• lopbatchanhdao
  • vandao2
  • chanhungphatgiao
  • amthat2
  • tinhtoa2
  • tinhtoa1
  • thanhanhniem2
  • vandaptusinh
  • thanhanhniem3
  • lailamtoduong1
  • khatthuc1
  • ttl3
  • amthat3
  • amthat1
  • phattuvandao3
  • thanhanhniem1
  • ttl1
  • tranhducphat
  • ThayTL
  • huongdantusinh
  • toduongtuyetson
  • benthayhocdao
  • tamthuphattu
  • daytusi
  • quetsan
  • phattuvandao1
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Am thất
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
In bài này

Niết Bàn Trong Khổ Đế

Lượt xem: 6929

H-N-H

Có một Thiện Tri Thức đã nói: "Ngày sinh nhật thay vì mừng kỷ niệm ngày ta chào đời. Các bạn cùng nhau chúc mừng, chúc thọ, tặng cho ta những lời tốt đẹp nhất. Điều ấy chưa đúng lắm, mà ngày ấy chúng ta nên cùng nhau tỏ lòng biết ơn Mẹ người đã mang nặng, đẻ đau, nuôi dưỡng chúng ta".

Người Thiện Tri Thức ấy nói rất đúng. Bởi vì "Công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ, kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con". Chúng ta tổ chức lễ sinh nhật, thắp sáng lên những ngọn nến như người tây phương. Nhưng chúng ta đừng thổi tắt nó. Chúng ta hãy thắp sáng nó mãi mãi trên những nẻo đường đi đến tri thức, đi đến lương tri. Thắp sáng nó trong trái tim mình, trong mỗi trái tim mọi người. Trái tim người phương đông. "Mỗi đêm mỗi thắp đèn trời, cầu cho cha, mẹ sống đời với con". Thắp sáng tri thức , để chúng ta sáng lên Chánh Kiến về nhân quả trong cuộc sống mà Thế Tôn hằng chỉ dạy.

Người Thiện Tri Thức ấy đã nối đường dây nóng đến với chúng ta. Chúng ta từ đâu tới trong hiện kiếp và khi chết sẽ lại về đâu?. Trong cát bụi bể dâu nầy chúng ta có định hướng cho mình, có tư lương, và hành trang nào cho con thuyền tứ đại ?. Hôm nay Anh, Chị , Em chúng ta lại có thêm một năm mừng thọ Đức Bổn Sư tròn 77 tuổi. Nghĩa là 77 lần mừng sinh nhật. Thế thì trong cái sinh khí tuyệt vời, Anh, Chị, Em trong các nhóm Nguyên Thủy nên lắng lòng kính cẩn tưởng nhớ hai bậc đại ân, đại đức đã sinh ra cho cuộc đời đấng Siêu Nhân trong thế kỷ 20. Ngài là ân sư của chúng ta . Ngài thế danh là Lê Văn An sinh ngày 4 tháng 8 năm 1928 ÂL; tại ấp Gia Lâm, Xã Gia Lộc, Huyện Trãng Bàng, Tỉnh Tây Ninh, miền đông nam bộ, trong một gia đình nông dân theo Phật.

Người sinh ra Bổn Sư của chúng ta là người mẹ Việt Nam hiền hậu chất phác. Người đã sinh ra những người con thật vô cùng ích lợi cho đạo đức, cho nghĩa vụ Tổ Quốc, cho lý tưởng Đạo Pháp Dân Tộc. Đó là cụ Bà: Nguyễn Thị Nhung, và cụ Ông : Lê văn Huấn.

Mừng ngày sinh nhật mà nhớ đến hai đấng sanh thành đức Bổn Sư đó là cội gốc nhân bản của dân tộc Việt. Của những người Cư Sĩ Nguyên Thủy đệ tử Phật, biết tôn Sư, trọng Đạo. Tôi chân thành biết ơn những huynh, đệ Thích Tử , Quí Thầy Tu sĩ đã có sáng kiến nhân ngày sinh của Đức Bổn Sư Trưởng Lão Thích Thông Lạc xây dựng nên tập Đặc San Nguyên Thủy Chơn Như. "Bản khai sinh nầy mong rằng sẽ mãi trường thọ". Để mỗi độ thu về chúng ta sẽ bày tỏ cho nhau những kinh nghiệm tu tập mà đức Trưởng Lão đắc thánh quả A La Hán chỉ dạy. Một quả vị tối cao trong nhà Phật. Bậc chấm dứt sanh tử, sạch lậu hoặc tham, sân, si theo cách gọi của đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Chúng ta đừng lầm lẫn với những danh từ Trưởng Lão nhưng mang một ý nghĩa khác.

Tôi xin chân thành biết ơn tất cả những bà mẹ Việt Nam đã sanh ra cho Dân Tộc những đứa con kỳ tài, vẹn đức. Tạo nên một hình dáng Việt Nam hùng tráng oai linh. Đứng vững muôn đời với Núi Sông. "Sông có cạn, núi có mòn" nhưng tình yêu nước bao giờ cũng tồn tại trong trái tim son sắt. Tôi xin chân thành biết ơn Hòang Hậu Ma Da và với danh tích Lâm Tỳ Ni của đức vua Tịnh Phạn – Ca Tỳ La Vệ, nay là Nước Ấn Độ đi cùng với lịch sử Phật Giáo. Nơi mà Thái Tử Sĩ Đạt Ta đản sinh. Sau nầy là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tôn kính của nhân lọai. Giòng sông Ấn nối với giòng sông Việt cho ra đời vị A La Hán nối tiếp Chánh Pháp Thích Ca – Thích Thông Lạc . Hôm nay chúng ta "mở mắt chào đời" bằng tri thức mới, trong thời đại mới với đôi mắt Chánh Kiến nhân quả mà Ngài đã truyền dạy cho chúng ta. Ngài từ Chánh Định đắc Chánh Đạo thành tựu Tam Minh. Nối truyền Chánh Pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tà định sẽ dẫn Phật Pháp đi đến chỗ sai lầm, học đòi tướng huyễn, sa đọa, dậm chân tại chỗ và chịu sức hút của tà dục tưởng. Con người không có lối ra. Tà định ác pháp mỗi giây được sinh ra, thảy vào bầu khí quyễn tạo thành một từ trường đầy khổ lụy. Giới luật – Phật pháp ví như là quỉ đạo của thánh quả. Tâm lực – thánh hạnh là lực hút để thánh quả di chuyển với vận tốc rất nhanh. Nhờ lực hút đó mà thánh quả luôn vận hành trên quỉ đạo. Mỗi sinh nhật của đức Bổn Sư sẽ mở ra chân trời hy vọng và ước mơ thăng hoa trí tuệ đạo đức. Tâm lực thiện mạnh chừng nào sẽ hút thánh quả di chuyển về với mình nhanh chừng ấy và khi đạt được thánh quả là mình sẽ bước chân ra khỏi vũ trụ, không còn bị sức hút của các thiên thể dục uẩn.

Nghĩa là người chứng đạo không còn bị áp đặt bởi tham, sân, si mà đã làm chủ, từ bỏ, đọan tận tham, sân, si. Pháp Thân Hành Niệm - thiền hữu sắc năng động tạo lực và là một công trình trí tuệ tuyệt diệu của bậc Tam Minh, nội lực hóa thánh trí, lột xác phàm phu, thành tựu Như Ý Túc lực, Bất Động Tâm Định trước mọi pháp trần. Thanh thản vô sự, trí tuệ vi diệu, nhờ thế mà các Thân Hành Niệm Cư Sĩ Nguyên Thủy không bị các sóng từ của đại thừa làm nhiễu lọan tâm, vì tâm đã tri kiến đường đi nhân quả của đại thừa tưởng vô sắc, ngã mạn như những câu kinh sau đây, rồi gán cho là do đức Phật dạy: "Nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thinh cầu ngã, thị nhân hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai" tạm dịch như sau: "Lấy sắc tướng cầu ta, lấy âm thanh cầu ta, là người hành tà đạo, không thể thấy Như Lai." Đây là hệ tư tưởng chối bỏ tướng, dựng nên tánh không, chối bỏ đức Thích Ca, chối bỏ lịch sử, chối bỏ Tổ Thầy, bậc sinh thành dưỡng dục….Không còn lấy chín chữ cù lao để vun quén cội phúc, thì cho dù bảo rằng hành bồ tát hạnh vẫn là nói dối, là mâu thuẫn.

Ví như mừng sinh nhật chỉ nói về mình thì thật quá ư vô nghĩa, mãi lo chạy theo vật chất công nghệ đem cha, mẹ vào trại dưỡng lão nhờ người nuôi hộ, không phù hợp với nền đạo đức Việt Nam. Ở Thành Phố Hồ Chí Minh có năm anh em nhà nọ đùa đẩy với nhau nuôi người cha. Mặc dù họ đã được ông chia tài sản. Cuối cùng không ai nuôi ông cả, người cha phải đi ăn mày nuôi thân, cuối cùng phải vào nhà dưỡng lão, nhưng đến khi nhà dưỡng lão báo tin ông chết, họ tranh nhau giành xác ông về để mai táng thu lợi. Một câu chuyện cũng không kém thương tâm của một lão bà đi xin ăn, vì đứa con gái nhà giàu nó bắt buộc làm như vậy, để thu vén đồng tiền đó xây nhà. Kết cuộc lão bà ngả gục bên đường , trại dưỡng lão rước về nuôi. Tuy ở trại dưỡng lão, nhưng thường thì các cha mẹ, ông bà trong các nhà dưỡng lão rất buồn bã, ngóng trông con mình đến thăm và ước mơ được các con cháu rước về đòan tụ với gia đình, mái ấm. Nếu cụ Victor Hugo còn sống thì những kẻ khốn cùng của cụ đại văn hào sẽ vô số kể.

Thầy tôi lúc từ giã Chơn Không lên Núi Cấm An Giang, rồi ra hòn Sơn Kiên Giang nhưng lòng nhớ mẹ bịnh, em gái út quạnh quẽ ở quê nhà khôn nguôi, không sao nhập định đựơc nên đã quay về Trãng Bàng nhập thất gần mười năm với sự hộ thất của mẹ và em. Bậc xuất gia chí hiếu như thế là một tấm gương cao quí để chúng ta suy ngẫm.

Thuở xưa Thái Tử Sĩ Đạt Ta nhìn thấy bốn nỗi khổ trong xã hội Ấn và Ngài tự xét về mình vốn là nguyên nhân của khổ đế, cho nên Ngài từ giã hòang cung, nơi có nhiều dục lạc quyền bính, danh vọng và tửu sắc với ngôi vị đế vương.

Hôm nay Bổn Sư của chúng ta, Thầy Lê Văn An ra đời trong một giai cấp nghèo của xã hội Việt-Nam, với truyền thống Đạo Phật : Long An Tự của tổ tiên.

Ngài xuất gia lúc còn rất trẻ với pháp danh là Thích Thông Lạc. Thọ pháp với Thầy Trụ trì ở chùa Phước Lưu quê nhà. Học văn hóa lên cao phải vào Sài Gòn trụ xứ chuà Ấn Quang lần lượt với các Bổn Sư là Hòa Thượng Thích Thiện Hòa, Thích Thiện Hoa, Thích Thanh Từ v.v… Thầy Thích Thông Lạc còn là thầy giáo dạy học ở trường Bồ Đề Sài Gòn…. Thầy là người sớm phát hiện ra lộ trình mà mình đang đi, nó vốn không còn là Chánh Pháp của đức Phật Thích Ca. Biết như vậy nên Ngài đã từ giã về quê nhà như đã trình bày ở phần trên. Và Ngài thành tựu Chánh Qủa giải thóat khổ luân hồi là nhờ những bài kinh Nguyên Thủy.

Sinh nhật là tiếng gõ đúng vào nhịp thời gian một năm để chúng ta ăn mừng hành trình của ngũ uẩn suông sẻ, không rủi ro của người phàm. Đối với bậc Thánh thời gian và không gian đã ngưng tụ trong một tâm giác Niết Bàn. Vì vậy ngày sinh nhật là tiếng lòng hiếu kính ngân vang của hàng đệ tử nhớ ơn Thầy, nhớ ơn tổ tiên, nhớ ơn tiền nhân, nhớ ơn Chánh Phật Pháp đã đem đến niềm thanh thản cho cuộc đời mình. Bậc Thánh A La Hán là tấm gương phản chiếu sinh, lão, bệnh, tử đã được làm chủ. Đối với bậc Thánh sanh khởi đã đọan tận. Việc chấm dứt sanh tử đã được làm xong. Do vậy ngày ra đời của bậc thánh và những bước chân đi về đạo đế chính là giáo trình hiện thực quí giá nhất, để chúng ta tham luận, làm giàu cho Chánh Kiến nhân quả cuả mình.

Sự hồi sinh Chánh Phật Pháp được phản ánh qua vị tu chứng. Sự tồn tại vững bền được thể hiện qua người tu chứng kế tiếp. Mê tín ảo giác cuồng tưởng sẽ khô héo dần trước những bông hoa chánh kiến nhân quả. Bởi vậy Chơn Sư dạy sống làm người cần có đạo đức nhân từ là phải lắm! Không tưởng, cuồng tín làm cho người ta đánh mất mình mà chẳng hay. Lạc bước theo con đường ngọai đạo mà không biết! Đó là điều không may cho những ai trên đường cầu giải thóat, nhưng lại quên một điều quan trọng là mình đã bị tưởng đậy che, làm mất sự sáng suốt để đọan tận tham, sân, si. Đạo Phật hướng con người về với thực tại ngũ uẫn và trên cơ sở đó làm giàu chất xám Tam Minh. Giới là tinh tấn. Định là năng lực bản lãnh. Tuệ là thành quả tốt đẹp gặt hái, chuyễn đổi từ uẩn. Ông Phật là người điều khiển được uẩn và làm chủ các uẩn. Nói rõ hơn là sắc, thọ, tưởng, hành, thức không còn hấp dẫn được ông Phật và chính đó là Niết Bàn tại thế.

Con người khổ đế chính vì các uẩn di chuyển tự do, tung hòanh không kỷ luật, sinh khởi trùng trùng duyên ác. Người ta gọi là rối lọan giác quan. Chiêm bao không biết là chiêm bao. Đi trong mộng mà cười chẳng vỡ mộng. Các cư sĩ chúng ta, ai cũng có nhiều kiếp khổ luân hồi trên những bụi chùm gởi đó. Với lòng sùng kính Phật vô lượng, vô biên nhưng cái nhân gặp không đúng chỗ nên quả khổ mãi triền miên, chìm đắm trong tham, sân, si, dập vùi trong sáu cảnh sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, sanh, tử biết bao lần.

Các nhà khoa học từ cơ thể người mà nghiên cứu, điêu luyện phẫu thuật, giải phẫu sinh lý, tế bào , thần kinh , bệnh học, từ đó có những kế sách cứu mình, cứu người. Để lại những công trình kiệt xuất cho nhân lọai. Cái đó tuy khó mà dễ, vì nó là khoa học thực dụng, vì nhờ có tình yêu nhân lọai, nhất là có trí tuệ nhân bản. Cái khó và rất khó là điều phục ý thức như thế nào để ngăn ác, diệt ác. Cái khó nữa là không giác ngộ chân lý, rơi vào biển tà kiến nhưng cứ lại tôn thờ , ức chế, không dũng mãnh bơi ra khỏi dòng khổ đế ấy.

Bơi ra khỏi dòng khổ đế đó là thóat khỏi tay thầy pháp hành tưởng. Đó chính là thần thông quảng đại! Những người tu lạc vào tưởng giống như những ông lên bà xuống múa tay, múa chân, chứ sự thật chẳng có cõi âm binh chi cả. Đạo Phật không lìa nỗi đau cuộc đời, không sống buông lung, hoang tưởng, vô trách nhiệm, vô lương tâm.

"Hãy tự thắp đuốc lên mà đi" Tiếng nói năm xưa đồng vọng đánh thức lương tri. "Hãy Chánh Kiến nhân quả" Hãy nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả" để sống đời đúng đắn, cao thượng, tinh tấn, từ bi, giải thóat.

Thầy tôi dạy: "Sống có Chánh Kiến, thì không có tạo oan gia". Chánh Kiến mà Ngài dạy ở đây là nhìn sự đời với đôi mắt nhân quả. Chánh kiến đúng đắn từng sự việc, thẩm định chính xác từng giá trị của muôn vật, muôn pháp, từng sắc trần ngũ uẩn.

Có thế chúng ta sẽ "Nhẫn Nhục, tùy thuận, bằng lòng, ba đức, ba hạnh" rất dễ và chóng đạt đạo. Ly dục, ly ác pháp để tri túc nhất quán. Không làm khổ mình, không làm phiền khổ người và chính đó là nền tảng bước đến đài vinh quang, hạnh phúc. Sống tham dục ích kỷ , nhỏ hẹp, lừa đảo là bản chất của kẻ thấp hèn , ác độc, đọa lạc và là nhân tố dẫn đến sự giam cầm tri thức, cùng cạn ý thức, từ đó phát sinh ngã mạn, phá họai cái thiện.

Kính thưa quí bạn mỗi ngày mở mắt ra nhìn ánh mặt trời, chúng ta cần tư duy: - Quán Âm, Di Đà hòan tòan không phải là chiếc ô dù để chúng ta ỷ lại. Di Lặc đương lai Phật là hư cấu, là giả tưởng trong triết học Phật Giáo. Khắp nhân lọai trên thế giới nầy đã bị dối gạt bởi các nhà đại thừa tưởng luận. Bị phí của, phí chất xám cho những công trình không trung thực, ảo giác mê tín, phí cả thời gian có khi hằng trăm kiếp, mà vẫn lội bơi trong dòng sanh tử. Họ biến Phật Giáo thành một Tôn Giáo tầm thường, cầu cạnh, van xin vô lý. Người thâm ngộ sâu Chơn Lý tuyệt vời của Đạo Phật họ rất xem thường những người Phật Tử mê tín. Kẻ vô minh, si lú, không có ý chí dù Giáo Sư, Tiến Sĩ cũng đành chịu bó tay không thể dẫn dắt họ trên con đường khoa học tri thức.

Cũng như vậy những kẻ cuồng ngưỡng, không có tri kiến giải thóat, Ông Phật sống hiện tại cũng chịu thôi. Ở Hốc Môn đang nhập khẩu A Di Đà từ Đài Loan dữ dội, lôi kéo, giúp tiền. Tự do tín ngưỡng không có nghĩa rằng tự do nhân giống mê tín. Cuộc nhổ cỏ mê tín dầu rễ nó ăn sâu ngàn năm cũng quyết phải nhổ, thế lực chúng hùng hậu cỡ nào cũng quyết đẩy lui. Bằng sự không hợp tác, nuôi to nội lực tinh tấn trên con đường Giới Định Tuệ.

Nền tảng nhân quả, công lý là niềm hạnh phúc của nhân lọai. Từ đó nảy sanh thiện pháp, thăng hoa trí tụê. Tha tưởng là đi nghịch với đạo đức nhân quả. Trừu tượng hư cấu có nghĩa gì đâu mà đem dạ tôn thờ! Đã có công lý nhân quả thì hãy vững tin đi và hãy ý niệm tâm hành thiện. Ý niệm tâm hành thiện sẽ đáp ứng cho khát vọng giải thóat của chúng ta. Hãy sống có đạo đức nhân bản. Lấy nhân quả thiện làm nòng cốt cho mọi ứng xử, đối tác, ngọai giao, kinh tế, chính trị, điều hành xã hội. Bài trừ mê tín là tạo phúc cho nội lực con người. Làm phồn vinh kinh tế và tri thức cho Dân Tộc. Nếu nói có tha lực cứu khổ thì thế giới bây giờ đang khổ lắm, ác pháp đang gieo tang tóc đau thương khắp nơi, từ ngàn xưa cho đến bây giờ. Ở trong trái tim mọi người hay ở đâu nếu không có từ, bi, hỷ, xã, không thắp đuốc cho sáng công bằng, không biết sợ tội đọa thì ở đó có đau khổ. Kẻ nào lòng tham ác thâm nặng sẽ gánh lấy hậu quả lớn lao. Cuồng tín chính là nguyên nhân làm chia rẻ con người. Tự đánh mất cực lạc trong lòng mình thì còn chi nói đến một cực lạc xa xôi, ảo ảnh. Cuồng tín và lòng tham ác là mối họa, là lộ trình nghiệp chướng. Đạo Phật không là tôn giáo nhưng sẽ là chiếc phao Chánh kiến để nhận chân ra hư và thực. Là ngọn hải đăng trong biển khổ giúp chúng sinh phát hiện ác pháp và thiện pháp, bơi ngược giòng khổ đế.

Sinh nhật là tập tục truyền thống của nhiều dân tộc trên trái đất. Nó xác định sự có mặt của con người giữa cuộc đời tứ khổ. Cũng như thế nhớ ngày ra đời của bậc Thánh A La Hán Thích Thông Lạc nó thực tế như nhớ ngày Phật đản sinh, Vị cứu khổ mình cứu khổ cuộc đời. Trong ngày mừng sinh nhật nầy chúng ta cần nghiên cứu, suy ngẫm rõ rằng những cuộc lễ vía Di Lặc, Di Đà, Quán Âm đều là hư cấu không phải là Đạo Phật. Trung tâm vũ trụ của Đạo Phật là con người, chúng sinh. Từ con người, chúng sinh tu tập Chánh Kiến nhân quả mà tạo nên đạo Phật. Đạo Phật là nội lực. Tha lực là nền triết học sai Đạo Phật. Cho nên những ngày vía Phật, Bồ Tát tưởng rầm rộ chỉ gieo thêm ảo giác, mê tín cho cộng đồng mà thôi và nó đã làm phân hóa nội lực của Đạo Phật chính thống.

Chánh Kiến đứng đầu trong Bát Chánh Đạo, là đôi chân trí tuệ khởi hành về bến giác, nhìn ra được những lừa dối cuộc đời. Sự ra đời của đấng siêu nhân là ánh bình minh của trí tuệ. Bầu trời sẽ đẹp và thanh sắc hơn. Cuộc đời cát bụi sẽ được giảm trừ những oan khiên, dâu bể. Biết lắng nghe tiếng nói trong thâm tâm mình. Biết cảm nhận sự rên than của các chúng sanh đang cư trú trong thân tứ đại, thông qua các liên thần kinh vỏ não, gíup chúng ta ngăn và đọan tận rựơu, sì ke, và ăn uống có suy nghĩ nhân quả. Cuộc sống có đạo đức với chính mình như vậy gọi là Thiền Hữu Sắc: hướng tâm , tác ý, tri kiến giải thóat. Mười tám đề mục Định Niệm hơi thở là pháp môn chủ lực để hàng phục vọng tâm. Không lấy mình thử lửa làm sao biết được giới nghi thanh tịnh : "Nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thinh cầu ngã, thị nhân hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai" là thổi áng mây mù vào tuệ tri con người và tác giả của nó là người chưa chứng quả. Nhất định không phải là của Phật dạy.

Một đời tu không huấn luyện phàm tâm, hóa độ ngũ uẩn, thì máy thần thông không vận hành được, suy giảm tri thức, hoang phí kiếp người. Đời là bể khổ. Do thế Đạo Phật nhắm vào đó xây dựng phương pháp cứu khổ, kiến tạo lâu đài hạnh phúc an vui. Nó được khởi điểm từ con người, từ tứ đại, từ dục hoặc để đọan lậu hoặc. Cắt đứt nguyên nhân. Sự có mặt của vị cứu tinh đời là niềm hạnh phúc của chúng sanh. Tạo dựng lại sân bãi trí tuệ. Chấn hưng giới luật Phật. Xây dựng những ngôi Phật Pháp thanh tịnh trong từng trái tim con người. Củng cố lại đạo đức sống từ đó hướng đến Lục Hòa giải thóat.

Ngày sinh của đức Bổn Sư Thích Thông Lạc là ngày khai sinh thông lộ Thánh quả. Ngũ Uẩn được hóa kiếp trong vườn xuân Phật Giáo.

H.N.H – 22/8/2.004. HỨA VÌ AN

Đang có 22 khách và không thành viên đang online

Lượt xem
451
Các bài viết
1441
Số lần xem các bài viết
8866136