• chanhungphatgiao
  • khatthuc1
  • amthat2
  • huongdantusinh
  • thanhanhniem2
  • amthat3
  • toduongtuyetson
  • tamthuphattu
  • vandao2
  • vandaptusinh
  • tinhtoa1
  • daytusi
  • amthat1
  • thanhanhniem1
  • benthayhocdao
  • ttl1
  • tranhducphat
  • phattuvandao3
  • lopbatchanhdao
  • tinhtoa2
  • phattuvandao1
  • quetsan
  • ThayTL
  • lailamtoduong1
  • ttl3
  • thanhanhniem3
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Am thất
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
In bài này

KINH KALAMA, TIẾNG CHUÔNG CẢNH TỈNH THIỀN TÔNG VIỆT NAM

Lượt xem: 5585

GS001

Nguồn: http://phatphapchanthat.blogspot.com.au

Kinh KALAMA là một kinh mà bây giờ đang được các học giả đông tây kính nể. Họ không ngờ Phật là một vị giáo chủ có tinh thần thông thoáng không bắt buộc tín đồ chấp nê giáo điều một cách tuyệt đối như các tôn giáo khác. Đại khái kinh này có những lời khuyên của Phật như sau:

Này các Kàlàmà, "Chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin vì lý luận suy diễn; chớ có tin vì diễn giải tương tự; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình."

Đại khái ta thấy trong kinh Kàlàmà Phật đã khuyên nhủ những điều mà người đời thường ưa phạm phải: Đừng vội tin vì điều đó được nói ra bởi một vị danh tiếng. (ví dụ như các Thiền sư Trung Hoa). Đừng vội tin vì điều đó được số đông người theo (ví dụ như Hồi giáo, Kitô giáo). Đừng vội tin vì điều đó được truyền thống xưa nay đã theo như vậy (ví dụ luân lý Khổng giáo).

Tại sao tôi muốn đem kinh Kàlàmà ra đây để nói chuyện với giới Thiền Tông?

-- Tại vì tôi muốn cảnh tỉnh Phật tử Thiền Tông qua hai câu chuyện thiền sau đây

QUE CỨT KHÔ

Có tăng nhân hỏi thiền sư VÂN MÔN:

- Phật là gì?

Sư đáp:

- Que cứt khô (cái que để chùi đít).

GIẤY ĐI CẦU

Trong đám tăng chúng của Thiền sư Bạch Ẩn có một cuồng tăng, cho rằng mình đã ngộ và đồng nhất với Phật. Y xé kinh làm giấy đi cầu. Các tăng nhân khác đã cảnh cáo ông ta về chuyện này, nhưng ông tăng điên này không quan tâm, kiêu căng vặn lại: “Dùng kinh Phật lau đít Phật có gì là sai?”

Lúc ấy có người thuật lại chuyện này với Bạch Ẩn, sư hỏi ông ta: “Người ta nói ông dùng kinh Phật làm giấy đi cầu, có phải không?”

Ông tăng điên đáp: “Phải. Tôi chính là Phật. Dùng kinh Phật lau đít Phật có gì là sai?”

Bạch Ẩn nói: “Ông sai rồi. Vì chính là đít Phật, sao ông lại dùng giấy cũ có chữ viết trên đó? Ông nên dùng giấy trắng sạch lau mới phải chứ.”

Ông tăng điên xấu hổ và xin lỗi.

Những câu chuyện đó, hiện nay trên các diễn đàn tôn giáo, được ngoại đạo khai thác triệt để để phỉ bàng Phật, phỉ báng Pháp trước các độc giả chưa có kiến thức về Phật giáo. Tuy nhiên đối với tôi, điều đó chưa đáng quan tâm. Sự quan trọng hơn, Phật tử Thiền Tông cần điều chỉnh phương cách tu hành cho đúng CHÁNH ĐẠO của Phật để mới có thể đi đến sự giác ngộ chân thật trước khi cuộc đời tàn lụi. Có rất nhiều câu chuyện thiền chứng tỏ Thiền Tông đã đi sai CHÁNH PHÁP. Tôi sẽ không ngại ngùng tranh luận về điều này với quí thầy, quí Phật tử Thiền Tông ở bất cứ nơi đâu, trong bất cứ diễn đàn nào, trong tinh thần “Kiến hòa đồng giải”. Nếu tôi sai, dĩ nhiên tôi sẽ xin sám hối và cảm ơn.

Trở về lại 2 câu chuyện ở trên, nếu kẻ nào dạy cho đệ tử rằng ngộ rồi có thể đem kinh Phật ra lau đít, thì phải biết kẻ đó là kẻ Ngu Si. Vì nếu ngộ rồi thì càng phải thấy CHÁNH PHÁP và PHẬT quí giá và đáng tôn kính nhiều hơn nữa. Xưa kia Phật Thích Ca, sau giây phút cô đơn trong ngày thành Phật, vì không thấy có ai từ cõi trời cho đến cõi người hơn mình, ngài đã đi đến quyết định tôn thờ CHÁNH PHÁP.

Bồ tát PHỔ HIỀN, dầu cũng là bậc đã chứng ngộ, và đã tạo vô lượng công đức, vẫn LỄ KÍNH CHƯ PHẬT, XƯNG TÁN NHƯ LAI, ... còn hơn một Phật tử bình thường (xem 10 hạnh Phổ Hiền). Làm gì có chuyện chứng ngộ rồi coi giáo pháp của Phật như rơm rác. Cho nên chưa chứng ngộ hay chứng ngộ rồi đều phải tôn kính PHẬT, PHÁP, và TĂNG (những vị tu hành đúng theo CHÁNH PHÁP) một cách tuyệt đối.

Qua những câu chuyện về các Thiền sư Trung Hoa, ai cũng thấy không một tông phái nào trong Phật giáo lại sản xuất ra nhiều "TĂNG THƯỢNG MẠN" coi PHẬT không ra gì như Thiền Tông Trung Hoa. Trong phần kế tiếp, tôi sẽ chứng minh rằng họ kiêu ngạo chỉ do U MÊ chứ chẳng có gì để đáng tự hào cả. Tiếc thay rất nhiều Phật tử và Thiền sư Việt Nam đã có một qui ngưỡng quá đáng đến độ gần như nô lệ tâm linh với các Thiền sư Trung Quốc. Số người Việt Nam này suy tôn, nhắc nhở đến các thiền sư Trung Quốc còn hơn nhắc nhở đến Phật và những lời dạy của Phật.

DO ĐÂU THIỀN TÔNG TRUNG QUỐC SẢN XUẤT RA CUỒNG TĂNG? (như câu chuyện ở trên)

- Tại vì sự tu hành của Thiền Tông đã bỏ mất CHÁNH KIẾN

Họ chủ trương "DẸP BỎ TRI KIẾN" để hỗ trợ cho pháp tu "VÔ NIỆM".

Trong câu chuyện thứ hai, cái câu của thiền sư BẠCH ẨN "dùng giấy trắng sạch mới phải (là kinh Phật)" chứng tỏ quan kiến "dẹp bỏ tri kiến" của Thiền tông. Cũng chính vì chủ trương "dẹp bỏ tri kiến" mà dân Thiền Tông có câu “GẶP PHẬT CHÉM PHẬT”. Ấy thế tôi chưa hề nghe dân Thiền Tông Việt Nam dám nói “GẶP TỔ CHÉM TỔ” bao giờ cả. Phải chăng vì “mã tấu” của mấy ông Tổ Trung Quốc quá bự?

Đáng lý ra các Thiền sư Trung Quốc nếu có trí tuệ thì phải biết rằng, trong các ĐẠO TRÍ TUỆ, những CHÁNH KIẾN, những kiến thức đúng với SỰ THẬT, thì không bao giờ có thể bỏ được. Ví dụ LUẬT NHÂN QUẢ, tánh VÔ THƯỜNG, VÔ NGÃ của các pháp hữu vi là những sự thật bất sanh bất diệt, đúng trong khắp không gian, khắp thời gian. Không có PHẬT hay BỒ TÁT nào chối bỏ những văn tự ghi chép các CHÁNH KIẾN như thế. Ai chối bỏ hay muốn quên những CHÁNH KIẾN đó chắc chắn không thể thành PHẬT.

Ngay trong khoa học, thử hỏi rằng, với một người nông phu, không có kiến thức khoa học, khi thấy trái táo rơi, có thể nghĩ đến sức hút quả đất, định luật về TRỌNG LỰC (gravity) như ông NEWTON hay không? Chắc chắn là không, vì ông nông phu chưa hề có chút “chánh kiến” nào về khoa học để có thể “chánh tư duy” về sức hút quả đất. (Chữ “chánh” ở đây tôi tạm dùng cho khoa học với tinh thần “đúng sự thật”).

Khoa học muốn phát triển, muốn tăng thêm phát minh, muốn tăng thêm khám phá, thì phải dùng đến những "Chánh kiến" (đúng sự thật) đã có từ trước. Những gì đã được xác nhận đúng sự thật, thì không thể bỏ. Trong toán học cũng vậy. Muốn chứng minh một vấn đề gì mới cao hơn, sâu hơn, người ta phải đặt nền tảng của sự chứng minh trên những định đề, định lý, hệ luận, đã được chứng minh rồi. (Dĩ nhiên không thể dựa trên những định lý đã được chứng minh sai, vì những thứ đó đã được coi như TÀ KIẾN, sai với sự thật).

Đạo Phật cũng như vậy, nếu không có gia tài kiến thức về những CHÁNH KIẾN, đúng với sự thật, mà Phật và các đấng giác ngộ đã từ bi trao truyền cho, như LUẬT NHÂN QUẢ, LÝ NHÂN DUYÊN, TỨ ĐẾ, BÁT CHÁNH ĐẠO, 12 NHÂN DUYÊN, VÔ THƯỜNG, VÔ NGÃ, v.v. thì Phật tử không thể tiến xa và tiến nhanh trong đạo giải thoát. Đó là chưa nói rằng khi tu hành có 2 thứ: THAM ÁI và NGÃ CHẤP, rất dễ đưa hành giả đi lạc theo TÀ KIẾN, TÀ ĐẠO. Do đó cần có đủ CHÁNH KIẾN để hộ thân.

Thiếu CHÁNH KIẾN trong sự tu hành chẳng khác gì một kẻ đi đường không có BẢN ĐỒ, không có ÁNH SÁNG rất dễ bị dẫn dụ đi theo đom đóm, ma trơi. Vô số Phật tử TÀU, Việt Nam, vì thiếu BÁT CHÁNH ĐẠO mà bây giờ đã trở thành mê tín dị đoan?

Thêm một ví dụ cụ thể về sự cần có CHÁNH KIẾN trong thực hành Thiền TỨ NIỆM XỨ: Nếu một Phật tử chưa có những CHÁNH KIẾN về LÝ DUYÊN KHỞI để biết "CÁC PHÁP DO DUYÊN SINH" thì khi "hành thâm Bát Nhã" để chiếu kiến ngũ uẩn, sẽ không có đủ vốn liếng để CHÁNH TƯ DUY; do đó sẽ khó giác ngộ được sự thật VÔ NGÃ bằng đường lối Trí Tuệ.

Cho nên người Phật tử muốn tiến lên trong sự tu học, bắt buộc phải học đầy đủ BÁT CHÁNH ĐẠO để có đầy đủ GIỚI, ĐỊNH, HUỆ. Trong kinh ĐẠI BÁT NIẾT BÀN, trước khi nhập diệt, Phật đã khẳng định sự cần thiết BÁT CHÁNH ĐẠO rõ ràng như sau:

Này Subhadda, trong Pháp và Luật nào không có Bát Thánh đạo, thời ở đây không có đệ nhất Sa-môn, ở đây cũng không có đệ nhị Sa-môn, cũng không có đệ tam Sa-môn, cũng không có đệ tứ Sa-môn. Này Subhadda, trong Pháp và Luật nào có Bát Thánh đạo, thời ở đây có đệ nhứt Sa-môn, cũng có đệ nhị Sa-môn, cũng có đệ tam Sa-môn, ở đấy cũng có đệ tứ Sa-môn. Này Subhadda, chính trong Pháp và Luật này có Bát Thánh Ðạo, thời này Subhadda, ở đây có đệ nhất Sa-môn, ở đây cũng có đệ nhị Sa-môn, cũng có đệ tam Sa-môn, cũng có đệ tứ Sa-môn. Những hệ thống ngoại đạo khác đều không có những Sa-môn. Này Subhadda, nếu những vị Tỷ-kheo này sống chơn chánh, thời đời này không vắng những vị A-la-hán. (Trường Bộ Kinh, Phẩm 16-Kinh Đại Bát Niết Bàn)

KẾT LUẬN:

Cũng bởi Thiền Tông Trung Hoa tu hành dẹp bỏ các CHÁNH KIẾN của Phật, không theo đầy đủ BÁT CHÁNH ĐẠO của Phật, không thực hành CHÁNH NIỆM của Phật mà lại chỉ muốn tập tành pháp VÔ NIỆM không cần sử dụng đến CHÁNH TƯ DUY, do đó mà Phật giáo Trung Quốc, cũng như Nhật Bản, cũng như Đại Hàn, mới đi đến sự suy tàn như ngày hôm nay.

Nhớ lại xưa kia, đức vua Trần Nhân Tông, Tổ Thiền Tông Việt Nam, đã đắp y áo Nguyên Thủy giống như PHẬT mà không theo y áo của các Thiền sư Trung Hoa. Phải chăng hình ảnh đó là một lời nhắn nhủ để lại cho Phật tử Việt Nam rằng: Hãy xây dựng Thiền Tông VN đúng với CHÁNH PHÁP của PHẬT. Chấm dứt sự nô lệ tâm linh vào Trung Quốc để tránh vết xe đổ của Thiền tông Trung Hoa.

GS001 

Đang có 28 khách và không thành viên đang online

Lượt xem
451
Các bài viết
1441
Số lần xem các bài viết
8819113