• khatthuc1
  • ttl1
  • daytusi
  • chanhungphatgiao
  • tinhtoa1
  • toduongtuyetson
  • phattuvandao1
  • ThayTL
  • amthat3
  • lopbatchanhdao
  • vandao2
  • ttl3
  • tinhtoa2
  • benthayhocdao
  • thanhanhniem2
  • huongdantusinh
  • tranhducphat
  • amthat2
  • quetsan
  • phattuvandao3
  • thanhanhniem1
  • lailamtoduong1
  • vandaptusinh
  • amthat1
  • thanhanhniem3
  • tamthuphattu
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Am thất
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
In bài này

SỰ CHIA SẺ BÌNH DỊ

Lượt xem: 8734

(Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích Giáo Án Rèn Nhân Cách - Đức Hiếu Sinh, tập 3, TG. 2012, t. 305-363)

Nguồn: Sách:

Tôi đứng xếp hàng ở bưu điện để mua tem gửi thư, ngay sau tôi là một phụ nữ với hai đứa con còn rất nhỏ. Hai đứa nhỏ khóc lóc, không chịu đứng yên trong hàng. Bà mẹ trông mệt mỏi và nhếch nhác như mấy đứa trẻ. Thấy thế, tôi liền nhường chỗ của tôi cho bà. Bà cảm ơn tôi rồi vội vã bước lên...

Chỉ còn vài phút nữa là đến giờ đóng cửa. Dòng người xếp hàng chậm chạp nhích từng bước một. Và nhân viên bưu điện đã thông báo đóng cửa ngay sau khi đến lượt người phụ nữ đó, tức là trước tôi. Điều đó có nghĩa hôm nay tôi không thể gửi thư được, chỉ vì tôi đã nhường cho người phụ nữ đó xếp hàng trước mình.

Tôi cảm thấy thật sự rất bực mình và hối hận vì đã nhường chỗ của mình cho người khác. Tôi lại càng khó chịu hơn khi nghĩ đến việc phải quay trở lại vào ngày mai. Chợt người phụ nữ quay sang tôi và nói: “Tôi cảm thấy rất ngại! Chỉ vì nhường chỗ cho tôi mà cô lại gặp khó khăn như vậy. Cô biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán tiền gas, thì công ty điện và gas sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi”.

Tôi sững người, không ngờ rằng chỉ đơn giản bằng một hành động nhường chỗ của mình, tôi đã giúp người phụ nữ ấy và hai đứa trẻ qua một đêm giá rét. Tôi rời khỏi bưu điện với niềm vui trong lòng. Tôi không còn cảm giác khó chịu khi nghĩ đến việc phải lái xe đến bưu điện, tìm chỗ đậu xe và đứng xếp hàng nữa, mà thay vào đó là cảm giác thanh thản, phấn chấn.

Kể từ ngày hôm đó, tôi cảm thấy được sự quan tâm của mình đến với mọi người có giá trị như thế nào. Tôi bắt đầu biết quên mình đi và chia sẻ với người khác, vì tôi nhận ra, đôi khi chỉ một cử chỉ nhỏ, bình dị của mình cũng có thể làm ấm lòng, làm thay đổi hoặc tạo nên sự khác biệt và ý nghĩa cho cuộc sống của một người khác.

NGỌC KHANH (Theo Keeping The Heat On)

Đọc bài này quý vị nghĩ sao? Riêng tôi rất xúc động, một hành động rất đơn giản nhưng mang lại một tình thương cao thượng vô cùng.

Nhường chỗ giúp cho người là đã đem lại sự bình an, yên vui cho người thì hạnh phúc an vui nào bằng, khi chúng ta đã thực hiện. Chính điều này đã xả tâm ích kỷ bỏn xẻn của chúng ta.

Một hành động bình dị, đơn giản ai cũng có thể làm được, nhưng nó nói lên được một tình yêu thương của chúng ta đối với mọi người thật tuyệt vời.

*****

BÀI LÀM

1- Đại ý: Bài này nói lên một cử chỉ nhỏ, rất bình dị đơn giản mà ai cũng có thể làm ấm lòng, làm thay đổi hoặc tạo nên sự khác biệt cho cuộc sống của người khác.

2- Phân đoạn: Bài này có 8 đoạn:

1- Tôi đứng xếp hàng ở bưu điện để mua tem gửi thư, ngay sau tôi là một phụ nữ với hai đứa con còn rất nhỏ. Hai đứa nhỏ khóc lóc, không chịu đứng yên trong hàng. Bà mẹ trông mệt mỏi và nhếch nhác như mấy đứa trẻ.

2- Thấy thế, tôi liền nhường chỗ của tôi cho bà. Bà cảm ơn tôi rồi vội vã bước lên...

3- Chỉ còn vài phút nữa là đến giờ đóng cửa. Dòng người xếp hàng chậm chạp nhích từng bước một. Và nhân viên bưu điện đã thông báo đóng cửa ngay sau khi đến lượt người phụ nữ đó, tức là trước tôi. Điều đó có nghĩa hôm nay tôi không thể gửi thư được, chỉ vì tôi đã nhường cho người phụ nữ đó xếp hàng trước mình.

4- Tôi cảm thấy thật sự rất bực mình và hối hận vì đã nhường chỗ của mình cho người khác. Tôi lại càng khó chịu hơn khi nghĩ đến việc phải quay trở lại vào ngày mai.

5- Chợt người phụ nữ quay sang tôi và nói: “Tôi cảm thấy rất ngại! Chỉ vì nhường chỗ cho tôi mà cô lại gặp khó khăn như vậy. Cô biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán tiền gas, thì công ty điện và gas sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi”.

6- Tôi sững người, không ngờ rằng chỉ đơn giản bằng một hành động nhường chỗ của mình, tôi đã giúp người phụ nữ ấy và hai đứa trẻ qua một đêm giá rét.

7- Tôi rời khỏi bưu điện với niềm vui trong lòng. Tôi không còn cảm giác khó chịu khi nghĩ đến việc phải lái xe đến bưu điện, tìm chỗ đậu xe và đứng xếp hàng nữa, mà thay vào đó là cảm giác thanh thản, phấn chấn.

8- Kể từ ngày hôm đó, tôi cảm thấy được sự quan tâm của mình đến với mọi người có giá trị như thế nào. Tôi bắt đầu biết quên mình đi và chia sẻ với người khác, vì tôi nhận ra, đôi khi chỉ một cử chỉ nhỏ, bình dị của mình cũng có thể làm ấm lòng, làm thay đổi hoặc tạo nên sự khác biệt và ý nghĩa cho cuộc sống của một người khác.

3- Đáp án: Bài này có 8 đức:

1- Luật nhân quả nghiệp báo thân hành, ý hành.

2- Đức hiếu sinh nhường chỗ thân hành.

3- Đức hiếu sinh duyên nghiệp báo nhân quả thân hành.

4- Thiếu đức hiếu sinh nhường chỗ ý hành.

5- Đức Tri Ân Hiếu Sinh Khẩu Hành

6- Đức Hiếu Sinh Nhường Chỗ Thân Hành 

7- Đức Hoan Hỷ Nhường Chỗ Hiếu Sinh Ý Hành

8- Đức Quên Mình, Hiếu Sinh Ý Hành

5- Giải trình án:

ĐỨC THỨ NHẤT:  LUẬT NHÂN QUẢ NGHIỆP BÁO THÂN HÀNH, Ý HÀNH

Như chúng tôi đã nói, luật nhân quả rất công bằng và công lý, ai làm ác tức là làm khổ mình, khổ người và khổ các loài vật thì phải trả quả khổ đau, còn ngược lại ai làm điều lành thì sẽ hưởng được phước báu, hoàn cảnh bản thân, gia đình đều được yên vui và hạnh phúc.

Hai đứa con nhỏ khóc lóc không chịu đứng vào hàng để chờ mua bưu phiếu, chúng làm cho bà mẹ rất khổ sở giữa đám đông người. Đấy là nhân quả. Người đời thường bảo: “Con nợ, vợ oan gia, cửa nhà tội báo”. Đúng vậy, nhân quả có vay phải có trả, nếu không vay làm sao lại có con mà trả quả. Con cái không phải là nhân quả sao?

Trên thế gian này, trai lớn lên lấy vợ, gái lớn lên gả chồng, đó là một truyền thống từ ngàn xưa. Người ta cứ ngỡ rằng trai gái lớn lên yêu nhau là hạnh phúc. Hạnh phúc mà con người hằng mơ ước đó là hạnh phúc trong tưởng. Còn hạnh phúc chân thật không phải tìm từ trai gái yêu nhau. Trai gái yêu nhau là qui luật nhân quả sinh tồn. Vạn vật sinh ra đều theo qui luật này cả. Từ cây cỏ thảo mộc cho đến loài người và loài thú vật đều phải theo qui luật này cả, không có một loài vật nào ra khỏi qui luật này.

Vì thế, con người ít ai thoát ra khỏi qui luật này, ngoại trừ những bậc chân tu giải thoát người ta mới cắt ái, ly gia, đoạn tuyệt con đường tâm sắc dục.

Chúng ta hãy đọc câu chuyện thương tâm, do nhân quả kiếp trước đã gây tạo nhân quả chia lìa cha mẹ và con cái nên kiếp này lũ đã cướp đi cha mẹ của ba cháu gái, để lại một người chị còn tuổi học trò mà phải gánh vác nuôi hai em thật là xót thương vô cùng. Ai thấy cảnh này mà không động lòng rơi nước mắt. Phải không quý vị?

THAY BA MẸ ĐƯA EM ĐẾN TRƯỜNG

“Sáng ngày 05/9 ở thôn Lâm Lang, xã Châu Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, ba chị em Ngô Thị Nhung, Ngô Thị Huyền và Ngô Thị Ngọc Trinh dắt nhau tới trường dự khai giảng năm học mới.

Trong cơn lũ lớn ngày 07/8 vừa qua, cả ba mẹ của ba cháu gái đã bị chết do lũ... Chị cả Ngô Thị Nhung bây giờ trở thành ba, thành mẹ chăm lo cho hai em. “Hôm qua Trinh cứ khóc mãi. Hắn đòi đưa đi học chứ không chịu đi một mình. Rồi còn cả Huyền nữa thì mần răng mà đưa cả hai đứa một lúc”.

Nhung nói trong nước mắt. Khi ba mẹ còn, ngày khai trường Nhung chỉ lo cho riêng mình. Nay Nhung phải dậy từ 4 giờ sáng để nấu cơm cho hai em ăn. Suốt cả tuần qua, cả ba chị em cứ xúm xít chuẩn bị sách vở, áo quần cho ngày khai giảng. Không còn ba mẹ để nhắc nhở từng thứ, nên em soạn sách vô, chị lại lấy ra, quay lui quay tới, chẳng biết cái nào cần cái nào chưa...”

Trông hình ảnh này thật đáng thương cho ba chị em Nhung. Càng thương xót ba chị em Nhung chúng ta lại nhớ câu tục ngữ: “Còn mẹ gót đỏ như son, chẳng may mẹ mất gót con dính bùn”. Đúng vậy, cuộc đời này sao con người phải chịu nhiều đau khổ mà không còn nước mắt để khóc nữa. Phải không quý vị? Nhìn cảnh này chúng ta xót thương vô cùng.

Một cháu gái tuổi còn học trò làm sao nuôi dưỡng hai em. Đêm đêm ba chị em nằm sát bên nhau để nương tựa vào nhau mà sống. Tình thương của cha và của mẹ còn đâu nữa. Ba cháu này còn kiếm đâu ra tình thương ấy. Ôi xót xa vô cùng!

Nhớ ba mẹ, ba chị em chỉ còn biết ôm nhau mà khóc. Trẻ con chỉ biết nương tựa vào cha mẹ, ông bà, vào những người thân của mình. Còn bây giờ biết nương tựa vào ai đây? Hai em thì nương tựa vào chị, còn chị biết làm gì đây mà nuôi các em. Càng nghĩ tâm can càng rã rời; càng suy nghĩ tâm can càng thấy khổ đau vô cùng, vô tận. Nhìn hình ảnh ba cháu trơ trọi chúng ta không thể cầm những giọt nước mắt, thương cho thân phận các cháu ngày mai sống sẽ ra sao! Cháu gái tuổi còn học trò biết làm gì nuôi hai em. Cuộc đời đầy dẫy cạm bẫy, ác pháp muôn mặt, rồi đây các cháu có thoát khỏi nanh vuốt của loài chồn cáo ác độc chăng? Chúng đang rình rập chờ có cơ hội là đớp ngay...

Cuộc sống con người đều do nhân quả điều hành. Cho nên, vay nhân nào thì gặt quả nấy, nhìn hoàn cảnh của ba cháu Nhung, Huyền, Trinh thì biết ngay nhân quả đời trước ba cháu đã gieo quả chia lìa, nên đời nay phải gặt quả lìa cha, lìa mẹ trong lúc tuổi còn thơ ngây. Nhân quả quá khứ của các cháu như thế nào chúng ta làm sao biết được, nhưng chắc chắn phải có nhân quả. Phải không quý vị?

Đứng trước cảnh các cháu sớm lìa cha, lìa mẹ, sống bơ vơ trên đường đời trơ trọi thì ai lại không xót xa thương cảm.

Cho một vài ví dụ như đời trước các cháu đã từng bắt cá cha và cá mẹ giết và ăn thịt, để lại một đàn cá con bơ vơ thì hiện giờ các cháu cũng phải trả quả mất cha mất mẹ bơ vơ như vậy. Cho nên, khi am tường hiểu biết luật nhân quả thì chúng ta rất sợ hãi những hành động ác thường làm đau khổ mình, đau khổ người và đau khổ tất cả chúng sinh. Khi những hành động ác làm đau khổ cho mình, cho mọi người và chúng sinh thì chúng ta không thể nào tránh khỏi những hậu quả tai nạn, bệnh tật, đói khổ, mất cha, mất mẹ, v.v... có thể đến với chúng ta khi thời tiết nhân duyên hội đủ. Khi thời tiết nhân duyên đã đủ thì trốn đâu cũng không khỏi.

Vì hiểu biết luật nhân quả không tha thứ cho một ai và không ai trốn bất cứ nơi đâu mà thoát khỏi luật nhân quả này. Cho nên, ngay từ bây giờ chúng ta phải hết sức cẩn thận về thân hành, khẩu hành và ý hành. Đó là ba nơi xuất phát nhân và quả. Nhất là ý hành, khi chúng ta muốn khởi một ý niệm thì ý niệm ấy phải được suy tư kỹ càng rồi mới biến ra hành động làm hay nói.

Nhờ đó nó thành một thói quen hay tư duy, khi muốn làm một điều gì thì tâm chúng ta nhắc nhở phải suy nghĩ, phải tư duy kỹ lưỡng xem ý niệm ấy có làm hại ai không. Nếu không có hại thì mới bắt đầu hành động nơi miệng, nơi thân. Và như vậy hành động thân miệng sẽ không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sinh. Còn ngược lại làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sinh thì nhất định chúng ta không nói, không làm. Bởi vì nói hay làm đó là làm những hành động ác. Nói hay làm những hành động ác là tự chúng ta đã đem sự đau khổ vào thân, tức là chúng ta đang tạo nhân ác. Và cũng đã, đang phải trả quả báo khổ đau mà chúng ta không chạy trốn đường trời nào thoát khỏi.

Cho nên, khi biết luật nhân quả chúng ta rất sợ làm điều ác, vì thế chúng ta phải học pháp NHƯ LÝ TÁC Ý để thực hiện trên pháp môn TỨ CHÁNH CẦN. Hằng ngày chúng ta ngăn ác, diệt ác pháp và luôn luôn lúc nào cũng sinh thiện, tăng trưởng thiện pháp. Ở đây, trong câu này có những danh từ rất khó hiểu như ác pháp nghĩa là gì? Thiện pháp nghĩa là gì? Và nhận diện ác pháp và thiện pháp ra sao? Quý vị hãy lắng nghe cho kỹ: Ác pháp là những hành động thân, miệng, ý làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sinh, còn ngược lại, những hành động nào không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sinh thì đó là thiện pháp, và có một thiện pháp tuyệt vời mà trong pháp môn TỨ CHÁNH CẦN thường nhắc nhở chúng ta nên sinh thiện pháp đó và tăng trưởng. Vậy thiện pháp đó như thế nào? Đó là tâm vô lậu hoàn toàn; đó là trạng thái tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ; đó là tâm thanh thản, an lạc và vô sự.

Có tu tập như vậy, thiện pháp sinh và tăng trưởng thì chúng ta mới không bị dục vọng sai khiến làm những điều vi phạm giới luật đức hạnh. Nhờ đó chúng ta không bị NHÂN QUẢ NGHIỆP BÁO khổ đau chi phối; nhờ đó chúng ta mới sống được bình an, yên vui tràn đầy hạnh phúc; nhờ đó thân tâm mới được thanh thản, an lạc và vô sự.

Cho nên chúng ta phải nhớ LUẬT NHÂN QUẢ NGHIỆP BÁO là một đạo luật rất công bằng và công lý. Phải thường nhắc nhở tâm sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh.

*****

ĐỨC THỨ HAI: ĐỨC HIẾU SINH NHƯỜNG CHỖ THÂN HÀNH

Nhường chỗ ngồi cho người khác là một đức hạnh, đó là đức hiếu sinh nhường chỗ. Đức hiếu sinh nhường chỗ ngồi cho những người già yếu, cho những phụ nữ có em bé nhỏ trên xe buýt, trong phòng họp hay bất cứ nơi công cộng nào cũng đều phải biết nhường nhịn chỗ ngồi cho những người bất hạnh kém may mắn, kém sức khỏe, khuyết tật, bệnh tật, v.v...

Hành động nhường chỗ ngồi, đó là một hành động đạo đức đẹp đẽ tuyệt vời mà mọi người trong chúng ta ai ai cũng đều phải thực hiện hành động đạo đức này, để nói lên một đất nước có văn minh tiến bộ, có văn hóa nhân bản. Một đất nước mà có những người dân biết sống đạo đức nhân bản, thường sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh, đó là một nền văn hóa và văn minh tiến bộ trong thời đại khoa học kỹ nghệ hoá toàn cầu. Nếu toàn dân trong một nước mà không có những hành động đạo đức như vậy thì không được gọi là một nước văn minh và văn hóa. Cho nên, đức hiếu sinh nhường chỗ ngồi là đức hạnh nhân bản mà toàn dân trong nước đó đều thực hiện được như vậy. Đó là một hành ảnh đẹp đẽ để xác định cho một đất nước có văn minh, có văn hóa.

Nhiều khi người ta chỉ nói hay viết chữ VĂN MINH và VĂN HÓA, mà nhìn cách mọi người dân trong nước đối xử nhau thiếu nhường nhịn, thiếu tôn trọng thì biết ngay đất nước đó chưa văn minh tiến bộ và văn hóa bị xuống cấp.

Trong bài học trên đây, tác giả nhường chỗ xếp hàng trước cho người phụ nữ có hai cháu bé nhỏ để mua bưu phiếu. Hành động nhường chỗ là một đức hạnh hiếu sinh tuyệt vời mà mọi người trong chúng ta cần phải học, cần phải tu tập rèn luyện nhân cách này. Vì có thương người tàn tật, người già yếu, người có con nhỏ còn bồng ẵm trên tay mà đi xe buýt hay xếp hàng mua vé tàu, xe cộ, máy bay, v.v.. là một sự khó khăn vô cùng, khi xe dừng hoặc xe chạy đều bị nghiêng qua, ngả lại thật là tội nghiệp. Phải không quý vị?

Đây là một câu chuyện trên chuyến xe buýt mà tác giả đã thuật lại để làm một bài học về đạo đức hiếu sinh biết nhường chỗ cho mọi người với tựa đề: “TÔI ĐI XE BUÝT”.

“Hằng ngày, tôi mất khoảng 35 phút đi xe buýt đến công sở, và cũng chừng ấy thời gian để ngồi xe buýt đi về. Khi phải đi xe buýt nhiều như tôi, bạn mới nhận ra sự khác biệt giữa việc tìm được một chỗ ngồi trên xe và việc phải đứng suốt chuyến đi. Có một chỗ ngồi có nghĩa là bạn có thể tranh thủ nhắm mắt một chút hoặc đọc báo, hay ít nhất là có thể ngả lưng trong giây lát. Ngược lại, nếu phải đứng suốt chuyến, thì không đơn giản chân bạn sẽ mỏi nhừ, mà bạn còn liên tục bị xô qua bên đây, đẩy qua bên kia. Bạn phải gồng mình để không té nhào vào người khác và phải liên tục di chuyển mỗi khi có ai lên hoặc xuống xe. Chính những điều bất tiện đó khiến tôi bằng mọi cách phải tìm được một chỗ ngồi tử tế trên suốt tuyến đường. Nhiều lần đi lại, tôi đã có được kinh nghiệm rằng nếu tôi chịu khó đón xe sớm hơn một chút thì chắc chắn là tôi luôn có chỗ ngồi.

Có một người phụ nữ lớn tuổi, hình như lúc nào cũng đi cùng một tuyến đường với tôi. Lúc trước, khi tôi lên xe buýt sau bà thì tôi luôn luôn phải đứng trong khi bà có chỗ ngồi đàng hoàng.

Từ khi tôi đón xe sớm hơn, tôi luôn có mặt trên xe buýt trước bà, và dĩ nhiên là ngồi chễm chệ trong khi bà phải đứng. Ban đầu tôi cảm thấy hơi ray rứt, cảm thấy như mình đang giành chỗ ngồi của bà vậy, nhưng lâu dần, tôi mặc kệ cái cảm giác đó và cứ ngồi yên cái chỗ mình giành được.

Hôm đó, trên đường về nhà, khi vừa bước lên xe buýt, đột nhiên tôi cảm thấy buồn nôn khủng khiếp. Tôi cố gắng gượng lại, gồng mình để chịu đựng vì sợ rằng mình sẽ nôn ra đầy xe mất. Bỗng nhiên, một bàn tay ấm áp nhẹ nhàng dìu tôi ngồi xuống ghế. Tôi ngạc nhiên khi nhận ra rằng đó chính là người phụ nữ tôi vẫn gặp mỗi sáng đi làm, là người mà tôi đã giành lấy chiếc ghế bằng cách đi làm sớm hơn. Bà dìu tôi ngồi vào ghế của bà và dịu dàng đứng bên cạnh che cho tôi khỏi bị va quệt bởi những người lên xuống xe. Đến trạm dừng, tôi bối rối cảm ơn bà và đi về nhà. Từ ngày đó trở đi, sáng nào tôi cũng mong được gặp bà để có thể nhường ghế của mình cho bà”.

Ngọc Khanh (Theo “On The Bus”)

Chiếm ghế ngồi của một người khác trên xe buýt là một hành động không tốt, được xem là thiếu đạo đức, vì lòng ích kỷ nghĩ đến bản thân của mình mà trong bài học này tác giả đã chân thật nói lên tâm niệm của mình đi sớm hơn để chiếm ghế ngồi của người khác. Một hành động xem thì bình thường nhưng ý niệm trong tâm mình là một tâm niệm ác tham lam, chỉ biết nghĩ cho mình, chẳng nghĩ đến ai cả. Một hành động vì mình là một hành động xấu xa. Chúng ta làm người phải hiểu biết, nếu vì mình thì phải vì người. Vì chúng ta không thể sống có một mình mà phải cùng sống có nhiều người. Có nhiều người thì mọi người vui thì mình mới vui. Thử hỏi chỉ có một mình mình vui, còn bao nhiêu người không vui thì mình có vui được không?

Cho nên sống trong tập thể là phải sống có tình, có nghĩa, có văn hóa đạo đức, có pháp luật, kỷ cương, có nề nếp tôn ti trật tự, v.v...

Chúng ta là những con người học đạo đức nhân bản thì nên cẩn thận từng tâm niệm của mình, vì nó thường xui khiến chúng ta làm những điều ác, những điều vô đạo đức, giống như tác giả viết bài trên đây đã làm một điều mà lương tâm tác giả hối hận, vì chiếm chỗ ngồi trên xe buýt của người khác.

Người học đạo đức thì luôn luôn thực hiện đức hiếu sinh nhường chỗ ngồi cho người khác, chứ không bao giờ chiếm chỗ ngồi của người khác. Bởi mọi hành động đạo đức hiếu sinh thì nhường chỗ ngồi cho người khác cũng là một hành động đạo đức nhân bản rất đáng khen và tán dương hành động đẹp đẽ đó, vì nó đem lại sự yên vui cho mình, cho người. Và như vậy, chúng ta mới thấy tâm mình hân hoan, một niềm vui lâng lâng thanh thoát nhẹ nhàng, khi biết mình đã làm một điều lợi ích cho người yếu đuối già cả, cho người phụ nữ có em bé nhỏ.

Ngược lại, chúng ta chiếm chỗ ngồi của người khác là làm cho người mất chỗ ngồi, khiến họ phải khổ sở nhọc nhằn trong khi chúng ta ngồi an ổn trên xe buýt. Sự an ổn như vậy không hạnh phúc và an vui đâu quý vị ạ!?

*****

ĐỨC THỨ BA: ĐỨC HIẾU SINH NHÂN QUẢ NGHIỆP BÁO THÂN HÀNH

Thương người, đem lại sự bình an cho người là đạo đức hiếu sinh mà mọi người cần phải học tập, nhất là muốn sống được với đức hiếu sinh thì thường nhắc nhở tâm mình không nên làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh. Chính nhờ sống có đạo đức được như vậy, đó là chúng ta sống với đức hiếu sinh nhân quả nghiệp báo thiện. Người sống với đức hiếu sinh nhân quả nghiệp báo thiện thì cuộc sống thường được bình an, yên vui, không tai nạn, không bệnh tật, trí tuệ thông minh, v.v...

Thời đại chúng ta là một thời đại văn minh tiến bộ về mặt khoa học kỹ thuật, nhờ đó công kỹ nghệ sản xuất ra nhiều vật chất phục vụ đời sống con người rất đầy đủ tiện nghi. Nhưng được mặt này, mất mặt kia, nên đời sống con người về mặt văn hóa đạo đức đang xuống cấp trầm trọng. Trong khi xã hội đạo đức đang xuống cấp thì lại xuất hiện những thần đồng văn hóa đạo đức để quân bình vật chất và đạo đức loài người. Chúng ta hãy đọc những câu chuyện thần đồng đã xảy ra khắp nơi trên thế giới. Đó là những bài học VĂN HÓA ĐẠO ĐỨC từ những trẻ em, khiến cho người lớn chúng ta phải thấy xấu hổ và giật mình. Đây là những bài học đạo đức từ các em thần đồng: “BÀI HỌC TỪ TRẺ CON”

“Chẳng biết đùa hay thật, nhà thơ Trần Đăng Khoa kể có lần anh bị một cậu bé ở Hải Dương giáng cho một lưỡi tầm sét. Khi nghe giới thiệu người đàn ông trung niên đứng trước mặt là thần đồng thơ Việt dạo nào, cậu bé ấy nói luôn: “Ai chứ bác Khoa là con biết. Bác chuyên làm thơ con cóc. Bác có bài thơ y hệt bài “Con cóc”, đó là bài “Con bướm vàng”.

“Kia là Con cóc, từ xa đến, nó ngồi đấy, rồi nhảy đi”.

“Đây là con bướm vàng, nó cũng từ xa đến, rồi bay đi”.

Nghĩa chẳng có gì khác nhau cả, chỉ khác là bác đã cho con cóc đôi cánh của con bướm và bác cứ tưởng nó là con bướm. Thật tình nó chỉ là con cóc thôi...”. Nhà thơ Trần Đăng Khoa rút ra bài học: “Lúc 8 tuổi như nó, tôi chỉ làm được những câu thơ ngớ ngẩn, chứ đâu đã có được những ý kiến riêng, đặc biệt là ý kiến khác mọi người!”.

Tôi cũng có cảm giác giống như Trần Đăng Khoa khi đọc thơ Mattie, một thần đồng nước Mỹ. Mattie mắc bệnh hiểm nghèo, tác phẩm của cậu bé không chỉ chứng minh một nghị lực sống phi thường mà còn khẳng định một tài năng độc đáo. Mở đầu tập “Khúc hát trái tim”, Mattie viết: “Cuốn sách này dành tặng những ai tin rằng cần phải biết ơn mỗi ngày qua như một món quà của cuộc sống”.

Cuộc đời Mattie thật ngắn ngủi, đã từ giã nhân gian lúc chưa đầy 14 tuổi, nhưng cậu bé nghĩ về mẹ: “Những khi tôi đau hoặc buồn, thì mẹ cũng rất buồn hoặc rất đau”, và nhận ra sự cao thượng từ một chú chó nhỏ: “Hãy luôn tha thứ cho sự lãng quên, nhưng đừng bao giờ quên tha thứ”.

Có thể thần đồng thơ Việt - Trần Đăng Khoa hay thần đồng thơ Mỹ - Mattie là vài trường hợp hi hữu, nhưng không thể che lấp được thực tế trẻ con đang ngày càng thông minh hơn. Mặt khác, nếu chịu khó quan sát thì từ sự hồn nhiên và trong trẻo của trẻ con sẽ mang lại cho chúng ta nhiều cái giật mình thú vị.

Đứa cháu gái của tôi sống ở Hong Kong, nghỉ hè được về Việt Nam chơi. Tôi dắt cháu đi dạo ở trung tâm Sài Gòn và mua cho mấy cái kẹo. Khi bỏ viên kẹo vào miệng rồi, cháu cứ cầm mãi cái vỏ kẹo. Tôi giục quăng đi, cháu nhìn quanh rồi phụng phịu: “Không thấy thùng rác nào gần đây đâu, cậu ạ!”. Cứ thế, cháu nắm chặt cái vỏ kẹo trong tay cho đến khi tìm được thùng rác thì bàn tay đã ướt đẫm mồ hôi.

Ở nước ta, hình như các lớp mẫu giáo cũng dạy thiếu nhi giữ gìn vệ sinh công cộng, nhưng người lớn xả rác bừa bãi thì trẻ con làm sao noi gương?

Về nhà, tôi khen đứa cháu gái 6 tuổi ngay trước mặt đứa cháu trai 7 tuổi: “Bé là thần tượng của cậu về ý thức bảo vệ môi trường!”.

Không ngờ, thằng cháu không được khen nên giận, không thèm nói chuyện với tôi suốt cả buổi chiều. Sáng hôm sau, thằng cháu vừa gặp tôi đã nhe răng cười: “Cháu không ghét chú nữa!”. Tôi hỏi tại sao, không ganh tị nữa à? Thằng cháu lắc đầu: “Ghét chú làm đêm qua cháu khó ngủ quá. Ghét người ta thì mình cũng mệt lắm. Từ nay cháu không ghét ai nữa...”.

Thú thật, tôi không thể ngờ lại nhận được hai bài học thắm thía nơi hai đứa cháu nhỏ dại.

Tuổi tác ngày một nhiều, tôi càng thấy trẻ con là một thế giới vô cùng đáng trân trọng.

Chúng ta thường tự hào đã làm điều này điều nọ cho thiếu nhi, nhưng ít chịu thừa nhận rằng trẻ con cũng giúp người lớn sống tốt đẹp thêm.

Trẻ con không mưu cầu gì, trẻ con không nhân danh ai, nên những lời con trẻ thật chân thành.

Tôi tự nhủ hãy học tập cái nhìn xanh tươi của trẻ con để mỗi ngày luôn mới mẻ và lương thiện!

Người lớn dạy dỗ cho trẻ con luôn trưởng thành, mà có khi người lớn cũng học được những bài học của trẻ con!”

Lê Thiếu Nhơn (Báo Tuổi Trẻ)

Những câu chuyện thần đồng trên đây là những bài học đạo đức từ trẻ em đã khéo nhắc nhở mọi người lớn hãy rèn luyện nhân cách đạo đức của mình. Trẻ em còn biết đạo đức, còn chúng ta là người lớn thì làm sao đây? Không lẽ chúng ta là anh, chị, là cô dì, chú bác, là ông bà, cha mẹ của các cháu mà sống không bằng đạo đức của các cháu sao? Các cháu biết giữ gìn vệ sinh từ cái vỏ kẹo mà phải kiếm thùng rác để bỏ vỏ kẹo vào, không chịu ném bỏ bậy bạ. Trong lúc chúng ta là cô bác, dì, cậu mợ, anh chị của các cháu mà quăng ném rác bừa bãi, đi đâu ta cũng thấy bao bì bằng ni lon ném bỏ khắp nơi, thậm chí ngay cả dưới chân bảng đề chữ “ẤP VĂN HÓA” mà rác rến, bao ni lon đầy dẫy dưới chân.

Hành động cháu bé tìm thùng rác bỏ vỏ kẹo vào là một bài học vệ sinh môi trường có một giá trị đối với toàn dân trong một đất nước độc lập. Cho nên chúng ta là anh chị, cô bác của các cháu thì hãy học gương hạnh đức vệ sinh của cháu bé này mà thực hiện đời sống đạo đức vệ sinh môi trường.

Rác bẩn thì nên chia ra làm hai phần: phần hữu cơ và phần vô cơ. Phần hữu cơ như vỏ trái cây, rau cải úng hư thối thì để riêng. Và phần vô cơ như bao bì bằng bọc nilon thì bỏ riêng ra. Vỏ trái cây và rau cải úng hư thối thì đem bỏ có nơi chốn kín đáo hoặc chôn lấp, không nên để mùi hôi thối bay bốc lên làm ô nhiễm không khí.

Phần vô cơ như bao bì bằng nilon thì đem thiêu đốt, không nên ném bỏ bậy bạ. Nhất là cô bác, anh chị lại quăng ném ra ngoài đường nơi công cộng mọi người qua lại làm bẩn thỉu môi trường vô cùng.

Hiện giờ chúng ta đi bất cứ nơi đâu, khắp cùng trong đất nước từ hang cùng ngõ hẻm đến thành phố đông người đi lại tấp nập, nhưng đều thấy bao bì nilon ném quăng bừa bãi dọc hai bên lề đường. Dù đường lớn hay đường nhỏ đều dẫy đầy rác bẩn. Trước nhà, sau nhà của mọi người dân đều thấy rác bẩn, nhất là bao bì nilon lại quăng ném khắp nơi trông thấy mất vệ sinh tuyệt vời, trẻ con mà còn biết xả tâm để được giải thoát! Còn chúng ta là những người lớn thì làm sao đây? Không lẽ chúng ta là những người lớn có đầy đủ trí hiểu biết về cuộc đời mà không xả tâm sân hận khổ đau được như các cháu sao?

Những bài học từ trẻ con là tấm gương sáng chói nhắc nhở cho người lớn phải biết trong xã hội đạo đức đang mất dần. Vì thế, chúng ta hãy xem những bài học này quý giá vô cùng. Trẻ con thời đại này sao mà thông minh về đạo đức không thể ngờ được. Có phải chăng vì nền đạo đức của loài người đang xuống cấp trầm trọng thì qui luật nhân quả phải điều hành để cân bằng thiện ác, không thể để ác nhiều. Vì thế các vị thần đồng đạo đức xuất hiện để cân bằng thế giới vật chất và đạo đức.

Cho nên trẻ con ngày nay phát triển trí tuệ mọi mặt rất sớm, đó là một việc tự nhiên của vũ trụ. Nhờ đó mà con người mới ra sức rèn luyện nhân cách đạo đức làm người, làm Thánh để chuyển dần cuộc sống đến chỗ hoàn toàn yên vui và hạnh phúc chân thật.

Dù sao con người sinh ra trên hành tinh này cũng đầy đủ phước báu, nên có những bậc thầy vĩ đại đã góp sức mình vào sự nghiệp vì loài người... mang đầy tính nhân bản - nhân văn. Họ là Đức Phật, là Booker T. Washington, là John Dewey, là Leo Buscaglia, là Môsê, là Đức Chúa Jesus, v.v...

Họ là những ân nhân của nhân loại, họ đã để lại cho loài người những bài học đạo đức nhân bản - nhân quả tuyệt vời.

*****

ĐỨC THỨ TƯ: THIẾU ĐỨC HIẾU SINH NHƯỜNG CHỖ Ý HÀNH

Biết nhường chỗ ngồi của mình cho người khác là để đem lại sự bình an, yên ổn cho người thì đó là một điều đáng ca ngợi.

Hãy sống với đạo đức này. Nó sẽ mang lại những giây phút hân hoan cho tâm hồn của chúng ta. Chúng ta hãy đọc câu chuyện dưới đây sẽ thấy được sự hướng dẫn đạo đức cho người rất tuyệt vời. Khi chúng ta dạy cho người khác sống có đạo đức thì chúng ta sẽ nhận được lòng tốt đạo đức đó. Bởi nhân tốt thì quả phải tốt, nhân đạo đức thì quả phải hưởng phước báu của đạo đức đó. Trồng cam thì phải được quả cam; trồng ớt thì sẽ được quả ớt. Cam ngọt, ớt cay. Ai muốn hưởng quả nào thì nên gieo nhân quả ấy, chứ không thể gieo hạt giống này mà ra quả khác, điều này không bao giờ xảy ra được. Câu chuyện nhân quả sau đây do gieo nhân nào thì gặt quả nấy: “GIÁ TRỊ CỦA CÁCH CƯ XỬ”.

“Một bà giáo hưu mỏi mệt cố len mình vào dòng người đang xếp hàng rồng rắn trước quầy thu ngân tại siêu thị Kmart. Chân trái của bà lại bắt đầu đau nhức vì phải đi lại quá nhiều, và bà ước rằng phải chi mình đã uống hết số thuốc mà bác sĩ đã kê toa cho ngày hôm nay: chứng bệnh cao huyết áp, chóng mặt và rất nhiều những thuốc trị các thứ bệnh khác của người già mà bà không may mắc phải. “Cám ơn trời là mình đã nghỉ hưu được mấy năm rồi”, bà tự nhủ. “Những lúc như thế này, mình thật chẳng còn hơi sức đâu để dạy học cho lũ trẻ nữa”.

Ngay sau lưng bà, cả một dòng người đang chờ đến lượt mình thanh toán, bà để ý thấy một chàng thanh niên đi cùng với hai đứa con nhỏ và người vợ trẻ đang mang thai. Bà giáo không thể không trông thấy hình xăm trên cổ và tay của chàng thanh niên ấy. “Cậu ta chắc từng ở tù đây”, bà nghĩ thầm và tiếp tục dò xét họ.

Khuôn mặt bặm trợn cùng với cái áo thung bụi bặm lỗi thời và cái quần rộng thùng thình của anh ta khiến bà ngờ ngợ một điều gì đó. “Cậu ta hẳn là thành viên của một băng đảng khét tiếng nào đó chứ chẳng sai”. Nghĩ thế, nhưng bà giáo vẫn cố ý để cho cậu trai lên trước. “Thôi kệ, cậu ta còn có hai đứa trẻ đi cùng nữa mà”.

“Cậu lên trước đi”, bà nhẹ nhàng đề nghị và bước lùi lại phía sau để nhường đường cho họ.

“Không, bà cứ đi trước ạ!”, anh ta khăng khăng từ chối.

“Không, cậu còn dẫn theo nhiều người nữa mà”, bà giáo nói.

“Chúng con phải kính trọng người lớn tuổi chứ ạ!”, người thanh niên viện lý do để từ chối.

Vừa nói, anh ấy vừa bước nhanh sang một bên ngỏ ý nhường lối cho bà.

Bà thoáng nở một nụ cười trên môi và khập khiễng bước lên phía trước. Theo thói quen xử thế của mình, bà nhất định không bỏ qua giây phút này. Bà quay lại và hỏi anh nọ: “Ai đã dạy cậu cư xử lễ phép như vậy?”.

“Chính cô đã dạy cho con hồi lớp ba đó, cô Simpson ạ! Cô không còn nhớ con sao?”

Paul Karrer.

Một câu chuyện đạo đức hiếu sinh nhường chỗ cho người khác thật tuyệt vời. Chính cô giáo đã giáo dục những học trò của mình về môn đạo đức hiếu sinh này. Khi những người học trò của cô đã thể hiện hành động đạo đức đó đối với cô mà cô cũng không bao giờ ngờ được.

Cô đã dạy những đạo đức đó cho những học trò của mình lúc còn thơ bé. Hiện giờ cô đã già, học trò cô đã lớn, đã trở thành những người làm lợi ích cho gia đình và xã hội, nhưng họ không quên những lời dạy đạo đức năm xưa của cô.

Khi biết học trò của mình đã thực hiện đạo đức như vậy, cô rất hân hoan sung sướng trong thành quả giảng dạy đạo đức của mình. Hạnh phúc thay cho những ai dạy đạo đức nhân bản - nhân quả làm người, để mọi người trên thế gian này đừng làm khổ cho mình, cho người và cho tất cả chúng sinh! Bởi vậy với loài người, chỉ có đạo đức mới giúp cho họ sống được bình an, yên vui, không còn xung đột và chiến tranh nữa.

*****

ĐỨC THỨ NĂM: ĐỨC TRI ÂN HIẾU SINH KHẨU HÀNH

Đức tri ân hiếu sinh rất cần cho con người, vì làm người ai mà không thọ bốn thâm ân to lớn như trời biển:

- Công ân thứ nhất: Ân sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Nếu không có cha mẹ làm sao chúng ta có mặt trên đời này. Vả lại, công ân sinh thành dưỡng dục nuôi dạy cho đến lớn khôn nên người thật là một ân nghĩa lớn vô cùng, không thể lấy trời biển, sông núi mà sánh được. Nhưng người ta không còn lấy vật gì to lớn hơn để so sánh, vì thế phải lấy núi và nguồn nước mà nói lên lòng biết ơn của mình: “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

- Công ân thứ hai: Ân thầy dạy bảo. Tục ngữ có câu: “Không thầy đố mày làm nên”. Đó cũng là một ân sâu nghĩa nặng không thể lấy gì sánh được. Nếu không có thầy dạy bảo thì làm sao biết được văn chương chữ nghĩa; thì làm sao biết được văn hoá đạo đức mà sống đối xử với nhau cho phải đạo; thì làm sao biết được công việc nghề nghiệp làm ăn sinh sống hằng ngày. Bởi vậy ơn thứ hai cũng nặng lắm, không thua gì ân thứ nhất.

- Công ân thứ ba: Ân Tổ quốc, tức là ân tổ tiên của chúng ta. Các người đã có công dựng nước và giữ nước. Máu xương của tổ tiên chúng ta đã đổ trên mảnh đất quên hương này trùng trùng lớp lớp không biết bao nhiêu, kể sao cho hết. Hôm nay đất nước được độc lập, toàn dân sống trong tự do và hạnh phúc không làm nô lệ cho một nước nào. Đó là công ân của Tổ quốc mà mỗi người công dân đều phải biết ân nghĩa sâu dày này.

- Công ân thứ tư: Ân của mọi người. Trong cuộc đời này nếu chúng ta sống một mình thì không thể nào sống nổi. Bởi muốn có cơm ăn thì công người nông phu làm ruộng rẫy; muốn có áo mặc thì công người dệt cửi và người thợ may; muốn có nhà ở thì công người thợ nề, v.v... Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta phải trao đổi cho nhau tất cả sự sống thì mới có thể sống được. Vậy mà mọi người lại không biết cái thâm ân này, nên thường sống vì mình mà làm khổ muôn người, muôn vật. Quý vị có biết không?

Bốn thâm ân, ân nào cũng quan trọng, nhưng ân nghĩa cuối cùng lại rất quan trọng cho đời sống của con người hơn hết. Đó là ÂN NGHĨA CỦA SỰ SỐNG, nếu không có sự sống của mọi người và sự sống của muôn loài vạn vật chung quanh ta thì cũng không có sự sống của chúng ta. Cho nên muốn sống vì mình thì hãy sống vì mọi người, vì mọi loài vật.

Ai cũng biết loài người cũng như loài vật đang sống trên hành tinh này đều có sự nương tựa vào nhau mà sống. Vì vậy sống vì người khác là sống vì mình. Quí vị có hiểu chăng?

Câu chuyện dưới đây là câu chuyện ân nghĩa thâm sâu của một người mẹ: “GÁNH HÀNG RONG CỦA MẸ”.

“Mẹ kể, nhà ngoại nghèo lắm. Con cái trong nhà cứ độ 14, 15 tuổi là phải tự kiếm sống. Các anh, chị của mẹ người làm thợ hồ, người bán hàng ăn... Riêng mẹ, mẹ chọn cho mình đôi quai gánh, theo người chị họ đi bán hàng rong.

Những gánh hàng rong thời ấy thường bán thức ăn cho gia đình và những vật dụng hàng ngày của cá nhân. Nhưng gánh hàng của mẹ chỉ bán những món ăn dành cho lứa tuổi học trò.

Mẹ bảo, ngày còn được đi học, mẹ từng nhìn thấy những gánh hàng rong như thế. Mẹ thích hình ảnh lũ học trò xúm xít bên gánh hàng, tranh nhau những quả xoài, quả ổi.

Những tưởng gánh hàng rong của mẹ sẽ chỉ còn là kỷ niệm khi mẹ lên xe hoa về nhà chồng, nhưng thời thế đổi thay bất ngờ, kinh tế gia đình chồng suy sụp. Gánh hàng lại theo mẹ tần tảo khắp nơi để phụ chồng, nuôi con. Tuy nhiên, giờ gánh hàng của mẹ không còn những món ăn của tuổi học trò nữa, mà thay vào đó mẹ bán rau, bán cá, bán thịt. Mẹ bảo bán những thứ đó lãi nhiều hơn.

Muốn có hàng ngon, hàng rẻ, mẹ phải dậy sớm đến các chợ đầu mối mua hàng. Có hàng rồi phải đi hàng chục cây số để bán. Thương mẹ vất vả, tôi hỏi sao lại không đi bán hàng gần nhà, mẹ giải thích: Gần nhà có nhiều chợ, nếu muốn mua thì họ ra chợ mua, mấy ai mua của gánh hàng rong.

Mẹ không chỉ buôn bán giỏi mà còn nuôi dạy con rất khéo. Tôi nấu cơm sống, mẹ không chê cười hay mắng mỏ, mà ân cần giảng giải cho tôi cách canh nước, canh lửa. Lúc tắm em, tôi sơ ý để xà phòng rơi vào mắt em, mẹ vừa dỗ em vừa cầm tay tôi hướng dẫn cách gội đầu cho em. Cứ như thế, tôi trở thành cô gái đảm đang bếp núc, vén khéo việc chăm sóc các em.

Ngày đó, con gái vùng tôi ít ai được học hành đến nơi đến chốn. Tư tưởng “con gái học lắm thì cũng về nhà chồng, phục vụ chồng” đã khiến nhiều cô gái dở dang chuyện học hành.

Với mẹ thì khác, mẹ luôn quan niệm: Làm người phải có trí thức mới có cuộc sống tốt đẹp. Gánh nặng học hành của tôi lại chất lên đôi vai gầy của mẹ. Mỗi lần ngồi vào bàn học, tôi lại như thấy có giọt mồi hôi của mẹ lăn theo từng con chữ. Tôi tự nhủ: Phải  học thật giỏi để mẹ được vui lòng.

Một ngày, gánh hàng rong của mẹ được cất vào góc nhà như một vật kỷ niệm. Sự trưởng thành của tôi đã giúp mẹ được nghỉ ngơi, thanh thản bên con, bên cháu. Nhưng không vì thế mà mẹ quên những tháng ngày cơ cực. Mẹ vẫn thường nhắc tôi về những ngày đi bán hàng rong. Tôi hiểu, mẹ không có ý kể công hay bảo tôi phải mang ơn mẹ. Mẹ chỉ muốn tôi hiểu: Đừng bao giờ quên quá khứ.

Mẹ ơi! Đứa con được mẹ nuôi dưỡng từ những ngày đi bán hàng rong, dù có thành đạt, có giàu sang vẫn luôn ghi nhớ trong lòng một điều: Tất cả những gì con có được ngày hôm nay đều do sự tần tảo, chắt chiu của mẹ mà nên.

Con biết ơn mẹ rất nhiều.

Sương Mai (Báo Phụ Nữ)

Người phụ nữ Việt Nam là người phụ nữ đảm đang trong gia đình, gánh vác mọi việc nặng nhọc, nuôi dạy các con nên người. Thật xứng đáng là người mẹ Việt Nam. Cho nên đối với cha mẹ là ân sâu, nghĩa nặng. Chúng ta làm người đừng bao giờ quên ân nghĩa ấy.

Bởi vậy làm người chúng ta phải biết nhớ ân, dù một ân nghĩa rất nhỏ, nhưng mãi mãi phải ghi khắc trong tim. Vì biết nhớ ân cũng là đạo đức nhân bản, vì sống có đạo đức nhân bản nên chúng ta không còn mang bản chất của loài cầm thú.

Người không biết ân nghĩa là người vong ân, người vong ân là người vô đạo đức. Trên đời này những người vô đạo đức là những người không xứng đáng làm người, chỉ là một con thú vật mang hình người. Chúng ta hãy coi chừng những con thú vật mang hình lớp người, nó rất hung ác, giết hại người cướp của không gớm tay. Họ chẳng còn nhân tính của con người, nên không còn thương xót ai cả, chỉ biết tiền tài, danh lợi, vật chất mà thôi. Hãy tránh xa những người ấy quý vị ạ! Nếu quý vị muốn được an thân.

*****

ĐỨC THỨ SÁU: ĐỨC HIẾU SINH NHƯỜNG CHỖ THÂN HÀNH CÓ GIÁ TRỊ KHÔNG PHẢI NHỎ

Khi chúng ta biết nhường chỗ cho người khác là chúng ta đã có suy tư chín chắn về người được nhường chỗ là những người đáng thương như già yếu, bệnh tật, có con còn bé, v.v... Đó là nhường chỗ về vật chất để làm tinh thần và cơ thể họ dễ chịu, thoải mái hơn. Còn về nội tâm thì nhường chỗ như thế nào? Về nội tâm nhường chỗ là làm thay đổi thói hư, tật xấu ác của người khác để họ được an ổn, yên vui.

Ví dụ: một người hay giận dữ, chúng ta hướng dẫn anh ta một phương pháp làm cho anh ta không còn giận dữ nữa, đó là chúng ta đã nhường chỗ không giận dữ cho anh ta, khiến anh ta không còn giận dữ nữa.

Ở đây, cô giáo đem tình thương làm thay đổi tâm tính những người học trò của mình. Bởi vậy chỉ có lòng yêu thương mới làm thay đổi tâm tính con người. Lòng thương yêu ấy rất thấm thía tình người qua bài học: “SỰ THAY ĐỔI TRONG TIM”.

“Steve là một đứa bé to xác, trông nó lớn hơn nhiều so với tuổi mười hai của nó. Cả bố và mẹ của Steve đều nghiện rượu, nên nó học hành rất bê trễ và sắp bị nhà trường cho nghỉ học, vì kết quả quá tệ hại. Chẳng ai để ý đến việc học của Steve cho đến ngày nó gặp được cô White.

Cô là một cô giáo trẻ đẹp với mái tóc màu đỏ rực và gương mặt vui tươi. Steve cảm thấy thích cô ngay trong lần gặp đầu tiên, nó không rời mắt khỏi cô giáo. Tuy vậy, nó không gây được sự chú ý cho cô. Do không bao giờ làm bài tập về nhà, nên nó luôn gặp rắc rối với cô. Nó rất buồn khi nghe cô trách cứ và khi bị phạt vì không làm bài tập về nhà, nó cảm thấy vô cùng khổ sở. Tuy vậy, nó vẫn không chịu học.

Vào giữa học kỳ một, toàn bộ học sinh lớp bảy phải làm bài kiểm tra kỹ năng cơ bản. Steve hối hả làm cho xong bài kiểm tra rồi chống tay mơ mộng về những điều mông lung đang diễn ra trong tâm trí nó, trong khi thời gian cứ chầm chậm trôi qua. Nó không còn nhớ gì đến bài kiểm tra nữa, mà đang để tâm hồn phiêu du trong khu rừng nhỏ cạnh nhà, nơi nó vẫn thường trốn chạy vào đó một mình để khỏi phải nhìn thấy cảnh cha mẹ nó đang lả người đi trong những cơn say, mùi rượu nồng nặc bao trùm lấy ngôi nhà. Không ai quan tâm đến nó. Không ai biết nó đã đi khỏi nhà, vì không ai còn đủ tỉnh táo để quan tâm. Điều lạ lùng là Steve chưa bao giờ bỏ học một ngày nào.

Một hôm, đang để tâm trí lang thang trong khu rừng ấy, giọng của cô White đột nhiên cất lên phá vỡ giấc mơ ban ngày của nó: “Steve!” Nó giật mình quay sang nhìn cô. “Chú ý vào bài học!”.

Cô đang công bố kết quả bài kiểm tra giữa học kỳ: “Tất cả các em đều làm bài rất tốt”, cô nói với cả lớp, “trừ một người, và cô rất buồn phải thông báo điều này, nhưng...”, cô chần chừ, cái nhìn của cô như ghim chặt Steve trên ghế... “người học sinh thông minh nhất khối lớp bảy đã không làm được bài thi này!”.

Cả lớp quay sang nhìn Steve. Nó cúi mặt xuống nhìn vào mấy ngón tay. Sau đó, giữa cô và nó đã xảy ra một cuộc chiến. Cô tìm mọi cách để thuyết phục nó làm bài, từ nhẹ nhàng đến cương quyết, thế nhưng nó vẫn nhất định không chịu thay đổi ý định, ngay cả khi cô buộc phải áp dụng hình thức kỷ luật.

“Tại sao con không chịu làm bài. Con đủ thông minh để làm những bài tập này mà!”.

Mặc những lời khuyến khích hết sức của cô, nhưng nó vẫn trơ trơ và còn lầm lì hơn nữa.

“Hãy cho mình một cơ hội đi! Con phải gắng sức chứ, đừng bỏ cuộc con ạ!”. Vô phương, lời của cô vẫn như gió lùa nhà trống.

“Steve! Tại sao con lại hành động lạ lùng như thế. Con có biết là cô rất lo lắng cho con không?”.

Lo lắng cho nó ư? Steve chợt sững người lại. Nó thấy một cảm giác lạ bóp nghẹt trong tim, có người lo lắng cho nó sao? Một người hoàn hảo như cô mà lại quan tâm lo lắng cho nó ư?

Trưa hôm đó, đi học về Steve cứ trầm ngâm suy nghĩ mãi. Nó bước vào nhà, nhìn xung quanh. Cả cha và mẹ nó đều đã ngủ vùi trong cơn say, quần áo xốc xếch, mùi rượu nồng nặc bao trùm lấy ngôi nhà. Nó nhanh chóng thu dọn một vài thứ thường mang theo khi vào rừng như: một hộp bơ, một ổ bánh mì, nhưng lần này nó đem thêm quyển sách giáo khoa. Nét mặt cau lại đầy quyết tâm, nó đi thẳng vào rừng một mình, không nhìn lại bất cứ một ai.

Ngày thứ hai đầu tuần. Nó đến trường đúng giờ và nóng lòng chờ khi cô giáo đến. Khi cô bước vào lớp và mỉm cười, nó chưa bao giờ thấy cô đẹp đến thế. Nó chờ cho nụ cười của cô dừng lại ở chỗ nó, nhưng cô không nhìn đến nó, cô giáo dường như đang chuẩn bị một việc gì: dọn bài, kiểm bài hay giảng bài, v.v...

Nhưng ngay lập tức, cô cho cả lớp làm một bài kiểm tra dựa theo bài tập cô đã cho về nhà tuần trước. Steve nhanh chóng làm bài mà nó là đứa đầu tiên nộp bài cho cô. Cô White rất ngạc nhiên, cô bối rối cầm lấy bài làm của nó và nhìn lướt qua. Tim đập thình thịch trong lồng ngực, Steve quay trở về bàn. Nhưng ngay khi vừa ngồi xuống, nó không thể kìm nổi tò mò nên lén nhìn lên cô giáo một lần nữa.

Nét mặt cô White đang bất ngờ và thể hiện sự vui mừng tột độ. Cô chăm chú nhìn Steve và nở một nụ cười. Đứa học trò thông minh nhất khối lớp bảy đã qua được bài kiểm tra đầu tiên.

Kể từ giây phút đó, Steve hoàn toàn đổi khác. Cuộc sống của gia đình nó vẫn vậy, nhưng cuộc sống của nó đã thay đổi. Nó khám phá ra một điều rằng không những nó có thể học, mà hoàn toàn có thể học giỏi và nó còn biết cách áp dụng những điều đã học vào cuộc sống. Steve bắt đầu vươn lên, và nó cứ tiếp tục vững bước như vậy trong suốt mấy năm học sau.

Sau khi tốt nghiệp trung học, Steve gia nhập vào hải quân, trở thành một sĩ quan quân đội xuất sắc. Trong thời gian đó, nó có người yêu và lập gia đình. Nó tốt nghiệp đại học hạng xuất sắc trong thời gian phục vụ quân đội. Nó cũng đã góp phần động viên rất nhiều người, những người mà sau này đã thừa nhận rằng nếu không có Steve, họ khó mà còn tự tin vào chính mình.

Sau khi xuất ngũ, Steve chọn con đường trở thành phụ tá giáo sư ở trường đại học gần nhà.

Bạn thấy đó, một sự thay đổi lớn lao đã diễn ra trong tim một đứa bé trai, tất cả chỉ nhờ vào tình yêu thương chân thành của một cô giáo biết quan tâm đến học sinh. Bằng sự tận tâm với nghề, cô White đã lập nên một chiến công kỳ vĩ.

Cô đã nhen lên niềm tình yêu cuộc sống cho học sinh mình, cứu lấy cuộc đời người này và chính người này lại làm thay đổi cuộc đời của rất nhiều người khác nữa. Tôi biết rõ mọi chuyện, vì tôi chính là tình yêu của anh ấy.

Kỳ Thư (Tổng Hợp & Biên dịch)

Đấy quý vị thấy chưa? Chỉ có đức hiếu sinh mới làm thay đổi cuộc đời, từ chỗ khổ đau đến chỗ bình an, yên vui. Nhường chỗ cũng từ trong lòng thương yêu lưu xuất để làm ích lợi cho đời, đem lại niềm an vui cho đời, làm thay đổi cuộc đời. Nhưng lòng yêu thương ấy phải từ trong trái tim, ngoài trái tim yêu thương thì tình thương yêu ấy không thật.

Chúng ta là con người, phải siêng năng rèn luyện lòng yêu thương để luôn luôn sẵn sàng ban tình thương yêu ấy cho mọi người, để mọi người cùng sống trong đức hiếu sinh thì cuộc sống mới có sự bình an, yên vui. Và như vậy là chúng tôi mãn nguyện và hân hoan hạnh phúc lắm rồi.

*****

ĐỨC THỨ BẢY: ĐỨC HOAN HỶ NHƯỜNG CHỖ HIẾU SINH Ý HÀNH

Lòng hoan hỷ và sung sướng nhất của chúng ta là thấy mọi người biết thương yêu nhau, biết sống vì nhau, biết tha thứ mỗi lỗi lầm của nhau, v.v... Đức hạnh hoan hỷ nhường chỗ hiếu sinh rất cần thiết cho đời sống con người. Có hoan hỷ mới có thương yêu, mới có tha thứ. Có tha thứ mới có buông xả. Nhờ buông xả chúng ta mới chuyển từ người xấu để trở thành người tốt như câu chuyện dưới đây: “LỜI KHEN QUÝ BÁU”.

“Tiệm kinh doanh các sản phẩm từ sữa của cha tôi thường xuyên thuê khoảng mười lăm người làm việc hằng ngày. Chúng tôi khử trùng và tinh lọc sữa do những nông dân mang đến mỗi sáng, đóng chai rồi giao cho các hộ gia đình và các nhà hàng. Với khách hàng là trẻ em, chúng tôi có kem đủ loại (gồm 27 hương vị mê ly khác nhau) và sữa đựng trong hộp giấy nhỏ.

Khu nhà chứa sữa của chúng tôi trước đây, nay được sửa sang thành cửa hiệu nhỏ, bên trong đựng một bồn sô đa thật lớn. Suốt mùa hè, từng đoàn du khách xếp hàng lũ lượt tại quầy đằng sau quầy.

- Cô Debbie này - cha tôi cất giọng nhẹ nhàng, khẽ đặt tay lên vai cô - tôi đã quan sát cô làm việc và cũng đã thấy cách cô bán hàng cho bà Forbush.

Mặt cô Debbie đỏ ửng lên, rơm rớm nước mắt, cố nhớ xem bà Forbush là ai trong số những khách hàng bị cô đã thối nhầm tiền hay làm đổ sữa. Cha tôi tiếp:

- Tôi chưa bao giờ thấy bà Forbush lịch sự như vậy với bất kỳ ai trong cửa hàng của tôi. Vậy là cô đã biết cách làm bà ấy hài lòng. Tôi chắn chắn mai mốt mỗi lần đến mua sữa, thể nào bà ấy cũng mong muốn được cô phục vụ. Hãy cứ làm tốt như thế nhé!

Tấm lòng nhân ái cùng với xử sự thông minh của cha tôi đã mang lại cho ông một sự đền đáp xứng đáng. Trong suốt mười sáu năm sau, doanh nghiệp gia đình chúng tôi đã có một nhân viên trung thành tận tụy và một người bạn tốt bụng”.

Hạt Giống Tâm Hồn (Cho lòng dũng cảm và tình yêu cuộc sống)

Thương yêu và tha thứ, câu chuyện trên đây quý vị có thấy chăng? Từ một nhân viên làm việc vụng về lỗi lầm, nhưng khéo giúp đỡ an ủi bằng lời khuyên dạy nhẹ nhàng để giúp họ trở thành người làm việc tốt. Đấy là tình thương yêu và tha thứ của người có đạo đức, nếu người không có đạo đức thì chỉ còn có nước cho thôi việc.

Trên đời này, mọi người rất cần tình yêu thương và tha thứ. Nhờ có tình thương yêu tha thứ mà con người mỗi ngày giảm bớt sự khổ đau. Cuối cùng trên hành tinh này chỉ còn là tiếng cười hoan hỷ.

*****

ĐỨC THỨ TÁM: ĐỨC QUÊN MÌNH QUAN TÂM ĐẾN NGƯỜI KHÁC, HIẾU SINH Ý HÀNH

Quên mình quan tâm đến người khác là một hành động đạo đức cao thượng mà người đời ai cũng mến phục và yêu thương.

Trải qua trong cuộc đời của chúng ta có rất nhiều gương hạnh hiếu sinh dám hy sinh mình để cứu người khác trong nước sôi lửa bỏng. Những người làm được những việc vĩ đại ấy, thật là những người có tâm hồn cao thượng tuyệt vời. Những tâm hồn cao thượng ấy lại mai danh ẩn bóng không để cho người đời biết đến tên tuổi của mình, như câu chuyện dưới đây: “ANH HÙNG VÔ DANH”.

“Willy cao hơn hai mét và nặng gần một trăm năm chục ký - một thân hình to lớn so với lứa tuổi 16 của cậu. Đó chính là lý do vì sao bọn trẻ trong khu phố lao động của chúng tôi rất e sợ cậu. Bọn chúng thường túm tụm lại kể cho nhau nghe rằng đã có lần, Willy kẹp cổ một người suýt chết ngạt chỉ với đôi tay trần của mình. “Tiếng tăm lẫy lừng” đó khiến hết thảy mọi người phải kiêng nể cậu, nhất là ở cái khu phố đầy bạo lực này - nơi mà cả người lớn lẫn lũ trẻ con đều giải quyết mọi việc bằng bạo lực là chính.

Willy và tôi chơi với nhau từ thuở cả hai còn bé xíu. Ngày đó, Willy đã cao to như một thiếu niên, còn tôi thì vừa béo vừa lùn, với mái tóc cháy nắng đỏ hoe. Lớn lên, chúng tôi cùng làm việc ở một nhà máy nhỏ trong thị trấn. Công việc của tôi là ở văn phòng, còn Willy thì phải ra tận bến tàu. Ngay cả những người làm việc lâu năm nhất ở đó cũng có vẻ e sợ Willy, vì một lẽ đơn giản là cậu ấy rất khoẻ và lại lầm lì ít nói.

Sau giờ làm việc, Willy luôn đưa tôi về nhà an toàn và rất kín miệng về bí mật của cậu ấy. Chỉ có một mình tôi mới biết rằng, vào mỗi tối, thay vì lượn lờ trên các con phố và gây sự với khách bộ hành như mọi người vẫn đồn đại, Willy lại trở về nhà, nhẹ nhàng đỡ bà ngoại của mình ra khỏi chiếc xe lăn, giúp bà tắm rửa. Sau bữa ăn tối và xem ti vi cùng nhau, cậu lại đặt bà lên giường và bắt đầu đọc truyện cho bà nghe đến khi bà chìm vào giấc ngủ. Mỗi sáng, Willy đều chải tóc cho bà, giúp bà mặc những bộ quần áo mà cậu đã mua bằng tiền công dành dụm của mình, rồi lo cho bà bữa sáng chu đáo. Xong đâu đấy, cậu lại bế bà đặt vào chiếc xe lăn rồi mới chịu đi làm.

Cha mẹ Willy đều đã mất, vì thế, bà ngoại chính là người thân duy nhất còn lại của cậu. Willy chăm sóc bà rất chu đáo, và bà chính là lý do để cậu luôn cố gắng sống thật tốt. Rõ ràng là những lời đồn đại về Willy chẳng có chút gì là sự thật, nhưng cậu ấy cũng chẳng bao giờ để ý hay có thái độ phản bác gì. Willy cứ để mặc cho người khác tin vào những gì mà họ nghĩ về cậu, và cũng chẳng lấy làm buồn lòng khi mọi người cứ né tránh cậu như là hung thần trên đường phố vậy.

Một ngày nọ, tôi có việc phải nấn ná lại văn phòng nên Willy đi về trước. Xong việc, tôi đi bộ về nhà như thường lệ thì thấy ngay gần nhà máy đóng hộp là năm sáu chiếc xe cứu hỏa đang nối đuôi nhau thành hàng dài trên đường. Một màn khói dày đặc phủ kín cả một góc trời phía trên dãy nhà. Len qua đám đông, tôi nhìn thấy một phụ nữ nước mắt lưng tròng đang ôm trong tay đứa bé được quấn trong chiếc áo sơ mi cũ, vải ca rô đỏ đen mà tôi trông rất quen. Người phụ nữ đang nói chuyện với vài người lính cứu hỏa và một phóng viên của tờ tin buổi chiều.

“...Lửa cháy, khói bốc lên nghi ngút, chàng thanh niên to cao ấy nghe tiếng con tôi khóc và đã nhảy ngay vào lửa để cứu nó”, cô ta kể trong nước mắt, nét mặt vẫn chưa hết kinh hoàng, hai tay ôm chặt lấy đứa bé như sợ sẽ mất nó lần nữa. “...Cậu bé quấn thằng bé bằng cái áo sơ mi này trước khi trao nó lại cho tôi. Tôi còn chưa kịp nói lời biết ơn thì cậu ấy đã mất hút vào đám đông, ngay khi xe cứu hỏa vừa đến”.

Tối hôm ấy, đài truyền hình địa phương đã đưa tin về vụ hỏa hoạn xảy ra ở khu phố nọ, cùng với lời tuyên dương người anh hùng vô danh đã dũng cảm xông vào ngọn lửa cứu người già và trẻ em. Bản tin cũng cho biết, chánh quyền thành phố sẽ trao tặng huy chương và phần thưởng cho những ai chứng minh được mình là người anh hùng vô danh đó. Nhưng cho đến hôm nay, nhân vật anh hùng đó vẫn là một ẩn số”.

Anh Khang (Theo “Big Willy”)

Làm một việc nghĩa mà không để cho đời biết mình làm việc nghĩa, thì chính đó là một nhà từ thiện vĩ đại. Làm việc từ thiện có bỏ ra một chút tiền mà hô hào cho mọi người biết, đó là làm việc thiện để cầu danh. Làm việc thiện cầu danh thì đó không phải là việc từ thiện. Có người làm việc từ thiện thường đi cứu trợ chỗ này, chỗ khác, nhưng lại làm nghề cho vay lấy lãi thì còn gì là thiện. Nếu muốn làm việc từ thiện mà thật thiện thì nên làm nghề khác, nghề lương thiện. Từ đồng tiền lương thiện của mình mà làm việc từ thiện, lại còn dấu tên tuổi thì mới thật sự làm việc từ thiện.

Cậu Willy cứu người xong liền biến dạng trong đám đông người, để tránh mọi người khen tặng tán dương, đến đỗi người mẹ của cháu bé bị tai nạn cũng không kịp cảm ơn, thì đủ biết cậu Willy cố ý để không ai biết mình cứu em bé.

Đúng là một nhà từ thiện vĩ đại, làm từ thiện như vậy mới thật là nhà làm từ thiện.

Cho nên bài này lấy tựa đề ANH HÙNG VÔ DANH thật xứng đáng với con người vĩ đại mà mọi người phải kính phục.

Dưới đây là những bài viết về những nhân vật có thật trong xã hội chúng ta hiện nay. Họ đang thực hiện đức hiếu sinh sống vì người; họ đem tình thương đến với mọi người. Họ là những tấm gương sáng để chúng ta cùng noi theo những đức hạnh và tình người cao quý - con người đối với con người. Chúng tôi mong rằng đức hiếu sinh này luôn luôn ở trong lòng mọi người, để con người xứng đáng làm người.

Bởi chỉ có tình thương mới làm ấm lòng người, chỉ có tình thương mới đem lại sự bình an cho mọi người.

*****

Bài viết số 1: CHIA ĐÔI GIỌT MÁU CỨU NGƯỜI

Bữa cơm tối của gia đình anh Bùi Công Minh (quận 1) vừa dọn ra còn bốc khói, chưa ai kịp chạm đũa thì điện thoại reo. Sau vài câu trao đổi với người bên kia đầu dây, anh Minh buông đũa, vơ vội chiếc áo treo trên vách và hối hả dắt xe ra khỏi nhà. Như đã quá quen với những lần vắng nhà đột ngột như thế này của chồng, vợ anh Minh chẳng thấy lạ lẫm.

1. Những ca hiến máu nhớ đời Bệnh nhân cần cho máu khẩn cấp là một bé gái sơ sinh đang nằm ở bệnh viện Từ Dũ. Bé là kết quả tình yêu muộn màng của đôi vợ chồng lớn tuổi sau nhiều năm điều trị vô sinh. Ngay lúc chào đời, bé bị thiếu máu nghiêm trọng. Mặc dù bệnh viện có nguồn máu dự trữ, nhưng vắt cạn cả kho máu cũng không tìm đâu ra được một giọt thuộc nhóm RH. “Nhìn ánh mắt thất vọng của hai vợ chồng họ khi kết quả thử máu không phù hợp, mình cũng thấy đau ran cả lòng cả dạ. Lúc cho máu em bé xong, người cha đã đến nắm lấy tay tôi bật khóc”, anh Minh nhớ lại.

Lần đó anh hiến hai đơn vị máu (450ml). Bệnh viện và gia đình đứa bé hỏi tên và địa chỉ, nhưng anh lắc đầu rồi lặng lẽ đội mưa về cho kịp bữa cơm tối cùng vợ con.

Một lần đang trao đổi công việc với khách hàng, chị Lê Thị Thanh Hà (quận 1) được tin một bệnh nhân đang cấp cứu ở bệnh viện Chợ Rẫy cần truyền máu hiến gấp. Bỏ dở công việc, chị lao vội từ tầng hai xuống đất, gọi taxi đến ngay bệnh viện. Người cần cho máu hôm đó là một thanh niên bị nạn khi chạy xe đuổi bắt một tên cướp vừa giật giỏ xách của người đi đường.

Nhờ hai đơn vị máu của chị Hà, sau một tuần điều trị, người thanh niên ấy đã hồi phục. Lúc tỉnh lại, anh ấy nói vui: “Tôi lo cứu người khác, còn chị cứu tôi”, chị Hà cười giòn tan kể.

Anh Lâm ở quận Tân Phú bảo: “Tôi rất hạnh phúc đã hiến máu cho cháu bé là cháu nội duy nhất của một bà mẹ Việt Nam anh hùng ở miền Trung”. Nhờ hai đơn vị máu của anh, đứa bé đã được cứu sống.

2. Quên mình cứu người dưng

Sau lần cho máu bé gái ở bệnh viện Từ Dũ, anh nằm bệnh viện suốt cả tuần. “Theo quy định, thời gian giữa hai lần hiến máu với người nam là ba tháng, với người nữ là bốn tháng.

Nhưng tại vì trước đó 10 ngày, tôi đã hiến hai đơn vị máu cứu một người bị tai nạn giao thông nên sức khoẻ xuống hơi nhanh”, anh Minh giải thích. Cũng mắc cái tội hiến máu không theo đúng nguyên tắc như anh Minh, sau lần cứu anh “Lục Vân Tiên thời nay”, chị Hà cũng đổ ốm mấy ngày liền. Chị bộc bạch: “Thiệt tình lúc đó điện thoại kêu đi hiến máu, sức khoẻ tôi không tốt lắm. Nhưng cứ nghĩ đến cảnh người cần cho máu đang giành giật từng phút giây để sống, tôi không cam tâm từ chối...”.

Không chỉ hiến máu cứu người trong nước, các thành viên còn cứu người nước ngoài. Một đêm tháng 5/2003, ông Jacob Deutsh, một chuyên gia người Đức được đưa vào bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng giảm tiểu cầu trầm trọng. Ông đã được những người dưng nơi đất khách cứu khỏi cơn nguy kịch. Trước khi về nước, ông Jacob Deutsh ghé Trung tâm hiến máu nhân đạo TP.HCM bày tỏ: “Trong con người tôi có thêm dòng máu của người Việt Nam, của những người luôn sống chân tình. Các bạn là những ân nhân mà suốt đời tôi không thể quên”.

Có một điểm chung ở các thành viên câu lạc bộ hiến máu, họ không muốn người được cứu sống phải mang ơn họ, ngay khi phải có tên tuổi hoặc địa chỉ. Bác sĩ Bùi Văn Thêm, giám đốc Trung tâm hiến máu nhân đạo TP.HCM, chủ nhiệm cậu lạc bộ hiến máu kể, nhiều bệnh nhân sau khi hết bệnh đến Trung tâm xin địa chỉ người đã cho máu cứu mình, nhưng ông buộc lòng phải từ chối. Sống trên đời cần có một tấm lòng để gió cuốn đi... Nhiều người từng được cứu sống bằng máu của những người tốt bụng đã tham gia câu lạc bộ như một cách tri ân. Dòng máu của họ cùng các thành viên trong nhóm lại tiếp tục tuần hoàn hiến tặng, mang theo thông điệp cao cả cứu người.

Trần Ngọc (báo Xã Hội Pháp Luật, Ngày 27/4/2007)

*****

Bài viết số 2HAI MẸ CON CHUẨN BỊ... BỎ THI

Hai mẹ con đứng trước quầy vé, chuẩn bị mua vé trở về quê và bỏ thi Đại học, vì trong túi chỉ còn 100.000 đồng. Thế rồi những tấm lòng lại mở ra...

“Lần đầu tiên đi thi Đại học, gặp một cú sốc vô cùng lớn, tưởng rằng em sẽ bỏ thi giữa đất Sài Gòn rộng lớn này... Em cám ơn các anh chị rất nhiều!...”. Đó là lời tâm sự chân thành mà thí sinh Nguyễn Thảo Hoài Hương ghi trong nhật ký Tiếp Sức Mùa Thi của các sinh viên tình nguyện tại bến xe Miền Tây.

Cô Nguyễn Thị Ánh dắt con gái Hoài Hương lặn lội từ Tiền Giang lên Sài Gòn để thi vào Trường ĐH Mở TP.HCM. Lần đầu lên thành phố, không biết đường xá, lại chỉ có ít tiền, nên cô Ánh và Hương đón xe đến bến xe miền Đông để cầu cứu người quen. Thế nhưng hai mẹ con đành lủi thủi quay lại bến xe miền Tây, vì người quen không cho ở. Trong túi cô chỉ còn hơn 100.000 đồng, Hương và mẹ dự định lại quầy mua vé trở về quê. Cô Ánh vô cùng đắn đo giữa quyết định về hay ở, vì nếu về thì Hương phải chấp nhận bỏ thi. Rất may các sinh viên tình nguyện tại bến xe miền Tây đã kịp thời liên lạc với trung tâm hỗ trợ sinh viên Trường ĐH Mở TP.HCM để thu xếp chỗ ăn ở miễn phí cho hai mẹ con. Cô Ánh và Hương mừng rơi nước mắt và không ngớt lời cảm ơn các sinh viên tình nguyện. Cô tâm sự: “Nhà nghèo, nhưng thấy con ham đi thi nên ráng lo cho con lên đây. Nếu không có các cô cậu giúp đỡ thì tôi cũng không biết làm sao. Về không nỡ, ở thì không tiền”.

Mỹ Phụng (Báo Tuổi Trẻ)

*****

Bài viết số 3THƠM THẢO TẤM LÒNG NGƯỜI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

“Tui là nông dân ở quê, đưa con vào TP.HCM thi, vừa xuống bến xe thì được các anh chị sinh viên tình nguyện chở về đây ở! Không ngờ ở Sài Gòn lại có nhiều người tốt như thế!”, ông Phạm Lợi, bố của thí sinh Phạm Tuân, ở trọ miễn phí tại nhà 41/7 đường Cô Giang (Q.1), xúc động nói.

1. Ở đây sướng lắm! Đến căn nhà vào buổi sáng, lên tầng trên nhìn ra ban công, năm phụ huynh đang ngồi uống nước trà và trò chuyện, nhìn sang phía đối diện là các sĩ tử đang ôn bài. Mặc dù chỉ đăng ký cho ở năm người, nhưng bây giờ số người ở miễn phí tại đây đã tăng gấp ba. Đã chín năm nay, năm nào tới mùa tuyển sinh, căn nhà của ông Hồ Đắc Dung (68 tuổi) cũng là nơi ở miễn phí cho nhiều thí sinh và phụ huynh ở tỉnh xa.

Ông dành nguyên cả tầng trên để các thí sinh và người thân ở, còn mình thì nghỉ tầng dưới. Các căn phòng đều trang bị đầy đủ bàn và ghế ngồi học.

“Tui là người thành phố, trước kia lại là cán bộ Đoàn, cứ mỗi năm tới mùa tuyển sinh tôi lại bắt gặp nhiều cháu ở quê lên không có tiền thuê nhà trọ, không có tiền ăn cơm, phải ngủ bờ ngủ bụi để thi. Thậm chí có nhiều cháu còn bị giật mất quần áo, tiền bạc... thấy thương quá! Thôi thì mình có điều kiện hơn, nhà cũng có chỗ trống, cho ở được cháu nào hay cháu đó”.

“Năm đầu tiên chỉ cho hai cháu ở, vì mình cũng còn e ngại, nhưng đến hôm nay thì vượt chỉ tiêu”, ông vừa cười vừa kể. “Vui nhất là khi nhận được điện thoại báo đậu đại học của các cháu điện về. Nhiều cháu còn mang quà ở quê vào cám ơn rồi nói: Nhờ ở nhà ông mà con đậu đại học đó!”.

Một ngôi nhà ở đường Ngô Văn Năm (Q.1). Trong các căn phòng rộng và sạch sẽ là cảnh học sinh đang ôn bài chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới, phụ huynh thì nằm nghỉ ngơi. Chị YBRai, mẹ của thí sinh Chu Thị Thu Hà (quê Đakglây, Kontum) kể: “Bố nó mất từ lúc nó lên sáu tuổi, một mình tui phải làm để nuôi hai chị em ăn học. Làm nông nghèo, phải chạy vạy khắp nơi mới vay được tiền xuống thành phố thi. Đến nơi, may mà nhờ các anh chị sinh viên tình nguyện chở đến đây ở miễn phí, nếu không thì không biết lấy tiền đâu mà thuê chỗ ở”.

2. Như là gia đình thứ hai Vợ chồng lương y Cao Văn Đắc (phòng chẩn trị y học cổ truyền Phú Lâm, 14-16 Bà Hom, Q.6) mùa thi này lăng xăng dọn dẹp nhà cửa, giặt chăn màn, sửa lại bóng điện, chuẩn bị chỗ ngủ... để đón thí sinh. Đợt 1 vừa qua, căn nhà của bà là nơi ở của hơn 20 thí sinh. Ông bà đã cho thí sinh ở từ ba năm nay.

Bà bồi hồi kể lại: “Năm đầu tiên cô đăng ký cho ở miễn phí thì chẳng có ai ở cả, đến năm thứ hai bắt đầu đông. Năm rồi cô phải liên hệ xin nhà chùa cho các em ở miễn phí mới đủ chỗ.

Ngày trước lúc cô đi thi, cô cũng từng sống những tháng ngày cơ cực, từng ngủ ngoài công viên chờ trời sáng rồi thi. Bây giờ nhìn những đứa trẻ ở quê lên bơ vơ, lạc lõng là mình thấy thương. Biết rằng các cháu có chí, muốn vươn lên nên mình đâu thể làm ngơ được”.

“Thiếu nước thì nói chú mua nước, tối quá thì bật điện lên học chứ để mờ mắt”, lâu lâu ông Đắc cũng nhắc. Trần Thị Kim Liên (quê Đắc Lắc), thi vào ĐH Sư phạm, tâm sự: “Lần đầu tiên xa nhà nhớ nhà nhiều lắm, nhưng sống ở đây cô chú quan tâm không khác gì cha mẹ ở nhà nên cũng đỡ nhớ. Em thấy đây giống như gia đình thứ hai của mình”.

Quang Phương (Báo Tuổi Trẻ, Thứ bảy, 07/7/2007)

Đang có 24 khách và không thành viên đang online

Lượt xem
451
Các bài viết
1441
Số lần xem các bài viết
8819033