• amthat1
  • phattuvandao1
  • thanhanhniem1
  • tranhducphat
  • huongdantusinh
  • thanhanhniem2
  • khatthuc1
  • amthat2
  • thanhanhniem3
  • ttl3
  • vandao2
  • toduongtuyetson
  • tinhtoa1
  • benthayhocdao
  • lailamtoduong1
  • ThayTL
  • tamthuphattu
  • lopbatchanhdao
  • daytusi
  • amthat3
  • phattuvandao3
  • tinhtoa2
  • ttl1
  • quetsan
  • chanhungphatgiao
  • vandaptusinh
  • Am thất
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
In bài này

THE BUDDHA'S DETERMINATION OF HUMAN WORLD - TriTuc

Lượt xem: 3310

 

 

ĐỨC PHẬT XÁC ĐỊNH THẾ GIỚI CỦA CON NGƯỜI

(Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích NLGPD.2, TG. 2011, tr.45-49)

LỜI PHẬT DẠY:

“Thế giới con người đang thấy và biết là thế giới chấp thủ của điênđảo tâm, điên đảo tưởng, điên đảo tình và điên đảo kiến phát sanh do vô minh”.

CHÚ GIẢI:

Lời dạy trên đây của đức Phật là chỉ thẳng để chúng ta đừng lầm chấp cái thế giới chúng ta đang sống.

Thế giới chúng ta đang sống là thế giới duyên hợp, nó chẳng có cái gì thật cả, nhưng chúng ta không hiểu biết rõ ràng thường chấp chặt cho nó là có thật ngã, vật nào cũng có thật. Do thấy biết vật nào cũng như thật, vì thế mỗi khi chúng ta có mất mát một vật gì thì lòng chúng ta buồn khổ da diết.

Ví dụ: Như mất của cải tài sản, cha mẹ chết, con cái mất, v.v... thì khổ sở vô cùng, gần như muốn chết. Do thấy biết vật nào cũng như thật, nên cố gắng làm và tạo ra cho nhiều vật chất, v.v... Vì thế, suốt cuộc đời đành phải chịu nhọc nhằn và đành phải làm những điều gian ác, trộm cắp gian lận, hối lộ ăn đút lót, giết người cướp của.

Những hành động đó, vốn cũng chỉ để mong sao tạo ra vật chất càng nhiều càng tốt. Sự hiểu biết sai lệch như vậy, nên mới đem hết sức lực của mình ra để làm cho nhiều của cải và tài sản, tuy bằng mồ hôi nước mắt của mình, không phải cướp giật của ai, nhưngcó cái tội là đày ải thân tâm chúng ta quá nhiều khổ nhọc, v.v... Với tâm tham đắm vật chất như vậy, mà người đời gọi là lòng tham không đáy. Do sự hiểu biết lầm lạc mà đã biến thành lòng tham không đáy ấy, nên đức Phật chỉ thẳng cho loài người biết: “Thế giới con người đang thấy, biết là thế giới của chấp thủ, của điên đảo tâm, điên đảo tưởng, điên đảo tình và điên đảo kiến phát sanh do vô minh”.

Lời dạy này rất đúng. Từ tham muốn cái này, đến tham muốn cái khác, cái tham muốn này không bao giờ dừng. Nên vì thế, khổ đau cũng không bao giờ dừng.

Đức Phật muốn cho đệ tử của Người dừng lòng tham muốn ấy, nên Ngài mới dạy giới luật đức hạnh làm người làm Thánh. Giới không cất giữ tiền bạc, ngọc ngà, châu báu, v.v... cũng là một đức hạnh ly tham. Vì còn cất giữ tiền bạc là còn chấp thủ, cho nên các nhà sư Ðại Thừa hiện giờ còn cất giữ tiền bạc là còn chấp thủ, còn chấp thủ thì tâm điên đảo, tâm điên đảo là tâm không sáng suốt, tâm không sáng suốt nên không thấy thế giới của loài người là thế giới tưởng tri, do các duyên hợp lại tạo thành, chứ thật ra không có vật gì là thật có. Các nhà Ðại Thừa tuy luận nói như vậy, mà lối sống không đúng vậy. Cho nên, tâm điên đảo thấy biết các pháp là thật có. Vì vậy, mới xây dựng chùa to Phật lớn, làm đẹp cảnh quang.

Qua lời dạy của đức Phật trên đây chúng ta thấy rõ các nhà Ðại Thừa điên đảo tâm, chấp thủ dính mắc vật chất thế gian quá si mê. Các Ngài cho rằng xây cất chùa to Phật lớn, đúc chuông, tạc tượng, v.v... là có phước vô lượng, là xây dựng Phật giáo, là làm cho Phật giáo hưng thịnh. Cái nghĩ tưởng có phước vô lượng, làm cho Phật giáo hưng thịnh, thì đó làchấp thủ thế giới hữu hình. Còn chấp thủ thế giới hữu hình là còn lo tạo dựng, còn tạo dựng thì đó không đúng như lời Phật dạy: “Thế giới con người đang thấy và biết là thế giới của chấp thủ của điên đảo tâm, điên đảo tưởng, điên đảo tình và điên đảo kiến...”.

Như vậy, những người lo xây dựng chùa to Phật lớn, đúc chuông, tạc tượng, v.v... là những người chấp thủ của điên đảo tâm, điên đảo tưởng, điên đảo tình và điên đảo kiến, v.v...

Cái thế giới tưởng tri do các duyên hợp lại mà thành, đâu có vật gì là thật, thế mà vì tâm chấp thủ nên ngu si vô minh mới lo xây dựng, làm hao tốn biết bao nhiêu của cải, công lao của đàn na thí chủ.

Người tu sĩ chân chánh của Phật giáo thấy thế giới này là thế giới không thật, mọi vật đều vô thường, vô ngã, nên họ quyết từ bỏ và xa lìa, không để tâm dính mắc một vật gì của thế giới này. Vì thế, họ chấp nhận một đời sống ba y một bát, đi xin ăn, lấy gốc cây làm giường nằm.

Cho nên, những người chấp nhận đời sống ba y một bát, đi xin ăn là những người thấy biết thế giới này thật sự là các duyên hợp nhưmộng, như huyễn nên họ không chấp thủ, không chấp thủ nên tâm hồn họ trắng bạch như vỏốc, phóng khoáng như hư không. Họ không có chùa to Phật lớn, không có vật chất thế gian nhiều. Vì thế, họ không có điên đảo tâm, điên đảo tưởng, điên đảo tình và điên đảo kiến. Ngược lại, là những người đang sống trong điên đảo. Thật đáng thương vậy.

Translated by Tri Tuc

THE BUDDHA'S DETERMINATION OF HUMAN WORLD
(Thera Thich Thong Lac, extracted from NLGPD (The Buddha’s original teachings), Book 2, print and public permission by TG. 2011, pp.45-49)

THE BUDDHA’S TEACHING

"The world that people sees and knows is the world of clinging crazy mind, crazy illusion, crazy feeling and crazy knowing arising due to ignorance".

NOTE

The above teachings of the Buddha are pointing to us not mistake the world we are living in.

The world we live in is the world of combinations of many conditions, it has not anything real at all, but we have no clear understanding often cling to it, consider it has a real self, every thing is real. Due to seeing all things are real, so every time we have lost something our hearts inconsolable grief.

Example: As lost of some property, the parents dies, the children die,... it extremely grief, almost to death.  Due to seeing all objects are real, should try to do and have more substance, and more things… Thus, throughout his life had suffered many hardships and had to do the evil thing, as theft, fraud, bribery, robbery, murder.

Such actions, only want to have as many materials as possible. Understanding such misleading should give all strength to make a lot of wealth and assets but by the sweat, by his tears, not robbery of whom, but our mind and body suffer many hardships,... With craving attention on such material, which people call the bottomless greed. Due to the erroneous understanding that turned into his bottomless greed, should Buddha pointing to mankind: "The world that people sees and knows is the world of clinging crazy mind, crazy ideas, crazy illusion and crazy feeling, arising due to ignorance".

This teaching is true. From to desire this thing to desire something else, the desire is never to stop. Therefore, the suffering never stops.

Buddha wanted disciples to stop their craving So he taught human precepts and virtues to be Saint, to be Holy. Precepts not keep money, gold, jewels, etc ... is the virtue of detachment desire. Because still kept money is still clinging, so Mahayana monks now still kept money is still clinging, still clinging is still in the crazy mind, in crazy mind is the mind not lucid, un-lucid mind should not see the world of humankind is the illusion world, born from the combination of conditions, nothing is real. In the arguments the Mahayana monks said such but in their life are not, therefore they are in crazy mind, they see all things are true, So they build large temple, big Buddha, beauty landscape.

Through the teachings of the Buddha above, we see clearly that the Mahayana monks are crazy mind, they cling material world, are very ignorant. They said that construction of big temple, big Buddha, bells casting, statuary, etc... there are countless blessings, are to build Buddhist, are making flourishing Buddhism. What thinking to have countless blessings, to make Buddhism flourished is still clinging to the visible world. Still clinging visible world is also creating concern, was created, it is not correct as the Buddha's teachings: "The world that people sees and knows are the world of clinging crazy mind, crazy ideas, crazy illusion and crazy feeling arising due to ignorance".

Thus, those who are building the big temple, Big Buddha, bells casting, statuary, etc. ... are people clinging crazy mind, crazy ideas, crazy illusion and crazy feeling and crazy thinking,…

The illusion world combines conditions, nothing is real, but for the mind clinging so foolish ignorance they construct costly much the wealth, the merits of benefactors.

True monks of Buddhist know this world is a world without truth, all things are impermanent, selfless, so they decided to give up away, not to cling anything of this world. So they accepted a life of three garments, a bowl, begging for food, sleep at root of trees.

Therefore, monks accept the life of three garments, a bowl, begging for food, those monks realize this world is truly the combination of conditions, it is as a dream, not real, they do not cling to any thing, therefore, their mind are as white as sea shell, clear as the air. They have no big temple, bid Budddha, only having some world material. Therefore, they have no crazy mind, crazy thinking, crazy ideas, crazy illusion and crazy feeling. Conversely, those are living in crazy. So pitiful.

Đang có 209 khách và không thành viên đang online

Lượt xem
451
Các bài viết
1441
Số lần xem các bài viết
8858482