• vandao2
  • thanhanhniem3
  • phattuvandao3
  • benthayhocdao
  • tinhtoa2
  • ttl1
  • phattuvandao1
  • amthat2
  • lopbatchanhdao
  • quetsan
  • khatthuc1
  • tranhducphat
  • vandaptusinh
  • tamthuphattu
  • lailamtoduong1
  • huongdantusinh
  • thanhanhniem2
  • toduongtuyetson
  • ThayTL
  • chanhungphatgiao
  • thanhanhniem1
  • amthat3
  • ttl3
  • amthat1
  • daytusi
  • tinhtoa1
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Tranh đức Phật
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Am thất
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
In bài này

PHÁP THÂN HÀNH NIỆM NGOẠI

Lượt xem: 2989

(Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích MCĐPTPMN, TG. 2007, tr. 76-79)
link sách: MCĐPTPMN

Nếu hằng ngày siêng năng tu tập tỉnh thức trong bốn oai nghi: Đi, Đứng, Nằm, Ngồi: đi biết mình đang đi, đúng biết mình đang đứng, ngồi biết mình đang ngồi, nằm biết mình đang nằm.

Cơ thể làm cái gì đều biết ngay cơ thể đang làm cái nấy. Tu tập như vậy gọi là tu tập tỉnh thức trong Thân Hành Niệm Ngoại hay còn gọi là tu trong bốn oai nghi: Đi, Đứng, Nằm, Ngồi.

Hằng ngày siêng năng và hết sức nhiệt tâm tu tập như vậy nhất là luôn luôn giữ gìn tâm không phóng dật thì tất cả tâm tham, sân, si, mạn, nghi đều bị diệt sạch. Nhờ có diệt sạch tâm tham, sân, si, mạn, nghi nên nội tâm được An Trú, An Tọa, Chuyên Nhất, Định Tỉnh.

Tu tập tỉnh thức trong bốn oai nghi: Đi, Đứng, Nằm, Ngồi như vậy nên hôn trầm, thụy miên, vọng tưởng đều được diệt sạch. Tu trong bốn oai nghi thật là tuyệt vời nhưng với những người lười biếng thì không thể tu tập pháp môn này được.

Pháp Phật rất hay nhưng con người vốn lười biếng và tu tập theo kiến giải của mình để nuôi dưỡng tâm lười biếng cho nên quí sư thầy cũng như quí sư cô, sư ni và cư sĩ ngồi gục tới gục lui như con gà mổ thóc rất đáng thương

Đây chúng ta nghe Đức Phật dạy: “Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi, biết rằng: “Tôi đi." Hay đứng, biết rằng: "Tôi đứng.” Hay ngồi, biết rằng: "Tôi ngồi." Hay nằm, biết rằng: "Tôi nằm.” Thân thể được sử dụng như thế nào, vị ấy biết thân thể như thế ấy. Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập Thân Hành Niệm.”

Đây là pháp tu tập tỉnh thức trong bốn oai nghi, quí vị nên nhớ kĩ và cố gắng tu tập để đạt được tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự, đó là mục đích của hành giả phải đạt cho bằng được.

Tu tập tỉnh thức trong tất cả hành động, đi biết mình đi, đứng biết mình đứng, ngồi biết mình ngồi, nằm biết mình nằm; đi tới, đi lui biết mình đi tới, đi lui.

Tu tập Tỉnh Thức chúng ta phải biết mình đang làm gì biết mình đang làm gì; khi ngó, khi liếc, khi nhìn đều biết mình đang ngó, đang liếc, đang nhìn. Khi co tay, duỗi tay đều biết mình co tay, duỗi tay. Khi mặc y áo, mang bát đều biết mình đang mặc y áo mang bát. Khi ăn, uống, nhai, nuốt đều biết mình ăn, uống, nhai, nuốt. Khi đứng, ngồi, ngủ, thức, nói, nín, im lặng đều biết mình đang đứng, ngồi, ngủ, thức, nói, nín, im lặng v.v…

Khi người tu tập sống biết rõ ràng những hành động trong thân mình như vậy thì hãy cố gắng giữ gìn tâm không phóng dật và lúc nào cũng nhiệt tâm tinh cần siêng năng tu tập tỉnh giác như vậy thì tất cả hôn trầm, thùy miên, vô kí và vọng tưởng đều được quét sạch. Khi đã quét sạch thì tâm được An tọa, An Trú, Chuyên Nhất, Định Tĩnh, Nhu Nhuyến, Dễ Sử Dụng.

Trên đây là phương pháp tu tập pháp môn Thân Hành Niệm Ngoại, xin quí vị cần nên ghi nhớ mà lo tu tập cho đến khi chứng tâm Vô Lậu hoàn toàn. Tâm Vô Lậu không phải tu tập khó mà khó là không có pháp tu tập, nhưng nay quí vị đã có pháp môn Thân Hành Niệm Ngoại để tu tập thì còn khó gì đâu nữa.

Pháp môn Thân Hành Niệm là một pháp môn tu tập không có khó khăn, không có mệt nhọc, chỉ cần siêng năng tinh cần đi kinh hành theo từng hành động của thân, tay, chân và hơi thở. Chúng ta hãy cố gắng tu tập trong tất cả hành động thì kết quả giải thoát ở ngay liền một bên.

Chúng ta hãy lắng nghe đức Phật dạy tiếp: “Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi bước tới, bước lui biết rõ việc mình đang làm; khi ngó tới ngó lui biết rõ việc mình đang làm; khi co tay, khi duỗi tay, biết rõ việc mình đang làm; khi mang áo tăng-già-lê (sanghati), mang bát, mang y, biết rõ việc mình đang làm; khi ăn, uống, nhai, nếm, biết rõ việc mình đang làm; khi đứng, ngồi, ngủ, thức, nói, im lặng biết rõ việc mình đang làm.

Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập Thân Hành Niệm.”

Theo như lời Phật dạy trên đây, pháp môn Thân Hành Niệm Ngoại tu tập rất đơn giản như vậy đâu có gì khó khăn. Phải không quí vị?

Một pháp môn quí báu vô cùng, tu tập nhiều trí tuệ siêu việt như pháp môn Thân Hành Niệm thì chúng ta nghĩ mình có đầy đủ phước báu mới được gặp pháp môn Thân Hành Niệm. Còn biết bao nhiêu người theo các tôn giáo này, tôn giáo nọ mà có người nào biết pháp môn này đâu. Ngay chính các hệ phái Phật giáo như: Thiền Tông, Tịnh Độ Tông, Mật Tông, Nam Tông, Bắc Tông, v.v… đều không biết pháp môn Thân Hành Niệm, dù cho có biết họ cũng không biết cách thức tu tập cho đạt được thắng trí.

Tuy những lời Phật dạy rất đơn giản nhưng chúng ta cấn phải suy tư và quán xét cho kĩ lưỡng, chỗ nào chưa hiểu thì thưa hỏi, đừng tự kiến giải theo ý mình mà hiểu sai nghĩa Phật dạy khiến cho pháp môn Thân Hành Niệm bị mất gốc.

Đang có 71 khách và không thành viên đang online

Lượt xem
451
Các bài viết
1441
Số lần xem các bài viết
8863999