• phattuvandao1
  • chanhungphatgiao
  • quetsan
  • daytusi
  • benthayhocdao
  • thanhanhniem1
  • lailamtoduong1
  • huongdantusinh
  • thanhanhniem2
  • toduongtuyetson
  • tinhtoa2
  • ttl3
  • tinhtoa1
  • ttl1
  • khatthuc1
  • thanhanhniem3
  • tranhducphat
  • ThayTL
  • phattuvandao3
  • vandao2
  • lopbatchanhdao
  • amthat2
  • amthat3
  • vandaptusinh
  • amthat1
  • tamthuphattu
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Am thất
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
In bài này

Chiếc Máy Điện Thoại

Lượt xem: 3764

(Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích Lòng Yêu Thương, t.2, TG.2010, tr.148-158)

Nguồn: Sách: Lòng Yêu Thương - Tập 2

Câu chuyện chiếc máy điện thoại nói lên Lòng Yêu Thương đến với Lòng Yêu Thương của những người xa lạ chưa hề quen biết mặt nhau. Vậy mà Lòng Yêu Thương vẫn đến với họ với trái tim YÊU THƯƠNG chân thành. Chúng ta hãy đọc câu chuyện CHIẾC MÁY ÐIỆN THOẠI thì sẽ thấy Lòng Yêu Thương đến với Lòng Yêu Thương một cách hồn nhiên và trong sáng.

“Khi tôi còn nhỏ, ba tôi gắn một máy điện thoại để thuận tiện cho việc làm ăn của ông. Ðó là cái điện thoại đầu tiên trong xóm tôi. Ðến bây giờ tôi vẫn nhớ như in, cáiống nghe bóng loáng gác lên hộp điện thoại màu đen treo trên tường. Hồi đó tôi còn thấp lắm nên không với tới. Tuy nhiên tôi vẫn bị mê hoặc khi nghe ba tôi dùng để nói chuyện với bạn bè của ông.

Cho đến một hôm, tôi khám phá ra rằng đâu đó trong cái máy tuyệt vời kia có một nhân vật kỳ diệu. Tôi gọi nhân vật ấy là “cô”. Cô biết tất cả mọi thứ trên đời, từ việc cung cấp số điện thoại của mọi người đến việc kể những câu chuyện cổ tích đầy sức cám dỗ. Hôm đó mẹ tôi đi vắng. Tôi lấy đinh và búa để chơi trò thợ mộc. Thay vì đóng búa vào cây đinh, tôi lại đập một phát đau điếng vào ngón tay mình. Nhưng tôi vẫn không khóc vì nhìn quanh chẳng có ai chia sẻ nỗi đau “trời giáng” ấy. Tôi chạy quanh nhà cũng chẳng biết để làm gì. Và kia rồi! Cái điện thoại. Nhanh như cắt, tôi bắt ghế trèo lên và quay số. “Xin vui lòng cho cháu biết...”. Tôi nói lí nhí trong miệng. Một giọng nói rõ ràng và nhỏ nhẹ vang lên:

- Cháu cần gì?

- Ngón tay cháu bị đau – tôi bắt đầu rên rỉ. Những giọt nước mắt bị dồn nén khi nãy bây giờ có dịp trào tuôn.

- Có mẹ cháu ở nhà không? Vẫn giọng nói êm đềm ấy.

- Không có ai ở nhà cả, chỉ một mình cháu thôi – tôi thổn thức.

- Cháu có bị chảy máu không?

- Dạ không – tôi trả lời – cháu bị cây búa đập vào ngón tay, đau quá.

- Cháu có thể tự lấy nước đá trong tủ lạnh được chứ? – Cô hỏi và tôi nói được.

- Cháu đắp cục nước đá lên chỗ ngón tay đau – cô nói tiếp – một lúc sau sẽ khỏi ngay thôi.

Kể từ đó, tôi luôn gọi cho cô để nhờ cô giúp đỡ đủ thứ chuyện trên trời dưới đất. Nào là nhờ cô giúp tôi học địa lý, nào là hỏi cô cách giải bài tập toán, nào là...

Một hôm con chim hoàng yến của tôi chết, tôi buồn đến mất ăn, mất ngủ. Tôi bèn gọi tới cô để cô chia sẻ nỗi buồn. Cô lắng nghe và an ủi tôi. Nhưng tôi vẫn còn buồn lung lắm. Tôi hỏi cô:

- Tại sao những con chim hót hay và mang lại niềm vui cho mọi gia đình là phải chết trong chiếc lồng chật hẹp vậy hỡi cô?

- Không, nó không chết đâu cháu. Nó chỉ bay sang một thế giới không ca hát để làm vui lòng những gia đình bên đó.

Chẳng biết sao khi nghe thế, nỗi buồn trong tôi vơi rất nhiều.

Một bữa khác, tôi gọi cô chỉ để hỏi 24 + 15 bằng mấy. Sau đó tôi nghĩ chắc cô bực mình tôi lắm vì cứ hỏi cô những chuyện không đâu.

Tuổi thơ tôi cứ êm đềm trôi đi. Cho đến khi lên chín tuổi, gia đình chuyển về sống ở thành phố. Tôi nhớ cô lắm. Mỗi lần nhớ về ngôi nhà thuở nhỏ là hình ảnh cái máy điện thoại treo trên tường cứ hiện lên trong tâm trí tôi. Với đó là cô tiên hiền lành thường đến trò chuyện buổi ấu thơ.

Sau khi lớn lên, kỷ niệm về những cuộc chuyện trò ấy chưa một lần phai mờ trong kí ức tôi. Tôi biết ơn sự nhẫn nại, niềm thông cảm và lòng tử tế mà cô đã dành cho một đứa trẻ như tôi thuở đó.

Một hôm tôi chợt nhớ đến cô, trên đường về nhà tôi ghé vào bưu điện và gọi cho cô. Tôi nhắc ống nghe lên và quay số.

Lòng tôi bỗng rộn ràng khó tả. Và kỳ diệu thay, vẫn giọng nói ấy nhỏ nhẹ và rõ ràng vang lên trong tai tôi.

- Cô vui lòng chỉ cho cháu 24 + 15 bằng mấy? – Tôi hỏi.

Một thoáng im lặng phía đầu dây bên kia. Và rồi hơi ấm quen thuộc lại về với tôi.

- Bây giờ chắc ngón tay của cháu đã lành hẳn rồi phải không?

Tôi sung sướng vì cô đã nhận ra tôi sau ngần ấy năm.

- Cô có biết hồi đó cô có ý nghĩa với cháu biết bao không?

Ngập ngừng một lúc, cô thố lộ: Thuở đó, cô chờ điện thoại của cháu hằng ngày. Cô không có con, vì thế cháu là nguồn vui...

Bỗng nhiên tôi bật khóc. Tôi thương cô quá. Tôi đâu biết đó là lần cuối cùng tôi được nghe giọng của cô.

Ba tháng sau, tôi quay số và chờ đợi. Một giọng thật lạ trả lời tôi. Hốt nhiên tôi linh cảm có điều chẳng lành. Tôi hỏi thăm tin tức về cô và được biết cô đã mất năm tuần trước đó. Người điện thoại viên nói trước khi cô ra đi có để lại cho tôi vài dòng tin nhắn. Rồi cô điện thoại viên đọc cho tôi nghe:“Cháu yêu, có lần cô nói chim hoàng yến không chết. Nó chỉ bay sang một thế giới khác để ca hát làm vui lòng những gia đình bên đó. Bây giờ cô cũng vậy”.

Tôi bàng hoàng gác máy điện thoại xuống. Và như thuở nào, những giọt nước mắt cứ trào tuôn. Chỉ khác là lần này tôi không có cô bên cạnh để sẻ chia”.

Trẻ con bao giờ cũng thơ ngây, hồn nhiên, trong trắng, nghĩ sao nói vậy. Một người lớn tuổi phải chịu khó lắng nghe trẻ em nói chuyện rất thành thật không dối trá lừa đảo như người lớn tuổi.

Bậc làm cha mẹ mà hiểu được con cái của mình thì trên đời cũng hiếm lắm, phần nhiều cha mẹ luôn luôn cho cái hiểt biết của con cái là không đúng nên luôn luôn đem những hiểu biết của mình ra dạy cho con cái, chớ cha mẹ đâu có ngờ rằng những điều hiểu biết của cha mẹ chưa phải là hoàn hảo.

Nhưng cha mẹ cứ nghĩ rằng những gì cha mẹ hiểu biết là hơn con cái. Nếu cha mẹ chịu khó lắng nghe những điều con cái của mình nói ra là những gì cha mẹ cũng cần phải chấp nhận vì đó là một sự thật quá đúng.

Bổn phận làm cha mẹ là chia sẻ sự hiểu biết của con cái và nhất là làm chỗ dựa nương vững chắc cho con cái, chớ không phải bắt ép con cái mỗi mỗi đều nghe theo lời phán của cha me.

Cô xướng ngôn viên điện thoại là một trong những người cảm thông với mọi người và nhất là cô cảm thông với các cháu còn bé bỏng thơ ngây nên cô trả lời những gì các cháu cần cô giúp đỡ, vì thế khi cô mất là một sự đau buồn cho các cháu bé thơ, mặc dù cô chưa bao giờ nuôi dưỡng các cháu như cha mẹ, nhưng cô mất là mất đi sự cảm thông và chia sẻ nên cậu bé khóc và nói: “Chỉ khác là lần này tôi không có cô bên cạnh để sẻ chia”.

Trên đời tìm một người cảm thông để chia sẻ nỗi buồn vui đâu phải dễ. Cha mẹ tuy có công sinh thành dưỡng dục nhưng nhiều khi cha mẹ chẳng hiểu và cảm thông với con cái vì thế cha mẹ dù ở gần bên con cái nhưng rất xa ngàn dặm. Cha mẹ cứ nghĩ rằng mình làm nuôi con cái đầy đủ và cho đến trường học tập là đã hết bổn phận. Sự thật việc suy nghĩ như vậy chỉ là một phần vật chất của bổn phận làm cha mẹ; nhưng về tinh thần, không phải cho đến trường học là đủ vì thế con cái không nói ra nhưng chúng vẫn thấy cha mẹ còn cách xa chúng nhiều lắm, nhưng không biết làm sao nói ra cho cha mẹ biết, nên đành lòng ai lo việc nấy, vì thế tuy con cái ở trong gia đình nhưng không gần gủi với cha mẹ. Bởi vậy cha mẹ phải thấy trách nhiệm và bổn phận làm cha mẹ không phải chỉ có lo làm ra tiền của, cơm ăn, áo mặc để nuôi con cái là đủ. Bởi vậy phần nhiều cha mẹ sống gần bên các con cái nhưng đối với con cái luôn luôn cảm thấy có một cái gì ngăn cách, cha mẹ là người lớn còn con cái là trẻ con bé bỏng, nhưng cha mẹ đâu ngờ trong cái bé bỏng trẻ con còn có cái lớn mà người lớn cần phải học nơi trẻ con.

Ý kiến của trẻ em chân thật không dối trá lừa đảo, không gian xảo mưu mô, nói sao làm vậy không vụ lợi lường lận ai cả, không hơn thua danh lợi.

Thường người lớn xem trẻ em chẳng hiểu biết gì nhiều và sự hiểu biết còn cạn cợt chưa có kinh nghiệm của cuộc đời, chưa thực tế, những điều nầy chưa đúng. Trẻ em còn ngây thơ trong trắng nên những điều các em nói là chân thật mà người lớn cần phải học nơi trẻ em nhiều nữa như lời một đứa bé nói với bà nó: “Bà ơi, bà sẽ chẳng bao giờ thấy vui nếu luôn luôn làm những gì an toàn. Thỉnh thoảng bà phải liều lĩnh”. Câu nói như vậy là lời khuyên mang đầy đủ ý chí và nghị lực, gan dạ của một con người không chùn bước trước những sự khó khăn thử thách.

Cuộc đời không phải nơi an ổn cho mọi người mà cuộc đời luôn luôn sóng gió ba đào. Càng sóng gió ba đào thì cuộc sống mới có một giá trị. Cuộc sống càng yên ổn thì giá trị con người chẳng có gì, phải nói rất tầm thường. Mỗi sự thử thách là mỗi nấc thang rèn luyện ý chí con người ngày càng dũng mãnh, gan dạ. Giá trị con người là ở chỗ đó, chiến thắng được hoàn cảnh khó khăn là chiến thắng mình.

Làm nên sự nghiệp cho cá nhân mình cũng khó, nhưng nó lại mang lại cho chúng ta lòng ích kỷ nhỏ hẹp. Ngược lại làm nên sự nghiệp cho mọi người được lợi ích thì lại càng khó khăn gấp trăm ngàn lần, nhưng hạnh phúc thay cho những ai làm lợi ích cho mọi người. Vì đó là đem Lòng Yêu Thương thật sự đến với mọi người, mọi người vui thì mình mới vui. Ðó là niềm vui chân thật sẽ còn mãi mãi không bao giờ mất.

Chúng ta đọc “CHIẾC MÁY ÐIỆN THOẠI” thì chúng ta rõ Lòng Yêu Thương khi ban tặng cho ai thì không bao giờ mất.

Bởi vậy trên đời này chỉ có Lòng Yêu Thương, vì có Lòng Yêu Thương thì mới tha thứ những lỗi lầm của người khác và chính nhờ LÒNG THA THỨ mà tâm hồn mới tìm thấy sự an vui chân thật. Nếu chúng ta làm người thì điều kiện tốt nhất để cuộc đời được an vui và hạnh phúc là phải tập có Lòng Yêu Thươngđối vớitất cả mọi người dù người đó có làm gì cho chúng ta đau khổ, nhưng chúng ta đều lấy Lòng Yêu Thương đối với họ một cách chân thật. Nhờ đó mà cuộc đời chúng ta bớt thù thêm bạn.

Sống trong cuộc đời mà không có ai thù oán thì đó là một cuộc sống bình an. Muốn được vậy chúng ta phải mang Lòng Yêu Thương đến với mọi người. Phải không thưa quý vị?

***

Đang có 13 khách và không thành viên đang online

Lượt xem
451
Các bài viết
1441
Số lần xem các bài viết
8861729