In bài này

VIRTUE OF SECLUSION - Bao An

Lượt xem: 5489

 

HẠNH ĐỘC CƯ

Ðộc cư là một đức hạnh dùng phòng hộ sáu căn: mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý. Người tu sĩ không phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý thì tâm luôn luôn phóng dật theo sáu trần. Do tâm phóng dật thì làm sao tâm thanh tịnh được. Xưa đức Phật dạy: “Ta thành Chánh Giác là nhờ tâm không phóng dật”. Nếu muốn tâm không phóng dật thì nên phòng hộ sáu căn cho chặt chẽ. Phòng hộ sáu căn chặt chẽ thì chỉ có hạnh độc cư là đệ nhất pháp. Vì thế, người tu sĩ phạm vào giới hạnh độc cư, là phạm vào tội rất nặng, tội không còn tu tập được nữa. Tu theo Phật giáo rất cấm kỵ nói chuyện. Thích nói chuyện là phóng dật mà phóng dật là đi ngược lại đường lối tu tập giải thoát của Phật giáo. Cho nên, những người phá hạnh độc cư là những người tu tập theo Phật giáo Ðại Thừa, Thiền Tông. Vậy nên trở về đời sống thế tục làm người cư sĩ còn tốt hơn. Sống với chiếc áo tu sĩ mà đi nói chuyện với người này người khác thì không đáng là người tu sĩ Phật giáo, xin quý thầy lưu ý cho. Ði tu rồi là phải giữ gìn tâm thanh tịnh, có lý đâu lại còn thích nói chuyện. Ði tu thì phải cho đúng người tu sĩ, còn không tu thì thôi, chứ đi tu mà thích nói chuyện thì mất ý nghĩa thanh tịnh tu hành theo Phật giáo.

Tóm lại, khi bước chân vào đường tu tập giải thoát thì quý vị phải nhớ kỹ những điều cần thiết không nên để vi phạm:

1- Không nên ăn uống phi thời.

2- Không nên ngủ nghỉ phi thời.

3- Phải nghiêm khắc giữ gìn trọn vẹn hạnh độc cư.

Ðó là ba điều mà trong Tu viện Chơn như, người tu sĩ nào vi phạm thì bị loại trừ ra khỏi đoàn thể tăng đoàn Chơn Như.

Ba đức hạnh này là giai đoạn tu tập đầu tiên. Nếu giai đoạn thứ nhất này tu hành chưa xong thì đừng mong tu tập những giai đoạn kế tiếp, xin quý vị lưu ý.

Như quý vị đều biết khi đức Phật đi tu thì Ngài đã từng tu tập khổ hạnh cho nên ăn ngủ không còn phi thời. Khi đến dưới cội cây bồ đề tu tập thì Ngài giữ trọn vẹn độc cư 100%, vì năm anh em Kiều Trần Như cùng tu tập khổ hạnh với đức Phật, nhưng khi thấy đức Phật bỏ khổ hạnh nên cả năm anh em Kiều Trần Như xa lánh Phật, không còn đến thưa hỏi điều này việc khác. Nhờ có nhân duyên đó nên đức Phật mới sống trọn vẹn hạnh độc cư cho đến khi chứng đạo. Ðộc cư là một phương pháp phòng hộ: mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý tuyệt vời, nó giúp cho người tu sĩ giữ gìn sáu căn trọn vẹn không tiếp xúc với bất cứ một người nào, nhờ đó tâm mới dễ chứng đạo. Do kinh nghiệm tu hành này nên khi tu chứng đức Phật đã tuyên bố như sau: “TA THÀNH CHÁNH GIÁC LÀ NHỜ TÂM KHÔNG PHÓNG DẬT”. Ðấy không phải nhờ hạnh ÐỘC CƯ sao? 

Bởi vậy hạnh độc cư rất quan trọng trong sự tu tập theo Phật giáo, quý vị có thấy không? Quý vị đừng xem thường hạnh độc cư. Xem thường hạnh độc cư thì con đường tu tập của quý vị chẳng có kết quả và cũng chẳng đi về đâu, chỉ thật là uổng công tu tập. Xin quý vị cứ nghĩ lại xem.

Translated by Bao An

VIRTUE OF SECLUSION

SECLUSION is a protective virtue for six bases: eye, ear, nose, mouth, body and mind. The monk not protecting eye, ear, nose, mouth, body, mind, their mind is always unrestrained a six-exhalation. If the mind is unrestrained, it will not be a pure mind. Formerly,  Buddha said: “I am the Chief Enlightenment is because the mind is not unrestrained." If you want your mind not to be unrestrained, we must have a tight protection for six bases. If we want six bases are kept in a tight protection, the virtue of SECLUSION is the only well-settled method. Thus, the monks infringe the virtue of SECLUSION, is guilty of very serious, and can not practice any more. Buddhist practitioners are forbidden to talk. Like talking is set to be unrestrained, which launched the line against the practice of Buddhist liberation. Therefore, those break the virtue of SECLUSION is ones practice in Mahayana Buddhism, Zen Buddhism should come back to their laukika life to be a monks for better. Living with the monk clothes but always talk bout the others story is not eligible to be a Buddhist monk, you Buddhist teacher should pay a tension, please. Practised that is to keep a calm mind, there are no reasons for it to likes talking. Practised must be properly religious person, if not practice is no use insisting. If a monk that likes talking, it will lose the pure mean of  Buddhism practitioners.

In summary, when taking steps into the way of practice  in order to being emancipation, you should all remember preventing from breach of these things:

1-Do not eat after midday

2 - Do not sleep untimely.

3 - Must be serious to keep virtue of seclusion completely.

These are the three things which, in a monastery, a priest who violates shall be send away from Sangha.

The three virtues is in the first stage of cultivation. If in the first phase of this practice has not been fulfilled, do not desire to cultivate the next stage, please keep this in your mind, ladies and gentle men.

As you all know when the Buddha became a monk, he practised austerities, He did not sleep or eat untimely. When being under the Bodhi tree, He kept practising in 100% completed seclusion since five brothers of Ajnata Kaundinya - Anna Kondanna, who had practised asceticism with the Buddha, had kept away from the Buddha and not asked Him any things when having seen the Buddha giving up asceticism. Thanks tothose conditions, the Buddha to live fully in the virtue of seclusion. Seclusion a great method to protect: eyes, ears, nose, mouth, body, mind. It helps the priest keep six roots being not fully away from any one in order to attainthe enlightenment. Because of this cultivation experience, when having attained the enlightenment, the Buddha made the following statement: "I  BECOME A SUPREME AS MY MIND HAS NOT BEEN HEEDLESS" Is this not because of virtue of seclusion?

So, the virtue of seclusion plays a very important role in practice of Buddhism, you see? You should do not look the virtue off. If you defy the virtue of seclusion, there is no result you can get in your Buddhist way. Please thinktwice.