• vandaptusinh
  • amthat3
  • daytusi
  • huongdantusinh
  • ttl1
  • chanhungphatgiao
  • thanhanhniem3
  • toduongtuyetson
  • tinhtoa1
  • lopbatchanhdao
  • amthat2
  • tinhtoa2
  • tranhducphat
  • amthat1
  • thanhanhniem2
  • thanhanhniem1
  • phattuvandao3
  • ttl3
  • lailamtoduong1
  • phattuvandao1
  • vandao2
  • quetsan
  • tamthuphattu
  • ThayTL
  • benthayhocdao
  • khatthuc1
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Tranh đức Phật
  • Am thất
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Thầy Thông Lạc
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
In bài này

ĐIỂM TỰA NIỀM TIN

Lượt xem: 6538

Tỳ kheo Thích Thanh Thiện

Phật Thích Ca dạy rằng “Niềm tin phải có căn cứ”, có nghĩa là mắt phải thấy, tai phải nghe, tay phải sờ được và suy tư cho rõ ngọn ngành điều đó là thiện pháp hay ác pháp. Nếu là thiện pháp thì tin và ác pháp thì đừng nên tin. Bây giờ, nghe người ta đồn rằng ở tu viện Chơn Như có vị Alahán Thích Thông Lạc. Làm sao có đủ yếu tố để đặt niềm tin nơi lời đồn đó phải không?

Trước hết, chúng ta nên phân biệt cho rõ lòng tin và niềm tin:

1) LÒNG TIN: Lòng tin vốn mù quáng. Là vì khi người nghe lọt lỗ tai, hợp với lòng mình là tin liền! Người xưa có dạy "Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Có nghĩa là nói sao cho mát lòng, hả dạ là tuyệt rồi. Muốn nói cho vừa lòng người thì người nói là nhà nghệ thuật nói láo tuyệt vời. Nhưng chưa đủ đâu, họ phải biết dùng cò mồi, hoặc diễn xuất tài tình thì mới chinh phục trọn lòng tin của người nghe.

Ví dụ a) Chùa chiền, muốn Phật tử bỏ tiền vào thùng PHƯỚC cho nhiều, thì trụ trì phải biết đạo mạo lim dim đôi mắt như đang gặp Phật. Chuông, trống, mõ, tụng kinh giọng cao, giọng thấp để phân tâm thiện nam tín nữ. Dùng người cò mồi bỏ nhiều tiền vào thùng PHƯỚC khiến đạo hữu vui vẻ bắt chước bỏ theo. Thế là đã chiếm trọn lòng tin. Phật tử mê mẫn bỏ tiền vào thùng Phước không cần suy nghĩ. Họ cảm thấy an lòng là được rồi!  

Ví dụ b) Tại những sòng bài gọi là CASINO, họ dùng nhiều cò mồi lôi kéo khách thập phương. Bọn cò mồi, bỏ nhiều tiền ra chơi, người nào cũng thắng, cười cười, nói nói, lâu lâu la hét, vỗ tay vui mừng chiến thắng, khiến những người vui tính, nhẹ dạ tin liền, họ bỏ tiền ra chơi. Thế là bẫy đã sập. Chơi thắng ít, tham muốn được ăn nhiều hơn nữa! Thua thì muốn gỡ. Càng nóng lòng gỡ càng thua nhiều hơn nữa. Cuối cùng đa số thua sạch túi, chỉ có vài người may mắn thắng chút đỉnh làm tin cho mọi người. Họ an ủi rằng cũng có nhiều người thắng đấy chứ! Nếu nhiều người thắng thì casino sao càng ngày càng độ sộ ra nhỉ!

Ví dụ c) Những tay thuyết khách, những ông giảng sư luôn luôn dùng những từ hùng mạnh, những câu bóng bẫy, hấp dẩn, giọng trầm giọng bỗng, phụ hoạ tiếng vỗ tay cò mổi, khiến thính giả say mê rồi tin liền, không cần suy nghĩ. Chỉ biết khen hay, mà không biết hay chỗ nào? “Rằng hay thì thật là hay, Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào!”(ND)

Ví dụ d) Lòng tin đã có sẵn, do nghe theo bạn bè quảng cáo, khi gặp thầy bói, thầy bói nói gì cũng tin hết. Thầy bói nói rằng "BÀ SINH LẦN NẦY KHÔNG TRAI THÌ GÁI" Thế là bà bầu mừng quá, về nhà sinh trai cũng cho bà thầy bói đoán hay, sinh gái thì tự bào chữa rằng bà thầy bói nói đúng, lần nầy sinh gái mà! Hoặc là thấy có người mặc áo thầy chùa hay áo cha thì tin như sấm. Không cần biết đó là giả cha giả thầy hay không!

Tất cả các đạo thờ thần quyền và Adiđà đều dùng những trò bịp bợm đó, thêm vào họ dùng bọn lâu la đi mời mọc, tạo áp lực và hù doạ đủ điều. Ngay trong kinh điển của họ cũng vậy. Trước là dụ dỗ, sau là hù doạ. Người ta vào đạo rồi, nếu ai muốn ra thì hù nào là không tin đầu sẽ bể 7 miếng, không tin thì bị đày địa ngục ác qủy ăn thịt. Đã vào đạo rồi thì nhớ cúng tiền thường xuyên! Giống hệt khi bé thơ khóc, dùng hình ảnh người hung dữ doạ cho chúng nín khóc vậy!

Cho nên, lòng tin là mù quáng, giống như tình yêu vậy, khi đã yêu rồi thì không còn biết gì cả. Dù cho bị lừa vẫn không sao, ham thích như điên. Dù cha mẹ, người thân bạn bè ngăn cản cũng không được. Lại gây thêm oán hờn trong gia đình!

Tại sao, cùng đề tài, cùng một chuyện mà người nầy nói không tin, người kia nói tin liền? Tại sao nói láo dể tin và nói thật khó tin?

Lúc đầu, khi nghe câu “trung ngôn nghịch nhĩ", "lời thật mất lòng", tôi băn khoăn mãi. Sao lạ quá vậy?. Sau này biết rằng Nhân loại người nào cũng ghét nói láo. Nhưng lại thích nghe nói láo?

Có người mê đánh bài, cha mẹ nói không nghe, cha mẹ hăm doạ cũng không sợ. Vậy mà người khác nói nghe theo liền. Nhứt là người yêu nói thì ta không cần phải suy nghĩ, tuân theo ngay!

Đã là người có kiến thức học vấn cao mà không phân biệt thật giả sao? Vấn đề nầy, cứ lẩn quẩn trong đầu không giải đáp. Ráp đại câu tùy duyên để được an lòng!

Mãi đến khi đọc 5 uẫn và 33 cỏi tưởng Phật dạy và Đức Trưởng Lão diễn giảng ghi trong NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY tập 2, thì tôi hiểu được. Bởi vì con người có 33 cỏi tưởng. Tạm gọi là 33 làn sóng âm thanh tưởng. Đại khái như làn sóng âm thanh điện radio. Khi tôi rà trúng đài, trùng làn sóng thì nghe được. Cũng vậy, 33 làn sóng tưởng nầy, khi trùng nhau thì họ nghe và hiểu cùng tin nhau liền. Chúng ta hãy nhìn 2 bé thơ, chưa biết nói, đang chơi với nhau. Làn sóng tưởng của chúng trùng nhau thì chúng chơi với nhau rất vui vẻ, chúng không cần ngôn ngữ mà vẫn như hiểu ý nhau thân thiết lạ kỳ! Rõ hơn nữa khi các bé 5 tuổi mê phim hoạt hoạ như người lớn mê xem phim tình.

Vì vậy, khi chúng ta muốn tiếp nhận lời dạy của Phật Thích Ca và  Alahán thì chúng ta cần phải thoát ra tưởng. Khi thoát ra khỏi ảnh hưởng của tưởng thì hiểu lời dạy của qúy ngài rõ ràng thoải mái. Thật rõ như chúng ta nhìn đường chỉ trong lòng bàn tay. Lúc mà ta trầm tư suy nghĩ, phân tích chi li lúc đó là lúc ta đã thoát ra ảnh hưởng của tưởng thức và ta hiểu được lời dạy của Phật và Alahán phần nào.

Có nhiều người học cao, trình độ đại học, hay uyên thâm Phật pháp, tự cho rằng, họ đọc sách Phật hay ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT, NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY của Trưởng Lão Thông Lạc một lần thì hiểu ngay. Tôi cam đoan họ lầm rồi. Bằng chứng là cứ mỗi lần họ đọc thêm một lần nữa, thì tia sáng tư tưởng lại xuất hiện khác lần trước, rồi lần đọc sau lại thêm tia sáng khác nữa. Điều nầy minh xác rằng 33 làn sóng tưởng vẫn còn khống chế họ. Qúy vị cứ tin tôi đi, đọc lại sách thầy Thông Lạc viết rồi sẽ nhìn nhận sự thật.

Nhờ tôi chịu khó đọc lần thứ 5, mà tôi tìm được 3 nguyên lý từ trong những bộ sách của thầy Thông Lạc và kinh Nikaya.

- Nguyên lý 1) Trong bộ kinh Nikaya, ai ai cũng tưởng rằng Phật dạy cho hành giả tu, khó hơn học ngoài đời, là sai sự thật. Học ngoài đời rất vất vả, học từ vở lòng cho đến tốt nghiệp đại học, gom lại phải dày hơn bộ kinh Nikaya. Trong khi đó, tùy theo từng đặc tướng của hành giả mà Phật dạy chỉ một pháp mà thôi. Hành giả chỉ cần ôm một pháp tập nhuần nhuyển cho đến khi pháp đó nhập tâm hoá đời sống hành giả là việc làm đã làm xong.

Hành giả tu thong thả, tu từ từ thông thuộc một pháp Phật. Họ chả đau khổ chút nào. Càng tu hành càng cảm nhận sự sung sướng. Điều khó khăn nhứt của hành giả là tự chiến thắng với chính bản thân mình. Mà phải tự chiến thắng trong êm ái của thiện pháp.

Bởi vì trong kinh Nikaya ghi rất rõ: Kinh được kết tập do hơn 500 vị Alahán ghi lại. Không thể nào 500 vị Alahán ghi từ A đến Z lời Phật dạy được. Mỗi vị chỉ ghi được pháp mà Phật đã dạy cho mỗi vị. Nếu nói rằng Nikaya là do Ngài thị giả Anandà nói lại thi còn chấp nhận được, bởi vì Alahán Anandà là người theo Phật suốt thời kỳ Phật diẽn thuyết và Ngài có trí nhớ phi thường. Nhưng ngài Anandà phải không vào phòng hội nghị, rán tu cho chứng quả Alahán rồi mới vào trong kết tập kinh điển. Càng rõ ràng hơn nữa, mỗi pháp Phật dạy cho hành giả, đều có ghi cách hành khác nhau và luôn luôn có kết luận là "Việc cần làm đã làm xong". Đây là bằng chứng sự thật.

- Nguyên lý 2): Bất cứ pháp nào Phật dạy đều đi đến 2 trọng điểm. Tuy hai mà một, tu một mà hai. Đó là hành giả phải tiến đến tâm bất động. Hoặc là hành giả phải diệt sạch 5 tham dục và 5 triền cái. Có nghĩa là khi tâm bất động thì 5 tham dục và 5 triền cái ra khỏi thân tâm. Hoặc là 5 tham dục và 5 triền cái phải ra khỏi thân tâm thì tâm bất động. Lúc đó hành giả mới ở trong tư thế sẵn sàng nhập thiền định.

Đừng có vội! Thầy Thông Lạc diễn giảng rằng: Điều kiện ắt có và đủ để tiến đến tâm bất động là hành giả phải tu tập thế nào để làm cho GIỚI nhập tâm hoá đời sống hành giả. Có nghĩa là Pháp giới và hành giả phải tuy một mà hai, tuy hai mà một. Muốn đạt được điều kiện nầy thì hành giả phải có nghị lực phi thường, chiến thắng được chính bản thân trong thiện pháp. Không được làm cho chính bản thân phải khổ, dù đánh nhẹ bằng cành hoa. Đây là tuyệt vời nhứt trong pháp tu của Phật. Đưa hành giả tiến đến toàn thiện. Không còn tí ác nào thì chứng quả.

- Nguyên lý thứ 3.- Phật tuyệt đối không dạy cho hành giả đạo đức học. Sau khi Ngài thuyết giảng TỨ DIỆU ĐẾ cho đại chúng, Vị nào hiểu và tin Phật thì xin theo Phật tu hành. Phật nhận và cho biệt trú 4 tháng, xả tâm. Sau 4 tháng vị nào còn mong muốn tiếp tục theo Phật thì Phật tùy theo đặc tướng mà trao pháp cho hành giả tu hành. Sau khi nhận pháp và hiểu pháp tu hành thì hành gỉa sống độc cư và tự đốt đuốc lên mà đi.

Tuy đức Phật không dạy đạo đức học, nhưng mặc nhiên, hành giả tu hành toàn là đạo đức. Và khi chứng quả, thì Vị Alahán là nhà đạo đức, là gương soi cho nhân loại. Chính thầy Thông Lạc, Ngài đứng trong tư thế vị Alahán mà Ngài nhìn rõ tất cả, và chính Ngài đã khám phá ra trong TỨ DIỆU ĐẾ có một nền giáo dục NHÂN BẢN-NHÂN QUẢ tuyệt vời cho nhân loại. Và chính Ngài đã đúc kết thành bộ sách VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG PHẬT GIÁO nhằm tuyên dương đến loài người.

Hi vọng đúng như lời nhà bác học Robert Einstein đã nói "Nhân loại sẽ còn một tôn giáo khoa học duy nhứt, đó là Phật giáo, bởi vì Phật giáo là tôn giáo siêu khoa học". Rõ ràng, đạo đức NHÂN BẢN-NHÂN QUẢ là siêu khoa học. ĐÂY LÀ CHÂN LÝ!

2) NIỀM TIN: Khi đặt niềm tin thì niềm tin phải có căn cứ. Đúng vậy,  Phật Thích Ca dạy: Chớ có tin....., chớ có tin..... Cho đến khi nào, chính mắt thấy, chính tai nghe, chính tay sờ, chính lý trí tư duy và điều đó là thiện pháp rồi hãy tin. Khi tuyên bố như vậy, Ngài cho thế nhân biết rằng:

Đây là Tứ Diệu Đế.

a) Khổ đế: Loài người sinh ra vốn chịu khổ.

b) Tập đế: Nguyên nhân khổ là vì 5 tham dục và 5 triền cái.

c) Diệt đế: Muốn hết khổ đầy đoạ thì phải diệt khổ. Muốn diệt khổ thì phải tu hành.

d) Đạo đế: Muốn tu hành thì hãy áp dụng đúng 8 chánh đạo, 12 nhân duyên, 37 phẩm trợ đạo. Những pháp nầy đã được cầu chứng từ việc 5 anh em Kiềutrầnnhư và sau này rất nhiều đệ tử của Phật tu đã chứng quả Alahán.

Rỏ ràng mắt thấy Phật, tai nghe Phật nói TỨ DIỆU ĐẾ, tay sờ Phật. Lịch sử còn ghi rõ xuất xứ Phật Thích Ca và qúy vị Alahán có tên tuổi hiện diện. Lý trí tư duy Tứ Diệu Đế là đúng sự thật. TỨ DIỆU ĐẾ là thiện pháp. Vậy điều nầy đáng cho ta hoàn toàn tin và đặt trọn niềm tin.

3) Khi nghe tin đồn tu viện Chơn Như xuất hiện Alahán Thông Lạc. Nhiều Tăng Ni, Phật tử liền về tu viện Chơn Như tiếp kiến thầy Thông Lạc:

- Đúng, mọi người hiện diện đều gặp, nhìn thấy thầy Thông Lạc

- Đúng, Thầy Thông Lạc đang diẽn giảng rõ ràng đúng lời Phật dạy TỨ DIỆU ĐẾ

- Đúng, để khả tín là Ngài đã chứng quả Alahán, Ngài từng thể hiện thần thông giáo hoá chúng sanh cho nhiều vị Tăng, Ni, Phật tử, chứng kiến các việc như: 

a) Vào năm 1995, Ngài tịnh chỉ không ăn uống suốt 15 ngày.

b) Vào khoảng tháng 12 năm 1999, Ngài bị bịnh ho ra máu. Bác sĩ đệ tử và nhiều Phật tử tại tu viện Chơn Như thỉnh Ngài đi bịnh viện, nhưng Ngài nói rằng "Đã là Alahán thì phải làm chủ được sinh lão bệnh tử, tức làm chủ được bản thân, thì phải tự trị được bịnh". Thế là Ngài dùng định lực suốt 15 ngày không ăn, chỉ uống nước cam và hết bịnh, lại lên cân.

c) Từ trên cao nhìn xuống, Ngài nhìn đống sách và kinh điển đại thừa xuyên tạc lời Phật dạy, với dẩn chứng rõ ràng, không chối cải.

d) Ngài thiết lập hệ thống hướng dẩn căn bản cho hành giả tu đúng pháp Phật qua giáo án GIỚI-ĐỊNH-TUỆ.

e) Ngài ra sách giải thích tường tận lời Phật dạy mà bao lâu nay hàng Phật Tử đã tu sai vào rừng u mê mê tín dị đoan. Và hướng dẩn hành giả những pháp hành đúng đường hướng tiến về làm chủ sinh lão bệnh tử và giải thoát luân hồi.

g) Ngài dặn dò Hành giả phải tu hành trong thiện pháp và luôn sống trong thiện pháp.

Hành giả muốn vào tu viện Chơn Như để thầy hướng dẩn tu hành thì những điều căn bản cần phải thực tập cho quen trước, như:

- buông xả hết những quá khứ tu sai lầm. Nhứt là lý thuyết và thiền định.

- Sống độc cư, không được trò chuyện, kể cả độc thoại.

- Ăn mỗi ngày một bữa.

- Ngủ 4 tiếng một ngày.

- Cắt đứt hẵn ái kiết sử, đừng mang theo nhớ nhung.

- Sau khi thực tập thuần thạo những điều kiện trên, mang theo tâm huyết tu hành, một là bỏ xác tại tu viện, hai là quyết tu chứng quả, thì thầy sẽ tận tình hướng dẩn cho hành giả tu đến đích giải thoát.

4) Cuối cùng, hành giả đã có được NIỀM TIN VỚI ĐẦY ĐỦ CĂN CỨ. Vấn đề đặt ra là hành giả có bản lĩnh kham nhẫn, kham khổ và biết tự tiết chế để tu hành hay không? Nếu thực hiện được những điều căn bản ghi trên thì về tu viện Chơn Như nhập thất thầy sẽ giúp hành giả. Nhớ là hành giả có 3 tháng biệt lập.

Với lòng tin, khi tin thì giao luôn tính mạng vào sự tin tưởng. Không tin một cách mù quáng. Không tin vào mơ hồ, ảo tưởng xa vời. Niềm tin là sự tin tưỏng vào hiện tượng có thật để làm điểm tựa tiến thân tu hành. Ví như tu hành chứng quả Alahán là có thực, hành giả vững nìềm tin tu hành đúng pháp Như Lai thì chứng đạt. Ví như, bác sĩ là có thực. Sinh viên vững niềm tin chăm chỉ học hành theo giáo trình của Đại học thì ra.

Những gì Phật đã làm cho đệ tử xưa kia, bây giờ, Alahán Thông Lạc, Ngài cũng làm như vậy đối với đệ tử tu viện Chơn Như. Có điểm đặc biệt là Ngài chưa có duyên bằng Phật là Ngài chưa đào tạo được vị Alahán. Tuy nhiên, Ngài đang quyết tâm hoàn thành sứ mạng mà Ngài tự nguyện hiến dâng lên Phật Thích Ca để tỏ lòng dạ ghi ơn Phật tổ. Đó là, sẽ có vị Alahán xuất hiện để Ngài an tâm ra đi, từ biệt hàng Phật tử thân thương.


Xin kính mời Quý độc gi vảo trang web nguyenthuychonnhu.net, đọc thêm các bài pháp của Tỳ kheo Thanh Thiện trong trang "Bài Viêt Chánh Kiến" ở trương mục của Ronald Truong.

Đang có 37 khách và không thành viên đang online

Lượt xem
451
Các bài viết
1441
Số lần xem các bài viết
8819102