Ðó là tự lý luận một mình mà Ðạo Phật còn không chấp nhận, huống là lý luận hơn thua với người khác.

Ở đây các bạn sống không đúng giới hạnh độc trú thì làm gì tu theo Ðạo Phật có kết quả được. Như chúng tôi đã nói ở trên: “Mục đích của Phật giáo là chỗ tâm bất động”. Cho nên thấy người hay nói chuyện, hay lý luận, nhất là khi bắt đầu nhập thất mà còn đọc kinh sách hay nghe băng giảng thì biết rằng những người ấy tu tập chẳng đi đến đâu cả. Tu như vậy làm mất thì giờ quý báu và còn phí bỏ cuộc đời chẳng ích lợi gì cho mình, cho người khác.

Chính vì thấy sắc là mình, là của mình, là tự ngã của mình nên thích đi nói chuyện, nên thích đi lý luận hơn thua, khoe khoang với mọi người, đó là tâm phóng dật, tâm chạy theo dục, háo danh...

1/ Tự lí luận thấy mình hơn người.

2/ Tự lí luận thấy mình bằng người.

3/ Tự lí luận thấy mình thua người.

Người hay lí luận là người mang đầy bản ngã, luôn luôn thấy mình hơn người. Người thấy mình hơn người là người ngu si; người thấy mình bằng người cũng là người ngu si; người thấy mình thua người lại chính là người ngu si nhất. Tại sao vậy? Bởi đó là tâm đang bị ba kiêu mạn.

Chỉ duy nhất: “Ta phải sống với tâm không lí luận”. Người sống với tâm không lí luận là người không thấy mình hơn người, không thấy mình bằng người, không thấy mình thua người. Cho nên sống với tâm không lý luận là sống vô ngã, sống với tâm không động chuyển, với tâm không chấn động. Ðó là sống bất động tâm, sống với tâm hồn thanh thản, an lạc và vô sự.

Lời dạy này là một phương pháp giữ gìn tâm không phóng dật, nếu chúng ta lấy câu này làm câu pháp hướng tâm để hằng ngày tu tập thì tâm không phóng dật rất tuyệt vời. Khi biết lời dạy này là một pháp môn có lợi ích như vậy, thì chúng ta nên xem nó là câu đại thần chú, câu đại minh chú, v.v…

5/ Ta phải sống với tâm từ bỏ ngã mạn.

Phàm làm người ai cũng chấp ngã, thường cho sắc, thọ, tưởng, hành, thức là ngã, là của ta, là bản ngã của ta. Do đó, tâm thường sinh ngã mạn. Ngã mạn có ba hình thức:

1. Thấy mình hơn người

2. Thấy mình bằng người

3. Thấy mình thua người

Ba ngã mạn này mỗi con người đều có đủ, vì thế con người phải chịu khổ đau tận cùng.

Nếu ai từ bỏ được chúng thì thoát khổ. Vì vậy đức Phật hiểu được điều này rất rõ ràng, nên thường nhắc nhở chúng ta: “Ta phải sống với tâm từ bỏ ngã mạn”. Biến lời dạy này thành câu tác ý tức là pháp môn như lý tác ý để thường nhắc tâm từ bỏ ngã mạn. Nhờ sự siêng năng hằng ngày tu tập, tâm ta trở thành một nội lực vô ngã. Cuối cùng đứng trước các ác pháp và các cảm thọ, tâm ta bất động. Tâm bất động chính là tâm vô ngã; tâm vô ngã chính là tâm ly dục ly ác pháp; tâm ly dục ly ác pháp chính là tâm không phóng dật; tâm không phóng dật chính là tâm thanh thản, an lạc và vô sự.

Nhìn lại trong tu viện của chúng ta chẳng có mấy người đã sống đúng lời dạy này. Biết bao người về đây tu tập đã làm sai những lời dạy này, vì thế tu hành chỉ uổng công mà thôi, và còn xấu hổ với gia đình, chồng con hay vợ con hoặc bạn bè coi rẻ: tưởng đi tu làm được những gì, không ngờ tu hành chẳng ra gì cả! Ðời chẳng ra đời, đạo chẳng ra đạo. Mượn hình thức Phật giáo ngồi trong mát ăn bát vàng, lại còn lừa đảo bằng nghề mê tín, dị đoan, lạc hậu, v.v...

Tóm lại, khi về tu viện Chơn Như các bạn có tu tập đúng lời Phật dạy không? Thứ nhất là các bạn “Ta phải sống với tâm không có tưởng”. Vậy các bạn sống và tu tập như thế nào mà người nào cũng rơi vào các loại tưởng. Như vậy là các bạn đã làm sai lời Phật dạy. Các bạn có thấy không?

Từ đây về sau các bạn hãy từ bỏ cái thói quen sống và tư tưởng đó đi và giữ gìn sống và tu tập “Với tâm không có tưởng”. Khi thấy trạng thái tưởng thì hãy mau mau xả sạch không được để ở trong tâm, các bạn có nhớ chưa?

Từ khi về tu viện các bạn có sống và tu tập đúng lời Phật dạy “Ta phải sống với tâm không động chuyển” không? Vậy các bạn sống và tu tập như thế nào mà tâm các bạn luôn luôn động chuyển, các bạn đi từ thất người này đến thất người khác; nói chuyện với người này rồi nói chuyện với người khác, các bạn tu như vậy có xứng đáng Thánh hạnh độc cư không?

Thân đau sơ sơ một chút là xem như gần chết, sợ hãi rên khổ... Tu như vậy là tu để làm gì? Trong khi Phật dạy: “ta phải sống với tâm không động chuyển”. Người tu theo Phật giáo mà nhát gan, không nghị lực thì tu theo Phật có ích lợi gì? Phí công bỏ cuộc đời vô ích; hay để vào chùa lợi dụng sức mồ hôi nước mắt của người khác, để kiếm hạt cơm sống qua ngày mà không lao động một tí nào cả. Sống như cây chùm gửi ăn nhờ vào người khác là hèn hạ các bạn ạ!? Ðừng mượn Phật giáo làm danh, làm lợi không tốt. Tu thì phải cho ra tu, tu thì phải tu cho đúng pháp, đúng lời dạy của Phật, của Thầy, chứ vào đây tu, mà tu theo ý của mình, làm sai mà không chịu sửa. Bảo đừng nói chuyện mà cứ đi nói chuyện; bảo sống tâm bất động mà cứ động tâm nói chuyện; bảo liều chết trước bệnh tật mà cứ sợ hãi đi bác sĩ bệnh viện, uống thuốc; bảo xả tâm mà cứ tu ức chế tâm, v.v... Như vậy các bạn có tu đúng lời dạy của Phật, của Thầy chưa? Các bạn có thấy những điều các bạn sai không?

Xét cho cùng thì các bạn có tu đúng lời dạy của Phật, của Thầy không? Các bạn không tu tập đúng lời dạy của Thầy, thì Thầy quá mệt mỏi, còn lòng dạ nào dạy các bạn được nữa không? Dạy các bạn, các bạn không nghe lời, tu sai thì các bạn chịu chứ đừng đổ thừa Thầy dạy sai. Như Minh Tông tu sai, phá giới hạnh độc cư, độc trú lại đổ thừa Thầy dạy sai. Phật dạy: “Ta phải sống với tâm không động chuyển”, thế mà Minh Tông tiếp vợ, tiếp con, tiếp bạn bè. Tiếp như vậy, làm sao tâm không động chuyển. Tiếp như vậy có trái với lời Phật dạy không? Các bạn cứ thử trả lời xem? Tu phá giới hạnh như vậy, mà còn bảo với Thầy là không chấp nhận hạnh độc cư, một tháng nữa sẽ nhập định Tứ Thiền và thể hiện thần thông cho Thầy xem. Tâm còn động chuyển theo dục thế gian như vậy mà dám phát ngôn một cách bừa bãi xem rẻ danh dự mình.

Người tự phá hạnh độc cư là người ngu si, “người ngu mà không biết mình ngu là người chí ngu”. Phá hạnh độc cư là phá cuộc đời tu hành của mình. Vậy các bạn đi tu để làm gì? Tu sao mà nhiều chuyện quá vậy. Tu để được giải thoát thân tâm của các bạn, chứ đâu phải giải thoát cho Thầy hay cho Phật. Các bạn về Chơn Như, mục đích là tìm cầu sự giải thoát làm chủ sanh, già, bệnh, chết, chứ đâu phải về Chơn Như để học nói chuyện. Thích nói chuyện thì về nhà nói cho thoả thích. Tại sao đến Chơn Như mà không chấp nhận giới luật của Chơn Như? Chơn Như không mời thỉnh ai đến tu. Tự nguyện đến đây thì phải sống trong kỷ luật Chơn Như. Chơn Như đâu phải là nơi tu danh, tu lợi, tu ăn, tu ngủ; Chơn Như đâu phải là nơi đến đây để an dưỡng, dưỡng lão, v.v…

Tu Viện Chơn Như là nơi đào tạo những bậc Thánh A La Hán. Cho nên những người còn tham ăn, thích ngủ, thích hội họp nói chuyện mà muốn chứng quả A La Hán thì làm sao chứng được? Những con người đến Chơn Như tu hành đều không tự khắc phục mình ăn, ngủ, độc cư trọn vẹn, nên tự họ đã làm đá nhựa lót đường cho người sau đi. Thật sự họ là những người rất đáng thương. Họ phá hạnh độc cư của mình thì không nói, nhưng cũng đáng trách là họ phá hạnh độc cư của người khác. Một đời tu hành chỉ làm đá lót đường, chẳng ích lợi gì cho mình.

Ta phải sống với tâm không động chuyển”, lời Phật dạy như vậy. Thế các bạn lại đi nói chuyện, tâm các bạn có động chuyển không? Có đúng lời dạy của Phật không? Thấy mình tu không được còn thích nói chuyện thìnên về nhà, đừng ở đây mà làm động người khác, tội nghiệp cho họ. Bỏ hết nhà cửa vợ con hoặc chồng con, cha mẹ anh em để vào đây tu tập. Thế mà các bạn tu tập như vậy thì tu làm gì vô ích. Hãy về đi trả lại cho tu viện một sự yên tịnh và vắng lặng, nhường lại cho những người có chí tu hành. Phải không các bạn?

Ta phải sống với tâm không chấn động”. Câu này là một pháp hướng tâm. Vậy lúc nào chúng ta cũng nhớ nhắc tâm tác ý. Nhờ có tác ý như vậy, khi gặp bất cứ việc gì đau khổ nhất, tâm chúng ta cũng không bị chấn động.

Ta phải sống với tâm không lý luận”.Câu này là một pháp hướng tâm. Vậy lúc nào chúng ta cũng nhớ nhắc tâm tác ý. Nhờ có tác ý như vậy, chúng ta mới tránh được tranh cãi, lý luận, nói chuyện… Con người của chúng ta phần đông là “già hàm lẻo mép”, thích lý luận hơn thua. Người hay lý luận là người tự làm động tâm mình, làm khổ mình, làm cho mình không giải thoát.

Ta phải sống với tâm từ bỏ ngã mạn”. Câu này là một pháp hướng tâm như lý tác ý. Hằng ngày phải luôn tác ý: “Ta phải sống với tâm không ngã mạn”. Nhờ có tác ý như vậy tâm ta mới không giận dữ, mới không thù hận oán ghét ai. Ngã không có thì tâm ta bất động trước các ác pháp và các cảm thọ một cách dễ dàng. Ngã không có thì giải thoát ngay liền.

Tóm lại, những lời Phật dạy trên đây, nếu chúng ta hiểu rõ ý nghĩa của nó, thì phải nổ lực, sống cho đúng lời dạy quý báu này, thì trước mắt chúng ta sẽ tìm thấy kết quả là mình đã ra khỏi nhà sanh tử như thật.

Đang có 35 khách và không thành viên đang online

Lượt xem
451
Các bài viết
1441
Số lần xem các bài viết
8819117