• toduongtuyetson
  • lopbatchanhdao
  • thanhanhniem1
  • khatthuc1
  • tamthuphattu
  • ttl1
  • phattuvandao3
  • lailamtoduong1
  • amthat3
  • thanhanhniem2
  • thanhanhniem3
  • chanhungphatgiao
  • tinhtoa2
  • tinhtoa1
  • vandao2
  • phattuvandao1
  • amthat2
  • daytusi
  • quetsan
  • amthat1
  • ttl3
  • vandaptusinh
  • tranhducphat
  • huongdantusinh
  • ThayTL
  • benthayhocdao
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Am thất
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Thầy Thông Lạc
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
In bài này

1.- CHỨNG ĐẠT BỐN PHÁP ĐỂ KHÔNG LUÂN HỒI; 2.- HỘ TRÌ CHÂN LÍ

Lượt xem: 2845

(Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích NLGPD, tập 4, TG. 2010, tr. 117-124; 187-191)
link sách: NLGPD, tập 4

1.- CHỨNG ĐẠT BỐN PHÁP ĐỂ KHÔNG LUÂN HỒI

LỜI PHẬT DẠY

“Này các Tỳ kheo! Chính vì không giác ngộ, không chứng đạt bốn pháp mà Ta và các Ngươi, lâu đời phải trôi lăn trong biển sanh tử. Thế nào là bốn pháp?

1- Này các Tỳ kheo, chính vì không giác ngộ, không chứng đạt Thánh giới mà Ta và các Ngươi lâu đời phải trôi lăn trong biển sanh tử.

2- Này các Tỳ kheo chính vì không giác ngộ, không chứng đạt Thánh định mà Ta và các Ngươi lâu đời phải trôi lăn trong biển sanh tử.

3- Này các Tỳ kheo chính vì không giác ngộ, không chứng đạt Thánh tuệ mà Ta và các Ngươi lâu đời phải trôi lăn trong biển sanh tử.

4- Này các Tỳ kheo, chính vì không giác ngộ, không chứng đạt Thánh giải thoát mà Ta và các Ngươi lâu đời phải trôi lăn trong biển sanh tử. Này các Tỳ kheo Thánh giới được giác ngộ được chứng đạt, không chứng đạt thời tham ái một đời sống tương lai được diệt trừ, những gì đưa đến một đời sống mới được dứt sạch, nay không còn một đời sống nào nữa. (Kinh Trường Bộ, tập I, trang 616, kinh Ðại Bát Niết Bàn)

CHÚ GIẢI:

Trong đoạn kinh này chúng ta xét thấy có bốn pháp môn, do chúng ta không giác ngộ, không chứng đạt bốn pháp môn này nên lâu đời phải chịu trôi lăn trong biển sanh tử. Trong bốn pháp môn này chỉ cần chúng ta giác ngộ và chứng đạt một pháp cũng đủ cho chúng ta không còn trôi lăn trong biển sanh tử nữa.

Ví dụ: Chúng ta chỉ giác ngộ và chứng đạt Thánh giới luật, có nghĩa là hiểu biết và thông suốt giới luật là đức hạnh của người tu sĩ, là đạo đức nhân bản - nhân quả, thường đem lại lợi ích cho mình, cho người. Do hiểu biết rõ như vậy, nên chúng ta cố gắng giữ gìn nghiêm chỉnh giới luật không hề vi phạm một lỗi lầm nhỏ nhặt nào, tức là sống không làm khổ mình, khổ người, khổ cả hai. Tâm luôn luôn bất động trước các ác pháp và các cảm thọ, đó là tâm thanh thản, an lạc và vô sự. Khi sống được như vậy thì đó là chứng đạt Thánh giới luật.

Thánh giới luật mà không được nghiêm trì thì Thánh định, Thánh tuệ, và Thánh giải thoát không làm sao có được.

Trong bốn pháp này chỉ có Thánh giới luật là pháp môn cơ bản nhất và quan trọng nhất, nếu Thánh giới luật nghiêm chỉnh thì Thánh định, Thánh tuệ, Thánh giải thoát sẽ hiện tiền rõ ràng, thì sự tu tập không còn khó khăn, không còn mệt nhọc.

Trong đoạn kinh này đức Phật dạy rất rõ ràng phải giác ngộ, phải chứng đạt. Vậy nghĩa giác ngộ và chứng đạt như thế nào? Giác ngộ và chứng đạt gồm có hai phần: 1- Giác ngộ có nghĩa là thông hiểu và thấu suốt nghĩa lý của pháp môn đó rõ ràng như thật, không có chuyện còn hiểu mù mờ, mơ màng, ảo tưởng, v.v... Như các bạn đã biết Phật dạy: “Những gì cần thông suốt phải thông suốt”. Thông suốt tức là giác ngộ. Giác ngộ là thấy biết pháp đó như thật. Thấy biết pháp đó như thật mới hướng tâm đến pháp đó mà trong kinh sách gọi là hướng lưu, nhưng khi tu tập có những kết quả nho nhỏ gọi là dự lưu.

2- Chứng đạt có nghĩa là nhập vào pháp đó, sống như pháp đó, nhưng trước khi chứng đạt chúng ta cần phải giác ngộ. Ở đây đức Phật nêu ra bốn pháp giải thoát. Ðó là Thánh giới, Thánh định, Thánh tuệ, Thánh giải thoát. Bốn pháp nhưng tu tập pháp này thành tựu thì thành tựu luôn ba pháp kia, thành tựu ba pháp kia là thành tựu một pháp này.

Cho nên, chứng đạt là nhập vào giáo pháp đó. Nhập vào giáo pháp đó gọi là nhập lưu, nhập lưu tức là nhập vào dòng Thánh, Nhập vào dòng Thánh tức là tâm phải ly dục ly ác pháp, còn tâm chưa ly dục ly ác pháp thì không làm sao nhập vào dòng Thánh được. Vậy bây giờ chúng tôi xin hỏi các bạn: “Trong các bạn, ai là người giác ngộ Thánh giới luật?”.

Thánh giới luật của người cư sĩ gồm có: Năm giới cấm cư sĩ, tám giới Bát Quan Trai và Thập Thiện.

Những giới luật này mà đức Phật gọi là Thánh giới uẩn. Nếu các bạn là người giác ngộ Thánh Giới uẩn này thì các bạn phải thông suốt những đức hạnh của bậc Thánh trong những giới luật này rất rõ ràng và những sự lợi ích của những giới này đối với đời sống của các bạn như thế nào các bạn đều phải rõ như thật, không còn có một giới nào mà các bạn không biết, có biết như vậy mới gọi các bạn giác ngộ Thánh giới uẩn.

Tỳ kheo Tăng và Tỳ kheo Ni không những thông suốt những Thánh giới uẩn của người cư sĩ mà còn phải thông suốt 10 giới Sa Di, 250 giới Tỳ kheo Tăng và 348 giới Tỳ kheo Ni, nhưng giới luật như vậy chưa đủ nói lên đức hạnh của Tăng, Ni, các bạn còn phải thông suốt toàn bộ đức hạnh của giới kinh như kinh Sa Môn Quả, kinh Sa Môn Hạnh, kinh Phạm Võng. Những giới này các bạn có giác ngộ đức giới, hạnh giới và giới hành của nó chưa? Nếu chưa thì không thể gọi là giác ngộ Thánh giới uẩn. Cho nên, toàn bộ giới kinh các bạn đều phải thông suốt đức, hạnh và pháp hành của nó thì mới gọi là giác ngộ Thánh giới uẩn, còn nếu chưa thì các bạn không được gọi là giác ngộ Thánh giới uẩn được.

Như trên đã nói giới uẩn là đức hạnh, là thiện pháp, vì thế giới uẩn là đức hạnh của con Người, của những bậc Thánh. Nếu không thông hiểu giới luật thì làm sao các bạn thông hiểu nền tảng đạo đức giải thoát của đạo Phật. Mà không giác ngộ Thánh giới uẩn thì làm sao chứng đạt được. Phải không các bạn?

Hiện nay các bạn chỉ biết có những bộ giới luật Ba La Ðề Mộc Xoa của các Tổ biên soạn và gán cho Phật chế. Trong những bộ giới luật này, chỉ có những giới cấm, chứ trong đó không có dạy đức giới, hạnh giới và hành giới, do không có dạy đức hạnh và hành giới thì làm sao các bạn giác ngộ được Thánh giới uẩn được.

Giới uẩn là nền tảng căn bản đạo đức tâm vô lậu, để tu tập theo con đường giải thoát của đạo Phật. Những bộ giới luật của các Tổ thiếu khuyết như vậy làm sao nói lên đủ đức hạnh của một bậc Thánh Tăng, Thánh Ni và Thánh cư sĩ. Giới luật thiếu khuyết như vậy thì làm sao giúp cho bốn giới đệ tử Phật thông suốt.

“Giới luật còn là Phật giáo còn, giới luật mất là Phật giáo mất”, đó là bản tuyên ngôn của Phật giáo đã xác định tinh thần đạo đức rất đúng, không còn ai dám thay đổi. Cho nên, hiện giờ muốn chấn chỉnh lại Phật giáo, là nên chấn chỉnh lại toàn bộ giới luật, nên triển khai toàn bộ giới luật đức hạnh, có nghĩa là phải dựng lại những Phạm hạnh mà ngày xưa chúng Tỳ kheo đã từng sống những Phạm hạnh như vậy dưới thời đức Phật.

Khi đã giác ngộ và chứng đạt Thánh giới thì nhất định không còn trôi lăn trong biển sanh tử nữa. Ðó là đức Phật đã dạy như vậy, các bạn hãy lắng nghe: “Này các Tỳ kheo, chính vì không giác ngộ và chứng đạt Thánh giới mà Ta và các ngươi lâu đời phải trôi lăn trong biển khổ sanh tử”.

Ðúng vậy, nếu chúng ta sống đúng giới luật không làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai thì làm sao còn trôi lăn trong biển khổ sanh tử luân hồi được. Phải không các bạn? Vì ngay trong cuộc sống mà sống đúng giới luật thì làm sao có làm khổ mình, khổ người, khổ cả hai, nếu không làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai thì còn đâu là biển sanh tử nữa. Biển sanh tử đã bị diệt mất khi chúng ta sống đúng Thánh giới. Cho nên, lời di chúc cuối cùng của đức Phật là để xác định cho các bạn thấy rằng chỉ có giới luật là pháp môn quan trọng nhất của Phật giáo mà thôi. Tám lớp học (Bát Chánh Ðạo) mà hết bảy lớp tu học về giới luật, chỉ có một lớp tu định và ngay khi nhập định là triển khai trí tuệ Tam Minh trong lớp đó. Như vậy xét thấy Thánh định, Thánh tuệ và Thánh giải thoát chỉ có một lớp học mà thôi.

Bởi vậy, trên Tứ Niệm Xứ các bạn giữ gìn giới luật nghiêm túc đừng để vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào, thì ngay đó là các bạn đã được giải thoát tâm vô lậu, tuệ vô lậu.

Kính thưa các bạn! Vì giới luật lợi ích cho đời sống tu tập theo Phật giáo như vậy, nên chúng tôi cố gắng ngày đêm biên soạn bộ Thánh giới uẩn Thánh Tăng, Thánh Ni và Thánh cư sĩ, để các bạn tu hành không còn sai lạc vào pháp môn của ngoại đạo. Bộ giới uẩn này ra đời chậm trễ là do chúng tôi phải làm quá nhiều việc, nên xin các bạn vui lòng chờ đợi. Chúng tôi sẽ cho ra mắt các bạn bộ Giới uẩn này sớm chừng nào tốt chừng nấy.

Tóm lại, Thánh giới uẩn rất quan trọng trong việc tu hành theo Phật giáo để tìm cầu sự giải thoát ra khỏi mọi sự khổ đau của cuộc đời này duy chỉ có giới luật đức hạnh là trên hết.

Nếu ai tu hành theo Phật giáo mà còn vi phạm giới luật thì xin các bạn hãy trở về đời sống thế tục đừng mặc chiếc áo tu sĩ mà làm hại Phật giáo rất tội nghiệp, mong tất cả mọi người suy xét con người làm hư Phật giáo, chứ Phật giáo là nền đạo đức nhân bản của con người, nó không phải là một tôn giáo của một nhóm người nào mà của chung nhân loại.

2.- HỘ TRÌ CHÂN LÍ

LƠI PHẬT DAY

“Thưa Tôn giả Gotama, cho đến mức độ nào là hộ trì chân lí? Cho đến mức độ nào chân lí hộ trì? chúng con xin hỏi Tôn giả Gotama về hộ trì chân lí”. (Kinh Trung Bộ, tập II, Trang 227, Kinh Canki)

CHÚ GIẢI:

Kính thưa các bạn! Bất cứ một tôn giáo nào, khi các bạn muốn đến với tôn giáo ấy thì lòng tin của các bạn là trước tiên, khi có lòng tin thì các bạn mới siêng năng thực hành giáo pháp của tôn giáo đó. Thực hành giáo pháp đó gọi là hộ trì chân lí, nhưng khi hộ trì chân lí mà các bạn chưa giác ngộ và chưa chứng đạt chân lí đó thì các bạn không nên vội kết luận một chiều: “Chỉ đây là sự thật, ngoài ra là sai lầm”. Bởi vì các bạn là những người đang tu tập giáo pháp đó chứ chưa phải là người tu chứng đạo.

Cho nên, đoạn kinh trên đây do một vị Bà La Môn hỏi Phật: “Cho đến mức độ nào người tín đồ hộ trì chân lí hay nói cách khác chân lí được hộ trì”. Ở đây các bạn nên lưu ý: “Cho đến mức độ nào người tín đồ hộ trì chân lí”. Lời dạy này có nghĩa là các bạn phải hiểu biết về chân lí ở mức độ phải thông suốt như thật. Nếu sự hiểu biết của các  bạn chưa thông suốt chân lí như thật mà vội tu tập là các bạn tu tập không đúng pháp, lòng tin của các bạn là tin mù quáng, tin mù quáng mà các bạn tu tập thì cũng chỉ hoài công vô ích mà thôi. Khi các bạn đã ngộ được chân lí, thì sự tu tập của các bạn là do lòng tin không mù quáng, lòng tin chân thật. Từ lòng tin chân thật mà tu tập, đó là các bạn hộ trì chân lí hay nói cách khác là chân lí được hộ trì. Chân lí còn đang hộ trì thì sự tu hành của các bạn chưa chứng đạt chân lí, chưa chứng đạt chân lí thì các bạn không được quyền kết luận: “Chỉ đây là sự thật, ngoài ra đều sai lầm”.

Câu này dạy rất rõ người tu chưa chứng đạo thì không có quyền nói pháp mình đúng nói pháp người khác sai. Các bạn có hiểu chưa?

Ví du: Ðức Phật là người đã tu tập giác ngộ và chúng đạt chân lí, nên Người có quyền kết luận: “Chỉ đây là sự thật, ngoài ra điều là sai lầm”. Thầy Thông Lạc cũng vậy, là người đã làm chủ được sanh, già, bệnh, chết và chứng ngộ được chân lí. Người có quyền nói: “Ðây là giáo pháp Nguyên Thủy của Phật là đúng, là sự thật; còn giáo pháp Ðại Thừa và Thiền Ðông Ðộ là sai lầm, không đúng chánh pháp, là giáo pháp của ngoại đạo lừa đảo mọi người”.

Chúng ta hãy đọc kỹ đoạn kinh này, đức Phật đã dạy: “Này Bharadvaja, nếu người nào có lòng tin và nói: “đây là lòng tin của tôi”, người ấy là người hộ trì chân lí, nhưng người ấy không được kết luận một chiều: “Chỉ đây là sự thật, ngoài ra đều là sai lầm”.

Ðoạn kinh trên đức Phật đã xác định rõ ràng: chỉ mới có lòng tin tu tập giáo pháp thì các bạn không được quyền nói đúng, nói sai giáo pháp của ai cả. Vì nói đúng, nói sai là các bạn sai. Trên đây là người mới có lòng tin và chưa chắc lòng tin đó đã đúng. Người mới có lòng tin thì sự tu tập chỉở giai đoạn hộ trì chân lí bằng lòng tin của mình mà thôi, chưa có sâu xa.

Khi các bạn đến chùa nghe thuyết giảng, các bạn phải suy tư cân nhắc mọi lý lẽ để tìm hiểu chân lí mà các bạn cần phải hiểu. Khi tìm hiểu chân lí ấy có đồng một quan điểm với các bạn không? Nếu thấy chân lí đó đồng một quan điểm với các bạn thì các bạn nói: “Tôi chấp nhận chân lí này, vì nó có đồng một quan điểm với tôi, tôi sẽ hộ trì chân lí này”. Khi các bạn tìm hiểu và chấp nhận tu theo chân línày đồng một quan điểm thì các bạn không được kết luận một chiều như trong kinh đã dạy: “chỉ đây là sự thật ngoài ra là sai lầm”.

Trên đây là giai đoạn 2 hộ trì chân lí bằng nghe thuyết giảng, tuỳ văn, cùng một quan điểm. Nhưng ở đây chưa phải là giác ngộ chân lí.

Những điều chúng tôi chú giải trên đây là đức Phật đã dạy: “Này Bharadvaja, nếu có người có lòng tùy hỉ...; nếu có người có lòng tùy văn...; nếu có người có sự cân nhắc..., suy tư các lý do...; nếu có người chấp nhận một quan điểm và nói: “Ðây là sự chấp nhận quan điểm của tôi”, người ấy hộ trì chân lí nhưng người ấy không đi đến kết luận một chiều: “đây là sự thật, ngoài ra là sai lầm”. Cho đến như vậy này Bharadvaja, là hộ trì chân lí chúng tôi chủ trương hộ trì chân lí nhưng ở đây chưa phải sự giác ngộ chân lí…”.

Tóm lại hộ trì chân lí có 5 điều cần phải thông hiểu:

1- Tín (lòng tin).

2- Tùy hỉ hợp ý.

3- Tùy văn (nghe thuyết giảng).

4- Cân nhắc suy tư các lý do.

5- Chấp nhận cùng quan điểm.

Người mới tu tập còn nằm trong năm điều này tức là đang hộ trì chân lí, chứ không phải giác ngộ chân lí mà cũng chưa chứng đạt chân lí. Chưa chứng đạt chân lí thì không được kết luận vội vàng cho pháp môn của mình đang tu tập là đúng mà các pháp môn khác là sai.

Chừng nào chứng đạt được chân lí thì mới cho rằng: “Chỉ có đây là sự thật, ngoài ra là sai lầm”.

Đang có 24 khách và không thành viên đang online

Lượt xem
451
Các bài viết
1441
Số lần xem các bài viết
8819031