• ThayTL
  • tranhducphat
  • amthat2
  • phattuvandao3
  • ttl1
  • khatthuc1
  • huongdantusinh
  • thanhanhniem2
  • ttl3
  • lailamtoduong1
  • vandaptusinh
  • vandao2
  • daytusi
  • tamthuphattu
  • phattuvandao1
  • tinhtoa1
  • benthayhocdao
  • amthat3
  • chanhungphatgiao
  • thanhanhniem1
  • amthat1
  • toduongtuyetson
  • lopbatchanhdao
  • tinhtoa2
  • quetsan
  • thanhanhniem3
  • Thầy Thông Lạc
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Am thất
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
In bài này

1.- VƯỢT DÒNG SANH TỬ; 2.- THIỀN THỨ TƯ; 3.- TÂM BẤTĐỘNG

Lượt xem: 3436

(Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích NLGPD I, TG. 2010, tr. 63-65; 121-124; 175-179)
link sách: NLGPD I

1.- VƯỢT DÒNG SANH TỬ

LỜI PHẬT DẠY:

“Ý muốn qua dòng sanh tử mà không tu tập theo pháp cấm giới” thì bị Ma Ba Tuần chiếm phần tiện lợi, đó là theo con đường đi tìm cầu Niết Bàn mong được giải thoát trọn không đạt kết quả, tự tạo tội lỗi và nghiệp báo cho mình, lại còn làm cho người khác đắm chìm trong tội lỗi và nghiệp khổ”. (Tăng Nhất A Hàm, tập 4, trang 179)

CHÚ GIẢI:

Hầu hết tu sĩ và cư sĩ hiện giờ không giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, nên bị Ma Ba Tuần xỏ mũi. Cho nên nhìn trước, nhìn sau chúng ta chưa thấy có một vị tu sĩ nào tu chứng quả A La Hán, chỉ là nói vọng ngữ khéo che đậy theo kinh sách Ðại Thừa “Vô sở đắc” hoặc “còn thấy mình tu chứng là chưa chứng” hoặc “tu vô lượng kiếp”. Ðó là những lối nói để lừa đảo tín đồ bằng tưởng giải nghĩa lý kinh sách.

Người tu hành nào cũng mong cầu sự giải thoát để ra khỏi bốn sự đau khổ của cuộc đời, nhưng lại gặp giáo pháp Ðại Thừa phá giới, bẻ vụn giới, nên tu sĩ và cư sĩ thời nay không có một sư thầy nào giới hạnh nghiêm chỉnh, chỉ toàn chạy theo dục ăn, dục ngủ, dục danh, dục lợi, dục chùa to, vật chất nhiều, v.v... Muốn giải thoát mà không ly dục ly ác pháp thì làm sao giải thoát được. Phải không hỡi các bạn?

Không giữ giới thì Ma Ba Tuần chiếm phần tiện lợi. Ma Ba Tuần chiếm phần tiện lợi là gì? Không giữ giới Ma Ba Tuần chiếm phần tiện lợi có nghĩa là không giữ giới thì tâm tham, sân, si lẫy lừng. Người tu hành mà không giữ giới thì đâu khác gì là người thế tục.

Ði tu như vậy chỉ phí uổng một cuộc đời, chẳng làm ích lợi gì cho mình cho người, cho gia đình và xã hội. Người đi tu mà không giữ giới luật thì theo lời dạy trên đây: “Tự tạo tội lỗi và nghiệp báo cho mình, lại còn làm cho người khác đắm chìm trong tội lỗi và nghiệp khổ”. Ðúng vậy, đi tu mà không giữ gìn giới luật là tự tạo tội lỗi. Tạo tội lỗi là tạo thành nghiệp báo đời này sang đời khác không bao giờ dứt, không những cho riêng mình mà còn cho những người khác nữa.

Người tu hành không giữ gìn giới luật thì oai nghi tế hạnh của vị chân tu Thánh Tăng, Thánh Ni, Thánh Cư sĩ không bao giờ có. Giới luật đức hạnh Thánh Tăng, Thánh Ni, Thánh Cư sĩ không có thì lấy gì làm gương cho tín đồ theo đó mà tu hành. Cho nên, đoạn kinh này dạy: “Lại còn làm cho người khác đắm chìm trong tội lỗi và nghiệp khổ ”.

Lời dạy này rất đúng các bạn ạ! Các bạn có thấy không, các thầy Ðại Thừa và Thiền Tông không giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh nên đệ tử của họ (cư sĩ và tu sĩ) cũng xem thường giới luật Phật, phạm giới, phá giới, bẻ vụn giới (ăn uống, ngủ nghỉ, cất giữ tiền bạc phi thời, sống ưa thích tụ tập nói chuyện phi thời) chẳng có một ngày sống độc cư. Họ sống như người thế gian, chỉ có khác là chiếc áo cà sa với chiếc đầu cạo trọc, chứ cũng danh, cũng lợi, cũng xe hơi, nhà cao cửa rộng, chùa to Phật lớn, v.v… Ðó là do các thầy không giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh nên các đệ tử của họ đắm chìm trong tội lỗi và nghiệp khổ.

Thấy gương hạnh xấu này, nếu chúng ta quyết tu theo Phật giáo thì hãy tránh xa họ. Tránh xa để làm gương tốt cho tín đồ hay nói cách khác là đệ tử của mình, để họ không bị tội lỗi và nghiệp khổ. Có phải như vậy không các bạn?

Xin các bạn vui lòng đọc kỹ đoạn kinh này thì mới rõ lời răn dạy đối với tu sĩ Phật giáo hiện nay rất đúng: “Ý muốn qua dòng sanh tử mà không tu tập theo pháp cấm giới”. Người tu sĩ nào cũng muốn tìm tu để vượt thoát sanh tử, nhưng giới luật lại vi phạm. Vi phạm giới thì tâm không bao giờ ly dục ly ác pháp như trên đã nói. Không ly dục ly ác pháp thì làm sao tìm cầu Niết Bàn được, phải không các bạn? Cho nên, lời Phật dạy rất đúng: “Bị Ma Ba Tuần chiếm phần tiện lợi, đó là theo con đường đi tìm cầu Niết Bàn mong được giải thoát trọn không đạt kết quả”. Tìm cầu giải thoát không được lại tự tạo tội lỗi rất lớn làm cho mình cho người chìm đắm trong biển sanh tử luân hồi, như kinh dạy: “tự tạo tội lỗi và nghiệp báo cho mình, lại còn làm cho người khác đắm chìm trong tội lỗi và nghiệp khổ”. Như vậy, các Thầy tu theo Ðại Thừa và Thiền Tông phạm giới, phá giới thật đáng trách vì làm cho Phật giáo suy đồi, diệt mất chánh pháp của Phật: “Giới luật còn là Phật giáo còn, giới luật mất là Phật giáo mất” và cuối cùng đánh mất nền đạo đức nhân bản – nhân quả của loài người.

2.- THIỀN THỨ TƯ

LỜI PHẬT DẠY:

“Không thở ra thở vào
Tâm trú vào chánh định
Không tham ái tịch tịnh
Với tâm an bất động
Như đèn sáng chợt tắt
Tâm giải thoát Niết Bàn”.
(Tương Ưng Kinh)

CHÚ GIẢI:

Thiền Thứ Tư của Ðạo Phật là một thứ thiền rất mầu nhiệm và tuyệt vời, nó tịnh chỉ được hơi thở, như câu kệ thứ nhất dạy: “Không thở ra thở vào”, nó làm chủ sự sống chết một cách tự tại, muốn thở là thở, muốn không thở là không thở.

Ðọc bài kệ trên đức Phật đã xác định rõ ràng chứ không như các nhà Ðại Thừa đã cố ý dìm mất loại thiền này bằng cách suy luận cho nó là thiền phàm phu, thiền Nhị Thừa và thiền ngoại đạo. Thật là đau lòng phải không các bạn?

Ðây, các bạn hãy lắng nghe chánh định của Ðạo Phật rất tuyệt vời, khi hành giả nhập định thì:

“Không thở ra, thở vào
Tâm trú vào chánh định”

Thưa các bạn! Thiền định của Ðông Ðộ và Ðại Thừa có nhập được như vậy không? Nếu nhập không được như vậy sao gọi là tự tại trong sinh tử được? Sao gọi là thu thần nhập Niết bàn?

Muốn nhập chánh định để làm chủ sự sống chết được như vậy thì tâm không còn tham ái; tâm không còn tham ái thì tâm mới tịch tịnh như câu kệ này:

“Không tham ái tịch tịnh”.

Vậy tham ái là gì? Tham là ham muốn; ái là yêu thích. Con người vốn sinh ra đã bị đau khổ là vì tâm tham ái. Khi tâm tham ái diệt thì khổ đau và luân hồi chấm dứt.

Nếu tâm không tham ái thì tâm được tịch tịnh. Tâm được tịch tịnh thì tâm mới an trú. Tâm có an trú thì tâm mới bất động trước các pháp, như câu kệ này dạy:

“Với tâm an bất động”.

Khi tâm đã an trú bất động thì lúc bây giờ chúng ta muốn chết lúc nào cũng dễ dàng không có khó khăn, không có mệt nhọc:

“Như đèn sáng chợt tắt”.

Tu tập nhập định được như vậy, các bạn có thấy hạnh phúc không? Lúc bây giờ, chúng ta chỉ cần lìa trạng thái Tứ Thiền bằng lệnh của bảy năng lực Giác Chi thì ngay tức khắc ta vào Niết Bàn như câu kệ đã dạy:

“Tâm giải thoát Niết bàn”.

Tóm lại, bài kệ trên đây chỉ cho chúng ta biết pháp môn và cách thức tự tại nhập Niết bàn, chứ nó không phải là bài pháp để các bạn tu tập nhập Tứ Thiền suông. Các bạn nên lưu ý. Có người đã dùng bài kệ này để tu tập nhập Tứ Thiền là không đúng pháp.

Thưa các bạn! Nếu các bạn muốn nhập Tứ Thiền thì các bạn hãy trở về tu tập giới luật qua các giới hành như sau: Tứ Chánh Cần, Tứ Niệm Xứ, Thân hành Niệm, v.v.. chứ các bạn đừng ở trên bài kệ này tu tập, bằng không thì các bạn đã tu tập sai pháp rồi các bạn ạ!

3.- TÂM BẤT ĐỘNG

LỜI PHẬT DẠY:

“Như đá tảng kiên cố
Không gió nào lay động
Cũng vậy giữa khen chê
Người trí không dao động”.
(Kinh Pháp Cú, 81)

CHÚ GIẢI:

Người tu theo Ðạo Phật, mục đích đạt được là phải giữ gìn tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ. Cho nên, trong kinh Pháp Cú dạy:

“Như đá tảng kiên cố
Không gió nào lay động”.

Ðúng vậy, khi tu tập tâm kiên cố như tảng đá thì tám gió thổi không động (Bát phong xuy bất động). Muốn được tâm bất động như vậy thì phải biết pháp môn nào tu tập sẽ được tâm bất động, còn ngược lại thì sẽ không đạt được.

Trong Phật giáo duy nhất chỉ có Giới luật là giúp cho hành giả tu tập tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ. Trong giới luật có những pháp môn tu tập để tâm được thanh tịnh gọi là giới hành. Giới hành còn có tên là Tứ Chánh Cần. Trong Tứ Chánh Cần gồm có bốn loại định:

1- Ðịnh Chánh Niệm Tỉnh Giác

2- Ðịnh Sáng Suốt

3- Ðịnh Niệm Hơi Thở

4- Ðịnh Vô Lậu.

Nếu một người tu hành thật kỹ bốn loại định này thì giới luật sống rất nghiêm chỉnh, không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào. Giới luật thanh tịnh tức là tâm thanh tịnh; tâm thanh tịnh tức là tâm bất động như trong kinh Trường Bộ dạy: “Giới luật làm thanh tịnh trí tuệ, trí tuệ làm thanh tịnh giới luật”. Như chúng ta đã biết tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ là mục đích giải thoát của Phật giáo. Vì thế, trong kinh Pháp Cú cũng dạy:

“Cũng vậy giữa khen chê.
Người trí không dao động”.

Tâm không dao động là mục đích tu hành của chúng ta, chúng ta đã hoàn tất con đường giải thoát.

Xem thế, chúng ta mới thấy Phật giáo lấy đạo đức nhân bản – nhân quả của con người làm hàng đầu tu tập trong các pháp.

Tóm lại, bốn câu kệ này nói rõ mục đích tu chứng của Phật giáo cần phải đạt cho bằng được. Mặc dù với bất cứ một giá nào, ta cũng phải giành phần chiến thắng về mình thì mới xứng đáng là đệ tử của đức Phật, mới đem lợi ích cho mình, cho người và nhất là làm sáng tỏ lại Phật giáo không bị những lớp giáo lý của các Tổ trù dập Ðạo Phật từ lâu. Bởi vì, chỉ cần có một người tu chứng quả A La Hán thì sẽ là một bằng chứng để chấn chỉnh lại Phật giáo. Nhưng ai tin người này?

Thưa các bạn! Nếu muốn cho mọi người tin thì phải thể hiện thần thông, nhưng thể hiện thần thông thì đức Phật không chấp nhận và cho đó là ngoại đạo dùng thần thông lừa đảo người. Vả lại, mục đích của Ðạo Phật là chỗ tu chứng bất động tâm, chứ không phải thần thông. Vì thế, đem thần thông ra bảo chứng cho Phật giáo là không đúng.

Vì muốn hiểu biết điều này (chứng quả A La Hán) nên vua Ba Tư Nặc hỏi đức Phật:

- Bạch Thế Tôn! Những vị khất sĩ đi ngang qua đây muốn biết vị nào chứng quả A La Hán thì phải làm sao?

Ðức Phật trả lời:

- Nên ở gần bên họ từ một ngày đến bảy ngày, từ một tháng đến bảy tháng thì sẽ rõ.

Như vậy, lời dạy này các bạn có hiểu ý của đức Phật không? Ðó là đức Phật dạy các bạn muốn biết người nào chứng quả A La Hán thì nên quan sát họ trước mặt cũng như sau lưng có sống đúng những Ðức Thánh giới hạnh không? Nếu sống đúng là chứng quả A La Hán mà sống không đúng thì chưa chứng quả, còn đang hướng đến quả A La Hán. Chỗ giới đức thanh tịnh, đó chính là tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ. Người nào tâm bất động thì đó là một vị Thánh đệ tử của Phật.

Cho nên, bài kệ trên đây xác định mục đích tu chứng của Phật giáo rất đơn giản, tu tập không có gì khó khăn mệt nhọc, chỉ cần biết các pháp đều do qui luật nhân quả tác dụng, chứ chẳng có gì là chân thật cả, cho nên khen chê đều cũng như nhau chẳng có gì mừng vui, chẳng có gì buồn rầu. Phật giáo chỉ có bấy nhiêu đó thôi. Phải không các bạn?

“Như đá tảng kiên cố
Không gió nào lay động
Cũng vậy giữa khen chê
Người trí không dao động”.

Đang có 16 khách và không thành viên đang online

Lượt xem
451
Các bài viết
1441
Số lần xem các bài viết
8876866