• tinhtoa1
  • phattuvandao1
  • ThayTL
  • lopbatchanhdao
  • toduongtuyetson
  • vandaptusinh
  • huongdantusinh
  • ttl3
  • thanhanhniem2
  • ttl1
  • daytusi
  • tinhtoa2
  • tranhducphat
  • benthayhocdao
  • quetsan
  • amthat2
  • thanhanhniem3
  • amthat1
  • amthat3
  • thanhanhniem1
  • tamthuphattu
  • chanhungphatgiao
  • phattuvandao3
  • khatthuc1
  • lailamtoduong1
  • vandao2
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Tranh đức Phật
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Am thất
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
In bài này

HÀNH TRÌNH TU TẬP CỦA ĐỨC PHẬT

Lượt xem: 8588

(Tỳ khưu Từ Quang biên tập dựa vào sách “ÐẠO PHẬT CÓ ÐƯỜNG LỐI TU TẬP RIÊNG, KHÔNG BỊ ẢNH HƯỞNG CÁC PHÁP MÔN NÀO CỦA NGOẠI ÐẠO” của Trưởng lão Thích Thông Lạc.)

1.- Chính vì những khổ đau SINH, GIÀ, BỆNH, CHẾT mà những tôn giáo ra đời dạy con người tu tập thế này hay thế khác để mong thoát khổ. Nhưng tôn giáo muốn giúp con người thoát khổ mà lại không biết pháp tu nên cứ nghĩ tưởng rồi sinh ra pháp này pháp khác, nhưng cuối cùng không có pháp nào tu tập giải thoát được. Không giải thoát được sanh già bệnh chết cho loài người, nên các tôn giáo mới nghĩ ra cách an ủi tinh thần của mọi người bằng cách dựa lưng vào thần thánh tưởng để an ủi tinh thần. Do nghĩ tưởng như vậy, nên các tôn giáo mới dạy con người cúng bái, tụng kinh, niệm chú, niệm Phật để cầu siêu thoát lên Thiên đàng hay Cực lạc. Họ nghĩ khi con người siêu thoát lên Thiên đàng hay Cực Lạc thì không còn sinh, già, bệnh, chết tức là không còn tái sinh vào cõi thế gian này nữa. Do tu tập như vậy nên ngoại đạo dạy người tu toàn pháp môn ức chế ý thức để không cho niệm khởi, chứ không làm sao làm chủ bốn sự khổ đau sanh, già, bệnh, chết này được.

Hình thức tu hành của các tôn giáo như Ðại Thừa, Mật Tông và Thiền Tông cho chúng ta thấy quá rõ ràng, các tôn giáo này đang tìm cách tránh né, trốn chạy bốn sự đau khổ sanh, già, bệnh, chết, bằng cách tạo ra cảnh giới Thiên đàng tưởng hay Cực lạc tưởng, không thật có. Ðó là những cảnh giới tưởng do tưởng uẩn tạo ra. Nó là cảnh giới không có thật, vì thế những người theo các tôn giáo này chỉ mất công tu tập chứ không đem lại kết quả nào, họ chỉ thường sống trong ảo mộng, trong đau khổ vì sanh già bệnh chết và cứ mãi tiếp tục tái sinh luân hồi từ kiếp này sang kiếp khác trong lục đạo, không bao giờ chấm dứt sanh già bệnh chết. Hình ảnh mà họ thường gặp như đức Mẹ hiện ra hay chư Phật giáng trần đều là hình bóng tưởng do từ lòng tin không lay chuyển của họ nên tưởng uẩn của họ lưu xuất giúp họ thỏa mãn lòng tin.

Thật là đau khổ và thảm thương thay cho các tôn giáo, cứ ngỡ rằng có chư Phật từ bi, đức Mẹ bác ái đón nhận về cõi Thiên Ðàng, Cực Lạc. Các tôn giáo giáo không có người tu chứng đạo làm chủ bốn sự đau khổ sanh già bệnh chết, nên không biết lối nào thoát ra. Họ giống như cuộn chỉ rối. Các tôn giáo cứ loanh quanh tìm kiếm để thoát khỏi sanh già bệnh chết, nhưng họ chỉ biết tụng kinh, niệm Phật, cầu khấn, lạy lễ sám hối, ăn hiền ở lành để cầu mong thoát ra bốn sự khổ đau này. Ngoài những pháp đó họ không biết cách nào hơn. Nhưng những pháp môn này đâu có giải quyết được gì, cuối cùng khổ đau này chồng chất lên khổ đau kia. Chúng ta hãy cứ nhìn xem các bậc tôn túc hòa thượng thầy tổ của chúng ta tu theo các pháp môn Ðại Thừa, Mật Tông và Thiền Tông, không có một vị nào trước khi chết mà không bệnh khổ, không đi nhà thương, không đi bác sĩ, không chích thuốc, uống thuốc, v.v…

2.- Nhìn chung, những tôn giáo trên thế gian này ra đời đều có một mục đích như nhau, đó là giúp mọi người thoát ra bốn nỗi khổ đau sanh già bệnh chết này, nhưng các tôn giáo đều xây dựng cho mình một thế giới siêu hình ảo tưởng, có một đấng vạn năng ban phước cứu khổ loài người giải thoát. Nếu chịu khó xem xét tất cả các tôn giáo trên hành tinh này thì chúng ta thấy không có một vị giáo chủ nào làm chủ được sự sống chết như đức Phật, các vị giáo chủ chỉ toàn sống trong ảo tưởng và dạy người tu hành cũng đều trong pháp tưởng tượng. Cho nên có biết bao nhiêu người tu hành, nhưng không có ai thoát ra bốn sự đau khổ sanh già bệnh chết này. Còn ai có công tu tập hơn một chút thì lọt vào ÐỊNH KHÔNG TƯỞNG. Ðịnh Không Tưởng chẳng có lợi ích gì cho loài người vì khi nhập vào định này người đó sẽ trở thành không có khả năng suy nghĩ, cũng như cục đá gốc cây.

Chúng ta đều nhìn thấy trong cuộc đời này, dù người có theo tôn giáo hay không theo tôn giáo nào cũng vẫn chịu chung số phận sinh, già, bệnh, chết như nhau. Còn đạo Phật dạy chúng ta sống bình thường như bao nhiêu người khác mà tâm luôn luôn bất động, không có một ác pháp nào hay một hoàn cảnh khổ nào làm cho tâm giao động. Sống bình thường mà lại phi thường, người thế gian không thể sống được như vậy. Bởi đạo Phật là một tôn giáo rất tuyệt vời, không cần phải ngồi thiền nhập định từ ngày này sang ngày khác, không cần ngồi thiền với trí óc không niệm như gốc cây cục đá, mà chỉ cần sống như một người bình thường nhưng làm chủ thân tâm một cách cụ thể rõ ràng. Người tu hành theo Phật giáo, tâm không còn ham muốn ăn, ngủ; không còn ham muốn tiền bạc, sắc dục; không còn ham muốn nhà lầu xe hơi; không còn ham muốn làm ông này bà kia, v.v... Người tu hành theo Phật giáo phải làm chủ thân tâm mình: muốn ăn thì phải ăn đúng giờ, muốn ngủ thì cũng phải đúng giờ chứ không được ăn ngủ phi thời theo lời dạy của các tổ Thiền Tông Trung Quốc “ÐÓI ĂN, KHÁT UỐNG, MỆT ÐI NGỦ”. Như vậy chúng ta thấy rất rõ Thiền Tông Trung Quốc chạy theo dục lạc, không làm chủ ĂN, NGỦ thì làm sao làm chủ sanh già bệnh chết được. Ðạo Phật không giống như các tôn giáo khác, khi một người tu tập theo đạo Phật thì bắt đầu phải sống làm chủ ĂN, NGỦ trước tiên rồi sau đó tiếp tục tu tập ngăn chặn và diệt những thói quen tật xấu khác. Cho nên người tu hành theo đạo Phật làm chủ tất cả các dục và các ác pháp trong khi họ đang sống bình thường như mọi người. Khi dục và ác pháp đến với họ thì họ dùng tri kiến hiểu biết không cho dục và ác pháp xâm chiếm thân tâm, vì đối với họ tất cả pháp thế gian là pháp gây ra khổ đau cho đời họ. Họ không cho dục và ác pháp xâm chiếm thân tâm với một nụ cười hồn nhiêu trong sáng như một người vô sự, không vướng bận một việc gì trên thế gian này. Cho nên người tu theo đạo Phật là người tìm sự giải thoát ngay liền trong cuộc sống hằng ngày, chớ không cần phải nhập thất giam mình như ở tù. Người tu theo đạo Phật sống không tách lìa xã hội loài người, không phải vào non xanh, vào rừng thẳm núi cao mới tu tập được như các tôn giáo khác.

Xin quý vị lưu ý lời dạy của đức Phật: “Ta thành Chánh Giác là nhờ tâm không phóng dật”. Còn quý vị thì sao? Quý vị ở trong thất mà để tâm tưởng nghĩ tứ tung, tâm cứ chạy theo nhớ tưởng từ chuyện này qua việc khác, đó là tâm phóng dật. Tu tập như vậy thì biết chừng nào tâm không phóng dật, chừng nào mới tu xong, rất uổng phí một đời tu hành của quý vị!

3.- Ðức Phật tuy là một thái tử giàu sang tột đỉnh, nhưng đứng trước bốn nỗi khổ của kiếp người: SINH, GIÀ, BỆNH, CHẾT, Ngài nghĩ đến thân phận mình và mọi người khắp trên thế gian này, không ai tránh khỏi bốn sự khổ đau này. Ðức Phật tư duy: làm sao cứu mình, cứu gia đình mình và cứu mọi người thoát ra bốn sự đau khổ sanh, già, bệnh, chết này.

Khi đức Phật còn bé, Ngài theo vua cha đi dự lễ hạ điền. Theo phong tục ngày xưa, lễ hạ điền là buổi lễ tổ chức rất long trọng để nhà vua là người đầu tiên xuống ruộng cày mong ước một năm mưa thuận gió hòa. Trong lúc Thái tử ngồi dưới cây hồng táo để tránh nắng, trong khi rảnh rổi, Ngài tu tập ly dục ly ác pháp theo cách của lục sư ngoại đạo dạy cho vua cha và các quan trong triều.

Trong kinh sách đều nói là Ngài nhập Sơ Thiền, nhưng theo chúng tôi đây không phải là Sơ Thiền, mà chỉ là trạng thái ỨC CHẾ Ý THỨC CHO KHÔNG CÓ NIỆM trước khi nhập vào các loại định của ngoại đạo. Trong bốn định của ngoại đạo không có tên Sơ Thiền mà chỉ có Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ, Vô Sở Hữu Xứ và Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ. Chỉ trong bốn chánh định của Phật giáo mới có Sơ Thiền. Cho nên trạng thái ỨC CHẾ Ý THỨC CHO KHÔNG CÓ NIỆM này không thể lầm lẩn mà gọi là Sơ thiền. Hơn nữa, lúc bấy giờ đức Phật còn bé, ngây thơ chỉ bắt chước người lớn như vua cha và các quan trong triều, các vị này được lục sư ngoại đạo dạy tu tập ly dục ly ác pháp chứ không phải là Sơ Thiền như Sơ Thiền của Phật giáo. Do tư duy điều này chín chắn nên chúng tôi xác định trạng thái không niệm này không phải là Sơ thiền, lại nữa lúc bấy giờ đức Phật chưa tu chứng đạo vì thế không thể gọi trạng thái này là Sơ Thiền của đạo Phật. Trong bốn định của lục sư trong thời đức Phật cũng không có Sơ thiền, xin quý vị phật tử cần lưu ý và quan tâm đến những điểm sai khác nhau trong bốn định của ngoại đạo và bốn thiền của Phật giáo mà chúng tôi sẽ chỉ rõ để quý vị hiểu biết tường tận pháp nào đúng pháp của Phật giáo và pháp nào là của ngoại đạo. Xin những học giả khi nghiên cứu đọc đến đoạn kinh này thì cần phải xem xét cho kỹ vì trong ngoại đạo không có Sơ thiền, chỉ trong đạo Phật mới có.

4.- Ngoại đạo bảo ly dục ly ác pháp, và Sơ thiền của Phật giáo cũng bảo ly dục ly ác pháp, nhưng ly dục ly ác pháp có nhiều cách. Sự ly dục ly bất thiện pháp của ngoại đạo bằng cách tu tập ức chế ý thức không cho ý thức khởi niệm. Khi ý thức không khởi niệm thì ngoại đạo cho đó là nhập Sơ Thiền.

Sơ thiền của đạo Phật tu tập cũng ly dục ly bất thiện pháp, nhưng cách thức ly dục ly bất thiện pháp của Phật là phải bắt đầu sống đúng giới luật của Phật đã dạy, nếu giới luật chưa sống đúng thì dù tu như thế nào cũng không ly dục ly bất thiện pháp được.

Ðó là sự sai khác giữa đạo Phật và ngoại đạo về cách thức tu tập ly dục ly bất thiện pháp. Người ta không hiểu biết vì không ai hướng dẫn, không ai chỉ dạy rõ ràng sự sai khác này trong sự tu tập Sơ Thiền của Phật giáo và Sơ thiền của ngoại đạo. Người ta đâu hiểu rằng Sơ thiền của đạo Phật và Sơ thiền của ngoại đạo là hai pháp môn và cách thức tu tập khác xa như đã nói ở trên.

Như chúng tôi đã nói muốn tu tập Sơ Thiền của Phật giáo là phải sống đúng giới luật. Khi sống đúng giới luật là đã ly dục ly ác pháp phần thô. Muốn ly dục và ác pháp phần thô thì giới luật phải sống nghiêm chỉnh. Giới luật chưa sống đúng nghiêm chỉnh thì không làm sao ly dục và ác pháp thô ly được. Dục và ác pháp thô chưa ly thì dù tu pháp môn nào cũng bị ức chế ý thức hết. Chính chỗ này là điều quan trọng mà quý vị phật tử cần nên lưu ý, nếu không thì dù quý vị có ham tu cũng chỉ uổng công mà thôi.

5.- Sau khi đức Phật rời bỏ cung vàng điện ngọc, vợ đẹp, con thơ, liền đi tìm một tu sĩ ngoại đạo nỗi tiếng nhất bấy giờ, có tên là Alara Kalama để thọ giáo, và Ngài được hướng dẫn tận tường để nhập Vô Sở Hữu Xứ Tưởng Định. Muốn nhập được Vô Sở Hữu Xứ Tưởng Định thì trước phải nhập được Không Vô Biên Xứ Tưởng Định và Thức Vô Biên Xứ Tưởng Định. Đức Phật tu tập chẳng bao lâu đã chứng nhập được KHÔNG VÔ BIÊN XỨ TƯỞNG, rồi chứng nhập được Thức Vô Biên Xứ Tưởng Định, chứng nhập được Vô Sở Hữu Xứ Tưởng “Rồi này các Tỷ-kheo, không bao lâu sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt pháp ấy một cách mau chóng, Ta an trú”. Sau khi chứng nhập Vô Sở Hữu Xứ Tưởng Ngài nhìn lại tâm mình vẫn thấy tâm tham, sân, si, mạn, nghi còn nguyên vẹn, "Pháp này không hướng đến yểm ly, không hướng đến ly tham, không hướng đến đoạn diệt, không hướng đến an tịnh, không hướng đến thượng trí, không hướng đến giác ngộ, không hướng đến Niết-bàn, mà chỉ đưa đến sự chứng đạt Vô sở hữu xứ” nên đức Phật đến từ giã vị thầy đã hết lòng truyền dạy cho mình để đi nơi khác. Sau khi nghe được người đệ tử của mình xin từ giã thì Ngài Alara Kalama hết lời khuyên ngăn đức Phật ở lại, nhưng đức Phật một mực xin đi tìm một vị thầy khác mong sao nhờ vị thầy này dạy tu tập được giải thoát mọi khổ đau của bản thân và sau này có thể giúp đỡ mọi người tu tập làm chủ sinh, già, bệnh, chết. “Này các Tỷ-kheo, Ta không tôn kính pháp này, và từ bỏ pháp ấy, Ta bỏ đi.”

Ngài bỏ đi tìm một vị thầy cao hơn với kỳ nguyện làm chủ được 4 nổi khổ của kiếp người. Đức Phật rời khỏi đạo tràng của Alara Kalama, vượt sông Hằng tìm đến đạo tràng của Uddaka Ramaputta học đạo. Uddaka Ramaputta là một vị thầy nổi tiếng lúc bấy giờ, vị này nhập được Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ định. Ðịnh PHI TƯỞNG PHI PHI TƯỞNG XỨ là một loại định cao nhất của Bà la môn, là định của ngoại đạo, các vị thầy ngoại đạo Bà la môn khó có ai tu đạt được thiền định này. Ở đây đức Phật cũng được vị thầy Uddaka Ramaputta chỉ dạy tận tường để nhập PHI TƯỞNG PHI PHI TƯỞNG XỨ. Muốn nhập được Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ định thì trước phải nhập được Không Vô Biên Xứ Tưởng Định, Thức Vô Biên Xứ Tưởng Định, Vô Sở Hữu Xứ Tưởng rồi mới đến Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ định. Nhưng sa môn Gotama đã nhập và an trú Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ, Vô Sở Hữu Xứ nên chỉ một thời gian ngắn Ngài tu học, thực hành và nhập được Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ định một cách dễ dàng. Khi nhập xong định PHI TƯỞNG PHI PHI TƯỞNG XỨ thì đức Phật được Ngài Uddaka Ramaputta chia cho nửa tòa để cùng lãnh chúng. “Nay hãy đến đây, Hiền giả, hai chúng ta hãy chăm sóc hội chúng này!”.

Tuy đức Phật nhập được PHI TƯỞNG PHI PHI TƯỞNG XỨ nhưng cảm nhận tâm mình vẫn còn tham, sân, si, mạn, nghi, “Pháp này không hướng đến yểm ly, không hướng đến ly tham, không hướng đến đoạn diệt, không hướng đến an tịnh, không hướng đến thượng trí, không hướng đến giác ngộ, không hướng đến Niết-bàn, mà chỉ đưa đến sự chứng đạt Phi tưởng phi phi tưởng xứ” vì thế đức Phật xin từ giả vị thầy đã tận tình hướng dẫn tu tập để đi tìm một vị thầy khác dạy tu tập làm chủ sự sống chết và chấm dứt luân hồi.

6.- Sau khi rời đạo tràng của Uddaka Ramaputta, đức Phật tu với vị thầy này đến vị thầy khác, nhưng đến đâu đức Phật cũng đều thấy các vị thầy chỉ lo tu tập rèn luyện thần thông hơn là chú ý đến giải quyết mọi sự khổ đau của kiếp người. Vì thế đức Phật sau khi gặp một số tu sĩ tu tập khổ hạnh để làm chủ sinh, già, bệnh, chết. Nghe thế đức Phật liền nhập vào những người tu sĩ khổ hạnh này tu tập.

Sau bao năm tu tập tất cả giáo pháp khổ hạnh của ngoại đạo, nhưng chẳng có giáo pháp khổ hạnh nào tu tập làm chủ bốn được bốn sự đau khổ sanh già bệnh chết của kiếp người, nên đức Phật đành từ giả các vị thầy khổ hạnh, rời bỏ các vị ngoại đạo tu khổ hạnh vì khổ hạnh không mang đến sự giải thoát mà còn gây tạo ra sự đau khổ nhiều hơn cho thân tâm và ném bỏ tất cả các loại định đã nhập và an trú. Đức Phật suy nghĩ nếu chạy theo lợi dưỡng, chạy theo dục thì bao đời hết khổ.

7.- Do tư duy như vậy nên Ngài tìm đến một cội cây bồ đề. Dưới cội cây bồ đề mát mẻ, có một phiến đá to, mặt hướng ra sông Ni Liên, thật là nơi tu hành lý tưởng “Này các Tỷ-kheo, Ta, kẻ đi tìm cái gì chí thiện, tìm cầu vô thượng tối thắng an tịnh đạo lộ, tuần tự du hành tại nước Magadha (Ma kiệt đà) và đến tại tụ lạc Uruvela (Ưu lâu tần loa). Tại đây, Ta thấy một địa điểm khả ái, một khóm rừng thoải mái, có con sông trong sáng chảy gần, với một chỗ lội qua dễ dàng khả ái, và xung quanh có làng mạc bao bọc dễ dàng đi khất thực. Thật là một chỗ vừa đủ cho một Thiện nam tử tha thiết tinh cần có thể tinh tấn”.

Chọn nơi tu hành yên tĩnh xong Ngài quyết định sống ở đây cho đến khi tu hành thành chánh quả. Khi có chỗ ở tốt cho sự tu hành, Ngài mới lặng lẽ ngồi một mình dưới cội cây bồ để, quyết truy tìm ra một đường lối riêng biệt, độc lập với ngoại đạo, không bị ảnh hưởng, không vay mượn một pháp môn nào của ngoại đạo, lại làm chủ được sanh già bệnh chết của kiếp người.

Trong khi ngồi dưới cây bồ đề, Ngài nhớ lại lúc còn bé theo vua cha làm lễ hạ điền. Lúc đó Ngài ngồi dưới cội cây hồng táo bắt chước vua cha tu tập ly dục ly ác pháp theo kiểu của lục sư ngoại đạo dạy.

Bây giờ Ngài cũng lấy phương pháp ly dục ly ác pháp đó ra tu tập. Nhưng Ngài lại tư duy ly dục ly ác pháp như vậy là ức chế tâm, cố gắng giữ gìn tâm không vọng niệm thì làm sao gọi là ly dục ly ác pháp được. Tự đặt ra câu hỏi rồi Ngài lại tiếp tục tư duy suy nghĩ: “Dục là lòng ham muốn của mình, mà lòng còn ham muốn là còn đau khổ, cho nên phải dứt trừ lòng ham muốn. Vậy dứt trừ lòng ham muốn bằng cách nào?”.

Câu hỏi được đặt ra nhưng câu trả lời chưa có, nên Ngài lại tiếp tục tư duy: “Trong tâm ta thường hay bị chướng ngại do các ác pháp bên ngoài tác động vào làm cho nó khổ đau. Những đối tượng bên ngoài phần đông là ác pháp, nên khi chúng tác động vào thân hay tâm là chúng ta thấy bất an liền. Như vậy mục đích ly dục ly ác pháp có nghĩa là ngăn ngừa lòng dục bên trong, tức là không cho khởi lên lòng ham muốn, nếu nó có khởi lên lòng ham muốn thì phải quán xét tư duy, diệt nó ngay liền” như vậy ta mới có pháp hành tu tập ly dục ly ác pháp, chớ nói ly dục ly ác pháp mà không có pháp hành thì chỉ là lời nói suông. Nói LY DỤC LY ÁC PHÁP mà không có pháp hành tu tập thì biết ly dục ly ác pháp như thế nào?

Câu hỏi này ngoại đạo không thể trả lời được, mà có chỉ ú ớ và bảo rằng: “Thầy Tổ xưa nay dạy sao thì chúng tôi tu tập như vậy”. Như Thầy Tổ dạy: “Chẳng niệm thiện niệm ác bản lai diện mục hiện tiền”, “Biết vọng liền buông”, “Biết vọng không theo”, “Tham thoại đầu”, “Tham công án”, “Niệm Phật nhất tâm”, “Sổ, tùy, chỉ, quán, hoàn, tịnh”, v.v... Ðó là những phương pháp xưa nay do thầy tổ từng dạy các đệ tử tu tập, gọi là ly dục ly ác pháp. 

8.- Bởi vậy, khi đức Phật ngồi dưới cội cây bồ đề tư duy về các vị thầy ngoại đạo dạy tu tập ly dục ly ác pháp nhưng kỳ thực là không có pháp hành ly dục ly ác pháp. Ly dục ly ác pháp, theo các thầy này dạy là làm cho ý thức không còn niệm khởi. Nếu làm thế thì tâm tham, sân, si, mạn, nghi không bao giờ ly và diệt nó được. Cho nên những pháp hành ly dục ly ác pháp bằng cách ức chế ý thức cho không khởi niệm, được dạy trong kinh sách Ðại Thừa và kinh sách Thiền Tông không bao giờ tu tập chứng đạo làm chủ sinh, già, bệnh, chết được. Nếu một người tu theo Phật giáo mà không hiểu điều này tức là không hiểu Phật giáo. Đạo Phật có giáo pháp của đạo Phật, ngoại đạo có giáo pháp của ngoại đạo.

Chúng ta đừng cho rằng hiện giờ Phật giáo có mặt khắp nơi trên thế giới và mọi người đang tu theo Phật giáo là tu theo giáo lý của đạo Phật. Sự thật họ đang tu theo pháp môn của ngoại đạo mà họ không tự biết. Họ còn cho Phật giáo có 84 ngàn pháp môn, do vậy pháp môn nào của ngoại đạo cũng đều là pháp môn của Phật giáo hết!!! Những lời dạy Phật giáo có 84 ngàn pháp môn là của ngoại đạo, xin quý vị lưu ý đừng để bị lừa đảo. Người tu hành theo Phật giáo cần phải lưu ý đừng để Thiền Tông và Ðại Thừa lừa gạt quý vị. Quý vị có đồng ý với điều này không?

9.- Muốn ly dục ly bất thiện pháp thì nên lấy giới luật làm pháp đầu tiên rồi kế đó mới tu tập pháp môn TỨ CHÁNH CẦN, ngăn ác diệt ác pháp sinh thiện tăng trưởng pháp. TỨ CHÁNH CẦN là pháp tu tập ly dục ly bất thiện. Ngoại đạo không có pháp môn TỨ CHÁNH CẦN này, do vậy ngoại đạo không có ly dục ly ác pháp đúng như pháp hành của Phật giáo, vì vậy thế họ không nhập được Sơ thiền của Phật giáo. Khi tu tập pháp môn TỨ CHÁNH CẦN, do ngăn ác và diệt các ác pháp nên tâm bất động, thanh thản an lạc và vô sự, tâm luôn luôn bám trên bốn chỗ thân, thọ tâm pháp, tức trên TỨ NIỆM XỨ. Khi tâm bám trên TỨ NIỆM XỨ bảy ngày đêm thì tâm có đủ đạo lực. Ðạo lực đó gọi là TỨ THẦN TÚC.

Tứ Thần Túc gồm có:

1- Tinh Tấn Như Ý Túc.

2- Ðịnh Như Ý Túc.

3- Tuệ Như Ý Túc.

4- Dục Như Ý Túc.

Tu tập đến đây hành giả có Ðịnh Như Ý Túc thì mới nhập được Bốn Thiền của Phật giáo (Sơ, Nhị, Tam, Tứ thiền). Và như vậy Bốn Thiền của Phật giáo và Bốn định của ngoại đạo không giống nhau chút nào cả. Định của ngoại đạo muốn nhập không cần Ðịnh Như Ý Túc, vì pháp tu tập của ngoại đạo không có Ðịnh Như Ý Túc mà chỉ có một pháp duy nhất là ức chế ý thức, làm cho ý thức không khởi niệm rồi bảo đó là ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền.

10.- Cho nên hồi còn bé, đức Phật ngồi dưới cây hồng táo tu tập mà kinh sách gọi là Sơ Thiền, đó không phải là Sơ Thiền, còn khi đức Phật ngồi dưới cội bồ đề tu tập Sơ Thiền mới chính là Sơ Thiền của đạo Phật, vì Sơ Thiền dưới cội bồ đề là do đức Phật truy tìm pháp môn tu tập để nhập được Sơ Thiền. Vì lý do này nên: “ÐẠO PHẬT CÓ ÐƯỜNG LỐI TU TẬP RIÊNG, KHÔNG BỊ ẢNH HƯỞNG DÙ BẤT CỨ MỘT PHÁP MÔN NÀO CỦA NGOẠI ÐẠO”.

Quý vị nghiên cứu kỹ lại thì thấy giáo pháp của Phật dạy ly dục ly ác pháp có pháp môn tu tập hẳn hoi. GIỚI, ÐỊNH, TUỆ là phương hướng xác định đường lối tu tập theo Phật giáo từ thấp đến cao. Nếu ai chưa tu GIỚI mà tu ÐỊNH là tu sai pháp của Phật. Nếu ai chưa nhập được ÐỊNH mà bảo mình có trí TUỆ là người này lừa đảo người khác. Căn cứ vào GIỚI, ÐỊNH, TUỆ mà chúng ta biết được người tu đúng hay tu sai pháp Phật; tu theo pháp Phật hay tu theo pháp ngoại đạo. Ðó là chúng ta chỉ căn cứ vào GIỚI, ÐỊNH, TUỆ mà còn biết sai đúng như vậy huống là chúng ta căn cứ vào BÁT CHÁNH ÐẠO thì pháp môn ngoại đạo không thể lừa phật tử được .

Do đó kinh sách Ðại Thừa và kinh sách Thiền Tông không còn dối trá lừa người khác được. Kinh sách Ðại Thừa và kinh sách Thiền Tông rất khôn ngoan, muốn biến kinh sách của mình thành những lời Phật thuyết nên chúng dựng lên bộ sử 33 vị Tổ Sư Ấn Ðộ và Trung Hoa, và vào đầu các kinh sách Ðại Thừa kinh nào cũng có câu giới thiệu này: “NHƯ THỊ NGÃ VĂN NHẤT THỜI PHẬT TẠI XÁ VỆ QUỐC KỲ THỌ CẤP CÔ ÐỘC VIÊN DỮ KỲ ÐÀ...” (Tôi nghe như vầy, một thời đức Phật ở tại nước Xá Vệ, vườn ông Cấp Cô Độc rừng ông Kỳ Đà…). Ðọc câu này ít ai để ý nên cứ lầm tưởng kinh sách Ðại Thừa là do Phật thuyết. Cho nên từ xưa đến nay biết bao nhiêu người học tu theo các tổ Trung Quốc mà cứ ngỡ mình tu theo đạo Phật. Thật là tội nghiệp!

Các phật tử nên nhớ trước giờ thị tịch đức Phật chỉ di chúc: “CÁC THẦY TỲ KHEO! SAU KHI TA TỊCH HÃY LẤY GIỚI LUẬT CỦA TA LÀM THẦY, ÐỪNG LẤY AI LÀM THẦY”. May mắn thay cho đời sau nhờ có lời dạy của đức Phật như vậy mà quý phật tử không bị lầm mưu kế gian xảo của Ðại Thừa và Thiền Tông Trung Quốc.

11.- Khởi đầu đức Phật tu tập ly dục ly ác pháp của ngoại đạo nhưng do sáng kiến biết sáng tạo ra những pháp tu hành để ly dục ly ác làm chủ sinh, già, bệnh, chết tức là làm chủ thân tâm. Khi đức Phật tu tập Sơ Thiền ly dục ly ác pháp đã thấy rõ các pháp môn của ngoại đạo toàn dạy ức chế ý thức cho không khởi niệm, chứ không dạy xả tâm ly dục ly ác pháp thật sự, nên đức Phật theo sự tư duy của mình tu tập, từ đó đức Phật dùng tri kiến rất tỉnh táo quán xét vào tâm của mình từng phút, từng giây tác ý để ngăn và diệt lòng ham muốn. Nhờ chế ra pháp tu hành như vậy mà lòng ham muốn càng lúc càng giảm, càng lìa ra. Cuối cùng tâm dục bị diệt mất. Về ác pháp cũng tu tập như vậy, mỗi khi có ác pháp nào tác động vào thân tâm thì đức Phật liền quán xét tư duy, tác ý ngăn chặn và diệt ác pháp đó ngay liền. Nhờ có phương pháp tu tập hằng ngày như vậy nên thân tâm đức Phật trở nên bất động thanh thản, an lạc và vô sự.

Do kinh nghiệm tu tập từ bản thân của mình nên đức Phật tự đặt phương pháp tu tập này một cái tên rất phù hợp “TỨ CHÁNH CẦN”. Một cái tên rất tuyệt vời mà không có một tôn giáo ngoại đạo nào trong thời bấy giờ có pháp môn này được. Pháp môn này được sinh ra từ đức Phật, cho nên người nào tu thiền theo Phật giáo muốn ly dục ly ác pháp đều phải tu tập TỨ CHÁNH CẦN.

Trong số 49 ngày dưới cội bồ đề, đức Phật tư duy suy nghĩ theo sự kiến giải của mình, tự sáng tạo ra pháp môn tu tập ly dục ly ác pháp nên thân tâm được giải thoát hoàn toàn. Ðó là nhờ pháp môn TỨ CHÁNH CẦN. Trong khi tu tập pháp môn TỨ CHÁNH CẦN thì niệm dục và niệm ác pháp khởi liên tục. Đức Phật nói rõ cách thức tu tập Tứ Chánh Cần như sau: “Chư Tỷ-kheo, trước khi Ta giác ngộ, khi chưa thành Chánh Giác và còn là Bồ-tát, Ta suy nghĩ như sau: "Ta sống suy tư và chia hai suy tầm". Chư Tỷ-kheo, phàm có dục tầm nào, sân tầm nào, hại tầm nào, Ta phân thành phần thứ nhất; phàm có ly dục tầm nào, vô sân tầm nào, vô hại tầm nào, Ta phân thành phần thứ hai.

Chư Tỷ-kheo, rồi Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. Khi dục tầm khởi lên, Ta tuệ tri: "Dục tầm này khởi lên nơi Ta, và dục tầm này đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai, diệt trí tuệ, dự phần vào phiền não, không đưa đến Niết-bàn". Chư Tỷ-kheo, khi Ta suy tư: "Dục tầm này đưa đến tự hại", dục tầm được biến mất, Chư Tỷ-kheo, khi ta suy tư: "Dục tầm đưa đến hại người", dục tầm được biến mất. Chư Tỷ-kheo, khi Ta suy tư: "Dục tầm đưa đến hại cả hai", dục tầm được biến mất. Chư Tỷ-kheo, khi Ta suy tư: "Dục tầm diệt trí tuệ, dự phần vào phiền não, không đưa đến Niết-bàn", dục tầm được biến mất. Chư Tỷ-kheo, như vậy Ta tiếp tục trừ bỏ, xả ly và đoạn tận dục tầm.

Chư Tỷ-kheo, trong khi Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, sân tầm khởi lên, Ta tuệ tri: " sân tầm này khởi lên nơi Ta, và sân tầm này đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai, diệt trí tuệ, dự phần vào phiền não, không đưa đến Niết-bàn". Chư Tỷ-kheo, khi Ta suy tư: "sân tầm này đưa đến tự hại", sân tầm được biến mất, Chư Tỷ-kheo, khi ta suy tư: "sân tầm đưa đến hại người", dục tầm được biến mất. Chư Tỷ-kheo, khi Ta suy tư: "sân tầm đưa đến hại cả hai", sân tầm được biến mất. Chư Tỷ-kheo, khi Ta suy tư: "sân tầm diệt trí tuệ, dự phần vào phiền não, không đưa đến Niết-bàn", sân tầm được biến mất. Chư Tỷ-kheo, như vậy Ta tiếp tục trừ bỏ, xả ly và đoạn tận sân tầm.

Chư Tỷ-kheo, trong khi Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, hại tầm khởi lên. Ta tuệ tri: "Hại tầm này khởi lên nơi Ta, và hại tầm này đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai, diệt trí tuệ, dự phần vào phiền não, không đưa đến Niết-bàn". Chư Tỷ-kheo, khi Ta suy tư: "Hại tầm này đưa đến tự hại", hại tầm được biến mất, Chư Tỷ-kheo, khi ta suy tư: "hại tầm đưa đến hại người", hại tầm được biến mất. Chư Tỷ-kheo, khi Ta suy tư: " hại tầm đưa đến hại cả hai", hại tầm được biến mất. Chư Tỷ-kheo, khi Ta suy tư: " hại tầm diệt trí tuệ, dự phần vào phiền não, không đưa đến Niết-bàn", hại tầm được biến mất. Chư Tỷ-kheo, như vậy Ta tiếp tục trừ bỏ, xả ly và đoạn tận hại tầm". Chư Tỷ-kheo, như vậy Ta tiếp tục trừ bỏ, xả ly và đoạn tận hại tầm.”

Trong thời gian tu tập TỨ CHÁNH CẦN, đức Phật cảm nhận thấy thân tâm của mình giảm bớt tham, sân, si rất rõ ràng và trạng thái tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự thấy rõ ràng hơn và mỗi ngày trạng thái đó càng tăng thêm thời gian dài ra. Sau một thời gian tu tập Tứ Chánh Cần, khi tham, sân, si không còn, đức Phật thấy tâm mình rất lạ lùng là luôn luôn cảm nhận toàn thân tâm của mình trong hơi thở ra và hơi thở vào từ canh này sang canh khác, không có một niệm nào xen vào, không một ác pháp nào khởi ra được, nhất là các ác pháp bên ngoài không tác động vào được thân tâm. Khi tu tập TỨ CHÁNH CẦN thuần thục thì không còn ác pháp tới lui nữa thì đức Phật cảm nhận được tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự. Lúc này không có một niệm ác hay dục khởi lên, một cách rất tự nhiên. Do trạng thái này đức Phật không còn phải ngăn, diệt dục và ác pháp như trong khi mới tu tập pháp môn TỨ CHÁNH CẦN. Trong trạng thái này, đức Phật chỉ duy nhất có cảm nhận tâm quán xét trên toàn thân, thọ, tâm, pháp này từ ngày này sang ngày khác. Khi trạng thái này xuất hiện thì sự tu tập tâm không khởi niệm (tâm bất động) của đức Phật rất dễ dàng và thoải mái.

12.- Và trong suốt 7 ngày sau cùng của thời gian 49 ngày tu tập dưới cội bồ đề, đức Phật thấy rất rõ tâm mình cảm nhận trên toàn thân như vậy, không có một tâm niệm nào khác nữa xen vào. Trong suốt 7 ngày đêm mà đức Phật tưởng chừng như trong một thời gian rất ngắn chỉ hơn một phút. Trạng thái này kéo dài ra thì cảm nhận như tâm đang quán sát bốn chỗ THÂN, THỌ, TÂM, PHÁP theo nhịp hơi thở ra vô rõ ràng một cách cụ thể. Cảm nhận được tâm quán sát bốn chỗ này nên càng quán sát tâm thì càng lúc tâm càng BẤT ÐỘNG. Thấy thế đức Phật cứ để tự nhiên cho tâm thường xuyên quán sát bốn chỗ này.

Trạng thái tu tập tâm này đức Phật đặt cho nó một cái tên đúng nghĩa tâm quán bốn chỗ của nó là “TỨ NIỆM XỨ”. Tứ niệm xứ có nghĩa là bốn nơi dùng để tâm quán xét, gồm có:

1- THÂN, thân là phần cơ thể đầu, mình, hai tay và hai chân.

2- THỌ, là các cảm thọ của thân và tâm.

3- TÂM là phần sáu thức tiếp xúc sáu trần.

4- PHÁP là thân, thọ, tâm và sáu trần đang xung quanh chúng ta.

Trong bốn nơi này chỉ cần quán xét một nơi là quán xét tất cả bốn nơi, cho nên, mới gọi là TỨ NIỆM XỨ.

Theo BÁT CHÁNH ÐẠO, Tứ Niệm Xứ là phương pháp tu tập của lớp thứ bảy tức là lớp Chánh Niệm. Lớp thứ bảy là lớp tu chứng đạo của Phật giáo. Ngoài pháp môn TỨ NIỆM XỨ thì không có pháp nào tu chứng đạo giải thoát được. Trước khi nhập diệt Ngài đã di chúc: “Sau khi Ta nhập diệt các vị tỳ kheo hãy lấy GIỚI LUẬT VÀ GIÁO PHÁP của Ta mà làm THẦY”. Giáo pháp mà đức Phật đã di chúc ở đây chính là pháp môn “TỨ NIỆM XỨ”. Riêng đạo Phật mới có pháp môn TỨ NIỆM XỨ. Ngoại đạo không bao giờ có pháp môn TỨ NIỆM XỨ cho nên ngoại đạo không có ai tu chứng đạo giải thoát. Nhờ có pháp môn TỨ NIỆM XỨ, nên ngoại đạo không thể lừa dối phật tử, lấy pháp môn của mình cho là pháp môn của Phật được.

13.- Nhờ thường xuyên quán sát bốn chỗ này trên thân, nên tâm ở trong trạng thái BẤT ÐỘNG dễ dàng hơn. Tâm càng ở trạng thái bất động thì tâm càng thanh tịnh và trạng thái thanh tịnh kéo dài từ ngày này sang ngày khác. Đức Phật kéo dài trạng thái tâm TỨ NIỆM XỨ này cho đến khi thành tựu pháp môn TỨ NIỆM XỨ là lúc tâm VÔ LẬU hoàn toàn. Nhờ tâm VÔ LẬU hoàn toàn nên mới có đầy đủ TỨ THẦN TÚC. Ðó là lúc chứng đạo giải thoát.

TỨ THẦN TÚC là gì? TỨ THẦN TÚC là bốn sức mạnh như thần dùng để thực hiện nhập Bốn Thiền và trí tuệ Tam Minh. TỨ THẦN TÚC gồm có:

1- Dục Như Ý Túc có nghĩa là ý muốn cái gì thì thân tâm làm theo cái nấy.

2- Tinh Tấn Như Ý Túc có nghĩa là thân tâm siêng năng theo ý muốn của mình không còn biếng trễ.

3- Ðịnh Như Ý Túc có nghĩa là thân tâm muốn nhập định nào thì thân tâm nhập ngay định ấy.

4- Tuệ Như Ý Túc có nghĩa là ý muốn hiểu biết một điều gì dù bất cứở thời gian nào, không gian nào tâm liền biết ngay. Trí tuệ hiểu biết như vậy thì chỉ có những tâm VÔ LẬU hoàn toàn, chứ tâm phàm phu thì không thể có được trí tuệ như vậy. Cơ bản nhất của sự tu hành theo Phật giáo là tâm VÔ LẬU.

Trước khi có TỨ THẦN TÚC thì bảy Giác Chi xuất hiện. Bắt đầu bằng NIỆM GIÁC CHI xuất hiện. Khi NIỆM GIÁC CHI xuất hiện xong thì ÐỊNH GIÁC CHI xuất hiện. Khi ÐỊNH GIÁC CHI xuất hiện xong thì kế tiếp một trạng thái KHINH AN GIÁC CHI. Khi KHINH AN GIÁC CHI xuất hiện xong thì HỶ GIÁC CHI xuất hiện. Khi HỶ GIÁC CHI xuất hiện xong thì TINH TẤN GIÁC CHI xuất hiện. Khi TINH TẤN GIÁC CHI xuất hiện xong thì XẢ GIÁC CHI xuất hiện. Khi XẢ GIÁC CHI xuất hiện xong thì TRẠCH PHÁP GIÁC CHI xuất hiện. Khi TRẠCH PHÁP GIÁC CHI xuất hiện xong thì TỨ THẦN TÚC xuất hiện. Như vậy TỨ THẦN TÚC phải do từ BẢY GIÁC CHI lưu xuất trên tâm VÔ LẬU.

Khi có TỨ THẦN TÚC đức Phật liền dùng câu TRẠCH PHÁP GIÁC CHI: “Tâm ly dục ly ác pháp chứng và trú thiền Thứ Nhất (nhập Sơ thiền) một trạng thái hỷ lạc do ly dục sinh, với tầm, với tứ” tức thì thân tâm đức Phật nhập vào một trạng thái Sơ Thiền có năm chi thiền hiện ra rõ ràng: 1- TẦM, 2- TỨ, 3- HỶ, 4- LẠC, 5- NHẤT TÂM.

Cơ bản nhất của sự tu hành theo Phật giáo là tâm VÔ LẬU. Có tâm VÔ LẬU là có tất cả, quý vị nên ghi nhớ lời này, vì đó là một điều quan trọng nhất của Phật giáo.

14.- Muốn sử dụng TAM MINH thì chỉ có TUỆ NHƯ Ý TÚC trong TỨ THẦN TÚC mới điều khiển nó được.

TAM MINH gồm có:

1- Túc Mạng Minh có nghĩa là một trí tuệ hiểu biết thấu suốt nhiều đời nhiều kiếp của mình, của những người khác trong thời gian quá khứ. Muốn sử dụng Túc Mạng Minh thì phải dùng TUỆ NHƯ Ý TÚC thì mới thấy biết nhiều đời nhiều kiếp.

2- Thiên Nhãn Minh có nghĩa là đôi mắt sáng suốt nhìn thấy thấu suốt không gian và vũ trụ, dù cách núi, cách sông vẫn thấy biết rất rõ như thấy chỉ tay trong lòng bàn tay. Muốn sử dụng Thiên Nhãn Minh thì phải dùng DỤC NHƯ Ý TÚC thì mới thấy biết như ý mình muốn.

3- Lậu Tận Minh có nghĩa là trí tuệ TỈNH GIÁC sáng suốt tuyệt vời nhìn thấu suốt tâm mình, khiến cho lậu hoặc bị diệt mất mà chỉ còn lại một tâm VÔ LẬU hiện tiền. Muốn có một trí tuệ tỉnh giác sáng suốt như vậy thì phải sử dụng TINH TẤN NHƯ Ý TÚC thì mới có trí tuệ TỈNH GIÁC diệt tận lậu hoặc.

Trên đây là ba trí tuệ mà bậc tu chứng mới có, nhưng họ rất ít khi sử dụng, vì tu chứng là chứng tâm VÔ LẬU. Do vậy lúc nào họ cũng sống với tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự đó dù trước các ác pháp nghịch cảnh hay thuận cảnh họ đều thản nhiên.

Vì vậy, xin quý vị đừng hiểu rằng 49 ngày đức Phật ngồi dưới cội bồ đề là tu tập bốn thiền, tức là từ Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền và Tứ Thiền của Phật giáo. Sự thật, lúc đầu của thời gian 49 ngày này, đức Phật tu tập ngăn ác diệt ác pháp, sinh thiện tăng trưởng thiện pháp theo pháp môn TỨ CHÁNH CẦN, do đức Phật sáng tạo.