• chanhungphatgiao
  • huongdantusinh
  • phattuvandao1
  • thanhanhniem2
  • amthat1
  • vandao2
  • khatthuc1
  • lailamtoduong1
  • tamthuphattu
  • tranhducphat
  • ThayTL
  • thanhanhniem3
  • vandaptusinh
  • thanhanhniem1
  • ttl1
  • lopbatchanhdao
  • amthat2
  • quetsan
  • daytusi
  • ttl3
  • amthat3
  • toduongtuyetson
  • phattuvandao3
  • tinhtoa2
  • tinhtoa1
  • benthayhocdao
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Am thất
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
In bài này

Thời Khóa Tu Tập Cho Cư Sĩ Chuyên Tu

Lượt xem: 36436

(Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích ĐVXP.8, TG. 2011, tr. 164-177)

Nguồn: Sách: Đường Về Xứ Phật - Tập 8

SÁNG:

7:00am – 7:30am: Ðịnh Niệm Hơi Thở + kinh hành

Thở đều 5 hơi thở, hơi thở bình thường, trong tư thế ngồi kiết già lưng thẳng, tâm chú ý hơi thở rất kỹ, theo dõi từng hơi thở một, không để mất hay gián đoạn sự theo dõi hơi thở tức là thất niệm. Nên nhớ kỹ trong thời gian này chỉ tu 5 hơi thở mà thôi, không tu nhiều hơn.

Trước khi thở 5 hơi thở, phải như lý tác ý hướng tâm nhắc:

“Tâm phải chú ý rất kỹ từng hơi thở một, không được xao lãng’’ hoặc “Tâm phải bám chặt hơi thở, không được lơi lỏng”.

Sau khi thở xong 5 hơi thở, đứng dậy đi kinh hành 20 bước (trong 20 bước nên hướng tâm bốn lần câu dưới đây, mỗi lần 5 bước), giữ tâm biết rất rõ ràng từng bước đi kinh hành.

Trước khi đi kinh hành phải như lý tác ý hướng tâm:

“Tôi đi kinh hành, tôi biết tôi đang đi kinh hành’’,

Liên tục thay đổi hai tư thế ngồi kiết già (5 hơi thở) và đi kinh hành (20 bước), tu tập đúng 30 phút, tức là đúng 7:30 xả nghỉ.

7:30am – 8:00am: Nghỉ thư giãn

Xả nghỉ thư giãn, ngồi chơi trong tư thế thường, nhưng thỉnh thoảng nhắc tâm:

“Tâm phải thư giãn, nghỉ ngơi, thanh thản, an lạc và vô sự, tâm không được nghĩ ngợi lung tung, các cơ toàn thân buông thõng xuống, tự nhiên thoái mái, dễ chịu, không được gồng hay gò bó”.

Nhắc xong câu pháp hướng này thì thân tâm phải buông thõng nhẹ nhàng và tự nhiên, tâm không được nghĩ ngợi lung tung.

Thỉnh thoảng, nên nhắc câu này nữa:

“Cảm giác toàn thân an lạc tôi biết tôi đang thư giãn”, hoặc câu “Cảm giác toàn tâm an lạc, tôi biết tôi đang thư giãn”.

Ðúng 30 phút, tiếp tục tu như dưới đây.

8:00am – 8:30am: Chánh Niệm Tỉnh Giác Ðịnh + Tứ Vô Lượng Tâm

Ði kinh hành tu tập Chánh Niệm Tỉnh Giác câu hữu Tứ Vô Lượng Tâm. Vừa đi vừa chú ý bước chân vừa nhắc:

“Tôi đi kinh hành tôi biết tôi giữ gìn, không giậm đạp lên chúng sanh” rồi đếm bước đi từ 1 cho đến 20 bước, đúng 20 bước dừng lại, ngồi nghỉ xả hơi 2 phút.

Khi xả nghỉ 2 phút xong, liền đứng lên tiếp tục đi kinh hành 20 bước trở lại và hướng tâm nhắc trước khi đi:

“Tôi đi kinh hành tôi biết tôi đang đi kinh hành” hoặc “Tôi đi kinh hành tôi biết tôi giữ gìn, không giậm đạp lên chúng sanh”, hướng tâm như vậy, rồi tiếp tục đếm bước đi từ 1 cho đến 20 bước, rồi ngồi xả nghỉ 2 phút.

Xong 2 phút xả nghỉ lại tiếp tục đi kinh hành 20 bước như trên, và cứ thế tu tập cho đến đúng 30 phút mới xả nghỉ. (Trong khi đi kinh hành và xả nghỉ tâm không được nghĩ ngợi lung tung).

8:30am – 9:00am: Xả nghỉ, ngồi chơi tự nhiên.

Xả nghỉ, ngồi chơi tự nhiên.

Dù tâm có vọng tưởng (khởi nghĩ gì) hay không vọng tưởng cũng được, đừng nên lúc nào cũng ức chế tâm không cho vọng tưởng. Phải để tâm tự nhiên, đừng bắt ép nó thái quá. Vì khi tập trung quá nhiều, cơ thể sanh ra mỏi mệt buồn ngủ, tâm thẫn thờ khó chịu. Tu vừa với sức mình là tu đúng pháp, tu tốt. Cho nên, thời gian xả nghỉ phải để tâm tự nhiên nhưngười không biết tu.

9:00am – 9:30am: Ðịnh Vô Lậu + Tứ Bất Hoại Tịnh

Tu tập Ðịnh Vô Lậu (quán xét) kết hợp tu tập Tứ Bất Hoại Tịnh. Ngồi kiết già, lưng thẳng, dùng pháp hướng:

“Tâm phải giống như tâm Phật, buông xả hết không được buồn, vui, yêu, ghét, giận, hờn, thù, oán, ham muốn và sợ hãi. Tâm phải bất động trước các pháp thế gian, vì chúng chẳng có gì là ta, của ta. Nếu ta còn thấy là ta, là của ta, là ta đã tự buộc chặt ta vào những sợi dây sanh tử luân hồi và khổ đau muôn kiếp”.

Kế tiếp quán xét Tứ Vô Lượng Tâm, tìm cái tốt của mọi người và các tật xấu, thói hư của mình. Sau khi quán xong, dùng pháp hướng như lý tác ý nhắc tâm:

“Tất cả mọi người đều là những người tốt, họ thường giúp ta mọi mặt để tùy theo các pháp mà lập đức hạnh nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng và nhờ đó tâm ta mới được giải thoát ra khỏi biển đời cay đắng, khắc nghiệt và đau khổ này".

Và tác ý tiếp:

"Ta luôn luôn phải nhớ ơn của mọi người, nhờ có các duyên thuận, nghịch của họ ta mới thấy tâm hồn mình thanh thản, an lạc và vô sự. Ðời ta được giải thoát thì ta hãy xem họ là ân nhân tốt nhất, không có ai là người xấu cả”.

Kế tiếp, tu tập nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả. Tư duy, suy nghĩ cách thức nào để hàng phục những hành động thân, miệng, ý ác của ta để hằng ngày chuyển hóa những hành động ác trở thành những hành động thiện. Và nhờ biết chuyển hóa như vậy, nên chuyển hóa được nghiệp báo khổ đau, bệnh tật, tai nạn và chuyển hóa cả nghiệp báo luân hồi sanh tử.

Nếu tâm ta thường hay sợ ma, sợ bóng đêm, sợ rắn, chuột, đỉa,… thì trong thời gian tu tập Ðịnh Vô Lậu ta nên nghĩ các loài vật đó đều hiền lành, không có loài vật nào hung ác, do nghiệp báo của chúng nên chúng mới có những thói quen và hình dạng khiến cho chúng ta sợ hãi. Muốn không sợ hãi, ta nên dùng pháp hướng như lý tác ý:

“Tâm đừng nên sợ loài vật đó, ta là người hiền tu theo đạo Phật, ta không làm ác, không làm hại, không làm khổ đau chúng sanh, thì quyết chắc không bao giờ loài vật đó hại ta, ta hãy bình tĩnh và không bao giờ sợ loài vật đó nữa”.

Nếu tâm thường sợ ma và bóng đêm thì ta nên nhắc:

“Ðức Phật đã dạy thế giới siêu hình không có, tức là không có linh hồn người chết, mà đã không có linh hồn người chết thì ma là cái gì? Ta quyết định không sợ ma, ma chỉ là bóng dáng tưởng tượng của ta mà thôi. Từ đây, tâm ta không được sợ ma nữa, chẳng hề sợ gì cả”.

Kế tiếp, tu tập dùng pháp hướng như lý tác ý để diệt ngã, xả tâm:

“Thực phẩm là món ăn bất tịnh, uế trược, ta phải chừa tánh ưa thích ăn ngon”, và tác ý câu khác nữa:

“Thân, thọ, tâm và các pháp đều do duyên hợp, không có cái gì là ta, là của ta, là bản ngã của ta, nên từ đây về sau, ta không được chấp ngã, coi trọng ngã, yêu quí ngã, lo lắng cho ngã”.

(Ngã là một trong nhiều duyên của nhân quả, của các pháp hợp lại thành thân ngũ uẩn của ta, nó tiếp xúc các trần tạo thành một thế giới khổ đau trong đó chẳng có gì là của ta, là ngã của ta hết. Ta phải hiểu biết thân ngũ uẩn của ta là một khối đau khổ; biết rõ như vậy, ta phải xa lìa nó, từ bỏ nó, viễn ly nó).

9:30am – 10:00am: Ðịnh Niệm Hơi Thở + tác ý về vô lậu

Ngồi kiết già, lưng thẳng, sau khi thân tâm đã an ổn, dùng pháp hướng tâm như lý tác ý câu này:

“Sáu thức phải bám chặt vào tụ điểm, biết hơi thở ra, vô cho rõ ràng”,

rồi hít một hơi thở dài chậm chậm để gom tâm, xong thở 5 hơi thở bình thường. Xong, hướng tâm như lý tác ý câu này:

“Tôi thở, tôi biết tôi đang thở”, tiếp tục thở 5 hơi thở bình thường nữa.

Sau khi thở 5 hơi thở xong, thấy thân tâm an lạc thì theo pháp hướng tâm như lý tác ý câu này:

“Quán ly tham tôi biết tôi đang hít vô, quán ly tham tôi biết tôi đang thở ra”, tiếp tục thở 5 hơi thở nữa, rồi lại hướng tâm như lý tác ý câu này:

“Quán ly sân tôi biết tôi đang hít vô, quán ly sân tôi biết tôi đang thở ra”, tiếp tục thở 5 hơi thở nữa, rồi lại hướng tâm như lý tác ý câu này:

“Quán từ bỏ tâm si tôi biết tôi hít vô, quán từ bỏ tâm si tôi biết tôi thở ra”, tiếp tục thở 5 hơi thở nữa, rồi lại hướng tâm như lý tác ý câu này:

“Quán từ bỏ ngã mạn tôi biết tôi hít vô, quán từ bỏ ngã mạn tôi biết tôi thở ra”, lại tiếp tục thở 5 hơi thở nữa, rồi lại hướng tâm như lý tác ý câu này:

“Quán từ bỏ tâm nghi tôi biết tôi hít vô, quán từ bỏ tâm nghi tôi biết tôi thở ra”, tiếp tục thở 5 hơi thở nữa, rồi lại hướng tâm như lý tác ý câu này:

“Quán từ bỏ ái kiết sử tôi biết tôi hít vô, quán tử bỏ ái kiết sử tôi biết tôi thở ra”, rồi lại tiếp tục thở 5 hơi thở nữa, rồi hướng tâm như lý tác ý câu này:

“Quán từ bỏ sân kiết sử tôi biết tôi hít vô, quán từ bỏ sân kiết sử tôi biết tôi thở ra”, rồi lại tiếp tục thở 5 hơi thở nữa và hướng tâm như lý tác ý câu này:

“Quán từ bỏ thân kiến kiết sử tôi biết tôi hít vô, quán từ bỏ thân kiến kiết sử tôi biết tôi thở ra”, rồi lại tiếp tục thở 5 hơi thở nữa và hướng tâm như lý tác ý câu này:

“Quán từ bỏ nghi kiết sử tôi biết tôi hít vô, Quán từ bỏ nghi kiết sử tôi biết tôi thở ra”, rồi lại tiếp tục thở 5 hơi thở nữa và hướng tâm như lý tác ý câu này:

“Quán từ bỏ mạn kiết sử tôi biết tôi hít vô, quán từ bỏ mạn kiết sử tôi biết tôi thở ra”, rồi lại tiếp tục thở 5 hơi thở nữa và hướng tâm như lý tác ý câu này:

“Quán từ bỏ hữu tham kiết sử tôi biết tôi hít vô, quán từ bỏ hữu tham kiết sử tôi biết tôi thở ra” rồi lại tiếp tục thở 5 hơi thở nữa và hướng tâm như trên:

“Quán từ bỏ vô minh kiết sử tôi biết tôi hít vô, quán từ bỏ vô minh kiết sử tôi biết tôi thở ra’’, rồi lại tiếp tục thở 5 hơi thở nữa và hướng tâm như lý tác ý câu này:

“Thân này không phải là ta, tôi biết tôi hít vô, thân này không phải là ta, tôi biết tôi thở ra”, rồi lại tiếp tục thở 5 hơi thở nữa và hướng tâm như lý tác ý câu này:

“Thân này không phải của ta, tôi biết tôi hít vô, thân này không phải của ta, tôi biết tôi thở ra”, rồi lại tiếp tục thở 5 hơi thở nữa và hướng tâm như lý tác ý câu này:

“Thân này không phải là tự ngã của ta, tôi biết tôi hít vô, thân này không phải là tự ngã của ta, tôi biết tôi thở ra”, rồi lại tiếp tục thở 5 hơi thở nữa.

Sau khi dùng pháp hướng về thân xong, thì chúng ta lại tiếp tục dùng pháp hướng như lý tác ý về thọ,

Sau khi dùng hướng tâm về thọ xong, ta dùng pháp hướng về tâm,

Sau khi dùng pháp hướng về tâm xong, ta dùng pháp hướng về các pháp,

Nhưng nên nhớ khi tu Ðịnh Niệm Hơi Thở và kết hợp pháp hướng vô lậu về thân, thọ, tâm, pháp lúc nào cũng phải nương theo hơi thở khéo tác ý thì sự lợi ích và kết quả rất lớn.

Khi tu Ðịnh Niệm Hơi Thở và kết hợp pháp hướng vô lậu về thân, thọ, tâm, pháp như trên xong, ta lại tiếp tục tu tập Ðịnh Niệm Hơi Thở và kết hợp pháp hướng vô lậu thân, thọ, tâm, pháp, mà dùng pháp hướng như sau:

“Thân này bất tịnh tôi biết tôi hít vô, thân này bất tịnh tôi biết tôi thở ra”, rồi lại thở 5 hơi thở và dùng pháp hướng tâm như lý tác ý câu này:

“Thân này vô thường tôi biết tôi hít vô, thân này vô thường tôi biết tôi thở ra”, rồi lại tiếp tục tu tập 5 hơi thở nữa và lại dùng pháp hướng tâm như lý tác ý câu này:

“Có thân là khổ, tôi biết tôi hít vô, có thân là khổ, tôi biết tôi thở ra”, rồi lại tiếp tục tu tập thở 5 hơi thở nữa và dùng pháp hướng tâm như lý tác ý câu này:

“Thân này vô ngã, tôi biết tôi hít vô, thân này vô ngã, tôi biết tôi thở ra”.

Sau khi tu tập Ðịnh Niệm Hơi Thở và câu hữu pháp hướng vô lậu về thân xong, chúng ta lại tiếp tục tu tập như trên, nhưng thay vào thân bằng thọ, tâm, pháp.

Trong thời gian tu tập, chúng ta đều phải nương theo hơi thở và khéo léo, thiện xảo như lý tác ý như vậy thì chúng ta sẽ thấy kết quả thân tâm an lạc vô cùng. Cuối cùng nên nhớ kỹ, cứ cách 5 hơi thở thì phải hướng tâm nhắc một lần câu này:

“Cảm giác toàn thân an lạc, tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân an lạc tôi biết, tôi thở ra”, rồi lại tiếp tục tu 5 hơi thở nữa và dùng pháp hướng tâm như lý tác ý câu này:

“Cảm giác toàn tâm an tịnh tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn tâm an tịnh tôi biết tôi thở ra”, rồi lại thở tiếp 5 hơi thở nữa và dùng pháp hướng tâm như lý tác ý câu này:

“Tâm như cục đất tôi biết tôi hít vô, tâm như cục đất tôi biết tôi thở ra”.

TỪ: 10:00am – 12:00am: thọ thực

TỪ: 12:00pm – 2:00pm: nghỉ

Xin quý vị lưu ý: Về Niệm Hơi Thở, nếu quý vị đã từng tu tập về hơi thở do sự hướng dẫn sai, bị gom tâm ức chế quá nhiều để ngăn vọng tưởng, gây căng thẳng thần kinh, nặng mặt, nhức đầu, thì không nên tu tập về hơi thở nữa, chỉ nên tu tập thân hành niệm ngoại và cố gắng xả tâm ly dục, ly ác pháp.

--o0o--

BUỔI CHIỀU: 2:00pm - 5:00pm: theo thời khóa Sáng 7:00am – 10:00am

2:00pm – 2:30pm: Ðịnh Niệm Hơi Thở + kinh hành

2:30pm – 3:00pm: Nghỉ thư giãn

3:00pm – 3:30pm: Chánh Niệm Tỉnh Giác Ðịnh + Tứ Vô Lượng Tâm

3:30pm – 4:00pm: Xả nghỉ, ngồi chơi tự nhiên.

4:00pm – 4:30pm: Ðịnh Vô Lậu + Tứ Bất Hoại Tịnh

4:30pm – 5:00pm: Ðịnh Niệm Hơi Thở + tác ý về vô lậu

Từ 5:00pm – 6:00pm: lao tác quét dọn.

Từ 6:00pm – 7:00pm: nghỉ ngơi.

--o0o--

BUỔI TỐI: 7:00pm – 10:00pm: theo thời khóa Sáng 7:00am – 10:00am

7:00pm – 7:30pm: Ðịnh Niệm Hơi Thở + kinh hành

7:30pm – 8:00pm: Nghỉ thư giãn

8:00pm – 8:30pm: Chánh Niệm Tỉnh Giác Ðịnh + Tứ Vô Lượng Tâm

8:30pm – 9:00pm: Xả nghỉ, ngồi chơi tự nhiên.

9:00pm – 9:30pm: Ðịnh Vô Lậu + Tứ Bất Hoại Tịnh

9:30pm –10:00pm: Ðịnh Niệm Hơi Thở + tác ý về vô lậu

Từ 10:00pm –2:00am: ngủ.

--o0o--

BUỔI KHUYA: 2:00am – 5:00am: theo thời khóa Sáng 7:00am – 10:00am

2:00am – 2:30am: Ðịnh Niệm Hơi Thở + kinh hành

2:30am – 3:00am: Nghỉ thư giãn

3:00am – 3:30am: Chánh Niệm Tỉnh Giác Ðịnh + Tứ Vô Lượng Tâm

3:30am – 4:00am: Xả nghỉ, ngồi chơi tự nhiên.

4:00am – 4:30am: Ðịnh Vô Lậu + Tứ Bất Hoại Tịnh

4:30am – 5:00am: Ðịnh Niệm Hơi Thở + tác ý về vô lậu

Từ 5:00am – 7:00am: lao tác.

Tuy thời khóa tu tập trong hai mươi bốn tiếng đồng hồ đã thành lập xong, nhưng giờ giấc còn phải tùy ở mọi hoàn cảnh và đặc tướng của mọi người, cần phải thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh và cơ thể để sự tu hành có kết quả tốt.

 

CÁCH THỨC TU TẬP

Nguồn: Sách: Đường Về Xứ Phật -Tập 4

Hỏi: Kính thưa Thầy! Xin Thầy chỉ dạy cho con được rõ cách tu trong thời khóa cho đúng.

Ðáp: Về phần tu tập con nên đọc kỹ lại những bài vấn đạo, thì sẽ biết rõ cách thức tu hành, Thầy xin tóm lược lại:

1- Ngồi nhiếp tâm trong hơi thở phải ngồi kiết già, lưng thẳng, mắt nhìn xuống chóp mũi, mở một phần ba mắt.

2- Khi sức gom tâm, tập trung tâm chưa cao, con nên kèm theo pháp hướng tâm, để nhắc nhở và hướng tâm: “Tôi thở, tôi biết tôi đang thở”. Lượng với sức của mình tu tập từ 1 phút đến 5 phút, rồi xả nghỉ 2 phút. Khi đi kinh hành cũng tu từ 1 phút đến 5 phút tỉnh thức trong bước đi.

3- Ðợt thứ hai, con cũng tiếp tục tu tập như trên. Nên nhớ kỹ, Ðịnh niệm hơi thở mới đầu chỉ tu từ 5 hơi thở, rồi tăng lên 10 hơi thở, rồi tăng dần lên 1 phút, tăng lên 5 phút, tăng lên 15 phút, tăng dần lên 30 phút. Khi đến 30 phút không nên tăng lên nữa, chỉ ở trạng thái của 30 phút đó tập luyện pháp hướng tâm điều khiển sự sống, chết.

Ði kinh hành cũng vậy, khi đi 20 bước tỉnh thức, trong đó 5 bước có hướng tâm một lần: “Tôi đi kinh hành, tôi biết tôi đang đi kinh hành”. Khi mới tu tập đi kinh hành,cũng nên đi với sức tu tập của mình, đừng đi quá sức, đi khoảng độ 1 phút, rồi dần quen mới tăng lên đến 30 phút, đến 1 giờ. Xả nghỉ 2 phút hoặc 5 phút rồi ngồi thiền trở lại, nương hơi thở tu tập, khi tu tập hơi thở xong, rồi lại tiếp tục đi kinh hành 20 bước nữa, cứ như vậy tu tập cho đến đúng 30 phút mới xả nghỉ luôn.

***

Vào mỗi tối Phật tử được rảnh rang thì nên chọn buổi tối tu tập, đừng bỏ qua một buổi tối nào cả thì sẽ có kết quả giải thoát ngay liền, đó là làm chủ được sự sống của mình. Nếu tu tập được như vậy thì phật tử sẽ sống trong đạo đức nhân bản – nhân quả cao thượng không làm khổ mình, khổ người. Không tu thì thôi mà đã tu thì phải cố gắng tu tập hết sức mình để trước báo ân đức của Phật, sau báo ân của cha mẹ, của Thầy và của Tổ Tiên Ông Bà.

Trước khi tọa thiền tu Ðịnh Niệm Hơi Thở, con nên đến trước bàn thờ Phật, ngồi xếp bằng ngay ngắn, chắp tay trước ngực, mắt nhìn tượng Phật, con thầm ước nguyện trong lòng: “Hôm nay con nguyện ước, mong rằng thân, miệng, ý của con không làm điều ác, xin đức Phật chứng minh”. Sau khi ước nguyện xong, con quan sát, xem xét từ sáng đến tối xem coi thân, miệng, ý của con có làm khổ mình, khổ người không? Tức là có làm điều gì không phải, khiến cho mình hay người khác buồn, giận, phiền não, v.v... trong thân tâm của mình, con biết rất rõ hơn ai hết.

Khi thấy biết rõ trong suốt ngày con không làm ai đau khổ ai hết, con thầm nói trong lòng: “Ðây là một ngày tốt lành, đẹp đẽ, thanh thản, an lạc và vô sự nhất của đời con, con xin đức Phật chứng minh cho”.

Bằng ngược lại có những việc làm khổ mình, khổ người con thầm nói trong lòng: “Ðây là một ngày xấu trong đời con. Con xin sám hối với chư Phật và nguyện ước khắc phục tâm con ngăn ác diệt ác pháp để không làm khổ mình, khổ người nữa, ngưỡng mong đức Phật từ bi chứng giám cho con”.

Khi ước nguyện như vậy xong, con tiếp tục ngồi kiết già hay bán già lưng thẳng, hai bàn tay đặt vào lòng hai bàn chân tu tập Ðịnh Niệm Hơi Thở như Thầy đã dạy trong cách ở trên.

Bắt đầu tu tập Ðịnh Niệm Hơi Thở, con nên cố gắng ngồi từ 5 phút rồi từ từ tăng dần lên 30 phút là thuần thục một đề mục Định Niệm Hơi Thở. Lúc bấy giờ con chuyển qua đề mục khác, con đừng tăng lên nữa. Ví dụ: Con tu tập Ðịnh Niệm Hơi Thở với đề mục thứ nhất 30 phút thuần thục xong, con chuyển qua tu tập đề mục thứ hai, nếu đề mục thứ hai tu tập xong, con nên chuyển qua tu tập đề mục kế và tu tập như vậy cho đến khi các đề mục trong Ðịnh Niệm Hơi Thở tu tập xong hết mới chuyển qua pháp khác.

***

Đang có 40 khách và không thành viên đang online

Lượt xem
451
Các bài viết
1441
Số lần xem các bài viết
8798402